Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT & HĐ III - 24/m
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Cậu Bé Cờ Lau
Lê Hoàn - Thập Đạo Tướng Quân
THÁI TỔ LÝ CÔNG UẨN SÁNG LẬP VƯƠNG TRIỀU LÝ & KINH ĐÔ THĂNG LONG
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau." Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."
“Triết
lý Á Đông là cuộc sống phải hòa hợp với thiên nhiên. Mỗi người là một
tiểu vũ trụ hòa hợp trong đại vũ trụ. Chính thiên nhiên Hà Nội giúp
người ta hòa hợp một cách dễ dàng cái tôi chủ thể với bản thể vũ trụ
huyền bí và mênh mông. Tự thân mình trong môi trường ấy đã có sự hòa hợp
rồi… Tất nhiên là Sài Gòn rất đẹp… Nhưng Sài Gòn khác Hà Nội. Đi giữa
Sài Gòn, mình có cái bồn chồn của một doanh nhân đi tìm mối hàng, hay đi
tìm quán nhậu, còn đi giữa Hà Nội, tự nhiên ta thư thái như một lãng
tử. Ngồi ở một góc nào đấy tại Hà Nội là có thể nghĩ về đất nước và quên
đi xung quanh không cần một cố gắng nào hết. Nhưng mấy chục năm nay
người ta đã phá hoại quá nhiều môi trường sinh thái văn hóa tự nhiên
lắng đọng từ hàng nghìn năm… May mà dự án thủy cung Thăng Long thất bại
chứ không Hồ Tây cũng đã bị xâm hại rồi… “Đứng cạnh Hồ Tây có thể quên
được trời đất”. Đó là lời của ông tham tán văn hóa Đại sứ quán Phần Lan
tại Việt Nam - Pauli Mustonen nói với tôi trong buổi tối chia tay với
ông, một buổi tối Hồ Tây mù sương. Nhưng sau một lúc ngẫm nghĩ, ông ấy
nói: “Không biết khi tôi có dịp sang lại Việt Nam thì Hồ Tây có còn là
Hồ Tây như bây giờ hay không”. Nghe câu nói ấy, chúng tôi đều trầm hẳn
xuống và man mác buồn”
Đinh Tiên Hoàng sinh vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại (Gia Thủy, Nho Quan)
ở, vẫn nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé
Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn
chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau, được đám trẻ tung hô là 'tướng quân cờ lau". Và trong đám bạn đó,
có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
Theo sách An Nam chí lược: Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư,
Giao Châu. Cha là Công Trứ, làm nha-tướng của Dương Đình Nghệ. Cuối thời
Ngũ Đại, Dương Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử
Hoan Châu. Trước đây, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ Lĩnh về
với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ
mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha". Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vuathường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức
không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa,
thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên
để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ
con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục
dịch kiếm củi, thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho bọn
chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt
làm nên sự nghiệp, Chúng ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã
muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người
chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi,
thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan,
cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng
vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh,
người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều
dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương."
Năm 951, con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Văn truất bỏ Dương Tam Kha,
tự lập làm vương, xưng là Nam Sách vương, rước anh là Ngô Xương Ngập trở
về lập làm Thiên Sách vương. Đinh Bộ Lĩnh lúc ấy cậy có khe núi Hoa Lư
hiểm trở, không chịu làm tôi. Ông cùng chú dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng
theo ông rất đông. Sau, giữa hai người xảy ra bất hòa. Hai vương muốn cất quân đi đánh, Bộ Lĩnh
sợ, sai con là Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân.
Đinh Liễn đến, hai vương trách tội Bộ Lĩnh không đến chầu, rồi bắt giữ
Liễn đem theo đi đánh.
Hai bên đánh nhau hơn một tháng không phân thắng bại, hai vương
bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng
thì giết Đinh Liễn. Đinh Bộ Lĩnh tức giận nói: "Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao?". Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Đinh Liễn mà bắn. Hai vương kinh sợ: "Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì". Bèn không giết Liễn mà đem quân về.
Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Trần Minh Công(Kiến Xương, Thái Bình)
là người có đức mà không có con nối, bèn cùng với con là Đinh Liễn đến
nương tựa. Minh Công thấy Đinh Bộ Lĩnh dáng mạo khôi ngô lạ thường, lại
có khí lượng, mới nuôi làm con, ơn yêu đãi ngày càng hậu, nhân đó giao
cho coi quân, sai đi đánh các hùng trưởng khác, đều thắng được cả. Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, quân lực ngày một lớn mạnh. Dưới trướng ông những hào kiệt của Giao Châu đều có mặt (Giao Châu thất hùng gồm: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng).
Năm 944 Ngô Quyền mất. Anh vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha tự lập làm vua là Dương Bình Vương. Năm 950, Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn vương. Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Đến năm 954, Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập bị bệnh mất.
Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn chết. Sách An Nam chí lược chép: "Văn
chết, tham-mưu của Văn là Ngô Xử Bình, Thứ Sử Phong Châu Kiều Tri Tả,
Thứ Sử Ninh Châu Dương Huy và nha tướng Đổ Cảnh Thạc, dùng binh tranh
lập, rồi đều bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên".
Năm 966, sau cái chết của Nam Tấn vương các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ, hình thành 12 sứ quân:
Sơ đồ chiếm đóng 12 sứ quân
Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa)
Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình)
Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ)
Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
Cuộc
hỗn chiến của 12 sứ quân, không những làm cho đời sống dân chúng bất
ổn, khổ sở mà còn gây cảnh chia cắt lãnh thổ đất nước, hao mòn lực lượng
quân sự, làm thế nước ngày một yếu đi. Trong khi đó ở Trung Hoa, nhà
Tống đã thành lập, chấm dứt tình trạng Ngũ Đại Thập Quốc, thống nhất
lãnh thổ và đang ra sức xây dựng thành một đế chế hùng mạnh theo gương
nhà Đường trước kia. Để đối phó với nguy cơ đó và cũng là thể theo
nguyện vọng của nhân dân, cần phải nhanh chóng thống nhất đất nước,
thống nhất các lực lượng, xây dựng và tập trung nhân tài vật lực, chuẩn
bị mọi mặt dưới sự điều hành, chỉ huy của một chính thể trung ương duy
nhất. Thời cuộc đã chọn Đinh Bộ Lĩnh để đặt lên vai ông vận mệnh đất
nước và ông đã đáp ứng được một cách xuất sắc nguyện vọng thiết tha của
Dân Tộc, đã hoàn thành trọng trách đối với thời đại ấy của lịch sử. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc (Khúc Thừa Dụ) chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước họa ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam
mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế
vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê –
Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc
phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua
không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế
như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng
sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống
Đinh
Bộ Lĩnh dấy binh, đánh đâu thắng đó, được tôn xưng là Vạn Thắng Vương.
Trong vòng một năm, ông bình định xong các sứ quân và năm mậu Thìn
(968), thì lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tiên Hoàng Đế, đặt quốc hiệu
là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế
triều nghi, định phẩm hàm quan văn võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc
Công, Lê Hoàn là Thập Đạo Tướng Quân (tổng chỉ huy quân đội), phong cho
Đinh Liễn, con ông là Nam Việt Vương. Để tránh đụng độ với nhà Tống,
năm 972, Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua
Tống phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương.
Con
út Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi. Mẹ của Toàn là
Dương Thị (Dương Vân Nga) được tôn làm hoàng thái hậu (còn gọi là Dương
Thái Hậu). Vì vua còn nhỏ, Dương Thái Hậu giao cho Lê Hoàn quyền chấp
chính thay vua. Các tướng của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc,
Phạm Hạp sợ Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh, bèn họp nhau khởi binh đánh. Lê
Hoàn được tin cấp báo, ra quân giết sạch.
Lê Hoàn (sinh ngày 15 tháng 7, nhằm ngày rằm năm Tân Sửu, 10 tháng 8 năm 941, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị, 18 tháng 4 năm 1005) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước Đại Cồ Việt trong 24 năm. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, có những giả thiết cho rằng Lê Hoàn là chủ mưu vụ ám sát vua Đinh Tiên Hoàng
để giành ngôi vua. Giả thuyết này đúng sai không rõ vì không có bằng
chứng, nhưng việc Lê Hoàn là một vị vua giỏi và có nhiều đóng góp cho
đất nước là điều không thể phủ nhận. Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn thu được
nhiều thành tích nổi bật trong việc cai trị, như việc phát triển nông
nghiệp, mở trường học, tuyển dụng nhân tài và đánh bại Chiêm Thành,
đánh dẹp các tộc người ở biên giới, khiến họ phải quy phục triều đình.
Vì vậy, ông vẫn được sử sách đánh giá là một minh quân có công trong
việc xây dựng đất nước và được nhân dân ca ngợi. Ông là nhạc phụ của Hoàng đế Lý Thái Tổ, ông ngoại của Hoàng đế Lý Thái Tông.
Lê
Hoàn quê ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa; được sinh ra trong một gia
đình nghèo khổ, “bố dỡ dó, mẹ xó chùa”. Cha mẹ mất sớm nên ngay từ bé,
Lê Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ có tên Lê Lộc, chăm sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ.
Theo truyền thuyết, có đêm mùa đông trời rét, Lê Hoàn úp cối mà ngủ. Đêm ấy ánh sáng đẹp
đầy nhà, viên quan sát lén đến xem, thì thấy con rồng vàng che ấp bên
trên, vì thế lại càng thêm quý trọng Lê Hoàn. Lớn lên,
Lê Hoàn theo Đinh Liễn. Trong công cuộc dẹp “loạn 12 sứ quân”, ông là
người lính dũng cảm, là chỉ huy tài năng, có công lớn giúp lập nên cơ
nghiệp nhà Đinh, nên được phong chức Thập đạo tướng quân, Diện tiền đô
chỉ huy sứ (Tổng chỉ huy quân đội kiêm chỉ huy đội quân cấm vệ) trong
triều đình Hoa Lư.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức vua Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Đinh Đế lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ Sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.
Tháng 10 năm 979, Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn ở sân cung. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền cùng Lê Hoàn rước Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi hoàng đế và tôn mẹ Đinh Toàn là Dương Vân Nga làm Hoàng thái hậu. Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn làm nhiếp chính đảm đương việc nước, xưng là Phó vương. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp nghi ngờ Hoàn sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn dấy binh, chia hai đường thủy bộ, tiến về Hoa Lư giết Lê Hoàn.
Lê Hoàn chỉnh đốn quân lữ, đánh nhau với Đinh Điền, Nguyễn Bặc ở Tây Đô, Đinh Điền, Nguyễn Bặc bỏ chạy, đem quân thủy ra đánh. Lê Hoàn nhân chiều gió phóng lửa đốt thuyền chiến, chém Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc đóng cũi đưa về kinh sư, sau đem chém. Phạm Hạp được tin, mất khí thế, chạy về làng Cát Lợi ở Bắc Giang. Lê Hoàn đuổi theo, bắt sống Phạm Hạp mang về kinh sư
Nghe
tin Đinh Tiên Hoàng mất, triều đình nước ta rối ren, các đại thần phân
biệt, tranh chấp gay gắt, nhà Tống cho rằng thời cơ xâm chiếm nước ta đã
tới. Mùa thu năm 980, vua Đường một mặt động binh tiến đánh nước ta,
mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư sang đe dọa, lời lẽ rất trịch thượng:
“Giao Châu của ngươi, xa ở cuối trời… thực là chỗ thừa của bốn chân
tay…, vì thế cần mở lòng ngu tối cho ngươi để thấm nhuần thánh giáo của
ta, ngươi có theo không? Huống chi đời Lý Đường từng đã là đất của Trung
Hoa, cuối Đường vì nhiều khó khăn chưa kịp khu cử, nay Thánh triều ta
lòng nhân trùm muôn nước… mong ngươi đến chầu cho mình ta được vui khỏa,
để ngươi khỏi cái tủi úp mặt vào góc nhà mà làm rầy cho ta, nếu khiến
ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước ngươi thì lúc ấy hối
sao kịp nữa. Dù là biển của ngươi có ngọc châu, ta ném xuống suối, núi
của ngươi có sẵn vàng, ta quăng vào bụi, không phải là ta tham của báu
của ngươi… Ngươi có theo ta không? Chớ rước lấy tội lỗi. Ta đang chuẩn
bị xe ngựa quân lính, sắp sửa các thứ chiên trống, nếu qui phục thì ta
tha cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ,
tự ngươi nghĩ lấy”.
Tháng 7 năm 980, nhà Tống lấy Hầu Nhân Bảo
làm Giao châu lục lộ thủy lộ Chuyển vận sứ, Lan Lãng đoàn luyện sứ Tôn
Toàn Hưng, Bất tác sứ Hác Thủ Tuấn, Yên bi khổ sứ Trần Khâm Tộ, Tả giám
môn tướng quân Thôi Lượng làm Ung Châu Lộ binh mã Bộ thư, Ninh Châu Thứ
sử Lưu Trừng, Quân khi khố Phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan Cáp môn chi
hậu Vương Soạn làm Quảng Châu Lộ binh mã Đô bộ thư, họp quân cả bốn
hướng, hẹn ngày cùng sang chinh phạt nước Nam.
Lê
Hoàn không nao núng, tích cực cùng toàn dân chuẩn bị kháng chiến, một
mặt khẩn trương lập thế trận chờ địch, một mặt cho người đem thư sang
nhà Tống cầu hòa, xin cho Đinh Toàn được nối ngôi cha để làm kế hoãn
binh. Lúc này có một sự kiện mà người đời sau tốn không ít bút mực để
cảm khái. Khi Lê Hoàn cử Phạm Cự Lạng là Đại tướng quân đem binh đi
chống giữ, Cự Lạng cùng các tướng vào thẳng cung nói với mọi người rằng:
“Thưởng người có công và phạt kẻ không vâng lệnh, đó là phép hành binh.
Bây giờ chúa thượng hãy còn thơ ấu, bọn ta dẫu hết sức liều chết, may
mà có chút công lao thì ai biết cho. Chi bằng trước hãy tôn ngay Thập
Đạo Tướng Quân lên làm Thiên Tử, sau sẽ ra quân cũng chưa muộn”. Ở hoàn
cảnh khác, đó là câu nói phản nghịch, dễ bị chém bêu đầu như chơi! Thái
Hậu Dương Vân Nga nghĩ gì trước câu nói đó? Giữ ngôi cho con hay thuận ý
Cự Lạng? Dù chuyện hậu trường có thế nào đi chăng nữa thì hành động lấy
áo long bào choàng lên vai Lê Hoàn của bà đã là một sự lựa chọn sáng
suốt, thức thời, được lịch sử nước nhà ghi nhớ một cách trân trọng. Đó
là một sự lựa chọn dứt khoát và hoàn toàn đúng đắn: làm yên lòng quân
sĩ; chỉ có tài năng Lê Hoàn mới có thể đảm đương được tình hình nghiêm
trọng và cần kíp của đất nước lúc đó; sự sống còn của Dân Tộc phải được
ưu tiên hàng đầu! Hình ảnh Thái Hậu Dương Vân Nga choàng áo long bào lên
vai Thập Đạo Tướng Quân - Lê Hoàn trong sự hò reo vang trời dậy đất của
quân sĩ thật vô cùng đẹp đẽ. Và “nữ nhi thường tình” Dương Thị đã là
hậu duệ xứng đáng của những Âu Cơ, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị
Trinh.
Lê
Hoàn lên ngôi vua (lập nên triều đại mà sử gọi là Tiền Lê), lấy hiệu là
Đại Hành nên thường gọi là Lê Đại Hành. Ông cho quân mai phục chờ địch ở
Chi Lăng và noi gương Ngô Quyền, lập bãi cọc ở lòng sông Bạch Đằng.
Mùa
xuân năm 984, quân Tống do các tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng và
Trần Khâm Tô chỉ huy ồ ạt kéo sang Lạng Sơn, trong lúc cánh quân của Lưu
Trường, Giả Thực theo đường thủy tiến về phía sông Bạch Đằng. Ở Bạch
Đằng, quân ta lúc đầu vờ thua chạy để nhử địch, sau đó quay lại đánh dồn
dập làm chúng thiệt hại nặng, không còn đủ sức tiến sâu vào nội địa
nước ta. Trên bộ, khi quân tướng nhà Tống vừa đến Chi Lăng, bị quân ta
đánh úp, chém chết Hầu Nhân Bảo. Nghe tin cánh quân Hầu Nhân Bảo thua
nặng, Trần Khâm Tộ vội rút chạy, bị quân ta truy kích. Quá nửa quân số
của cánh quân Trần Khâm Tộ bị tiêu diệt. Quân xâm lược nhà Tống đại bại.
Vua Tống “quê độ”, tức giận sai chém Tôn Hoàng Hưng ở chợ Ung Châu, bắt
giam đến chết Lưu Trường và Giả Thực.
Thắng
lợi to lớn và nhanh chóng của Lê Đại Hành trong cuộc chống xâm lược nhà
Tống đã củng cố vững chắc niềm tin vào khả năng tự vệ của dân tộc và mở
ra kỷ nguyên bách thắng trước những cuộc xâm lăng của phong kiến phương
Bắc.
Lê
Đại Hành mất năm 1005 (Ất Tỵ), thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm. Nhưng
triều Tiền Lê còn tồn tại thêm 4 năm nữa, qua hai đời vua là Lê Trung
Tông (trị vì có 3 ngày thì bị Long Đĩnh giết chết) và Lê Long Đĩnh
(hoang dâm và bạo ngược như vua Hạ Kiệt, Trụ Vương: mắc bệnh không ngồi được, phải
nằm mà ngự triều nên tục còn gọi là “Lê Ngọa Triều”)
Tiếp theo triều Tiền Lê là triều Lý (1009 - 1225) mà người khai lập là Lý Công Uẩn.Lý Công Uẩn là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế.
Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các
nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng
tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được
củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.
Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm.
Tuy nhiên, tên cha ông không được chép rõ, mà chỉ biết là sau khi ông
lên ngôi đã truy tôn cha mình tước Hiển Khánh vương. Sách Đại Việt sử lược chép ông có một người anh trai (sau được phong Vũ Uy vương) và một người em trai (sau phong Dực Thánh vương). Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép anh ông sau được phong làm Vũ Uy vương và một người chú được phong Vũ Đạo vương.
Theo sử ghi, Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (tức ngày 8 tháng 3 năm 974).
Lúc 3 tuổi, mẹ của Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh
Văn bèn nhận làm con nuôi. Ông từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú
khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy,
khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn.
Theo sách Việt sử tiêu án:
Mẹ Lý Công Uẩn năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người
lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương
ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có
thai mà sinh ra. Về sau, Lý Công Uẩn nương nhờ cửa Phật, Khánh Văn nuôi
lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ..
Theo truyền thuyết, cha thân sinh ra ông là một người nghèo khó,
đi làm ruộng thuê, ở chùa Tiêu Sơn (An Phong, Bắc Ninh), phải lòng một
tiểu nữ làm nàng có mang (có sách nói mẹ Lý Công Uẩn nằm mơ thấy giao
cảm với thần núi Tiêu Sơn mà có mang sinh ra ông). Sư trụ trì thấy thế
đuổi đi. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng, mệt mỏi ngồi nghỉ.
Chồng khát nước, tìm đến chỗ có giếng ở giữa rừng để uống, chẳng may sẩy
chân xuống giếng, chết đuối. Vợ ngồi chờ lâu không thấy, đến tìm thì
thấy đất đã đùn lấp giếng rồi, ngồi khóc một hồi rồi vào chùa Ứng Tâm
gần đấy xin ngủ nhờ.
Ông
sư trụ trì chùa Ứng Tâm (tên là Lý Khánh Vân), đêm hôm trước nằm mơ
thấy Long Thần báo mộng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng Đế đến!”.
Nhà sư tỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều,
chỉ thấy một người đàn bà có mang xin vào ngủ nhờ. Nhà sư lấy làm lạ,
hỏi rằng: “Chồng con quê ở đâu?”. Người đàn bà kể tên họ nhà chồng và
chuyện sa xuống giếng. Nhà sư nghe vậy, cho ở nhờ ngoài cửa tam quan.
(Có một thuyết khác nói rằng Lý Công Uẩn chính là con của Vạn Hạnh, anh
ruột Lý Khánh Vân).
Được
vài tháng, một đêm, cả chùa thơm nức, nhà sư thức dậy nhìn ra tam quan
thì thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùa ra thăm thì người đàn bà ấy
đã sinh ra một đứa con trai, hai bàn tay có bốn chữ son: “Sơn hà xã
tắc”. Lúc đó, bỗng nhiên trời nổi cơn mưa to gió lớn, xem ra thì người
đàn bà sinh con xong đã chết. Nhà sư sai đem chôn người mẹ xấu số ở mảnh
vườn sau chùa, còn đứa bé thì được nhà chùa cưu mang từ đó. Đứa bé được
đặt tên là Lý Công Uẩn (mang họ của sư trụ trì Lý Khánh Vân), có tư
chất thông minh và cũng rất tinh nghịch. Chuyện kể rằng, có lần oản chưa
kịp dâng cúng đã bị ai đó khoét ruột ăn mất. Đêm đến, được Long Thần về
báo mộng, sáng ra, nhà sư gọi Lý Công Uẩn đến mắng. Uẩn hỏi: “Ai nói
với ông như thế?”. Nhà sư kể chuyện Long Thần báo mộng, Uẩn đem lòng
tức, lẻn vào chùa đánh vào cổ ông Long Thần ba cái rồi viết sau lưng
tượng bốn chữ: “Lưu tam thiên lý” (đày đi xa ba ngàn dặm). Long Thần lại
báo mộng cho sư: “Hoàng Đế đã đuổi tôi rồi. Chào ông ở lại”. Nhà sư vội
vàng vào chùa soát xem thì thấy mấy chữ ấy trên lưng tượng Long Thần
bèn sai tiểu lấy nước chùi rửa ngay nhưng không sao sạch được; chỉ khi
bảo Uẩn rửa thì chú ta chỉ nhổ nước bọt chùi cũng sạch ngay.
Khi
8, 9 tuổi, nhà sư cho Công Uẩn theo học ông sư tên là Vạn Hạnh bên chùa
Tiêu Sơn. Một lần không thuộc bài, bị sư trói lại bắt nằm dưới đất, đến
đêm Uẩn ta nghêu ngao:
“Canh khuya không dám dang chân duỗi
Vì sợ non sông, xã tắc xiêu.”
Vạn Hạnh thấy có khẩu khí thiên tử, tự bấy giờ đem lòng quí trọng Uẩn lắm.
Công
Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí khác thường.Theo Ngọc phả các vua triều Lê ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích ở Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo Thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Đại Hành ở thành Hoa Lư. Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Lê Hoàn lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân (sinh ra Lý Phật Mã) và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày, Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác vua Lê Trung Tông (Tiền Lê) mà khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông, cho làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ (chức chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích), thống lĩnh hết
quân túc vệ.
Bấy
giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước mất vỏ ngoài, lộ
ra mấy câu sấm kỳ dị. Vạn Hạnh đến xem, biết là điềm nhà Lê đổ, nhà Lý
lên, bảo riêng Công Uẩn rằng:“Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy
lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng
không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang
nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì
còn ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy
chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có
một. Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn”…
Cuối
năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. Lý Công Uẩn cùng với Hữu Điện tiền Chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc
dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói
khích với Lý Công Uẩn về việc tiếm ngôi. Công Uẩn trong lòng thích lời
nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng. Cam Mộc
thong thả bảo Công Uẩn rằng: "Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho
nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải
là người sợ chết". Lý Công Uẩn nói: "Tôi đâu nỡ cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răn ông đó thôi". Hôm sau Đào Cam Mộc lại thuyết phục Lý Công Uẩn việc tiếm ngôi, Đào Cam Mộc cùng các triều thần bàn với Thái hậu phò lập Lý Công Uẩn lên làm vua. (Nhà Tiền Lê “đi” theo cách
giống như “đến”, điều này phải chăng là linh ứng: công tội phân minh,
đúng sai tự xử?). Đào Cam Mộc khuyên Lý Công Uẩn: “Hiện nay dân chúng
khác lòng, trên dưới lìa ý, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo
ngược… đều có lòng suy tôn quan thân vệ. Bọn ta không nhân lúc này cùng
nhau tôn phù thân vệ làm Thiên tử, phút chốc có xảy ra tai biến, chúng
ta có giữ được đầu không?”.
Còn theo sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ nêu nghi vấn cho rằng Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh
cướp ngôi của Khai Minh vương, nhân lúc Khai Minh vương bệnh tật, sai
người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép".
Sự
thay đổi ngôi vua từ nhà Lê sang nhà Lý, như sau này nhận định, chính
là sự đổi mới theo đòi hỏi của thời cuộc, phù hợp với lòng dân đã chán
ghét triều đình Lê Long Đĩnh (với một ông vua dâm ác vô đạo, với nhiều
luật lệ khắc nghiệt như đặt vạc dầu lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong
cũi, dùng vào việc xét xử, có thể là cần thiết trong thời kỳ ly loạn,
nước sôi lửa bỏng của tình hình đất nước trước đây, vẫn còn được duy trì
áp dụng…), muốn có một triều đại mới, khoan hòa hơn, đủ uy tín để ổn
định xã hội, phát triển đất nước…
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên,
nghĩa là "theo ý trời". Ông phong cha là Hiển Khánh vương, mẹ là Minh
Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo vương, anh ruột là Vũ Uy vương, em ruột là
Dực Thánh vương. Ông lập sáu hoàng hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã
được phong Khai Thiên vương lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông
cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công
chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc. Đào Cam Mộc cũng được phong
Nghĩa Tín hầu, còn những người khác vẫn giữ chức cũ. Một người con gái
khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa được gả cho động chủ Giáp Thừa
Quý.
Thành Hoa Lư vốn là kinh đô của 2 triều đại Đinh và Tiền Lê,
là một vị trí cố thủ tự nhiên giữa những mỏm núi đá nằm bên rìa
phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng trong tỉnh Ninh Bình. Hoa Lư kiểm soát
tuyến đường đất từ đồng bằng sông Hồng tới các tỉnh phía Nam. Nó cũng
là tiền đồn của những tỉnh phía Nam nhìn ra đồng bằng sông Hồng. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ cho rằng "Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp",
muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), tức thành Tống Bình đời Đường -
nơi mà Cao Biền sau khi đuổi quân Nam Chiếu đã xây dựng lại phủ trị của
An Nam đô hộ phủ. Nhà vua ra chiếu rằng: "Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh
đã năm lần thiên đô, nhà Chu đến đời Thành Vương đã ba lần thiên đô,
không phải là theo ý riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà
Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi
này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất,
có cái thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao
mà sáng sủa, rõ là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi
ấy là thắng địa, là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau".
Từ đây, lịch sử Việt Nam sang trang mới: Dân tộc Việt bước
vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn, phục hưng toàn diện bản
sắc và nền văn hóa truyền thống của mình. Trước yêu cầu mới và to lớn
của lịch sử, Kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Lê, về vị trí địa lý đã không
còn đáp ứng được vai trò là thủ đô của cả nước.
Trước
đây, triều Đinh và triều Tiền Lê đến đóng đô ở Hoa Lư. Đó là vùng núi
non hiểm trở, thích hợp về mặt quân sự khi chính quyền còn non trẻ, phải
đối phó với nhiều hiểm họa, thù trong giặc ngoài. Sự lựa chọn vị trí
làm kinh đô của triều Đinh - Lê vào giai đoạn lịch sử đó có thể là hợp
lý và trên thực tế, Hoa Lư đã làm tròn sứ mạng của nó một cách xuất sắc.
Thời này Hà Nội cổ vẫn mang tên cũ: Đô hộ phủ. Vua Đinh cử đại thần
thân tín là Lưu Cơ làm đô hộ phủ sĩ sư, cai trị miền Hà Nội. Tuy địa vị
chính trị và quân sự không bằng Hoa Lư, nhưng khoảng trời đất có núi
Nùng sông Tô ấy vẫn là nơi muôn vật giàu thịnh, đông vui.
Xuân
năm 1010, vua Lý từ Hoa Lư về thăm quê hương Đình Bảng có ghé thăm đất
cũ Đại La và đã thấy ngay được viễn cảnh của một kinh đô mới. Hà Nội đâu
biết rằng nó đã được chọn lựa để bắt đầu cuộc đời năng động, sôi nổi
của Thủ đô Đại Việt, thỏa nguyện cái ý chí thiêng liêng thoát ra từ thế
núi hình sông, đã vang vọng từ rất sâu trong ngàn xửa ngàn xưa.
Vua
Lý - Lý Thái Tổ đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng về địa thế của
một kinh đô. Theo ông, việc định đô không thể “theo ý riêng”, không thể
“tự tiện chuyển dời”, mà phải nhằm “mưu toan nghiệp lớn”, tính kế cho
con cháu muôn vạn đời. Ông cho rằng: “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp,
không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác”. Vì thế, Lý Thái
Tổ đã tự tay viết “Chiếu dời đô”, nói rõ lý do về quyết định chọn thành
Đại La làm đô thành mới của nước Đại Việt. Trong đó có đoạn: “Thành Đại
La ở giữa khu vực đất trời, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa nam, bắc,
tây, đông tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ
cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh và
phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả. Thực là chỗ hội họp
của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”. Tất cả các quan
văn võ trong triều đều vui mừng trước quyết định ấy, họ nói: “Bệ hạ vì
thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao,
dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế ai dám không
theo.” (Đại Việt sử ký toàn thư)
Mùa
thu, tháng 7 lịch trăng năm Canh Tuất (1010), đoàn thuyền ngự của nhà
vua từ Hoa Lư cập bến thành Đại La. Lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng
bay lên, Lý Thái Tổ bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long và từ phút đó
cái tên Thăng Long đã gắn liền với biết bao nhiêu chiến công rực rỡ của
giai đoạn lịch sử vô cùng oanh liệt là thời Lý - Trần, trong thiên anh
hùng ca bất hủ về đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Và lịch sử
ngàn năm văn hiến của thủ đô Hà Nội ngày nay cũng được định mốc từ đây
(nhưng như chúng ta đã trình bày thì cội rễ của nó đã có từ thời khai mở
đất nước).
Sau
khi dời đô về Thăng Long, công việc đầu tiên của triều Lý là kiến thiết
cung điện làm nơi ở, nơi làm việc của vua, quan, quí tộc và xây dựng
thành lũy bảo vệ. Một cụm kiến trúc trung tâm gồm tám điện ba cung đã
được dựng lên: “phía trước là điện Càn Nguyên, làm chỗ vua chầu, bên tả
là điện Tập Hiền, bên hữu là điện Giảng Võ, lại mở cửa Phi Long thông
với cung Nghênh Xuân, cửa Đoan Phượng thông với cung Uy Viễn, hướng
chính nam là điện Cao Minh, đều có Thềm Rồng, trong Thềm Rồng có hành
lang dẫn ra xung quanh bốn phía, sau điện Càn Nguyên lại có điện Long
An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ, bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây
điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở
cho cung nữ” (Đại Việt sử ký toàn thư). Khu vực lâu đài cung điện đó
được nhiều lần sửa chữa xây dựng thêm, lớn nhất là vào năm 1029 và năm
1203. Trong lần tu bổ năm 1029, điện Càn Nguyên đổi tên là điện Thiên An
và một loạt kiến trúc được xây mới, trong đó có lầu Chính Dương trông
coi giờ khắc và hai lầu chuông ở hai bên Thềm Rồng để “dân chúng ai có
việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên.”
Khu
cung điện của vua và triều đình gọi là Đại Nội. Bao quanh khu vực này
có một vòng thành bảo vệ nghiêm ngặt gọi là Cấm Thành. Phía ngoài có
vòng thành thứ hai gọi là Hoàng Thành hay thành Thăng Long. Thành đắp
bằng đất, phía ngoài đào hào, mở bốn cửa: Tường Phù phía đông, Quảng
Phúc phía tây, Đại Hưng phía nam và Diệu Đức phía bắc. Mười vệ điện tiền
cấm quân làm nhiệm vụ thường xuyên canh phòng và bảo vệ bên trong Cấm
Thành.
Thành
Thăng Long là khu vực thành thị quân vương, giữ vai trò đầu não của nhà
nước trung ương phong kiến tập quyền, trung tâm chính trị của cả nước.
Phía ngoài là khu Thị - Dân cư hay gọi là “thành thị dân sự”, bao gồm
những xóm làng nông nghiệp, những phố phường công thương nghiệp và một
hệ thống bến - chợ của kinh thành, gọi là Thành Đại La, hay La Thành,
hay “Thăng Long ngoại thành”. Vòng thành này cũng được đắp bằng đất với
chức năng vừa là thành lũy phòng vệ, vừa là để ngăn ngừa lũ lụt. Nhà Lý
đã nhiều lần sửa chữa, tu bổ thành Đại La trên cơ sở tận dụng thành Đại
La cũ và địa thế tự nhiên của đất Thăng Long. Mặt đông, thành chạy dọc
theo hữu ngạn sông Hồng như một đoạn đê của sông này (từ Bến Nứa cho đến
Ô Đống Mác); mặt bắc dựa theo sông Tô Lịch phía nam Hồ Tây cho đến Yên
Thái (đường Hoàng Hoa Thám), mặt tây theo tả ngạn sông Tô Lịch từ Yên
Thái đến Ô Cầu Giấy và mặt nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, Ô Chợ
Dừa, Ô Cầu Dền, nối với đê sông Hồng. Như vậy, trên đại thể, thành Đại
La được giới hạn khá rõ rệt bằng ba con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và
sông Kim Ngưu. Trong qui hoạch tự nhiên của nó, thành cũng là đê và
sông cũng là hào.
Nét
nổi bật của Thăng Long là sự thích ứng và tận dụng tối đa những điều
kiện tự nhiên, sự hài hòa giữa những kiến trúc nhân tạo với cảnh sắc
thiên nhiên. Diện mạo Thăng Long đời Lý, hồ Dâm Đàm (hồ Tây), đền Voi Phục (năm 1044, vua còn sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm, dùng voi thuần để nhử
voi rừng!), đã làm cho chúng ta liên tưởng mãnh liệt tới diện mạo Cổ
Loa Thành, kinh đô thời Hùng Vương, nước Văn Lang (và hơn thế nữa, cả
hai đều gợi nhớ cách sắp xếp kiểu ba lớp trong hình Hà Đồ!).
Khu
dân cư tập trung ngoài Hoàng Thành tuy không được sắp xếp, bố trí chặt
chẽ, nhưng do điều kiện sinh sống cũng dần dần hình thành một qui hoạch
hợp lý, độc đáo. Thăng Long, cũng như các thành thị phương Đông nói
chung, tuy có phân biệt với nông thôn, nhưng không tách rời và đối lập
với nông thôn. Ngay bên trong Thăng Long cũng có một bộ phận kinh tế
nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với những xóm làng nông nghiệp xung quanh.
Do
nhu cầu từ sự phát triển kinh tế, nhu cầu của vua quan và binh lính, do
vị trí buôn bán làm ăn thuận lợi, nhiều thợ thủ công và thương nhân các
nơi tụ tập về Thăng Long. Phường thủ công, phố xá, chợ búa dần dần mọc
lên. Bên cạnh những nghề thủ công dân gian là những xưởng thủ công của
triều đình như xưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, xe kiệu của vua
quan…
Triều
Lý tồn tại tương đối lâu, khoảng 216 năm với công cuộc xây dựng đất
nước về mọi mặt đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã có được điều kiện về
công sức của cải để kiến thiết kinh thành và xây dựng nhiều công trình
đồ sộ (đối với thời bấy giờ). Sử cũ ngợi ca các tác phẩm kiến trúc điêu
khắc đời Lý là “chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ,
xưa chưa từng có”.
Thời
Lý, Phật Giáo đã rất thịnh hành. Một loạt các chùa tháp do nhà vua và
quí tộc bỏ tiền xây dựng, tiêu biểu nhất là chùa Diên Hựu và tháp Báo Thiên.
Chùa
Diên Hựu được xây dựng năm 1049, dựa theo một giấc chiêm bao của vua Lý Thái Tông. Chùa được dựng trên một cột đá giữa hồ nước rộng, tượng
trưng một đóa sen nở, nên dân gian còn gọi là Chùa Một Cột. Chùa được tu
sửa nhiều lần và mở rộng thêm vào năm 1125. Văn bia tháp Sùng Thiện
Diên Linh (chùa Đợi ở Hà Nam Ninh), mang niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2
(1126) còn ghi lại hình ảnh Chùa Một Cột thời Lý: “Đào hồ thơm Linh
Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa sen nghìn cánh, trên
bông sen dựng tòa điện đỏ sẫm, trong điện đặt pho tượng vàng, quanh hồ
có hành lang bao bọc, ngoài hành lang lại đào ao Bích Trì, bắc cầu vồng
để đi lại, phía sân trước cầu, hai bên tả hữu, xây bảo tháp lưu ly”. Rõ
ràng qui mô và cấu trúc của Chùa Một Cột đời Lý to lớn hơn nhiều so với
Chùa Một Cột còn thấy ngày nay. Năm 1080, một quả chuông lớn được đúc
cho Chùa Một Cột, nhưng chuông ấy đánh không kêu, nên bỏ ở ruộng chùa.
Ruộng ấy thấy nhiều rùa, gọi là Qui Điền (ruộng rùa) và do đó chuông
đồng ấy được gọi là Chuông Qui Điền.
Tháp
Báo Thiên vốn còn có tên là tháp Đại Thắng Tư Thiên, ở chùa Sùng Khánh
Báo Thiên. Tháp được xây năm 1057 trên một gò đất cao bên cạnh hồ Lục
Thủy (hồ Hoàn Kiếm), gồm 12 tầng, đỉnh tháp đúc bằng đồng, cao sừng
sững, từ rất xa đã nom thấy, được người đương thời coi như công trình
tiêu biểu của Thăng Long. Trong chùa Báo Thiên còn có một quả chuông
lớn, đúc hết 12000 cân đồng (hơn 7 tấn) với bài minh do Lý Thánh Tông
làm.
Chuông
Qui Điền, tháp Báo Thiên cùng với vạc phổ Minh (Hà Nam Ninh) và tượng
Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) là bốn công trình nghệ thuật nổi tiếng nhất đời
Lý, được ngợi ca là “tứ đại khí”.
Ngoài
chùa tháp, Thăng Long còn có nhiều đền miếu như đền thờ Hai Bà ở phường
Bố Cái (quận Hai Bà Trưng), đền Bạch Mã phường Giang Khẩu (phố Hàng
Buồm) thờ thần Tô Lịch, miếu Đồng Cổ ở phía tây thành Đại La (gần Bưởi)
thờ thần Trống Đồng (biểu tượng của văn minh Việt cổ thời dựng nước… Tại
miếu Đồng Cổ, hàng năm, vào ngày 4 tháng 4, các quan văn võ trong triều
phải đến làm lễ thề và đọc lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất
trung, xin thần minh giết chết”. Đền Bạch Mã ở phía đông, đền Linh Lang
(đền Voi Phục ở Thủ Lệ), ở phía tây, đền Trấn Võ (đền Quan Thánh) ở phía
bắc và đền Cao Sơn (Kim Liên, dựng vào đời Lê) ở phía nam, trong quan
niệm cổ truyền, được coi là “Thăng Long từ trấn”. Nhà Lý còn dựng
đềnViên Khâu (quận Hai Bà Trưng)và đền Xã Tắc (gần đình Nam Đồng, quận
Đống Đa) đề cầu mùa màng phong đăng, mưa thuận gió hòa.
Khu
Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng được bắt đầu xây dựng vào đời Lý. Năm
1070, nhà Lý lập văn miếu và cho hoàng thái tử đến đó học tập. Từ lớp
học hoàng gia dần dần phát triển thành trường Quốc Tử Giám, trung tâm
giáo dục, đào tạo trí thức của nước Đại Việt, nằm ở phía nam Hoàng
Thành, giữa một địa hình rộng rãi, có nhiều ao hồ và vườn cây yên tĩnh.
Năm 1075, nhà Lý mở khoá thi Nho học đầu tiên, người đỗ đầu là Lê Văn
Thịnh. Năm 1076, triều đình tuyển chọn những quan văn có học cho vào học
ở Quốc Tử Giám. Đấy là những việc làm rất thiết thực, làm cơ sở đặt nền
móng cho sự ra đời và phát triển nền giáo dục đại học truyền thống. Bên
cạnh đó, nhà Lý còn lập Điện Giảng Võ trong Hoàng Thành làm nơi họp bàn
của các võ quan. Năm 1170, Xạ Đình (săn bắn) được thiết lập ở phía nam
thành Đại La. Ở đó, nhà vua đến tập bắn cung, cưỡi ngựa và các võ quan
thường luyện tập phép tiến công, phá trận…
Như
vậy là chỉ trong vòng trên dưới một thế kỷ sau khi định đô, Thăng Long
đã được xây dựng về mọi mặt để trở thành một trung tâm chính trị kinh tế
- văn hóa lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước, trong cái diện mạo mà
thành quách, đê điều, kiến trúc cung đình, chùa chiền tôn giáo, đền miếu
thờ cúng dân gian… tất cả đều hòa quyện với thiên nhiên, tạo nên một
tính cách rất riêng nhưng không gượng, uyển chuyển, hiếu hòa, tươi vui
mà hào sảng như rồng bay lên, rất phù hợp và cũng chính là biểu hiện của
tâm hồn dân tộc Việt. Thăng Long thời Lý, qua mô tả của sử xanh, quả là
đẹp đến ngoạn mục, vừa giản dị đến sắc sảo như Đại Chúng, vừa phong phú
đến tuyệt đích hài hòa như Tự Nhiên. Đúng là phượng múa rồng bay trong
non xanh nước biếc.
Chính điện ở Đền Đô
Có
được một Thăng Long như thế, công đầu thuộc về Lý Công Uẩn. Với tư chất
thông minh, lớn lên trên mảnh đất giàu văn hóa truyền thống dân tộc,
lại được nuôi dưỡng theo những quan niệm nhân bản của các vị cao tăng
Phật Giáo, Lý Công Uẩn đã tiếp thu được những kiến thức quí báu về tự
nhiên - xã hội, để nhận biết sâu sắc về thời cuộc, để có một tầm nhìn xa
rộng, từ đó mà làm nên một “Chiếu dời đô” bất hủ. Thật xứng danh là
người con ưu tú của dân tộc Việt. Tượng 2 vị vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông tại đền Lý Bát Đế
Lý Thái Tổ trị vì được 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi. Chỗ giếng nước mà cha
của ông đã mất, ở rừng Báng ấy, những gò nổi xung quanh trông như hình
bông sen nở ra tám cánh, đã như một điềm báo nhà Lý truyền ngôi được tám
đời, bây giờ thuộc về làng Đình Bảng, huyện Đông Ngàn. Chùa Ứng Tân,
nơi ông sinh ra, ngày nay được gọi là chùa Dận. Mặt tiền điện tam bảo chùa Dận
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch" Mark Twain -“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...” Vidhusekharsastri -"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!" Albert Einstein -"Lòng
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm ăn th
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên các trang mạng trong thời gian gần
Nhận xét
Đăng nhận xét