HAI CHÀNG HÁT RONG (ĐL)

 
LK Ai Cho Tôi Tình Yêu - Hai Anh Em Làm Cả Phố Phát Choáng Với giọng Ca Cực Lạ - Trường Lê
Vụ vợ chồng hát rong Điều ước thứ 7: Người trong cuộc lên tiếng

 

HAI CHÀNG HÁT RONG 


Có hai chàng hát rong
Anh mù theo anh cụt
Lần hồi đi khắp chốn
Vào quán nhậu, quán ăn

Thường anh mù đệm đàn
Anh cụt gân cổ hát
Giọng ngân rung cặp nạng
Bình thản trước nhân tâm

Cũng có khi hòa thêm
Tiếng anh mù khàn đục
Và nhịp theo lốc cốc
Tiếng nạng khua vào nhau

Chẳng bi lụy mè nheo
Ai kêu là đàn hát
Ngày qua ngày gom nhặt
Nhễ nhại với nắng mưa

Đâu ai biết thuở xưa
Hai thanh niên cường tráng
Một anh quê miền Bắc
Anh kia quê miền Nam

Cùng dòng giống Lạc Hồng
Chung lòng yêu xứ sở
Bỗng nghĩa tình vỡ lở
Ngăn cách hai quê hương

Chàng trai Bắc lên đường
Vâng theo lời sông núi
Bốn ngàn năm kêu gọi
Đánh đuổi giặc ngoại xâm

Ngơ ngác chàng trai Nam
Cũng buông cày cầm súng
Tin theo lời lạc lõng
Về đốt phá xóm làng

Đau xót cảnh tương tàn
Anh em phân trận tuyến
Dương súng vào ruột thịt
Bắn tan nát thân mình

Hai anh thành thương binh
Tình cờ sau Giải phóng
Xóa oán thù, sát cánh
Mò mẫm kế sinh nhai

Còn sức còn tương lai
Chí trai chưa tàn phế
Cứ đó đây Trần thế
Cứ đàn hát chan hòa

Âm vang mãi lời ca
Thiết tha yêu cuộc sống
Trên chặng đường dũng cảm
Mặc bốn bề nhục vinh

Có hai chàng hát rong
Anh mù theo anh cụt
Kề vai ngày Thống nhất
Tang bồng giữa đục trong...

                                       Trần Hạnh Thu

 
TIẾNG HÁT XÉ LÒNG TRIỆU NGƯỜI MÊ/Anh Hải Mù Đàn Hát Rong Đường Phố Hay Nhất Việt Nam

Ảnh cực hiếm về gánh hát rong ở Việt Nam thời xưa

Hát rong là một nghề mưu sinh độc đáo ở Việt Nam thời xưa. Để làm nghề này các "nghệ sĩ" sẽ tập hợp thành "ban nhạc" và rong ruổi khắp các phố phường để thể hiện tài năng.

Háo hức chụp ảnh hoàng hôn, nhìn lại phát hiện điều kinh dị / Loài cây "ngược đời" ở Việt Nam có hột ở ngoài quả

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua
Mộtgánh hát rongtrên đường phố Hà Nội cuối thế kỷ 19. Một ban nhạc đường phố ở Việt Nam thời xưacó hàng trang khá đơn giản với một số nhạc cụ dân gian, "sân khấu" chỉ là manh chiếu. "Nghệ sĩ" có khi là trẻ em.

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua-Hinh-2Ký họa màu về một gánh hát rongở Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Thu nhập của các nghệ sĩ đường phố đến từ sự hào phóng của công chúng. Một lon đựng tiền được đặt trên chiếu để nhận những đồng xu của khán giả.

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua-Hinh-3Một gánh hát hành nghề giữa chợ. Nơi hành nghề hát rong thường là những chốn đông người như chợ búa, phố lớn, sân đình, chùa vào ngày lễ.

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua-Hinh-4Một "ban nhạc" ở Hà Nội tại "sân khấu" là mảnh sân một ngôi nhà ở nông thôn. Các gánh hát có thể được thuê biểu diễn tại các gia đình khá giả hoặc các sự kiện địa phương.

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua-Hinh-5Người dân tụ tập xem một gánh hát biểu diễn ở Lào Cai.

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua-Hinh-6Dân chúng xem các nghệ sĩ hát rong biểu diễn tại một lễ hội ở miền Bắc.

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua-Hinh-7Ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều dự Hội chợ thuộc địa Marseille 1906 tại Pháp. Bên cạnh các gánh hát đường phố, có những đoàn nghệ thuật được tổ chức quy củ, có danh tiếng và nhà hát riêng. Đôi khi họ được mời sang Pháp biểu diễn.

Anh cuc hiem ve ganh hat rong o Viet Nam thoi xua-Hinh-8Đoàn nghệ sĩ xứ thuộc địa Nam Kỳ đi dự Hội chợ Marseille 1906 tại Pháp

Theo T.B/Kiến thức

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH