Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

TT&HĐ III - 30/i


                                              Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - Tập 3

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin

"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
 
 
 
 
 (Tiếp theo)

***
Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới là bản chất chuyên quyền, bạo ngược, vô nhân của nền quân chủ chuyên chế phong kiến còn đọng lại trong xã hội mới có nền kinh tế ưu tiên phát triển sản xuất hàng hóa công nghiệp qui mô lớn mà sự thịnh suy của nó hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng cạnh tranh tự do, chiếm lĩnh thị trường.
Nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai là cuộc đại khủng hoảng thừa 1929 - 1933 trong toàn bộ hệ thống các nươc tư bản chủ nghĩa gây tác hại nặng nề lên toàn cầu trong thời đại thực dân - đế quốc.
Chiến tranh thế giới thứ hai có thể là không tránh khỏi, nhưng mức độ tàn phá, hủy diệt về của và người của nó đến mức ghê gớm cũng như qui mô lan tỏa của nó như đã xảy ra là có thể hạn chế được nếu các cường quốc tư bản không có thái độ thù địch quá đáng đối với nước Nga Xô viết để ngay từ sớm hình thành một liên minh thực sự kiên quyết chống sự bành trướng xâm lược của cả ba lò lửa chiến tranh là Đức, Ý, Nhật. Tất cả các sự kiện dồn dập xảy ra trong 10 năm, từ năm 1929 đến năm 1939 trên chính trường thế giới đã chứng minh điều đó.
nazi-1                                           Phát xít Đức chuẩn bị chiến tranh
Không kể ra cho lê thê, nhưng có thể chia thời kỳ mười năm đó ra thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, trong khoảng 1929-1936, là giai đoạn hình thành hệ thống các nước phát xít, làm tan vỡ về cơ bản hệ thống hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn. Giai đoạn thứ hai, trong khoảng những năm 1936-1939, là thời kỳ xuất hiện phe Trục đe dọa thế giới, sự thỏa hiệp nhân nhượng đến mức nhu nhược đối với các nhà nước phát xít đồng thời thái độ cực đoan chống Liên Xô của Anh, Pháp, Mỹ đã gây khó khăn, làm chậm việc hình thành khối đồng minh kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mà không gì ngăn chặn được, để rồi không những các cường quốc Đồng Minh mà cả thế giới phải trả một cái giá quá đắt.
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, có một đất nước mà định mệnh đã giao làm người lính xung kích của lực lượng tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và thực tế đã đóng vai trò quyết định đến việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai, đó là Liên bang Xô Viết, đất nước của Cách mạng Tháng Mười.


Tranh vẽ Lenin đang trình bày kế hoạch Điện Khí Hóa Toàn nước Nga, GOELRO
Sau 4 năm chiến tranh đế quốc và 3 năm chiến tranh can thiệp - nội chiến, nước Nga Xô Viết bước vào thời kỳ xây dựng hòa bình từ một nền kinh tế tan hoang. Năm 1920, sản xuất công nghiệp giảm 7 lần so với năm 1913, khai thác dầu mỏ giảm khoảng 3 lần, sản lượng gang giảm 30 lần. Do thiếu cả nguyên liệu lẫn nhiên liệu, phần lớn các nhà máy phải đóng cửa, đình chỉ sản xuất. Giao thông vận tải hầu như không còn đủ sức duy trì những mối liên hệ bình thường giữa các vùng trong nước. Hơn 7 vạn km đường sắt, một nửa số đầu máy xe lửa bị phá hủy. Nông nghiệp cũng bị tàn phá nặng nề, sản lượng nông nghiệp chỉ còn khoảng một nửa so với thời kỳ trước chiến tranh. Do không có đủ bánh mì và các thực phẩm cần thiết khác, các thành phố và các trung tâm công nghiệp đã lâm vào nạn đói trầm trọng. Nhiều công nhân phải bỏ về nông thôn để kiếm sống. Theo sau nạn đói là sự hoành hành của các loại bệnh dịch nguy hiểm.

nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Các nạn nhân của nạn đói ở Buzuluk, lưu vực sông Volga, giáp với tỉnh Saratov vào năm 1921-1922. (Ảnh: Getty Images)
Trong khi đó tình hình đối ngoại của nước Nga Xô Viết cũng không kém phần khó khăn, phức tạp. Mặc dù phải ký một số hiệp ước thương mại nhưng các nước tư bản chủ nghĩa vẫn không công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Nga Xô Viết. Trong những năm 1921-1922, chính phủ Xô viết đã tiến hành ký kết hiệp ước hữu nghị và thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước: Iran, Ápganixtan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Na Uy, Áo, Thụy Điển, Ý, Tiệp Khắc và Đức. Âm mưu của các nước đế quốc định thành lập một mặt trận thống nhất thù địch, chống nước Nga Xô Viết thất bại (mang tư tưởng chống đối chủ nghĩa tư bản “kiên quyết” thì cũng phải chịu sự chống cộng sản điên cuồng của chủ nghĩa tư bản, lẽ tự nhiên là thế!).
Về đối nội, bên cạnh những khó khăn về kinh tế, từ mùa xuân năm 1921, nước Nga Xô Viết còn vấp phải những khó khăn nghiêm trọng về chính trị. Trong nông dân xuất hiện tình trạng bất mãn. Chính sách cộng sản thời chiến với việc trưng thu toàn bộ lương thực thừa của nông dân để bảo vệ thành quả cách mạng và cứu nước là cần thiết và được đa số nông dân chấp nhận thì đến thời bình, việc làm đó đã không những đối lập với lợi ích bản thân người nông dân mà còn là một trở ngại đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nông dân muốn được tự do sử dụng sản phẩm lao động của mình, tự do trao đổi ở thị trường và tự do mua hàng nông nghiệp (giống hệt thời kỳ trước đổi mới ở Việt Nam!).
Đói kém và mệt mỏi cũng làm cho nhiều công nhân bất bình. Trong giai cấp công nhân có tình trạng vừa giảm sút về số lượng, vừa phân tán về đội ngũ. Số lượng công nhân công nghiệp chỉ còn bằng một nửa so với năm 1913. Đội ngũ công nhân lành nghề lại càng ít ỏi.
nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Ilarion Nyshchenko, một cậu bé ở làng Blahovishchenka, tỉnh Zaporizhzhia, Ukraine, vì đói đã giết em trai 3 tuổi để ăn thịt. (1921-1922). (Ảnh: Getty Images)
Tình hình đó đã làm lực lượng phản cách mạng có điều kiện ngóc đầu dậy, ra sức kích động sự bất bình trong nông dân và công nhân. Nổi dậy đã xảy ra rải rác ở nhiều địa phương như: Ucraina, Uran, Xibia, vùng dọc sông Vônga… Bạo loạn mang tính chất phá hoại xuất hiện khắp nơi. Ở tỉnh Tambốp (Ucraina), một nhóm phản cách mạng đã chiếm được 5 huyện. Ngay tại Mátxcơva và Pêtrôgrát, các thành phần phản cách mạng đã lôi kéo được công nhân tổ chức đình công.
Đặc biệt nghiêm trọng là cuộc nổi loạn ở pháo đài Crôngxtát vào đầu tháng 3-1921 do thành viên Xã hội cách mạng, Mensêvích, Bạch Vệ cầm đầu và nhận được sự ủng hộ của thế lực đế quốc. Chúng định biến pháo đài thành căn cứ xuất phát cho một cuộc can thiệp vũ trang mới của các nước đế quốc. Chính quyền Xô Viết đã phải thi hành biện pháp kiên quyết nhất. Sau một đêm tấn công quyết liệt, sáng sớm ngày 18-3, các chiến sĩ Xô Viết đã chiếm được pháo đài, dẹp tan cuộc bạo loạn.

nong dan, Nạn đó, i năm 1920 ở Liên Xô, Bài chọn lọc,
Những bộ phận thân thể người được bày bán ở Nga trong nạn đói năm 1921. (Ảnh: Getty Images)
Những sự kiện ở Crôngxtát và ở các địa phương khác đã trở thành những dấu hiệu rõ ràng của sự khủng hoảng chính trị và cuộc khủng hoảng ấy đã lan vào cả nội bộ đảng Bônsêvich. Trong Đảng đã xuất hiện các nhóm đối lập chống lại đường lối của Lênin và Ban chấp hành trung ương như các nhóm “Đối lập công nhân”, “Tập trung dân chủ”, “Cộng sản phái tả” và nguy hại nhất là nhóm của Trốtxki. Trốtxki đã khởi xướng cuộc tranh luận về cái gọi là vấn đề công đoàn, đòi áp dụng những phương pháp cưỡng bức mệnh lệnh, biến công đoàn thành vật phụ thuộc vào nhà nước.
Tình hình khó khăn vô vàn của đất nước và hiện tượng xói mòn lòng tin vào chế độ đòi hỏi Đảng và Nhà nước Xô Viết phải có biện pháp cấp bách để khắc phục.
Từ ngày 8 đến ngày 16-3-1921, Đảng Bônsêvích tiến hành Đại hội lần thứ X. Dựa theo báo cáo của Lênin, Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng về việc chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung chủ yếu của NEP là:
- Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ số thuế đã qui định từ trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số nông phẩm còn lại của mình và được tự do bán ra thị trường.
- Trong công nghiệp, Nhà nước Xô Viết tập trung lực lượng và phương tiện khôi phục công nghiệp nặng, đồng thời cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) dưới sự kiểm soát của Nhà nước, cho phép tư nhân nước ngoài được thuê một số xí nghiệp dưới hình thức tô nhượng. Chấn chỉnh tổ chức lại việc lãnh đạo, quản lý sản xuất công nghiệp; phần lớn các xí nghiệp được chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế; cải tiến chế độ tiền lương, ban hành chế độ tiền thưởng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
- Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, tự do trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Tiến hành cải cách tiền tệ.

ukrainefam
Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin
Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin
                               Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin
 
Chính sách kinh tế mới đã thể hiện rõ ràng sự quan sát thực tiễn sắc sảo, sự cảm nhận nhạy bén và mẫn tiệp của Lênin kiệt xuất.
Chính sách kinh tế mới đã như một luồng gió mát lành thổi vào đời sống kinh tế - xã hội nước Nga Xô Viết nói chung và đặc biệt là vào nông nghiệp sản xuất lương thực nói riêng. Một nền kinh tế tiêu điều và bị bao vây thì vấn đề giải quyết trước tiên là “có thực mới vực được đạo”. Nông nghiệp sản xuất lương thực được giải phóng thì mới có cơ lưu thông được hàng hóa và qua đó mà đưa đến sự kích cầu, phục hưng công nghiệp. Một nền đại công nghiệp nếu không đảm bảo được loại hàng hóa “tầm thường” nhất nhưng cơ bản nhất có tính quyết định đến vận mạng con người là lương thực thì nền đại công nghiệp ấy trở nên thừa, vô tích sự và sẽ bị ruồng bỏ. Lênin nói: “Thực chất của chính sách kinh tế mới… là sự liên minh của giai cấp vô sản với quảng đại quần chúng nông dân”.
Chính những phát sinh gay gắt trong xã hội của nước Nga Xô Viết thời kỳ sau nội chiến bước vào xây dựng hòa bình đã cho Lênin thấy ra sự cần thiết phải thay đổi cơ bản về nhận thức, quan niệm trước đó về chủ nghĩa xã hội. Đó là sự chuyển hướng chiến lược từ quá độ trực tiếp sang quá độ gián tiếp, từ từ, từng bước một, kiên quyết tìm tòi những bước đi thích hợp, vừa tầm để tiến tới chủ nghĩa xã hội. Qua đó, Lênin thấy rằng phải áp dụng những biện pháp cần thiết là thỏa hiệp với nông dân, tự do buôn bán, mở rộng thị trường, sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ… vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội; chuyển từ ảo tưởng “kế hoạch tập trung, phân phối trực tiếp bằng hiện vật” sang thực thi kinh tế hàng hóa - thị trường, phát triển dân chủ đồng thời củng cố vai trò lãnh đạo của đảng Bônsêvich. “Về sự thống nhất của Đảng” do Lênin đề nghị, Đại hội X cũng đã thông qua nghị quyết lên án nghiêm khắc tất cả các nhóm đối lập, cấm chỉ mọi hoạt động và tổ chức bè phái - coi đó là nguyên tắc không lay chuyển trong sinh hoạt và xây dựng Đảng.
(Chúng ta cho rằng chính sách kinh tế mới hình thành là xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn kết hợp với nhận định sáng suốt, tài tình của Lênin. Chỉ có Lênin mới đủ năng lực để không bảo thủ cực đoan, mà kiên định, đề ra được sáng kiến nhằm bảo vệ thành quả cách mạng vô sản và trung thành với chủ nghĩa xã hội. Quan Công đã “hàng Hán chứ không hàng Tào”! Tuy nhiên NEP vẫn chưa triệt để. Tính không triệt để này rất khó nhận biết vì nó là biểu hiện của một nhược điểm nằm ẩn dấu rất sâu trong triết học Mác. Lênin có sống lâu hơn cũng khó có khả năng nhận biết được bởi “đức tin” của ông đã gắn chặt vào triết thuyết này trong trình độ nhận thức chung của thời đại. Không thể trách được! Và Lênin vẫn là vị anh hùng dân tộc của nước Nga. Nước Nga có được như ngày nay, dù có gắn nhãn mác gì đi nữa vẫn không thể giũ bỏ được công lao to lớn của Lênin. Lênin sẽ mãi mãi được nhân loại cần lao tôn vinh như một nhà hoạt động đầy lòng nhân hậu và kiệt xuất vì quyền sống cơ bản của con người. Chúng ta nghĩ như vậy!).

Anh nguoi dan Lien Xo hang hai san xuat thap nien 1960-Hinh-12                                   Các thợ mỏ tại một hầm than
 
Ngày 29 tháng 12 năm 1922, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Ngoại Kavkaz(bao gồm 3 nước Gruzia, Azerbaijan, Armenia) và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Belorussia và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina ký một Hiệp ước thành lập Liên bang Cộng hoà Xô viết tạo nên Liên bang Xô viết bằng một hội nghị các đại diện và sau đó được khẳng định vào ngày 30 tháng 12 năm 1922 bởi Đại hội các Xô viết của Liên Xô. Chiều ngày 30-12-1922, tại Mátxcơva, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang được tiến hành với sự tham dự của 2215 đại biểu. Đại hội đã nhất trí thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô - CCCP) và bản hiệp ước Liên bang. Đại hội đã bầu ra cơ quan lập pháp tối cao - Ban chấp hành Trung ương Liên Xô do M.I.Calini làm chủ tịch và bầu Lênin làm Chủ tịch Hội đồng ủy viên nhân dân Liên Xô.
Sự ra đời của Liên bang Xô Viết làm cho sức mạnh của Nhà nước Xô Viết được tăng cường và là thắng lợi của chính sách dân tộc theo chủ nghĩa Lênin, của tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trong quốc gia công nông đầu tiên trên thế giới.

Anh nguoi dan Lien Xo hang hai san xuat thap nien 1960-Hinh-14
Tháng 1-1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua. Việc thành lập Liên bang Xô Viết là thành tựu cuối cùng được thực hiện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lênin. Từ mùa thu năm 1922, Lênin ốm nặng. Sang đầu năm 1923, sức khỏe của Lênin được phục hồi tốt hơn, nhưng đến tháng 3-1923 ông lại bị ốm nặng và vào lúc 18 giờ 50 phút ngày 21-1-1924, ông lìa trần. Ông ra đi sau khi đã hoàn thành việc vạch kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Cả đất nước Xô Viết và thế giới tiến bộ xúc động, đau buồn. Cái chết của Lênin là một tổn thất vô cùng nặng nề đối với đảng Bônsêvích và nhân dân Liên Xô, đối với phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng cần lao thế giới.

ap_phich_nam_1921chung_ta_tuyen_chien_voi_hau_qua_cua_chien_tranh_500
 Áp phích năm 1921:”Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiên  tranh”
Nhờ áp dụng chính sách kinh tế mới, tới năm 1926, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục nền kinh tế quốc dân, sản xuất đã đạt bằng mức năm 1913. Cuộc cải cách này đã phát huy một số tác dụng nhất định. Tuy đạt thành tựu như thế nhưng Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp, sản xuất công nghiệp còn yếu và lạc hậu so với các nước tư bản phát triển. Hàng loạt các ngành công nghiệp nặng quan trọng vẫn hầu như bằng không. Song đến năm 1929, chính sách kinh tế mới đã bị bãi bỏ. Bắt đầu Kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
Bất cứ chính quyền nào, kể cả chính quyền cộng sản được cho là hành động toàn tâm toàn ý vì dân vì nước nhất, một khi trong nội bộ nó xuất hiện những âm mưu thao túng quyền lực cá nhân, những hành động tranh giành quyền lực, thì bản chất vì cộng đồng, nếu có, giảm đi, tính vì lợi ích cá nhân ích kỷ tăng lên, thậm chí đến mức...phản động.
Vì sự ốm yếu của Lenin, vị trí tổng thư ký trở nên quan trọng hơn lúc đầu và quyền lực của Stalin dần tăng lên. Sau cơn đột quỵ thứ ba của Lenin, một troika (chế độ tam hùng) gồm Stalin, Zinoviev và Kamenev nổi lên nắm lấy quyền lãnh đạo các công việc hàng ngày của đảng và đất nước và tìm cách loại bỏ Trotsky, là người đứng vị trí số hai trong nước và là người kế vị Lenin. Tuy nhiên, Lenin dần không cảm thấy hài lòng với Stalin, và sau cơn đột quỵ tháng 12 năm 1922, ông đã viết một bức thư chỉ trích Stalin và hối thúc tập thể Đảng loại bỏ ông khỏi chức vụ Tổng thư ký. Stalin biết về bản Di chúc của Lenin và cố sức cách ly ông bằng những lý do sức khoẻ và tăng cường kiểm soát với các cơ cấu của đảng.
 
Lev Davidovich Trotsky
Bundesarchiv Bild 183-R15068, Leo Dawidowitsch Trotzki.jpg
Chức vụ

Zinoviev và Bukharin bắt đầu lo ngại về sự gia tăng quyền lực của Stalin và đề xuất rằng Orgburo do Stalin lãnh đạo phải bị huỷ bỏ và rằng Zinoviev và Trotsky phải được đưa vào ban thư ký đảng nhờ thế hạn chế vai trò tổng thư ký của Stalin. Stalin phản đối một cách tức giận và Orgburo được giữ lại nhưng Bukharin, Trotsky và Zinoviev trở thành thành viên.
Vì sự khác biệt chính trị ngày càng lớn với Trotsky cùng Đối lập cánh Tả của ông vào mùa thu năm 1923, troika của Stalin, Zinoviev và Kamenev thống nhất lại. Tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 1923, Trotsky đã không thể sử dụng Di chúc của Lenin để chống lại Stalin vì sợ làm hại tới sự ổn định của đảng.
Lenin mất tháng 1 năm 1924 và vào tháng 5 Di chúc của ông được đọc lớn tiếng tại Uỷ ban Trung ương nhưng Zinoviev và Kamenev cho rằng những sự phản đối của Lenin là không có căn cứ và rằng Stalin nên tiếp tục là Tổng thư ký. Uỷ ban Trung ương quyết định không xuất bản bản di chúc.
 Ảnh chụp năm 1929 : Kliment Y.Voroshilov, Iosif Stalin, Mikhail Kalinin.

Tuy nhiên chiến dịch chống lại Trotsky gia tăng và ông bị loại khỏi chức vụ Dân uỷ Chiến tranh trước cuối năm ấy. Năm 1925, Trotsky bị lên án về bản tham luận Các bài học tháng 10 của ông, trong đó chỉ trích Zinoviev và Kamenev vì ban đầu họ đã phản đối các kế hoạch nổi dậy năm 1917 của Lenin. Trotsky cũng bị lên án vì lý thuyết cách mạng thường trực của ông, trái ngược với quan điểm của Stalin rằng chủ nghĩa xã hội cần được xây dựng trong một quốc gia, Nga, không cần một cuộc cách mạng thế giới. Với sự từ chức Dân uỷ Chiến tranh của Trotsky sự thống nhất của troika dần giảm sút. Zinoviev và Kamenev một lần nữa sợ quyền lực của Stalin và cảm thấy rằng vị trí của họ đang bị đe doạ. Stalin quay sang thành lập liên minh với Bukharin và các đồng minh cánh hữu của ông trong đảng, những người ủng hộ chính sách Kinh tế Mới và muốn có giảm các nỗ lực công nghiệp hoá và quay sang khuyến khích người nông dân tăng sản lượng thông qua các động cơ thị trường. Zinoviev và Kamenev bác bỏ chính sách này và coi nó là sự quay trở lại với chủ nghĩa tư bản. Cuộc xung đột nổ ra tại Đại hội lần thứ 14 của Đảng được tổ chức tháng 12 năm 1925 với Zinoviev và Kamenev chống lại các chính sách cứng rắn của Stalịn và tìm cách hồi phục vấn đề Di chúc của Lenin mà trước kia họ từng ỉm đi. Stalin khi ấy sử dụng những lời chỉ trích Trotsky của Zinoviev và Kamenev để đánh bại họ và đưa vào liên minh của mình những người như Molotov, Voroshilov và Mikhail Kalinin. Trotsky đã hoàn toàn rời khỏi bộ chính trị năm 1926. Đại hội lần thứ 14 cũng chứng kiến những sự phát triển đầu tiên của tệ sùng bái cá nhân với Stalin, với việc Stalin được gọi là "lãnh tụ" lần đầu và trở thành mục tiêu ca ngợi của các đại biểu. 


Nhà máy thép Magnitogorsk thập niên 1930, biểu tượng của quá trình công nghiệp hóa Liên Xô
Trotsky, Zinoviev và Kamenev thành lập một Đối lập thống nhất chống lại các chính sách của Stalin và Bukharin nhưng họ đã mất ảnh hưởng vì các tranh cãi bên trong đảng và vào tháng 10 năm 1927 Trotsky, Zinoviev và Kamenev bị trục xuất khỏi Uỷ ban Trung ương. Tháng 11, trước Đại hội lần thứ 15 Trotsky và Zinoviev bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản và Stalin tìm cách phủ nhận bất kỳ cơ hội nào của Đối lập khi công khai cuộc đấu tranh của họ. Tới khi Đại hội thứ 15 được triệu tập tháng 12 năm 1927 Zinoviev đã đầu hàng Stalin và tuyên bố sự tham gia trước đó của mình vào phe đối lập là "chống Lenin" và số ít thành viên còn trung thành với Đối lập bị lên án và sỉ nhục. Tới đầu năm 1928 Trotsky và những thành viên lãnh đạo khác của Cánh tả Đối lập đã bị kết án, họ phải chuyển tới các vùng xa xôi trong nước.
Ngày 27 tháng 2 năm 1940, Trotsky viết một tài liệu được gọi là "Di chúc của Trotsky", trong đó ông thể hiện những suy nghĩ và cảm giác cuối cùng của mình cho thế hệ sau. Sau khi mạnh mẽ bác bỏ những buộc tội của Stalin rằng ông đã phản bội lại tầng lớp lao động, ông cảm ơn những người bạn, và trên tất cả người vợ và những người đồng chí thân thiết, Natalia Sedova, về sự hỗ trợ trung thành của họ:
"Ngoài hạnh phúc được là một chiến sĩ chiến đấu cho sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội, số phận đã trao cho tôi niềm hạnh phúc được làm chồng. Trong gần bốn mươi năm cuộc đời cùng nhau bà đã trao cho tôi một nguồn yêu thương, khoan dung và dịu dàng vô hạn. Bà đã trải qua những đau thương lớn, đặc biệt trong giai đoạn cuối cuộc đời chúng tôi. Nhưng tôi thấy nhẹ lòng hơn với thực tế rằng bà cũng đã biết đến những ngày hạnh phúc. Trong bốn mươi ba năm cuộc đời có ý thức của tôi, tôi vẫn là một nhà cách mạng, đã chiến đấu dưới lá cờ của Chủ nghĩa Mác. Nếu tôi phải bắt đầu mọi thứ lại lần nữa Tôi tất nhiên sẽ tìm cách tránh nó hay sai lầm này, nhưng chiều hướng chính của cuộc đời tôi vẫn không thay đổi. Tôi sẽ chết như một nhà cách mạng vô sản, một người Mác xít, một người duy vật biện chứng, và, vì thế, một người vô thần không thể thay đổi. Niềm tin của tôi ở tương lai của chủ nghĩa cộng sản không hề giảm bớt, quả thực nó càng trở nên vững chắc ở thời điểm hiện tại, hơn trong thời tuổi trẻ của tôi. Natasha vừa đi tới cửa sổ từ khu vườn và mở nó rộng hơn để không khí có thể vào trong phòng tôi. Tôi có thể nằm dài trên cỏ xanh sáng bên dưới bức tường, và bầu trời xanh bên trên bức tường, và ánh mặt trời ở khắp mọi nơi. Cuộc sống thật đẹp. Hãy để các thế hệ tương lai quét sạch mọi ma quỷ, sự áp bức và bạo lực ra khỏi nó, và tận hưởng hoàn toàn cuộc sống. L. Trotsky 27 tháng 2 năm 1940 Coiyoacan."
Ngày 20 tháng 8 năm 1940, Trotsky bị tấn công tại nhà ở México bởi một mật vụ của NKVD (Bộ Dân ủy Nội vụ), Ramón Mercader.  Ông bị Mercader dùng một chiếu rìu băng chém ngập vào sọ.
Nhát đánh không chuẩn xác lắm và không giết chết Trotsky ngay lập tức như Mercader dự tính. Các nhân chứng nói rằng Trotsky đã nhổ vào Mercader và đánh nhau dữ dội với anh ta. Nghe tiếng động, các vệ sĩ của Trotsky lao vào phòng và hầu như giết Mercader, nhưng Trotsky ngăn họ, nhắc lại nhiều lần rằng cần để anh ta sống để trả lời các câu hỏi. Trotsky được đưa tới bệnh viện, tiến hành phẫu thuật, và sống được trong hơn một ngày nữa, chết khi 60 tuổi ngày 21 tháng 8 năm 1940 vì não bị tổn thương nghiêm trọng.
Theo James P. Cannon, thư ký của Đảng Công nhân Xã hội (USA), những lời cuối cùng của Trotsky là "Tôi không sống nổi sau vụ này đâu. Stalin cuối cùng đã hoàn thành nhiệm vụ mà ông ta từng không thành công trước đây."
Đồng chí cùng chí hướng nhưng lệch nhau về quan niệm đi đến chỗ hại nhau như thế là hiện tượng phổ biến trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản. Phải chăng đó là nhận thức sai của chủ nghĩa cộng sản về đấu tranh giai cấp khiến nó, nói riêng, không những trở thành tấm khiên hữu hiệu che đậy, biện minh cho những hành động đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực ích kỷ, mà còn, nói chung, trở thành như một "tín ngưỡng" hướng ác không kém chủ nghĩa tư bản, chứa đầy bạo lực cách mạng!? 
Stalin khi ấy chuyển sang chống Bukharin bằng cách dẫn những chỉ trích của Trotsky với các chính sách hữu khuynh của ông và khuyến khích một general line ủng hộ tập thể hoá nông nghiệp và nhanh chóng công nghiệp hoá buộc Bukharin và những người ủng hộ ông vào trong một Đối lập cánh Hữu.
Tại cuộc họp của Uỷ ban Trung ương được tổ chức tháng 7 năm 1928, Bukharin và những người ủng hộ ông cho rằng các chính sách mới của Stalin sẽ gây ra sự chia rẽ với người nông dân. Bukharin cũng ám chỉ đến bản Di chúc của Lenin. Trong khi Bukharin có được sự ủng hộ của tổ chức đảng Moscow và quyền lãnh đạo nhiều dân uỷ, sự kiểm soát ban thư ký của Stalin trao cho ông lợi thế quyết định để thao túng các cuộc bầu cử các vị trí khắp cả nước khiến ông kiểm soát được phần lớn Uỷ ban Trung ương. Đối lập cánh Hữu bị đánh bại và Bukharin đã tìm cách thành lập một liên minh với Kamenev và Zinoviev nhưng nó đã quá muộn... 

Một số nhà lãnh đạo cấp cao trong đoàn rước linh cữu Lênin.
(Khalin đi đầu, Stalin bên phải mặc quần áo trắng, đeo băng ở tay, Trostky đeo kính, phía sau Khalinin)


Di chúc của Lenin (Письмо к съезду)
Muốn bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước tiên không được lệ thuộc vào tư bản nước ngoài, những thế lực không ưa gì chế độ cộng sản và luôn âm mưu thủ tiêu nó. Cần phải vươn lên tự lực tự cường. Nhưng bằng cách nào nếu không có một cơ sở công nghiệp mạnh, đủ sức sản xuất, chế tạo phục vụ nhu cầu của phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng? Vậy thì trong hoàn cảnh của thời đại ấy, bước tiếp theo của đất nước Liên Xô trong phát triển kinh tế là tăng cường công nghiệp hóa, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng (đối với một nước nhỏ và trong thời đại nền kinh tế có tính toàn cầu ngày nay, chính sách đó không hẳn đã đúng, thậm chí là có hại). Lênin khi còn sống đã chỉ rõ: “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp.” (câu nói này là rất đúng đối với Liên bang Xô Viết thời bấy giờ, và có thể cũng đúng luôn đối với xã hội loài người ở thời tương lai còn rất xa vời, khi thế giới đã đại đồng, nghĩa là nó không mang tính phổ biến!).


Nhà máy thủy điện Dnepr được xây dựng năm 1927, đây là đập thủy điện lớn nhất châu Âu khi đó và được ca ngợi là một trong những thành tựu lớn nhất của chương trình công nghiệp hóa Liên Xô.
Tháng Chạp năm 1925, đảng Bônsêvích họp Đại hội lần thứ XIV, kết thúc thời kỳ khôi phục kinh tế và chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nội dung quan trọng nhất của Đại hội là dựa trên kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin, đề ra đường lối, nhiệm vụ và phương châm công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội, Xtalin nói: “Biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có thể tự lực sản xuất lấy thiết bị cần thiết, đó là điểm căn bản, là cơ sở của đường lối chung của chúng ta… Biến nước ta từ một nước nhập khẩu thiết bị thành một nước chế tạo được những thiết bị ấy, vì đó là điều đảm bảo chủ yếu cho sự độc lập kinh tế của nước ta. Và chính đó là điều đảm bảo cho nước ta không biến thành vật phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa". Đại hội XIV cũng thông qua điều lệ mới của đảng Bônsêvích và quyết định đổi tên đảng Cộng sản Nga thành đảng Cộng sản Liên Xô (Bônsêvích).
Sau Đại hội XIV, giai cấp công nhân và nhân dân Liên Xô, với lòng yêu nước nồng nàn, đã dốc hết sức mình vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tuy gặp không ít những khó khăn gian khổ do sự phức tạp trong đấu tranh tư tưởng, thái độ thù địch, chống phá của các thế lực bên ngoài nước, do xây dựng kinh tế trên con đường hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử nhưng Nhà nước Xô Viết và nhân dân Liên Xô, nhờ sự lao động và làm việc quên mình, mà chỉ trong vòng 20 năm, đã đạt được thành tựu vô cùng to lớn: từ một nước nông nghiệp đã trở thành một cường quốc công nghiệp dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại và một nền nông nghiệp bước vào cơ giới hóa với qui mô sản xuất tập trung ở mức cao. Tính theo tổng sản lượng công nghiệp thì Liên Xô đứng ở hàng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới, đuổi kịp và vượt các nước Đức, Anh, Pháp.

 Xử bắn những kẻ chống lại tập thể hóa đất đai. Ảnh trích từ bộ phim Ngày xửa ngày xưa có một bà (Жила-была одна баба), truyền hình Nga sản xuất năm 2011. Расстрел-тамбовского-восстания1
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, trong lòng xã hội ở Liên Xô cũng đồng thời xuất hiện những yếu tố không lành mạnh, đóng vai trò như lực cản sự phát triển kinh tế và có nguy cơ phá hoại ngầm chủ nghĩa xã hội. Nguyên nhân có thể là do cách hiểu giáo điều về cách mạng xã hội chủ nghĩa mà sâu xa hơn là từ sự nhận thức triết học về hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Ít ra thì một cách trực tiếp, đã không trung thành với chính sách kinh tế mới của Lênin.
Theo chúng ta, chính sách kinh tế mới của Lênin thực chất là sự trở lại phần nào với sự phát triển tự nhiên của nền kinh tế! 
Sau khi Lênin mất, chính sách kinh tế mới với nền kinh tế đa thành phần đã ngày càng bị thu hẹp để dần hình thành một thiết chế nhà nước Xã hội chủ nghĩa tập trung, hành chính, bao cấp mà về kinh tế, chỉ còn tồn tại hai thành phần kinh tế là sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể (thực ra cũng là một hình thức đã biến tướng, qui mô nhỏ của hình thức sở hữu nhà nước). Mô hình kinh tế ấy tuy cũng có vai trò và tác dụng nhất định, và thậm chí là cần thiết nhưng chỉ trong những giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và ngắn hạn (chẳng hạn như tạm thời áp dụng để tập trung chống thiên tai, địch họa, để vượt qua những thời đoạn ngặt nghèo chẳng đặng đừng nào đó). Việc duy trì mô hình ấy một cách lâu dài trong điều kiện bình thường rõ ràng là vi phạm vào quyền tự do dân chủ trong hoạt động kinh tế của công dân, làm mất dần nhiệt tình lao động và sự năng động sáng tạo của xã hội. Tình hình đó tất yếu nảy sinh tệ quan liêu, chụp mũ, áp chế đối với những người không đồng tình với cơ chế ấy, tạo nên mặt trái của tấm huân chương. Tác giả một bức tranh cho rằng nó đẹp, rồi bắt tất cả mọi người chiêm ngưỡng phải thấy rằng nó đẹp, nếu không sẽ bị qui vào tội phản động, thuộc “bè lũ tư sản”, nếu không sẽ bị “vặn cổ”, thì đó có phải là chuyên chính vô sản? Và nếu vứt chữ “vô sản” đi thì đó có phải là độc tài? “Độc tài” kèm theo với chém giết bừa bãi thì phải chăng là phát xít? Chúng ta nhớ đến “Cái đêm hôm ấy, đêm gì?” của Phùng Gia Lộc mà nổi da gà về một thời đã qua!

Dân Nga xếp hàng mua thực phẩm

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự phát triển lên cao độ của nền sản xuất hàng hóa, là thành quả của xã hội loài người. Cách mạng vô sản Nga, với mục đích xóa bỏ bóc lột, đã cực đoan chối bỏ luôn phương thức ấy. Lênin đã sớm nhận ra sai lầm và sửa chữa, khắc phục bằng cách đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới nhưng không được trọn vẹn!
Với thời gian, trong xã hội Liên Xô thời kỳ đó, những khuất tất, thiếu sót ngày càng tích tụ, trầm trọng và đã trở thành bệnh “di căn” ngay từ những năm 30. Đó là bệnh thiếu dân chủ, thiên về cưỡng chế mệnh lệnh, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, truy nã đàn áp hàng loạt những người bất đồng ý kiến…Nấp dưới chiêu bài "chuyên chính vô sản", để củng cố quyền lợi cá nhân ích kỷ, Stalin đã ra tay tàn bạo thanh trừng khốc liệt nội bộ đảng cộng sản Liên Xô, làm tổn thất hàng loạt cán bộ lãnh đạo trung kiên, gây ra cái chết oan ức cho hàng loạt tướng soái có tài trong quân đội. Căn bệnh ấy gây ra những thiệt hại, mất mát không phải là nhỏ cho chính quyền Xô Viết. Xây dựng chủ nghĩa xã hội với thiết chế tập trung mệnh lệnh, quan liêu bao cấp kiểu ấy sẽ tất yếu dẫn đến chuyên quyền, độc đoán (bản chất “công nhân” ở từng “đồng chí” lãnh đạo mất dần đi, nhường chỗ cho tính “thích làm cha” vốn có ở mỗi con người) và cơ chế xã hội cũng vì thế mà ngày càng xơ cứng, mất năng động, hoạt động xa rời cái mục đích ban đầu vô cùng đẹp đẽ của nó: “vì nhân dân phục vụ”. 
Ít người biết điều này: chiến tranh thế giới thứ hai đã xóa nhòa những bất cập ấy của CNXH Liên Xô, tạm thời khỏa lấp tất cả! Âm ỉ mãi tới năm 1991 mới phát tác làm xụp đổ Liên bang Xô Viết và hệ thống các nước XHCN.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét