TT&HĐ III - 28/l
THVL | Chuyện kể đất phương Nam: Anh hùng Trương Định
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG VII (XXVIII): BẤT KHUẤT
“…
Tinh thần Hà Nội, tính cách Hà Nội - đó là tổng hợp tất cả những gì tốt
đẹp nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quí… Hà Nội khởi dậy từ trong lòng
mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên kết hợp với truyền thống
nghìn xưa quyện trong không khí mà mỗi tấc đất đều thấm máu anh hùng của
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”
(Trích xã luận báo Nhân Dân, số ra ngày 26-12-1972)
"Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc
vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng : «Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân Việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô».
Đó là chứng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó
cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài.
(...)
Có lẽ chúng ta sẽ công bình hơn khi nói rằng trí thức Việt còn có nhiều
người thông minh đến độ lỗi lạc tuyệt vời, và nhiều người sống rất đam
mê lý tưởng, không ngừng hy sinh cho sự tồn tại, vươn cao của dân tộc
họ. Chúng ta, dù ở quốc gia nào khác, cũng nghiêng mình trước họ, vì họ
là niềm kiêu hãnh của một giống nòi."
(Trích "Người Việt cao quý" - Chương V - tác giả A. Pazzi)
"Đối diện với quân đội Mỹ là cả một dân tộc kiên quyết như quả núi đá,
có một tâm hồn cao thượng đáng khâm phục, một tinh thần dũng cảm vô
song, không hề biết sợ trước bất cứ kẻ thù nào".
(Báo Thế Giới (Le Monde) của Pháp)
(Tiếp theo)
Nhìn vào lịch sử, không thể chối cãi được rằng hệ tư tưởng Nho giáo đã có những tác động tích cực nhất định đến đời sống xã hội thời quân chủ. Nhưng cũng phải công nhận rằng cái quan niệm “trung quân” mù quáng, thái quá, cực đoan đến tàn nhẫn của nó đã gây ra không ít những cái chết oan uổng, uất ức hoặc cũng có thể là bi tráng nhưng vô ích của biết bao nhiêu con người tài năng, chính trực. Đỗ Quang chưa bị dồn vào bế tắc đến mức tuẫn tiết, nhưng câu chuyện về Đỗ Quang đã là điển hình bi kịch của sự giằng xé nội tâm về tư tưởng của bộ phận quan lại, sĩ phu yêu nước thời đó. Và qua đó, hành động trả ấn từ quan về với dân với nước tham gia kháng chiến chống Pháp của họ càng thêm cao quí, càng được kính phục.
Thế
còn tư tưởng “trung quân” của Đại Chúng? Đơn giản hơn! Đại Chúng cũng
“trung quân” với triều đình vì theo lẽ tự nhiên, Đại Chúng cũng cần có
lãnh đạo để điều hành đất nước. Đại Chúng nghe theo “chỉ bảo” của triều
đình và còn tôn vinh nếu triều đình đó “tốt” đối với Đại Chúng. Nhưng
Đại Chúng sẽ nổi lên chống lại, thậm chí là đòi “đổi mới” trước một
triều đình trở nên “xấu”, phản bội. Khi có giặc ngoại xâm, Đại Chúng
mong triều đình đánh giặc và dốc lòng theo triều đình đánh giặc giữ nước
vì tin vào “tài” thống nhất chỉ huy của triều đình, tin rằng triều đình
dù sao cũng là “người nhà”, ở trong một “nhà” với Đại Chúng và của Đại
Chúng. Một khi triều đình không những bỏ Đại Chúng mà còn bán cả “nhà”
của Đại Chúng cho kẻ xâm lược để ích kỷ toàn mạng cầu vinh thì Đại Chúng
cũng cứ phải đánh giặc thôi. Vì nếu không đánh giặc thì Đại Chúng ở đất
nào? Triều đình bán “nhà” của Đại Chúng cho kẻ xâm lược nhưng đời nào
Đại Chúng chịu, hơn nữa bán hết rồi thì ở đâu, không lẽ kéo bầu đoàn thê
tử lưu vong đi xâm lược “nhà” của Đại Chúng khác. Mà dám không? Do đó,
triều đình phải quay lại, đi theo kẻ xâm lược chà đạp Đại Chúng để xin
kẻ xâm lược nhượng lại cho góc “nhà” nào đó mà ở. Đại chúng vốn “cả
tin”, dựa hết vào sự bảo vệ của triều đình, chỉ lo làm lụng mà không
tàng trữ binh lực, nên trong những trường hợp như vậy thì dễ bị thua.
Thua thì mất “nhà”, đành phải sống trên đất rõ ràng là của mình mà như
là đất giặc, trở thành nô lệ của “khách” trên đất mình. Bị vậy nên Đại
Chúng thua rồi vẫn đánh, đánh truyền đời truyền kiếp cho đến thắng thì
thôi, đến đòi được “nhà” mới thôi, và lần này thì dẹp luôn cả “trẫm”.
Tuy nhiên, cũng có thể phải chịu hy sinh hết mà không đòi được “nhà”.
Nếu có vậy thì Đại Chúng vẫn cứ đánh vì đàng nào cũng chết, mà chết
trong đấu tranh vẫn thỏa chí hơn chết trong đọa đày, vì theo Hồ Chí Minh thì: “Thà hy sinh tất
cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”
trên đất mà tổ tiên đã dày công khai phá, làm chủ và con cháu có quyền
được thừa hưởng.
Ngay từ xa xưa, các nhà hiền triết phương Đông đưa ra quan niệm cực kỳ đúng đắn: "Quốc dĩ dân vi bản" (nước lấy dân làm gốc). Đó không phải là một quan niệm tuyên truyền, phủ dụ dân chúng, mà là một chân lý khách quan, phù hợp với Đức Huyền Diệu. Một lãnh thổ mà không có người ở thì không thể là tổ quốc. Tổ quốc là lãnh thổ ruộng đồng sông núi, có thành quả lao động tạo dựng của quần thể con người (quần chúng, Đại Chúng) sinh sống lâu dài trên đó, dựa vào môi trường thiên nhiên ở đó để sinh tồn một cách gắn bó keo sơn. Cho nên tổ quốc muốn tồn tại thì phải để cho dân (quần chúng nhân dân) tồn tại. Thuận theo luật tự nhiên, con người ta, ai cũng muốn sống và cố gắng sống còn. Dân cũng vậy, nhưng khi sự cố gắng sống còn ấy có nguy cơ hoặc bị áp bức bóc lột đè nén quá đáng bởi những kẻ lãnh đạo đất nước hay giặc cướp ngoại bang tham lam ích kỷ vô độ, thì họ sẽ nổi loạn, đấu tranh. Từ đây mà có quan niệm: "Dân dĩ thực vi thiên" (dân lấy ăn làm trời). Và các nhà hiền triết xưa kia đã đúc kết lại thành một chân lý muôn đời: "Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên". Xã hội phong kiến nói chung là xã hội luôn phân tầng gay gắt thành hai tầng lớp thống trị và bị trị. Thống trị gồm vua chúa, hoàng thân quốc thích, quan lại, là bè lũ ăn trên ngồi trốc. Bị trị là quần chúng nhân dân lao động. Do tính tham lam ích kỷ mù quáng thường trực như bản năng ở mỗi con người mà tầng lớp thống trị luôn quên cái quan niệm có tính chân lý tuyệt đối đó và để cho xã hội bùng phát khởi nghĩa nông dân và chiến tranh huynh đệ liên miên như một căn bệnh mãn tính. Để chữa bệnh, tầng lớp thống trị đã từng tìm đủ mọi cách, áp dụng mọi phương pháp, nhưng không triệt để. Một trong số các cách thức, biện pháp đó nhằm vấn an dân chúng, thu phục lòng người lâu dài để trị an đất nước của các triều đại phong kiến là xây dựng nên một lý thuyết biện minh cho sự tồn tại theo "ý trời" của chúng. Nghĩa là làm cho dân chúng hiểu rằng sự tồn tại của vua chúa, quí tộc đã được Thượng Đế mặc định để cai trị dân chúng và dân chúng phải hết lòng ủng hộ, trung thành đến mức tôn thờ, kính sợ vua chúa, quí tộc. Nói riêng, các triều đại phong kiến Trung Hoa, Việt Nam, Triều tiên, Nhật Bản... đã lấy tư tưởng của Nho Gia, xuyên tạc nó thành Nho Giáo, lợi dụng nó, lấy nó làm tư tưởng chính thống cho công cuộc cai trị của mình. Chẳng hạn, Nho gia cũng đề cao lòng trung thành của cấp dưới với lãnh đạo. Tuy nhiên, lòng trung thành đó không phải là sự mù quáng tuân lệnh như đời nay vẫn hiểu lầm như “Trung thần không thờ hai chúa”, "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung"...,được cho là của Nho giáo để khuyến khích lòng trung thành mù quáng, tạo điều kiện cho vua chúa nô dịch người dân.. Khổng Tử nói "Yêu con mà không dạy con phải chịu khó nhọc được ư ? Trung với vua mà không khuyên can vua theo đường chính ư ?". Khổng Tử dạy rằng bề tôi chỉ trung thành với bậc minh quân đáng cho mình thờ; nếu vua tàn ác vô đạo thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác. Nghĩa Quân – Thần trong Nho Gia có định phận rõ ràng như Khổng tử đã viết: “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua”. Mạnh Tử cũng từng nói (rất đúng): "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Dân mới là quý giá nhất, tổ quốc xếp kế tiếp, vua thì không đáng gì). Từ những ý niệm có nhiều đúng đắn của Nho Gia về lòng trung thành, Nho Giáo đã đưa ra tư tưởng "Trung quân ái quốc" đầy phi lý. Nghĩa là phải tuyệt đối trung thành với vua trước, dù đó là ông vua bán nước, rồi sau đó mới đến yêu nước!
Ngay từ xa xưa, các nhà hiền triết phương Đông đưa ra quan niệm cực kỳ đúng đắn: "Quốc dĩ dân vi bản" (nước lấy dân làm gốc). Đó không phải là một quan niệm tuyên truyền, phủ dụ dân chúng, mà là một chân lý khách quan, phù hợp với Đức Huyền Diệu. Một lãnh thổ mà không có người ở thì không thể là tổ quốc. Tổ quốc là lãnh thổ ruộng đồng sông núi, có thành quả lao động tạo dựng của quần thể con người (quần chúng, Đại Chúng) sinh sống lâu dài trên đó, dựa vào môi trường thiên nhiên ở đó để sinh tồn một cách gắn bó keo sơn. Cho nên tổ quốc muốn tồn tại thì phải để cho dân (quần chúng nhân dân) tồn tại. Thuận theo luật tự nhiên, con người ta, ai cũng muốn sống và cố gắng sống còn. Dân cũng vậy, nhưng khi sự cố gắng sống còn ấy có nguy cơ hoặc bị áp bức bóc lột đè nén quá đáng bởi những kẻ lãnh đạo đất nước hay giặc cướp ngoại bang tham lam ích kỷ vô độ, thì họ sẽ nổi loạn, đấu tranh. Từ đây mà có quan niệm: "Dân dĩ thực vi thiên" (dân lấy ăn làm trời). Và các nhà hiền triết xưa kia đã đúc kết lại thành một chân lý muôn đời: "Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi thiên". Xã hội phong kiến nói chung là xã hội luôn phân tầng gay gắt thành hai tầng lớp thống trị và bị trị. Thống trị gồm vua chúa, hoàng thân quốc thích, quan lại, là bè lũ ăn trên ngồi trốc. Bị trị là quần chúng nhân dân lao động. Do tính tham lam ích kỷ mù quáng thường trực như bản năng ở mỗi con người mà tầng lớp thống trị luôn quên cái quan niệm có tính chân lý tuyệt đối đó và để cho xã hội bùng phát khởi nghĩa nông dân và chiến tranh huynh đệ liên miên như một căn bệnh mãn tính. Để chữa bệnh, tầng lớp thống trị đã từng tìm đủ mọi cách, áp dụng mọi phương pháp, nhưng không triệt để. Một trong số các cách thức, biện pháp đó nhằm vấn an dân chúng, thu phục lòng người lâu dài để trị an đất nước của các triều đại phong kiến là xây dựng nên một lý thuyết biện minh cho sự tồn tại theo "ý trời" của chúng. Nghĩa là làm cho dân chúng hiểu rằng sự tồn tại của vua chúa, quí tộc đã được Thượng Đế mặc định để cai trị dân chúng và dân chúng phải hết lòng ủng hộ, trung thành đến mức tôn thờ, kính sợ vua chúa, quí tộc. Nói riêng, các triều đại phong kiến Trung Hoa, Việt Nam, Triều tiên, Nhật Bản... đã lấy tư tưởng của Nho Gia, xuyên tạc nó thành Nho Giáo, lợi dụng nó, lấy nó làm tư tưởng chính thống cho công cuộc cai trị của mình. Chẳng hạn, Nho gia cũng đề cao lòng trung thành của cấp dưới với lãnh đạo. Tuy nhiên, lòng trung thành đó không phải là sự mù quáng tuân lệnh như đời nay vẫn hiểu lầm như “Trung thần không thờ hai chúa”, "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung"...,được cho là của Nho giáo để khuyến khích lòng trung thành mù quáng, tạo điều kiện cho vua chúa nô dịch người dân.. Khổng Tử nói "Yêu con mà không dạy con phải chịu khó nhọc được ư ? Trung với vua mà không khuyên can vua theo đường chính ư ?". Khổng Tử dạy rằng bề tôi chỉ trung thành với bậc minh quân đáng cho mình thờ; nếu vua tàn ác vô đạo thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác. Nghĩa Quân – Thần trong Nho Gia có định phận rõ ràng như Khổng tử đã viết: “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua”. Mạnh Tử cũng từng nói (rất đúng): "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Dân mới là quý giá nhất, tổ quốc xếp kế tiếp, vua thì không đáng gì). Từ những ý niệm có nhiều đúng đắn của Nho Gia về lòng trung thành, Nho Giáo đã đưa ra tư tưởng "Trung quân ái quốc" đầy phi lý. Nghĩa là phải tuyệt đối trung thành với vua trước, dù đó là ông vua bán nước, rồi sau đó mới đến yêu nước!
Rõ
ràng, trước quân xâm lược thì trước sau gì Đại Chúng cũng phải đánh
đuổi, có triều đình, có vua đi “tiên phong” thì tốt hơn nhưng khi triều
đình đó, ông vua đó đã phản bội dân chúng, đã bán nước, thì Đại chúng cũng phải tự nổi dậy mà đánh, tự phát đánh, để cố gắng sống còn, đó cũng là hành động phù hợp tự nhiên. Từ đây, chúng ta hiểu
vì sao ông cha ta đã đúc kết được một câu rất cô đọng nhưng thật sự bình
dị, vừa là nguyên tắc, vừa là nghĩa vụ, vừa là truyền thống: “Giặc đến
nhà, đàn bà cũng đánh”!
Có
lẽ nhiều lãnh tụ khởi nghĩa hồi đó của Tổ Quốc nói chung và Bắc Kỳ nói
riêng cũng hiểu đơn giản thế: đối với lũ ngoại bang cầm súng xâm lược
quê hương xứ sở thì để sống còn, hành động tiên quyết là đánh đuổi chúng đi, còn
thương thuyết chỉ là sách lược, quyền mưu.
Thời
tuổi trẻ, chúng ta rất thích một bài thơ, đến bây giờ còn thuộc. Nghe
bạn bè nói, đó là bài thơ mô tả nội dung bức thư cuối cùng của Đề Thám
gửi cho một kẻ đã từng là cha nuôi hay cha đỡ đầu gì đó của ông, tên là
Phúc, làm quan tay sai Pháp, đã từng lên bản doanh của Đề Thám, đã từng
gửi thư cho Đề Thám dụ hàng. Không biết do ai sáng tác, cũng quên khuấy
mất người bạn nào đã đọc cho chúng ta chép bài thơ đó, và bản chép bài
thơ đó cũng đã mất biến tự bao giờ. Nhưng cái hùng khí, cái ngang tàng
bất khuất, cái sang sảng của nó đã ngấm vào tim óc của chúng ta từ độ ấy
và bây giờ, kể chuyện đến đây, chúng ta bỗng thấy nó hiện lên, hực đỏ
chói màu máu trên trang vàng tươi rói màu da dưới ánh sáng chan hòa phản
chiếu xuống từ bầu trời xanh cao vời vợi, giữa một bao la thinh không
vắng lặng, như thầm thì nhắn nhủ qua cảm giác tâm linh: thời gian làm
cho tất cả những mưu đồ, những thể hiện thị phi về sang - hèn, sướng -
khổ, vinh - nhục, khôn - ngu, thành - bại… của mọi thời đều phải đi qua,
đều trở thành phi lý, vô nghĩa, nhưng những điều thiêng liêng thì vẫn ở
lại trong lòng hậu thế, giúp hậu thế thấy được đời người là phù phiếm,
vô tình đối với Tạo Hóa đồng thời là quan trọng, có nghĩa đối với mỗi
con người. Do đó mà ai cũng vậy, đều phải loay hoay lựa chọn cho mình
một lẽ sống, dù nhiều khi là không dễ dàng, thậm chí là cay nghiệt, dữ
dội. Dù thế thì cũng vẫn phải lựa chọn, không thể không lựa chọn. Chúng
ta sẽ ngâm lên bài thơ này:
Đọc mấy lời trong thư cha dụ dỗ.
Dòng lệ con lã chã lâm ly.
Nhớ ngày nào con dứt áo ra đi
Trong quá khứ cha ghi niềm kiêu hãnh.
Lưỡi gươm nọ máu kẻ thù còn dính
Mà anh hùng tim lạnh bả hư vinh
Trong phong ba vùng vẫy bóng ngạc kình
Tham mùi béo nạp mình cho ngư phủ.
Giữa rừng xanh tung hoành con mãnh hổ
Ham mồi ngon ủ rũ chốn chuồng con
Bả hư vinh mờ mịt cả tâm hồn
Nào có chuyển lòng son dạ sắt
Núi Hồng Lĩnh còn mịt mờ u uất
Sông Nhị Hà còn chứa chất khối hờn căm
Thì đời con là của cả giang sơn
Dù gió kép mưa đơn đâu xá kể.
Trong những lúc cha vui vầy vị kỷ
Là những khi con rầu rĩ khóc non sông
Đêm đông trường cha đệm gấm, chăn bông
Ngoài thẳm xanh con nằm gai nếm mật.
Cha hít thở trong hương trầm thơm ngát
Pha lẫn mùi máu thịt của lê dân.
Thì con đây ngạt thở bởi xâm lăng
Lại vẳng tiếng hờn oan bao thảm cảnh.
Trên ngực cha đầy mề đay, kim khánh
Bên mình con lấp lánh kiếm Tiêm Cưu.
Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều
Con tận tụy với tình yêu Tổ Quốc.
Buổi đoàn tụ, thôi cha đừng mong ước
Cuộc hội đàm chỉ đại bác với thần công
Bức thư đây là bức thư cuối cùng
Cha chỉ còn là cha trong dĩ vãng.
Xin hạ bút cho thân tình gián đoạn
Để người đời kết án kẻ gian phi!
Lưỡi gươm này, con tuốt sẵn chờ khi…
("Lùng sục" trên mạng, chúng ta đã tìm ra giai thoại gợi nguồn cảm hứng cho sự ra đời của bài thơ trên. Nó như thế này:
Mỏi mệt vì hùm xám Yên Thế luôn luôn thoát khỏi mọi sự tấn công, tướng Galliéni giao trách nhiệm cho Tổng đốc Lê Hoan, con nuôi của quan Kinh lược Hoàng Cao Khải, kẻ thù không đội trời chung của Đề Thám. Lê Hoan được cử thực hiện các hành động chia rẽ, ám sát và tuyên truyền khủng bố dân chúng. Lần lượt, một số lãnh tụ như Bá Phức, Thống Luận, Thống Ngô, Đề Công ra đầu hàng.

Một người trong nhóm Ðề-Thám đang bị hỏi cung
Bá Phức, cha nuôi của Đề Thám khi đó 67 tuổi, về đầu hàng ngày 15 tháng 2 năm 1894. Trong khi Bá Phức tưởng Đề Thám sẽ cùng về hàng với mình, thì trái lại, Đề Thám lại đứng trên quan điểm rằng sự đầu hàng của Bá Phức giải thoát cho Đề Thám mọi nghĩa vụ ràng buộc với người cha nuôi. Quân của Bá Phức đi theo Đề Thám, ông trở thành lãnh tụ cầm đầu của phong trào Cần Vương tại Yên Thế.
Đầu tháng 5-1894, Công sứ Bắc Ninh Muselier quyết định chấm dứt cuộc thương lượng (từ cuối tháng 1-1894) với Đề Thám và chuẩn bị tấn công căn cứ Yên Thế. Trước khi dùng biện pháp quân sự, Công sứ Bắc Ninh đã mật bàn cùng Tổng đốc Bắc Ninh Lê Hoan một âm mưu thâm độc và hèn hạ: đó là sai Ba Phức đi ám hại Đề Thám. Trong một buổi gặp mặt tại Luoc Ha, nơi ở của Bá Phức, ông ta mời trà Đề Thám. Đề Thám đưa tách trà cho người hầu của Bá Phức uống, người này lăn ra chết sau khi uống xong tách trà. Lần sau, với danh nghĩa cha vào thăm con, Ba Phức bí mật đem mìn và trở lại căn cứ Yên Thế gặp Đề Thám. Hai người ngủ chung trong một căn nhà, gần sáng Bá Phức đặt mìn dưới gậm giường của Đề Thám, châm ngòi lửa, rồi trốn ra. Đề Thám thoát chết, nhưng cho vợ con mặc đại tang giả vờ đưa quan tài đi. Quân của Muselier tưởng là đã thành công. Sau vụ này Đề Thám chấm dứt tình phụ tử với Bá Phức. Đến nay dân gian vẫn lưu truyền lá huyết thư của Hoàng Hoa Thám gửi Bá Phức:
Đọc mấy lời trong bức thư cha nhủ,
Giòng lệ con hoen ố mảnh nhung y.
Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi,
Trong dĩ vãng cha ghi nhiều kiêu hãnh.
Kìa lưỡi kiếm máu kẻ thù còn dính,
Mà anh hùng tim lạnh bởi hư vinh.
Trong phong ba vùng vẫy bóng nghê kình,
Ham mồi béo nạp mình cho ngư phủ.
Nơi rừng xanh tung hoành con mãnh hổ,
Ham mồi ngon ủ rũ chốn chuồng con.
Bả vinh hoa làm mất cả tâm hồn,
Và lay chuyển cả lòng son dạ sắt.
Mây Nùng Lĩnh còn mịt mù u uất,
Sông Nhị Hà còn chứa chấp căm hờn.
Thì đời con là của cả giang sơn,
Dù thịt nát xương tan đâu dám kể.
Rồi những lúc cha vui vầy vị kỷ,
Là khi con rầu rĩ khóc non sông.
Đêm canh trường cha nệm ấm chăn bông,
Nơi rừng thẳm con nằm gai nếm mật.
Cha hít thở hương trầm thơm bát ngát,
Pha lẫn mùi máu thịt của lê dân.
Thì mũi con nghẹt thở, cổ khô khan,
Tai vẳng tiếng hồn oan trong thảm cảnh.
Cha, nơi ngực đầy mề đay kim khánh,
Con, bên sườn lấp lánh kiếm tiêm cừu.
Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều,
Con tận tụy với tình yêu tổ quốc.
Nghĩa là cha đem tài năng trí óc,
Mưu vinh thân là mục đích cuối cùng.
Thì con thề đem xương trắng máu hồng,
Ra cứu vớt non sông là chí nguyện.
Cha với con thế là hai trận tuyến,
Cha một đường mà con tiến một đường.
Thôi từ đây hai chữ cang thường,
Con mở rộng để dâng thờ Tổ Quốc.
Buổi đoàn viên thôi cha đừng mong ước,
Cuộc hội đàm là đại bác thần công.
Bức thư đây là bức cuối cùng,
Mà cha chỉ là cha trong dĩ vãng.
Thôi hạ bút cho thâm tình gián đoạn,
Để người đời kết án kẻ gian phi.
Thanh gươm thần ta tuốt sẵn chờ khi…
Sau khi dùng Ba Phức để ám hại Đề Thám không thành, tên công sứ Bắc Ninh đã trực tiếp chỉ huy quân tấn công đồn Hữu Nhuế. Nghĩa quân Yên Thế rất gan dạ, bình tĩnh đợi địch tiến sâu vào trận địa rồi bất thần nổ súng tấn công. Quân Pháp bị chết và bị thương rất nhiều
Mỏi mệt vì hùm xám Yên Thế luôn luôn thoát khỏi mọi sự tấn công, tướng Galliéni giao trách nhiệm cho Tổng đốc Lê Hoan, con nuôi của quan Kinh lược Hoàng Cao Khải, kẻ thù không đội trời chung của Đề Thám. Lê Hoan được cử thực hiện các hành động chia rẽ, ám sát và tuyên truyền khủng bố dân chúng. Lần lượt, một số lãnh tụ như Bá Phức, Thống Luận, Thống Ngô, Đề Công ra đầu hàng.
Một người trong nhóm Ðề-Thám đang bị hỏi cung
Bá Phức, cha nuôi của Đề Thám khi đó 67 tuổi, về đầu hàng ngày 15 tháng 2 năm 1894. Trong khi Bá Phức tưởng Đề Thám sẽ cùng về hàng với mình, thì trái lại, Đề Thám lại đứng trên quan điểm rằng sự đầu hàng của Bá Phức giải thoát cho Đề Thám mọi nghĩa vụ ràng buộc với người cha nuôi. Quân của Bá Phức đi theo Đề Thám, ông trở thành lãnh tụ cầm đầu của phong trào Cần Vương tại Yên Thế.
Đầu tháng 5-1894, Công sứ Bắc Ninh Muselier quyết định chấm dứt cuộc thương lượng (từ cuối tháng 1-1894) với Đề Thám và chuẩn bị tấn công căn cứ Yên Thế. Trước khi dùng biện pháp quân sự, Công sứ Bắc Ninh đã mật bàn cùng Tổng đốc Bắc Ninh Lê Hoan một âm mưu thâm độc và hèn hạ: đó là sai Ba Phức đi ám hại Đề Thám. Trong một buổi gặp mặt tại Luoc Ha, nơi ở của Bá Phức, ông ta mời trà Đề Thám. Đề Thám đưa tách trà cho người hầu của Bá Phức uống, người này lăn ra chết sau khi uống xong tách trà. Lần sau, với danh nghĩa cha vào thăm con, Ba Phức bí mật đem mìn và trở lại căn cứ Yên Thế gặp Đề Thám. Hai người ngủ chung trong một căn nhà, gần sáng Bá Phức đặt mìn dưới gậm giường của Đề Thám, châm ngòi lửa, rồi trốn ra. Đề Thám thoát chết, nhưng cho vợ con mặc đại tang giả vờ đưa quan tài đi. Quân của Muselier tưởng là đã thành công. Sau vụ này Đề Thám chấm dứt tình phụ tử với Bá Phức. Đến nay dân gian vẫn lưu truyền lá huyết thư của Hoàng Hoa Thám gửi Bá Phức:
Đọc mấy lời trong bức thư cha nhủ,
Giòng lệ con hoen ố mảnh nhung y.
Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi,
Trong dĩ vãng cha ghi nhiều kiêu hãnh.
Kìa lưỡi kiếm máu kẻ thù còn dính,
Mà anh hùng tim lạnh bởi hư vinh.
Trong phong ba vùng vẫy bóng nghê kình,
Ham mồi béo nạp mình cho ngư phủ.
Nơi rừng xanh tung hoành con mãnh hổ,
Ham mồi ngon ủ rũ chốn chuồng con.
Bả vinh hoa làm mất cả tâm hồn,
Và lay chuyển cả lòng son dạ sắt.
Mây Nùng Lĩnh còn mịt mù u uất,
Sông Nhị Hà còn chứa chấp căm hờn.
Thì đời con là của cả giang sơn,
Dù thịt nát xương tan đâu dám kể.
Rồi những lúc cha vui vầy vị kỷ,
Là khi con rầu rĩ khóc non sông.
Đêm canh trường cha nệm ấm chăn bông,
Nơi rừng thẳm con nằm gai nếm mật.
Cha hít thở hương trầm thơm bát ngát,
Pha lẫn mùi máu thịt của lê dân.
Thì mũi con nghẹt thở, cổ khô khan,
Tai vẳng tiếng hồn oan trong thảm cảnh.
Cha, nơi ngực đầy mề đay kim khánh,
Con, bên sườn lấp lánh kiếm tiêm cừu.
Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều,
Con tận tụy với tình yêu tổ quốc.
Nghĩa là cha đem tài năng trí óc,
Mưu vinh thân là mục đích cuối cùng.
Thì con thề đem xương trắng máu hồng,
Ra cứu vớt non sông là chí nguyện.
Cha với con thế là hai trận tuyến,
Cha một đường mà con tiến một đường.
Thôi từ đây hai chữ cang thường,
Con mở rộng để dâng thờ Tổ Quốc.
Buổi đoàn viên thôi cha đừng mong ước,
Cuộc hội đàm là đại bác thần công.
Bức thư đây là bức cuối cùng,
Mà cha chỉ là cha trong dĩ vãng.
Thôi hạ bút cho thâm tình gián đoạn,
Để người đời kết án kẻ gian phi.
Thanh gươm thần ta tuốt sẵn chờ khi…
Sau khi dùng Ba Phức để ám hại Đề Thám không thành, tên công sứ Bắc Ninh đã trực tiếp chỉ huy quân tấn công đồn Hữu Nhuế. Nghĩa quân Yên Thế rất gan dạ, bình tĩnh đợi địch tiến sâu vào trận địa rồi bất thần nổ súng tấn công. Quân Pháp bị chết và bị thương rất nhiều
Là nhà nhiếp ảnh và sản xuất bưu ảnh lớn nhất tại
Việt nam đầu thế kỉ XX, Pierre Dieulefils chụp rất nhiều ảnh về kiến
trúc, phong cảnh, sinh hoạt hàng ngày và người dân đủ mọi tầng lớp.
Với lợi thế thắng thầu trong việc chụp ảnh thẻ thân, ông có cơ hội đi
rất nhiều nơi. Trong số 4.800 tấm bưu ảnh có một loạt ảnh về cuộc khởi
nghĩa Yên Thế được đánh mã số từ 3300-3354. Không có gì quá đáng khi
nói một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt nam được thể hiện trên
những tấm bưu ảnh của ông.
(Lưu ý: Phần chú thích được high light mầu tím nhạt dưới mỗi bức ảnh được dịch từ nguyên bản chú thích trên bưu ảnh, nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm của nhà sản xuất).
Năm 2007, một cuốn sách về Đề Thám được xuất bản tại Pháp, tác giả của nó là Claude Gendre, cháu nội của Jean Gendre, một lính Pháp thuộc trung đoàn 10 đóng ở Bắc Bộ, từng tham chiến chống lại nghĩa quân của Đề Thám từ 1908 đến 1911 tại Yên Thế. Từ nhỏ cậu bé Claude Gendre đã bị hấp dẫn bởi câu chuyện ông nội kể về một miền đất xa xôi, và đặc biệt là nhân vật Đề Thám, sau này, khi trở thành nhà văn, Claude Gendre bắt đầu sưu tầm tài liệu và viết cuốn sach về Đề Thám mang tên "Le Dê Thám (1858-1913) Un résistant vietnamien à la colonisation francaise". )

Một người trong nhóm Ðề-Thám bị bắt
Đó là sự lựa chọn lẽ sống của Hùm Thiêng Yên Thế. Nhưng như chúng ta đã theo dõi, cùng thời nước sôi lửa bỏng bấy giờ, cách lựa chọn đó không phải là độc nhất vô nhị, mà cũng không phải là hiếm.
(Lưu ý: Phần chú thích được high light mầu tím nhạt dưới mỗi bức ảnh được dịch từ nguyên bản chú thích trên bưu ảnh, nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm của nhà sản xuất).
Năm 2007, một cuốn sách về Đề Thám được xuất bản tại Pháp, tác giả của nó là Claude Gendre, cháu nội của Jean Gendre, một lính Pháp thuộc trung đoàn 10 đóng ở Bắc Bộ, từng tham chiến chống lại nghĩa quân của Đề Thám từ 1908 đến 1911 tại Yên Thế. Từ nhỏ cậu bé Claude Gendre đã bị hấp dẫn bởi câu chuyện ông nội kể về một miền đất xa xôi, và đặc biệt là nhân vật Đề Thám, sau này, khi trở thành nhà văn, Claude Gendre bắt đầu sưu tầm tài liệu và viết cuốn sach về Đề Thám mang tên "Le Dê Thám (1858-1913) Un résistant vietnamien à la colonisation francaise". )
Một người trong nhóm Ðề-Thám bị bắt
Đó là sự lựa chọn lẽ sống của Hùm Thiêng Yên Thế. Nhưng như chúng ta đã theo dõi, cùng thời nước sôi lửa bỏng bấy giờ, cách lựa chọn đó không phải là độc nhất vô nhị, mà cũng không phải là hiếm.
Đương
nhiên, cũng có sự lựa chọn lẽ sống tương phản, đối kháng với sự lựa
chọn nói trên. Nếu cách sống trước là “vì nước quên thân” thì cách sống
sau là “vì thân quên nước”. Dù có biện luận, giải thích kiểu gì đi chăng
nữa, dù có đánh lận con đen giữa công và tội khéo léo đến mấy đi nữa,
dù có xét đi xét lại đến vạn lần thì rốt cuộc trước Đức Huyền Diệu, cốt
lõi sự thực cũng chỉ là hai cách tương phản ấy và trước mắt Đại Chúng,
cách sống sau “có mặt” càng thượng tôn, càng làm hào hùng cách sống
trước, và dĩ nhiên, cách sống sau trở nên thấp hèn, đê tiện. Ở đời,
thiếu gì người muốn làm anh hùng và tưởng rằng mình đã là anh hùng; ai
cũng có thể luận anh hùng và nhiều kẻ đã được gắn nhãn mác anh hùng,
nhưng xứng danh anh hùng của Đức Huyền Diệu chỉ có thể là những người
“vì nước quên thân” theo quan niệm của Đại Chúng - linh hồn của đất
nước, và được thừa nhận, tôn thờ bởi Đại Chúng đương thời cũng như những
đời sau. Đó mới chính là những tấm gương sáng ngời đích thực về lòng
trung nghĩa.

Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908)
Những anh hùng của nhóm Ðề-Thám bị xử tử (1908)
Xét
như thế thì Napôlêông có phải anh hùng không? Có thể là anh hùng ở thời
kỳ đầu với chiến dịch nước Ý, ở thời kỳ sau với chiến dịch nước Pháp,
khi những chiến dịch ấy được cho là chống xâm lược; có thể là “gian
hùng” khi ông ta tiến hành những chiến dịch nhằm mục đích xâm lược, làm
bá chủ châu Âu, điển hình là chiến dịch nước Nga; có thể là anh hùng khi
đại diện cho một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn đi đánh dẹp các
chế độ quân chủ chuyên chế đã lạc hậu, thối ruỗng, nhưng cũng có thể
chỉ là đồ tể, bạo chúa khi ra tay tàn bạo hòng khuất phục các dân tộc
khác nhằm thỏa sự thèm khát được làm bá chủ châu Âu (điển hình là cuộc
đàn áp đẫm máu cuộc kháng chiến bất khuất của nhân dân Tây Ban Nha -
ngọn lửa đầu tiên báo hiệu sự thiêu
tàn triều đại Napôlêông). Thế thì tại sao nhiều người vẫn gọi cuộc đời
Napôlêông gắn liền với cuộc chiến tranh đẫm máu do ông phát động, là
“thiên anh hùng ca”? Đó là một cách gọi và xét ở góc độ tác động lớn lao
của cá nhân một con người đến toàn châu Âu, xét ở bình diện thuần túy
quân sự và thiên tài “đánh nhau” của Napôlêông đã làm cho người đời phải
bái phục, thì gọi như thế cũng có thể được, không sai. Nếu thế sao
người ta lại không gọi cuộc đời Thành Cát Tư Hãn là một “thiên anh hùng
ca”? Vẫn có thể gọi được như vậy nếu muốn. Thường thì người ta vẫn thích
gọi những quá trình lớn lao, kéo dài với những thăng trầm có vẻ “dữ
dội”, có tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội là những “thiên anh hùng
ca”. Sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn là thống nhất đất nước Mông Cổ và
làm nên một cuộc chinh phục vĩ đại, nên nó có tính chất sử thi, anh hùng
ca. Nhưng nếu nói tất cả những vĩ đại, lớn lao đó chả là cái thá gì cả,
cũng… đúng. Bản tính của loài người, vì “xuất thân” từ loài khỉ ưa tò
mò tọc mạch, “đâm bị thóc chọc bị gạo”, nên rất chi là đỏng đảnh và
thích… cãi nhau suốt ngày!... Nhưng thôi, chuyện xứ người nên để cho người xứ đó đặt tên là khôn ngoan nhất!...

Thủ cấp của những anh hùng nhóm Ðề-Thám
Thủ cấp của những anh hùng nhóm Ðề-Thám
Còn
ở xứ ta, vì Gácnê và Rivie chiến đấu và chết ở nước ta nên thử hỏi: họ
có phải là những anh hùng không? Hỏi thế nghe nhạt và vô duyên quá! Đối
với Đại Chúng Việt Nam thì “chắc như bắp”, họ là những kẻ xâm lược tội đồ. Rất có
thể họ cũng là những anh hùng nếu được gắn nhãn mác, nhưng chỉ có thể
là anh hùng của riêng chủ nghĩa Thực dân Pháp, chứ không thể là anh hùng
dân tộc của Đại Chúng Pháp…
Cuối
cùng, những đầu bếp, binh lính người Việt bị xử chém trong vụ “Hà Thành
đầu độc” có anh hùng không? Dù cho trước khi chết họ là những kẻ bình
thường, nhưng khi bị giam ở Hỏa Lò, những gương mặt bất khuất của họ đã
biểu hiện phẩm chất anh hùng và sau khi hiên ngang đi vào cõi chết,
chúng ta cho rằng họ là những anh hùng đích thực của dân tộc Việt.
Khâm-Sai Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám
Ngày
ra pháp trường Bãi Gáo, một người trong số họ đã gọi đồng bào, dặn:
“Bao giờ nước nhà độc lập thì bà con nhớ đến chúng tôi nhé!”. Và chúng
ta, lũ con cháu đang sống ở năm 2008 này nhớ về họ như thế nào khi đã
xây được biết bao nhiêu nhà cao cửa rộng, đường xá thênh thang, cơ ngơi
hoành tráng? Trong bài “Những vị đầu bếp bất tử trong vụ Hà Thành đầu
độc” đăng trong báo “An ninh thế giới” số 736, ra ngày 5-3-2008 của tác
giả Đỗ Doãn-Anh Phương, có những dòng này: “Những người ngã xuống không
thể ngờ được rằng: gần một thế kỷ sau, con cháu máu mủ của các vị đã vất
vả bao năm tìm kiếm phần mộ của họ. Không ngoại trừ cả việc mang đậm
màu sắc hoang đường, như vợ chồng ông Khải (con cháu cụ bếp Hiên) gặp
những giấc mơ lạ về những cụ ông không đầu về báo mộng. Khi tìm thấy nơi
mai táng rồi, việc vinh danh các tử sĩ, chăm chút phần mộ và dựng mấy
dòng chữ kỷ niệm các anh hùng vệ quốc ấy lại vô cùng lận đận… Muốn thắp
nhang cho họ, chúng tôi phải vạch cây cối, đi qua nhà người ta rồi đến
cái xó tường nhếch nhác ở vùng Nghĩa Đô (Hà Nội), nơi từng là trại nuôi
dê, thấp hơn mặt đường những 50 cm, ở đó có duy nhất một ngôi mộ mới
được ông Khải quy tập vội vã cùng vài dòng chữ nhỏ, có phần hơi tối
nghĩa: "Nơi yên nghỉ của 9 nghĩa sĩ yêu nước trong vụ Hà Thành đầu độc
Thực dân Pháp ngày 27 tháng 6 năm 1908 (13 tháng 9 Mậu Thân)”.
Nhiều
sử gia đã thống thiết kêu cứu cho di tích “Hà Thành đầu độc”, nhưng sự
việc vẫn đâu đóng đấy. Không lẽ, chúng ta đã tri ân những người anh hùng
vệ quốc của mình một cách như thế ư?”.
Ai đó trên Dương trần, hay cả dưới Âm phủ, có thấy phẫn uất không?
Sau vụ “Hà Thành đầu độc”, thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lắng xuống.
Ngày
19-6-1912, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu thành lập “Việt Nam quang phục
hội” (trên đất Trung Quốc). Hội phái người về nước để ám sát toàn quyền
Xarô (Albert Sarraut) và hai tên tay sai đầu sỏ là Hoàng Trọng Phu,
Nguyễn Duy Hân. Tuy nhiên chỉ có Nguyễn Duy Hân bị Phạm Văn Trắng, một
công nhân quê ở Gia Lâm, ném tạc đạn chết. Nhưng ngay trung tâm Hà Nội,
trên đường phố Tràng Tiền, chiều ngày 26-4-1913 vang lên tiếng tạc đạn
của Nguyễn Khắc Cần, công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm, giết chết tại chỗ
hai sĩ quan Pháp và làm một số tên khác bị thương khi chúng đang ăn
uống trong một khách sạn.
Sự
kiện đó đã làm thực dân Pháp khủng bố điên cuồng hơn. Tổ chức Việt Nam
quang phục hội của Phan Bội Châu cơ bản tan rã. Riêng Hà Nội, sự tổn
thất của phong trào yêu nước rất nặng nề, những nghĩa sĩ người Hà Nội là
Phan Văn Tráng, Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Khuê bị kết án tử hình.
Nhà tù Hỏa Lò chật ních người của các tổ chức yêu nước Đông du, Đông
kinh nghĩa thục, Việt Nam quang phục hội. Hoạt động yêu nước tại Hà Nội
lại phải tạm lắng, nhưng vẫn âm ỉ…
Về
đại thể, có thể nói phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp xâm lược
của nhân dân ta đã chấm dứt vào năm 1895, với sự thất bại của khởi nghĩa
Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, nghĩa là cũng kết thúc phong
trào Cần Vương.
Có
một thực tế lịch sử là phong trào đấu tranh vũ trang ấy rộ lên rất mạnh
ở thời kỳ quân viễn chinh Pháp chân ướt chân ráo đặt chân lên nước ta
(trong giai đoạn đánh chiếm Nam kỳ hoặc trong giai đoạn đánh chiếm Bắc
kỳ), sau đó lần lượt suy giảm khá nhanh khi thực dân Pháp bắt đầu tổ
chức được bộ máy cai trị ở Nam kỳ cũng như ở Bắc Kỳ và sau hiệp ước
Patơnốt (1884) là cả nước, rồi tiếp tục hầu như im ắng kéo dài đến Cách
mạng Tháng tám (1945). Một điều dễ nhận thấy nữa là ở thời đoạn sôi sục
nhất của phong trào, dù là có vẻ rộng khắp nhưng là sự rộng khắp mang
tính tản mạn, tự phát, thiếu nhất quán và không kết thành được một cuộc
khởi nghĩa toàn dân, tập trung dưới một sự lãnh đạo thống nhất. Hơn thế
nữa, những cuộc khởi nghĩa trong phong trào đó đã không thể phát triển
(không kịp phát triển?) thành một lực lượng ngày một lớn mạnh được. Tại
sao?

Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết
Ðại gia đình của Ðề-Thám trước khi bị bắt hết
Tại
vì quân viễn chinh Pháp thiện chiến hơn, có vũ khí hiện đại hơn, hỏa
lực đại bác hoàn toàn áp đảo. Điều này đúng một phần nhưng không cơ bản.
Sự ủng hộ của một bộ phận giáo dân đối với quân viễn chinh, tuy cũng có
tác dụng đáng kể, nhưng cũng không thể là trọng yếu. Có lẽ, muốn tìm
thấy cái nguyên nhân cơ bản thì lại phải hướng nhìn về triều đình Huế,
một triều đình mà ngay từ đầu đã không kiên quyết chiến đấu đến cùng
trước quân xâm lược, do đó làm cho phong trào kháng chiến mất tập trung
rồi dần mất phương hướng và phân rã, một triều đình mà hiện tại của nó
là đê hèn, quá khứ của nó là cổ hủ, hà khắc và bóc lột dân chúng cũng
quá ư thậm tệ làm cho lòng dân quá ngán không còn muốn hướng về. Hịch
Cần Vương ra vừa muộn màng vừa chẳng kích thích được mấy về chính trị đã
không còn tác động tích cực, mạnh mẽ đến Đại Chúng nữa. Chính sách cai
trị thuở ban đầu của thực dân Pháp, với những quan niệm tiến bộ hơn về
mặt quan hệ sản xuất - kinh tế, về nhân quyền, dù trong đó có phần mị
dân, đã thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội Việt Nam. Rất có thể
chính điều này đã làm cho phong trào đấu tranh giành độc lập, mất dần
tính quyết liệt cũng như tính quần chúng thuở ban đầu của nó, để rồi
phải lụi tàn trong một thời gian tương đối ngắn và sự bùng phát chỉ mang
tính cục bộ, địa phương. Bởi vì, giàu lòng yêu nước với ước muốn nước
được độc lập là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau nhưng cũng có
lúc tách rời nhau. Nếu giành độc lập để rồi từ chế độ đô hộ tạm thời tốt
hơn trở lại chế độ tồi tệ hơn vừa mới thoát ra được thì độc lập làm gì?
(Dám chắc rằng nếu một cuộc xâm lược đem đến tự do, bình đẳng, bác ái
và phồn thịnh cho một đất nước thì sẽ không có một cuộc kháng chiến quần
chúng giành độc lập nào xảy ra trên đất nước đó. Nhưng theo định nghĩa
thì phải gọi cuộc xâm lược đó với một cái tên khác, chẳng hạn: “cuộc
“khai hóa văn minh”. Nước nào làm được cái quên mình, yêu người đó, khi
mà ngay cả Đạo Chúa, Đạo Phật hay bất cứ Đạo nào khác còn chưa làm được?
May ra chỉ có Mặc Địch!)
Cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt
Nam, dù sao đi nữa, cũng tạo ra triển vọng công ăn việc làm cho nhiều
người và dù có bị bóc lột chăng nữa thì vẫn có thể là “dễ thở” hơn so
với dưới thời phong kiến quân chủ nhà Nguyễn. Điều này cũng là một
nguyên nhân đáng kể tác động tiêu cực đến phong trào đấu tranh yêu nước
của nhân dân ta thời kỳ đó.

Gia đình cha vợ của Ðề-Thám bị bắt

Cha vợ của Ðề Thám bị bắt sau khi bị tra tấn nhằm bắt Đề Thám ra hàng nhưng không thành công

Đặng Thị Nhu, người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt(sau khi Đề Thám mất bà là người gánh vác Khởi nghĩa Yên Thế )

Thế Mùi, người vợ thứ 2 của Cả Rinh (con nuôi của Ðề Thám)

Thế Mùi bị bắt

Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911)

Anh hùng Ba-Biêu, cánh tay mặt của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)

Ngôi chùa tuyên hệ của nhóm Ðề-Thám(theo tư liệu có thể là chùa Liễu Đế(không có thông tin về ngôi chùa này)
Gia đình cha vợ của Ðề-Thám bị bắt
Cha vợ của Ðề Thám bị bắt sau khi bị tra tấn nhằm bắt Đề Thám ra hàng nhưng không thành công
Đặng Thị Nhu, người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt(sau khi Đề Thám mất bà là người gánh vác Khởi nghĩa Yên Thế )
Thế Mùi, người vợ thứ 2 của Cả Rinh (con nuôi của Ðề Thám)
Thế Mùi bị bắt
Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911)
Anh hùng Ba-Biêu, cánh tay mặt của Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)
Ngôi chùa tuyên hệ của nhóm Ðề-Thám(theo tư liệu có thể là chùa Liễu Đế(không có thông tin về ngôi chùa này)
Có
thể lấy khởi nghĩa Yên thế làm thí dụ chứng minh. Tồn tại ngót 30 năm
nhưng lực lượng nghĩa quân chưa bao giờ vượt quá 150 người, dù dân chúng
địa phương hoặc các nơi vẫn ngầm quyên góp giúp đỡ. Vì sao Đề Thám
không thể phát triển lực lượng ngày một đông hơn trong suốt thời gian
đó? Đề Thám không có được tầm nhìn chiến lược hay đã không thể thuyết
phục được dân chúng đứng lên theo mình kháng chiến? Có thể là do sự đàn
áp khốc liệt của Pháp và tay sai mà cuộc khởi nghĩa Yên Thế phải liên
tục giành thời gian đối phó, không còn thời gian triển khai, tuyên
truyền, vận động (đối với khởi nghĩa Hương Khê cũng vậy, cũng tồn tại
đến 10 năm, phất cao cờ Cần Vương mà phong trào cứ thoái hóa dần)? Một
trong những nguyên nhân là thế nhưng không phải là nguyên nhân quyết
định vì trong lịch sử, có những cuộc khởi nghĩa bắt đầu cũng ngặt nghèo
tương tự, thậm chí là khó khăn hơn thế nhưng đã phát triển được và giành
được thắng lợi cuối cùng như: Khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Tây Sơn,
khởi nghĩa Tháng Tám, nhất là khởi nghĩa Tháng Tám, phải tiến hành kháng
chiến với buổi đầu xét về tương quan lực lượng thì cũng ít ỏi, nghèo
nàn về vũ khí trước một đội quân viễn chinh thiện chiến và trang bị vũ
khí mạnh gấp bội phần, hỏa lực cũng hoàn toàn áp đảo. Thế thì nguyên
nhân cốt lõi nằm ở đâu, dù không thể tìm ở đâu khác ngoài “vùng”: thiên,
địa, nhân? Phải chăng thời thế đổi thay đã có lợi cho thực dân Pháp và
quan trọng nhất là truyền thống yêu nước vẫn còn nguyên vẹn đó, nhưng
những tiến bộ xã hội - kinh tế có được của chế độ cai trị thực dân thời
kỳ đầu (dù có thể là ít ỏi, không tương xứng với thành quả bóc lột được
của kẻ thực dân) làm cho Đại Chúng không còn muốn quay về với cái chế độ
quân chủ ngột ngạt với một ông vua mồm thì nói yêu dân, nhưng lại chỉ
nghĩa đến mình, trong sự lựa chọn của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đấu tranh giành độc lập để rồi lại về với cảnh sống dưới một triều đình
mà kinh nghiệm đã cho thấy là sẽ khổ hơn thì có nên không, trong khi đời
sống xã hội đang có chiều hướng khá hơn? Trải qua hàng ngàn năm quân
chủ, quan niệm đất nước không thể một ngày không có vua đã bám rất chặt
vào tâm khảm con người và ngay tức thì khó mà hình dung nổi có một hình
thái xã hội nào đó sau khi giành được độc lập (giả sử như thế) lại có
thể mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn so với dưới chế độ thực dân thời
kỳ đầu…
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét