TT&HĐ III - 30/d
Những suy nghĩ thâm thúy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh dành cho nhân dân Việt Nam
CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC
“Nếu
như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên
sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng
một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và
điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó
sống ở đâu... ở trong chúng ta." - Albert Camus
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù
trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo
khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không
ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ
dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được
chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng
đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với
họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn
"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
(Tiếp theo)
***
Tháng
8-1942, Nguyễn Ái Quốc mang tên mới là Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc,
đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc
tế chống xâm lược để tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hoạt động
chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Tại Trung Quốc, Hồ Chí
Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của
tỉnh Quảng Tây. Trong tù ông đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” gồm 133
bài chữ Hán, rất hay, rất nổi tiếng. Dưới đây là vài bài chúng ta thích
trong tập thơ đó:
MỞ ĐẦU TẬP NHẬT KÝ
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do
Nam Trân dịch
LỜI HỎI
Hai cực trong xã hội
Quan tòa và phạm nhân
Quan rằng: anh có tội
Phạm thưa: tôi lương dân
Quan rằng: anh nói dối
Phạm thưa: thực trăm phần
Quan tòa tính vốn thiện
Làm ra vẻ dữ dằn
Muốn khép người vào tội
Lại giả bộ ân cần
Ở giữa hai cực đó
Công lý đứng làm thần
Huệ Chi dịch
CHIỀU HÔM
Cơm xong, bóng đã uống trầm trầm
Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm
Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối
Bỗng thành nhạc quán viện hàn lâm
Nam Trân dịch
NGƯỜI BẠN TÙ THỔI SÁO
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu
Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau
Nam Trân dịch
CÁI CÙM
I
Dữ tựa hung thần miệng chực nhai
Đêm đêm há hốc nuốt chân người
Mọi người bị nuốt chân bên phải
Co duỗi còn chân bên trái thôi
II
Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật
Cùm chân sau trước cũng tranh nhau
Được cùm chân mới yên bề ngủ
Không được cùm chân biết ngủ đâu?
Nam Trân dịch
HỌC ĐÁNH CỜ
I
Tù túng đem cờ học đánh chơi
Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài
Tấn công, thoái thủ nên thần tốc
Chân lẹ, tài cao ắt thắng người
II
Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
Kiên quyết, không ngừng thế tiến công
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí
Gặp thời, một tốt cũng thành công
III
Vốn trước hai bên ngang thế lực
Mà sau thắng lợi một bên giành
Tấn công, phòng thủ không sơ hở
Đại tướng anh hùng mới xưng danh
Văn Trực-Văn Phụng dịch
NGẮM TRĂNG
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Nam Trân dịch
TRUNG THU
I
Trung thu vành vạnh mảnh gương thu
Sáng khắp nhân gian bạc một màu
Sum họp nhà ai ăn tết đó
Chẳng quên trong ngục kẻ âu sầu
II
Trung thu ta cũng tết trong tù
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu
Nam Trân dịch
ĐI ĐƯỜNG
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Nam Trân dịch
GIẢI ĐI SỚM
I
Gà gáy một canh đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn
II
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng
Nam Trân dịch
ĐÊM LẠNH
Đêm thu không đệm cũng không chăn
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an
Khóm chuối, trăng soi càng thấy lạnh
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang
Nam Trân dịch
RỤNG MẤT MỘT CHIẾC RĂNG
Cứng rắn như anh chẳng kém ai
Chẳng như lão lưỡi dẻo và dai
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ
Nay kẻ chân mây, kẻ cuối trời
Trần Đắc Thọ dịch
TRÊN ĐƯỜNG
Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng
Vui say, ai cấm ta đừng
Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu
Nam Trân dịch
PHA TRÒ
Ăn cơm nhà nước, ở nhà công
Lính tráng thay phiên đến hộ tòng
Non nước dạo chơi tùy sở thích
Làm trai như thế cũng hào hùng!
Văn Trực-Văn Phụng dịch
CẢNH BINH KHIÊNG LỢN CÙNG ĐI
I
Khiêng lợn, lính cùng đi một lối
Ta thì người dắt, lợn người khiêng
Con người coi rẻ hơn con lợn
Chỉ tại người không có chủ quyền
II
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do!
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ
Để cho người dắt tựa trâu bò
Nam Trân dịch
CỘT CÂY SỐ
Chẳng cao cũng chẳng xa
Không đế cũng không vương
Một phiến đá nho nhỏ
Đứng sừng sững bên đường
Người nhờ anh chỉ lối
Đi đúng hướng đúng phương
Anh chỉ cho người biết
Nào dặm ngắn, dặm trường
Mọi người nhớ anh mãi
Công anh chẳng phải thường
Văn Trực-Văn Phụng dịch
ĐƯỜNG ĐỜI HIỂM TRỞ
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao
Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao.
Ta là đại biểu dân Việt Nam
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm
Ai ngờ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm “khách quí” tại nhà giam.
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
Xử thế từ xưa không phải dễ
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
BUỔI TRƯA
Trong tù khoan khoái giấc ban trưa
Một giấc miên man suốt mấy giờ
Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ.
(Nam Trân dịch)
TỰ KHUYÊN MÌNH
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
TỨC CẢNH
Cành lá khéo in hình Dực Đức
Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công
Năm tròn Tổ quốc tăm hơi vắng
Tin tức quê nhà bữa bữa trông.
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao
Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao.
Ta là đại biểu dân Việt Nam
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm
Ai ngờ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm “khách quí” tại nhà giam.
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
Xử thế từ xưa không phải dễ
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
(Nam Trân dịch)
BUỔI TRƯA
Trong tù khoan khoái giấc ban trưa
Một giấc miên man suốt mấy giờ
Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ.
(Nam Trân dịch)
TỰ KHUYÊN MÌNH
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Nam Trân dịch)
TỨC CẢNH
Cành lá khéo in hình Dực Đức
Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công
Năm tròn Tổ quốc tăm hơi vắng
Tin tức quê nhà bữa bữa trông.
(Nam Trân dịch)
Sau
một năm 14 ngày bị tù đày, tháng 9-1943, Hồ Chí Minh được trả tự do. Và
bài thơ sau đây đã trở thành tuyệt bút thủy mạc, nhân tình của Hồ Chí
Minh:
TÂN XUẤT NGỤC HỌC ĐĂNG SƠN
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ người xưa
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ người xưa
(Nam Trân dịch)
Tháng
9-1944, Hồ Chí Minh về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12-1944, ông chỉ thị
thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam)
Đến
đây, cuộc đấu tranh trường kỳ chống xâm lược và giải phóng Tổ quốc của
nhân dân Việt Nam, bắt đầu từ phát đại bác đầu tiên của thực dân Pháp
bắn vào Đà Nẵng, đã đứng trước bến bờ xán lạn của nó: nhân hòa đã có,
địa lợi đã sẵn và thiên thời đang đến từ cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ hai.
Có
lẽ chúng ta cũng nên nghe kể sơ qua về cuộc chiến tranh này, vì nó là
con đẻ của nhân loại đau thương, cái lực lượng tự nhiên mà một bộ phận
không ít những thành viên của nó lúc nào cũng tưởng mình sáng suốt trong
vai trò chúa tể nhưng thực ra là hoàn toàn mù quáng, hành xử thậm chí
là tệ hơn rất nhiều so với loài động vật hoang dã!
34 đội viên đầu tiên
Từ căn cứ địa Cao Bằng, ngay sau lễ thành lập, Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân đã xuất quân thực hiện chỉ thị “phải đánh thắng
trận đầu” của lãnh tụ Hồ Chí Minh. 17 giờ ngày 24/12/1944,
bằng một trận đánh táo bạo và mưu trí, đơn vị đã tiêu diệt đồn Phay
Khắt (đóng tại xã Cam Lộng, Nguyên Bình, Cao Bằng) và 7 giờ sáng hôm sau
(25/12) lại tiêu diệt tiếp đồn Nà Ngần (cách Phay Khắt
15km) diệt 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, tịch thu
nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phay Khắt – Nà Ngần đã
mở đầu cho truyền thống Quyết chiến quyết thắng của Quân
đội nhân dân Việt Nam.
Danh sách 34 đội viên đầu tiên
STT
|
Tên
|
Bí danh
|
Dân tộc
|
Quê quán
|
1
|
Trần Văn Kỳ
|
Hoàng Sâm
|
Kinh
|
Tuyên Hoá, Quảng Bình
|
2
|
Dương Mạc Thạch
|
Xích Thắng
|
Tày
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
3
|
Hoàng Văn Xiêm
|
Hoàng Văn Thái
|
Kinh
|
Tiền Hải, Thái Bình
|
4
|
Hoàng Thế An
|
Thế Hậu
|
Tày
|
Hà Quảng, Cao Bằng
|
5
|
Bế Bằng
|
Kim Anh
|
Tày
|
Hoà An, Cao Bằng
|
6
|
Nông Văn Bát
|
Đàm Quốc Chưng
|
Tày
|
Hoà An, Cao Bằng
|
7
|
Bế Văn Bồn
|
Bế Văn Sắt
|
Tày
|
Hoà An, Cao Bằng
|
8
|
Tô Văn Cắm
|
Tiến Lực
|
Tày
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
9
|
Nguyễn Văn Càng
|
Thu Sơn
|
Tày
|
Hoà An, Cao Bằng
|
10
|
Nguyễn Văn Cơ
|
Đức Cường
|
Kinh
|
Hoà An, Cao Bằng
|
11
|
Trần Văn Cù
|
Trương Đắc
|
Tày
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
12
|
Hoàng Văn Củn
|
Quyền, Thịnh
|
Tày
|
Võ Nhai, Thái Nguyên
|
13
|
Võ Văn Dảnh
|
Luân
|
Kinh
|
Tuyên Hoá, Quảng Bình
|
14
|
Tô Vũ Dậu
|
Thịnh Nguyên
|
Tày
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
15
|
Dương Văn Dấu
|
Đại Long
|
Nùng
|
dien hai
|
16
|
Chu Văn Đế
|
Nam
|
Tày
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
17
|
Nông Văn Kiếm
|
Liên
|
Tày
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
18
|
Đinh Văn Kính
|
Đinh Trung Lương
|
Tày
|
Thạch An, Cao Bằng
|
19
|
Hà Hưng Long
|
Tày
|
Hoà An, Cao Bằng
|
|
20
|
Lộc Văn Lùng
|
Văn Tiên
|
Tày
|
Cao Lộc, Lạng Sơn
|
21
|
Hoàng Văn Lường
|
Kính Phát
|
Nùng
|
Ngân Sơn, Bắc Kạn
|
22
|
Hầu A Lý
|
Hồng Cô
|
Mông
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
23
|
Long Văn Mần
|
Ngọc Trình
|
Nùng
|
Hoà An, Cao Bằng
|
24
|
Bế Ích Nhân
|
Bế Ích Vạn
|
Tày
|
Ngân Sơn, Bắc Kạn
|
25
|
Lâm Cẩm Như
|
Lâm Kính
|
Kinh
|
Thạch An, Cao Bằng
|
26
|
Hoàng Văn Nhủng
|
Xuân Trường
|
Tày
|
Hà Quảng, Cao Bằng
|
27
|
Hoàng Văn Minh
|
Thái Sơn
|
Nùng
|
Ngân Sơn, Bắc Kạn
|
28
|
Giáp Ngọc Páng
|
Nông Văn Bê
|
Nùng
|
Hoà An, Cao Bằng
|
29
|
Nguyễn Văn Phán
|
Kế Hoạch
|
Tày
|
Hoà An, Cao Bằng
|
30
|
Ma Văn Phiêu
|
Bắc Hợp
|
Tày
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
31
|
Đặng Tuần Quý
|
Dao
|
Nguyên Bình, Cao Bằng
|
|
32
|
Lương Quý Sâm
|
Lương Văn Ích
|
Nùng
|
Hà Quảng, Cao Bằng
|
33
|
Hoàng Văn Súng
|
La Thanh
|
Nùng
|
Hà Quảng, Cao Bằng
|
34
|
Mông Văn Vẩy
|
Mông Phúc Thơ
|
Nùng
|
Võ Nhai, Thái Nguyên
|
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét