Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

TT&HĐ III - 28/m

                                                      Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


CHƯƠNG VII (XXVIII): BẤT KHUẤT

“… Tinh thần Hà Nội, tính cách Hà Nội - đó là tổng hợp tất cả những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quí… Hà Nội khởi dậy từ trong lòng mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên kết hợp với truyền thống nghìn xưa quyện trong không khí mà mỗi tấc đất đều thấm máu anh hùng của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”
(Trích xã luận báo Nhân Dân, số ra ngày 26-12-1972)
 
"Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng : «Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân Việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô». Đó là chứng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài.
(...) 
Có lẽ chúng ta sẽ công bình hơn khi nói rằng trí thức Việt còn có nhiều người thông minh đến độ lỗi lạc tuyệt vời, và nhiều người sống rất đam mê lý tưởng, không ngừng hy sinh cho sự tồn tại, vươn cao của dân tộc họ. Chúng ta, dù ở quốc gia nào khác, cũng nghiêng mình trước họ, vì họ là niềm kiêu hãnh của một giống nòi."
(Trích "Người Việt cao quý" - Chương V - tác giả A. Pazzi)
 
"Đối diện với quân đội Mỹ là cả một dân tộc kiên quyết như quả núi đá, có một tâm hồn cao thượng đáng khâm phục, một tinh thần dũng cảm vô song, không hề biết sợ trước bất cứ kẻ thù nào".
(Báo Thế Giới (Le Monde) của Pháp)
 
 
 
 
(Tiếp theo)
 

Có thể suy luận rằng phong trào nhân dân kháng chiến chống Pháp sôi nổi và quyết liệt thời kỳ đầu là nhờ tinh thần yêu nước thuần túy của Đại Chúng. Tinh thần yêu nước đó đã được hun đúc trong máu xương dân tộc Việt nhờ kinh nghiệm hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc xâm lược. Và đi liền với xâm lược là tàn bạo, là vơ vét tài nguyên thiên nhiên, là bóc lột thậm tệ, là cuộc sống mưu sinh bị đe dọa đến mất hết khả năng sống còn. Cho nên phải chống xâm lược. Hành động kiên quyết chống xâm lược đó đã trở thành truyền thống bất khuất của dân tộc và trở thành tương tự như bản năng ở mỗi con người Việt. Dù sao thì cái tinh thần quật khởi, một lòng kháng chiến chống Pháp đó đã bị triều đình Huế ngu ngốc bỏ lỡ, và hơn thế nữa là đang tâm phá hoại. Bên cạnh đó, thời thế cũng đã đổi thay: những luồng gió mới mát lành từ nền dân chủ tư sản châu Âu đã thổi vào châu Á đang bị giam hãm ngột ngạt bởi xiềng xích phong kiến quân chủ cổ hủ, mở ra những lựa chọn mới, hy vọng mới cho Đại Chúng các nước. Cuộc nổi dậy đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống Pháp xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX có vẻ cơ bản là vì thế mà mau chóng thoái trào? Đấu tranh giành lại độc lập chỉ vì cái mục đích “ghét” Pháp, yêu nước chung chung thôi, đã làm giảm sút tính chính đáng của nó. Một cuộc giành độc lập sẽ không được Đại Chúng triệt để ủng hộ khi nó không đem lại một danh lợi sát sườn nào cho cuộc sống Đại Chúng, không mở ra được một tương lai xán lạn nào cho đời sống xã hội. Giành độc lập cho đất nước chỉ vì yêu nước một cách mông lung thôi mà thiếu mất mục đích danh lợi nhằm đáp ứng cuộc sống thì cũng khó lòng kích thích được cái động lực đấu tranh to lớn của Đại Chúng, và như thế, làm sao mà đi đến thắng lợi được? Chúng ta nhớ lại nguyên lý này: mọi cuộc vận động tạo dựng xã hội đều phải vì danh lợi, danh lợi là mục đích, là động lực của chúng và cũng chính là lý do tồn tại của chúng?
Cuộc chống Pháp xâm lược của nhân dân ta, tiếp sau thời kỳ trực diện đấu tranh vũ trang là thời kỳ đấu tranh chính trị. Nòng cốt lãnh đạo của cuộc đấu tranh chính trị này là các nhà chí sĩ yêu nước và lực lượng chủ yếu của nó là giới trí thức, học sinh. Mục đích của cuộc đấu tranh chính trị này là hun nóng, phát động tinh thần yêu nước thương nòi trong nhân dân, giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Quá trình đấu tranh đó, với những nguyên do nói trên, cũng đồng thời là cuộc đấu tranh tư tưởng trong hàng ngũ những nhà yêu nước về việc chọn đường lối, phương thức thực hiện… Chung qui lại là xác định cái danh lợi thiết thực mà Đại Chúng có thể gặt hái được một khi đã giành lại độc lập.
Tính ưu việt của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa so với hình thái kinh tế - xã hội phong kiến cổ hủ và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chế độ thực dân thời kỳ đầu đô hộ đã hầu như che giấu được cái bản chất ăn cướp trắng trợn của nó. Đây có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hoang mang, lúng túng, bế tắc trong cuộc đấu tranh tư tưởng, tìm kiếm một con đường khả dĩ giành độc lập cho đất nước. Cũng vì vậy mà việc tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh cho nền độc lập nước nhà đã vấp phải rất nhiều khó khăn chăng?
Tuy nhiên, bản chất ăn cướp trắng trợn và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân sớm muộn gì cũng phải lộ tẩy ra, nhất là trong những giai đoạn biến động xã hội ở “chính quốc” và trên thế giới làm ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ đã sản sinh ra nó, đòi hỏi nó phải ra sức bóc lột các nước thuộc địa, không từ một thủ đoạn nào. Tình hình đó đã làm xuất hiện trong lòng Đại Chúng sự đòi hỏi ngày càng lớn về sự phải vùng lên giải phóng xóa bỏ áp bức bất công, đồng thời cũng giải quyết luôn cuộc đấu tranh tư tưởng để đi đến một quan niệm nhất quán, phù hợp với đòi hỏi của Đại Chúng và mang tính cách mạng. Đến đây, tiền đề cho một cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thắng lợi đã hé mở.
Cụ thể, đối với dân tộc Việt Nam, quá trình đấu tranh tư tưởng ở thời đoạn ấy tất yếu dẫn đến sự lựa chọn cuối cùng là quan niệm của Mác - Lê về đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc, vì nó cũng phù hợp với ý nguyện của Đại Chúng lúc bấy giờ.
Thế giới đã phải quay theo chiều tự nhiên của nó và định mệnh đã tưởng thưởng cho Việt Nam, một dân tộc bất khuất trên một đất nước hiền hòa, trở thành lực lượng kết liễu chủ nghĩa thực dân, và nêu một tấm gương sáng ngời về đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc, giành quyền được sống tự do - bình đẳng - bác ái trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới…
Với tài nhớ như in của mình (dù đã mất trí nhớ từ lâu rồi!) chúng ta sẽ kể lại câu chuyện vắn tắt (thực ra là Copy!) về cuộc đấu tranh tư tưởng đã từng xảy ra trong thời kỳ Pháp xâm lược và đô hộ mà tiến sĩ Huỳnh Công Bá đã kể trong cuốn sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” (NXB Thuận Hóa, năm 2006), có thêm thắt chút ít của nhiều người khác trong những cuốn sách khác (cũng là Copy nốt, vì yêu cầu đòi hỏi của sự thực khách quan và vì sự không thể kể hay hơn họ được về những sự kiện lịch sử; Tuy nhiên “chính kiến” vẫn là của chúng ta).
Sau khi đàn áp xong phong trào Cần Vương, thực dân Pháp bắt tay tiến hành cuộc khai thác qui mộ tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của Việt Nam (mà sau này thường gọi là cuộc khai thác lần thứ nhất). Phục vụ cho công cuộc khai thác đó, chúng mở cảng Sài Gòn để xuất khẩu gạo, đào than Hòn Gai, lập các công xưởng ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, xây dựng Bến Thủy thành thị trấn công thương nghiệp; xây dựng các cơ sở hạ tầng như làm đường bộ, đường sắt, bến tàu, lập sở bưu điện, ngân hàng, nhà máy, công ty thương nghiệp… Tình hình đó làm xuất hiện nhiều thành thị. Trước đây, ở nước ta, chỉ có Sài Gòn và Hà Nội là tương đối tấp nập. Giờ đây, các tỉnh lỵ đều trở thành những trung tâm thương mại. Ngoài ra, còn xuất hiện một số trung tâm công nghiệp như Hồng Gai, Cẩm Phả, Hải Phòng, Nam Định, Bến Thủy… Thực dân Pháp cũng phát triển báo chí làm cơ quan ngôn luận phục vụ cho công cuộc đô hộ và khai thác, công bố các chủ trương chính sách của Nhà nước thực dân; mở trường đào tạo người giúp việc… Điều đó,  một cách khách quan, đã góp phần mở ra cho người Việt Nam một chân trời mới…
Vào đầu thế kỷ XX, trên thế giới có một số sự kiện tác động thức tỉnh đối với nhân dân Việt Nam, đó là sự cường thịnh của Nhật Bản… Đặc biệt, thắng lợi của Nhật trong cuộc chiến tranh với nước Nga Sa hoàng (1904 - 1905) càng làm cho người Việt Nam nghĩ rằng: một nước Châu Á nhỏ bé nếu biết tự cường vẫn có thể đánh bại một nước Châu Âu hùng mạnh. Nhiều chí sĩ yêu nước đã hướng đến Nhật Bản, coi đó là tấm gương đáng để học tập.
Năm 1894, Tôn Trung Sơn lập “Hưng Trung hội”; đến năm 1905 lại lập “Đồng Minh hội” với mục tiêu cụ thể là: “Đánh đổ nhà Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền” trên cơ sở hệ tư tưởng dân chủ tư sản. Năm 1911, dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập.

Tôn Trung Sơn
Sun Yat-sen 2.jpg
Tôn Trung Sơn, nguyên danh là Tôn Văn, tự Tải Chi, hiệu Nhật Tân, Dật Tiên là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ Triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Wikipedia
Sinh: 12 tháng 11, 1866, Cuiheng
Mất: 12 tháng 3, 1925, Bắc Kinh, Trung Quốc
Vợ/chồng: Tống Khánh Linh (kết hôn 1915–1925), Kaoru Otsuki (kết hôn 1903–1906), Lu Muzhen (kết hôn 1885–1915)

 Lúc bấy giờ ở Trung Quốc đã xuất hiện hàng loạt sách báo, những tác phẩm dịch, giới thiệu, truyền bá tư tưởng của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây như Xpenxơ (Spencer), Vônte (Voltaire), Ruxô (J.J. Rousseau)… Những sách báo đó qua các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn được đưa vào nước ta. Nhưng sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến cuộc đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam. Báo “Thần Chung” ở Sài Gòn, số ra ngày 8-1-1929 đã viết: “Những Thanh Nghị báo, Tân Dân tùng báo, Ẩm Băng thất, Tự Do Thư, Trung Quốc hồn, đã đánh thức đám sĩ phu nước ta gần như trực tiếp, vì trong đó nói chuyện nước Tàu mà có chỗ trùng bệnh người mình lắm”
 
Voltaire

Voltaire khi 24 tuổi do Catherine Lusurier vẽ
Sinh François-Marie Arouet
21 tháng 11 năm 1694
Paris, Pháp
Mất 30 tháng 5, 1778 (83 tuổi)
Paris, Pháp
François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778; phiên âm tiếng Việt: Vôn-te), nổi tiếng qua bút hiệu Voltaire, là một đại văn hào, tác giả, bình luận gia, nhà thần luận và triết gia người Pháp. Không những thế, ông cũng viết thơ. Ông được xem như một nhân vật có tiếng và quan trọng lúc sinh thời. Cả thế giới đều biết đến tình bạn giữa ông và nhà vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ - một vị Đại Danh tướng thời đó. Nhà vua Friedrich II Đại Đế là một học trò Hoàng gia của ông

Jean-Jacques Rousseau (painted portrait).jpg
Rousseau năm 1753, tranh của Maurice Quentin de La Tour

Sinh 28 tháng 6, 1712
Geneva, Cộng hòa Geneva
Mất 2 tháng 7, 1778 (66 tuổi)
Ermenonville, Vương quốc Pháp
Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông cũng là người sáng tạo nên cách viết tiểu sử kiểu hiện đại với trọng tâm được đặt vào tính chủ thể. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn trong văn học.
Đầu thế kỷ XX, ở nước ta xuất hiện tác phẩm “Văn minh tân học sách”, khuyết danh tác giả. Sách này là chủ trương tích cực học hỏi những mặt được cho là tiến bộ của xã hội phương Tây để trên cơ sở đó thực hiện đổi mới xã hội về văn hóa và kinh tế mà suy cho cùng là muốn đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa với một nhà nước dân chủ tư sản.
Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh tư tưởng trong hai, ba thập niên đầu thế kỷ XX ở Việt Nam là hai nhà thi sĩ yêu nước nổi tiếng Phan Bội ChâuPhan Chu Trinh.
Là một nhà nho yêu nước, trong giai đoạn đầu, những hoạt động của Phan Bội Châu chỉ “cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có một chủ nghĩa gì khác”.
 
Phan Bội Châu
PhanBoiChau.jpg
Tên: Phan Bội Châu
Hán-Nôm: 潘佩珠
Ngày sinh: 26 tháng 12 năm 1867
Ngày mất: 29 tháng 10, 1940 (72 tuổi)
Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Năm 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng như: Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân, Phạm Văn Ngôn… thành lập tổ chức chính trị gọi là “Duy Tân hội”. Cháu 6 đời của vua Gia Long là Cường Để được cử làm hội chủ. Mục đích duy nhất của tổ chức này là đánh đuổi Pháp, giành độc lập. Sau đó hai năm, mục tiêu của hội được Phan Bội Châu nêu rõ hơn: “Làm thế nào khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến”. Một trong ba kế hoạch hoạt động của hội là hướng đến Nhật Bản, xuất dương cầu viện. Theo kế hoạch này, Phan Bội Châu đã vận động thanh thiếu niên trong nước sang Nhật Bản học hỏi, làm dấy lên phong trào có tên gọi là “Đông Du”.


Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để (đứng), hai thành viên quan trọng của Phong trào Đông Du.
Tuy kế hoạch cầu viện thất bại, nhưng Phan Bội Châu đã chuyển biến tư tưởng. Trong “niên biểu”, ông biết rằng lúc bấy giờ, “tôi từ khi sang Nhật, được nghiên cứu nguyên nhân cách mạng nước ngoài và chính thể các nước, thì rất say sưa về lý luận của Lư Thoa (Ruxô); vả lại được giao thiệp với các đồng chí Trung Hoa nhiều, nên trong đầu óc đã xếp tư tưởng quân chủ vào một xó”, và “tôi được trao đổi nhiều với đảng viên cách mạng Trung Quốc nên càng ngày càng thấm nhuần được tư tưởng dân chủ. Tuy bị kế hoạch cũ ngăn trở, lời lẽ chưa phát triển được mạnh dạn, nhưng trong bụng đã chứa sẵn một động cơ thay đổi bắt đầu từ đó”.
Trong “Việt Nam quốc sử khảo” viết năm 1908, Phan bội Châu viết: “Dân quyền mà được đề cao thì dân được tôn trọng mà nước cũng mạnh. Dân quyền bị xem nhẹ thì dân bị coi khinh mà nước yếu. Dân quyền bị hoàn toàn mất thì dân mất mà nước cũng mất”. Tiếp đó, xem xét cơ cấu cũng như cách thức hoạt động chính quyền ở các nước tư bản thuộc hàng phát triển mạnh nhất bấy giờ là Nhật, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, ông cho rằng nguyên nhân của sự cường thịnh là chế độ dân chủ. Ở các nước đó, Phan Bội Châu viết: “hình pháp, chính lệnh, thuế khóa tiêu dùng đều do nghị viện quyết định, mà nghị viện thì đều do nhân dân tổ chức nên. Chính phủ không được can thiệp vào. Hàng năm đến kỳ nghị viện họp, các nghị viên tụ tập đông đủ. Chính phủ phải trình bày dự án trước hội nghị. Nghị hội tức là nhân dân. Những điều nhân dân cho là phải, chính phủ không thể không làm; những điều nhân dân cho là trái, chính phủ không được làm”.
Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập (1-1-1912) đã tác động mạnh mẽ đến Phan Bội Châu. Tháng 3-1912, tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông, Phan bội Châu triệu tập hội nghị toàn thể hội viên Duy tân hội, quyết định đổi tên thành Việt Nam Quang Phục hội, Cường Để vẫn được bầu làm Hội trưởng, Phan Bội Châu làm Tổng lý, tôn chỉ của Hội được xác định là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam”.
Ngày 19-1-1914, Phan bội Châu bị nhà đương cục Quảng Đông bắt giam và đến tháng 4-1916 thì được trả tự do. Năm 1917, Phan bội Châu viết sách: “Pháp - Việt huề luận”, biểu hiện sự hoang mang, dao động trong lập trường tư tưởng của ông. Trong sách đó có đoạn viết: “Tôi muốn từ nay về sau, người Pháp chớ coi người Nam như tôi tớ, như trâu ngựa, mà coi người Nam như bạn bè, như thân thích. Người Pháp mà thực lòng coi người Nam như bạn bè thân thích mà mình lại không biết coi người ta như bạn bè thân thích hay sao? Trong lúc vô sự thì dạy nuôi gồm đủ, đến lúc có sự thì họa phúc cùng nhau. Đem tất cả bọn con em khỏe mạnh 25 triệu người Việt Nam mà cùng các tướng tài quân giỏi của nước Pháp cùng hợp sức chống giữ cửa ngỏ, mà người Nhật muốn có cắn nuốt e cũng không sao trôi cổ họng được”. Sự chuyển biến tư tường từ bạo động chống Pháp sang hòa thân với Pháp là một bước lùi trong nhận thức chính trị của Phan Bội Châu. Ông đã chưa thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản và của thực dân xâm lược.
Phan Chu Trinh cũng là một nhà nho yêu nước cỡ lớn. Ông là người sớm có tư tưởng dân chủ ở nước ta. Chủ trương cứu nước của ông có khác với chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
 
Phan Châu Trinh (1872–1926)
 Ông là nhà thơ, nhà văn, và là nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Chau Trinh.jpg
Sinh Phan Châu Trinh
phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đại Nam
Mất Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp
Nơi an nghỉ Sài Gòn
Tên khác Phan Tây Hồ
Sau khi từ quan (1905), Phan Chu Trinh vào Nam ra Bắc để tuyên truyền chí hướng mình. Năm 1906, ông sang Trung Quốc gặp Phan Bội Châu và sau đó cùng sang Nhật. Trong thời gian ở Nhật, hai người từng trao đổi, tranh luận về đường lối cứu nước. Phan Chu Trinh nói với Phan Bội Châu: “Nay được mấy học sinh vào nhà trường của Nhật Bản là sự nghiệp rất lớn của ông đấy. Bây giờ ông nên ở Đông Kinh tĩnh dưỡng, chuyên chủ về việc viết sách, không cần hô hào đánh Pháp, chỉ nên đề xướng dân quyền. Dân đã giác ngộ được quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể mưu tính việc khác” (Phan bội Châu niên biểu). Phan Bội Châu có thuật lại cuộc tranh luận về chính kiến giữa hai người như sau: “Ông (tức Phan Chu Trinh) thì muốn trước hết đánh đổ ngay quân chủ để  làm cơ sở xây dựng nhân quyền, tôi (tức Phan Bội Châu) thì muốn mưu tính đuổi ngay giặc Pháp, đợi khi nước nhà độc lập rồi sẽ mưu tính đến việc khác. Ý tôi là muốn lợi dụng quân chủ thì ông cực lực phản đối, ý ông là muốn đánh đổ quân chủ, đề cao quyền dân thì tôi không tán thành, vì ông với tôi tuy cùng một mục đích, nhưng thủ đoạn khác nhau rất xa. Ông thì từ chỗ dựa vào Pháp để đánh đổ vua, tôi thì đi từ chỗ đánh đổ Pháp mà phục lại Việt, do đó mà khác nhau. Nhưng dù chính kiến ông có khác tôi, mà về ý chí thì ông rất thích tôi”.
Để thực hiện đường lối đó, Phan Chu Trinh đã đi diễn thuyết tại nhiều nơi và vận động cho chủ trương cải cách giáo dục, duy tân đất nước theo hướng dân chủ. Hoạt động của Phan Chu Trinh và những người cùng chí hướng đã thực sự có tác động tích cực, sâu rộng đến đời sống tinh thần trong xã hội và đồng thời chống lại chính sách ngu dân, ru ngủ của thực dân Pháp. Với cuộc vận động đó, có thể nói Phan Chu Trinh là người đề xướng dân chủ dân quyền sớm nhất ở nước ta.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Đó là kết quả tất yếu của cuộc tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản đã phát triển lên giai đoạn gọi là Đế quốc chủ nghĩa. Sau 4 năm khốc liệt, năm 1918, cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia lại thế giới ấy kết thúc.
Nước Pháp tuy ở tư thế kẻ thắng trận nhưng cũng bị tàn phá nặng nề, đời sống xã hội tiêu điều, kinh tế kiệt quệ. Để sớm hàn gắn vết thương chiến tranh, nhanh chóng khôi phục kinh tế, tư bản Pháp tăng cường cướp bóc không thương tiếc các nước thuộc địa.
Ở Việt Nam, thực dân Pháp thi hành “chương trình khai thác lần thứ hai” mà tác giả của nó là Xarô, một trùm thực dân mang nhiều nợ máu với nhân dân ta, đã từng hai lần làm Toàn quyền Đông Dương. Trong lần cướp bóc có qui mô lớn này, số vốn của Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng rất nhanh. Từ năm 1924 (nghĩa là 6 năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất) đến năm 1929, tổng số vốn của tư bản Pháp đầu tư vào Việt Nam hơn gấp 6 lần vốn đầu tư vào Việt Nam trong 20 năm trước chiến tranh. Qua đó, tư bản Pháp đã xâm nhập mạnh mẽ vào mọi ngành kinh tế nước ta, đặc biệt là nông - lâm nghiệp và khai thác mỏ. Sự xâm nhập này không nhằm nâng cao đời sống nhân dân lao động mà trái lại là công cụ tăng cường vơ vét thành quả lao động của họ cũng như tài nguyên thiên nhiên đất nước. Đi đôi với việc đó, để đảm bảo lợi nhuận tối đa (siêu lợi nhuận) cho công cuộc khai thác có tính cướp bóc trắng trợn lần này, thực dân Pháp đã thi hành hàng loạt chính sách chính trị, quân sự, văn hóa giáo dục thâm độc, đầy tính áp bức bất công với không ít phủ dụ mị dân làm phân hóa quần chúng để dễ bề cai trị. Bên cạnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ được áp dụng ở mức độ nhất định, cần thiết cho sự cướp bóc, thực dân Pháp vẫn để cho tồn tại quan hệ phong kiến, làm cho nước ta ở vào tình trạng thuộc địa - nửa phong kiến, nhân dân lao động ở tình thế “một cổ hai tròng”(thực dân - phong kiến).
Với qui mô to lớn, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm chuyển hóa mạnh mẽ thành phần cũng như đời sống của lực lượng lao động nước ta. Thành phần làm công ăn lương trong các đồn điền, công ty Pháp tăng lên rất nhanh và bộ phận trực tiếp sản xuất gọi là công nhân trở thành một lực lượng to lớn. Con người thuộc bộ phận này (còn gọi là công nhân) có đời sống rất cực khổ (cực khổ đến độ không có tài sản gì đáng kể nên còn gọi là “vô sản”). Mãi đến tháng 10-1927, toàn quyền Đông Dương mới ra nghị định, quy định công nhân bản xứ được làm việc mỗi ngày 10 tiếng, kể cả thời gian đi về, nhưng trên thực tế, họ vẫn phải làm đến 12 hay 14 tiếng, có khi lên đến 15-16 tiếng với đồng lương ít ỏi. Cực khổ quá thì bỏ việc từng nhóm, sau là bãi công từ nhỏ đến lớn, lúc đầu là yêu sách vế kinh tế, sau là bên cạnh yêu sách về kinh tế có cả yêu sách về chính trị; lúc đầu là tự phát, tản mạn, sau là tự giác có tổ chức. Hiện tượng đó không phải là ngẫu nhiên!
Trong lúc đó đời sống người nông dân nói chung cũng không kém phần cực khổ bởi sự bóc lột của nhà nước phong kiến và đám cường hào, ác bá. Một số nông dân còn bị bần cùng hóa bởi nạn cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền xí nghiệp của tư bản Pháp.
Dù cố duy trì và không ngừng tô son trát phấn cho bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thì đến đây, chủ nghĩa thực dân Pháp với những gì đã gây ra trong thực tiễn xã hội Việt Nam (mà không thể không gây ra!), xâm phạm trắng trợn đến quyền lợi tối thiểu, có tính sống còn của Đại Chúng Việt Nam, đã không thể che dấu được trước Đại Chúng ấy - một Đại Chúng đã từng trải đau thương và đã có cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn nhờ sự tuyên truyền, khai trí của các nhà chí sĩ yêu nước, cái bản chất tham tàn, bạo ngược, vô nhân tính của nó. Một Đại Chúng đã chất chứa phẫn uất và bắt đầu sục sôi trong một xã hội phân hóa ngày một sâu sắc giàu nghèo và đầy rẫy bất công đã làm hình thành nên một môi trường thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Tình hình ấy đã làm cho phong trào đấu tranh chính trị yêu nước chuyển biến mạnh về tư tưởng theo hướng ngày một gay gắt hơn, trực diện hơn đối với chế độ thực dân - nửa phong kiến Việt Nam. Nhất là sau khi cách mạng vô sản ở nước Nga, còn gọi là Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi (7-11-1917) và tư tưởng Xã hội chủ nghĩa của nó lan truyền về Việt Nam, thì sự chuyển biến tư tưởng ở nước ta từ tư tưởng dân chủ tư sản sang tư tưởng Xã hội chủ nghĩa (hợp với nguyện vọng của Đại Chúng lao khổ lúc bấy giờ) trở nên một xu hướng tất yếu; một sự lựa chọn duy nhất phù hợp với đặc tính thời cuộc.
Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp. Phan Chu Trinh (đã bị đưa sang cư trú chính trị tại Pháp vào thập niên trước đó, sau khi bị bắt đày Côn Đảo vì thực dân Pháp cho rằng ông đã kích động phong trào chống thuế, và được trả tự do nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền Pháp) đã viết “Thư thất điều” gửi Khải Định. Trong đó có đoạn “Nếu bệ hạ còn một chút thiên lương mà biết hối ngộ ra, tin rằng quân quyền không có thể cậy được, dân quyền không có thể đoạt được, mau mau hãy quay đầu mà thoái vị đi, đem chính quyền trao trả cho quốc dân để quốc dân trực tiếp ngay với chính phủ Pháp mà làm công việc để mưu lợi ích sau này”; và: “Chớ vì bằng thói cũ không chừa, choán cái ngôi chí tôn, ra cái ngôi chuyên chế, dìm quốc dân xuống cái vực sâu hang thẳm đời đời thì Trinh này sẽ bố cáo với quốc dân và thương thuyết với chính phủ Pháp, lãnh mệnh 25 triệu đồng bào Việt Nam, cùng với bệ hạ tuyên chiến một trận kịch liệt, hễ cái ngày nào đầu Trinh này chưa rớt xuống đất tức là cái ngày quân quyền của bệ hạ chìm xuống đáy sâu, kẻo lại trách rằng Trinh không báo trước!”
Tháng 5-1925, chính phủ Pháp cho Phan Chu Trinh về nước theo yêu cầu của ông. Ngày 15-6-1925, Phan Chu Trinh gửi thư cho Toàn quyền Pháp là Biô (Paul Beau). Trong đó, ông có viết: “Hơn nữa, các quan phụ huyện chọn thằng dân béo nào thì ăn, từ việc trộm cướp, kiện cáo, án mạng cho đến các việc vặt khác, việc gì cũng bóp nặn lấy tiền. Phàm sầu khổ ở dân gian tức là mối lợi to của quan lại. Không cứ việc gì lớn nhỏ, việc hoãn việc cấp, hễ nắm được một mảnh giấy của quan bảo hộ thì họ quí như hòn ngọc coi như bùa hộ thân, vì nhờ đó mà thu được nặng túi”, vì thế, “ngày nay dân cùng của hết, nghèo giàu đều khốn, dân đói đầy đường, trộm cướp như rươi; oán trách rầm lên, tình thế thật nguy ngập”. Cũng trong bức thư đó, Phan Chu Trinh ngây thơ đề nghị: “Chính phủ bảo hộ quả thực có thay đổi hẳn chính sách kén chọn kẻ tài năng, trao cho quyền binh, lấy lễ mà đãi, tỏ rõ lòng thành, cùng với họ bàn mưu lập kế hưng lợi trừ hại, mở đường sinh dưỡng cho dân nghèo, trao quyền nghị luận cho thân sĩ, rộng đường báo chí để thấu dân tình, phân minh thưởng phạt để trừ lại tệ (cái tệ của quan lại), ngoài ra như sửa đổi pháp luật, bãi bỏ khoa cử, chấn hưng học hiệu, đặt dựng thư cục, đào tạo sư phạm cho đến học công thương, khoa kỹ nghệ, phép thuế dịch, không có cái gì không lần lượt cải lương, thì người dân đều yên làm ăn, kẻ sĩ đều vui phục vụ”.
Khi những kiến nghị đó của ông bị Pháp bỏ ngoài tai, Phan Chu Trinh bèn thực hiện chủ trương tự lực cải cách dân chủ. Ông đề xướng việc khai thông dân trí, mở mang dân quyền theo ba phương châm là khai dân trí, chấn dân trí và hậu dân sinh. Ông lên án chế độ quân chủ và bọn quan lại, ông cho rằng không đập tan được nền quân chủ thì dù có khôi phục được nước cũng không phải là hạnh phúc của dân. Đồng thời ông cũng chỉ trích cả chính sách cai trị của thực dân Pháp vì cho rằng nó đã dung dưỡng bọn quan lại, cố tình làm ngơ cho bọn chúng đục khoét, hà hiếp nhân dân, miễn sao đủ sưu thuế cho nhà nước là được.
Phan Chu Trinh đã thấy được thảm trạng xã hội thời ông, bắt đầu nhận ra dã tâm thực dân, nhưng đã không thấy được nguyên nhân sâu xa của nó không phải là cái triều đình đã mục rỗng, thối nát sống vạ vật ấy mà chính là chính sách cai trị thâm độc của thực dân Pháp, có nguồn gốc từ bản chất ăn cướp cố hữu của nó. Do đó mà ông đã ảo tưởng. Dù sao Phan Chu Trinh đã làm được nhiều điều có lợi cho dân, nước và trước sau, ông vẫn là một nhà tư tưởng lớn, có trái tim yêu nước nồng nàn.
Đến đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, tư tưởng Phan Bội Châu, lúc ông đã bị Pháp đưa về an trí (thực ra là giam lỏng) ở Huế với tên gọi trìu mến của dân chúng là “ông già bến Ngự”, đã có sự thay đổi lớn lao. Trong tác phẩm “Xã hội chủ nghĩa”, ông đã hết lời ca ngợi chủ nghĩa xã hội.
Sự chuyển biến tư tưởng và chuyển hướng đường lối đấu tranh yêu nước, giành độc lập thể hiện rõ trên lĩnh vực sách, báo mà những cái tên tiêu biểu là Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Phạm Tuấn Tài, Huỳnh Thúc Kháng… Nhiều tờ báo, bài báo ở thời kỳ này đã ngày càng kiên định lập trường chống chế độ thực dân, nhiều nhà báo, trong tình hình kiểm duyệt khủng bố gắt gao của nhà đương cục Pháp, đã dũng cảm vạch trần, tố cáo trực tiếp vào chế độ thực dân. Báo “Le Jeune Annam” đã đăng lại các bài “Chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Viễn Đông” và “Varenne ở Đông Dương” của Nguyễn Ái Quốc, vốn đã từng đăng trên báo “Le Paria” ở Pari (vì vậy báo này mới ra được số đầu tiên vào ngày 23-3-1926 thì bị cấm chỉ). Báo “Le Nhaqué” đăng bài trực tiếp đả kích chế độ thực dân phong kiến (vì vậy cũng chỉ ra được số đầu tiên vào ngày 11-12-1926 rồi phải đình bản). Báo “Pháp - Việt nhất gia”, trong số cuối cùng đã kịch liệt lên án chế độ thuộc địa, đòi tự do dân chủ, chống chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề.
 
Huỳnh Thúc Kháng
Huynh Thuc Khang.jpg
Chức vụ
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước người Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1946-1947) và Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (giai đoạn từ 31 tháng 5 đến 21 tháng 9 năm 1946), trước đó ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh.
Đặc biệt, báo “La Cloche fêlée” của Nguyễn An Ninh xuất bản ở Sài Gòn từ ngày 10-12-1923 đến ngày 26-4-1926 đã kịch liệt phê phán chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Hơn nữa, trong những số cuối, báo này còn lần lượt đăng toàn văn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của MácĂngghen, lên án sự nô dịch của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam. Nguyễn An Ninh viết: “Người ta có viết và in một cuốn sách nhan đề: “Những điều kỳ diệu của người Pháp” ở châu Âu. Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là chỉ cần trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ tri thức của người Nam đã thấp đi, lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn”. Trong bài “Nước Pháp ở Đông Dương” cũng của Nguyễn An Ninh, có đoạn: “Thứ nhất, nước Pháp chẳng những không áp dụng những nguyên lý vĩ đại mà nó tuyên bố, nó lại còn tiêu diệt tinh thần dân chủ của xã hội Việt Nam. Thứ nhì, Pháp là nước đã ban bố tự do và dân quyền cho những người mới hôm qua là nô lệ, thì chính nước Pháp đó ở Đông Dương lại đặt ách nô lệ lên cổ của một dân tộc tự do, từng có nền văn hóa, trong lúc người Pháp còn lạc hậu ở trong những làng xóm quanh ao hồ”…

Karl Marx 001.jpg
Marx vào năm 1875

Sinh Karl Heinrich Marx là nhà tư tưởng người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Ông là một học giả có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực học thuật như triết học, kinh tế chính trị học, xã hội học, sử học...
05 tháng 5, 1818
Trier, Prussia, Liên minh các quốc gia Đức
Mất 14 tháng 3, 1883 (64 tuổi)
Luân Đôn, Anh, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland


Fred Engels.png

Thời đại Triết gia thế kỷ 19
Lĩnh vực Triết học phương Tây
Trường phái Chủ nghĩa Marx
Friedrich Engels (thường được phiên âm tiếng Việt là Phriđrich Ăngghen, sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 mất ngày 5 tháng 8 năm 1895) nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. Ông cùng với Karl Marx và là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Engels cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Karl Marx mất.


Luật sư Phan Văn Trường là một trong những người Việt Nam đầu tiên tán thành chủ nghĩa Mác. Ông đã từng cộng tác đắc lực với Nguyễn An Ninh. Sau khi Nguyễn An Ninh bị bắt (ngày 26-4-1926), ông ra ngay tờ báo L’Annam (nước An Nam) nhằm phê phán chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề, phản đối thực dân Pháp đưa binh lính Việt Nam đi tham gia trấn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Marốc, Xiri, Libăng; đăng lại nhiều bài của báo L’Humanité (Nhân Đạo), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp và đăng nhiều bài thể hiện cảm tình với Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội.
Các tổ chức đảng phái chính trị hoạt động thời kỳ này, hầu hết vẫn trên lập trường tư tưởng dân chủ tư sản, nhưng đường lối đấu tranh đã ngả dần sang hướng chống Pháp quyết liệt hơn. Một số đã dứt khoát quan điểm phải đánh đuổi chính quyền thực dân - nửa phong kiến bằng bạo lực. Điều này đã giải thích cho việc hàng loạt những nhà hoạt động ưu tú của những tổ chức, đảng phái này, trước sau đã thay đổi lập trường, lần lượt đi theo tiếng gọi của chủ nghĩa xã hội khi tổ chức mang tư tưởng vô sản xuất hiện tại Việt Nam.
Nổi bật có các tổ chức đảng phái sau:
Đảng Lập hiến do Bùi Quang Chiêu đứng đầu. Lập trường chính trị của đảng này chỉ là yêu cầu chính quyền thực dân thi hành một số chính sách cải lương. Năm 1925, Bùi Quang Chiêu sang Pháp vận động chính phủ Pháp ban hành một số cải cách tự do dân chủ ở Đông Dương, nhưng không đạt được kết quả. Ngày 24-3-1926, nhân khi Bùi Quang Chiêu từ Pháp về đến Sài Gòn, Đảng Thanh Niên đã huy động 60.000 người xuống đường đón rước Bùi Quang Chiêu nhằm biểu dương lực lượng đòi chính quyền thực dân Pháp ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Trong cuộc mít tinh này, sợ gây xích mích với chính quyền Pháp, Bùi Quang Chiêu đã hô khẩu hiệu: “Pháp - Việt đề huề muôn năm”. Vì vậy, ngay tối hôm đó, quần chúng đã hô to: “Đả đảo chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề”, “Đả đảo Bùi Quang Chiêu!”.
Đảng Thanh Niên là một tổ chức công khai do một số thanh niên yêu nước như Trần Huy Liệu, Nguyễn Trọng Hy… thành lập ở Sài Gòn vào tháng 3-1926. Đảng Thanh Niên không có cương lĩnh, điều lệ, hệ thống tổ chức. Chỉ là một tập hợp quần chúng hoạt động biểu dương lòng yêu nước như: đón tiếp Bùi Quang Chiêu như đã nói trên, tổ chức lễ tang Phan Chu Trinh (bệnh, mất vào ngày 24-3-1926), đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh.
Tâm Tâm Xã: (còn có tên là Tân Việt Thanh Niên Đoàn), do một số thanh niên yêu nước như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong… thành lập vào thập kỷ 20 của thế kỷ XX. Tôn chỉ của tổ chức này là: “phục quốc”, “hợp sức mọi người, lấy ý kiến tập thể, dũng cảm tiến lên, để đem lại cho mọi người cái nhân quyền đã bị cướp mất và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân”. Ngày 19-6-1924, một thành viên của Tâm Tâm Xã là Phạm Hồng Thái đã ném bom vào khách sạn Victoria ở Sa Diện, tô giới của Pháp ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Merlin. Mục đích không đạt được, Phạm Hồng Thái hy sinh anh dũng. Tuy nhiên sự kiện đó đã nêu cao tinh thần bất khuất trong lòng những người Việt Nam yêu nước.

                                                Phạm Hồng Thái
 Phạm Hồng Thái (1895/1896 - 1924) là một nhà hoạt động trong Phong trào Đông Du và là người đặt bom ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Merlin vào năm 1924. Tên thật của ông là Phạm Thành Tích, quê Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng cuối năm 1918. Tháng 4 năm 1924, ông gia nhập Tâm Tâm Xã do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn thành lập. Nhóm này chủ trương bạo động.
Ngày 19 tháng 6 năm 1924, sau khi viết bảng cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp đến nhân dân toàn thế giới, ông giả dạng ký giả vào Khách sạn Victoria tại tô giới Sa Diện ở Quảng Châu để ám sát toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin. Merlin lúc bấy giờ đang trên chuyến công du sang Nhật để điều đình việc trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam. Trên đường từ Nhật về Đông Dương, Merlin dừng lại thăm khu tô giới của Pháp ở Quảng Châu và định dự tiệc đêm 18 tháng 6 năm 1924. Tổ chức Tâm Tâm Xã muốn giết viên thực dân này để gây thanh thế. Vì ông được sự hỗ trợ của Lê Hồng Sơn nên đã nhận nhiệm vụ thực hiện sứ mạng này. Trong bữa tiệc ông đã quăng một quả lựu đạn được ngụy trang trong một chiếc máy ảnh vào giữa bàn tiệc. Tuy nhiên vụ mưu sát không thành, Merlin chỉ bị thương nhẹ và thoát chết, dù vậy có năm doanh nhân Pháp tử thương là Pelletier, Rougeau, Gérin và vợ chồng Desmarets. Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy nã nên phải gieo minh xuống dòng Châu Giang tự tử khi chỉ mới 28 tuổi. Sự kiện này được nêu tên gọi "Tiếng bom Sa Diện"
 hoang hoa cuong 4 
Việt Nam Nghĩa Đoàn là tổ chức yêu nước của một nhóm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều…, thành lập năm 1925. Sau đó, kết hợp với một số sĩ phu yêu nước vừa mới ở tù ra như Lê Văn Huân, Trần Mộng Bạch, Nguyễn Đình Kiên…, đổi tên Nghĩa Đoàn thành Hội Phục Việt. Hội Phục Việt tuyên bố: “Nước Pháp dùng vũ lực để bắt nước ta thành nô lệ…, họ đã áp bức dân ta nhiều năm nay… Trong cảnh ô nhục và căm thù đó, chúng ta, người Việt Nam, không thể đội trời chung với người Pháp… Các dân tộc đang hưởng ứng lời kêu gọi của nước Nga Cách mạng… Lẽ nào người Việt Nam chúng ta lại vẫn chìm đắm trong giấc ngủ triền miên…? Hỡi dân tộc Việt Nam! Hãy mau mau thức tỉnh…”.
Việt Nam Quốc Dân Đảng là tổ chức chính trị tiêu biểu cho xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài sáng lập vào đêm 25-12-1927 ở Hà Nội. Hạt nhân đầu tiên của đảng này là nhóm Nam Đồng thư xã của Phạm Tuấn Tài, thành lập đầu năm 1927. Khi mới thành lập, đảng này chưa có đường lối chính trị rõ ràng. Buổi đầu thành lập chỉ nêu mục tiêu chung chung là “Trước làm dân tộc cách mệnh, sau làm thế giới cách mệnh”, “xây dựng nền cộng hòa dân chủ trực tiếp”. Đến bản điều lệ soạn thảo năm 1928 thì có nêu chủ nghĩa của đảng là “xã hội dân chủ”, mục đích của đảng là: “Đoàn kết các lực lượng cả nam lẫn nữ để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp và giúp đỡ các dân tộc bị áp bức". Đến bản chương trình hoạt động đầu năm 1929 thì Quốc Dân Đảng đã thay “chủ nghĩa xã hội dân chủ” bằng khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” với mục đích nêu ra cụ thể hơn, là tiến hành “cách mạng dân tộc, cách mạng chính trị, cách mạng xã hội, nhằm đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền, thi hành tự do dân chủ”. Do tổ chức lỏng lẻo, hoạt động bừa bãi nên đã để cho mật thám Pháp lọt được vào hàng ngũ, đồng thời trong nội bộ đảng cũng xuất hiện mầm mống chia rẽ. Chiều tối 9-2-1929, ngay tại trung tâm Hà Nội, gần chợ Hôm, xảy ra vụ ám sát tên thực dân mộ phu đồn điền Badanh (Bazin). Nhân sự kiện này thực dân Pháp tổ chức khủng bố trắng không từ một tổ chức cách mạng nào, gây tổn thất lớn cho phong trào đấu tranh đang lên. Gần 200 đảng viên Quốc Dân Đảng bị bắt. Trước tình hình đấu tranh căng thẳng của Pháp và cũng do tâm lý dao động, nóng vội, một số lãnh đạo nòng cốt của đảng như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính quyết định khởi nghĩa. Ngày 10-2-1930, cuộc nổi dậy bạo động xuất hiện ở Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Thao, rồi đến ngày 15-2-1930 ở Hải Dương. Tất cả đều nhanh chóng thất bại. Nguyễn Thái Học cùng nhiều đồng chí của ông phải bước lên đoạn đầu đài, nêu cao tinh thần yêu nước, bất khuất.
Cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc Dân Đảng phát động nhưng thất bại, trong lịch sử được gọi là "Khởi nghĩa Yên Bái". Wikipedia đã tóm tắt quá trình xảy ra như sau:
Sau những tổn thất nặng nề do chính quyền thực dân gây ra, một số lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương phản công bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, chứ không thể ngồi khoanh tay chờ bị tiêu diệt.
Từ cách nhìn nhận đó, ngày 17 tháng 9 năm 1929, Chủ tịch Đảng Nguyễn Thái Học đã triệu tập Hội nghị Đại biểu toàn quốc Việt Nam Quốc dân Đảng tại Lạc Đạo, Hải Dương, để bàn bạc và thống nhất kế hoạch khởi nghĩa. Tại hội nghị, Việt Nam Quốc dân Đảng bị chia thành phái chủ hoà (Lê Hữu Cảnh) và chủ chiến (Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu). Phái chủ chiến chiếm ưu thế trong hội nghị.


                       Lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng Nguyễn Khắc Nhu.

Sau đó, Việt Nam Quốc dân Đảng triệu tập Hội nghị Bắc Ninh, thống nhất kế hoạch và phương thức tiến hành khởi nghĩa. Tăng cường vận động binh lính. Các cơ sở chế tạo vũ khí được triển khai và đẩy mạnh. Công tác chuẩn bị sau đó gặp một số sự cố như vụ sơ suất khi chế tạo bom, làm chết 3 đảng viên tại Bắc Ninh.
Trong Hội nghị tiếp theo nhóm họp ở làng Võng La, xã Hạ Bì, Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ ngày 25 tháng 12 năm 1929, Quốc dân Đảng khẳng định rằng cần phải tiến hành một cuộc khởi nghĩa để phản công lại sự đàn áp của Pháp. Phạm Thành Dương phản bội tổ chức tại Hội nghị.
Ngày 26 tháng 1 năm 1930, hội nghị tiếp theo được tổ chức tại làng Mỹ Xá, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong phiên họp ấy, đa số các đại biểu đều tán thành kế hoạch "Tổng khởi nghĩa". Cũng trong cuộc họp này, Việt Nam Quốc dân Đảng đã vạch ra kế hoạch tấn công một số đô thị và những yếu điểm quân sự của Pháp, bao gồm: Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại, Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, và Hà Nội. Chỉ huy các mặt trận cũng được chỉ định trong phiên họp lịch sử đó.
Trong một cuộc họp bí mật khác, trên núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữa các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và Nguyễn Khắc Nhu, ngày giờ phát động cuộc Tổng Khởi Nghĩa được ấn định là ngày 10 tháng 2 năm 1930.
Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, các cán bộ của Quốc dân Đảng là Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Thị Bắc được phái tới thành lập và tổ chức binh đoàn Yên Bái, đồng thời gây dựng cơ sở trong lực lượng lính khố đỏ tại đây. Sau đó, một chi bộ Việt Nam Quốc dân Đảng gồm binh lính người Việt trong quân đội Pháp được thành lập, kể cả các quân nhân Quản Cầm, Cai Thịnh, Cai Nguyên, Cai Thuyết, và Cai Hoàng tức Ngô Hải Hoàng. Lực lượng khởi nghĩa nhận được lời hứa ủng hộ của lính khố xanh và chi bộ tại Xuân Lũng, Phú Thọ. Tuy nhiên, sắp tới ngày khởi nghĩa thì người chỉ huy là Quản Cầm bị bệnh, đang chữa trị tại bệnh viện Lanessan. Quốc dân Đảng liền cử Trần Văn Liêm và Nguyễn Văn Khôi là những người không am hiểu về quân sự đến lãnh đạo và cử Ngô Hải Hoàng thay Quản Cầm.
Ngày 9 tháng 2 năm 1930, nhân cơ hội lễ hội đền Tuần Quán có nhiều người từ khắp nơi kéo về, lợi dụng dịp này, đảng viên Quốc dân Đảng đã chuyển dấu vũ khí đến Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa của binh đoàn Yên Bái tấn công quân đội Pháp khởi sự vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 (theo mật báo của Công sứ Yên Bái là De Bottini gửi Toàn quyền Đông Dương Pasquier).
Tối ngày 9 tháng 2 năm 1930, ngay khi có kèn hiệu tắt đèn ở trại lính, lực lượng nổi dậy đã đột nhập và hội với lực lượng binh lính nổi dậy bên trong. Quân khởi nghĩa chia làm mũi đánh vào khu nhà ở của sĩ quan, đồn Cao và đồn Dưới với mục tiêu là giết chỉ huy người Pháp và chiếm trại. Đúng 1 giờ sáng 10 tháng 2 thì lực lượng khởi nghĩa đồng loạt hành động. Các viên chỉ huy Pháp là quan ba Jourdan, quan một Robert, quản Cunéo, đội Chevalier, sĩ quan Damour, Bouhier bị giết. Một số chỉ huy người Pháp khác bị thương nặng.
Sau khi tiêu diệt các sĩ quan Pháp, lưc lượng nổi dậy chiếm kho vũ khí, chiếm nhà ga và cơ quan trong tỉnh.
Viên chỉ huy cao nhất của quân Pháp là trung tá Aimé Le Tacon đã chốt chặt ở đồn Cao và đánh trả lực lượng tấn công. Quân nổi dậy dần rơi vào bất lợi do chỉ có ít lính khố đỏ theo còn lính khố xanh không những không theo như đã hứa mà còn chống lại.
Đến 7 giờ sáng ngày 10 tháng 2, Tacon chỉ huy 3 đạo quân Pháp do quan ba Roccas, quan một Varen và đội trưởng Ollivier cầm đầu phản công. Trước sức tấn công mạnh của quân địch, nghĩa quân thất bại và dần tan rã. Quân Pháp tái chiếm được lại toàn bộ trại lính, bắt giữ 4 cai và 22 lính khố đỏ cùng 25 nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã thất bại vào sáng 10 tháng 2 năm 1930.
Chiến sự tại Phú Thọ diễn ra không đạt kết quả, Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy quân đánh vào thị xã Hưng Hóa không đạt kết quả. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp từ Phú Thọ kéo lên phản công, quân khởi nghĩa bị đánh tan, Nguyễn Khắc Nhu bị bắt, sau đó ông tự sát. Tại phủ Lâm Thao, cánh quân của Lý Mai (tức Bùi Xuân Mai) đã nhanh chóng làm chủ, đuổi Tri phủ Đỗ Kim Ngọc, treo cờ, đốt lửa báo tin thắng lợi. Sáng hôm sau, quân Pháp do Phó công sứ Phú Thọ là Chauvet tấn công quyết liệt, tái chiếm lại phủ, nghĩa quân phải rút vào các làng lân cận, một số bị bắt, trong đó có Bùi Xuân Mai (lãnh đạo cánh quân). Ông bị Pháp xử chém cùng Nguyễn Thái Học và 11 lãnh tụ khác của Quốc dân Đảng.
Do kế hoạch bị lộ từ trước nên cuộc tấn công vào thị xã Sơn Tây tại đồn Chùa Thông cũng không giành được thắng lợi. Sáng ngày 10 tháng 2 thì chỉ huy là Phó Đức Chính bị bắt.
Sau khi chiến sự tại trung du đã thất bại thì kế hoạch hành động ở các tỉnh miền xuôi mới được triển khai. Đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1930, Việt Nam Quốc dân Đảng khởi nghĩa tại Phả Lại, Vĩnh Bảo, Kiến An, Phụ Dực.
Tại Vĩnh Bảo (Hải Dương), do Trần Quang Diệu (VNQDĐ) chỉ huy, quân khởi nghĩa từ làng Cổ Am tiến lên tấn công huyện lỵ, giết Tri huyện Hoàng Gia Mô rồi tự giải tán. Tại Phụ Dực (Thái Bình), nghĩa quân đánh chiếm được phủ huyện, đốt giấy tờ sổ sách, rồi tự giải tán do không đủ sức chiếm giữ.
Kế hoạch khởi sự tại Kiến An bị lộ, Công sứ Pháp ở tỉnh Kiến An là Saillenfest de Soudeval (phó sứ là L. Gorrec) đã ra lệnh bắt giam toàn bộ lính khố đỏ, tổ chức canh phòng cẩn mật nên quân khởi nghĩa tự giải tán. Quân khởi nghĩa cũng gặp thất bại ở Đạo quan binh Phả Lại.
Tại Hà Nội, Đoàn Trần Nghiệp tổ chức đội cảm tử gồm có Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Quang Triệu, và Nguyễn Bá Tâm, tiến hành ném bom ở năm địa điểm ở Hà Nội trong đó có nhà Chánh mật thám Arnoux, 2 trái; Hỏa Lò 8 trái; Sở Sen đầm 2 trái; cảnh sát Quận 1, 2 trái; cảnh sát Quận 2, 2 trái. Bom nổ nhưng không có ai thiệt mạng. Đoàn Trần Nghiệp bị truy nã khắp nơi. Sau đó Đoàn Trần Nghiệp bị bắt tại Nam Định và bị hành quyết tại Hà Nội.
Kết Quả, quân khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 6 cai và lính khố đỏ, làm bị thương 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 4 cai và lính khố đỏ, thu được 2 khẩu súng liên thanh, 12 súng trường.
Ngày 27 tháng 2 năm 1930, 15 người của quân khởi nghĩa đã bị đem ra tòa xử và 4 trong số đó bị tử hình. Sau khi một loạt lãnh đạo của Quốc dân Đảng bị bắt, thực dân Pháp đưa 87 người tới Yên Bái xử vào ngày 23 tháng 3 năm 1930, và 13 trong số đó bị tử hình. Nguyễn Thái Học và một số đồng chí bị quân Pháp do Công sứ Hải Dương Massimi chỉ huy bắt ở Hải Dương cũng bị đem tới Yên Bái tử hình trong đợt này. Các lãnh tụ Quốc dân Đảng khác bị tử hình cùng đợt ở Yên Bái ngày 23 tháng 3 gồm Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn (nông dân), Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh Ngọc Tỉnh, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính, và Hà Văn Lạo (25 tuổi, thợ hồ).

Không thành công cũng thành nhân
Ảnh xử tử các liệt sĩ Yên Bái đăng trên các báo Pháp tháng 6.1930 (trong vòng tròn là đầu của Nguyễn Thái Học).
13 chiến sĩ Yên Bái2
13 vị anh hùng đảng viên Quốc Dân Đảng bị chém đầu tại Yên Bái ngày 17-6-1930.
 
Thống sứ Bắc Kỳ là Robin ra lệnh cho công sứ ở tỉnh lỵ (và các tỉnh khác) ném bom triệt hạ làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương vì có tin là nghĩa quân về ẩn náu ở đó.
Thương tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơ ca, có bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ:

Ngày Tang Yên Bái

Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài danh dự
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
Vài cụ già đầu bạc, lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: "Ới, con ơi!"
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp lìa đời
Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao lòng mình quý mến
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến
Sau cái nhìn chào non nước bi ai
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.
Không thành công cũng thành nhân
Khu mộ các liệt sĩ Khởi nghĩa Yên Bái.
Liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Bái và cái chết của Nguyễn Thái Học là vụ tự sát đầy cảm động của Nguyễn Thị Giang. Nguyễn Thị Giang sinh năm 1906 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Bà là con của ông Nguyễn Văn Cao (?- 1925) và bà Nguyễn Thị Lưu (?- 1936) và là chị ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.
Sau khi học xong lớp nhất, Cô Giang cùng em ruột là Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc) được nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu (tức Xứ Nhu) dìu dắt rồi kết nạp vào tổ chức Việt Nam Dân Quốc
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, nhóm trí thức trẻ trong Nam Đồng thư xã đứng ra thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau đó, đảng này sáp nhập với Việt Nam Dân Quốc vì họ có cùng mục tiêu là "đánh đuổi người Pháp ra khỏi nước Nam, giành nước Nam lại cho người Nam". Nhờ việc sáp nhập này, Chủ tịch Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thái Học có dịp làm quen với Cô Giang. Hợp lòng nhau, vào một buổi chiều từ Phú Thọ về xuôi, hai người ghé vào Đền Hùng để cùng thề hẹn... Theo một Ủy viên trong Việt Nam Quốc Dân Đảng là nhà văn Nhượng Tống, thì trong buổi ấy, Cô Giang đã cố xin Nguyễn Thái Học giao cho một khẩu súng lục, và hứa rằng "nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!". Đứng trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cô Giang được cử giữ chức Tổng thư ký của đảng. Sau, cô cùng em mình là Cô Bắc được cử phụ trách việc truyên truyền, làm binh vận và liên lạc giữa các cơ sở đảng ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái... Và bất cứ ở nơi đâu, hai chị em cô đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.


                                                       Nguyễn Thị Giang
Khi cuộc khởi ngĩa thất bại, lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng nhiều đồng chí nòng cốt của ông (trong số đó có cả Cô Bắc) đều bị đối phương bắt được. Nghe tin vị hôn phu của mình bị bắt (ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt Chí Linh, Hải Dương). Cô Giang đã nghĩ đến kế hoạch táo bạo là tấn công nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) để giải thoát cho Nguyễn Thái Học và các người khác.
Kế hoạch chưa kịp thực hiện, thì ngày 16 tháng 6 năm 1930, Cô Giang nghe tin nhà cầm quyền Pháp đã đưa Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông từ Hà Nội lên Yên Bái, để xử chém vào ngày hôm sau (17 tháng 6). Tức thì, Cô Giang cải trang, giấu khẩu súng lục trong người rồi đi tàu hỏa lên đó. Xem xử xong, cô lặng lẽ trở về phòng trọ viết hai bức thư tuyệt mệnh trên trang giấy khổ nhỏ, bằng bút chì xanh. Lá thư thứ nhất cô gửi cho cha mẹ anh Nguyễn Thái Học, còn lá thứ hai cô gửi cho người chồng nơi chín suối. Viết xong thư, Cô Giang ra chợ mua mấy vuông vải trắng, thắt ngang đầu để tang chồng, rồi đáp tàu hỏa về Vĩnh Yên, quê Nguyễn Thái Học, ngay buổi chiều tối hôm đó.
Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, nhằm ngày 22 tháng 5 năm Canh Ngọ, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ "G" tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào. 
 Nghe tin Cô Giang tự sát, quân Pháp lập tức có mặt để nhận dạng. Biết đúng là cô, họ liền ra lệnh chôn, rồi đặt điếm canh để không ai được đến thắp hương. Tuy nhiên, theo Lê Minh Quốc, thì "trên mồ của người nữ cách mạng này bao giờ cũng có những bông hoa đỏ thắm".
Trước khi tự sát, Cô Giang có Để lại hai bức thư.
Bức Thứ Nhất:

Bức Thứ Hai:

Khi nghe tin Cô Giang tuẫn tiết, nhà cách mạng Phan Bội Châu cảm khái làm bài văn tế Nguyễn Thái Học và Cô Giang:

"Than rằng:
Sóng nhân đạo ở hai mươi thế kỷ, bạn má hồng toan cướp gái làm trai – Gương nữ hùng trên một góc trời Nam, bọn da trắng phải ghê giòng giống Việt.
Trên quốc sử mực chàm giấy phấn, ong cả đoàn nhan nhản bầy nô, – Dưới Long Thành máu thắm cỏ xanh, gái đến thế rành rành chữ liệt.
Trăng thu mờ mịt, trông những buồn tênh! Người ngọc xa vời, nghĩ càng đau tuyệt.

Nhớ nữ liệt sĩ xưa:
Đất nhả tinh hoa – trời treo băng tuyết.
Vóc quần thoa nhưng chí khí tu mi – Thân khuê các mà can trường khí tiết.
Thuở bé nhờ ơn gia giáo, Hán học vừa thông – Tuổi xanh vào chốn học trường, Pháp văn cũng biết
Tang hải gặp khi xoay cuộc, ngó giang sơn luống những lòng đau – Trần ai tức lôí không người, thâý nô lệ giương đôi tròng ngút.
Xem sách Pháp từng đem óc nghĩ: Dan Đà, La Lan thuở nọ, chị em mình đã dễ ai hơn, – Giở sử nhà bỗng vỗ tay reo: Bà Trưng, Cô Triệu sau này, non nước ấy có đâu hồn chết.
Triều cách mạng đang dâng sùng sục, cát Vệ Tinh ngậm đầy trước miệng, mong thấy bể vùi, – Vai quốc dân nặng gánh trìu trìu, đá Oa Hùng dắp sẵn trong tay, nỡ xem trời khuyết.
Tức tội cường quyền – Thi gan sấm sét.
Khi nhập đảng tuổi vừa mười tám, cơ nữ binh đăng đội tiền phong; – Lúc tuyên truyền sách động ba quân, lưỡi biện sĩ trổ tài du thuyết.
Thổi gió phun mây từng mấy trận, nào Lâm Thao, nào Yên Bái, nữ tham mưu đưa đẩy đội hùng binh; – Vaò sinh ra tử biết bao phen, kia thành huyện, kìa đồn binh, cờ nương tử xông pha hùm rắn rết.
Nguyễn Thái Học trổ tài kiện tướng, nhờ có cô mà lông cánh thêm dài – Phạm thị Hào nổi tiếng trung trinh, em có chị mà xứng danh nữ kiệt.

Khốn nỗi thay!
Vận nước còn truân – Tai trời chửa hết!
Trắc trở buồm xuôi gió ngược, tài anh thư gặp bước gian truân. – Ngại ngùng nước biếc non xanh, tay chức nữ uổng công thêu dệt.

Nhưng hãy còn:
Thiết thạch tâm can, – Châu toàn bách chiết.
Thời như thế, việc đành phải thế, đoạn đầu đài mừng được thấy anh lên. – Sống là còn thác vẫn là còn, súng kề cổ không nhường cho giặc giết.
Tiếng súng lúc vang lên một phát, núi đổ sông nhào! – Hồn anh thư hẹn phút trùng lai, thần gào quỷ thét

Ôi thương ôi!
Khóc nữa mà chi! – Nói không kể xiết!
Một nén hương lòng, – Mấy lời thống thiết!
Bạn nữ lưu ai nối gót theo chân? – Nghĩa đoàn thể, xin từ đây cố kết!

Hỡi ơi! thương thay!"
Có hai bài thơ không đề viết về Cô Giang:
"Sống nhục sao bằng sự thác vinh?
Nước non cho vẹn chữ chung tình
Lưỡi dao xử tử chàng không ngại
Tiếng súng quyên sinh thiếp cũng dành.
Một tấm can tràng trời đất thảm
Ngàn thu tiết tháo quỷ thần kinh
Cuộc đời xá kể chi thành bại
Trai đã trung thì gái hẳn trinh!"
(vô danh)

"Tình chồng, nợ đảng, gánh giang san!
Thác xuống tuyền đài hận chửa tan.
Xương trắng nêu cao gương hiếu nghĩa,
Máu hồng in thắm chữ trung can.
Ngàn năm tồ quốc ơn ghi mãi,
Một thác tình chung nghĩa trả toàn
Thành bại mặc ai người nghị luận,
Muôn ngàn năm để tiếng Cô Giang."
(vô danh)
Và trong dân gian cũng đã xuất hiện nhiều bài vè ca ngợi Cô Giang, trích một bài:

"Cô Giang cũng bậc anh hùng,
Dốc tâm thề Đảng một lòng trung trinh.
Cùng ai thề chữ tử sinh,
Chưa chăn gối cũng ra tình sắt son.
Chung tay việc Đảng lo tròn,
Tài chính cổ động lại còn giao thông.
Thất cơ sự đến khi cùng,
Tím gan yên Bái, đau lòng Lâm Thao.
Thế gian mặc chuyện ra vào,
Lòng trinh xin nguyện trời cao soi cùng.
Chồng theo nước, thiếp theo chồng,
Tuồng chi dơ dáng số cùng hôi tanh.
Khen chê phó mặc sử xanh,
Treo gương đất nghĩa trời kinh đời đời..." 
 Đến đây Việt Nam Quốc Dân Đảng tan rã. Riêng Phạm Tuấn Tài, nằm trên giường bệnh, trước lúc mất mới xác định lại niềm tin cuối cùng của đời mình: “Đối với tổ chức đảng, tôi nhận thấy rằng: cách mệnh thành công mới là mục đích cứu cánh, còn tổ chức đảng chỉ là một công cụ để thực hành cách mệnh… Do những điều kinh nghiệm về cách mệnh, tôi nhận thấy rằng: muốn phá hoại một xã hội cũ và kiến thiết một xã hội mới, lực lượng cách mệnh chỉ có thể trông vào các giai cấp nào trong xã hội bị bóc lột hơn hết và bị áp bức hơn hết. Và muốn đánh đổ chế độ hiện thời, những phần tử cách mệnh ở các dân tộc bị áp bức phải liên kết với công nông và quần chúng lao khổ ở các nước tư bản mà thành lập một trận tuyến chung. Chủ nghĩa quốc gia hiện đã trái mùa, cả đến chủ nghĩa xã hội dân chủ hay chủ nghĩa Tam dân cũng chỉ là những cách mệnh cải lương không công hiệu. Nói rõ hơn, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể đánh đổ được chủ nghĩa đế quốc mà giải phóng cho các dân tộc yếu hơn, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể phá tan được xã hội giai cấp mà dẫn nhân loại tới thế giới đại đồng”.
(Sự phân biệt giàu nghèo là không thể tiêu diệt được, một khi còn sản xuất hàng hóa và phấn đấu vì danh lợi. Nếu hội tụ được 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì bất cứ cuộc cách mạng, khởi nghĩa nào cũng thành công chứ không cứ gì phải là cách mạng vô sản. Lịch sử thế giới đã chỉ ra như vậy. Do đó lời tâm huyết trên có thể là đúng cho thời đoạn lịch sử của nó nhưng không thể mang tính chân lý phổ biến!).
Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng như cuộc bạo động non dẫn đến thất bại đau đớn của Việt Nam Quốc Dân Đảng, ngọn cờ phản đế, phản phong, giải phóng dân tộc đã chuyển hẳn sang tay những người cộng sản, mà theo Lê Duẩn là: “Từ năm 1930, trên dải đất Việt Nam, phong trào chống đế quốc giành độc lập, giải phóng dân tộc, chỉ là những phong trào do giai cấp công nhân lãnh đạo” (Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam; NXB Sự Thật, Hà Nội, năm 1967).
***
 (Hết chương XXVIII)
-------------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét