TT & HĐ III - 24/g
Giải Mã Sự Thật Đất Nước Ta Có Mấy Nghìn Năm Văn Hiến - Bí Ẩn Lịch Sử Việt Nam
" Đi đi con!
Trần Hạnh Thu
.
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Trần Hạnh Thu
CHƯƠNG XXIV: PHƯỢNG MÚA RỒNG BAY
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau..."
(Trích "Việt Nam quê hương ta" - Nguyễn Đình Thi)
“Triết
lý Á Đông là cuộc sống phải hòa hợp với thiên nhiên. Mỗi người là một
tiểu vũ trụ hòa hợp trong đại vũ trụ. Chính thiên nhiên Hà Nội giúp
người ta hòa hợp một cách dễ dàng cái tôi chủ thể với bản thể vũ trụ
huyền bí và mênh mông. Tự thân mình trong môi trường ấy đã có sự hòa hợp
rồi… Tất nhiên là Sài Gòn rất đẹp… Nhưng Sài Gòn khác Hà Nội. Đi giữa
Sài Gòn, mình có cái bồn chồn của một doanh nhân đi tìm mối hàng, hay đi
tìm quán nhậu, còn đi giữa Hà Nội, tự nhiên ta thư thái như một lãng
tử. Ngồi ở một góc nào đấy tại Hà Nội là có thể nghĩ về đất nước và quên
đi xung quanh không cần một cố gắng nào hết. Nhưng mấy chục năm nay
người ta đã phá hoại quá nhiều môi trường sinh thái văn hóa tự nhiên
lắng đọng từ hàng nghìn năm… May mà dự án thủy cung Thăng Long thất bại
chứ không Hồ Tây cũng đã bị xâm hại rồi… “Đứng cạnh Hồ Tây có thể quên
được trời đất”. Đó là lời của ông tham tán văn hóa Đại sứ quán Phần Lan
tại Việt Nam - Pauli Mustonen nói với tôi trong buổi tối chia tay với
ông, một buổi tối Hồ Tây mù sương. Nhưng sau một lúc ngẫm nghĩ, ông ấy
nói: “Không biết khi tôi có dịp sang lại Việt Nam thì Hồ Tây có còn là
Hồ Tây như bây giờ hay không”. Nghe câu nói ấy, chúng tôi đều trầm hẳn
xuống và man mác buồn”
(Giáo sư Nguyễn Huệ Chi)
(Tiếp theo)
Có
thể nói cảnh sắc - con người của vùng đất Hà Nội, vì thế mà mang những
nét đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của non sông nước nhà. Hơn thế nữa,
có thể thấy quá trình tồn tại của vùng đất ấy như là một biên niên sử
rút gọn, một tóm tắt khá đầy đủ những biến cố đã từng xảy ra trên lãnh
thổ Việt Nam, một lịch sử cô đọng của dân tộc Việt Nam.
Đối
với chúng ta, nếu coi Tổ quốc Việt Nam là một báu vật thì Thủ đô Hà Nội
là viên ngọc bích được nạm ngay tại điểm hội tụ, kết tinh của báu vật
ấy, và ngời lên biếc trong như một con mắt bão ở Thái Bình Dương. Trong
tiềm thức, chúng ta còn cảm nhận được ý niệm: Đó là vùng địa linh nhân kiệt
trong lãnh thổ có khí thiêng sông núi!
Càng
ngắm nhìn Hà Nội, chúng ta càng đắm chìm vào ký ức, bao nhiêu kỷ niệm
của một thời cuồn cuộn đổ về, bao nhiêu là cảm xúc dào dạt trào dâng, để
rồi bỗng rưng rưng cho tất cả nhạt nhòa, chỉ còn lại một hồi tưởng và
vì thế mà đồng thời làm cho sự hồi tưởng ấy trở nên nổi trội, mạch lạc.
Đó là sự hồi tưởng về câu chuyện sử xanh đất Hà Nội, được kể chủ yếu bởi
các giáo sư sử học: Trần Quốc Vượng (chủ biên), Phan Huy Lê, Đinh Xuân
Lâm, Bùi Đình Thanh, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, nhà văn Bùi Hạnh
Cẩm (trong “Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Sự Thật,
năm 1984), bởi các nhà sử học Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (“Các triều đại Việt
Nam”, sđd), bởi giáo sư Nguyễn Phan Quang và tiến sĩ Võ Xuân Đàn (“Lịch
sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1884, sđd)… và bởi cả… NTT nữa. Sau
đây là nội dung của “công cuộc” hồi tưởng được (và vì là hồi tưởng nên
không thể nhớ nổi hết được và cũng không còn chính xác lắm!).
Cách
nay vài ba triệu năm, vùng Hà Nội được nâng lên thành một vùng rộng
lớn, có xâm thực và bóc mòn, nhưng đồng thời cũng có bồi đắp do tác dụng
trầm tích của sông suối để tạo nên một đồng bằng, nằm sâu dưới bề mặt
đồng bằng hiện nay 40 - 50 m. Đồng bằng hồi đó phủ đầy cây cối rậm rạp
với một quần thể động vật nhiệt đới phong phú như voi răng kiếm, heo voi
khổng lồ, đười ươi lùn to khỏe, gấu mèo lớn…
Sau
đó là một thời kỳ dài biển tiến. Khảo cổ vẫn chưa phát hiện được dấu
vết con người ở vùng Hà Nội thời kỳ này cũng như trước đó, nhưng đã phát
hiện được dấu tích hoạt động của con người trên vùng đó cách đây trên
dưới 2 vạn năm, vào cuối thời đại đá cũ.
Năm
1971 - 1972, giới khảo cổ Việt Nam đã tìm thấy ở xứ đồng Đông Thành,
trên khu Đường Cả - còn gọi là đường Cấm Xứ - thuộc xã Cổ Loa (huyện
Đông Anh) - mấy viên đá cuội có dấu vết ghè đẽo. Trước đó và sau đó
(1968 và 1983), họ cũng đã tìm thấy các di vật đồ đá như thế hoặc được
gia công “tinh xảo” hơn, ở những nơi khác nữa thuộc vùng Hà Nội, thuộc
vùng đồi gò các xã Vạn Thắng, Cổ Đô, Thái Hòa, La Xuyên thuộc huyện Ba
Vì và trên địa bàn rộng lớn hơn nữa, hầu như khắp miền Bắc nước ta.
Giới
khảo cổ gọi đó là “Văn hóa Sơn Vi”. Những bầy người nguyên thủy khi ấy
vẫn còn sống trong những hang núi đá vôi, nhưng phần lớn là sống ngoài
trời, dựng nhà lều bên sườn đồi gò miền trung du Vĩnh Phú, Hà Bắc, vùng
đồi gò chân núi Ba Vì và gò sót ở Cổ Loa - Hà Nội. Những vùng này hồi đó
còn phủ kín rừng…
Tiếp
đến có một thời kỳ biến chuyển lớn của tự nhiên. Khí hậu Trái Đất nóng
ấm dần lên, băng tan làm nước đại dương dâng cao, xâm chiếm đất liền.
Trong khoảng giữa từ 1 đến 2 vạn năm cách nay, lại xuất hiện thời biển
tiến. Gần một nửa diện tích của mảng lục địa Đông - Nam Á bị nhận chìm
xuống dưới mặt nước biển Vịnh Bắc Bộ lấn sâu vào đồng bằng, tới vùng
thấp trũng nam Hà Nội, làm xuất hiện vùng đầm lầy ngập mặn. Con người
lúc đó phải lùi lên vùng thềm cao, trong các thung lũng và bồn địa giữa
núi thuộc miền Bắc Sơn ở đông bắc, Bắc bộ ngày nay, trong đó có vùng Hà
Nội, không có người sinh sống từ khoảng 1 vạn năm đến khoảng trên 5000
năm cách ngày nay.
Kế
tiếp là thời kỳ biển lùi. Đồng bằng Hà Nội lúc đó là một vùng biển hay
cũng có thể là các vũng đọng; sau đó được phù sa các sông bồi lấp, dần
thành miền rừng rậm, đầm lầy hoang sơ, chờ bàn tay con người khai phá…
Các nhóm cư dân như Môn cổ, Tày cổ, Mã-lai cổ… bắt đầu quần tụ về miền
đồi gò trung du, đất cao châu thổ sông Hồng… và dần về quanh vùng trũng
Hà Nội. Vùng Hà Nội từ đây lại bắt đầu sôi động sự sống con người, tạo
ra một thời huyền thoại về những “ông khổng lồ” trong tâm thức dân gian -
“ông đào sông, ông tát biển, ông đếm sao…” (còn lưu lại trong đồng dao
Hà Nội), ông giết thuồng luồng ở bến làng Xuân Tảo, ông Đổng để lại vết
chân “vừa tày 5 gang” ở Dòng - Đổng viên, ông dâng nước vây giết cáo
chín đuôi (cửu vĩ hồ tinh), biến hang ổ nó thành “Đầm xác cáo” (tức Hồ
Tây ngày nay)… (trong những câu chuyện thần thoại), kết tinh lại thành
nhân vật Lạc Long Quân trong huyền sử dân tộc Việt.
