Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

TT&HĐ III - 29/h

                                            Đảng Cộng sản Liên Xô đã sụp đổ như thế nào

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

"Nghèo đói là cha đẻ của cách mạng và tội ác". Aristotle
 
“Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy tôi, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản” -Hồ Chí Minh 
 
"Bất cứ quyền lực nào nếu bắt một cá nhân phải cúi đầu bằng vũ lực và khủng bố, dù nó nhân danh chủ nghĩa phát-xít hay chủ nghĩa cộng sản, phải được xem là kẻ thù của nhân loại. Tất cả giá trị trong xã hội loài người tuỳ thuộc vào cơ hội phát triển thích hợp cho từng cá nhân.”. -Albert Einstein
 
“Một trong những sức mạnh của hệ thống cộng sản phương Đông là nó có một số đặc điểm giống như một tôn giáo và nó đem lại những cảm xúc của một tôn giáo.”
-Albert Einstein 
 
“Chủ nghĩa xã hội giống như một giấc mơ. Sớm muộn gì các anh cũng phải thức dậy mà đối mặt với thực tế.”- Winston Churchill

“Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng”
- Các Mác

“Điều kiện tiên quyết để nhân dân có hạnh phúc là phải xoá bỏ tôn giáo”
- Các Mác 
 
“Cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức và bị bóc lột. Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới tích cực như trong thời kỳ cách mạng. Trong những thời kỳ như thế… thì nhân dân có thể làm được những kỳ công".- V. I. Lênin

“Chúng ta phải căm thù – lòng căm thù là điều cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Trẻ con phải được dạy để chúng biết căm thù cha mẹ chúng nếu họ không phải là những người cộng sản.”
- V. I. Lênin

“Kẻ theo chủ nghĩa tư bản bị chúng ta treo cổ sau cùng, sẽ là kẻ đã bán cho ta sợi dây thòng lọng mà ta dùng để treo cổ nó.” - Các Mác, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản
 
“Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản có thể được tóm gọn trong một câu: Xoá bỏ quyền tư hữu.” (trích từ Tuyên Ngôn Cộng Sản của Các Mác)

“Làm thế nào để biết ai là cộng sản? Là như vầy: ai chỉ mới đọc Mác và Lênin, người đó là cộng sản. Làm thế nào để biết ai là người chống cộng sản? Đó là người quá hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin.”
Ronald Reagan
 
“Việc sản xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng làm sản sinh ra quá nhiều người vô dụng” Các Mác.
 
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” - Các Mác.
 
"Bất cứ ai 20 tuổi mà không phải là cộng sản tức là kẻ ngu. Bất cứ ai đã 30 tuổi rồi mà vẫn là một người cộng sản thậm chí còn ngu đần hơn.".George Bernard Shaw 
 
“Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người. Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo.” – FA Hayek
 
“Trong chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn. Một thằng du côn cũng có thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.” - Vladimir Lenin
 
Khi ta làm cách mạng, ta không thể làm cho thời gian ngừng trôi; ta phải luôn đi tới nếu không sẽ bị tụt hậu. Giờ đây ai bàn bạc về “tự do báo chí” là bị tụt hậu và làm cản trở tiến trình bước lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta” -Vladimir Lenin

“Đã có nhà nước thì không thể có tự do, mà khi có tự do thì sẽ không có nhà nước".- Vladimir Lenin

“Chúng ta không có thì giờ để chơi trò “đối lập” ở những hội nghị. Chúng ta sẽ cho những kẻ đối lập chúng ta ngồi tù dù chúng công khai đối lập hay ẩn náu dưới danh nghĩa người ngoài đảng.” -Joseph Stalin, cựu lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô khét tiếng tàn bạo.

“Chỉ cần dân chúng biết rằng ta có bầu cử là đủ rồi. Những người bỏ phiếu bầu cử không quyết định được gì cả. Chính những người đếm phiếu mới quyết định mọi thứ.” -Joseph Stalin.

“Đức Giáo Hoàng ư? Ông ta có được bao nhiêu sư đoàn?” -Joseph Stalin.

“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề. Không còn người thì không còn vấn đề.” -Joseph Stalin.

“Lòng biết ơn là căn bệnh mà chỉ có loài chó mới mắc phải” -Joseph Stalin.

“Tư tưởng có sức mạnh hơn súng đạn rất nhiều. Chúng ta không cho phép kẻ thù của mình có súng, thì tại sao chúng ta phải cho chúng tự do tư tưởng?” -Joseph Stalin,


“Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do.” – Milton Friedman

“Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.” - Mao Trạch Đông

“Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại.” – Khuyết danh

“Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng’” - Mao Trạch Đông

“Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc”. - Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam

“…không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội” (tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh ).

"20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu."-Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói.

"Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim."-Cựu Tổng thống Nga Putin. 
 
“Một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật.” -Vladimir Lenin 
 
"Nói thật công bằng: Thực tế cho thấy Chủ nghĩa Cộng sản mới chính là thuốc phiện của quần chúng cần lao nhờ vào tuyên truyền đầy ảo tưởng cao đẹp, mị dân một cách "chân thành" và do đó có thể hiểu, vì sao mà Cách mạng vô sản cũng đã từng nhất thời là cứu cánh của nhân dân lao động".

Thầy Cãi

 

 

 

(Tiếp theo)

***
Ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.
Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết đã được thông qua : Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Các cơ quan trung ương và Xô viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản. Hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền mới.

Xô viết đại biểu công nhân và binh lính ở Pê trô grat

Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của gia cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Bắt tay vào công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước đầy khó khăn gian khổ, Nhà nước Xô viết trẻ tuổi và Đảng Bônsêvích đã giàu kinh nghiệm đấu tranh nhưng còn bỡ ngỡ trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh tế - xã hội, rất cần có được một sự ổn định trong quan hệ đối ngoại và an ninh biên giới lãnh thổ. Vào ngày 26-10-1917 hai sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết, do Lênin soạn thảo, đã được ban bố, đó là “sắc luật hòa bình” và “sắc luật ruộng đất”. Sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh thế giới do các nước đế quốc phát động là “một tội ác lớn nhất đối với nhân loại” và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán để tiến tới một hòa ước dân chủ, công bằng, không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến tranh. Các nước tham chiến như Anh, Pháp, Mỹ… đã bác bỏ, không công nhận sắc luật này. Tuy nhiên, do tình hình ngày càng bất lợi và để cải thiện tình thế, Đức và các nước cùng phe đã chấp nhận đề nghị ký hòa ước của Chính phủ Xô viết.
Ngày 9-2-1917, cuộc đàm phán bắt đầu tại Brét Litốp. Thấy được tình trạng còn non yếu và bị cô lập của nước Nga Xô viết, Đức đã đưa ra những yêu sách kẻ cả, ngang ngược, mang tính xâm lược. Ngày 1-1-1918, Đức đã đưa ra tối hậu thư để ký kết hòa ước là đòi nước Nga phải chuyển giao cho Đức một lãnh thổ rộng tới 150 000 km2 (gồm Ba Lan, Lít Va và một phần Bêlarút, tách Ucraina khỏi Nga. Đây là những bộ phận lãnh thổ của một nước Nga mới, với tên gọi chính thức từ tháng 7-1918 là: Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga, trên cơ sở liên minh tự nguyện giữa các dân tộc ở nước Nga).

Chỉ huy Bạch vệ Aleksandr Fyodorovich Kerenskii cựu thủ tướng Chính phủ lâm thời trước Cách mạng tháng 10 Nga 
Trước yêu sách đó, trong ban lãnh đạo Đảng Bônsêvích đã có sự bất đồng sâu sắc. Thiểu số do Lênin đứng đầu, chủ trương phải chấp nhận đòi hỏi cuả Đức để ưu tiên bảo vệ và giữ vững Chính quyền Xô viết ở nước Nga - cũng là “tiền đồn chủ nghĩa xã hội” của phong trào vô sản thế giới. Bởi theo Lênin: “Hiện nay, không có gì và không thể có gì giáng vào sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội một đòn mạnh hơn là sự sụp đổ của chính quyền Xô viết Nga”. Đa số các ủy viên Trung ương Đảng lại không tán thành lập trường đó. Họ cho rằng ký hòa ước là một sự đẩy lùi vô thời hạn cuộc cách mạng. Sự bất đồng càng gay gắt hơn khi xuất hiện những quan điểm của Bộ trưởng ngoại giao Trốtxki và nhóm “Cộng sản phái tả”do Bukharin cầm đầu. Trốtxki chống lại việc ký hòa ước vì cho rằng quân Đức đang thua trên các mặt trận nên không còn khả năng tấn công nước Nga và chủ trương “không hòa, không chiến”, giải giáp quân đội, chỉ ký hòa ước một khi Chính quyền Xô viết có nguy cơ bị tiêu diệt. Nhóm Bukharin cũng kịch liệt chống ký hòa ước, thậm chí còn cự tuyệt ký các hiệp định về buôn bán với các nước đế quốc nói chung và chủ trương tiến hành cái gọi là “chiến tranh cách mạng”, bất chấp tất cả những điều kiện chủ quan và khách quan cần thiết.
Lênin đã lên án mạnh mẽ các quan điểm và chủ trương lệch lạc đó. (Ở đây, chúng ta lại chợt nghe văng vẳng bên tai câu nói của Ngô Thời Nhiệm khi quân Thanh xâm lược nước ta: “Cho chúng ngủ trọ một đêm, rồi lại đi, cũng như ngọc bích của nước Tần đời xưa, vẫn nguyên lành chứ có mất gì!”).
Ngày 10-2-1918 (trong phần kể về Cách mạng tháng Mười phía trên, ngày tháng được ghi theo lịch cũ của nước Nga; từ đây trở đi, ngày tháng sẽ được ghi theo công lịch, chậm hơn 13 ngày so với lịch Nga cũ; trong lịch sử từ 1-2-1918, nước Nga Xô viết chuyển sang dùng công lịch; chúng ta kể câu chuyện này là dựa (có nhiều đoạn “như in”) vào bộ “Lịch sử thế giới” và cách “biên niên” của nó, do Nguyễn Anh Thái chủ biên, NXB Giáo dục, năm 2006), cuộc đàm phán tiếp tục. Trốtxki, trưởng đoàn đàm phán của nước Nga Xô viết không chấp hành chỉ thị của Lênin, đã tuyên bố: Chính phủ Xô viết không ký hòa ước với những điều kiện của nước Đức. Cuộc đàm phán tan vỡ…
 
                                        Lenin, Trotsky và Hồng quân ở Petrograd
Trưa ngày 18-2-1918, quân Đức - Áo phát động cuộc tấn công trên khắp các mặt trận, dự định vừa đánh các đơn vị Hồng quân mới thành lập, vừa hành tiến về hướng Pêtrôgrát.
Ngay chiều 18-2, sau một cuộc tranh luận hết sức gay gắt, cuối cùng, Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvích đã giao cho Lênin toàn quyền giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình của đất nước. Hôm sau, ngày 19-2, thay mặt Chính phủ Xô viết, Lênin gửi điện cho Chính phủ Đức để báo tin nước Nga “sẵn sàng ký hòa ước chính thức theo những điều kiện do Chính phủ Đức đưa ra ở Brét Litốp”. Nhưng Béclin (thủ đô nước Đức thời bấy giờ) im lặng. Quân Đức vẫn tiến công và bắt đầu uy hiếp Pêtrôgrát và Mátxcơva.
Ngày 21-2, sau một cuộc họp bất thường vào đêm trước, Chính phủ Xô viết ban hành lệnh tổng động viên, huy động toàn bộ lực lượng bảo vệ nước Cộng hòa Xô viết. Những trận đánh kịch chiến đã xảy ra. Quân Đức bị chặn lại. Lúc này, biết rằng không thể nhanh chóng đánh bại được nước Nga Xô viết, Chính phủ Đức mới đồng ý nối lại đàm phán.   
Ngày 3-3-1918, hòa ước đã được ký kết tại Brét Litốp với những điều kiện mà nước Nga Xô viết phải chịu, còn nặng nề hơn trước rất nhiều: nước Nga phải cắt đi một bộ phận lãnh thổ (rộng tới 750.000 km2, với hơn 50 triệu dân) gồm các nước vùng Bantích, Bêlarút, Ba Lan và một phần Ngoại Cápcadơ cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trên lãnh thổ này có tới 1/3 chiều dài đường sắt, sản xuất hơn 70% sản lượng sắt và 90% sản lượng than của cả nước Nga. Thêm nữa, nước Nga phải tiến hành giải ngũ quân đội và bồi thường cho Đức một khoảng chiến phí là 6 tỷ Mác. Hòa ước đã được Đại hội VII Đảng Bônsêvích thông qua và Đại hội Xô viết toàn Nga IV phê chuẩn. (Chúng ta liên tưởng một chút: để ký được hiệp ước hòa hoãn này, Chính phủ Xô Viết đã phải trả một giá quá đắt, có thể là đắt hơn nhiều so với cái giá mà triều đình Huế đã trả cho cái Hiệp ước Nhâm Tuất ký với Pháp (xét theo tỷ lệ tương ứng)! Tuy nhiên, Lênin chứ đâu phải Tự Đức!!!).


                                       2 trang đầu tiên của hòa ước Brest-Litovsk
Lễ ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk - Ảnh tư liệu

Lễ ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk - Ảnh tư liệu

 
Hiệp ước này đã làm tổn thương tình cảm dân tộc của hàng triệu công dân Nga yêu nước. Nhưng dù có cay đắng đến mấy thì cũng phải ưu tiên lựa chọn cái cơ bản nhất, đó là sự sống còn của nước Nga Xô viết, là khoảng thời gian “yên tĩnh” cần thiết để Chính quyền Xô viết tạo dựng được một lực lượng bạo lực đủ mạnh. Ở đây, Lênin có tài hơn người vì thấy được tương lai. Ông đã dự đoán chính xác rằng hòa ước Brét Litốp không thể tồn tại lâu dài. Tháng 11-1918, khi cách mạng bùng nổ ở nước Đức, chính phủ Xô viết đã nhanh chóng tuyên bố xóa bỏ hiệp ước đó.
Tư tưởng chống chủ nghĩa tư bản một cách triệt để của Cách mạng tháng Mười đã làm cho các nước đế quốc hết sức lo lắng. Đó là một trong hai nguyên nhân sâu xa của cuộc nội chiến kéo dài ba năm, từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920, giữa chính quyền Xô viết non trẻ đối với các lực lượng phản động trong nước và sự hà hơi tiếp sức của 14 nước đế quốc ngoại bang.
Nội chiến Nga kéo dài từ ngày 7 tháng 11 (25 tháng 10) năm 1917 đến tháng 10 năm 1922, xảy ra sau cuộc cách mạng tháng 10. Đây là một cuộc chiến giữa một mặt là Hồng quân của nước Nga Xô viết, ủng hộ chủ nghĩa xã hội kiểu Bolshevik và mặt khác là các lực lượng liên minh lỏng lẻo không đồng nhất của những người bảo hoàng, những người theo cánh hữu, chủ nghĩa dân tộc gọi chung là Bạch vệ binh, dẫn tới nhiều năm nội chiến toàn diện. Tổng cộng 14 nước khác đã cho quân tham chiến cùng Bạch vệ binh chống lại Hồng quân nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.


                          Một lính Bach vệ

Hồng quân đánh bại các lực lượng Bạch vệ của Nam Nga ở Ukraina và quân đội do Đô đốc Aleksandr Kolchak chỉ huy tại Siberia vào năm 1919. Những Ban đầu, quân Bạch Vệ và quân các nước phương Tây chiếm ưu thế, lãnh thổ Nga bị xé nát thành nhiều mảnh. Nhưng về sau, với sự lãnh đạo đúng đắn của Lenin, Đảng Bolshevik cùng với lý tưởng chiến đấu rõ ràng, Hồng quân Xô viết dần lật ngược tình thế. phần còn lại của các lực lượng Bạch vệ điều hành bởi Pyotr Nikolayevich Wrangel bị đánh bại ở Crimea và phải di tản vào cuối năm 1920. Những trận đánh nhỏ hơn tiếp diễn ở ngoại vi thêm hai năm nữa, và những cuộc đụng độ nhỏ với những tàn quân Bạch vệ ở vùng Viễn Đông tiếp tục đến năm 1923. Các cuộc bạo loạn vũ trang ở Trung Á không hoàn toàn bị đập tan cho đến năm 1934. Theo ước tính, có khoảng từ 7-12 triệu thương vong trong chiến tranh, hầu hết là thường dân. Cuộc nội chiến Nga được mô tả bởi một số người như là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất châu Âu.
Nước Nga Xô viết sau cuộc chiến đã giành được quyền thống trị phần lớn lãnh thổ của đế quốc Nga cũ, dẫn tới sự thành lập Liên Xô vào ngày 30 tháng 12/1922. Tuy nhiên, bên cạnh Ba Lan, bao gồm những lãnh thổ phía tây của Ukraina và Belarus ngày nay, trở thành một nước độc lập từ năm 1918, các nước Baltic và Phần Lan đã dành lại được chủ quyền.

noi chien dam mau tai nga va su ra doi cua lien bang xo viet hinh 1    Cuộc đối đầu giữa Hồng quân (trái) và quân Bạch vệ trong Nội chiến Nga. (Bức tranh của tác giả Joseph Foshee).
Ngay từ cuối tháng 11-1917, các nước đế quốc trong phe Hiệp ước gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản đã họp tại Pari để bàn về “cuộc thập tự chinh chống cộng”. Tháng 12-1917, quân nước Rumani chư hầu, được Pháp hỗ trợ, đã chiếm Bétxarabi. Từ tháng 3 đến tháng 4-1918, quân đội của các nước Hiệp ước đã xuất hiện tại vùng biên giới nước Nga, đổ bộ lên hải cảng Muốcmăngxcơ ở cực Bắc, chiếm Vlađivôxtốc - hải cảng cực Đông của nước Nga, rồi kéo tới Tuốcmênixtan và Ngoại Cápcadơ. Trong khi đó, quân Đức đã chiếm đóng vùng Ban Tích, một phần Bêlarút, Bắc - Ngoại Cápcadơ, kiểm soát cả Ucraina (dựng tại đây một chính quyền thân Đức).
Lực lượng chống đối phái Bolshevik đầu tiên cần kể đến là những tướng tá, quý tộc cũng như nhiều sĩ quan cũ trong quân đội Nga Hoàng. Họ là những người đã bị tước bỏ hết tất cả các đặc quyền giai cấp, ruộng đất, các điền trang thái ấp được thừa hưởng từ những tổ tiên là quý tộc của họ, cũng như những lợi ích và vinh dự họ sẽ được hưởng khi chiến tranh kết thúc.
Bên cạnh đó là những đảng phải cánh tả cũng như cánh hữu bất đồng với những người Bolshevik vì đã thành lập nhà nước chuyên chính vô sản trong đó người Bolsevik nắm hầu hết các vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền. Do các hoạt động tuyên truyền, biểu tình, bãi công, bạo lực chống lại người Bolsevik các đảng phái này lần lượt bị nhà nước Xô Viết đặt ra ngoài vòng pháp luật.

noi chien dam mau tai nga va su ra doi cua lien bang xo viet hinh 2                    Quân Bạch vệ xử bắn các chiến sĩ Bolshevik. Ảnh: weaponsandwarefare
 
Giáo hội Nga cũng ủng hộ lực lượng Bạch Vệ do chính quyền Xô Viết đã thi hành một chính sách tịch thu nhiều tài sản của Giáo hội, thuyết phục các lực lượng ủng hộ mình từ bỏ tôn giáo, hạn chế nhiều nghi thức nhà thờ, thậm chí nhiều cán bộ Xô Viết đã ra lệnh đốt bỏ các nhà thờ của các cha đạo chống Xô Viết. Năm 1913, nước Nga có 367,2 triệu hecta đất trồng trọt thì hoàng tộc, địa chủ và tu viện đã chiếm 152,5 triệu hecta, phú nông chiếm 80 triệu. Chính sách chia ruộng đất cho nông dân của chính quyền Xô Viết khiến Giáo hội mất quyền sở hữu các mảnh đất rộng lớn. Ngoài ra, Giáo hội Nga muốn duy trì uy quyền như dưới thời Nga Hoàng, thời mà nước Nga giống như Châu Âu Trung cổ: Nhà thờ gắn liền với Hoàng tộc, chi phối xã hội và có quyền lực rất lớn.
Một bộ phận công nhân Nga đã được phái Menshevik tuyên truyền ủng hộ lực lượng Bạch vệ. Phái Menshevik và phái Bolshevik đã phân ly ra từ cùng một chính đảng, cả hai đều thừa hưởng nhiều di sản giống nhau, và lẽ tự nhiên là các cơ sở quần chúng của cả hai bên đều tương tự nhau. Ngoài ra còn do phái Bolshevik coi nhẹ tuyên truyền trong lực lượng công nhân công nghiệp nhẹ và các thợ thủ công, khiến phái Menshevik có ảnh hưởng không nhỏ trong các lực lượng này.

noi chien dam mau tai nga va su ra doi cua lien bang xo viet hinh 4            Hồng quân Bolshevik tiến hành vượt sông Dnieper trong Nội chiến Nga. Ảnh: weaponsandwarefare.
 
Một bộ phận nông dân Nga cũng ủng hộ lực lượng Bạch vệ. Nhiều nông dân mộ đạo bị phản tuyên truyền bởi Nhà thờ (tình trạng này cũng giống như hồi Cách mạng tư sản Pháp), họ tin vào lời của các cha xứ rằng Bolshevik là những "kẻ phản Chúa" nên đã chống lại Cách mạng. Hơn nữa có nhiều dân tộc trong Đế Chế Nga, như người Cossack, đã gây ra nhiều tác hại cho phía Bolshevik. Thực ra mà nói, những vùng nông thôn Cossack có nhiều dân nghèo đã theo về với những người Bolshevik, nhưng nhiều vùng Cossack có đông tầng lớp trung nông, ít bần nông - không bị lo lắng về ruộng đất - lại e ngại bị trả thù do đã đàn áp dã man công nhân Nga dưới thời Nga Hoàng. Dưới thời Nga Hoàng, người Cossack luôn cho rằng mình là thành phần được ưu ái, họ vốn được hưởng nhiều quyền lợi trong Đế chế Nga. Người Cossack được trực tiếp bầu ra các ataman của họ, được chọn vào trong các đơn vị ngự lâm quân cho Nga Hoàng. Cướp bóc là động lực chính để người Cossack chiến đấu. Còn ở thời Bolshevik, người Cossack thờ ơ với Sắc lệnh về ruộng đất, chấm dứt chiến tranh là điều họ mong muốn nhưng e ngại bị trả thù do đã đàn áp công nhân Nga, bị phản tuyên truyền về việc ruộng đất của họ sẽ bị tước đoạt, đem chia cho những thành phần dân tộc khác. Ngoài ra do truyền thống phải suốt đời trung thành với các sĩ quan, hết lòng phụng sự Nga Hoàng, sự vô kỉ luật của một số đơn vị Hồng Quân đã khiến nhiều người Cossack đứng lên chống phía Bolshevik. Tình trạng trên cũng là tình trạng chung của nhiều dân tộc thiểu số khác trong đế quốc Nga.
Các dân tộc thiểu số vốn bị áp bức theo kiểu đế quốc trong hệ thống Đế chế Nga cũ khi chế độ Nga Hoàng sụp đổ, họ rất muốn đứng ra thành lập nhà nước độc lập của riêng họ. Chính quyền Xô Viết không muốn điều này xảy ra, vì họ sẽ bị mất các lãnh thổ rộng lớn, các khu địa chính trị có vị trí chiến lược. Điều này cũng sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho các dân tộc khác trong một quốc gia nhiều dân tộc như Đế quốc Nga. Sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga sẽ bị đe dọa, an ninh của Nga sẽ bị ảnh hưởng do nguy cơ các thế lực bên ngoài sẽ kích động các dân tộc vốn có hằn thù với người Nga tham gia vào việc làm suy yếu nước Nga.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh Nội chiến Nga
                                                         
    Cuối cùng là các thế lực bên ngoài nước Nga luôn muốn đánh gục nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, âm mưu xâu xé nước Nga và các vùng lãnh thổ phụ thuộc của nó khiến các nước như Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức... tiến hành nhiều cuộc can thiệp bằng quân sự, cung cấp nhiều chuyến hàng viện trợ, công nhận các chính phủ do các lực lượng chống đối phía Bolshevik lập ra, đã giúp cho các lực lượng chống đối Bolshevik có thể tiến hành cuộc chiến được dai dẳng.
Những lực lượng chống đối Bolshevik, đa số tập trung dưới một ngọn cờ của quân "Bạch Vệ".
Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các tướng lĩnh quân đội Bạch Vệ đã tỏ thái độ mâu thuẫn với nhau và không đoàn kết. Các nhóm Bạch Vệ có chung mục tiêu là chống lại Bolshevik, nhưng đường lối sau đó của các nhóm lại khác hẳn nhau: có nhóm muốn khôi phục nền quân chủ chuyên chế của Nga Hoàng, có nhóm thì muốn thành lập Nhà nước quân chủ lập hiến, có nhóm lại chỉ muốn cát cứ ly khai thành một nước riêng. Do vậy, họ không có khả năng cố kết thành một lực lượng thống nhất, dưới quyền lãnh đạo của một thủ lĩnh chung, hầu như các đoàn quân của họ đều chiến đấu rời rạc. Các tướng Bạch Vệ như những sứ quân biệt lập, mạnh ai người nấy chiếm đất giành dân. Các tướng lĩnh này cũng không thể nắm rõ được tình hình của các đội quân dưới quyền.
Quân lính của Bạch Vệ cũng là những người nông dân, mong ngóng hòa bình được lập lại để quay về với đồng ruộng của mình. Binh lính thấy rõ sự khác nhau trong cách chỉ huy của các sĩ quan của mình so với các sĩ quan Hồng Quân. Sắc lệnh ruộng đất được ban ra và thi hành đã tạo tâm lý hứng khởi cho các nông dân Nga. Điều này tác động lớn đến tinh thần của binh sĩ trong quân đội Bạch vệ có gia đình sống trong vùng do chính quyền Xô Viết kiểm soát. Lực lượng Bạch Vệ thì tuyên truyền thiếu hiệu quả, chính bản thân các tướng lĩnh Bạch Vệ cũng là quý tộc, có nhiều đặc quyền đặc lợi nên họ không thể đưa ra được những hứa hẹn cải cách ruộng đất (chia đất cho nông dân) như những người Bolsevik, nên quân lính Bạch Vệ dần nản lòng, họ đào ngũ hoặc chạy sang phía Hồng quân.
Thêm vào đó việc quân đội nước ngoài đổ bộ lên lãnh thổ Nga khiến những người Nga tức giận. Không một dân tộc nào trên thế giới cảm thấy sung sướng khi thấy quân đội nước ngoài xuất hiện trên lãnh thổ của mình. Lòng tự hào dân tộc của người Nga khiến cho họ nhìn thấy các đơn vị Bạch Vệ như những kẻ phản quốc.
Các quân đội nước ngoài đã tham gia nhiều cuộc chiến, tâm lý chung của binh lính là không muốn chiến đấu. Hơn nữa các điều kiện nội tại của các nước cũng không thể khiến chính phủ cho quân đội đặt chân lâu trên nước Nga. Chính phủ cuối cùng cũng đành gửi các nguồn viện trợ cho quân Bạch Vệ. Cả vấn đề này cũng bị chỉ trích nên khi quân Bạch Vệ suy yếu, các nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm ngay.

Ejército-rojo--russianbolshevik00rossuoft.png
Biệt đội Hồng Quân trong cuộc Nội chiến Nga 
 
Lực lượng đông đảo nhất, nhiệt tình nhất và có trình độ nhất ủng hộ phía Bolshevik chính là các công nhân và nông dân Nga. Tính đến năm 1913, tổng số công nhân nước Nga có khoảng 18 triệu (chiếm 10% dân cư), trong đó có khoảng 3,6 triệu công nhân công nghiệp. Các công nhân Nga có cuộc sống rất khó khăn dưới chế độ Nga Hoàng, hoàn toàn không được hưởng chút gì về tự do chính trị, có tinh thần cách mạng triệt để và chịu ảnh hưởng sâu đậm của những người Bolshevik. Giai cấp công nhân Nga có mối quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân, lại có phân bố tương đối tập trung, thuận lợi cho việc tổ chức và lãnh đạo đấu tranh.
Một bộ phận khác ủng hộ phía Bolshevik là các nông dân Nga. Là giai cấp có số lượng đông đảo nhất nước Nga nhưng lại chịu sự bất công lớn nhất, lực lượng này đã được phía Bolshevik hứa sẽ đưa ruộng đất về cho mình. Khi chính quyền Xô Viết thông qua Sắc lệnh về ruộng đất, thỏa mãn được yêu cầu về tư liệu sản xuất của nông dân Nga: Đó là ruộng đất. Trong Sắc lệnh có quy định:
1) Nay hủy bỏ ngay lập tức và không có bồi thường quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ.
2) Các điền trang của địa chủ cũng như những ruộng đất của các thái ấp, của các nhà tu và giáo hội với toàn bộ gia súc và nông cụ, tất cả những kiến trúc và nhà cửa phụ thuộc đều giao cho các ủy ban ruộng đất của tổng và các Xô Viết đại biểu nông dân huyện xử lý....
Trong các lực lượng khác ủng hộ phía Bolshevik còn có lực lượng binh lính cũ của Nga Hoàng. Nhiều đơn vị quân lính được giao nhiệm vụ đàn áp lực lượng ủng hộ Bolshevik đã chạy sang hàng ngũ cách mạng. Vốn đa số xuất thân từ nông dân, nhiều binh lính đã được phía Bolshevik giác ngộ về những quyền lợi giai cấp mà họ sẽ có được khi tham gia tiến hành cách mạng. Hơn nữa, nhiều đơn vị quân Nga Hoàng được thành lập từ những người công nhân Nga, vốn trước đây tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành bạo động chống đối Nga Hoàng, đã bị nhà cầm quyền bắt lại và bị đẩy ra mặt trận bắn nhau với quân Đức. Khi cách mạng Tháng Mười nổ ra, những đơn vị này đang mang theo trang bị và vũ khí, đã quay sang ủng hộ và chiến đấu cho phía những người Bolshevik. Những người thủy binh trong quân đội Nga Hoàng cũng là những người ủng hộ nhiệt thành cho cách mạng Tháng Mười. Do nổi danh từ vụ Thiết giáp hạm Potemkin năm 1905, những người Bolshevik rất để ý đến lực lượng này và đã thu được không ít thành công trong việc giác ngộ lực lượng thủy binh, lính thủy đánh bộ Nga Hoàng đứng về phía mình. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị bộ binh, kị binh cũng như nhiều binh chủng khác đã được tuyên truyền từ trước khi chiến tranh thế chiến thứ nhất nổ ra, tuy mức độ có ít hơn.
 Chú thích ảnh
                                        Quân Mỹ tại Vladivostok tháng 8 năm 1918

Vào tháng 12 năm 1917, Cheka - lực lượng an ninh nội bộ đầu tiên của Bolshevik được thành lập. Sau đó nó đổi tên thành GPU, OGPU, MVD, NKVD và cuối cùng là KGB. Những "cảnh sát mật" này chịu trách nhiệm tìm ra những kẻ bị đảng coi là chống đối cách mạng và trục xuất họ khỏi đảng hay đưa ra tòa. Vào mùng 5 tháng 9 năm 1918, Cheka được giao trách nhiệm thi hành chính sách Khủng bố Đỏ nhắm tới các thành phần sót lại của chính quyền Sa hoàng, chống đối đảng từ cánh tả như Các mạng xã hội và các nhóm chống Bolshevik khác như người Kozak. Felix Dzerzhinsky, lãnh đạo đầu tiên của Cheka nói vào tháng 6 năm 1918 với tờ New Life: "Chúng tôi hiện thân là sự khiếp sợ được tổ chức - điều này cần phải được nói rất rõ ràng - sự khiếp sợ như vậy là rất cần thiết trong điều kiện cuộc sống của chúng ta hiện nay trong thời gian cách mạng."
Các lực lượng quân sự của phía Bolshevik, ban đầu được gọi với tên:"Cận vệ đỏ", sau được thống nhất với tên: "Hồng Quân".

Những chiến sĩ Cận vệ Đỏ năm ấy (Kỳ 1)
                                     Đội cận vệ Đỏ trên Đại lộ kỵ binh cận vệ ở Pê-tơ-rô-grat
 
Ngay khi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra, do lực lượng Cận Vệ Đỏ còn ít ỏi chỉ có hơn 1 triệu quân, đế quốc Nga lại quá rộng lớn nên những người Bolshevik đã không thể nắm chính quyền được ở nhiều vùng đất cũng như tiến hành truy quét các lực lượng của phe chống đối.
Như một tất yếu, các lực lượng chống đối của phía Bolshevik: quân Bạch Vệ đã hoạt động ngay từ phút đầu. Nhưng do lực lượng của Bạch Vệ còn chia rẽ ra thành nhiều phe phái (Nga Hoàng và gia đình đã bị chính quyền Xô Viết bắt giữ và xử tử hình vào tháng 7 năm 1918), binh lính hoang mang, nhiều đơn vị bỏ hàng ngũ, xử tử các sĩ quan và mang theo vũ khí bỏ về nhà khiến quân Bạch Vệ nhiều nơi phải rút đi để tập hợp lực lượng.
Tuy vậy do ưu thế tạm thời về vũ khí, trang bị và huấn luyện nên nhiều đơn vị Hồng Quân đã phải rút lui bởi thế tấn công của quân Bạch Vệ.
Tháng 03-1918, quân Anh, Pháp, Mỹ đổ bộ lên Murmansk. Họ chiếm Murmansk, Arkhangelsk và tiến theo hướng Moskva, Petrograd. Tháng 4-1918, quân Nhật đổ bộ lên Vladivostok, thành phố cực đông nước Nga. Sau đó các đơn vị quân viễn chinh Mỹ, Anh, Pháp, Ý cũng đổ bộ lên đó. Chính quyền Xô Viết ở đây bị lật đổ. Quân Bạch Vệ lần lượt chiếm các thành phố Iếccut, Vecnêudinxcơ, Sita và nhiều thành phố khác. Tháng 8-1918 quân Anh, Pháp đánh chiếm các thành phố cảng Odessa và Sevastopol trên bờ biển Đen nhằm giáng đòn tấn công vào vùng trung tâm nước Nga. Tháng 11-1917, Romania được Pháp hỗ trợ đã chiếm Bessarabia. Tháng 5-1918, quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn ở vùng sông Volga và Siberia.  
Ngày 25-5-1918, 60 ngàn lính của quân đoàn Tiệp Khắc (thuộc phe Hiệp ước) động binh, cùng với lực lượng bạch vệ (phản Cách mạng) Nga và các thế lực phản động khác đã chiếm được toàn bộ vùng Xibia rộng lớn và nhiều thành phố dọc sông Vônga như Xamara, Xinbiếc, Cadan… Tại Cadan, bọn nổi loạn đã chiếm được kho bạc quốc gia với hơn 6000 triệu rúp vàng (đây là phần lớn số vàng dự trữ của chính quyền Xô viết). Chính quyền Xô viết ở những nơi đó đều bị lật đổ.
Khi 60 đoàn tàu chở quân đoàn Tiệp Khắc đang trên đoạn đường ở gần Vladivostok, đội quân đó đã nổi loạn. Được sự góp sức của quân Bạch Vệ, các lực lượng xã hội cách mạng và Menshevik, đội quân này đã chiếm được một vùng rộng lớn ở Siberia, và một số nơi tại vùng lưu vực sông Volga và Ural. Tại các vùng đó, các lực lượng chống đối Bolshevik đã tiến hành các hoạt động lật đổ chính quyền Xô Viết, thành lập các chính quyền như: "Chính phủ miền Bắc" ở Arkhangelsk, "Chính phủ người Siberia" ở Omsk, "Chính phủ Ural" ở Ekaterinodar. "Chính phủ Siberia tự trị" ở Vladivostok. Các chính phủ này đã bị lợi dụng để các nước bên ngoài lấy lời kêu gọi để biện minh cho hành động can thiệp vào nước Nga. Như vậy là, cuộc nổi loạn của binh đoàn Tiệp Khắc là cái mốc cho việc mở rộng can thiệp vũ trang của các nước Đế quốc.


              Binh sĩ của Trung đoàn 6 Tiệp Khắc bị Hồng quân tiêu diệt trong thời kỳ Nội chiến 1918-1922
Tại khu vực Tây Nam nước Nga, các nước đế quốc đã kích động và giúp sức cho các thế lực chống chính quyền Bolshevik ở Azerbaijan, Armenia nổi loạn. Ngày 31-07-1918, chính quyền Xô Viết ở Baku bị lật đổ, và 4 ngày sau, quân Anh đã vào chiếm Baku.
Trong khi đó quân Đức đã vi phạm hòa ước, cho quân xâm nhập vùng ngoại Kavkaz, vùng Sông Đông và vùng Krym. Quân Bạch vệ Cossack của các tướng Craxnok và Mamontop, được quân Đức giúp sức chiếm vùng sông Đông và tiến về thành phố Tsaritsyn (sau là Volgograd). Thực tế, Đức đã đánh chiếm Ukraine, dựng lên ở đây một chính phủ thân Đức.
Theo sau sự kiện đó, hàng loạt lực lượng phản động đua nhau nổi dậy khắp nơi trong nước, dựng lên hoàng loạt chính phủ cách mạng (như ở Achanghenxơ, Tômxơ, Askhabát…) với sự tham gia của đa số thành viên Xã hội cách mạng, Mensêvích…
Tình hình càng thêm nghiêm trọng khi trong nội bộ chính quyền Xô viết xảy ra rối ren. Tại Đại hội Xô viết toàn Nga V (7-1918), những phần tử Xã hội cách mạng phái tả đòi bãi bỏ “chế độ độc quyền lúa mì” đã ban hành, hủy bỏ hiệp ước Brét Litốp… Họ còn gây ra sự ám sát đại sứ Đức tại Nga, chiếm các tòa công sở ở Mátxcơva (lúc này đã được chọn làm thủ đô Nga) và tấn công cả vào điện Cremli…
Ở những vùng chưa bị chiếm, đám phản cách mạng cũng điên cuồng tổ chức những vụ nổi loạn, phá hoại, khủng bố ám sát. Chỉ riêng tháng 7-1918, chúng đã quậy phá ở 23 thành phố ở trung tâm nước Nga, kể cả Mátxcơva. Ngày 30-8-1918, thành viên đám Xã hội cách mạng đã ám sát hụt Lênin và giết chết Urixki, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt toàn Nga ở PêtrôgrátKết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH NỘI CHIẾN NGA
Như vậy, đến giữa năm 1918, Chính quyền Xô viết chỉ còn kiểm soát được ¼ lãnh thổ của nước Nga Sa hoàng trước kia và đã mất đi những vùng lương thực, nguyên liệu và nhiên liệu quan trọng nhất của đất nước.
Mùa hè năm 1918, đất nước Xô Viết ở trong một tình huống cực kì khó khăn và nguy hiểm. Khoảng 14 vạn quân của 11 nước đế quốc và chư hầu (về sau tăng lên tới 30 vạn), cùng khoảng 1 triệu quân chống đối phía Bolshevik các loại đã chiếm được khoảng 3/4 lãnh thổ của đất nước Xô Viết. Họ đã chiếm được những trung tâm nguyên liệu, nhiên liệu và lúa mì. Nền kinh tế của đất nước rơi vào tình trạng cực kì khó khăn: các nhà máy phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu và nhiên liệu, giao thông bị đình trệ, nhân dân (nhất là dân các thành phố) lâm vào cảnh đói rét và bệnh tật. Các thế lực chống đối nổi lên ở nơi nơi: kể cả ở Moscow và Petrograd. Tại các vùng bị chiếm đóng, các lực lượng thân Bolshevik bị truy sát ráo riết, các đảng viên Bolshevik bị sát hại dã man. Những nơi mà ruộng đất, tài sản đã được chia cho dân nghèo bị cướp lại, nhiều người dân bị hãm hại và bị bóc lột thậm tệ.
Trong tình cảnh ngặt nghèo và rối bời đó, Đảng Bônsêvích và Nhà nước Xô viết đã tỏ ra tỉnh táo và kiên định, tập trung toàn bộ sức lực vào mục tiêu duy nhất: giữ vững bằng mọi giá Chính quyền Xô viết, thực hiện mọi biện pháp khẩn cấp để chống thù trong giặc ngoài. Tháng 9-1918, Chính quyền Xô viết tuyên bố thi hành chính sách “khủng bố đỏ” nhằm vào các phần tử “có quan hệ với các tổ chức bạch vệ, các âm mưu phản loạn”. Tháng 11-1918. Hội đồng quốc phòng công - nông do Lênin đứng đầu được thành lập. Mùa thu năm 1919, trong tình hình chiến sự khẩn trương, các Xô viết ở các vùng mặt trận và gần mặt trận đều được qui định, phải tuân theo cơ quan đặc biệt gọi là Ủy ban cách mạng. Tháng 6-1919, các nước Cộng hòa Xô Viết gồm Nga, Ucraina, Bêlarút, Lítva, Látvia và Extônia đã ký kết “Liên minh quân sự”, thành lập bộ chỉ huy quân sự thống nhất, tập trung thống nhất mọi điều hành về tài chính, công nghiệp và giao thông vận tải. Chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện, thay cho chế độ tình nguyện trước đây, đã làm tăng nhanh số lượng Hồng quân - lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô viết - từ gần nửa triệu người vào trước mùa hè năm 1918 lên 3,5 triệu vào tháng 9-1919 và đến 5 triệu 300 ngàn vào cuối năm 1920. Về kinh tế, trong tình thế bị bao vây, vào mùa hè năm 1919, nước Nga Xô viết đã phải quyết định chuyển sang thực hiện “Chính sách cộng sản thời chiến” nhằm huy động tối đa và sử dụng hợp lý mọi nguồn của cải đất nước, cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho quân đội, phục vụ chiến đấu.
Nhờ thế, vừa xây dựng vừa chiến đấu, quân dân Xô viết đã từng bước đẩy lui các cuộc tấn công của kẻ thù, vượt qua cơn thử thách hiểm nghèo. Trong nửa sau năm 1918, Hồng quân đã đánh tan quân đoàn Tiệp Khắc và bọn bạch vệ, đẩy lui chúng về bên kia dãy Uran. Ở mặt trận phía nam, Hồng quân cũng giành được những thắng lợi quan trọng; đánh tan quân đoàn sông Đông của tướng Craxnốp. Ở hậu phương, các cuộc bạo loạn phản cách mạng đều bị trấn áp.
Năm 1919, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới, các nước Anh, Pháp, Mỹ lại tăng cường can thiệp vào nước Nga Xô Viết. Tới tháng 2-1919, đã có 300 ngàn quân can thiệp của các nước đế quốc trên lãnh thổ Nga: 130 ngàn tập trung ở miền Nam, 150 ngàn ở Viễn Đông và ở phía Bắc có 20 ngàn. Tuy nhiên, lực lượng xung kích chủ yếu vẫn là các đội quân bạch vệ của Cônsắc, Đênikin, Iuđênít và Milevơ với sự trợ giúp rất lớn từ các nước đế quốc về đạn được, vũ khí, phương tiện chiến tranh (kể cả xe tăng, máy bay) và sĩ quan chỉ huy.
Mùa xuân năm 1919, quân thù bắt đầu tiến công từ nhiều hướng khác nhau nhằm vào thủ đô Mátxcơva của nước Nga Xô viết. Phía đông, quân của Cônsắc (trong đó có quân đoàn Tiệp Khắc) tiến tới sông Vônga, uy hiếp các thành phố Xamara và Cadan. Phía nam, quân của Đênikin tiến đánh các thành phố Kiép, Kháccốp, có lúc đã uy hiếp trực tiếp Tula, và Bêlarút. Tấn công từ phía bắc là quân của tướng Milerơ cùng quân can thiệp Mỹ, Anh, Pháp. Còn từ phía tây nam là đội quân bạch vệ của tướng Iuđênít.
Nước Nga Xô viết trẻ lại lâm vào tình thế bị bao vây hết sức ngặt nghèo. Nhưng lần này, nước Nga Xô viết đã trưởng thành vượt bậc trong chiến đấu và với tinh thần chiến đấu ngoan cường vô song, đã vượt qua thời đoạn nặng nề nhất của cuộc nội chiến một cách oai hùng hơn bao giờ hết. Trước tiên, Nhà nước Xô viết tập trung mọi lực lượng với khẩu hiệu: “Tất cả để chiến đấu với Cônsắc”. Tới tháng 7-1919, Hồng quân đã giải phóng được khu công nghiệp Uran, đẩy lùi quân Cônsắc về tận Xibia. Đến cuối năm đó thì đội quân bạch vệ của Cônsắc bị đánh tan, bản thân Cônsắc bị bắt và bị xử bắn ở Iêccút. Bên cạnh đó, Hồng quân cũng đã đánh bại cuộc tấn công của quân Inđênít nhắm vào Pêtrôgrát.
Sau thất bại thảm hại của Cônsắc và Inđênít, quân thù của cách mạng chuyển hướng tiến công chủ yếu sang phía nam với lực lượng chủ yếu là những đội quân của Đênikin. Chúng đã chiếm đóng được toàn bộ miền Nam với những vùng nhiên liệu và sản xuất lúa mì chủ yếu làm tình hình trở nên ngày một nghiêm trọng. Dưới khẩu hiệu: “Tất cả để chiến đấu với Đênikin”, Hồng quân chuyển hướng phản công chủ yếu sang phía đó. Tới cuối tháng 10, sau những trận đánh quyến định ở Ôren và Varônhegiơ, quân đội của Đênikin bị đập tan, tàn quân của chúng rút chạy về Crưm. Tới đầu năm 1920, toàn bộ Ucraina và Bắc Cápcadơ đã được giải phóng.
Từ tháng 3-1920, sau khi đánh tan các lực lượng chủ yếu của quân bạch vệ, đẩy lùi quân can thiệp trên nhiều mặt trận, buộc chúng phải rút dần quân ngay từ mùa xuân năm 1919, nước Cộng hòa Xô viết đã dự định tranh thủ thời gian đình chiến để khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Chưa kịp thực hiện kế hoạch hàn gắn vết thương chiến tranh thì quân dân Xô viết lại phải đứng trước một cuộc thử lửa mới. Được sự giúp đỡ to lớn từ Anh, Pháp, Mỹ về vũ khí và tiền bạc, ngày 25-4-1920, quân đội Ba Lan mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Ucraina. Ngày 6-5, chúng chiếm được Kiép. Cùng lúc, quân bạch vệ của Vranghen, Pếtlura và đám tàn quân của Iuđênít đã nổi dậy hỗ trợ quân Ba Lan. Vranghen đã lập xong kế hoạch đánh chiếm Mátxcơva.
Lại một lần nữa nước Nga Xô viết phải dốc sức vào cuộc chiến tranh tự vệ. Ngày 14-5-1920, Hồng quân bắt đầu phản công quân Ba Lan và tới giữa tháng 8 thì tiến đến gần Vácxava. Tuy nhiên cuộc tấn công vào thủ đô Ba Lan đã không thành công. Ngày 12-10-1920, hai bên ký hiệp định đình chiến và sau đó, ngày 18-3-1921, hòa ước được ký kết. Ba Lan rút quân khỏi các vùng đất của Ucraina và Bêlarút.
 
 Kết quả hình ảnh cho hình ảnh Trận Tsaritsyn 
 
Trận Tsaritsyn là một trong những trận đánh quan trọng trong Nội chiến Nga. Tại đây, từ tháng 7/1918, lực lượng Bạch Vệ của Pyotr Krasnov đã đẩy lùi lực lượng Bolshevik về thị trấn này và bao vây nó. Các chỉ huy Bolshevik đã cầu cứu Moscow nhưng không thành công do phải ưu tiên các hướng khác và họ được lệnh tử thủ.
Mãi đến tháng 6/1919, quân Bạch Vệ của Denikin với sự hỗ trợ của một số xe tăng Anh đã chiếm được thị trấn và bắt sống 40.000 Hồng quân.
Theo các tài liệu Liên Xô, thành phố cuối cùng đã về tay những người Bolshevik nhờ các quyết định của Stalin, ông điều các lực lượng từ Kavkaz về tấn công vào sau lưng đối phương và đánh bại họ. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Denikin vội vã rút quân về Krym với những thiệt hại nặng nề và không thể gượng dậy được.
Hồng quân dưới sự chỉ huy của Stalin và Voroshilov tiến vào Tsaritsyn tháng 1/1920.
Năm 1925, Tsaritsyn được đổi tên thành STALINGRAD, cái tên mà hẳn ai cũng từng được nghe đến <(")
Ảnh: Stalin và Voroshilov đang chỉ huy tác chiến tại Tsaritsyn
 
Rảnh tay, Hồng quân tập trung lực lượng nhanh chóng đánh tan đội quân bạch vệ, 6 vạn người của tướng Vranghen. Tới giữa tháng 11-1920, Hồng quân giải phóng Crưm. Cũng trong năm 1920, chiến sự chấm dứt ở vùng Trung Á, các nước Cộng hòa Xô viết là Adecbaidan, Tuốcmênixtan, Acmênia và Gondaia hoàn toàn được giải phóng.
Đến đây cuộc nội chiến 3 năm khốc liệt kết thúc. Thành quả Cách mạng tháng Mười được giữ gìn, Chính quyền vô sản đứng vững và nước Nga Xô viết bắt đầu vươn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Sự toàn thắng của Cách mạng tháng Mười và nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới trước thù trong giặc ngoài là thiên anh hùng ca bất hủ của Đại Chúng cần lao trước áp bức cường quyền, là tấm gương sáng ngời cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh cách mạng của các lực lượng công - nông trên thế giới, và đã dần trở thành một hiện thực của biết bao nhiêu ước mơ, hy vọng, khắc khoải ngàn đời về một xã hội công bằng, tự do, bình đẳng, bác ái. Hồ Chí Minh, nhà hoạt động cách mạng thiên tài của Việt Nam, đã nói: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn, và sâu xa như thế”.
Tiếc rằng Lênin đã mất quá sớm! Và cũng tiếc rằng cách hiểu có phần cực đoan về xã hội tư bản chủ nghĩa, về mục đích thực sự chính đáng của cách mạng vô sản (vì thế mà gây ra bạo lực tàn sát quá lố, không đáng có), về xã hội cộng sản chủ nghĩa, cũng như cách hiểu có phần khô cứng, lý tưởng hóa con người cách mạng mà xem nhẹ, thậm chí là không thấy cái bản năng thèm khát danh lợi ở mỗi con người mà nếu thiếu nó thì xã hội không phát triển được, (chúng ta cho rằng trong tình thế đói khổ, cùng cực, con người sẵn sàng tự nguyện “thắt lưng buộc bụng” làm quần quật như một nô lệ, dám xả thân không đắn đo vì mục đích sống còn, vì dân vì nước. Nhưng khi tất cả đã “an bài”, cách mạng đã thắng cuộc, sự kích thích đã dịu đi, trở về với trạng thái đời thường với những lo toan miếng cơm manh áo, gia đình, con cái thì đối với họ cái lý do thắt lưng buộc bụng, quần quận phụng sự, hy sinh quyền lợi cá nhân cho cái “cao cả, xa vời” cũng mất đi. Người ta đi làm cách mạng, khi tình thế đòi hỏi, dám sẵn lòng chết cho cách mạng, chết cho sự thụ hưởng của thế hệ mai sau, nhưng đó không phải là mục đích đầu tiên, chính yếu, duy nhất của đại đa số con người, vì như thế là trái với tự nhiên thông thường), đã làm cho Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa với cái lý tưởng xã hội thực sự là cao đẹp của nó (nhưng chỉ để tuyên truyền là chính!), ngày càng bộc lộ tính khiên cưỡng, gượng ép, siêu hình, mị dân, để rồi sụp đổ tan hoang sau ngót 50 năm tồn tại và tồn tại không lấy gì là ưu việt hơn Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa dù hệ thống này vẫn còn đó những tiêu cực và vẫn ẩn chứa cái bản chất kẻ cả, thích gây chiến và tham tàn của nó. 
Xin kính viếng Liên Bang Xô Viết bài thơ:
 
Vĩnh Biệt Anh

Anh đã đi thật rồi!...
Tự chữa bệnh mình, ai ngờ đến thế
Thương tiếc, trách hờn, lệ nhòa máu đỏ
Nức nở ức triệu con tim...

Nhớ lại anh xưa vươn dậy xung phong
Rừng rực đêm đông vui gầm pháo hạm
Thế giới cần lao theo đoàn lính thủy
Thế kỷ mở ra hứa hẹn đại đồng

Nhân loại ơn anh ghi tạc chiến công
Sừng sững tuyến đầu Hồng Quân gan góc
Gìn giữ niềm tin trên đường Giải Phóng
Tiến bộ văn minh thắng rợ hung tàn

Buồn lắm ơi anh, người anh đầu đàn
Oanh liệt một thời, bao dung vĩ đại
Xây lý tưởng, thật thà, hồ hởi
Hiện thực không thành, đành hóa đau thương

Vỡ lở bốn bề trận địa tan hoang
Đoàn Cận Vệ rút lui uất nghẹn
Ủ rũ ngọn cờ thắm màu bất diệt
Đành tả tơi bởi chệch hướng, cực đoan

Kiếp trần gian mấy ai chẳng lỗi lầm
Lại càng thương anh, tình anh còn đó
Sao "dân chủ" lại điên cuồng bôi đen lịch sử?
Có phải "tự do" là chà đạp, vô luân?

Sống mãi với đời là thuở ấy xung phong
Cung điện Mùa Đông vui gầm pháo hạm
Thắp ngọn Hải Đăng lương tri cuộc sống
Dẫu nát tượng đài vẫn nhắc nhở niềm tin

Yên nghỉ ơi anh, cao thượng, quang vinh
Thế kỷ hai mươi bi hùng mặc niệm
Nhân loại văn minh phân ưu, vĩnh quyết
Tiếp tục bước đường dò dẫm đến thênh thang

Chân trời xa dần ửng dáng Địa Đàng...



                                     

                                                                        Victoria

      Năm 2017, nhân việc kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười, Đảng Cộng sản Liên bang Nga đánh giá:

(Hết chương XXIX)
 --------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét