TT&HĐ III - 28/k
Hào Khí Nguyễn Trung Trực
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG VII (XXVIII): BẤT KHUẤT
“…
Tinh thần Hà Nội, tính cách Hà Nội - đó là tổng hợp tất cả những gì tốt
đẹp nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quí… Hà Nội khởi dậy từ trong lòng
mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên kết hợp với truyền thống
nghìn xưa quyện trong không khí mà mỗi tấc đất đều thấm máu anh hùng của
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”
(Trích xã luận báo Nhân Dân, số ra ngày 26-12-1972)
"Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc
vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng : «Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân Việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô».
Đó là chứng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó
cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài.
(...)
Có lẽ chúng ta sẽ công bình hơn khi nói rằng trí thức Việt còn có nhiều
người thông minh đến độ lỗi lạc tuyệt vời, và nhiều người sống rất đam
mê lý tưởng, không ngừng hy sinh cho sự tồn tại, vươn cao của dân tộc
họ. Chúng ta, dù ở quốc gia nào khác, cũng nghiêng mình trước họ, vì họ
là niềm kiêu hãnh của một giống nòi."
(Trích "Người Việt cao quý" - Chương V - tác giả A. Pazzi)
"Đối diện với quân đội Mỹ là cả một dân tộc kiên quyết như quả núi đá,
có một tâm hồn cao thượng đáng khâm phục, một tinh thần dũng cảm vô
song, không hề biết sợ trước bất cứ kẻ thù nào".
(Báo Thế Giới (Le Monde) của Pháp)
(Tiếp theo)
Có
thể cho rằng nếu chọn ngày Đề Thám bị sát hại làm mốc thì sau khoảng 55
năm đối với cả nước kể từ trận Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh
Đà Nẵng và sau khoảng 40 năm đối với Bắc Kỳ kể từ phát súng đại bác đầu
tiên công thành Hà Nội lần thứ nhất của chúng, tiếng súng đấu tranh vũ
trang trực diện với quân xâm lược Pháp của nhân dân Việt Nam tạm thời
ngừng nổ, kết thúc một thời kỳ có thể gọi là bi phẫn nhất trong lịch sử
Việt Nam.
Dân
tộc Việt Nam đã từng trải nhiều thăng trầm, cũng không ít lần đất nước
bị ngoại bang chà đạp gây cảnh đau thương, nhưng chưa bao giờ lại phải
chịu cái tình trạng khốn khổ, đầy uất ức như thời đoạn đó. Triều đình
bạc nhược đến mất hết tinh thần, cắt dần đất nước dâng cho Pháp để mua
lòng khoan dung của kẻ xâm lược, không đếm xỉa gì đến con dân của mình…
Nhân dân mong mỏi triều đình đứng ra lãnh đạo chiến đấu thì triều đình
bãi binh, đòi rút quan tướng về triều. Nhân dân phải tự phát nổi dậy
chiến đấu thì không những triều đình bỏ mặc họ mà còn đòi giải tán họ và
sau này còn quay sang tiếp tay cho Thực dân Pháp đàn áp họ. Sự hợp tác
của triều đình với quân xâm lược đã khuyến khích nhiều quan lại, quần
thần cầu vinh, theo Pháp, nhiều kẻ quay lại đánh phá phong trào kháng
chiến, trở thành khét tiếng. Đó cũng là một nguyên nhân làm cho phong
trào kháng chiến của nhân dân mất tập trung, thiếu tính mục đích cụ thể
nên cũng mờ mịt về phương hướng và rốt cuộc dẫn đến tản mạn, manh mún.
Lời kêu gọi Cần Vương muộn màng, và sự tồn tại ngắn ngủi của ông vua
kháng chiến Hàm Nghi đã không đủ sức chuộc lại cái tội bỏ dân, bán nước
trước đó của triều đình nhà Nguyễn, chưa đủ thời gian tạo điều kiện cho
lòng dân qui tụ về. Giữa lòng dân Bắc Kỳ sôi sục kháng chiến mà quân
triều đình cứ chiến đấu như kẻ mất hồn, bỏ qua hết thời cơ này đến thời
cơ khác có cơ may chiến thắng rõ ràng. Được nhân dân ủng hộ, được chiến
đấu giữa lòng dân như thế là một thuận lợi to lớn, thế mà quân triều
đình đã hành động cứ như kẻ đơn thương độc mã, hầu hết là thụ động chống
đỡ, cầu hòa. Như vậy có phải là bi phẫn không?
Nếu
không thì phải chăng là điều này: Quân dân muốn đánh giặc thì triều
đình không cho đánh, khi đã đánh và chuẩn bị giáng thêm đòn quyết định
chiếm thế thượng phong thì triều đình hốt hoảng sợ mất lòng Pháp, chuẩn
bị giành được thắng lợi thì triều đình đã nhanh tay ký thỏa ước, nhượng
bộ, đầu hàng?
Hay
bi phẫn chính là hiện tượng này: hàng loạt quan lại triều đình mang
nặng tư tưởng Nho giáo đầy nhiệt huyết và năng lực đã bị giằng xé tâm
hồn ghê gớm và đau đớn trước sự lựa chọn khó khăn giữa trung quân và ái
quốc? Trong số họ, có bao nhiêu con người phải chết trong uất hận vì đã
không tìm được lối thoát? Cùng dân đánh giặc cứu nước thì mắc tội khi
quân, còn muốn giữ tiếng trung quân thì phải bỏ dân, quên nước, không
thể lựa chọn cả hai thì chọn cái nào đây?
Bao nhiêu sĩ phu yêu nước, cùng dân đánh giặc mà bị triều đình gọi là “giặc” thì có bi phẫn không?
Trường
hợp sau đây kể về một ông quan đã hành động đúng, có cuộc đời tương đối
“suôn sẻ”, nhưng cũng cho chúng ta thấy cuộc đấu tranh tư tưởng hết sức
gay gắt thời bấy giờ giữa ơn vua - nợ nước.
Dựa
theo “Thế giới mới” số 808 thì Đỗ Quang sinh năm 1807 trong một gia
đình nhà Nho nghèo. Quê ông ở Gia Lộc, Hải Dương. Ông là người học giỏi,
năm 18 tuổi đỗ tú tài, năm 21 tuổi đỗ cử nhân, năm 25 tuổi đỗ tiến sĩ
khoa Nhâm Thìn (1832) đời Minh Mạng.
Với
tài học rộng, kiến thức cao sâu, lại khẳng khái, trung thực nên Đỗ
Quang được giữ nhiều trọng trách khác nhau trong triều chính và là đại
thần ở cả 3 đời vua: Minh Mạng, Thiên Trị, Tự Đức.
Sự
thanh liêm hết mực của quan Đỗ Quang được dân thì tin yêu, vua thì mến
phục. Lần đầu, khi làm Tuần phủ Định Tường (địa bàn các tỉnh Tiền Giang,
Bến Tre, Đồng Tháp ngày nay), ông bị cách chức. Vua Tự Đức tra xét kỹ
rồi chỉ dụ rằng: “Được biết Đỗ Quang ở Định Tường khi bị cách chức, dân
trong hạt khóc lóc như mưa. Nếu không phải ngày thường được dân yêu thì
làm sao được như thế!”. Lần thứ hai, khi giữ chức Bố chính Nghệ An, ông
mắc phải vạ. Tổng đốc Nghệ An lúc đó tâu về triều rằng ông là người
“ngay thẳng, liêm khiết trước tiền tài, cảnh nhà thanh bần”, nên ông
được miễn phạt. Vua Tự Đức chỉ dụ: “Đỗ Quang làm quan thanh liêm được
mọi người khen ngợi, do phạm vào án, phải bồi thường cũng chỉ vì không
khéo biện lý. Hãy miễn cho tất cả để khuyến khích người liêm khiết”.
Năm
Canh Thân (1860), Đỗ Quang được cử làm tuần phủ Gia Định. Cũng trong
năm đó, Nguyễn Tri Phương được phong làm Thống tướng quân vụ đại thần. Vào Nam không lâu, vào tờ mờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa. Hai ông dốc sức chỉ huy đánh Pháp, nhưng ngay tối hôm đó thì đại đồn bị hạ. Thất trận, Nguyễn Tri Phương chủ trương rút về Biên Hòa nhưng Đỗ Quang không
đồng ý. Nguyễn Tri Phương hỏi: “Đại đồn đã mất rồi, ở lại sao được?”. Đỗ
Quang đáp: “Tuy đại đồn thất thủ nhưng còn đất, còn dân thì ta còn đánh
được”. Câu nói này đã thể hiện cái tư tưởng quân sự rất sâu và rất đúng
của Đỗ Quang. Nó phù hợp với cách đánh truyền thống của dân tộc Việt.
Tiếc rằng Nguyễn Tri Phương đã không cảm thụ được cái chân lý hàm chứa
trong câu nói giản dị đó. Dù sao thì Nguyễn Tri Phương đã không phải là
Trần Quốc Tuấn. Với quan niệm “công - thủ” cứng nhắc tương tự Hồ Quí Ly,
trước một đội quân xâm lược không đông nhưng tạm có ưu thế áp đảo về
hỏa lực, ông quyết định lùi quân theo kiểu “chạy dài” về Thuận Kiều, và
như ông nói là để củng cố lực lượng tìm cách lấy lại Gia Định. Đến khi triều đình nghị tội, ông bị cách chức nhưng vẫn được lưu dụng.
Than
ôi! Ngày 25-2-1861 Đại đồn thất thủ thì ngày 28-2, quân Pháp đánh Thuận
Kiều. Quan quân rút về Biên Hòa thì ngày 3-3 giặc chiếm đóng Trảng
Bàng, coi như làm chủ Gia Định. Thừa thắng, ngày 12-3, chúng càn quét
vùng phụ cận Sài Gòn (Biên Hòa, vùng sông Vàm Cỏ Tây, rạch Vũng Gù và
đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho). Gia Định, nơi dấy nghiệp đế của Nguyễn Ánh,
vĩnh viễn “từ biệt” triều đình Huế.
Sau
thất bại này, triều đình cử Nguyễn Bá Nghị vào chỉ huy cuộc kháng
chiến. Dưới con mắt nhát cáy và phản dân của Nghị thì tình thế đã đến
lúc “đánh, giữ đều không được”. Và ông ta tâu về triều: “Trừ một chước
hòa, tôi chỉ còn chịu tội”. Trong khi đó thì sự thể khác hẳn: cuộc chiến
đấu của những đoàn “dân dũng”, những đội quân “dân ấp, dân lân” đang
làm cho quân Pháp lúng túng, thất điên bát đảo; một bộ phận chiến đấu
sát cánh với quân triều đình, một bộ phận khác tự động tổ chức đánh giặc
và đánh giặc khắp nơi. Chính Barê (Pallu de La Barrière), một tác giả
người Pháp cũng ghi nhận: “Thực tế đâu đâu cũng là trung tâm kháng
chiến. Cuộc kháng chiến có cơ sở và hệ thống khắp nơi. Có thể nói rằng
hễ có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu ổ kháng chiến. Đúng hơn là
phải xem mỗi người nông dân đang bó lúa là một du kích quân”
Thật
là bi phẫn! Và càng bi phẫn hơn nữa khi nhớ về thời Trần, về câu nói
bất hủ khi can vua định hàng giặc của Trần Thủ Độ và của Trần Quốc Tuấn!
Phải nói: Bá Nghị ẹ ơi là ẹ!
Khi
Nguyễn Tri Phương rút lui, Đỗ Quang về Gò Công cùng Trương Định chống
giặc. Thấy Trương Định là người mưu trí, có tài thao lược lại lập nhiều
chiến công nên tuần phủ Đỗ Quang tấu trình về triều, vua Tự Đức liền
phong cho Trương Định làm Phó lãnh binh.
Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền
Mộ và Đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công
Ngày
10-12-1861, đạo quân ứng nghĩa do Nguyễn Trung Trực chỉ huy, đốt cháy
tàu chiến Pháp trên sông Nhật Tảo, tiêu diệt phần lớn quân địch trên
tàu, khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Cũng năm
đó, nghĩa binh Cần Giuộc tấn công tiêu diệt một số quân Pháp nữa. Nhưng
bên ta cũng tổn thất. Dịp này, chính Đỗ Quang đã nhờ cụ Đồ Chiểu
(Nguyễn Đình Chiểu) viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi tiếng và
rất cảm động, để đọc tại lễ truy điệu những “dân ấp, dân lân mến nghĩa
làm quân chiêu mộ” đã anh dũng hy sinh.
Chân dung Nguyễn Trung Trực trong đền thờ tại Phú Quốc, Việt Nam.
Tượng Nguyễn Trung Trực tại sân đền thờ chính ở TP Rạ


Đến
đầu năm 1862, tuy thực dân Pháp chiếm được 4 tỉnh thành (Gia Định, Định
Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long) nhưng chưa thể tổ chức được bộ máy cai trị
vì luôn phải tích cực đối phó với cuộc kháng chiến quyết liệt của quân
dân ta. Những trung tâm kháng chiến ở Cần Giuộc (do Quản Là chỉ huy),
Thủ Dầu Một, Trảng Bàng và Tây Ninh ở phía bắc sông Vàm Cỏ, ở Tháp Mười
(do Võ Duy Dương chỉ huy), đã chặn đứng được ý đồ đánh thọc sâu vào vùng
nông thôn nhằm bao vây tiêu diệt lực lượng kháng chiến của giặc. Các
nguồn tư liệu khác nhau cho thấy những tháng đầu năm 1862 là thời gian
khủng hoảng nặng nề nhất của quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Việt
Nam. Một mặt là do phong trào kháng chiến đang dâng cao của nhân dân Nam
Kỳ, một mặt là do những tác động tiêu cực từ thất bại của Pháp ở Xiri
(Syrie), ở Mêhicô (Mexique) và làn sóng phản đối của nhân dân Pháp.
Giữa
lúc đó, nếu triều đình Huế hạ chiếu Cần Vương, hô hào trung quân, ái
quốc thì nhất định quân viễn chinh Pháp sẽ bị cuốn phăng ra biển cả hoặc
ở lại dưới những nấm mồ. Nhưng không, triều đình Huế hèn nhát và ngu ngốc đã làm điều ngược
lại là chủ động “nghị hòa”, đến Thực dân Pháp cũng phải ngỡ ngàng: “May
mắn thay, đang lúc phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký
hòa ước”. Thế là hòa ước Nhâm Tuất ra đời ngày 5-6-1862. Đây là “thành
quả” cơ bản mà triều đình Huế đã đạt được nhờ hòa ước ấy: “Trọn ba tỉnh
Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn nhượng đứt cho Pháp… Vua
An Nam ra lệnh chấm dứt các cuộc nổi loạn đang diễn ra trong các tỉnh
Gia Định, Định Tường và những người cầm đầu các cuộc nổi loạn phải đi
khỏi để trong xứ có an ninh và qui thuận”.
Thế có bi phẫn không?!
Triều
đình bãi binh. Đau khổ và đơn độc, nhưng nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến
đấu. Một số quan quân triều đình đã không nỡ bỏ dân, chấp nhận tiếng
“khi quân”, ở lại cùng sĩ phu yêu nước và dân nghĩa dũng, hiến dâng đời
mình cho Tổ quốc. Trong số đó có: Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn
Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huấn Nghiệp, Hà Mậu Đức, Nguyễn Tấn
Kiều, Bùi Quang Diệu… và tiêu biểu là Trương Định. Ông được nhân dân Nam
Kỳ tôn vinh là “Bình Tây Đại nguyên soái”. Trong văn bia tại lăng mộ
ông còn ghi:
“…
Năm Kỷ Mùi (1859), (Pháp) chiếm thành Gia Định, ông theo giúp việc nơi
quân thứ. Năm Canh Thân (1860), đại đồn thất thủ, ông về Gò Công mộ
nghĩa binh… quyết chí thu phục giang sơn cũ. Tiếp đó ông được nhận chức
Phó Lãnh binh Gia Định…
Năm
Nhâm Tuất (1862), do việc hòa nghị, ông được điều bổ về An Giang. Lúc
đầu ông không có ý cưỡng lệnh triều đình, nhưng lại cũng không muốn phụ
lòng mọi người. Do lòng trung phẫn, họ ngăn ông lại giữa đường, không
muốn cho ông đi nhậm chức, đồng lòng suy tôn ông làm đại tướng quân…
Năm
Quý Hợi (1863), đồn Gò Công thất thủ, ông lại quay trở về đây và lại
khởi binh. Ngày 19 tháng 7 năm Tự Đức thứ mười bảy, ông tử trận ở rừng
Tân Phước, được đem về táng ở làng Thuận Ngãi…”.
Thực
tế là ngày 25-9-1863, được bọn tay sai mật báo, quân Pháp đột kích căn
cứ Lý Nhơn. Nghĩa quân phá vòng vây trở về vùng Gò Công, giấu lực lượng
tại một nơi hiểm yếu bên hữu ngạn sông Soài Rạp. Đêm tối
19-8-1864, được Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường, quân Pháp kéo đến đột kích, bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời thất thủ. Sáng 20-8, Trương Định thoát được vòng vây
nhưng bị địch bắn theo, gãy cột sống, bị thương nặng. Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. Khi ấy, ông 44 tuổi.
Hậu thế còn lưu được khẩu khí mộc mạc nhưng bất khuất của ông. Sau đây là một vài câu trong số đó.
Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862:
Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863:
Hịch của Trương Định (tháng 8 năm 1864):
Hậu thế còn lưu được khẩu khí mộc mạc nhưng bất khuất của ông. Sau đây là một vài câu trong số đó.
Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862:
"Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta." |
"Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì được khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp..." |
"Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta..." |
"Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta. Thế là xong bất dung tha giặc cướp." |
Khoảng
cuối tháng 1-1866, Phan Thanh Giản có thi hành lệnh “giải giáp” của
triều đình nhưng theo ghi nhận của một học giả thực dân Pháp thì: “Chúng
ta ngỡ rằng vị quan này sẽ ra lệnh ngưng được mọi cuộc nổi loạn, nhưng
tình hình vẫn như cũ. Lệnh của Phan Thanh Giản vẫn vô hiệu. Bọn phiến
loạn Đồng Tháp ngày càng gia tăng hoạt động. Các đồn bốt vùng Mỹ Tho bị
tấn công. Đầu tháng 2 (1866), bọn phiến loạn truyền hịch kêu gọi dân
chúng nổi dậy, hứa hẹn sẽ thành công…”.
Tượng đài anh hùng dân tộc Trương Công Định tại thị xã Gò Công (Tiền Giang)
Tinh thần kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ là như thế đó!
Trở
lại chuyện Đỗ Quang. Trong gần 2 năm lăn lộn cùng quân dân Nam Kỳ kháng
chiến, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong những chiến công đánh
Pháp, được mọi người nể phục. Sau hòa ước Nhâm Tuất, triều đình gọi Đỗ
Quang về làm Tuần phủ Nam Định. Ông cho đó là hành động trốn giặc, đáng
xấu hổ, bèn không nhận lệnh rồi dâng sớ từ quan với giọng văn đầy đau
xót, phẫn uất.
“…
Ngày thần ra về, kẻ sĩ và nhân dân đứng chật đường mà nói rằng: từ nay
cha bỏ con, quan bỏ dân, quan về lại làm quan còn dân thì không được làm
dân của triều đình nữa. Tiếng khóc nghẽn đường. Thần cũng phải gạt nước
mắt mà ra đi. Trộm nghĩ thần tầm thường kém cỏi không có tài cán gì,
nhưng lâu nay quanh quẩn với dân, vốn không nghĩ đến ngày được sống trở
về. Nay thần được gọi về, còn nghĩa sĩ, nghĩa dân thì không được vì
triều đình mà góp sức, góp của nữa, không biết đặt mình vào đâu. Như thế
là thần trên đã phụ triều đình, dưới phụ trăm họ, tội đã rõ ràng không
thể chối cãi. Nếu nay thần lại được nhận chức ở địa phương Nam Định thì
đối với nhân dân Gia Định biết nói sao đây, đối với công luận thiên hạ
biết nói thế nào? Thần còn chút làm người biết xấu hổ nên cúi đầu xin
thu hồi lệnh đã ban, bãi chức cho thần được trở về với vườn ruộng để cho
hả cái nỗi phẫn uất của nhân dân và còn để cho giữ được cái tiết liêm
sỉ của thần hạ”.
Bài sớ của Đỗ Quang rất nổi tiếng, đương thời được nhân dân cả nước hoan nghênh, cảm phục.
Tuy chống lệnh nhưng triều đình không bắt tội ông, còn triệu về kinh bổ nhiệm chức Tham Tri. Ông cũng từ chối.
Năm
Giáp Tý (1864), miền Hải Dương, Quảng Ninh bị nạn phỉ hoành hành, quan
quân triều đình đối phó rất vất vả. Triều đình lại gọi Đỗ Quang ra giữ
chức Tham tán quân vụ Hải An rồi Tuần phủ Bắc Ninh. Ông nhận, hăng hái
làm tròn trọng trách. Sau khi dẹp yên bọn phỉ, ông lại cáo quan về ở ẩn.
Năm Bính Dần (1866), Đỗ Quang lại có lệnh triệu làm Tuần phủ Bắc Ninh. Ra giúp dân được ít lâu, vào tháng 7 (âm lịch) cùng năm, ông bị ốm nặng, phải xin vua cho về nghỉ. Bệnh không khỏi, vào tháng 9 (âm lịch) năm đó (Bính Dần, 1866), ông mất lúc 59 tuổi. mất tại quê nhà, giữ tròn tiếng "trung quân" nhưng chưa tròn tiếng "ái quốc", ôm theo nỗi bất bình đối với
tư tưởng chủ hòa đầy bạc nhược của triều đình, về “ngậm khóc” nơi chín
suối.
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét