Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

TT&HĐ III - 29/d

                                      
                                                   Tóm Tắt Nhanh - Thế Chiến I 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.


"Nghèo đói là cha đẻ của cách mạng và tội ác". Aristotle
 
“Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy tôi, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản” -Hồ Chí Minh 
 
"Bất cứ quyền lực nào nếu bắt một cá nhân phải cúi đầu bằng vũ lực và khủng bố, dù nó nhân danh chủ nghĩa phát-xít hay chủ nghĩa cộng sản, phải được xem là kẻ thù của nhân loại. Tất cả giá trị trong xã hội loài người tuỳ thuộc vào cơ hội phát triển thích hợp cho từng cá nhân.”. -Albert Einstein
 
“Một trong những sức mạnh của hệ thống cộng sản phương Đông là nó có một số đặc điểm giống như một tôn giáo và nó đem lại những cảm xúc của một tôn giáo.”
-Albert Einstein 
 
“Chủ nghĩa xã hội giống như một giấc mơ. Sớm muộn gì các anh cũng phải thức dậy mà đối mặt với thực tế.”- Winston Churchill

“Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng”
- Các Mác

“Điều kiện tiên quyết để nhân dân có hạnh phúc là phải xoá bỏ tôn giáo”
- Các Mác 
 
“Cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức và bị bóc lột. Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới tích cực như trong thời kỳ cách mạng. Trong những thời kỳ như thế… thì nhân dân có thể làm được những kỳ công".- V. I. Lênin

“Chúng ta phải căm thù – lòng căm thù là điều cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Trẻ con phải được dạy để chúng biết căm thù cha mẹ chúng nếu họ không phải là những người cộng sản.”
- V. I. Lênin

“Kẻ theo chủ nghĩa tư bản bị chúng ta treo cổ sau cùng, sẽ là kẻ đã bán cho ta sợi dây thòng lọng mà ta dùng để treo cổ nó.” - Các Mác, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản
 
“Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản có thể được tóm gọn trong một câu: Xoá bỏ quyền tư hữu.” (trích từ Tuyên Ngôn Cộng Sản của Các Mác)

“Làm thế nào để biết ai là cộng sản? Là như vầy: ai chỉ mới đọc Mác và Lênin, người đó là cộng sản. Làm thế nào để biết ai là người chống cộng sản? Đó là người quá hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin.”
Ronald Reagan
 
“Việc sản xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng làm sản sinh ra quá nhiều người vô dụng” Các Mác.
 
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” - Các Mác.
 
"Bất cứ ai 20 tuổi mà không phải là cộng sản tức là kẻ ngu. Bất cứ ai đã 30 tuổi rồi mà vẫn là một người cộng sản thậm chí còn ngu đần hơn.".George Bernard Shaw 
 
“Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người. Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo.” – FA Hayek
 
“Trong chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn. Một thằng du côn cũng có thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.” - Vladimir Lenin
 
Khi ta làm cách mạng, ta không thể làm cho thời gian ngừng trôi; ta phải luôn đi tới nếu không sẽ bị tụt hậu. Giờ đây ai bàn bạc về “tự do báo chí” là bị tụt hậu và làm cản trở tiến trình bước lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta” -Vladimir Lenin

“Đã có nhà nước thì không thể có tự do, mà khi có tự do thì sẽ không có nhà nước".- Vladimir Lenin

“Chúng ta không có thì giờ để chơi trò “đối lập” ở những hội nghị. Chúng ta sẽ cho những kẻ đối lập chúng ta ngồi tù dù chúng công khai đối lập hay ẩn náu dưới danh nghĩa người ngoài đảng.” -Joseph Stalin, cựu lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô khét tiếng tàn bạo.

“Chỉ cần dân chúng biết rằng ta có bầu cử là đủ rồi. Những người bỏ phiếu bầu cử không quyết định được gì cả. Chính những người đếm phiếu mới quyết định mọi thứ.” -Joseph Stalin.

“Đức Giáo Hoàng ư? Ông ta có được bao nhiêu sư đoàn?” -Joseph Stalin.

“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề. Không còn người thì không còn vấn đề.” -Joseph Stalin.

“Lòng biết ơn là căn bệnh mà chỉ có loài chó mới mắc phải” -Joseph Stalin.

“Tư tưởng có sức mạnh hơn súng đạn rất nhiều. Chúng ta không cho phép kẻ thù của mình có súng, thì tại sao chúng ta phải cho chúng tự do tư tưởng?” -Joseph Stalin,


“Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do.” – Milton Friedman

“Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.” - Mao Trạch Đông

“Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại.” – Khuyết danh

“Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng’” - Mao Trạch Đông

“Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc”. - Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam

“…không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội” (tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh ).

"20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu."-Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói.

"Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim."-Cựu Tổng thống Nga Putin. 
 
“Một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật.” -Vladimir Lenin 
 
"Nói thật công bằng: Thực tế cho thấy Chủ nghĩa Cộng sản mới chính là thuốc phiện của quần chúng cần lao nhờ vào tuyên truyền đầy ảo tưởng cao đẹp, mị dân một cách "chân thành" và do đó có thể hiểu, vì sao mà Cách mạng vô sản cũng đã từng nhất thời là cứu cánh của nhân dân lao động".
Thầy Cãi





(Tiếp theo)




Để giúp đồng minh đang khó khăn tại mặt trận Pháp – Bỉ, đầu tháng 9 năm 1914 quân đội Nga tổng tấn công trên 2 hướng: Galicia đối đầu với Áo-Hung và đặc biệt là tấn công rất nhanh, mạnh vào Đông Phổ thuộc Đức. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1914, Quân đội Đức đánh thắng quân Nga trong trận đánh mở đầu tại Stallupönen - một chiến thắng có tầm quan trọng về chiến lược. Các cuộc tấn công sau đó của quân Nga đã thắng lợi nhưng thiệt hại nặng về nhân mạng: đánh lui quân đội Đức trong trận Gumbinnen và quân đội Áo – Hung tại Galicia, Đông Phổ có nguy cơ mất vào tay Nga.


                             Lính Nga tại Warszawa, nay là thủ đô Ba Lan năm 1914
Để cứu nguy cho tập đoàn quân số 8 của mình đang phòng thủ Đông Phổ, Đức phải điều bớt những lực lượng xung kích từ phía Tây sang Đông Phổ và kết quả là trong nửa cuối tháng 8, quân Đức do vị tướng Paul von Hindenburg chỉ huy đã đánh tan quân Nga ở trận Tannenberg,  Nga mất 30.000 lính và bị bắt 95.000 tù binh, phía Đức chỉ mất 3.436 người chết và 6.800 bị thương. Trận thắng này đã chặn đứng tập đoàn quân số 1 và bao vây tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn quân số 2 của phương diện quân Tây Bắc của Nga, tư lệnh tập đoàn quân số 2 là tướng Aleksandr Vassilievich Samsonov buộc phải tự sát, quân Nga bị đuổi khỏi Đông Phổ. Như một chiến thắng lớn của quân lực Đức trong suốt Đại chiến thứ nhất, trận thắng tại Tannenberg có ảnh hưởng lớn đến tinh thần của dân tộc Đức, là trận đánh đáng ghi nhớ trong lòng toàn dân Đức thời đó. Quân Đức cũng đánh bại quân Nga trong trận Lyck vài ngày sau đó.
Tuy nhiên quân Áo–Hung lại để quân Nga đánh tan nát ở Galicia. Quân Nga rõ ràng chưa chuẩn bị tốt cho chiến tranh và trình độ sĩ quan và binh lính lạc hậu nên không thể chống lại các cuộc tấn công có tổ chức tốt của Đức, nhưng Đức lại phải chống chân cho Đế quốc Áo-Hung bị coi là "bất tài". Quân đội Nga phải chuyển sang phòng ngự. Quân Đức cũng không tấn công thêm, mặt trận phía Đông đi vào ổn định. Chỉ trong 1 năm 1915, hơn 1 triệu quân Nga bị liên quân Đức - Áo bắt giữ, nhưng hơn 1 triệu lính Áo-Hung và Đức cũng đã bị Nga bắt giữ làm tù binh.
Như vậy Quân đội Đức đã phải bị động đánh nhau trên hai mặt trận và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của nước này đã thất bại. Các bên tham chiến đi vào chiến tranh chiến hào. Thực chất, đây không phải là lần đầu tiên người Đức phải chiến đấu trên hai mặt trận: trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756 - 1763), Vương quốc Phổ dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Friedrich II Đại Đế (1712 - 1786) cũng đã lâm vào tình trạng "lưỡng nan thọ địch" (người Phổ đã chiến thắng cuộc chiến tranh này).

                        Phút giải lao của binh sĩ Anh trong chiến hào - Chiến trường Sông Somme 1916

Đế quốc Nhật Bản lợi dụng việc các cường quốc đang tham gia cuộc chiến tranh ở Châu Âu đã quyết định thực hiện kế hoạch bành trướng ở Viễn Đông. Ngày 15 tháng 8 1914 Nhật Bản gửi tối hậu thư cho Đức đòi nước này chuyển cho Nhật Bản vùng Giao Châu (Trung Quốc) và hạn cho Đức phải trả lời trong 8 ngày. Đức không trả lời tối hậu thư của Nhật Bản nên ngày 23 tháng 8 năm 1914 Nhật Bản tuyên chiến với Đức và nhanh chóng chiếm Giao Châu và tuyến đường sắt Thanh Đảo-Tế Nam (Trung Quốc) và một loạt hòn đảo là thuộc địa của Đế chế Đức tại Thái Bình Dương. Ngày 11 tháng 11 1914, Thanh Đảo, thuộc địa của Đức ở Trung Quốc, đầu hàng Nhật Bản sau 43 ngày bị bao vây. Sau những hoạt động quân sự này, Nhật Bản không có hoạt động nào khác tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Ngày 21 tháng 9 1914, quân Úc chiếm đóng New Guinea là thuộc địa của Đế chế Đức ở Thái Bình Dương. Ngày 5 tháng 11 1914, quân Đức chiến thắng quân Anh ở Đông Phi thuộc Đức (nay là Tanzania). 
      Sau thất bại của kế hoạch năm 1914 nhằm loại Pháp ra khỏi vòng chiến, nước Đức đã rơi vào thế bị động: tiềm năng kinh tế quân sự không bằng liên minh Anh – Pháp – Nga mà lại thực tế phải một mình đối đầu trên hai mặt trận. Tình trạng này càng kéo dài thì càng bất lợi cho Đức. Để thoát thế kẹt trên hai mặt trận, năm 1915 Đức tấn công quy mô lớn ở phía Đông để loại Nga ra khỏi chiến tranh và năm 1916 tổng tấn công để loại Pháp nhưng đều không thành. Trong hai năm này đánh nhau rất to thương vong của hai bên là cực lớn, nhất là năm 1916 tại mặt trận phía Tây.
Năm 1915 nước Đức quyết định tập trung lực lượng loại Nga ra khỏi vòng chiến, xoá bỏ mặt trận phía Đông. Quân Đức trên mặt trận phía Tây chủ động chuyển sang phòng ngự trước liên quân Anh, Pháp và từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1915 để dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, đánh đòn tiêu diệt đối với quân đội Nga.
Sau gần 1 năm chiến tranh, điểm yếu của Nga lộ rõ: nền công nghiệp có quy mô nhỏ hơn so với Anh, Pháp và Đức, do vậy sản xuất vũ khí đạn dược không theo kịp nhu cầu của chiến tranh. Quân Nga lâm vào cảnh thiếu súng đạn (Tháng 12/1914, quân đội Nga có 6.553.000 quân, nhưng chỉ có 4.652.000 khẩu súng trường, đạn pháo thì khá thiếu). Mặt khác, tình trạng lạc hậu của nước Nga thời đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng quân đội: phần lớn lính Nga bị mù chữ, do vậy khó có thể đào tạo họ sử dụng hiệu quả các loại vũ khí phức tạp trong chiến tranh hiện đại. Đội ngũ sĩ quan Nga thì lại được bổ nhiệm theo kiểu cách quý tộc giống như thế kỷ 19, nghĩa là dựa vào xuất thân từ gia đình quý tộc hơn là thành tích chiến trường (ví dụ như chú của Nga hoàng được bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, dù thực tế ông này là một vị tướng không có tài).


Vì các nguyên nhân trên, cuộc tấn công của Đức diễn ra thuận lợi và thành công lớn: trong Chiến dịch Gorlice-Tarnów phía nam Ba Lan, liên quân Đức - Áo-Hung tấn công như vũ bão, quân Nga thua lớn, mất hơn 500.000 binh sĩ và phải rút chạy trong hỗn loạn. Họ thực hiện cuộc đại rút lui: bỏ Galicia, bỏ Ba Lan và sau đó phải bỏ cả một phần vùng Baltic. Thượng tướng August von Mackensen của Đức, với sự giúp đỡ tài tình của Đại tá Hans von Seeckt, đã làm nên chiến thắng lớn, khiến ông được thăng hàm Thống chế. Chiến dịch Gorlice–Tarnów là một trong những chiến thắng lớn nhất của lực lượng Quân đội Đức trong suốt cuộc Đại chiến thứ nhất này. Tuy thắng lợi to lớn, chiếm được một vùng rộng lớn đất đai của Đế quốc Nga nhưng Đức cũng bị tổn thất nhiều và vẫn không thể đạt mục tiêu cuối cùng là buộc Nga ra khỏi chiến tranh. Nga hoàng Nikolai II vẫn quyết tâm theo đuổi chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Và đến cuối năm 1915 thì thực lực của nước Đức cũng đã cạn, không thể phát triển thêm nữa. Mặt trận phía Đông đến cuối năm 1915 lại đi vào ổn định của chiến tranh chiến hào.  
Tuy thất bại trong mục tiêu loại Nga ra khỏi chiến tranh, quân Đức vẫn chiếm được nhiều vùng lãnh thổ với 23 triệu dân, trong đó có các vùng kinh tế quan trọng của Nga, khiến sản lượng kinh tế của Nga sụt giảm nghiêm trọng. Đây là một nhân tố sẽ góp phần tạo ra cách mạng lật đổ Nga hoàng sau này.



Từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1916, quân đội Nga (phương diện quân Tây Nam, tư lệnh Aleksei Alekseevich Brusilov) lại một lần nữa lợi dụng quân Đức đang mải bận đánh trận Verdun bên Pháp tiến hành tấn công thắng lợi lớn tại Galicia, đánh tan tác quân đội Áo – Hung, bắt được hàng trăm ngàn binh sĩ Áo - Hung và thực sự làm quân đội nước này mất khả năng tiến hành các chiến dịch lớn chống lại Entente ba bên. Chiến dịch Brusilov được xem là chiến thắng vẻ vang nhất của quân Nga và phe Hiệp ước trong cuộc chiến. Hơn 1,3 triệu quân Đức, Áo - Hung đã bị tiêu diệt trong chiến dịch này (trong đó hơn 400.000 bị bắt), quân Nga chiếm lại một phần Ukraina và Belarus, khiến Brusilov trở thành người anh hùng của phe Entente trên Mặt trận phía Đông.


Để cứu vãn tình hình mặt trận phía đông, nước Đức lại phải kéo quân từ mặt trận phía Tây về can thiệp và chặn đứng quân Nga. Quân Nga lại phải rút lui nhưng sau đó Đức phải chuyển quân sang phía Tây, hai bên lại đi vào cầm cự trong chiến hào cho đến khi Nga ra khỏi chiến tranh cuối năm 1917 vì sụp đổ trong phong trào cách mạng.
Trong các năm 1915, 1916 mặt trận phía Tây đánh nhau cực kỳ quyết liệt nhưng không có nhiều đột biến: các chiến dịch tại Ypres (bắc Bỉ), ChampagneArtois (bắc Pháp) quân hai bên nhiều lần cố gắng chọc thủng phòng tuyến của nhau nhưng đều thất bại. Tại đây đầu tiên là quân Đức đã sử dụng vũ khí hoá học sau đó quân Entente ba bên đáp trả gây chết ngạt rất nhiều cho quân sĩ hai bên. Năm 1916 diễn ra trận Verdun nổi tiếng nhất trong thế chiến này, diễn ra trên đất Pháp (từ 21 tháng 2 đến 18 tháng 12 năm 1916) đây là nỗ lực của Đức tấn công đánh bại quân Pháp chiếm Paris loại Pháp ra khỏi chiến tranh: quân Đức tấn công rất mãnh liệt thành cổ Verdun để hướng về Paris và quân Pháp cố thủ đến cùng, hai bên tranh chấp chiến tuyến vô cùng ác liệt, chết vô số nhưng chiến tuyến chỉ dịch chuyển lên xuống được dưới 10 km. Sau này Verdun vì số lượng thương vong quá lớn được gọi là "cối xay thịt". Quân Pháp kiệt quệ và cả hai phe đều không thể thắng được trận đại chiến Verdun này.
Để phản công giải nguy cho Verdun, tháng 9 năm 1916, quân Anh đã tấn công tại trận sông Somme nhưng cũng không có kết quả rõ rệt. Trận này lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới quân Anh đã sử dụng xe tăng tấn công và đã đạt hiệu quả chiến thuật rất cao. Nhưng nỗ lực của liên quân Anh - Pháp coi như thất bại, thương vong của 2 bên trong chiến dịch này còn cao hơn cả trận Verdun.


Năm 1917 là năm bản lề của chiến tranh: Tại mặt trận phía tây, liên quân chuyển sang tấn công. Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế trên biển, Hoa Kỳ tham chiến chống Đức. Cách mạng tại Nga làm nước này rời bỏ chiến tranh.
Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20 theo đuổi chính sách không can thiệp và giữ trung lập trong chiến tranh. Nhưng do phần lớn người Mỹ là con cháu của những người Anh di cư sang nên tâm lý nhân dân và chính giới Hoa Kỳ luôn giành tình cảm cho người Anh nên dù vẫn giữ quan hệ với Đức, Hoa Kỳ luôn dành cho Anh những thuận lợi để duy trì chiến tranh.
Ban đầu, Hoa Kỳ không muốn tham gia chiến tranh, họ chỉ muốn đứng ngoài thu lợi từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho các nước tham chiến. Các khoản chi phí quân sự cực lớn của các nước châu Âu đã đem lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho các công ty Mỹ (bằng việc bán lương thực, đồ dùng và cho vay nặng lãi đối với các nước tham chiến). Đến năm 1917, xuất khẩu của Mỹ đã tăng 2,5 lần so với mức trước chiến tranh (từ 825 triệu USD lên 2,25 tỷ USD), chủ yếu là nhờ xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Giữa năm 1914 và 1917, sản xuất công nghiệp Mỹ tăng 32% và GNP tăng gần 20%, trái ngược hẳn với tình trạng suy thoái trước chiến tranh. Riêng hãng thép Bethlehem Steel đã xuất khẩu 500.000 tấn vỏ thép và 20,1 triệu viên đạn pháo cho Anh và Pháp trong giai đoạn 1914-1917.


                  Quân Mỹ tham chiến ở miền Bắc nước Pháp trong năm 1918
Các khoản cho vay từ các tổ chức tài chính Mỹ đến các nước châu Âu cũng gia tăng mạnh trong thời chiến tranh. The House of Morgan cung cấp kinh phí cần thiết cho chiến phí của Anh và Pháp. Từ năm 1914 trở đi, các ngân hàng Morgan ở New York, được chỉ định là đại diện tài chính cho chính phủ Anh, và sau đó đóng một vai trò tương tự đối với Pháp.
Trong khi thế giới tập trung chú ý vào chiến trường châu Âu, Hoa Kỳ ngày càng lo ngại rằng Đức có thể giành chiến thắng. Vào đầu thế kỷ 20, với tham vọng đánh chiếm thuộc địa ngày càng tăng, sự hiện diện của Đức ở Haiti gia tăng. Năm 1915, tổng thống Woodrow Wilson từng phải gửi Thủy quân lục chiến Mỹ tới Haiti, nhằm bảo vệ các tài sản của Mỹ trong khu vực và ngăn chặn một cuộc xâm lược của Đức và lãnh thổ này. Đầu năm 1917, Đế quốc Nga sụp đổ còn Đế quốc Anh thì đang tổn thất nặng do tàu ngầm Đức, chiến sự đảo chiều có lợi cho phe Đức. Nếu Đức chiến thắng trong thế chiến, nước này sẽ là bá chủ châu Âu, và mục tiêu tiếp theo của Đế quốc Đức chắc chắn sẽ là các thuộc địa ở Nam Mỹ, vùng mà Hoa Kỳ vẫn luôn coi là khu vực ảnh hưởng quan trọng nhất của mình. Ngoài ra, 3 tỷ USD (tương đương 50 tỷ USD thời giá 2015) mà Mỹ đã cho Anh, Pháp vay để làm chiến phí sẽ mất trắng. Do đó, Mỹ ngày càng muốn tham gia vào chiến tranh để hỗ trợ cho Anh và Pháp.
Với việc Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế đánh cả vào tàu Mỹ, lại cộng thêm sự kiện bức điện Zimmermann đã làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn, họ đòi chính phủ tham chiến chống Đức. Ngày 6 tháng 4 năm 1917 Hoa Kỳ cắt mọi quan hệ và tuyên bố chiến tranh với Đức. Vào cuối năm 1918 khi Đức đầu hàng, lực lượng viễn chinh Hoa Kỳ tại châu Âu chưa thật lớn và Quân đội Hoa Kỳ không đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh thắng quân Đức trên chiến trường, nhưng rõ ràng với tiềm lực kinh tế rất lớn của mình giúp cho Entente và các mối ràng buộc chính trị, kinh tế nhất là các khoản cho vay với Đức bị dứt bỏ thì sự tham chiến của Hoa Kỳ là một yếu tố cực mạnh có lợi cho Đồng Minh.




Sau chiến tranh, Hoa Kỳ là nước thu lợi lớn trong khi các nước châu Âu thì tổn hại nghiêm trọng. Hoa Kỳ tổn thất gần 50.000 ngàn lính tử trận, con số này rất nhỏ so với tổn thất của các nước Anh, Pháp, Đức, Nga. Các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng, trong khi lãnh thổ Hoa Kỳ không bị tổn hại gì, lại còn thu được lợi nhuận khổng lồ từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cũng như các khoản bồi thường chiến phí từ các nước bại trận. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chiếm thêm được một số thuộc địa từ tay Đế quốc Đức ở khu vực Thái Bình Dương.
Những nguyên nhân nói trên đã giúp kinh tế Hoa Kỳ vượt qua các nước châu Âu kể từ sau thế chiến 1. Trước chiến tranh, Đế quốc Anh sở hữu hơn một nửa trọng tải tàu biển trên thế giới, trong khi Hoa Kỳ chỉ chiếm 5%, nhưng vào cuối Thế chiến, vị thế đó đã được thay đổi. Nước Anh chỉ còn chiếm không quá 35% trong khi Hoa Kỳ sở hữu 30% trọng tải vận chuyển đường biển trên thế giới. Tương tự như vậy, Hoa Kỳ đã đạt được sự thống trị với thị trường than, điều mà Anh đã đánh mất. Vào cuối cuộc chiến tranh, kinh tế các nước châu Âu tham chiến đều bị "hút máu" đến cạn kiệt và lâm vào nợ nần với chủ nợ là Hoa Kỳ. Gần một nửa số vàng dự trữ của thế giới đã chuyển sang nằm trong tay của Hoa Kỳ, các khoản nợ tích lũy của châu Âu với Mỹ đã lên tới trên 18 tỷ USD (tương đương hơn 300 tỷ USD thời giá 2015).


                                    Các chỉ huy của Đức Hindenburg và Ludendorff
Nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất nghiệp, chết đói... Lại cùng những thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận, tất cả những cái đó gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Quân lính đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái quốc ban đầu khi mới chiến đấu. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga cũng là quá lớn: thậm chí chiến dịch tấn công của tướng Brusilov tháng 6 năm 1916 chống quân Áo – Hung tại Galicia cũng bị các sĩ quan cao cấp khác ghen ghét, không chịu hợp tác.
Nền kinh tế Đế quốc Nga vốn yếu hơn Đức, Anh, Pháp nên không chịu được cường độ cao của cuộc chiến tranh. Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia nhập ngũ đã làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng nên ngày càng suy thoái. Từ năm 1916 đến 1917, sản lượng lương thực giảm 20%. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra khắp nơi. Sản xuất công nghiệp cũng đình đốn trong chiến tranh nên nạn thất nghiệp tăng nhanh. Nền tài chính nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ tháng 8/1914 đến tháng 3/1917, triều đình Nga hoàng đã chi vào cuộc chiến 29,6 tỷ Rupee, cao gấp 3 lần tổng thu quốc khố. Để có tiền chi dùng cho cuộc chiến, triều đình liên tục trưng thu những loại thuế mới và tổ chức bán quốc trái trong nhân dân. Tổng số quốc trái tính từ đầu 1914 là 8,8 tỷ Rupee đã tăng lên 36,6 tỷ Rupee vào năm 1917.


                           Tướng Nga Brusilov năm 1917
Đến năm 1917, người dân Nga đã quá căm giận nhà cầm quyền và không thể chịu nổi gánh nặng chiến tranh, nhất là khi quân Đức chỉ còn cách Thủ đô hơn 100 km. Mặt khác những người cộng sản Nga (Bolshevik) đã kêu gọi người dân chống chiến tranh đế quốc, "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng". Nhân dân và binh sĩ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị. Đây là bước chuyển để những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong Cách mạng tháng Mười Nga. Tuy giữa hai cuộc cách mạng, nước Nga vẫn còn trong khối Đồng minh ba bên nhưng thực tế sau cách mạng tháng 2, quân đội Nga đã tan rã, không còn kỷ luật, quân sĩ tự bỏ ngũ, tự rút lui, có nơi họ còn truy lùng các sĩ quan mà trước đây họ căm thù để xử lý. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ Nga để ra yêu sách. 
Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận. Với việc ký kết hoà ước Brest-litovsk riêng rẽ với Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất to lớn: trao cho Đức vùng Ba Lan, Tây Belarus, Ukraina, các tỉnh Baltic, trả bồi thường 6 tỷ mark vàng cho Đức, ngoài ra nước Nga Xô viết không thể đủ lực lượng để ngăn cản phong trào độc lập của Phần Lan nên đã dễ dàng trao trả độc lập cho nước này.
Việc nhân nhượng Đức nằm trong dự tính của Lenin rằng nước Đức sẽ sớm thất bại trong thế chiến 1. Kế hoạch của Lenin thực chất là một biện pháp "câu giờ": ký hòa ước để nước Nga thoát khỏi được chiến tranh và tiết kiệm được xương máu của nhân dân. Đến khi Đế quốc Đức sụp đổ thì hòa ước cũng vô hiệu, nước Nga khi đó cũng chẳng còn phải bồi thường chiến phí nữa.




Nhận định này là chính xác khi chỉ 8 tháng sau, nước Đức bại trận và hoà ước Brest-litovsk trở nên vô hiệu. Sau đó, nước Nga Xô viết đã tiến quân thu hồi lại phía đông Ukraina và Belarus. Nhưng phần tây Ukraina, Tây Belarus đã bị kẻ thù mới là Ba Lan chiếm mất, vùng Berbassia thì bị Romania chiếm mất. Phải đến trước Thế chiến II, Liên Xô mới nhân lúc Đức đang tấn công mặt trận phía Tây, tranh thủ giành lại các vùng Tây Belarus, Tây Ukraina, Berbassia, Baltic và nhập các vùng này vào lãnh thổ Liên Bang Xô viết.
Trong năm 1918 Đế chế Đức huy động những nỗ lực tấn công tuyệt vọng cuối cùng nhưng đều thất bại. Khi Đức đã kiệt quệ các nguồn lực, Đồng minh tấn công tổng lực thắng lợi. Nước Đức suy kiệt và cách mạng đã nổ ra. Trong khi đó, quân Áo - Hung đại bại tại Ý, ngọn lửa phong trào dân tộc chủ nghĩa đã bùng cháy ở nhiều miền đất trên khắp Đế quốc Áo - Hung. Vào tháng 10 năm 1918, Đế quốc Áo - Hung sụp đổ. Phe Trung tâm đầu hàng.


       Xe tăng Mk IV của Anh bị quân Đức tịch thu và sử dụng trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918‎

Mặt trận phía Đông biến mất cho phép Đức có thể tăng một lực lượng quân đội lớn cho mặt trận phía Tây. Bộ Tổng tham mưu Đức trù tính một trận tổng tấn công thắng lợi trước khi quân đội Hoa Kỳ có thể kịp triển khai. Kế hoạch là đánh vào tuyến phân chia của quân Anh và Pháp tại đầu mối đường sắt Amiens (chiến dịch Michael) chiến dịch bắt đầu 21 tháng 3 năm 1918. Khác với mọi chiến dịch tấn công trước đây, lần này quân Đức áp dụng chiến thuật bộ binh xung kích và thành công lớn, tiến nhanh mạnh về phía trước 60 km. Thủ đô Paris bị uy hiếp, thậm chí vua Wilhelm II công bố ngày 24 tháng 3 là ngày hội quốc gia, nhiều người Đức đã thấy thắng lợi đến gần. Tuy nhiên sau những trận đánh ác liệt và với việc quân Mỹ tham chiến, quân Đức đã bị chặn đứng với thương vong trong khoảng tháng ba và tháng tư là gần 30 vạn người.
Tiếp theo chiến dịch Michael quân Đức tuyệt vọng ném thêm quân liên tiếp vào các chiến dịch tiếp theo nhưng đó đã là những nỗ lực ngày càng bất lực (cho dầu họ đạt được chiến thắng vang dội trong trận sông Aisne lần thứ ba), và cuối cùng là cố gắng bao vây Reims vào ngày 15 tháng 7 năm 1918 đó là trận sông Marne lần thứ hai, tại đây liên quân Anh, Pháp phản công thắng lợi. Đến cuối tháng 7 quân Đức lại trở về vị trí ban đầu. Nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của Đức đã tiêu tan.
Khi Quân Đức đã rã rời suy kiệt không còn dự bị để phát triển tiến công, liên quân Entente liền huy động tổng phản công trên toàn mặt trận. Đức không còn khả năng chống trả kiên cường như trước đây nữa. Cuộc tấn công của liên quân đã phát triển thắng lợi và được gọi là 100 ngày tấn công: bắt đầu từ 8 tháng 8 bằng trận Amiens, liên quân đồng loạt phối hợp tấn công: với tập đoàn quân của Pháp bên phải, quân Anh bên trái, các quân đoàn Canada và Úc làm mũi nhọn tấn công chính diện với hàng trăm xe tăng và 12 vạn quân đã đánh lui quân Đức hàng chục km. Chiến thắng lớn tại Amiens trở thành công tích hiển hách nhất của Quân đội Anh trong cuộc Đại chiến thứ nhất, và cũng là thắng lợi lớn nhất của phe Entente trên Mặt trận phía Tây kể từ sau trận sông Marne lần thứ nhất. Sau mấy tuần tiến công thắng lợi ngày 21 tháng 8 quân Anh tổ chức trận Sông Somme lần thứ hai đánh lui tập đoàn quân số 2 của Đức về vị trí của phòng tuyến Hindenburg là phòng tuyến bắt đầu chiến tranh. Đến cuối tháng 9 sau các cố gắng bất thành liên quân dừng lại ở tuyến Hindenburg và tại đây sau cách mạng tại Đức, quân Đức đã đầu hàng.

                                   Quân Đức tiêu diệt một nhóm lính Pháp năm 1917

Đức đã hoàn toàn suy kiệt trong chiến tranh. Trong tháng 10 trong nước rối loạn chẳng còn ai còn tin vào ảo tưởng chiến thắng nữa chỉ trừ Tổnchỉ huy Erich Ludendorff và một số tướng lĩnh quân phiệt. Ludendorff cùng Đô đốc Reinhard Scheer trù tính dùng toàn lực hạm đội Đức tổ chứg c một trận hải chiến mang tính phiêu lưu xông thẳng vào hạm đội đối phương để tỏ rõ vinh quang của hạm đội Đức. Các tướng lĩnh quân phiệt Đức âm mưu không thông báo cho Thủ tướng vì biết rằng hành động này sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên tin tức về cuộc tấn công đã được các thuỷ binh tại hải cảng Kiel biết, họ nổi loạn vì không muốn làm một việc tự sát. Náo loạn và cách mạng bắt đầu từ đây, Hoàng đế Wilhelm II phải cách chức Ludendorff. Chính quyền được trao từ tay giới quân nhân sang cho các chính đảng tại Quốc hội Đức (Reichstag). Ludendorff tuyên bố chính quyền dân sự sẽ làm đất nước thua trận và là "nhát dao đâm vào sau lưng quân đội". Đây là luận điểm của các lực lượng phục thù muốn bào chữa cho thất bại của Đức trong đó có đảng Nazi (Đảng Công nhân Đức quốc gia Xã hội chủ nghĩa hay Đảng Quốc xã) sau này của Adolf Hitler.
Công tước Max von Baden được chỉ định làm thủ tướng và ngay lập tức bắt đầu đàm phán hoà bình. Ngày 9 tháng 11 năm 1918 von Baden tuyên bố nhà vua phải thoái vị, đế quốc Đức sụp đổ, vua Wilhelm II được Hà Lan cho tị nạn chính trị và Cộng hoà Weimar ra đời.
Bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 1918 phe Trung tâm nhanh chóng đầu hàng: đầu tiên là Bulgaria (29 tháng 9), 30 tháng 10 Đế quốc Ottoman đầu hàng, 4 tháng 11 hai nước Áo, Hungary đầu hàng riêng biệt do Đế quốc Áo - Hung của Vương triều Habsburg đã sụp đổ.


                  Trang đầu của Hòa ước Versailles, bản tiếng Anh
 
Vào ngày 8 tháng 11 năm 1918 phái đoàn Đức đến toa tàu hoả riêng của Thống chế Ferdinand Foch tại cánh rừng Compiegne (Pháp). Khi Foch hỏi họ đến để làm gì, họ nói với ông ta rằng họ muốn nghe những lời thỉnh cầu ngừng bắn của phe Entente. Foch trả lời rằng ông ta không hề có yêu cầu ngừng bắn gì cả. Nhưng rồi, Matthias Erzberger đã buộc Foch phải đọc các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1918, cũng chính tại toa tàu hỏa cá nhân của Foch, ngừng bắn được ký kết giữa hai bên.
Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức (phải đến tháng 10 năm 2010 nước Đức mới hoàn thành xong khoản chiến phí nặng nề cho cuộc chiến này). Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary và Bulgaria. Đến năm 1920, phe Entente ký kết Hiệp định Sevres với Sultan Mehmed VI theo đó Đế quốc Ottoman phải chịu vô cùng thiệt thòi. Đây là một đòn giáng nặng nề vào Đế quốc Ottoman. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.


Thủ tướng David Lloyd George của Vương quốc Anh, Vittorio Orlando của Ý, Thủ tướng Georges Clemenceau của Pháp, và Tổng thống Woodrow Wilson của Hoa Kỳ.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét