Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

TT & HĐ III - 24/b

 
Tóm Tắt Nhanh Lịch Sử Triều Đại NHÀ NGUYỄN 143 Năm

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
 Trần Hạnh Thu
.

CHƯƠNG XXIV: PHƯỢNG MÚA RỒNG BAY

"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."

(Trích "Việt Nam quê hương ta" - Nguyễn Đình Thi)

“Triết lý Á Đông là cuộc sống phải hòa hợp với thiên nhiên. Mỗi người là một tiểu vũ trụ hòa hợp trong đại vũ trụ. Chính thiên nhiên Hà Nội giúp người ta hòa hợp một cách dễ dàng cái tôi chủ thể với bản thể vũ trụ huyền bí và mênh mông. Tự thân mình trong môi trường ấy đã có sự hòa hợp rồi… Tất nhiên là Sài Gòn rất đẹp… Nhưng Sài Gòn khác Hà Nội. Đi giữa Sài Gòn, mình có cái bồn chồn của một doanh nhân đi tìm mối hàng, hay đi tìm quán nhậu, còn đi giữa Hà Nội, tự nhiên ta thư thái như một lãng tử. Ngồi ở một góc nào đấy tại Hà Nội là có thể nghĩ về đất nước và quên đi xung quanh không cần một cố gắng nào hết. Nhưng mấy chục năm nay người ta đã phá hoại quá nhiều môi trường sinh thái văn hóa tự nhiên lắng đọng từ hàng nghìn năm… May mà dự án thủy cung Thăng Long thất bại chứ không Hồ Tây cũng đã bị xâm hại rồi… “Đứng cạnh Hồ Tây có thể quên được trời đất”. Đó là lời của ông tham tán văn hóa Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam - Pauli Mustonen nói với tôi trong buổi tối chia tay với ông, một buổi tối Hồ Tây mù sương. Nhưng sau một lúc ngẫm nghĩ, ông ấy nói: “Không biết khi tôi có dịp sang lại Việt Nam thì Hồ Tây có còn là Hồ Tây như bây giờ hay không”. Nghe câu nói ấy, chúng tôi đều trầm hẳn xuống và man mác buồn”
(Giáo sư Nguyễn Huệ Chi)
 
 
 
 
(Tiếp theo)
 
                                                                        ***             
Cũng như thở và uống, ăn là đòi hỏi thiết yếu, động chạm đến vấn đề sinh tử của con người. Dưỡng khí và nước dù sao cũng được coi là những thứ có sẵn, dễ kiếm hơn nên sự thở và uống trở nên tầm thường, lặn đi và ít được chú ý. Nhưng thức ăn thì không dễ có như thế; phải tốn công sức nhiều hơn, thậm chí là rất khó khăn trong việc tìm kiếm mới có được. Do đó mà kiếm ăn trở nên một công việc nổi trội hàng đầu trong suốt quá trình sống của sinh vật, của con người. Đối với loài người, khi đã có ăn rồi thì mới nghĩ đến mặc, làm đẹp và tiêu khiển. Vì thế sản xuất hàng hóa tất yếu phải xuất hiện trong xã hội loài người, trong quá trình phát triển xã hội. Trong nền sản xuất có trao đổi mua bán hàng hóa thì những thứ được làm ra hàng loạt cho việc tiêu dùng cho mặc, làm đẹp, tiêu khiển…, thỏa mãn những nhu cầu khác của cuộc sống, xét cho cùng là cũng vì miếng ăn, không của người này thì cũng của người kia.
Suy rộng ra, một xã hội, một khu vực dân cư muốn tồn tại thì phải có cái ăn, do đó lẽ đương nhiên phải tự tìm được miếng ăn, phải sản xuất ra được lương thực và đó cũng là nhiệm vụ cơ bản, ưu tiên, được đặt ra trước hết, lên trên hết. Nói cách khác, yêu cầu cơ bản của từng con người nói riêng và toàn xã hội loài người nói chung: sinh ra là để sống còn và trong suốt quá trình tồn tại phải cố gắng vận động để bảo toàn sự sống còn ấy. Đó chính là qui luật! 
Thời tối cổ tiền sử, khi chưa có nhà nước, thì một lực lượng dân cư quần tụ nào đó (với một hình thái xã hội giản đơn nào đó), trong quá trình tồn tại và phát triển về số lượng nhân khẩu (ngược với quá trình lan tỏa dân cư là hội tụ; sinh đẻ nhiều hơn và có điều kiện nuôi sống tốt hơn do sự làm ra thức ăn trước đó có thuận lợi làm mức sống sung túc hơn) cũng như những biến động thất thường bởi thời tiết, khí hậu… đã tự nhiên phải chú ý tới và “tìm cách” tăng khả nắng tìm ăn, kiếm sống. Muốn thế, phải “lắng nghe” thiên nhiên, học hỏi thiên nhiên rồi cải tạo thiên nhiên và cải tạo chính mình bằng cách tự tổ chức lại hoạt động sản xuất cho phù hợp, sáng tạo ra những cách thức săn bắt hái lượm, kỹ thuật canh tác trong trồng trọt chăn nuôi tốt hơn trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm và sáng chế phát minh để chế tạo những công cụ lao động mới hiệu quả hơn… Quá trình không dừng lại ở đó mà tiếp tục, làm hình thành nên những chu trình hở (không kín) nối tiếp nhau như một tiến trình hình xoắn trôn ốc, một cuộc xoay vần mà bước sau có trình độ cao hơn bước trước. Đó cũng chính là nguyên nhân, là động lực cốt lõi hối thúc loài người có tư duy trừu tượng phát triển lên văn minh. Có thể nói nhu cầu tiêu dùng cho đời sống của con người tăng trưởng đồng thuận với sự phát triển văn minh.
Mặt khác, sự chuyển hóa nội tại không ngừng của cái xã hội đang nói đến đó tất yếu nảy sinh những tranh chấp, giằng xé, xung đột vì miếng ăn làm phân hóa, tạo ra hai lực lượng cơ bản, tương phản nhau là giàu - nghèo và đến lượt chúng lại tác động tích cực đến chuyển hóa xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện tham - sân - si, những thị phi, tranh giành, cưỡng đoạt của cải, chiến tranh trong xã hội.
Sự vận động nội tại xã hội mà động lực cơ bản, chính yếu của nó là vì miếng ăn, vì một cuộc sống ấm no hơn sẽ tất yếu dẫn đến sự ra đời của nhà nước mà mục đích nguyên thủy của nó là dung hòa xung đột, thống nhất ý chí toàn xã hội, tổ chức phân công lao động - sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất có thể, cũng là nhằm duy trì sự tồn tại xã hội (đồng thời cũng có nghĩa là phát triển xã hội). Nghĩa là, nhiệm vụ cơ bản, ưu tiên ban đầu của bất kỳ nhà nước chân chính nào cũng là vì dân, vì một xã hội sung túc, hùng cường. Một nhà nước hiện đại, khi đã gắn nhãn mác “do dân và vì dân”, nếu không muốn bị gọi là "mị dân", tất nhiên phải nỗ lực quên mình vì nhãn mác ấy, mỗi cá nhân lãnh đạo phải coi việc tận tâm phục vụ nhân dân là mục đích thiêng liêng của đời mình. Và một nhà nước làm được như vậy sẽ trở thành nhà nước chân chính nhất, nhà nước được lòng dân nhất.
(Có lẽ cũng nên nói thêm một chút. Như chúng ta đã nói, vận động nội tại của một thực thể là luôn vươn tới sự cân bằng nhưng không bao giờ đạt được sự cân bằng tĩnh tại tuyệt đối vì luôn luôn đồng thời xuất hiện sự phá vỡ cân bằng do tác động của môi trường cũng luôn biến động. Trong một môi trường biến động chu kỳ (ở Trái Đất chẳng hạn), thì vận động nội tại của thực thể cũng mang tính chu kỳ tương ứng. Một khi môi trường có đột biến thái quá đến độ thực thể “không chịu đựng nổi” thì vận động nội tại “truyền thống” của nó không thể duy trì được, phải biến cải thành kiểu vận động mới theo hướng làm cho thực thể “suy thoái” đi hoặc “phát triển” lên và biểu hiện như một thực thể mới, có tính kế thừa thực thể cũ. Cực đoan hơn nữa thì có thể là… đùng, một vụ nổ chấm dứt một tồn tại, một cuộc cách mạng xã hội!
Đó là nguyên lý cơ bản về vận động nội tại của mọi thực thể. Một xã hội dân cư (một đất nước) chính là một thực thể vì có cấu trúc nội tại với những mối quan hệ đan xen, do đó vận động nội tại của nó cũng không thể nằm ngoài nguyên lý nói trên, nhưng được thể hiện ra một cách đặc thù. Về mặt kinh tế, sự ổn định của một xã hội là tùy thuộc vào mối quan hệ giữa lực lượng lương thực được tạo ra và lực lượng dân cư. Lượng thực phẩm dư thừa sẽ làm cho xã hội thịnh vượng, mức sống dân cư tăng lên, nâng cao trình độ tiêu dùng (cái ăn dư thừa chuyển hóa thành cái mặc!) và tạo ra sự cân bằng mới cho xã hội. Khi lương thực thiếu hụt nghiêm trọng thì xã hội sẽ trở nên tiêu điều và để tồn tại được trong điều kiện ngặt nghèo đó, trong khi vẫn không giải quyết được vấn đề lương thực, nó cũng phải tiến tới cân bằng bằng cách tiết chế tiêu dùng, giảm số lượng dân cư, nghĩa là làm xuất hiện sự lan tỏa dân cư ra xung quanh, hạn chế sinh đẻ, và ở mức tột cùng là gây ra nạn chết đói hàng loạt, là khởi nghĩa vũ trang, là cách mạng lật đổ tìm lối thoát…).
Đảm bảo lương thực là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và là nhiệm vụ chiến lược của mỗi nhà nước.
Nhờ có công cuộc đổi mới, nước Việt Nam từ thiếu ăn đã vươn lên thành một trong những nước thuộc tốp đầu về số lượng gạo xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ tiềm năng sản xuất lúa gạo, cũng như nuôi trồng các sản vật thiên nhiên khác như cây ăn trái, cá, tôm, gia súc… là rất to lớn. Nhưng hãy đừng lạc quan tếu mà quên rằng trong lịch sử, đã từng xảy ra nhiều nạn đói khủng khiếp trên mảnh đất này. Hãy coi chừng đến quá trình tăng dân số. Hãy xem lại công cuộc công nghiệp hóa, đừng rập khuôn giáo điều và bắt chước mù quáng! Hãy coi lại sự nghiệp dạy và học của đất nước cũng như việc giáo dục, định hướng nhận thức về tình yêu thương, về quyền lợi và bổn phận, về ý nghĩa của cuộc sống, về lẽ Tự Nhiên và Đức Huyền Diệu cho thanh thiếu niên - lực lượng kế thừa, chịu trọng trách trước nhân dân, trước đất nước trong tương lai.
“Nhai” lại: mong ước tự nhiên của mọi quốc gia là giàu mạnh (vì đó chính là ý nguyện của Đại chúng). Nhưng không dễ gì tự nhiên mà đạt đến giàu mạnh và không thể gọi là giàu mạnh được khi xã hội còn chưa đủ cái ăn. Để phát triển lên giàu mạnh và duy trì được lâu dài sự thịnh vượng thì mỗi quốc gia, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện lịch sử - địa lý - xã hội (Thiên - Địa - Nhân) của mình, phải biết chọn con đường và phương cách thực hiện phù hợp. Nhiệm vụ đó đương nhiên là được đặt lên vai nhà nước. Còn một nhà nước có gánh vác được sứ mệnh đó hay không, có lo tròn bổn phận hay không thì lại là chuyện khác. Nhưng theo chúng ta nghĩ, chỉ có thể hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đó nếu nhà nước (tập thể con người biểu hiện thành thực thể đó!) thực sự là của dân; do dân và tận tụy vì dân. Một nhà nước kiểu như thế không phải là hiếm trong lịch sử đất nước Việt Nam, mà triều đại Tây Sơn (do vua Quang Trung lãnh đạo) đã bộc lộ ra vài nét điển hình: từ nhân dân mà ra, trở thành anh hùng áo vải là “của dân”; được đại chúng đồng tình ủng hộ và tôn vinh là “do dân”; đánh đông dẹp bắc cho giang sơn thu về một mối, thi hành những quyết sách kinh tế khuyến nông, kích công, mở rộng giao thương làm phấn chấn xã hội là “vì dân”. Tiếc rằng sự phục hưng đất nước ấy mới chớm hé lộ tương lai có thể là rất rực rỡ của nó thì bỗng vụt dang dở. Triều đại mới, một triều đại ích kỷ, nhỏ nhen, thiển cận, khinh dân, đã đưa dân tộc vào đêm trường lầm than, khốn khổ với vô kể những sinh linh chết oan, chết ức, làm thế nước yếu đi, để cuối cùng phải quỳ gối đầu hàng một cách đớn hèn, bỏ dân, bán nước cho thực dân Pháp (trả cái món nợ mà Nguyễn Ánh, tiền thân của nó, đã giao kèo một cách mờ ám, vô liêm sỉ, và trơ trẽn với triều đình Pháp!)…
Mớ luận giải ở trên không phải là do chúng ta nghĩ ra mà là của NTT. Đối với người đời nó có thể là “nông choèn”, hời hợt và tệ hơn nữa là vớ vẩn. Nhưng chúng ta cho là rất “hay ho” vì vẫn còn đặt niềm tin vào ông ta, nhà triết học có “số má”; thuộc hàng “tai tiếng” của triết học duy tồn.
Bây giờ, với vốn liếng từ mớ luận giải đó, chúng ta sẽ phải làm một bài thực hành để “kiểm tra sức khỏe” trước “câu đố”: nếu là một nhà nước, của một đất nước sau giải phóng có tình trạng giống hệt Việt Nam, anh (hay chị) sẽ xử sự như thế nào để đất nước đó có cơ may tiến lên giàu mạnh mà không gây di hại nào cho hậu thế mai sau? (lưu ý là phải trả lời thực lòng, có tâm huyết vì tự do ngôn luận đã được đảm bảo, đừng sợ!)
Khiếp! Giải được câu đố vui này đâu phải dễ. Phải là luận án tiến sĩ. Lũ quèn như chúng ta đố mà giải quyết được một cách suông sẻ và bài bản được. Nhưng không sao, đứng ở nơi đèo heo hút gió, “trên đỉnh Trường Sơn ta hát” chắc chẳng ai thèm để ý mà vặn vẹo, tra hỏi và chụp mũ một kẻ lưu lạc đáng thương. Do đó, dù chỉ là “phó thường dân” thì chúng ta cũng cứ cố “ho he”, biết đâu chừng, nhờ “tai bay vạ gió”, không những “chẳng bị gì” mà còn được “bêu” ra trước “chợ trời” để “đấu giá”. Và nếu được như thơ “Bút Tre”, “phần phật” mãi giữa chợ đời (vì không ai “thèm” mua mà cũng chẳng ai mua được; nó vô giá), thì thật phúc nào cho bằng! Dưới đây là vài câu thơ Bút Tre “quê kệch” nhất mà chúng ta khoái:
- Của Bút Tre “thực” (Đặng Văn Đăng, 1910-1987):
“Hoan hô đại tướng Võ Nguyên…
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về”
---
“Chú về công tác bảo tàng
Cũng là công việc cách màng giao cho”
(“màng”, hiểu là “mạng”)
---
“Hoan hô các bạn Quảng Bình
Từ trong tuyến lửa thình lình ra đây”
---
“Chú làm công tác giữ cầu
Quản chi bom đạn trên đầu nó rơi
Bút Tre chẳng như mọi người
Qua sông… nhớ mãi nụ cười chú em”
(“Nhớ mãi…” chứ không phải “đấm buôi vào sông”)
---
“Bác yêu các chị các anh
Nối tình của Bác anh Thanh lại về

Anh đi đồng ruộng lắng nghe
Lúa mừng phân bắc, khoai che mảnh vườn…”
---
“Con ruồi là giống hiểm nguy
Bàn chân của nó rất vi trùng nhiều”.
---
“Liên Xô thắng lợi ào ào
Anh Ga-ga-rỉn bay vào vũ tru!”
(Ga-ga-rin, vũ trụ)
---

"Con đò dịch đít sang ngang

Bên  kia  có  một  cái  làng  thò  ra

Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông"

 


- Của Bút Tre “ảo” (dân gian)
“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc phân xanh đầy đồng”
---
“Anh đi công tác Pờ Lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê?
Anh còn ở lại Buôn Mê
Thuột xong mọi cái mới về cùng em!”
---

"Anh đi công tác bản Mường

                   Tè  xong  một cái,  lên đường  về  quê"

 
---
"Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít thằng cu “ăn” nhiều".
---
"Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo)
Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường nó nhét hai cu (cụ)
Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về..."
---
"Anh đi công tác Ban Mê-
Thuột xong một cái lại về với Plây-
Cu anh tuy có hơi gầy
nhưng mà em vẫn ngày ngày đợi anh!"
---

"Anh đi công tác Pờ lây

Ku  dài  dằng  dặc  biết  ngày  nào  ra

Còn em, em  vẫn ở nhà

Cữa (nhà) mình em  mở, kẻ ra người vào"

---
“Ăn xong tráng miệng quả chuồi (chuối)
Ra về nhớ mãi cái buồi liên hoan” (buổi)
---
“Thi đua ta quyết tiến lên
Tiến lên! Ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi tiến đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu cứ lên…”
---
"Làm thơ nên tránh vần ồn
Kẻo không lại đụng cái l… chị em"

---
“Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm”
(hòm bỏ phiếu)
---
“Hoan hô đồng chí Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa”
(Hà Đăng Ấn: nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt)
---
Hôm nay trên quốc lộ hai
Thể nào cũng có một vài… ô tô (!)
---
“Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình”
(cửa nhà mình)
---

"Hoan hô anh La văn Cầu

Cánh  tay  bị  đứt , nhưng  đầu  vẫn  nguyên"

---

"Bướm đồng đụng đến thì bay

Bướm  nhà  đụng đến, lăn  quay  ra giường

Chim đồng bóp cái chết ngay

Chim  nhà  mà  bóp , càng  ngày  càng  to"

---

"Bắc ninh có cậu Nguyễn Trùng

Dương  vật  khoẻ  quá  cả  vùng  thất  kinh"


---
“Hoan hô đồng chí Bút Tre
Thơ phú ngang phè mà lại hóa hay
Phải chăng trường phái thơ ngây
Làm cho ai cũng mê say thích nghè” (nghe).
---

Nói thế chứ chúng ta làm sao được bằng Bút Tre. Riêng về cái “tâm” thôi chúng ta đã thua xa lắc. Trong khi Bút Tre chỉ cốt “vui vẻ” với dân với quê hương, chẳng màng gì hậu sự:
                              “Mai sau kẻ đoái người hoài, mặc!
                              Hạnh phúc hôm nay mát dạ người”
                                                                 (Thơ Bút Tre chính hiệu),
thì chúng ta lại háo lưu danh, sợ bị lãng quên:
                              “Mai sau kẻ đoái người hoài, được!
                              Mặc mẹ hôm nay thiên hạ cười”
                                                                  (Nhại thơ Bút Tre)
 

(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét