Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

TT&HĐIII - 25/a

                                               Lý Thường Kiệt Đánh thành Ung Châu

                                       BÀI THƠ " THẦN " TRÊN SÔNG NHƯ NGUYỆT

                                    THÁI HẬU Ỷ LAN - Nữ chính trị gia kiệt xuất Việt Nam


PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
 Trần Hạnh Thu
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                           (Khuyết danh)



Trong thời đại triều Lý, ở thế kỷ XI, quân dân Đại Việt lại một lần nữa đánh bại quân xâm lược nhà Tống.
Sau thất bại thảm hại lần xâm lược trước (thời Lê Hoàn), triều đình nhà Tống vẫn chưa từ bỏ âm mưu đánh chiếm nước ta, nhưng vì nội tình Trung Hoa chưa dứt rối ren nên ý đồ đó chưa thực hiện được. Do phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn (như khởi nghĩa Vương Tắc năm 1047) cũng như phải đối phó với sự quấy nhiễu của các nước Liêu, Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc, nhà Tống buộc phải tạm thời dùng sách lược hòa hoãn với Đại Việt, nhưng tham vọng vẫn rất lớn.
Tống Thần Tông lên cầm quyền vào lúc nhà Tống đang lâm vào những khó khăn lớn về kinh tế - chính trị: ngân khố trống rỗng, mâu thuẫn xã hội căng thẳng… Được vua Tống chấp thuận, tể tướng Vương An Thạch đã đề ra một chính sách cải cách gọi là “Tân pháp” và tiến hành thực hiện mong giải quyết tình thế. “Tân pháp” có cái hay nhưng cũng có cái dở, mà dở nhất là bị sự phản đối kịch liệt của quan lại trong triều vì động chạm trực tiếp đến quyền lợi cố hữu của họ. Việc thực hiện cải cách theo “Tân pháp” do đó không mấy hiệu quả và coi như thất bại (bãi bỏ vào năm 1085). Khó khăn càng thêm chồng chất và nhà Tống đã quyết định mở lối thoát bằng cách xâm lược nước ta, nơi đang thịnh vượng và giàu có của cải.
Trước hết, nhà Tống cố tình lôi kéo Chiêm Thành gây chiến ở phía Nam để phân tán, làm yếu lực lượng quân sự Đại Việt, sau đó là mua chuộc các tù trưởng thiểu số ở biên giới phía Bắc, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quân Tống tiến công từ phía Bắc xuống. Xuất phát từ ý đồ đó, vua Tống khẩn trương xây dựng hàng loạt căn cứ bàn đạp sát biên giới nước ta và tập trung lực lượng ở những căn cứ đó.
Cuộc bình Chiêm phá Tống lần này nổi lên hai nhân vật kiệt xuất là Lý Thường KiệtỶ Lan.

 
                                  Tượng Lý Thường Kiệt trong Đại Nam Quốc Tự
Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh), nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Ỷ Lan, hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.  
Theo truyền thuyết về bà, Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (7 tháng 4 năm 1044) tại hương Thổ Lỗi (đời Nguyễn thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc khu vực Làng Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội). Tuy nhiên, trong truyện thơ trên không nói rõ bà sinh năm nào, chỉ cho biết cha bà họ Lê, có nguồn ghi tên là Lê Công Thiết, làm chức quan nhỏ ở Kinh thành Thăng Long. Và mẹ bà, theo truyện thơ chỉ ghi hiệu là Tĩnh Nương, có nguồn ghi tên là Vũ Thị Tĩnh, là một người làm ruộng tại hương Thổ Lỗi. Đến năm Ỷ Lan 12 tuổi thì mẹ ốm mất, cha lấy mẹ kế họ Đồng, nhưng ít lâu sau ông cũng qua đời.  Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế, nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám” (đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) còn được gọi là đền thờ Bà Tấm là vì thế). 
 Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều nhà Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Tuy vậy, để có thể có quyền hành nhiếp chính đất nước, bà đã mưu kế dựa vào Lý Thường Kiệt, phế truất và sát hại Thái hậu nhiếp chính tiền nhiệm là Thượng Dương Hoàng thái hậu. Việc làm này đã gây nên nhiều tranh cãi xung quanh bà.
Năm ấy, vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Chợt thấy trong ngày hội vui mà trên nương vẫn có một cô gái hái dâu, vua cho vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại kỷ niệm cô gái tựa gốc cây lan ở buổi đầu gặp gỡ.

Mùa xuân, tháng Giêng, năm 1066, Ỷ Lan Phu nhân sinh ra Hoàng tử Lý Càn Đức. Ngày hôm sau, lập làm Hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, và phong mẹ là Ỷ Lan Phu nhân làm Thần phi. Năm Mậu Thân (1068) bà lại sinh ra Minh Nhân vương, có thuyết sau đó là Sùng Hiền hầu. Thánh Tông cho đổi hương Thổ Lỗi làm hương Siêu Loại, và phong Thần phi làm Nguyên phi, đứng đầu các phi tần trong cung. Địa vị bây giờ của Ỷ Lan chỉ sau Dương Hoàng hậu.

Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc để được lòng vua mà lại quan tâm đến hết thảy công việc triều chính, khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm ngữ nghĩa nên chỉ trong một thời gian ngắn mọi người đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần đều khâm phục Ỷ Lan là người phụ nữ có tài. Một lần, vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước, Ỷ Lan tâu:
- Muốn dân giàu nước mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lợi và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng Đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.
Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Tin cậy, trước khi đi nhà vua trao quyền nhiếp chính cho Nguyên phi Ỷ Lan điều khiển chính sự ở triều đình, giúp sức có Lý Đạo Thành là Thái sư đầu triều đương thời
Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán, táo bạo của Ỷ Lan, loạn lạc được dẹp yên, dân đói được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn gọi Ỷ Lan là Quan Âm Nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. 
Vua đánh giặc lâu không thắng, trao quyền bính cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ trở về. Đến chân Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn khốn đốn, giữ yên thái bình, Thánh Tông nói: ... "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao!". Vua bèn quay ra trận, quyết đánh cho kỳ thắng mới thôi, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và 5 vạn người. Năm sau (1070), Chế Củ xin đem đất ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (tức vùng Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay) để chuộc tội. Giang sơn Đại Việt bước đầu mở rộng xuống phía Nam. 
Năm Nhâm Tý (1072), Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng Thái Hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể Tướng thì nước Đại Việt lại yên bề thịnh trị. Ỷ Lan còn thi hành những biện pháp làm cho sức dân thế nước đều mạnh lên.
Trong cuộc chiến tranh chống Tống, để Lý Thường Kiệt tập trung lo việc trận mạc, Thái Hậu Ỷ Lan đã chủ động bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận.
Làm nên chiến thắng chống xâm lược của nhà Tống, công của Thái hậu Ỷ Lan không phải nhỏ!

tham den ba tam -  nguyen phi y lan hinh 5
                                                   Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan
Ấy vậy mà sử sách phong kiến đã xóa sạch công lao với dân với nước của Ỷ Lan, chỉ vì cái nguyên do thế này: khi vua Lê Thánh Tông vừa qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Đến mãi 4 tháng sau, nhờ có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm tiếp quyền nhiếp chính và vì tức giận, bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói đến chết. Phải cho rằng đó là một hành động sai lầm quá đáng của Ỷ Lan. Có thể trị tội, thậm chí là cần phải xử tử, nhưng trị tội kiểu như thế thì rõ ràng là quá tàn độc, quá nhẫn tâm và khó tha thứ (cô Tấm trong chuyện “Tấm Cám” cũng hành xử tàn khốc để thỏa hận thù kiểu như thế. Về mặt tâm linh, có thể hỏi rằng Tấm đã vận vào Ỷ Lan hay Ỷ Lan đã vận vào Tấm, và sao Tấm vẫn được dân gian yêu mến?). Tục truyền rằng Nguyên phi Ỷ Lan sau này rất hối về việc này nên đã làm nhiều chùa Phật để sám hối.
Dù sao đi nữa, cái lỗi lầm ấy của Ỷ Lan là thường thấy trong các triều đình phong kiến ngày xưa, ở ngay cả những nhân vật khai quốc công thần, nổi tiếng về tài năng đức độ chứ riêng gì… Và nó không thể che lấp được công lao to lớn của Ỷ Lan đối với triều Lý nói riêng và đất nước Đại Việt nói chung. Vì thế mà dân gian vẫn tôn vinh Ỷ Lan như đã từng tôn vinh Dương Vân Nga. Đại Chúng bao giờ cũng sáng suốt!

Lý Thường Kiệt ( 1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Theo nhận xét của sách Đại Việt sử ký toàn thư, nhà của ông nối đời làm quan theo thức thế tập, tức là truyền chức này vĩnh viễn qua các đời, do đó có thể thấy gia đình của ông là một nhà quan lại có gốc gác bền vững. Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra là người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.

Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam. Con tàu chiến USS Chincoteague (AVP-24) trong những năm 1972 - 1975 được mang tên là RVNS Lý Thường Kiệt (HQ-16), để vinh danh ông.

Lý Thưởng Kiệt vốn tên là Ngô Tuấn, người làng Thái Hà huyện Thọ Xương (thuộc Hà Nội ngày nay, gần Bách Thảo). Thuở nhỏ, Ngô Tuấn theo học thầy Lý Công Uẩn ở Bái Ân, rất chăm chỉ. Lớn lên, là người gồm cả tài văn lẫn võ. Khởi thân làm thái giám. Sách An Nam chí lược trong quan chế đời Lý có hai tên Sùng ban và Lang tướng, nhưng chính sách ấy chép hai tên này rời nhau. Có lẽ "Sùng ban Lang tướng""Lang tướng thuộc Sùng ban", vì ngay trong sách Chí lược cũng có ghi một chức tên "Vũ nội Lang tướng", nhưng không rõ hai chức vụ này có địa vị thế nào trong triều đình. Bia Nhữ Bá Sĩ chép về hành trạng thời trẻ có phần huyền thoại của Lý Thường Kiệt như sau: "Khoảng niên hiệu Thiên Thành, đời Lý Thái Tông, cha đi tuần biên địa, ở Tượng Châu thuộc Thanh Hóa, bị bệnh rồi mất vào năm Tân Mùi (1031). Thường Kiệt bấy giờ mười ba tuổi, đêm ngày thương khóc không dứt. Chồng của người cô là Tạ Đức thấy thế, đem lòng thương và dỗ dành. Nhân đó hỏi ông về chí hướng, ôn g trả lời: "Về văn học, biết chữ để ký tên là đủ. Về võ học, muốn theo Vệ Thanh, Hoắc Khứ, lo đi xa vạn dặm để lập công, lấy được ấn phong hầu, để làm vẻ vang cho cha mẹ. Đó là sở nguyện". Tạ Đức khen là có chí khí, bèn gả cháu gái tên là Thuần Khanh cho ông, và dạy cho học các sách binh thư họ Tôn, họ Ngô. Thường Kiệt đêm ngày học tập. Đêm đọc sách, ngày tập bắn cung, cưỡi ngựa, lập doanh, bày trận. Các phép binh thư đều thông hiểu cả. Tạ Đức lại khuyên đọc sách nho. Thường Kiệt rất chịu gắng công học tập, nên chóng thành tài. Năm ông 18 tuổi (1036), mẹ mất. Hai anh em lo đủ mọi lễ tống táng. Trong khi cúng tế, hễ có việc gì, cũng tự tay mình làm. Lúc hết tang, nhờ phụ ấm, Thường Kiệt được bổ chức "Kỵ mã hiệu úy", tức là một sĩ quan nhỏ về đội quân cưỡi ngựa".
Năm 1041, Lý Thường Kiệt còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn Chi hậu, một chức hoạn quan theo hầu Lý Thái Tông (1028 - 1054) . Trong 12 năm làm nội thị trong triều, danh tiếng của Thường Kiệt ngày càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh Đô tri, khi năm 35 tuổi.  Từ một chức quan thị vệ, ông được vua yêu, nhận làm con nuôi (thiên tử nghĩa nam), được ban họ vua nên từ đó mang tên Lý Thường Kiệt. Năm 1054, Thái tử Lý Nhật Tôn kế vị, sử gọi là Lý Thánh Tông. Dưới triều Lý Thánh Tông (1054 - 1072), Thường Kiệt trở thành võ tướng, lên chức Bổng hành quân Hiệu úy, một chức quan võ cao cấp. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có công lao, ông được thăng làm Kiểm hiệu Thái bảo, rồi Thái phó.
Năm 1061, người Man ở biên giới Tây Nam quấy rối. Sách Việt điện u linh, chuyện về Lý Thường Kiệt có chép như sau:"Gặp lúc trong nước, ở cõi Tây Nam, dân nổi lên chống các thuộc lại, dân Man Lào lại hay tới quấy rối. Vua thấy ông siêng năng, cẩn thận, khoan hồng bèn sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, vào trao quyền tiện nghi hành sự. Ông phủ dụ dân khôn khéo, nên tất cả năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai mươi bốn động đều quy phục và được yên ổn". 
 Tháng 2 năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Trong cuộc bình Chiêm này, vì có công trong cuộc chiến với Chế Củ, Lý Thường Kiệt được ban quốc tính và từ đó ông chính thức được gọi là Lý Thường Kiệt. Bên cạnh vinh dự này, ông còn được hưởng tước và chức đáng kể, được thụ phong làm Phụ quốc Thái phó, kiêm các hàm như Dao thụ chư trấn Tiết độ, Đồng trung thư môn hạ, Thượng trụ quốc, Thiên tử nghĩa đệ cùng Phụ quốc thượng tướng quân. Với danh xưng "Thiên tử nghĩa đệ", Lý Thường Kiệt đã bán chính thức dự vào hàng quốc thích, và ông còn nhận được tước Khai quốc công.

Năm 1072 Lý Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên ngôi, sử gọi là Lý Nhân Tông. Thái sư đầu triều là Lý Đạo Thành tôn Hoàng hậu Dương thị làm Hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự. Mẹ đẻ của Nhân Tông là Thái phi Ỷ Lan không được dự vào việc triều đình, bèn dựa vào Lý Thường Kiệt để nắm lấy quyền nhiếp chính. Lý Thường Kiệt khi đó làm Đô úy, chức vụ ở dưới Lý Đạo Thành.

Tháng 6 năm 1072, tức là 4 tháng sau khi Nhân Tông lên ngôi, Nhân Tông ra chỉ phế truất Thượng Dương Thái hậu, giam Thái hậu cùng 72 Thị nữ trong lãnh cung và bắt chôn theo Thánh Tông. Có thể thấy, ngoài tác động của Ỷ Lan ở bên trong với Nhân Tông còn có vai trò của võ tướng Lý Thường Kiệt.

Sau đó, Lý Đạo Thành bị giáng chức làm "Tả Gián nghị đại phu" và bị biếm truất ra trấn thủ Nghệ An. Hoàng thái phi Ỷ Lan, sau cái chết của Dương Thái hậu thì chính thức được tôn làm Hoàng thái hậu. Theo ý kiến của Hoàng Xuân Hãn, việc xử chết Dương Thái hậu và giáng chức Đạo Thành, một mình Ỷ Lan không thể thực hiện mà có vai trò của Lý Thường Kiệt, người nắm quân đội trong tay, trong khi Lý Đạo Thành vốn là quan văn và tuổi tác đã cao. Từ đó Lý Thường Kiệt giữ vai trò phụ chính trong triều đình Đại Việt.

Với cương vị Phụ Quốc Thái Úy, Lý Thường Kiệt là người nắm trọn binh quyền và là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077).

Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.

Sau khi đã thực hiện được bước đầu của chiến lược “Trước Nam sau Bắc” (bình Chiêm - phá Tống) là bình Chiêm, nhà Lý tích cực chuyển sang thực hiện bước thứ hai. Sang năm 1075, việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tự vệ đã xong, dân tộc đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Trước sự chuẩn bị, ráo riết tập trung binh lực, lương thảo, khí tài của nhà Tống tại các cơ sở bàn đạp dọc ven biên giới nước ta, cuộc xâm lăng không thể tránh khỏi của giặc ngày càng rõ rệt và nghiêm trọng. Nhận thấy cơ hội có thể đánh tiêu diệt một bộ phận địch, ngay từ trong trứng nước, nhằm tiêu hao, làm yếu sức mạnh ban đầu của chúng, với tư tưởng chủ động, sáng tạo, Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc”. Đó cũng là tư tưởng chớp thời cơ, bất ngờ ra đòn phủ đầu của võ công: “Tiên hạ thủ vi cường”. Được triều đình tán thành, Lý Thường Kiệt huy động một lực lượng khoảng 10 vạn người,chia làm hai mũi, vượt qua biên giới.
Ngày 26-10-1075, Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người". Cánh quân này còn có tác dụng thu hút lực lượng quân Tống. Mũi thứ hai là đại quân ta gồm 6 vạn người, do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Đại Việt tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân nhà Tống mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ. Địch hoàn toàn bất ngờ nên bị tiêu diệt toàn bộ. Trên các mặt trận, quân Đại Việt hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Đến đây, 10 vạn quân Đại Việt tiến sâu vào đất Tống, nhằm hướng thành Ung Châu. Ngày 18-1-1076, quân ta vây chặt thành Ung Châu. Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.

Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.

Tri châu Ung là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Đại Việt bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Đại Việt. Thường dân trong thành không chịu hàng nên bị quân nhà Lý giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000, tuy nhiên quân Đại Việt cũng tổn thất đến 10.000 người và nhiều voi chiến.

Lý Thường Kiệt chiếm xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu nghe thấy quân Đại Việt kéo gần đến thành liền bỏ thành chạy trốn. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.

Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ)
Lúc đầu, trước sự tấn công mạnh mẽ và bất ngờ của quân ta, nhà Tống rất bị động và lúng túng chống đỡ, nhưng sau đó, với nhận định cho rằng đại quân ta đang bị giam chân ở nơi xa xôi, trong nước tất trống rỗng, nhân cơ hội đó có thể đánh úp, rồi sau sẽ tập trung lực lượng tiêu diệt đại quân Lý Thường Kiệt, nên nhà Tống đã ráo riết lên kế hoạch: một mặt lo đối phó với quân ta ở trước mặt (di chuyển kho tàng, cố thủ các thành quan trọng, tăng viện ứng cứu…), một mặt tập hợp đại binh, chọn tướng lĩnh tiến thẳng sang nước ta. Việc giữ được thành Ung Châu là điểm then chốt của kế hoạch trên.
Nắm bắt được âm mưu của giặc, nhận thức được tầm quan trọng của thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt hạ quyết tâm đánh chiếm bằng được trong thời hạn sớm nhất. Với quyết tâm của cả hai bên, trận chiến ở đó xảy ra hết sức ác liệt.

Tri châu Ung là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Đại Việt bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Đại Việt. Thường dân trong thành không chịu hàng nên bị quân nhà Lý giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000, tuy nhiên quân Đại Việt cũng tổn thất đến 10.000 người và nhiều voi chiến.

Lý Thường Kiệt chiếm xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Tiếp đó, đốt phá các kho lương thực của giặc ở cả vùng Tả Giang. Viên quan coi Tân Châu nghe thấy quân Đại Việt kéo gần đến thành liền bỏ thành chạy trốn. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.

Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
Nhận thấy mục tiêu chiến lược của cuộc tiến công tự vệ đã đạt được, Lý Thường Kiệt khẩn trương cho toàn quân rút ngay về nước, chuẩn bị cho cuộc đọ sức một mất một còn với quân xâm lược nhà Tống. Cuộc rút lui kịp thời của đại quân Lý Thường Kiệt đã làm tiêu tan luôn âm mưu thâm hiểm của nhà Tống. Sau này, Vương An Thạch (đã từ chức Tể tướng nhà Tống vào tháng 10 năm 1076) còn có vẻ tiếc nuối: “Tôi khi trước thấy Giao Chỉ đánh Ung Châu chưa hạ được, trong nước chúng bỏ không, nên tính có thể hành động chóng mà đánh úp hậu phương của nó. Làm như thế thì ta không cần đánh quân nó đang cướp nước ta mà chúng cũng bị tan. Sau khi Ung Châu mất, việc đánh úp chúng không thể bàn đến nữa”.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét