TT&HĐIII - 25/d
Vua Trần Thánh Tông
Trạng nguyên Việt Nam, Mạc Đĩnh Chi
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
“Thủ
đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không
bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ
đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi
một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì
xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu
thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực
bởi vì không còn cách nào khác”
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bú chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
(Khuyết danh)
(Tiếp theo)
Lý
Chiêu Hoàng sau khi đã nhường ngôi cho Trần Cảnh thì làm vợ Trần Cảnh,
được phong là Chiêu Thánh Hoàng Hậu. Ở với Trần Cảnh - Trần Thái Tông
suốt 12 năm (đến 19 tuổi) mà vẫn chưa có con, triều đình chưa có hoàng
tử. Trần Thủ Độ thấy vậy, bắt vua Thái Tông bỏ Chiêu Thánh, giáng xuống
làm công chúa, rồi đem Thuận Thiên công chúa, vợ của Trần Liễu, đang có
thai, vào lập làm Hoàng hậu. Trần Liễu tức giận đem quân làm loạn. Vua
Thái Tông cũng đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử (Quảng
Ninh) tỏ ý phản đối. Trần Thủ Độ đem quần thần tới đón về. Thái Tông từ
chối, nói rằng:
- Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc.
Khuyên mãi không chuyển, Thủ Độ ngoảnh lại nói với các quan:
- Hoàng thượng ở đâu là triều đình ở đó.
Nói
đoạn, truyền lệnh xây cung điện ở chùa Phù Vân. Vị quốc sư của chùa vào
van lạy Thái Tông về triều. Thái Tông bất đắc dĩ theo xa giá về kinh.
Được
ít lâu, Trần Liễu biết không địch nổi, đang đêm giả làm người đánh cá
lẻn lên thuyền ngự xin hàng. Hai anh em ôm nhau khóc. Thủ Độ hay tin,
tuốt gươm xông đến toan giết Trần Liễu. Thái Tông lấy thân che cho anh,
xin Thủ Độ tha chết cho Trần Liễu, Trần Thủ Độ quẳng gươm xuống, nói:
- Ta là con chó săn thôi. Chưa biết anh em bay, ai thuận ai nghịch.
Trần Liễu được vua cấp cho đất An Sinh làm thái ấp và phong cho làm An Sinh Vương.
Trong
cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thái Tông đã biết
dựa vào Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn để lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống
giặc. Bản thân ông cũng tự làm tướng đi đốc chiến, xông pha lửa đạn.
Trần
Thái Tông còn là nhà thiền học có tư tưởng sâu sắc, có cốt cách độc
đáo, là tác giả của “Khóa hư lục”, một cuốn sách xưa nhất hiện còn giữ
được trong kho thư tịch cổ nước ta. Trong cuốn sách đó có bài “Tự thiền
tông chỉ nam”. Trong đó, ông kể lại sự kiện đang đêm bỏ cung điện vào
núi. Khi nghe thái sư Trần Thủ Độ thống thiết: “Bệ hạ ở tu cho riêng
mình thì được. Nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Vì để lời nói suông mà
báo đời sau thì sao bằng lấy chính thân mình làm người dẫn đạo cho
thiên hạ?”, ông đã “do đấy, trẫm cùng các vị quốc lão về kinh gắng lại
lên ngôi”.
Chán
nản, bỏ mặc thiên hạ rối ren, quay lưng giũ bỏ trách nhiệm trước “con
dân” khốn đốn, thản nhiên đi tu, là Lý Huệ Tông. Không màng quyền lực
địa vị, bỏ đi tu, nhưng khi nghe ra lời nói chí lý, lại quay về xả thân
vì quốc gia xã tắc, là Trần Thái Tông. Một con người có tâm hồn thật là
nhẹ như thế, nếu thật sự có Niết Bàn thì bây giờ đang ở cõi ấy. Hình như
ở Trần Thái Tông, trong cái khoảng khắc phải lựa chọn dứt khoát giữa
Đạo và Đời, đến với Phật hay về lại với quốc gia xã tắc, ông đã ngộ ra
được con đường duy nhất cần phải đi để đến với cả hai, trước lý lẽ không
“chê vào đâu được” của Trần Thủ Độ, vì xét cho cùng nó phù hợp hoàn
toàn với cái mục đích tối thượng của đời ông: cầu cho quốc thái dân an.
Bộ não đó được đốn ngộ đến lạ lùng và tâm hồn đó đẹp đẽ đến khác thường,
trở thành tấm gương sáng cho hậu duệ sau này.
Mùa
xuân năm Mậu Ngọ (1258), Trần Thái Tông truyền ngôi cho con là thái tử
Trần Hoảng, rồi được triều đình tôn lên làm Thái Thượng Hoàng. Ông trị
vì được 33 năm, làm Thái Thượng Hoàng 19 năm, thọ 60 tuổi.
Thái
tử Hoảng lên ngôi, lấy niên hiệu là Thánh Tông. Trần Thánh Tông là ông
vua nhân từ, trung hậu. Vua hay nói với tả hữu: “Thiên hạ là của cha ông
để lại nên để cho anh em cùng hưởng phú quí”. Trừ các buổi thiết triều
mới phân biệt trên dưới, còn thường ngày vua cho các hoàng thân vào điện
ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu, hòa hợp thân ái.
Lại
nói về Chiêu Thánh: khi Chiêu Thánh bị giáng xuống làm công chúa, nàng
20 tuổi. Phải rời bỏ người mà mình đem lòng yêu thương, Chiêu Thánh rất
đau khổ, ẩn vào cung sâu, toan dứt nợ trần tục. Nhưng rồi dù có muộn mằn
thì trời cũng ban cho nàng một hạnh phúc thực sự. Năm Chiêu Hoàng 40
tuổi (tức 20 năm sau), vào mùng một tết năm Mậu Ngọ (1258), vua Thánh
Tông đặt đại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần
(một đại tướng có công lớn trong cuộc chống Nguyên Mông lần thứ nhất).
Chiêu Thánh sinh được hai con: Lê Tông, sau được phong tước Thượng Vị
hầu và Ngọc Khuê, sau được phong là Ứng Thụy công chúa. Chiêu Thánh mất
năm 60 tuổi. Tương truyền lúc mất, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như
tô son, hai má vẫn một màu hồng đào.
Thánh
Tông cũng là vua dốc lòng xây dựng đất nước thịnh trị. Dưới triều ông,
dân nghèo được quan tâm, mọi người được khuyến khích học hành, những
khoa thi chọn nhân tài được mở và người tài được trọng dụng. Nhờ thế
không chỉ có các ông hoàng là hay chữ mà còn có những trạng nguyên xuất
chúng như Mạc Đĩnh Chi, uyên bác như Lê Văn Hưu và suốt thời trị vì của
Thánh Tông không có giặc giã loạn lạc, nơi nơi dân chúng yên ổn làm ăn,
đất nước thái bình thịnh trị.
Trong
đối ngoại, vừa mềm dẻo vừa cương quyết, Trần Thánh Tông đã cố gắng giữ
gìn danh dự Tổ Quốc Đại Việt, ngăn chặn từ xa mọi sự nhòm ngó, tạo cớ
xâm lược của nhà Nguyên.
Năm 1278, sau 21 năm trị vì, ông nhường ngôi cho con là thái tử Khâm rồi về phủ Thiên Trường (Tức Mạc), làm Thái Thượng Hoàng.
Thái tử Khâm lên ngôi, lấy niên hiệu là Nhân Tông.
Ngay
sau khi Nhân Tông lên ngôi, nhà Nguyên liền sai Lễ bộ thượng thư Sái
Thung sang sứ Đại Việt. Ỷ nước lớn, tên này đặc biệt kiêu ngạo, đến Kinh
thành, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh (cửa Nam của Phượng Thánh
(Cấm Thành đời Lý), dẫn đến nơi vua ở) rồi cho người đưa thư trách vua
Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi phải sang chầu Thiên Triều (Triều đình
nhà Nguyên). Vua sai đại thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua mời
yến, hắn không thèm đến.
Năm Nhâm Ngọ (1282), vua Nguyên lại cho sứ sang dụ:
-
Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay
và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2
người.
Để
cố giữ hòa hiếu, Trần Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di Ái và bọn Lê
Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di Ái làm An Nam
quốc vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh và
Sài Thung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước. Hay tin, Nhân Tông sai tướng
đem quân đón đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn
chạy về nước, còn lũ Trần Duy Ái bị bắt, phải tội đồ làm hình…
Vào thời Trần, nước Đại Việt đã rất mềm dẻo trên mặt trận ngoại giao, nhượng bộ nhiều đòi hỏi ngang ngược của thế lực phong kiến hùng mạnh phương Bắc, nhưng không hề khiếp sợ trước sự phùng mang trợn má đe dọa của chúng, vẫn âm thầm tích cực chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến toàn dân chống xâm lăng. Tuy nhiên, cũng có nhưng kẻ thuộc hoàng thân quốc thích tham sống sợ chết, bán nước cầu vinh. Ngoài Trần Di Ái, còn có Trần Văn Lộng, Trần Ích Tắc, Trần Kiện,...Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông. Là người thông minh, giỏi văn chương, thuở còn trẻ đã có ý tranh giành ngôi vua với Thái tử Hoảng. Qua lái buôn ở Vân Đồn, Trần Ích Tắc đã gửi mật thư thông đồng với giặc, nhưng triều đình không biết. Năm 1285, khi Thoát Hoan xâm nhập bờ cõi, ông ta còn được cử làm đại tướng cầm quân lên trấn giữ miền Đà Giang. Nhân cơ hội đó, Trần Ích Tắc đưa cả vợ con chạy sang hàng giặc và cũng được vua Nguyên phong cho làm An Nam quốc vương. Nhưng quân Nguyên thua chạy, Trần Ích Tắc sống lưu vong nơi đất Bắc cho đến chết. Nhà Trần gạch tên Trần Ích Tắc ra khỏi dòng họ và gọi một cách khinh bỉ là Ả Trần, coi như một mụ đàn bà.
Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, cũng là người có tài, được phong tước Chương Hiến Hầu và được Thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Năm 1284, nhà Nguyên sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trần Kiện được cử thay cha là Trần Quốc Khang cầm quân chặn giặc ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi trước thế giặc mạnh, Trần Kiện cùng bọn tay chân là Lê Trắc đã đem cả một vạn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ. Vua Trần phải cử Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật đem quân vào cứu ứng.
Trần Kiện theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, được trọng thưởng. Thoát Hoan rất mừng cho viên tướng Minh Lý Tịch Ban đưa bọn Trần Kiện và con trai Trần Ích Tắc là Nghĩa Quốc Hầu cùng bọn tôn thất phản bội khác về Yên Kinh. Đến ải Chi Lăng, chúng bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị gia tướng của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết trên lưng ngựa. Lê Trắc ôm xác chủ chạy tiếp đến Khâu Ôn cuối cùng phải chôn vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân. Trần Văn Lộng là cháu nội Thái sư Trần Thủ Độ cũng là kẻ phản bội. Trần Văn Lộng được cử làm tướng cầm quân phòng vệ vùng Tam Đái. Năm 1284, quân Thoát Hoan tấn công, Văn Lộng đem cả gia quyến đầu hàng. Trần Văn Lộng được Thoát Hoan phong cho chức tước, theo quân thù đi đánh nhau với quân Trần. Khi quân Nguyên thất bại, Lộng chạy được sang Trung Quốc, làm quan cho nhà Nguyên và chết ở quê người.
Số phận của bọn bán nước xưa nay đều chẳng có gì tốt đẹp cả. Không những thế tiếng xấu còn mãi muôn thuở không rửa sạch được.
Vào thời Trần, nước Đại Việt đã rất mềm dẻo trên mặt trận ngoại giao, nhượng bộ nhiều đòi hỏi ngang ngược của thế lực phong kiến hùng mạnh phương Bắc, nhưng không hề khiếp sợ trước sự phùng mang trợn má đe dọa của chúng, vẫn âm thầm tích cực chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến toàn dân chống xâm lăng. Tuy nhiên, cũng có nhưng kẻ thuộc hoàng thân quốc thích tham sống sợ chết, bán nước cầu vinh. Ngoài Trần Di Ái, còn có Trần Văn Lộng, Trần Ích Tắc, Trần Kiện,...Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông. Là người thông minh, giỏi văn chương, thuở còn trẻ đã có ý tranh giành ngôi vua với Thái tử Hoảng. Qua lái buôn ở Vân Đồn, Trần Ích Tắc đã gửi mật thư thông đồng với giặc, nhưng triều đình không biết. Năm 1285, khi Thoát Hoan xâm nhập bờ cõi, ông ta còn được cử làm đại tướng cầm quân lên trấn giữ miền Đà Giang. Nhân cơ hội đó, Trần Ích Tắc đưa cả vợ con chạy sang hàng giặc và cũng được vua Nguyên phong cho làm An Nam quốc vương. Nhưng quân Nguyên thua chạy, Trần Ích Tắc sống lưu vong nơi đất Bắc cho đến chết. Nhà Trần gạch tên Trần Ích Tắc ra khỏi dòng họ và gọi một cách khinh bỉ là Ả Trần, coi như một mụ đàn bà.
Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, cũng là người có tài, được phong tước Chương Hiến Hầu và được Thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Năm 1284, nhà Nguyên sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trần Kiện được cử thay cha là Trần Quốc Khang cầm quân chặn giặc ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi trước thế giặc mạnh, Trần Kiện cùng bọn tay chân là Lê Trắc đã đem cả một vạn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ. Vua Trần phải cử Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật đem quân vào cứu ứng.
Trần Kiện theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, được trọng thưởng. Thoát Hoan rất mừng cho viên tướng Minh Lý Tịch Ban đưa bọn Trần Kiện và con trai Trần Ích Tắc là Nghĩa Quốc Hầu cùng bọn tôn thất phản bội khác về Yên Kinh. Đến ải Chi Lăng, chúng bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị gia tướng của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết trên lưng ngựa. Lê Trắc ôm xác chủ chạy tiếp đến Khâu Ôn cuối cùng phải chôn vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân. Trần Văn Lộng là cháu nội Thái sư Trần Thủ Độ cũng là kẻ phản bội. Trần Văn Lộng được cử làm tướng cầm quân phòng vệ vùng Tam Đái. Năm 1284, quân Thoát Hoan tấn công, Văn Lộng đem cả gia quyến đầu hàng. Trần Văn Lộng được Thoát Hoan phong cho chức tước, theo quân thù đi đánh nhau với quân Trần. Khi quân Nguyên thất bại, Lộng chạy được sang Trung Quốc, làm quan cho nhà Nguyên và chết ở quê người.
Số phận của bọn bán nước xưa nay đều chẳng có gì tốt đẹp cả. Không những thế tiếng xấu còn mãi muôn thuở không rửa sạch được.
Biết
không thể thần phục được vua Trần, nhà Nguyên phát động chiến tranh xâm
lược hòng khuất phục bằng quân sự và thực hiện dã tâm cướp nước ta. Đại
Việt dưới triều Trần đã phải chịu ba lần thử thách lớn lao và cả ba lần
đều kiên cường, anh dũng vượt qua, với những chiến công chói lọi. Vị quân vương
cùng quân dân ta vượt qua hai thử thách sau một cách bất khuất và oai
hùng, không ai khác, chính là Trần Nhân Tông.
Trần Nhân Tông | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hình ảnh Thượng hoàng Nhân Tông trong tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoàng đế Đại Việt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, nhân đức, được sử sách đánh giá là anh
hùng cứu nước. Không những thế, đời sau còn thấy ở ông một nhà Phật học,
một thiền sư lớn của nền Phật Giáo nước nhà và đồng thời là một thi sĩ
có tài. Sau 14 năm làm vua, ông nhường ngôi cho con và đi tu, trở thành
thủy tổ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng triết học của ông mang tính
thực tiễn và tích cực. Theo sách “Tam tổ thực lục”, có chuyện rằng một
học trò hỏi Nhân Tông:
- Như thế nào là Phật?
Ông trả lời:
- Như cám ở đáy cối.
Lần khác, một học trò hỏi:
- Lúc giết người không để mất thì như thế nào?
- Khắp toàn thân là can đảm - Nhân Tông đáp.
Thật
là “siêu”, thật là đặc sắc! Chỉ có những tâm hồn thản nhiên, khoáng
đạt, tự do đến hết cung bậc mới “thiền” ra như thế được và mới có được
những vần thơ đầy cảm khái như:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
(Xã tắc hai lần mệt ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.)
Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân (1308), tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh).
Đền thờ Trần Nhân Tông
Đền thờ Trần Nhân Tông
Nhà
Trần còn có một điều đặc biệt lạ là có nhiều tướng tá đồng thời là nhân
văn thuộc hoàng thân quốc thích, mang họ Trần và hầu hết đều được lưu
vào sử sách. Trong số đó, nổi lên lừng lẫy một cái tên: Trần Quốc Tuấn.
Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228. Ngay từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã được cha (Trần
Liễu) kén những thầy giỏi về dạy mong con hội đủ được tài văn võ để ủy
thác cho con mối thù năm xưa mà mình chưa trả được. Có lần Trần Liễu dặn
Quốc Tuấn: “Sau này nếu con không vì ta mà lấy lại thiên hạ thì ta sẽ
không sao nhắm mắt được khi đã nằm xuống đất”.
Quốc
Tuấn tỏ ra thông minh thiên phú, lớn lên thành người học rộng biết
nhiều, văn tài võ kiệt. Hơn thế nữa, ông là một hiền nhân, tận trung với
nhà Trần, tận lòng với dân với nước. Chính vì thế mà ông luôn đặt quyền
lợi đất nước lên trên hết, chủ động xóa đi mối thù nhà, ra sức xây dựng
khối đoàn kết giữa dòng tộc họ Trần và trên thực tế đã làm cho vương
triều nhà Trần luôn gắn bó keo sơn, thống nhất ý chí, nêu tấm gương sáng
và đồng thời nuôi dưỡng được niềm tin trong toàn quân, toàn dân Đại
Việt. Đó cũng chính là một trong những yếu tố quyết định đến ba lần đại
thắng quân Nguyên.
Trần Hưng Đạo | |
---|---|
Đại tướng Việt Nam (chi tiết...) | |
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh
|
|
Thông tin chung | |
Vợ | Nguyên Từ quốc mẫu |
Tên húy | Trần Quốc Tuấn (陳國峻) |
Thụy hiệu | Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương 仁武興道大王 |
Triều đại | Nhà Trần |
Thân phụ | Khâm Minh đại vương Trần Liễu |
Thân mẫu | Thiện Đạo quốc mẫu |
Sinh | còn nghi vấn huyện Tức Mặc, Nam Định. |
Mất | 20 tháng 8, 1300 Vạn Kiếp, Đại Việt (Chí Linh, Việt Nam) |
Trong
lần chống Nguyên Mông lần thứ nhất, lúc vua Trần còn lúng túng chọn
hướng đi chặn giặc, Trần Quốc Tuấn đã tình nguyện xung phong và được
lĩnh ấn Tiết chế (tổng chỉ huy quân đội), đem quân lên mạn Hưng Hóa bày
trận. Nhờ thế trận và cách dụng binh tài tình của ông mà nhà Trần đủ
thời gian rút khỏi Thăng Long, bảo toàn lực lượng và dẫn đến thắng lợi
quyết định Đông Bộ Đầu. Trong việc bình công ban thưởng, Trần Thái Tông
đã đánh giá chưa công bằng đối với ông. Tuy nhiên ông đã không vì thế mà
bận tâm.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét