TT & HĐ III - 24/e
Bài nói chuyện của tướng Trương Giang Long về quan hệ với Trung Quốc
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIV: PHƯỢNG MÚA RỒNG BAY
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."
(Trích "Việt Nam quê hương ta" - Nguyễn Đình Thi)
“Triết
lý Á Đông là cuộc sống phải hòa hợp với thiên nhiên. Mỗi người là một
tiểu vũ trụ hòa hợp trong đại vũ trụ. Chính thiên nhiên Hà Nội giúp
người ta hòa hợp một cách dễ dàng cái tôi chủ thể với bản thể vũ trụ
huyền bí và mênh mông. Tự thân mình trong môi trường ấy đã có sự hòa hợp
rồi… Tất nhiên là Sài Gòn rất đẹp… Nhưng Sài Gòn khác Hà Nội. Đi giữa
Sài Gòn, mình có cái bồn chồn của một doanh nhân đi tìm mối hàng, hay đi
tìm quán nhậu, còn đi giữa Hà Nội, tự nhiên ta thư thái như một lãng
tử. Ngồi ở một góc nào đấy tại Hà Nội là có thể nghĩ về đất nước và quên
đi xung quanh không cần một cố gắng nào hết. Nhưng mấy chục năm nay
người ta đã phá hoại quá nhiều môi trường sinh thái văn hóa tự nhiên
lắng đọng từ hàng nghìn năm… May mà dự án thủy cung Thăng Long thất bại
chứ không Hồ Tây cũng đã bị xâm hại rồi… “Đứng cạnh Hồ Tây có thể quên
được trời đất”. Đó là lời của ông tham tán văn hóa Đại sứ quán Phần Lan
tại Việt Nam - Pauli Mustonen nói với tôi trong buổi tối chia tay với
ông, một buổi tối Hồ Tây mù sương. Nhưng sau một lúc ngẫm nghĩ, ông ấy
nói: “Không biết khi tôi có dịp sang lại Việt Nam thì Hồ Tây có còn là
Hồ Tây như bây giờ hay không”. Nghe câu nói ấy, chúng tôi đều trầm hẳn
xuống và man mác buồn”
(Giáo sư Nguyễn Huệ Chi)
(Tiếp theo)
***
Trong
bài phát biểu đó, khi nói về vấn đề ổn định an sinh xã hội, Nông Đức
Mạnh nhận xét: từ đầu năm nay, tình hình kinh tế - xã hội tuy tiếp tục
đạt được những kết quả nhất định nhưng đã có những yếu tố khó khăn vượt
quá dự báo kế hoạch. Để duy trì ổn định và phát triển đất nước, chúng ta
phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc kết luận 22 của Bộ Chính Trị và các
nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội và các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Theo ông Mạnh, trong 6 tháng
cuối năm, chúng ta phải tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ
nhưng linh hoạt trong điều hành và chính sách tài khóa theo hướng tiết
kiệm chi tiêu thường xuyên; hoãn, dãn đầu tư những công trình chưa thật
cấp bách; đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; chỉ đạo thực hiện tiết
kiệm một cách kiên quyết cả trong sản xuất và tiêu dùng; tiếp tục thu
hút và đẩy mạnh việc giải ngân các nguồn vốn FDI, ODA… Thực hiện tốt các
chính sách ổn định an sinh xã hội; giải quyết hiệu quả một số vấn đề xã
hội bức xúc; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đấu tranh
phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí…
Về
vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức, Nông Đức Mạnh nói: “Xây dựng đội ngũ
trí thức là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong
đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định, đồng thời
cũng là vinh dự, bổn phận của chính trí thức. Thực hành dân chủ, tôn
trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo,
tạo điều kiện và môi trường cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức,
trọng dụng đúng trí thức, có chính sách đặc biệt đối với nhân tài… Để
xây dựng đội ngũ trí thức theo yêu cầu mới, chúng ta phải làm nhiều
việc, trong đó cần phải tập trung hoàn thiện môi trường và điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của trí thức, có chế độ, chính sách bảo đảm lợi
ích vật chất tương xứng với giá trị sức lao động để trí thức được hưởng
đầy đủ quyền lợi vật chất, tinh thần từ kết quả sáng tạo của mình, tăng
cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với sản phẩm sáng
tạo; thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức…”
Về
công tác thanh niên, Nông Đức Mạnh nói: “… Kế thừa tinh hoa truyền
thống của dân tộc, của các thế hệ thanh niên đi trước và thành quả của
sự nghiệp đổi mới, hội nhập và giao lưu quốc tế, thế hệ thanh niên hiện
nay có mặt mạnh rất cơ bản, thể chất, phẩm chất, năng lực, trí tuệ không
ngừng được nâng cao, có ý chí vươn lên, tự khẳng định mình, lập thân
lập nghiệp, làm giàu chính đáng, có khát vọng được đóng góp tích cực cho
sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trên thực tế, thanh niên
ta đã có những đóng góp xứng đáng. Có thể nói, đất nước ta được ổn
định, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được tăng cường,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững, một phần quan trọng là do nhận
thức, thái độ chính trị đúng đắn và hành động tích cực của thanh niên.
Trong khi khẳng định mặt mạnh cơ bản của thanh niên, chúng ta không thể
xem nhẹ những mặt yếu kém, khuyết điểm, thậm chí sai lầm trong một bộ
phận, một số cá thể thanh niên, bởi chính đó có khi là nguyên nhân trực
tiếp gây ra những tiêu cực, những tổn thất không nhỏ cho gia đình, cộng
đồng và xã hội. Đánh giá thanh niên phải thực sự khách quan, khoa học,
biện chứng trong mối quan hệ của môi trường sống, ý thức tự tu dưỡng,
rèn luyện của thanh niên và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã
hội, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng Sản Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối
cảnh tình hình đất nước và quốc tế hiện nay, thanh niên nước ta đang
đứng trước những cơ hội, thuận lợi lớn, nhưng cũng phải đương đầu với
những khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch và kẻ xấu đang tìm mọi
cách lôi kéo, tha hóa thanh niên. Trách nhiệm của chúng ta là phải định
hướng giáo dục, tạo điều kiện cho Thanh niên nắm bắt cơ hội, vượt qua
thách thức, vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Chúng ta đến với thanh niên phải
bằng cả tấm lòng tin yêu, tôn trọng và trách nhiệm, phải đặt thanh niên ở
vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn
lực con người. Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò
quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Thành phố Hồ Chí Minh, gia đình,
nhà trường và xã hội…”.
Về
vấn đề phát triển nông nghiệp, ông Mạnh nói: “… Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn là những vấn đề rất lớn có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau.
Trước đây, hiện nay và cũng như sau này, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và
lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị,
bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
và bảo vệ môi trường sinh thái. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nhân tố bảo đảm
thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp phải
hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong mối quan hệ
mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thì nông dân là chủ thể
của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới theo qui hoạch là căn
bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của
từng vùng và cả nước; khai thác thuận lợi trong hội nhập quốc tế; phát
huy cao nội lực trong nông thôn; đồng thời tăng cường đầu tư của Nhà
nước; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ, phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí…”.
Trên đây, theo chúng ta, là những lời nói rất đúng, rất hay. Cần phải xây dựng nó hoàn thiện hơn nữa về mặt lý luận, đồng thời làm cho nó thêm sâu sắc, sát với thực tiễn hơn nữa. Chúng
ta mong rằng những lời nói đó của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đừng sáo rỗng, đạo đức giả, "chót lưỡi đầu môi", mị dân, mà phải mau chóng đi vào cuộc sống và phát huy được tác dụng của nó trong
đời sống xã hội. Xin khấn
cầu cho quốc thái dân an mãi mãi!
Mà than ôi, năm nay đã là năm 2017 rồi! Lời nói đừng để gió bay! Người xưa đâu tá?...
Mà than ôi, năm nay đã là năm 2017 rồi! Lời nói đừng để gió bay! Người xưa đâu tá?...
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét