Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐIII - 25/o
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
ĐẶNG TẤT
NGUYỄN BIỂU
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau." Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
“Thủ
đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không
bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ
đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương,
nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải
đền tội”
“Khi
một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì
xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu
thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực
bởi vì không còn cách nào khác”
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?" (Khuyết danh)
(Tiếp theo)
Trần Ngỗi nguyên là con của Trần Nghệ Tông, vua thứ 9 nhà Trần. Năm 1400 nhà Hồ soán ngôi nhà Trần, đến năm 1407 nước Việt bị người Minh đô hộ. Tháng 11-1407, Trần Ngỗi chạy giặc về Mô Độ (Ninh Bình),cùng bộ hạ tập hợp được một số người
yêu nước (phần đông là người Thiên Trường) nổi dậy, tự xưng là Giản Định
hoàng đế với mục tiêu là chống quân Minh, giành độc lập, khôi phục
triều Trần (sau này sử gọi là triều Hậu Trần), được thổ hào vùng này là Trần Triệu Cơ tôn phục.
Lực lượng mới nổi còn non, quân Minh lại sớm kéo tới đánh,
nên thua trận, rút về Nghệ An.
"Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: "Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 2, Giản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ, châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước đó, Trương Phụ yết bảng bắt các tôn thất họ Trần và đầu mục quan lại cũ để đưa về. Vua trốn chạy đến Mô Độ. Người Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem quân đến lập lên ngôi, xưng theo tên hiệu cũ. Tháng 4, quân Minh đánh vào hành dinh, vì quân mới chiêu tập, không đánh mà tan vỡ. Vua liền đi về phía tây, đến Nghệ An tạm đóng tại đó. Đại Tri châu Hóa Châu là Đặng Tất nghe tin, giết viên quan nhà Minh, đem quân tới hội, tiến con gái mình sung vào hậu cung. Vua phong Tất làm Quốc công, cùng mưu việc khôi phục"
Tại Nghệ An, quân Trần Ngỗi phát triển nhanh
thành một lực lượng khá lớn gồm nhiều quý tộc, quan lại yêu nước nhà
Trần, nhà Hồ và nhiều nhóm nghĩa binh từ các nơi kéo về. Trong đó, đáng
chú ý nhất có Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Trần Nguyệt Hồ (là những quan lại cũ của nhà Trần, nhà Hồ, ra hàng quân Minh, nhận quan tước của chúng)
quay sang giết đám quan lại đô hộ, dẫn binh về hội nghĩa dưới cờ Trần
Ngỗi. Họ đều trở thành những tướng xuất sắc của nghĩa quân.
Đầu
năm 1408, Trần Ngỗi đánh chiếm các thành Diễn Châu và Nghệ An. Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu là hai tôn thất nhà Trần, con của Trần Nguyên Đán, đã theo hàng nhà Minh và được cho trấn giữ Nghệ An, Diễn Châu. Vua Giản Định sai giết Trần Thúc Dao, Trần Nhật Chiêu và hơn 600 người thuộc hạ. Trương
Phụ đem quân vào đàn áp. Nghĩa quân tạm rút vào Hóa Châu (vùng Bình -
Trị - Thiên) để rồi sau đó lại tiến ra đánh chiếm Nghệ An và đến tháng
7-1408 thì giải phóng được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào.
Tháng 10 âm lịch năm 1408, Giản Định đế lệnh cho Đặng Tất tiến quân đánh Đông Đô. Đặng Tất huy động quân 5 lộ Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa tiến ra đến Trường Yên (Nam Định) thì hào kiệt và quan lại đi theo rất đông. Đặng Tất cất nhắc những người có tài làm quan. Quân Hậu Trần chia đường đánh đồn Bình Than, cửa Hàm Tử, chặn đường qua lại ở Tam Giang và đánh phá ngoại vi Đông Quan … và vùng ngoại vi thành Đông Quan. Có một hiện tượng rất
cảm động là cuộc dấy binh của Trần Ngỗi, theo thời gian, ngày càng được
quần chúng hưởng ứng, ủng hộ. Tại Ninh Bình, các quan lại cũ, hào kiệt
và dân chúng các nơi theo về rất đông. Dĩ vãng đầy uất ức đã lu mờ trước
lòng yêu nước nồng nàn!
Liên
tiếp đánh thắng và không ngừng lớn mạnh, vùng giải phóng của quân kháng
chiến nhanh chóng được mở rộng, quân Minh phải rút lui cố thủ trong các
thành, Đông Quan nằm vào tình thế bị uy hiếp.
Để
đối phó với tình hình đó, cuối năm 1408, nhà Minh vội sai Mộc Thạch
cùng Lưu Tuấn (Thượng thư bộ binh của nhà Minh) dẫn 4 vạn quân hộc tốc
từ Vân Nam sang tiếp viện. Chúng tập trung đến Đông Quan, rồi từ đó hành
quân theo đường sông Đáy, tiến đánh nghĩa quân. Đến bến Bồ Cô (Ý Yên,
Nam Định) thì quân lực hai bên đụng độ. Một trận giáp chiến ác liệt xảy
ra ngày 30-12-1408 ở đó. Trần Ngỗi, trên cương vị Giản Định đế, tự đánh
trống thúc quân, tướng sĩ nhà Hậu Trần (tạm gọi như thế vì có sách viết như thế, và gọi như thế cũng không sai!)
tả xung hữu đột, phá được quân Minh, chém chết Lưu Tuấn và nhiều tướng
địch. Mộc Thạch phải thu tàn quân rút chạy về Cổ Lộng (cũng thuộc Ý
Yên), chờ viện binh yểm hộ về thành Đông Quan. Giản Định đế thấy vậy,
muốn đánh tràn ra ngay lấy luôn Đông Quan, nhưng hai tướng Đặng Tất và
Nguyễn Cảnh Chân can gián vì cho rằng phải chờ huy động thêm quân các lộ
về mới đủ lực để có thể đè bẹp được quân Minh.
Do bất đồng về sách lược, Giản Định đế không bằng lòng với Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.
Nghe theo lời gièm pha của hoạn quan Nguyễn Quỹ và học sinh Nguyễn Mộng
Trang, Giản Định đế sợ uy tín của hai người quá cao, lại nghi ngờ hai
tướng "có ý khác" vì hai người từng làm quan cho nhà Hồ và từng hàng
quân Minh.
Tháng 2 âm lịch năm 1409, Giản Định đế đóng quân bên bờ sông Hoàng Giang, sai triệu hai tướng đến rồi sai võ sĩ bóp cổ giết chết Đặng Tất. Nguyễn Cảnh Chân sợ hãi bỏ chạy lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết.
Giới sử gia nhiều ý kiến trái chiều về vụ bất hoà giữa vua Giản Định với Đặng Tất. Nho thần Phan Phu Tiên soạn sách Đại Việt Sử ký Tục biên năm 1455 (đời Lê Nhân Tông) ủng hộ quan điểm của Giản Định đế:"Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không biết cứu Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô
có tầm hình thế của cả nước. Chiếm được Đông Đô thì các lộ không đâu
không hưởng ứng, hơn nữa hào kiệt trung châu đều ở cả đó. Bỏ nơi ấy mà
không lo đánh chiếm, lại chia quân phân tán đi các xứ, vì thế hiệu lệnh
không thống nhất, rốt cuộc đi đến sụp đổ là đáng lắm!"
Tuy nhiên, Ngô Sĩ Liên chỉ ra những điểm có lý trong sách lược của Đặng Tất và phê phán quyết định giết Đặng Tất của vua Trần: "Đường Thái Tông
dùng binh, phần nhiều nhân thế chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư
thế anh hùng mà tướng và quân vốn đã rèn sẵn. Vua tính kế quyết thắng
nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua
mình không phải là bậc anh hùng như [Đường] Thái Tông, mà quân thì từ xa
đến, lương thực có thể không tiếp tế được, còn quân ở kinh lộ thì chưa
tập hợp được, chẳng thà theo phép hơn địch gấp 10 lần thì bao vây, hơn
địch gấp 5 lần thì đánh là hơn. Nếu không thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách
Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn không thể thừa thế chẻ tre mà
đánh, huống chi thành Đông Quan. Kế ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất
sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong khoảng một tuần một
tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết oan, đó là cái họa sụp
đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất".
Trần Ngỗi làm thế chẳng khác gì tự giết mình. Để xảy ra sự kiện ấy,
sử không nói rõ, có thể là do hai tướng tỏ ra bất tuân thượng lệnh.
Nhưng dù sao đi nữa, trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm và đang có rất
nhiều triển vọng mà chém một lúc hai danh tướng trụ cột, hết lòng vì mục
đích trên hết là đánh đuổi giặc Minh, đồng thời đang được ba quân theo
phục, thậm chí là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, thì không cần phải có
hiểu biết binh pháp, cũng thấy là điều đại kỵ. Hành động này của Trần
Ngỗi, không thể nói khác, đã bộc lộ ra cái tầm thường, vị kỷ của con
người ông ta và là đòn chí tử làm cho cuộc kháng chiến đang phát triển
thuận lợi bỗng trở nên vỡ lở. Thật là tiếc nuối vô cùng!
Thấy
Giản Định đế giết những người có công, lòng người chán nản, quân sĩ bất
bình, nhiều người rời bỏ đội ngũ quân khởi nghĩa. Đặng Dung và Nguyễn
Cảnh Dị (con của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân) phản kháng, cùng nhau dẫn
quân mình trở về Thanh Hóa, rước Trần Quí Khoáng (cũng là quí tộc nhà Trần, cháu nội của Nghệ Tông)
vào La Sơn (Hà Tĩnh) tôn lên làm vua để phò tá vào tháng 4-1409, lấy
hiệu là Trùng Quang. Ngay sau đó, tướng Nguyễn Súy của Trùng Quang đế,
thừa lệnh đem quân ra đánh úp, bắt được Trần Ngỗi đưa về Nghệ An, đặt
làm Thái Thượng hoàng để mong thống nhất lực lượng dưới một ngọn cờ.
Nhưng than ôi, ngọn cờ đó đã không vẹn chữ “nhân” nên cũng không còn
tròn chữ “nghĩa”!
Sau
thất bại Bồ Cô, nhà Minh quyết định gửi thêm một đạo binh tiếp viện,
gồm 4,7 vạn người, chịu sự chỉ huy của Trương Dụ (tổng binh) và Vương
Hữu.
Trong thời gian đó, quân khởi nghĩa (lúc này dưới danh nghĩa Trùng Quang đế)
vẫn giữ vững được vùng giải phóng từ Thanh Hóa trở vào và bắt đầu có
nhiều hoạt động quân sự tích cực ở lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
Cuối
tháng 9-1409, Trương Phụ tiến xuống Hàm Tử đánh bại đạo quân của Đặng
Dung. Trùng Quang đế cùng với lực lượng thua trận rút lui vào Nghệ An.
Chúng đánh quân Hậu Trần ở Hạ Hồng (Ninh Giang). Không chống cự nổi,
Thượng Hoàng Giản Định cùng binh thuyền chạy đến Mỹ Lương (Nho Quan,
Ninh Bình) thì bị giặc bắt, giải sang Kim Lăng (kinh đô nhà Minh lúc đó, nay là Nam Kinh, Trung Quốc).
Giản Định đế làm vua được hơn 1 năm (1407 – 1409), làm Thái thượng hoàng được 4 tháng thì bị giết.
Trương Phụ tiếp tục tiến đánh Thanh Hóa. Nhân tình hình đó, phong trào
đấu tranh giải phóng của dân chúng ngoài Bắc lại trổi dậy mạnh mẽ mà lớn
nhất là cuộc nổi dậy ở An Lão (Hải Phòng). Trương Phụ buộc lòng phải bỏ
dở cuộc hành quân ở Thanh Hóa, quay ra Bắc đàn áp.
Năm
1410, nhà Minh phát động cuộc chiến tranh với Thát Đát ở biên giới phía
bắc Trung Quốc. Trương Phụ được lệnh rút bớt quân ở Giao Chỉ về để tham
gia cuộc Bắc Chinh. Phong trào nổi dậy, đấu tranh vũ trang của nhân dân
ta, nhờ đó mà phát triển, lan rộng. Thời gian đó có thể là “thiên thời”
nhưng vẫn còn thiếu “nhân hòa”, chưa có minh chủ đủ nhân, đủ nghĩa, đủ
sáng suốt để tận dụng.
Sau
khi đã yên bề phía Bắc, đầu năm 1411, Trương Phục đem theo 2,4 vạn quân
trở lại và tháng 7 năm đó đánh vào Thanh Hóa, tiến sâu xuống Diễn Châu,
Nghệ An, Tân Bình. Quân của Trùng Quang Đế núng thế phải lui dần vào
Thuận Hóa. Bấy giờ, ở Bắc Bộ, khởi nghĩa vũ trang lại trỗi dậy mạnh,
Trương Phục đành phải quay ra đối phó, đánh dẹp. Mãi đến tháng 7 năm
1413, quân nhà Minh mới tập trung được lực lượng đánh vào căn cứ của
Trùng Quang Đế ở Tân Bình, Thuận Hóa. Sau một thời gian cầm cự với địch,
lực lượng suy giảm, quân Hậu Trần phải rút vào Hóa Châu. Trước nguy cơ
phải chịu một trận càn quét qui mô lớn của Trương Phụ và Mộc Thạch, để
tìm cách hoãn binh, Trùng Quang Đế sai Nguyễn Biểu ra Nghệ An gặp Trương
Phụ để điều đình, xin cầu phong. Trước khi đi, Trùng Quang Đế làm bài thơ Tiễn Nguyễn Biểu:
"Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa
Trịnh trọng rầy nhân dựng khúc ca
Chiếu phượng mười hàng tơ cản kẽ
Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha
Tang bồng đã bấm khi lòng trẻ
Khương quế thêm cay tính tuổi già
Việc nước một mai công ngõ vẹn
Gác lân danh tiếng dọi lầu xa"
Và bài họa Của Nguyễn Biểu:
"Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca
Đường mây vó ký lần lần trải
Ải tuyết cờ mao thức thức pha
Há một cung tên lồng chí trẻ
Bội mười vàng sắt đúc gan già
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối
Dịch lội ba ngàn dám ngại xa"
Trương Phụ liền bắt Nguyễn Biểu. Biểu
mắng Phụ:
-
Chúng bay trong bụng chỉ lo đường chiếm giữ, ngoài miệng lại nói thác
đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp. Trước thì nói sang lập họ Trần, sau lại
đặt quận huyện để cai trị, rồi tìm kế vơ vét của cải, ức hiếp sinh dân.
Chúng bay thật là đồ ăn cướp hung ngược.
Phụ giận điên, sai đem chém Nguyễn Biểu. Thuyết khác lại kể rằng năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang Đế
chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu
phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và
Nguyễn Cảnh Dị (Theo Đại Việt sử ký toàn thư khi bị giặc bắt, ông đã mắng vào mặt Trương Phụ. Trương Phụ tức giận đã cho mổ bụng, moi gan ông để ăn) xây dựng binh lực. Tướng Minh là Trương Phụ tiếp sứ thần
rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu
người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!", nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người: " Cỗ Đầu Người
Ngọc thiện ( Thức ăn sang quý).trân tu (món nem quý) đã đủ mùi
Gia hào (thức ăn ngon dùng nhắm rượu) thêm có cỗ đầu người
Nem cuông (công) chả phượng còn thua béo
Thịt gụ (gấu) gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một (dùng điển tích trong bài Lộc minh của Kinh Thi)
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười (Cỗ này so với lộc minh (với vàng sắt) hơn gấp mười)
Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: "Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ"(có
khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được
Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại.
Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối
lại rằng: "Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần" (còn ba tấc lưỡi của
ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại
sai cắt lưỡi của ông. Kế đó, Trương Phụ sai trói ông vào chân cầu, để
cho nước thủy triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông
dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7). Ông cha ta thật khí phách!
Tháng
8-1413, Trương Phụ từ Nghệ An đổ bộ lên cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) đánh
Hóa Châu. Sau vài trận đánh quyết liệt, nghĩa quân vỡ trận, phải lui dần
ra phía bắc và tan rã. Cuối cùng, năm 1914, Trùng Quang Đế, Đặng Dung,
Nguyễn Cảnh Dị và các tướng lĩnh nghĩa quân lần lượt bị giặc bắt. Và đến
đây, phong trào nổi dậy của nhân dân trên cả nước cũng tạm lắng.
Trên
đường bị giải về Trung Quốc, Trùng Quang Đế và Đặng Dung đã nhảy xuống
biển tự tử, linh hồn hai người tìm đường về với tổ tông, với linh thiêng sông núi Đại Việt! Thật tiết liệt quá chừng!
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch" Mark Twain -“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...” Vidhusekharsastri -"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!" Albert Einstein -"Lòng
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm ăn th
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên các trang mạng trong thời gian gần
Nhận xét
Đăng nhận xét