Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TT&HĐIII - 25/h
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
Triết lý cầm binh "THỰC DỤNG ĐỈNH CAO" của Danh tướng Trần Khánh Dư - Tào Tháo còn phải nể
Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau." Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân." Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
“Thủ
đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không
bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ
đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương,
nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải
đền tội”
“Khi
một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì
xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu
thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực
bởi vì không còn cách nào khác”
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?" (Khuyết danh)
(Tiếp theo)
Cuộc
kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần đã
thắng lợi vẻ vang. Chiến thắng vĩ đại ấy của một đất nước nhỏ nhoi, với
dân số khoảng 6 triệu người, trước 60 vạn quân thiện chiến, khét tiếng
khắp đất Á trời Âu, phải chăng là một kỳ quan?!
Nghe
tin Thoát Hoan đại bại, Hốt Tất Liệt phải đình chỉ xâm lược Nhật Bản,
chuyển quân và thuyền chiến xuống phương nam vì không khuất phục được
Đại Việt thì không thể nói đến việc thực hiện ý đồ thâu tóm toàn bộ các
nước phía Đông Nam Châu Á vào lãnh thổ đế quốc Nguyên. Mặt khác cũng vì
bị thất bại cay cú và vì thể diện của một nước lớn mà phải đánh cho được
Đại Việt. Vậy đánh Đại Việt một lần nữa trở thành sự lựa chọn ưu tiên
hàng đầu.Ngày 21 tháng 8 năm 1285, Khu mật viện nhà Nguyên trình đề nghị tái chiến với Đại Việt.
Ngày
17-3-1286, Hốt Tất Liệt điều động 6 vạn quân thiện chiến, lại điều động
quân ở Vân Nam và ra lệnh đóng gấp thêm 300 thuyền chiến. Bên cạnh đó,
Hốt Tất Liệt còn phong cho Trần Ích Tắc là An Nam Quốc Vương, dựng nên
một triều đình bù nhìn để chờ ngày đưa về nước ta làm tay sai cho chúng.
Tuy
nhiên tiến độ thực hiện khâu chuẩn bị của Hốt Tất Liệt gặp phải nhiều
khó khăn lớn, trong đó chủ yếu là do sự phản kháng của nhân dân miền Nam
Trung Quốc, thể hiện bằng hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, gây trở
ngại cho việc thu lương thực và tập trung quân. Mãi đến đầu năm 1287,
nhà Nguyên mới tập kết được đầy đủ binh lực, gồm 50 vạn quân và các
tướng Áo Lỗ Xích, A Bát Xích, Trịnh Bằng Phi, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp..., cùng
500 thuyền chiến, 17 vạn thạch lương của tướng Trương Văn Hổ, tất cả đặt
dưới quyền tổng chỉ huy của Thoát Hoan (lại Thoát Hoan?!). Lần chuẩn bị
này, rút kinh nghiệm hai lần trước, quân Nguyên đặc biệt chú ý tới việc
tải lương và chủ trương đánh lấn kiểu “tằm ăn dần dà”. Đâu vào đấy, Hốt
Tất Liệt hạ lệnh xuất quân đánh Đại Việt lần thứ ba với lời dặn: “Không
được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.
Quân
dân Đại Việt lại đứng trước một thử thách mới, chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba (từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288). Triều đình nhà Trần dưới sự lãnh đạo là Trần Nhân Tông gấp rút tiến hành tổng động viên, đưa tổng số quân Trần lên khoảng 32 vạn (con số này có lẽ tính gộp cả quân chủ lực lẫn quân địa phương và dân binh) với tướng chỉ huy toàn bộ quân đội vẫn là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Lần này, khi vua Trần
hỏi: “Năm nay thế giặc ra sao?”, Trần Quốc Tuấn trả lời dứt khoát: “Năm
nay thế giặc dễ đánh!”.
Ngày
25-12-1287, quân Nguyên vượt biên giới xâm phạm nước ta. Chúng chia làm
ba mũi: một mũi tiến từ Vân Nam do tướng Áo Lỗ Xích chỉ huy, đại quân
do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy tiến vào vùng biên giới phía Bắc, thủy
quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp cùng đoàn thuyền tải lương của Trương Văn
Hổ xuất phát từ Khâm Châu, dong buồm tiến vào vùng biển Đại Việt. Phía Đại Việt, Trần Quốc Tuấn thống lĩnh các vương hầu chia quân chống
giữ các nơi. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Khoái mang 3 vạn quân giữ Lạng Sơn, Lê Phụ Trần mang 3 vạn quân vào giữ Thanh - Nghệ; Trần Khánh Dư giữ Vân
Đồn; tự Trần Quốc Tuấn đóng binh ở Quảng Yên. Mặt khác, Hưng Đạo Vương
sai quân biên giới giáp châu Tư Minh, chia ra đóng các đồn Sa, Từ, Trúc
để chống bộ binh địch xâm nhập; lại sai một tướng khác ra giữ Bình Than. Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích tập kết quân Nguyên tại Tư Minh vào ngày 18 tháng 12 năm 1287 và bắt
đầu vào lãnh thổ Đại Việt ngày 25 tháng 12 năm 1287. Tiến tới Lộc Châu
(Lộc Bình, Lạng Sơn)
ngày 29 tháng 12, Thoát Hoan chia quân làm 2 mũi, một mũi do Trình Bằng
Phi và Bolqadar chỉ huy đi từ Vĩnh Bình tới Chi Lăng và một mũi nữa gồm
số quân còn lại đi từ Lộc Bình tới Sơn Động. Các mũi quân của Thoát
Hoan vừa qua sông biên giới, Trình Bằng Phi mang quân Hán tiến vào phía
Lạng Châu và Lão Thử (Chi Lăng). Nguyên sử chép rằng cánh quân này thắng liền 17 trận, đánh chiếm các đồn Hãm Sa, Tư Trúc. Mũi nhánh thứ hai của Thoát Hoan có Thoát Hoan đi cùng vượt qua ải Khả Lý, đầu năm 1288 thì đóng ở kênh Mao La. Lực lượng thủy quân Nguyên không tiến vào Thanh - Nghệ rồi đánh ngược
ra giống lần trước như nhà Trần dự định vì đã biết quân Trần đề phòng,
trái lại tiến thẳng vào miền bắc để hợp binh với Thoát Hoan. Khi Ô Mã
Nhi tiến đến Quảng Yên thì giao chiến với quân Trần. Quân Trần nỗ lực chống
lại, chiếm được một số thuyền và đánh đắm vài thuyền lương đầu tiên.
Phía quân Trần cũng bị chết vài trăm ngườivà thế yếu hơn, cuối cùng phải rút lui. Thoát Hoan nghe tin báo lương thực bị hãm, liền lệnh cho các tướng đi cướp được một số lương thực của Đại Việt để dùng. Đầu tháng chạp âm lịch, quân Trần tại khắp các đồn ải ở biên giới
Lạng Sơn chống đỡ không nổi phải rút lui; một số nơi khác nghe tin thanh
thế quân Nguyên quá lớn phải bỏ đồn rút trước khi quân Nguyên đến nơi. Quân Trần yếu thế, lại bị quân Nguyên cướp lương, nên lui về Vạn Kiếp
để bảo toàn lực lượng. Quân Trần tuy thắng được tiền quân thuỷ một trận
nhỏ nhưng tiền quân thuỷ của Phàn Tiếp vẫn tiến được qua sông Bạch Đằng
vào Bắc Giang. Trần Quốc Tuấn bố trí quân ra chặn ở sông nhưng không cản
nổi. Phàn Tiếp gặp được quân bộ của Thoát Hoan. Cuối tháng 1 năm 1288, cánh quân Vân Nam của Aruq gặp đại quân Thoát Hoan ở bên bờ sông Hồng gần Thăng Long. Thoát Hoan lại sai Ô Mã Nhi truy đuổi các vua Trần nhưng lần này cũng không thành công.
Ở
các hướng tiến quân của giặc, quân ta đều tổ chức đánh ngăn chặn, bám
đánh tiêu hao liên tục. Đại quân ta tập trung ở vùng Hải Dương, Thái
Bình.
Cánh
quân giặc do Áo Lỗ Xích chỉ huy đánh nhau với quân Trần Nhật Duật ở
Bạch Hạc rồi tiến xuống Phú Lương. Quân ta lui về chặn đứng giặc tại Tam
Đại Giang (Việt Trì). Hướng khác, khi thủy binh giặc tiến tới Vạn Ninh,
quân ta phục kích đánh chúng ở Lạng Sơn (khoảng gần Vạn Ninh, dưới Ngọc
Sơn), sau đó lui về khu vực Bắc Giang, Vạn Kiếp, để lại một bộ phận
phân tán cùng quân địa phương, dân binh tổ chức đánh nhỏ sau lưng địch. Ở
hướng biển quân ta cũng bám đánh Ô Mã Nhi và lui dần từng bước. Đoàn
binh thuyền của Ô Mã Nhi rồi cũng tiến được vào cửa An Bang (Quảng
Ninh), tiếp tục theo sông Bạch Đằng tiến về phía Vạn Kiếp.
Thoát Hoan chia quân đánh chiếm núi Phả Lại và núi Chí Linh (Hải Dương), lập trại vững chắc để bố phòng. Trình Bằng Phi tiến đánh trại Phù Sơn, quân Trần dùng tên độc
giết nhiều quân Nguyên nhưng sau đó Bằng Phi được tiếp viện, lại quay
trở lại đánh. Quân Trần rút lui.
Khoảng thời gian nửa đầu tháng 1 năm 1288, hai cánh quân của Thoát Hoan và Trình Bằng
Phi hợp lại tại Vạn Kiếp. Dọc đường từ Lộc Châu đến Vạn Kiếp, cánh Trình
Bằng Phi đã giao chiến với quân Đại Việt 17 trận, còn cánh của Thoát
Hoan chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt. Lực lượng Đại Việt tại Vạn Kiếp rất ít
và đã rút lui. Lợi dụng địa hình và mạng đường thủy bộ ở đây, Thoát Hoan chiếm lấy Vạn Kiếp làm căn cứ đầu não, bố trí
lực lượng, xây dựng Vạn Kiếp thành căn cứ vững chắc cho mục đích chiếm
đóng lâu dài, để ở đây 2 vạn
quân, dựng thành gỗ trên núi ở Chí Linh và Phả Lại. Từ đây, quân Nguyên
đánh rộng ra xung quanh và tiến về Thăng Long.
Tại mặt trận tây bắc, đạo quân của Aruq từ Vân Nam theo dòng sông
Thao và sông Lô đánh xuống. Quân của các chủ trại Tuyên Quang ra đánh
chặn không nổi. Trần Nhật Duật vốn giữ mặt trận Lạng Sơn, sợ địch vào
sâu bèn ra đóng ở Bạch Hạc để ngăn quân Aruq. Hai bên giao chiến tất cả
18 trận và cùng bị thiệt hại. Hai tướng nhà Trần là Hà Anh và Lê Thạch
bị quân Nguyên bắt giết. Cuối cùng Trần Nhật Duật thua, phải rút lui.
Trần Quốc Tuấn rút về kinh thành, sai tướng rước vua Trần lui xuống hạ
lưu sông Hồng rồi theo cửa Giao Thủy đi ra biển vòng lên Tháp Sơn (Đồ Sơn).
Sau đó bị cánh quân Nguyên của Ô Mã Nhi đuổi quá gấp, thượng hoàng
Thánh Tông và Nhân Tông phải xuống thuyền vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi mang
vài chục thuyền và ít lương đuổi gấp theo, nhưng nghe tin có Lê Phụ Trần cầm một đạo thuỷ quân lớn đã phòng ở Thanh Hoá, liệu thế không đánh nổi đành quay trở lại
Cuối tháng 1, quân Nguyên bắt đầu tiến đánh Thăng Long. Cánh quân Vân
Nam của Aruq gặp đại quân Thoát Hoan ở bên bờ sông Hồng gần Thăng Long.
Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi tiếp tục tiến công, đánh các căn cứ quân ta đóng giữ dọc sông
Hồng, truy đuổi các vua Trần,. Ô Mã Nhi xuôi theo sông Hồng đuổi theo quân ta và vua Trần về phía
Hưng Yên. Cay cú lần thất trận và suýt bỏ mạng ở Tây Kết trước đây, Ô
Mã Nhi rất căm tức; phao tin đến tai vua Trần: “Ngươi (tức vua Trần) chạy lên trời ta
theo lên trời, chạy xuống đất ta theo xuống đất, trốn lên núi ta theo
lên núi, lặn xuống nước ta theo xuống nước”. Nhưng vua Trần đã kịp vào
đến Thanh Hóa. Không làm gì được, hắn tung quân cướp phá, giết chóc nhân
dân tàn khốc, quật cả mộ của Trần Thái Tông ở phủ Long Hưng (Thái
Bình).
Bị
nghi binh thu hút, lầm tưởng chủ lực quân Trần tập trung ở khu vực
Thăng Long, địch tiến công về hướng đó. Cuối tháng 1-1288, đại quân
Thoát Hoan vượt sông Hồng, đánh vào kinh đô. Sau khi đánh bật được quân
ta ở Đại Than, ngày 2-2-1288, Thoát Hoan bắt đầu công thành. Trần Quốc Tuấn
dàn quân cố thủ. Quân Trần nấp trong thành bắn tên đạn ra. Quân Nguyên
bao vây tấn công vài lần không có kết quả. Trần Quốc Tuấn sai Trần Cao
vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng hoà, nhưng ban đêm thường kéo ra
từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân Nguyên, đốt phá lương thực rồi rút
lui. Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy kích, nhưng quân Trần thường ẩn
nấp khó phát hiện ra.
Trong các cuộc xung đột quanh kinh thành, tướng Trần Ngạc (tông thất nhà Trần) bị trúng tên tử trận. Quân Trần yếu thế, chủ động bỏ thành rút lui. Quân Nguyên tiến vào Thăng Long đã bỏ trống
từ lâu. Nhân dân Thăng Long đã cất dấu hết lương thực, triệt để “thanh
dã” và tích cực chặn đánh địch đi sục sạo cướp phá.
Do
tình thế và mục đích đòi hỏi mà bất cứ cuộc xâm lược nào đều tất yếu ưu
tiên lựa chọn đánh nhanh thắng nhanh. Muốn đạt được điều đó thì phải
tìm và tiêu diệt được lực lượng chủ lực của quân kháng chiến. Hội quân
đến Vạn Kiếp không thấy đại quân nhà Trần, Thoát Hoan khẩn trương đánh
tràn xuống Thăng Long cũng không thấy đâu, rồi hối hả đánh dọc sông
Hồng, ồ ạt đến tận Thiên Trường cũng uổng công vô ích, không những mất
tung tích vua Trần mà đại quân cùng với bộ phận tướng lĩnh tối cao của
nhà Trần vẫn biệt tăm, không biết ở đâu và đang hành động gì. Chính vì
thế mà quân Nguyên đã không gặt hái được chiến quả tạo tình thế có lợi
nào mà còn lâm vào bị động, lúng túng và nguy hiểm. Thoát Hoan chẳng còn
cách nào hay hơn, đành thu quân vội vàng lui về Thăng long.
Giữa
lúc ấy, quân ta lại hoạt động mạnh quấy nhiễu, đánh phá ở phía sau,
nhất là tìm cách triệt tiêu các đoàn quân hậu cần, tải lương thực và
tiếp tế khí cụ chiến tranh của giặc. Ở trên bộ, ngày 1-2-1288, quân ta
chặn đánh đám hậu quân của địch, trong đó có lực lượng tải lương, xe cộ
quân nhu do Hà Chỉ chỉ huy, có cả lũ việt gian Lê Tắc tại cửa ải Nội
Bàng, vùng gần sông Bình Giang (tức sông Thương). Trận đánh xảy ra kịch
liệt suốt một ngày một đêm. Cuối cùng quân giặc bị đánh tan, 5 ngàn tên
bị tiêu diệt, còn vài mống chạy thoát về biên giới. Đặc biệt, ở ven
biển, thủy quân ta đánh tan tác, triệt tiêu toàn bộ đoàn thuyền tải
lương thực, cỏ cho ngựa, vũ khí do Trương Đình Hổ chỉ huy (là khối lượng
hậu cần chủ yếu, tối cần thiết của quân Nguyên)
Do
biết được lần xâm lược này, quân Nguyên rất chú trọng đến thủy quân, đã
tổ chức được một đội thủy binh mạnh, nên ngay từ đầu, trong thời gian
chuẩn bị kháng chiến, Trần Quốc Tuấn đã cho đắp kè đá ở Kênh Thục, chuẩn
bị sẵn cọc gỗ, bố trí nhiều quân tướng chặn đánh giặc ở miền ven biển
và giao trọng trách này cho vị tướng lão luyện Nhân Huệ Vương Trần Khánh
Dư.
Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp vốn được giao cầm quân thuỷ mở đường cho đoàn
thuyền lương của Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn theo sau. Sau khi đánh lui
được quân Trần Gia, Ô Mã Nhi cho rằng thế quân Trần yếu không đáng lo,
bèn tiến sâu vào nội địa để hội binh với Thoát Hoan và truy đuổi vua
Trần.
Nhiều
nhà sử học xưa nay cho rằng có thể là do sơ suất trong việc bố trí trận
địa, điều binh, mà Trần Khánh Dư đã đánh chặn đạo thủy binh của Ô Mã
Nhi không hiệu quả, để cho chúng dễ dàng đi qua bến Vân Đồn để kịp hội
quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp mà không chịu thiệt hại quan trọng nào và
như thế Trần Khánh Dư đã không hoàn thành nhiệm vụ. Vì lẽ đó mà vua
Trần đã buộc tội Trần Khánh Dư. Theo chúng ta thì có thể vua Trần vì
nhận định tình hình chưa hết, đã có phần vội vã trong việc kết tội đó.
Cần thấy rằng binh lực của Ô Mã Nhi lúc đó, so với của Trần Khánh Dư là
rất mạnh. Nếu cố gắng đánh ngăn chặn quyết liệt ở Vân Đồn để có được
những tổn thất đáng kể về phía địch, thì chắc chắn về phía ta cũng phải
chịu những thiệt hại không nhỏ. Quyết đánh trong tình huống đang bất lợi
như thế, vừa không đem lại những chiến quả tạo lợi thế nổi bật nào, vừa
vô ích làm cho quân lực ta suy yếu đi, hơn nữa, đoàn quân lương, nhu
cầu cốt tử của giặc sẽ đến được với Thoát Hoan. Mặt khác, nếu hành động
như thế sẽ trái hoàn toàn với chủ trương “Kiên thủ chờ suy” của Trần
Quốc Tuấn. Trong thâm tâm Trần Khánh Dư, vị tướng tài năng đã kinh qua
trận mạc của cuộc kháng chiến lần thứ 2, phải chăng đã nhận thức như thế
và cho Ô Mã Nhi dù bị đánh chặn vẫn qua dễ dàng Vân Đồn là chủ ý của
ông? Có một sự kiện lạ lùng đã xảy ra mà đời sau rất khó giải thích. Đó
là khi có trung sứ (đặc phái viên triều đình) đem lệnh Thượng hoàng
Thánh Tông tới Vân Đồn, bắt Trần Khánh Dư về trị tội thì ông chỉ xin với
trung sứ thế này: “Lấy quân luật mà xử, tôi xin chịu tội, nhưng xin
hoãn cho vài ba ngày, để tôi lập công chuộc tội, rồi sẽ chịu búa rìu
cũng chưa muộn”, và vị trung sứ kia nghe theo, vẫn để cho ông tiếp tục
cầm quân chiến đấu. Quân luật nhà Trần thời đó rất nghiêm: “quân pháp vô
thân” (phép quân không kiêng nể riêng ai). Vì sao trung sứ giám không
tuân lệnh Thượng hoàng? Ngẫm kỹ, câu nói trên của Trần Khánh Dư hình như
đã hàm chứa những ý sâu xa. Tại sao ông quả quyết được chỉ “vài ba
ngày” là chuộc được tội? Từ đâu mà ông dám chắc như thế? Trước vị trung
sứ, ông đã nói những gì hay chỉ một câu này? Với chỉ một câu nói thực hư
ra sao chưa biết mà vị trung sứ đồng ý “ngồi chờ” thì kể cũng “kỳ kỳ”.
Chắc rằng diễn biến quân sự đang ở giai đoạn cần kíp và vị trung sứ đã
hiểu ra điều gì đó…
Trần
Khánh Dư bố trí quân và thuyền chiến suốt một dải từ Vân Đồn (gần Cẩm
Phả) tới Cửa Lục (phía Hòn Gai), theo trình tự càng gần tới Cửa Lục thì
lực lượng của ta càng mạnh. Khi đoàn thuyền lương cửa Trương Văn Hổ cùng
lực lượng quân bảo vệ tới Vân Đồn, chỉ có 30 chiến thuyền của quân ta
đón đánh. Khi giặc tới Cửa Lục thì đụng phải binh thuyền rất đông của ta
ở đó. Giặc không chống cự nổi, bị tiêu diệt hết, Trương Văn Hổ cùng vài
tùy tùng tháo chạy trên một chiếc thuyền. Sử ta ghi: “Bắt được quân
lương, khí giới của giặc nhiều không kể xiết, bắt sống quân giặc rất
nhiều” (Đại Việt sử ký toàn thư). Trận đánh này có ý nghĩa hết sức quan
trọng, cùng với trận Nội Bàng đã triệt phá hoàn toàn quân lương cũng như
lương thực và trang thiết bị chiến tranh hậu thuẫn của quân Nguyên, trở
thành một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự thất bại chóng
vánh của chúng. Sau này, có thời gian các cuộc hành binh của chúng không
phải là tìm đánh quân ta mà thực chất là đi lùng sục, tìm kiếm, cướp
bóc lương thực.
Đứng
trước tình hình thiếu thốn lương ăn ngày một nghiêm trọng mà đoàn
thuyền lương của Trương Văn Hổ, chờ mãi vẫn không thấy đâu đồng thời lại
bị quân ta tăng cường hoạt đông quân sự vùng sau lưng như đã nói, còn
tuyến giao thông từ Tư Minh sang, từ biển vào cửa Nội Bàng đều bị quân
ta uy hiếp, cắt đứt; Phả Lại - hậu cứ được cho là an toàn của địch - bị
tập kích; và ngay tại Thăng Long cũng đã xuất hiện mối đe dọa bị bao
vây, cô lập, Thoát Hoan vội vã quyết định rút khỏi Thăng Long, trở lại
Vạn Kiếp. Nằm trong kế hoạch đó, Ô Mã Nhi được lệnh đưa binh thuyền ra
gấp cửa Nội Bàng (cửa Văn Úc ngày nay), theo ven biển ngược lên cửa An
Bang, tìm đón đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ rồi theo sông Bạch
Đằng về hội quân tại Vạn Kiếp. Ô Mã Nhi mới đến Tháp Sơn (có thể là Đồ
Sơn, tại đó xưa có tháp lớn) thì bị thủy quân nhà Trần chặn đánh. Theo
“Đại Việt sử ký toàn thư” thì: “Ngày mồng 8 (tức ngày 10-2-1288), quan
quân hội chiến ở ngoài cửa biển, bắt được 300 thuyền và chém 10 đầu
giặc. Quân Nguyên chết đuối rất nhiều”. Dù chịu tổn thất, binh thuyền
mạnh của giặc vẫn vượt qua được.
Ngày
5-3-1288, Thoát Hoan cùng Áo Lỗ Xích và đại quân của chúng rời khỏi
Thăng Long. Khi xuống Thăng Long từ Vạn Kiếp, giặc chỉ giao tranh hai
lần với quân ta thì cũng quãng đường ấy khi trở về, giặc phải hành quân
rất vất vả vì phải vượt qua 32 chốt chặn của quân ta đánh tiêu hao quyết
liệt.
Thế
là sau 32 ngày bị chiếm đóng, kinh thành Thăng Long lại sạch bóng quân
Nguyên. Lần này, chính khí thiêng sông núi đã như một luồng gió mạnh
quét chúng đi.
Quay
về Vạn Kiếp là hành động tự phơi bày rõ ràng yếu huyệt của quân Nguyên:
mọi nỗ lực hành binh hao người tốn của để mau chóng bao vây tiêu diệt
chủ lực đối phương đã trở nên vô ích và vô vọng; không thể dàn binh đánh
lâu dài được. Co cụm về Phả Lại - Chí Linh có nghĩa rằng quân Nguyên đã
không những phải từ bỏ kế hoạch đánh thắng nhanh để lúng túng bị động
quay về phòng thủ mà còn làm cho mục đích của cuộc xâm lược trở nên xa
vời, nếu không muốn nói là đã hoàn toàn tiêu tan.
Ngay
tại Vạn Kiếp, quân Nguyên cũng không thể yên ổn. Tình hình thiếu thốn
lương thực buộc chúng phải tổ chức những cuộc càn quét ra xung quanh để
vơ vét miếng ăn và luôn bị chặn đánh, chưa kể hàng đêm luôn bị quân cảm
tử của ta tập kích đánh phá vào quân doanh. Hy vọng cuối cùng để giải
quyết tình trạng quẫn bách là Ô Mã Nhi cùng đoàn thuyền lương của Trương
Văn Hổ đến được Vạn Kiếp. Rút hay tiếp tục cuộc chiến tranh đều phải
dựa cả vào đấy. Thoát Hoan sốt ruột đã cho A Bát Xích đem quân xuống
Trúc Đông (thuộc Thủy Nguyên, Hải Phòng), ra cửa An Bang đến tận Tháp
Sơn để tìm lực lượng của Ô Mã Nhi mà chẳng thấy đâu, lại còn luôn bị
chặn đánh, đành phải bỏ về.
Nửa
tháng sau, khi Thoát Hoan rút từ Thăng Long về Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi loay
hoay trên biển chờ đón đoàn thuyền lương mà vẫn biệt tăm (vì còn đâu
nữa!), đành quay vào đất liền, bị chặn đánh ở Trúc Động nhưng rồi cũng
đến được Vạn Kiếp.
Thấy
Ô Mã Nhi mà chẳng thấy đoàn quân lương, toàn bộ quân tướng ở Vạn Kiếp
đều kinh hoàng: không giải quyết được nạn đói, thì nguy cơ bị tiêu diệt
là ở ngay trước mặt. Bí cùng rồi thì còn nghĩ gì được nữa ngoài: “Tam
thập lục kế, dĩ đào thượng sách” (Có 36 kế thì rút chạy là kế hay nhất).
Thoát Hoan quyết định cấp tốc rút quân về nước.
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch" Mark Twain -“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...” Vidhusekharsastri -"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!" Albert Einstein -"Lòng
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm ăn th
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên các trang mạng trong thời gian gần
Nhận xét
Đăng nhận xét