Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

TT&HĐIII - 25/q

                                             

                              Tiểu Sử Lê Lai - Thực Hư Câu Chuyện Lê Lai Cứu Chúa Lê Lợi

 

                                            Sự tích hồ gươm - Truyện cổ tích Việt Nam

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                              (Khuyết danh)

   

 

 

(Tiếp theo)

 


Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt cùng với sự thành lập nhà Hậu Lê.

Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt ách đô hộ lên nước Việt, đặt nước Việt trở thành quận Giao Chỉ. Người Việt lập tức nổi lên chống quân Minh, mà lớn nhất là của nhà Hậu Trần, đã có những thời điểm tưởng chừng có thể khôi phục lại giang sơn của người Việt. Tuy nhiên, do sự thiếu đoàn kết giữa các thủ lĩnh quân nổi dậy người Việt, quân Minh vừa mua chuộc gây chia rẽ, vừa khủng bố trấn áp rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...), hòng đè bẹp mọi ý chí phản kháng của người Việt. Mặc dù vậy, dưới sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của nhà Minh, người Việt rất oán hận, luôn ấp ủ chờ thời cơ nổi dậy.

Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất (gồm Lê Lai, Nguyễn Trãi… và nhiều người khác, nhưng đặc biệt lạ là vì sao không có tên Trần Nguyên Hãn!?), làm lễ cắt máu ăn thề, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. Sau này được gọi là “Hội thề Lũng Nhai”. Trong quyển “Những vì sao đất nước”, tập 3, tác giả Nguyễn Anh - Quỳnh Cư, NXB Thanh Niên, năm 1985, có ghi nội dung của lời thề Lũng Nhai, chúng ta trích đoạn:
“Nay phụ đạo chính ở nước chúng tôi là Lê Lợi cùng với bọn Lê Lai cho đến Trương Chiến, mười chín người tuy quê quán họ hàng có khác nhau, nhưng đã kết nghĩa anh em thề cùng như chung một tổ. Phận vinh hiển dù có khác nhau, nguyện tình cùng họ không bao giờ khác.
Nay nhân giặc Ngô xâm chiếm nước Nam, tàn sát nhân dân rất là khổ sở, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, mười tám người chung sức đồng lòng, giữ vững đất nước, cho nhân dân ăn ở yên lành, thề sống chết đều phải cùng nhau, không dám quên lời thề ước
(…)
Nếu Lê Lợi, Lê Lai cho đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng đồng lòng, quên lời thề ước, chúng tôi cúi xin trời đất, thần linh giáng cho trăm vạ, từ mình cho đến nhà mình, con cháu, họ hàng đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời
Xin có lời thề!”
18 người tham gia hội thề Lũng Nhai
1. Lê Lai (người Dựng Tú, nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa).
2. Nguyễn Thận (người Mục Sơn, nay là xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
3. Lê Văn An (Người cùng quê với Nguyễn Thận).
4. Lê Văn Linh (người Hải Lịch, nay thuộc xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
5. Trịnh Khả (người Kim Bôi, nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
6. Trương Lôi (người Thu Mệnh, sau, ông trở thành gia thần của Lê Lợi. Ông và Vũ Uy là hai người được Lê Lợi sai đi cày ruộng ở xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi).
7. Lê Liễu (người cùng quê với Lê Lợi)
8. Bùi Quốc Hưng (người Cống Khê, nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây)
9. Lê Hiểm (người dân tộc Mường, quê ở thôn Ngọc Châu, hương Lam Sơn, nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thành Hóa).
11. Vũ Uy (người cùng làng với Trương Lôi).
12. Nguyễn Trãi (tổ tiên người làng Chi Ngại nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng, sau dời về làng Nhị Khê, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây).
13. Đinh Lễ (người làng Thúy Cối, nay thuộc Lam Sơn, Thanh Hóa).
14. Lưu Nhân Chú (người làng Vạn Yên, nay thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái).
15. Lê Bồi người làng Nguyễn Xá, huyện Lương Giang, nay thuộc Thanh Hóa.
16. Nguyễn Lý (người làng Dao Xá, nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
17. Đinh Lan (người làng Thúy Cối, cùng quê với Đinh Liệt).
18. Trương Chiến (người làng Thu Mệnh, cùng quê với Trương Lôi)


"Việt sử tiêu án" chép có lần, Lê Lợi thấy người Minh tàn ngược, khẳng khái nói: "Trượng phu sinh ở đời phải nên cứu nạn lập công, sao lại chịu khổ làm tôi tớ người ta!". Ngụy quan người Việt Lương Nhữ Hốt bàn với tướng Minh, nói rằng: "Chúa Lam Sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân lính rất hậu, chí nó chẳng nhỏ. Nếu thuồng luồng gặp được mây mưa, thì tất không phải là vật ở trong ao đâu! Nên sớm trừ đi, đừng để sau sinh vạ". Nhà Minh tin lời Lương Nhữ Hốt, bức bách Lê Lợi gấp gáp, Lê Lợi bèn đại hội tướng sĩ, bàn việc khởi binh.
Mùa xuân năm Mậu Tuất, tức ngày 7-2-1418, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương, cử cháu là Lê Thạch làm Tướng quốc, truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân đồng lòng đánh giặc cứu nước, “tiêu diệt quân Minh để đem lại cái phúc thái bình muôn thuở”. Cuộc khởi nghĩa mở đầu được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
... Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
Ngày tế cờ, nghĩa quân chỉ gồm vỏn vẹn 600 người và 14 thớt voi, sau đó có tăng lên, nhưng cũng không quá số 2000. Theo sách "Lam Sơn thực lục" thì: "Nguyên trước Nhà vua kinh doanh việc bốn phương, Bắc đánh giặc Minh, Nam đuổi quân Lào, mình trải trăm trận, đến đâu được đấy, chỉ dùng có quan võ là bọn Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân, ba mươi lăm người; quan văn là bọn Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng; cùng những quân-thân như cha, con; hai trăm thiết kỵ, hai trăm nghĩa sĩ, hai trăm dũng sĩ và mười bốn thớt voi. Còn bọn chuyên-chở lương-thảo, cùng già yếu đi hộ-vệ vợ con, cũng chỉ hai nghìn người mà thôi".
Cuộc khởi nghĩa vừa phát động thì khoảng bảy ngày sau, quân Minh từ thành Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) kéo tới đàn áp. Nghĩa quân phải rút khỏi căn cứ Lam Sơn, mai phục ở Lạc Thủy đánh thắng trận đầu tiên. Ngày 21-2-1418, quân giặc nhờ có mấy tên phản bội chỉ đường, đánh úp vào doanh trại quân ta. Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh do các tướng như Lý Bân, Phương Chính chỉ huy đánh bại. Để tránh bị tiêu diệt, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh.
Từ đó cho đến năm 1422, quân Minh liên tục tổ chức nhiều cuộc tiến công vây quét nhằm ra sức tiêu diệt nghĩa quân, cố gắng dẹp tan cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trung tâm và cũng là niềm hy vọng của phong trào chống xâm lược cả nước. Trong số các cuộc tiến công ấy, có những cuộc rất lớn, hàng chục vạn quân tham gia, kéo dài trên hai tháng; quân được huy động không những từ Tây Đô đến mà còn từ Đông Quan vào, từ Nghệ An ra, kết hợp với bọn tù trưởng phản động Ai Lao từ phía sau đánh tới. Nói chung giặc đã ráo riết áp dụng đủ mọi cách, ồ ạt càn quét, lúc đánh cấp tập thẳng vào căn cứ, lúc bao vây nhiều tầng nhiều ngày, đánh chắc tiến chắc…, thể hiện quyết tâm cao độ trong việc tiêu diệt khởi nghĩa Lam Sơn, vì đã thấy cái nguy cơ biểu hiện ngày một tăng từ cuộc khởi nghĩa này đối với sự rạn nứt và đổ vỡ ách đô hộ của chúng.
Đây là thời kỳ khó khăn chồng chất, cùng cực nhất của nghĩa quân Lam Sơn. Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn 3 lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Nhiều lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, không gượng nổi, chẳng hạn:
“Khi Lam Sơn lương cạn mấy tuần.
Lúc Khôi Huyện quân không một lữ”
(Bình Ngô đại cáo)
hoặc :
“Vua ta giấu vết núi này, đành nín hơi để náu nương
                              Vợ con lưu ly quân sĩ tan tác”
                                                      (Phú núi Chí Linh)
Nếu đem so sánh thì thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến nhà Hồ, xét trên mọi mặt đều có thuận lợi hơn gấp bội phần. Cuộc dấy binh của Lê Lợi ra đời trong hoàn cảnh nhà Minh đã đặt ách đô hộ lên Đại Việt hơn 10 năm, phong trào nổi dậy kháng chiến trên cả nước bị đàn áp khốc liệt, lắng hẳn xuống đã hơn 3 năm, thung thổ địa hình chiến trường đã hầu như thông thuộc đối với đội quân đàn áp còn rất mạnh, cơ cấu ngụy quân ngụy quyền đã hình thành và phát huy ít nhiều tác dụng, lòng dân khắp nước đang ở trạng thái hoang mang, phân kỳ, chưa đủ thời gian nhận biết để lựa chọn, hướng về, vũ khí và trang bị chiến tranh vào buổi đầu khởi nghĩa hầu như không có gì, quân số ít ỏi và bị tiến đánh ngay từ lúc “lọt lòng”.
Trong tình thế bất lợi to lớn như vậy, trước sự liên tục đánh phá ác liệt của quân Minh như vậy, với một lực lượng ban đầu còn rất hạn chế về số lượng, vũ khí cũng như kinh nghiệm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với ban chỉ huy gồm 18 con người đã đồng lòng nhất trí từ hội thề Lũng Nhai, đứng đầu là một Lê Lợi biết quyết đoán, được quân sư bởi một Nguyễn Trãi đảm lược, đã chiến đấu vô cùng anh hùng và cũng hết mực khôn ngoan. Đó là một cuộc chiến đấu được khích lệ bằng trận thắng mai phục đầu tiên mở ra khả năng “lấy ít địch nhiều” (tiêu diệt 3000 quân địch - trận Lục Thủy), để từ đó vừa đánh vừa xây dựng nhanh chóng một cách đánh dựa trên nền tảng của chiến tranh nhân dân, vừa kế thừa được tinh túy quân sự của các thế hệ đi trước, vừa năng động sáng tạo của riêng nghĩa quân Lam Sơn, và đúng như Nguyễn Trãi nói: “Thế là bởi tai nạn nhiều là gốc dựng nước, lo nghĩ nhiều là cái nền mở nghiệp thành. Trải nhiều biến thì mưu kế sâu, tính việc xa thì thành công kỳ” (Phú núi Chí Linh). Đó là một cuộc chiến đấu ngoan cường chống trả đồng thời cũng quyết liệt tiến công địch một cách linh hoạt, lúc thì mai phục trong căn cứ, khi thì luồn ra đánh úp sau lưng, chủ động phá vây, tập kích tận sào huyệt địch, “bỏ chỗ vững đánh nơi sơ hở, tránh chỗ chắc đánh chỗ hư, dùng sức một nửa mà thành công gấp đôi”. Đó là một cuộc chiến đấu vừa đánh vừa củng cố, phát triển được lực lượng nhờ có nhân dân trong vùng ngày càng hết lòng ủng hộ, càng đánh càng mạnh, bền bỉ, dẻo dai bám trụ và đã đứng vững được trên một địa bàn không lớn, thậm chí là nhỏ hẹp thuộc miền tây Thanh Hóa.
Trong những ngày tháng khó khăn cùng cực nhưng cũng vô cùng anh hùng này của nghĩa quân Lam Sơn, có một tấm gương chiến đấu hy sinh vụt sáng ngời như một ngôi sao băng, đó là sự kiện “Lê Lai liều mình cứu chúa"

                                  Lê Lai
Kết quả hình ảnh cho Lê Lai
Lê Lai là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê Lai cứu chúa. Wikipedia
Đền thờ Lê Lai đón khách và triển lãm tục ăn trầu
                                                                Đền thờ Lê Lai
Lê Lai người làng Dụng Tú, huyện Lương Giang (nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa), liền kề với Lam Sơn. Theo sử cũ thì tổ tiên Lê Lai đời đời làm phụ đạo ở vùng này. Ông với Lê Lợi là chỗ thân thiết với nhau. Ông tướng cao lớn như Lê Lợi, là người khẳng khái, bộc trực và quả cảm. Lê Lai là một trong những người đầu tiên cùng Lê Lợi mưu tính nổi dậy, có mặt trong số 18 người ở hội thề Lũng Nhai và khi Lê Lợi dựng cờ thì Lê Lai cùng các con của ông và nghĩa binh ông tuyển mộ, theo về hưởng ứng.
Tháng 5-1419, quân Minh huy động một lực lượng rất lớn tấn công vào Lam Sơn. Nghĩa quân phải rút về Chí Linh lần thứ hai. Lần này giặc vây chặt, đông đặc cả bốn phía, trong khi lương thực của nghĩa quân ngày một cạn dần. Nguy cơ bị tiêu diệt đã hiện ra trước mắt nghĩa quân. Trong một cuộc họp bàn cùng tướng lĩnh để tìm cách thoát vòng vây, lúc đó, theo “Lam Sơn thực lục”, Lê Lợi hỏi:
- Bây giờ ai có thể làm như Kỷ Tín ngày xưa, để ta ẩn náu trong rừng núi, mưu tính cơ sự về sau?
(Khi Lưu Bang bị Hạng Vũ vây hãm nguy khốn ở Huỳnh Dương, trung thần là Kỷ Tín giả làm Lưu Bang ra hàng và bị giết. Nhờ vậy, Lưu Bang thoát hiểm, về sau giết được Hạng Vũ, lập nên nhà Hán; gọi là Hán Cao Tổ)
Lê Lai đã xung phong lãnh trách nhiệm đó:
- Thần nguyện đổi lấy áo bào. Ngày sau bệ hạ thành nghiệp đế, có được thiên hạ, nhớ đến công thần mà cho con cháu muôn đời của thần được chịu ơn nước. Đó là điều thần mong ước.
Và Lê Lợi đã thề trước mặt người tâm phúc trung nghĩa của mình:
- Lê Lai có công đổi áo, sau này trẫm cùng con cháu trẫm và các tướng tá công thần cùng con cháu họ, nếu không nhớ đến công ấy, thì xin điện cơ này hóa thành rừng núi, ấn báu hóa ra cục đồng, gươm thần hóa ra dao thường.
Rồi, Lê Lai mặc áo bào đóng giả Lê Lợi, dẫn đoàn quân cảm tử lên đường, đánh lạc hướng giặc và vĩnh viễn không bao giờ trở về (ông bị giặc bắt, giải về Đông Quan và hành hình man rợ). Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Được giải vây, Lê Lợi trở lại vào căn cứ Lam Sơn, sau đó lên vùng thượng lưu sông Mã xây dựng một căn cứ mới ở Mường Xôi (sát biên giới Lào), tiếp tục kháng chiến.
Sau ngày toàn thắng, để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai làm công thần hạng nhất, truy tặng chức thiếu úy; sai Nguyễn Trãi viết “Tiên ước thệ từ” và “Lai công thệ từ” cất trong tủ vàng để mãi mãi ghi nhớ công ơn Lê Lai. Theo lời dặn dò của Lê Lợi, con cháu nhà Lê sau này làm giỗ Lê Lai trước giỗ Lê Lợi (22 tháng 8 âm lịch) một ngày. Trong dân gian truyền tụng câu “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi” là vì thế.
Với sự sống còn đến kỳ lạ, con thuyền tranh đấu Lam Sơn trong phong ba bão táp dữ dội đã có tác động rất mạnh đến phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Đại Việt. Đến khoảng năm 1420, các cuộc khởi nghĩa lớn có, nhỏ có bùng phát khắp nơi, Tình hình đó đã phần nào giảm áp lực đánh phá của giặc lên khởi nghĩa Lam Sơn. Tuy nhiên, chỉ sau một, hai năm các cuộc khởi nghĩa đó dần dần bị dập tắt. Dù sao thì ngọn cờ chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng được dương cao đã thu hút nhiều lực lượng còn lại của những cuộc khởi nghĩa đã thất bại đó, tụ về.
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Cuối năm 1419, từ Mường Xôi, nghĩa quân Lam Sơn bắt đầu tiến xuống hoạt động ở vùng trung lưu sông Mã; thắng nhiều trận bằng mai phục, tập kích, tiêu diệt nhiều địch (như trận tập kích vào trại Quan Du (Quang Hóa), tiêu diệt 1000 tên). Quân Minh phải rút bỏ nhiều đồn, lui về cố thủ Tây Đô.
Cuối năm 1421, hàng vạn quân Minh lại tiến công lên căn cứ địa của nghĩa quân, nhưng cuộc vây quét của địch đã thất bại sau trận tập kích ở Kinh Lộng và trận mai phục ở Đèo Ống (đều thuộc Quang Hóa) của nghĩa quân. Riêng trận tập kích, nghĩa quân đã tiêu diệt trên 1000 tên địch.
Đầu năm 1423, quân Minh lại chia làm 2 mũi gọng kìm, đánh vào căn cứ trung tâm của cuộc kháng chiến Lam Sơn ở tây bắc Thanh Hóa. Nghĩa quân phải rút về Nho Quan rồi từ đó tiếp tục phải rút về núi Chí Linh lần thứ ba. Sau nhiều trận đánh phá vây, quân Lam Sơn chịu khá nhiều tổn thất. Cuộc chiến lâm vào thế giằng co. Về phía ta, dù vùng căn cứ đã mở rộng, nhưng khó khăn còn nhiều, và cũng cần phải củng cố, tăng cường lực lượng. Về phía quân Minh, dù hết sức cố gắng, vẫn không sao tiêu diệt được quân đội kháng chiến, đòi hỏi sự tăng cường binh lực hơn nữa trong khi chưa đủ khả năng đó vì còn phải phân tán lực lượng ở các nơi khác tiếp tục đánh dẹp khởi nghĩa, phòng thủ những thành lũy đồn bót sung yếu, đề phòng nổi dậy, đồng thời bên Trung Quốc, nhà Minh cũng đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến tranh với Mông Cổ (từ thập kỷ 30 của thế kỷ XV, nhà Minh bắt đầu bước vào quá trình suy vong!). Tình hình đó đã đưa đến cuộc hòa hoãn 1423 - 1424 giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh.
Lợi dụng thời gian hòa hoãn đó, “trong rèn chiến cụ, ngoài giả hòa thân”, nghĩa quân khẩn trương củng cố, tích cực phát triển lực lượng, tăng cường dự trữ lương thực. Trong khi đó, quân Minh một đàng dở thủ đoạn chính trị, mua chuộc Lê Lợi, dụ dỗ tướng lĩnh hòng gây mất đoàn kết nội bộ, làm tan rã hàng ngũ nghĩa quân, đàng khác là tranh thủ thời gian, ổn định nhanh chóng các nơi khác, phân bố lại lượng nhằm tạo điều kiện tập trung toàn bộ lực lượng về Thanh Hóa, đánh đòn quyết định. (Có thể quân Minh thừa hiểu mục đích cuối cùng của cuộc kháng chiến Lam Sơn là đánh đuổi chúng đi. Cuộc kháng chiến đó đã ngoan cường chiến đấu và đạt đến thế lực giằng co với chúng, thì dễ gì mua chuộc được. Có thể thấy thủ đoạn chính trị của quân Minh chỉ là đòn nghi binh). 
Năm 1424, khi thực lực đã được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hòa.
Đến đây, mầm mống thất bại của quân xâm lược nhà Minh đã bắt đầu bộc lộ. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuẩn bị đủ thế và lực để chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn tích cực phản kích, chủ động tiến công, vây thành diệt viện, tiến tới thắng lợi cuối cùng.
(Còn tiếp)


Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/967

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 30/12/2020 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Mới Nhất Sáng Ngày 31 Tháng 12 Năm 2020 | Thời Sự Quốc Tế
 
Tin tức Biển Đông mới nhất 30/12/2020 | Trung Quốc tăng tốc phát triển hạm đội tàu sân bay | TTV
 
Lắp tên lửa chống hạm cực mạnh lên tàu Pohang Việt Nam | Tin Quân sự
 
Tin tức | Bản tin sáng ngày 31/12 | Tin tức 24h mới nhất hôm nay
 
Trung Quốc là "Kẻ Thù Không Đội Trời Chung" của Mỹ? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Một Cõi Đi Về (Trịnh Công Sơn) - Ngọc Tân

Nổ lớn bất ngờ khi máy bay chở Thủ tướng Yemen hạ cánh - VietNamNet

Chặt đứt đường dây buôn ma túy số lượng lớn ở Sài Gòn

Bao Cong an
Nhiều người tìm kiếm trong đêm dưới hồ Đá Bàng

Tìm thấy thi thể người phụ nữ mất tích khi đi thể dục cùng chồng

Dân Việt
Thanh Thảo bàng hoàng khi nghe tin ca sĩ Vân Quang Long qua đời.

Thanh Thảo kể về góc khuất của nghệ sĩ Việt trên đất Mỹ: Từ bỏ ánh hào quang để làm thợ hồ, thợ may

Dân Việt
Xem tiếp...