Các nhà khảo cổ đã phác họa được diễn biến văn hóa và lịch sử liên tục suốt 2000 năm trước CN ở lưu vực sông Hồng, ở Hà Nội cổ.
Khi
đến định cư, sinh sống ở vùng nội ngoại thành Hà Nội ngày nay, họ đã là
những cư dân nông nghiệp. Họ xây dựng xóm làng cổ trên những doi đất
cao, gò cao ven sông Tô, sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy, sông Cà Lồ,
sông Thiếp và ven bờ đầm, hồ - là những khúc sông đã chết. Tầng văn hóa
dưới nền đất thổ cư của làng có nhiều than tro, chứa đầy mảnh gốm, mảng
công cụ gãy, vỡ dày hàng mét (có khi đến 4m), là chứng cứ của một lối
sống định cư lâu dài. Họ dùng rìu đá, rìu đồng lập làng, làm ruộng. Ngay
từ bấy giờ, nền nông nghiệp Việt cổ đã có tính chất đa canh với nhiều
giống cây trồng trọt khác nhau, kết hợp với chăn nuôi gia súc (lợn, gà,
dê, chó, trâu), săn bắt và phát triển nghề chài lưới (đã phát hiện nhiều
chì lưới ở các di chỉ đồ đồng dọc sông Ngũ Huyện như Đồng Vông, Đường
Thụt, Xuân Kiều - huyện Đông Anh; khá nhiều lưỡi câu bằng đồng cũng được
tìm thấy ở di chỉ Thành Dền - Mê Linh; ở Bãi Mén, Đình Chàng - Đông
Anh, ở gò Chùa Thông - Thanh Trì…)
Tóm
lại cuộc lan tỏa dân cư từ vùng cao xuống đồng bằng và hội tụ dân cư ở
vùng Hà Nội cũng như quá trình hoạt động sống của con người đã làm xuất
hiện cư dân Việt cổ với những ruộng lúa, đồng rau màu, bãi dâu, vười cây
ăn quả, đàn gia súc, và những ngành nghề làm ruộng, chăn tằm, đánh cá,
đi săn, đan lát, xe chỉ, dệt vải, làm gốm, luyện kim… Cuộc sống vật chất
ngày một sung túc tạo điều kiện cho cuộc sống tinh thần của họ ngày một
nâng cao, biểu hiện qua các hoa văn tinh tế trên đồ gốm, qua các khuyên
tai, vòng tay, hạt chuỗi… bằng đá, bằng ngọc được mài, cưa, khoan, tiện
công phu. Trên cơ sở đó, người Việt cổ đã tạo dựng nên Nền Văn minh sông Hồng mà trung tâm tự nhiên của nó là vùng Hà Nội cổ.
, Có
điều đáng chú ý là giới khảo cổ học đã phát hiện được những đoạn đê cổ
của sông Cà Lồ (từ Nhạn Tái, Đông Anh trở xuôi) và đê cổ của sông Ngũ
Huyện (từ phía đông Cổ Loa xuôi về Tiên Sơn - Yên Phong, Hà Bắc). Đê cổ
có đoạn đè lên các di chỉ đầu thời đại đồng thau; là công trình trị thủy
của người Việt cổ ở vùng Hà Nội. Đặc biệt chưa có nơi nào ở nước ta
cũng như trong toàn Đông Nam Á, lại phát hiện được nhiều lưỡi cày bằng
đồng (yếu tố nói lên kỹ thuật cày bừa đã có từ thời đó!) như ở Cổ Loa,
bên bờ sông Hêu, xóm Nhồi và Mả Tre với số lượng hàng trăm chiếc các
loại, hình bầu dục, hình thoi, hình tam giác. Ngoài lưỡi cày còn có các
lưỡi mai, cuốc, xẻng… bằng đồng, nhất là vũ khí, đặc biệt nhiều, gồm rìu
chiến, mũi giáo, dao găm, mũi tên đồng các loại, mảnh giáp… Việc xuất
hiện lượng vũ khí nhiều như vậy đã mách bảo có một thời chiến chinh,
loạn lạc.
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét