TT&HĐIII - 25/e

                                              HỊCH TƯỚNG SĨ - TRẦN HƯNG ĐẠO

                                             

                                              Trần Quang Khải | Nhân vật lịch sử Việt Nam

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bú chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                           (Khuyết danh)


 

 

(Tiếp theo)


Một lần, Trần Quốc Tuấn đem lời cha mình lúc trước hỏi thử hai gia nô (và sau này cũng là những tướng giỏi của ông) là Yết Kiêu, Dã Tượng. Cả hai đều nói:
- Làm việc ấy có thể giàu sang một thời nhưng tiếng xấu để mãi ngàn thu. Bây giờ đại vương chẳng giàu rồi ư? Chúng tôi thà chết già làm gia nô còn hơn làm hạng quan vô trung vô hiếu.
Một lần khác, Trần Quốc Tuấn đi dò ý các con mình. Ông hỏi người con lớn là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến:
  - Người xưa làm nên giàu có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, vậy con nghĩ sao?
Quốc Hiến thưa:
- Giả sử đối với họ khác còn không nên làm, huống chi là chỗ họ nhà ta.
Quốc Hiến được cha khen ngợi.
Ông lại hỏi người con thứ ba là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng như thế. Quốc Tảng thưa:
- Xưa Tống Thái Tổ chỉ là một ông lão làm ruộng mà thừa thời dấy vận lấy được thiên hạ.
Nghe vậy, Trần Quốc Tuấn nổi giận, rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông mới bớt giận, tha mạng, nhưng bảo:
- Xưa nay, kẻ loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra. Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trước tin nhà Nguyên đang sửa soạn đại binh sang đánh Đại Việt lần nữa, vua Trần Thánh Tông gửi tờ chiếu cho Trần Quốc Tuấn, dặn ông lên kế hoạch đánh giữ để ba ngày sau sẽ trình bày tại hội nghị các vương hầu ở bến Bình Than (Chí Linh, Hải Dương).
Trong khoảng thời gian chờ bước vào hội nghị, Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải đã gặp nhau. Trên thuyền tướng của Trần Quốc Tuấn, hai người đã đàm đạo và chơi cờ suốt buổi chiều. Khi đó Trần Quang Khải có nói:
- Việc điều binh khiển tướng, tôi chẳng thể bằng Quốc công. Có chiến tranh, mọi việc phải thu xếp lại. Tôi đã tâu Quan gia (vua) trao ấn Tiết chế cho Quốc công. Chúng ta phải hợp sức lại đánh quân thù.
Và Trần Quốc Tuấn đáp:
- Lúc nào tôi cũng sẵn lòng vì Quan gia và giúp Thượng tướng điều binh khiển mã, xin Thượng tướng chớ lo.
Trần Quang Khải cảm động, nói:
- Không phải không có người e ngại Quốc công mà bận lòng đến chuyện cũ. Lòng Quốc công thật sáng như sao Khuê…
Đến khi Trần Quốc Khải vui vẻ cáo lui, Trần Quốc Tuấn ngăn lại, hóm hỉnh:
- Biết Thượng tướng bận việc nước, ít có dịp tắm gội, tôi đã sai gia nhân đun nước thơm để sẵn. Nay xin được tắm cho Thượng tướng.
Và Trần Quốc Tuấn đã tự tay tắm rửa cho người em thúc bá của mình. Trần Quang Khải cảm được cái nghĩa cử cao đẹp ấy:
- Đến cả cõi lòng tôi, Quốc công cũng đã gột rửa, huống chi là thân thể. Được Quốc công tắm cho, thật là may mắn!
Đời Nhân Tông, vào buổi đầu của chiến tranh, thấy quân Trần bị đánh lui trên hầu hết các mặt trận, vua cho vời Trần Quốc Tuấn đến hỏi:
- Nay thế giặc to lắm, chống lại không nổi, hay là trẫm hàng đi để cứu mạng cho muôn dân?
Trần Quốc Tuấn đáp:
- Ra trận được thua là chuyện thường, chỉ cần bảo tồn được lực lượng và giành được trận thắng cuối cùng. Vả lại, chỉ sợ giặc tiến binh như tằm ăn lá chứ không sợ giặc hùng hổ. Nay Thoát Hoan tiến binh như gió lốc, nghênh ngang không coi ai ra gì, chính là điềm thua đã báo vậy.
Vua đăm chiêu:
- Chuyện sau thì chưa rõ nhưng trước mắt quân ta đang thua, giặc mặc sức tàn sát dân lành. Chẳng thà hàng đi cứu dân đã, đợi dịp khác sẽ lấy lại nước.
- Tâu Quan gia! Quân ta lui không phải là giặc đã thắng. Thế đánh chưa có lợi thì ta lui cho kiêu lòng giặc. Chứng cớ là tướng lĩnh ta vẫn còn, chưa ai phải bỏ thân ở chiến trường.
Trần Quốc Tuấn nói mạnh thêm:
- Vẫn biết bụng Bệ hạ muốn hàng là vì lòng nhân đức. Nhưng còn tôn miếu, xã tắc? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu lão thần này đã. Đầu lão thần còn thì xã tắc còn, xin Bệ hạ chớ lo.
Vị vua trẻ tươi tỉnh:
- Gần Quốc công, nghe Quốc công phân giải, trẫm đây thấy yên lòng?
Binh pháp của Trần Quốc Tuấn là sự sáng tạo trên nền tảng kế thừa được cách đánh giặc luôn chủ động tiến công, trong sự tiến, lui uyển chuyển phù hợp với từng thế trận, từng thời đoạn chiến tranh của dân tộc ta, có tiếp thu lý luận quân sự đúng đắn và rất quý báu của Tôn Tử, Tôn Tẫn… Thiên tài quân sự của ông đã thể hiện rõ ràng trong thực tiễn chiến tranh ba lần đại thắng quân Nguyên Mông, trong hai bộ binh thư mà ông trước tác là “Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tổng bí truyền thư”. (Năm 1984, tại London, thủ đô nước Anh, ông đã được bầu chọn là một trong mười danh tướng lừng lẫy cổ kim của thế giới).
Không những thế, ông còn là một danh nhân văn hóa của dân tộc. “Hịch tướng sĩ”, một chấp bút của ông, một áng văn kêu gọi tha thiết và hùng hồn, mãi mãi là tinh hoa trong kho tàng văn học Việt Nam.
Hai tháng trước khi Trần Quốc Tuấn mất, vua Anh Tông đến thăm và có hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
Ông đã trăng trối:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước!
Làm theo Đạo Lý và Đức Huyền Diệu cũng là như thế và câu nói đó là một chân lý sáng ngời của mọi thời đại!
Để ghi nhận công lao và tỏ lòng kính trọng Trần Quốc Tuấn, vua Trần tiến phong ông là Thái sư Thượng phụ Hưng Đạo Đại Vương, đối xử theo đạo cha.
Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý (1300), Trần Quốc Tuấn qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ.



                                           Bàn thờ Trần Hưng Đạo tại chính điện đền Kiếp Bạc
Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh. Hàng năm, đến ngày ông mất, thiện nam tín nữ đền đến đó lễ bái, thành ngày hội lớn.
Đền Trần Hưng Đạo                                                             Cảnh Đền Trần Hưng Đạo - TP Hồ Chí Minh
 
Người tướng kề vai sát cánh với Trần Quốc Tuấn, là trụ cột thứ hai của nhà Trần trong cuộc chống xâm lược Mông Nguyên, giữ nước là Trần Quang Khải.
Trần Quang Khải sinh vào tháng 10 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241). Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông, mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông). Ông là em cùng mẹ với thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Người anh đầu của hai ông là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, dù cùng mẹ sinh và được Thái Tông nhận làm con, nhưng thật ra là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu.

Đại Việt Sử ký Toàn thư, bộ quốc sử Đại Việt biên soạn năm 1479 (thời Hậu Lê), đã để lại 1 chi tiết về thời niên thiếu của Trần Quang Khải: "Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo ông: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này". Đến khi sống lại, Thái Tông nói: "Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi"".

Từ nhỏ, ông đã được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh vương và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu. Sử chép ông là người có học thức, hiểu tiếng nói của các bộ tộc ít người.

Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), ông được gả Phụng Dương công chúa, con gái của Thái sư Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu, ban cho thái ấp Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh). Cùng năm, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Hoảng, tức Trần Thánh Tông, rồi lên làm thái thượng hoàng. Tân quân Trần Thánh Tông phong cho Quang Khải tước Chiêu Minh Đại vương.

Năm Thiệu Long năm thứ 4 (1261), Trần Thánh Tông phong Trần Quang Khải làm Thái úy; ông chính thức tham gia công việc triều chính khi vừa 20 tuổi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Thánh Tông có người anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang lớn tuổi hơn, nhưng không có tài cán đặc biệt, nên nhà vua cho Quang Khải làm đại thần. Năm Thiệu Long năm thứ 8 (1265), nhà vua lại phong Quang Khải làm Thượng tướng, vào trấn thủ Nghệ An. Trại trạng nguyên Bạch Liêu là môn khách của ông.

Đầu năm Thiệu Long năm thứ 14 (1271), ông làm Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nước, đứng trên cả Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. 

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu, Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là con của Thái Tông hoàng đế Trần Cảnh. Theo quan hệ huyết thống thì Thái Tông là em ruột của Khâm Minh đại vương, cho nên, Hưng Đạo vương và Chiêu Minh vương cùng với Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang đều là anh em nửa dòng máu. Ngoài mâu thuẫn giữa dòng chính và dòng thứ, giữa hai ông còn có cả mối bất hòa cá nhân.

Cuối năm 1257, Hưng Đạo vương được cử làm chỉ huy các đạo quân thủy bộ ở biên giới, lập nhiều công lao cho triều đình. Tuy nhiên, sau khi đánh đuổi được quân Nguyên Mông, ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Trong khi đó, không lâu sau Trần Quang Khải được phong tước Đại vương, và thăng làm Thái úy.

Đầu năm Bảo Phù thứ 5 (1277), Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Sử chép: Trước kia, Thánh Tông thân đi đánh giặc, Quang Khải theo hầu, ghế Thừa tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc". Quốc Tuấn trả lời: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn". Đến khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau.

Năm 1278, vua Trần Thánh Tông truyền ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông. Đầu năm 1281, sứ nhà Nguyên là Sài Thung đến Thăng Long đòi vua Trần sang chầu. Thung tỏ thái độ rất ngạo mạn: "Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông". (Đại Việt Sử ký Toàn thư)

Nhờ cách ứng xử khéo léo của Hưng Đạo Vương, Sài Thung thay đổi thái độ. Khi Sài Thung về lại Bắc Kinh, Trần Quang Khải đã làm tặng một bài thơ, trong đó có câu:

Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện
Ân cần ác thủ tự huyên lương.

Tạm dịch:

Chưa biết ngày nào cùng tái ngộ
Để ân cần tay nắm chuyện hàn huyên

Cuối năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), vua Trần Nhân Tông thăng chức Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư, nắm cả quyền quân sự lẫn hành chính. Tuy vậy, trước tình hình áp lực nhà Nguyên gia tăng, cuối năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283), triều đình tiến phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc. Như vậy, về thực quyền quân sự, Hưng Đạo Vương trở thành cấp trên của Chiêu Minh Đại vương.

   Năm 1274, dưới triều vua Trần Nhân Tông, ông được cử làm Thượng tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và ba, ông là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn và có nhiều công lớn. Chính Trần Quang Khải đã chỉ huy quân trong trận phòng thủ Thanh Hóa, Nghệ An và trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương độ, Thăng Long gồm những trận then chốt nhằm khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5 năm Ất Dậu (1285). Ông được Trần Thánh Tông khen là người bề tôi trung hiếu hiếm có; ngoài ra, sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú ghi nhận: "Công lao thu phục được nước, ông đứng thứ nhất".
Bên cạnh năng lực quân sự, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có tên trong văn học sử Việt Nam, có làm "Lạc Đạo tập" lưu lại ở đời.. Theo lời Phan Huy Chú, thơ ông “thanh thoát, tao nhã và lý thú”, nhiều khi cũng thật hào hùng. Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu (tức ngày 9 tháng 7 năm 1258) hai vua Trần cùng triều đình trở lại Thăng Long. Trong dịp này Quang Khải viết bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Theo xa giá về kinh đô):
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.

Dịch nghĩa: 
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước này ngàn thu.

Bài thơ dào dạt niềm tự hào về những chiến công oanh liệt, đồng thời lại vang vọng một lời khích lệ nhắc nhở con cháu muôn đời sau.

Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.

Đất nước hòa bình, Quang Khải tiếp tục ở ngôi Thái sư, cùng Thái úy Tá Thiên Đại vương Trần Đức Việp (con trai thứ của Trần Thánh Tông) cai quản việc nước.

Ngày 3 tháng 7 âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời Trần Anh Tông, ông qua đời. Vợ ông là Phụng Dương công chúa đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành hoàng làng Cao Đài.

 Sách "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" do sử thần Đại Nam thời Nguyễn soạn cũng đánh giá về Trần Quang Khải: "Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn."
Trần Quang Khải cũng là một cuộc đời lớn!                  

***

Vùng đất Mông Cổ ngày nay từng là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người từ thời tiền sử. Họ chủ yếu là những người dân du mục và dần dần phát triển thành những liên minh lớn mạnh. Năm 209 TCN, người Hung Nô đã thành lập một liên minh hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Mặc Đốn. Họ đã đánh bại người Donghu, vốn kiểm soát miền đông Mông Cổ trước kia rồi nhanh chóng trở thành một thế lực lớn uy hiếp Trung Hoa trong 3 thế kỉ sau đó. Triều Tần đã phải xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn những sự xâm nhập từ phía bắc của người Hung Nô. Sau khi bị người Trung Quốc đánh bại vào năm 428-431, một bộ phận người Hung Nô đã di chuyển sang phía tây và trở thành người Hung. Sau đó, người Rouran đã thay thế Hung Nô cai trị Mông Cổ cho đến khi bị đánh bại bởi người Đột Quyết. Người Đột Quyết cai quản Mông Cổ trong hai thế kỉ VII và VIII. Tiếp đó, họ lại bị thay thế bởi tổ tiên của người Uyghur ngày nay, và sau đó là người Khiết Đanngười Nữ Chân. Vào thế kỉ X, Mông Cổ bị chia thành rất nhiều bộ lạc nhỏ liên kết rời rạc với nhau.

Vào thời trung đại, trong điều kiện đặc thù về khí hậu, đất đai của vùng thảo nguyên mênh mông thuộc Trung Á và với trình độ lao động, sản xuất bấy giờ, đại bộ phận người Mông Cổ sống du mục, lấy nghề chăn nuôi súc vật, dùng súc vật (những sản phẩm từ súc vật phần lớn là cừu, bò, ngựa) đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng thiết yếu, làm phương thức sinh sống chủ yếu. Trừ một số ít ở vùng rừng núi phía bắc còn sống bằng nghề săn bắn và đánh cá.
Người Mông Cổ có lẽ là hậu duệ hoặc chi nhánh của người Hung Nô. Thế kỷ VIII, người Mông Cổ lần lượt bị phụ thuộc người Đột Quyết và người Hồi Đột. Đến nửa sau thế kỷ IX, họ lập thành một liên minh bộ lạc do bộ lạc TácTa cầm đầu. Vì vậy, trong một thời gian dài ở Mông Cổ cũng như ở nước ngoài, cái tên TácTa được dùng để chỉ người Mông Cổ.
Thế kỷ XI, liên minh bộ lạc TácTa tan rã vì sự tấn công của nước Liêu. Sang thế kỷ XII, các bộ lạc Mông Cổ lại thường xuyên bị nước Kim tấn công. Đến thời kỳ này, trên thảo nguyên mênh mông (gồm nước Mông Cổ, Nội Mông, thuộc Trung Quốc và một dải ở phía nam Xibêri ngày nay) có nhiều bộ lạc sinh sống, trong đó lớn mạnh nhất là các bộ lạc TácTa, Kêraít, Nainan, Merơkít.
Đến cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc xảy ra liên miên (một tất yếu của quá trình phát triển tự phát: sự tranh đoạt lẫn nhau trong môi trường tự nhiên để sống còn!). Phản ánh tình hình ấy, “Lịch sử bí mật Mông Cổ” chép:
“Bầu trời đầy sao đang quay cuồng
Các bộ lạc đánh nhau không dứt
Không còn có thời giờ để ngủ
Đâu đâu cũng chỉ có giành giật cướp bóc
Cả mặt đất đang rung chuyển
Không còn có thời gian để nằm yên
Mà chỉ có đánh nhau, chém giết…”
Quá trình thôn tính lẫn nhau ấy làm một số bộ lạc bị diệt vong, số khác trở nên lớn mạnh và số khác nữa sống còn trong những liên minh bộ lạc (ulus). Thủ lĩnh đứng đầu liên minh bộ lạc là Khan (hãn) có thế lực và uy quyền khá lớn.
Thiết Mộc Chân (Phiên âm Latinh là Têmusin, 1155 - 1227) xuất thân trong một gia đình quí tộc thị tộc thuộc gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân. Ông là con trai cả của Dã Tốc Cai, thủ lĩnh của bộ lạc Khất Nhan với bà Hạ Ngạch Luân từ bộ lạc Oát Lặc Hốt Nột. Vào thời điểm bà Hạ Ngạch Luân mang thai ông, một thủ lĩnh người Thát Đát là Thiết Mộc Chân Ngột Cách đã bị cha ông đánh bại. Theo truyền thống trên thảo nguyên, người cha sẽ lấy tên vị tướng quân mà mình đã đánh bại để đặt tên cho con. Đó có thể là lý do khả dĩ nhất cho nguồn gốc cái tên Thiết Mộc Chân của ông. Trong tiếng Mông Cổ, Thiết Mộc Chân có nghĩa là "sắt". Năm 1164, bộ lạc Khất Nhan (Taisiút) tan rã, gia tộc Dã Tốc Cai gặp nhiều hoạn nạn, phải sống phiêu bạt trong cảnh nghèo khổ. Về sau, được sự giúp đỡ của thủ lĩnh bộ lạc Khắc Liệt (Kêraít) và người anh em kết nghĩa từ thuở niên thiếu là Trác Mộc Hợp, Thiết Mộc Chân đã tập hợp lại được lực lượng trước kia của mình. Sau khi đánh bại và thẳng tay tàn sát bộ lạc Trát Đạt Lan (Merơkit), Thiết mộc Chân cắt đứt quan hệ với Trác Mộc Hợp, lôi kéo nhiều thị tộc thuộc Trát Đạt Lan theo mình. Thế lực Thiết Mộc Chân ngày một lớn mạnh. Do đó năm 1189, Thiết Mộc Chân được giới quí tộc bầu làm Khan.

Tiếp đó, Thiết Mộc Chân lần lượt đánh bại các bộ lạc khác và đến năm 1205 thì tất cả các bộ lạc ở Mông cổ đều thần phục Thiết Mộc Chân. Năm 1206, các thủ lĩnh bộ lạc họp đại hội bên bờ sông Ômôn, quê hương Thiết Mộc Chân, nhất loạt bầu Thiết Mộc Chân làm Khan lớn nhất (Đại Hãn) và gọi là Singhít Khan (Singhít có nghĩa là biển), tức Thành Cát Tư Hãn (có nghĩa là vua của thế giới). Sự kiện đó đánh dấu sự thành lập nhà nước Mông Cổ thống nhất, gọi là Đại Mông Cổ Quốc.

Ông là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, được người Mông Cổ kính trọng, như là vị lãnh đạo mang lại sự thống nhất cho Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên của Trung Hoa. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông là Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế. 

Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn trên khắp khu vực Á - Âu để bành trướng lãnh thổ đã đem lại sự thống nhất và phát triển giao lưu buôn bán, đồng thời ông cũng thi hành chính sách tự do tôn giáo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn cũng nổi tiếng bởi sự tàn bạo với những người chống đối. Thành Cát Tư Hãn bị nhiều dân tộc coi là hiện thân của sự tàn bạo, nhất là từ Trung Á, Đông ÂuTrung Đông (là những nơi đã từng bị quân đội Mông Cổ thảm sát hàng loạt). Theo ước tính, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giết hơn 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm.

Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, như Thiếp Mộc Nhi, người lập ra đế quốc Timurid; Babur, người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ XVII cho đến khi bị đế quốc Đại Thanh của người Mãn Châu thống trị lại.

(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH