Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

TT&HĐIII - 25/m

             Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

                                                         Kỹ thuật xây thành nhà Hồ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                        (Khuyết danh)

   

 

(Tiếp theo)

 

Theo Wikipedia:
Hồ Quý Ly (1336 – 1407) sinh năm Bính Tý, quê ở Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật, vốn là người Chiết Giang bên Trung Quốc, thời Hậu Hán (947-950) sang sinh sống ở Châu Diễn (tức vùng Diễn Châu, Nghệ An). Đến thời loạn mười hai sứ quân họ Hồ dời vào hương Bào Đột (nay là xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) và trở thành một trại chủ. Đến thời Lý, trong họ có người lấy Nguyệt Đích Công chúa, sinh ra Nguyệt Đoan Công chúa. Đời cháu thứ 12 của Hồ Hưng Dật là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Hồ Liêm làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn rồi lấy họ Lê làm họ của mình. Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Lê Huấn, khi lên làm vua thì đổi lại họ Hồ, lấy tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi vị Hoàng đế từ năm 1400 đến năm 1401 tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng, sau đó giữ ngôi Thái thượng hoàng từ năm 1401 đến năm 1407. 

Thời niên thiếu, Hồ Quý Ly theo học võ, gia nhập chốn quan trường triều Trần sau khi đỗ thi Hương, khoa Hoành từ. Hồ Quý Ly có hai người cô ruột là vợ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông còn người kia sinh ra Trần Duệ Tông, do đó ông được sự tín nhiệm khi Trần Nghệ Tông lên làm vua.  Năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, do không có con, ra chiếu cho người con của cố Cung Túc Đại vương Trần Dục tên Nhật Lễ lên ngôi. Nhật Lễ vốn là con của người làm trò trong hoàng cung tên Dương Khương. Vợ Dương Khương làm con hát trong cung, đương khi mang thai Nhật Lễ thì Trần Dục lấy làm thích, cưới về làm vợ, nhận Nhật Lễ làm con. Nhật Lễ lên ngôi, chỉ lo rượu chè dâm dật, hát xướng, tôn thất nhà Trần và các quan đều thất vọng. Năm 1370, người con thứ ba của vua Trần Minh Tông liên kết với các tôn thất và các quan làm binh biến, các tướng đem quân hàng, rốt cuộc bắt được Nhật Lễ, lên làm vua, tức Trần Nghệ Tông. Do là anh em bên ngoại nên Hồ Quý Ly được vua Nghệ Tông tín nhiệm. Năm 1371, Quý Ly được làm Khu mật viện đại sứ và được vua gả em gái vừa góa chồng là công chúa Huy Ninh cho. Thời bây giờ, nước Chăm do Chế Bồng Nga làm vua cường thịnh, thường đem binh đánh cướp Đại Việt. Năm 1371, quân Chiêm đánh vào tận kinh đô, cướp bóc, đốt phá, nhà vua phải lánh sang Đông Ngàn tránh Năm 1372, ông được phong làm Tham mưu quân sự. 

Tháng 11 năm 1372, Trần Nghệ Tông xuống chiếu nhường ngôi cho em là Trần Kính, tức là Trần Duệ Tông, còn bản thân lên làm Thái thượng hoàng. Trần Duệ Tông là con của Đôn Từ Thái phi, cũng là cô của Lê Quý Ly. Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Duệ Tông quyết định thân chinh đi đánh. Tháng 12 năm 1376, Duệ Tông cầm 12 vạn quân đánh Chiêm Thành. Tháng giêng năm 1377, quân Đại Việt tiến vào cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước Chiêm. Quân Việt bị quân Chiêm phục kích, Duệ Tông tử trận. Hồ Quý Ly kinh hãi, bỏ chạy về trước, nhưng vẫn được tha tội. Năm 1380, Hồ Quý Ly làm Thống lĩnh quân Đại Việt để chống lại các đợt tấn công của Chiêm Thành. Năm 1387, ông được phong làm Tể tướng. Từ đó, ông có quyền lực gần như tuyệt đối trong triều, các tông tộc, quan lại trung thành với họ Trần đã có 2 lần chính biến nhằm lật đổ sự thống trị của Quý Ly nhưng ông đều giành chiến thắng và đã có nhiều người bị hành quyết sau đó. 

Trần Nghệ Tông thấy Duệ Tông tử trận, nên chiêu hồn chôn ở Hy Lăng và cho lập con trưởng của Duệ Tông là Kiến Đức Đại vương Trần Hiện 17 tuổi lên làm vua, tức là Trần Phế Đế, tôn hiệu Giản Hoàng. Theo nhận xét của sử quan Ngô Sĩ Liên: "vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền càng về tay kẻ dưới, xã tắc lung lay".

Sau khi đánh bại Trần Duệ Tông, vua Chăm Pa Chế Bồng Nga biết binh lực nhà Trần suy nhược nên liên tục phát thủy binh Bắc tiến. Trong vòng chỉ hai năm (1377–1378), quân Chăm Pa tiến công hai lần bằng đường biển, hai lần đều vào được thành Thăng Long giết người cướp của rồi rút về. 

Đầu năm 1380, vua Chăm Pa phát quân đánh vào Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 3 năm đó, Lê Quý Ly được lệnh thống lĩnh quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi vào Thanh Hóa để chống giữ. Quý Ly đem quân đến sông Ngu (nay là sông Lạch Trường ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), ra lệnh cho binh sĩ đóc cọc gỗ ở giữa lòng sông. Tháng 5 cùng năm, Quý Ly dẫn viên tướng chỉ huy quân Thần Vũ là Nguyễn Kim Ngao và tướng chỉ huy quân Thị vệ là Đỗ Dã Kha ra đánh. Kim Ngao quay thuyền trở lại để tránh mũi nhọn của giặc. Quý Ly chém Ngao để thị uy trước ba quân, rồi ra lệnh quân sĩ nổi trống hò reo mà tiến. Vua Chiêm Chế Bồng Nga chống cự không được, phải rút chạy về nam. Kể từ đó Đỗ Tử Bình cáo ốm, không giữ binh quyền nữa. Chỉ có Quý Ly giữ chức Nguyên Nhung hành Hải Tây Đô thống chế

Sang năm 1382, quân Chiêm lại Bắc tiến đánh vào Thanh Hóa. Lê Quý Ly đem quân đóng đồn ở núi Long Đại ở Thanh Hóa (tức núi Hàm Rồng), Nguyễn Đa Phương đóng cọc giữ cửa biển Thần Đầu. Quân Chiêm hai đường tiến đánh. Khi thủy quân Chiêm lại gần, Đa Phương không đợi lệnh Quý Ly, cho mở cọc cắm cừ, tiến ra giao chiến. Quân Chiêm trở tay không kịp, quân Đại Việt dùng hỏa khí ném vào làm thuyền Chiêm bị cháy đắm gần hết. Quân Chiêm thua to, phải bỏ chạy vào rừng núi. Quân Việt vây núi ba ngày, quân Chiêm nhiều người bị chết đói. Thủy quân Chiêm còn lại bỏ chạy về nước. Quân Việt đuổi theo đánh đến Nghệ An. Sau đó Nguyễn Đa Phương được thăng làm Kim Ngô vệ Đại tướng quân.

Kể từ khi giành toàn thắng trong các trận sông Ngu và cửa Thần Đầu, quân thế Đại Việt đã tốt hơn nhiều. Do vậy, tháng 1 năm 1383, Trần Nghệ Tông ra lệnh cho Lê Quý Ly đem quân vào đến Lại Bộ Nương Loan (ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay) nhưng gặp phải bão đánh nát mất nhiều thuyền chiến, vì vậy lại phải rút quân về. Sang tháng 6, Chế Bồng Nga cùng với đại tướng La Khải đem quân đi đường núi ra đóng ở đất Quảng Oai (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Trần Nghệ Tông sai tướng Mật Ôn đi đánh, nhưng bị quân Chiêm bắt. Nghệ Tông sợ hãi, chạy khỏi Thăng Long, người học trò Nguyễn Mộng Hoa mặc nguyên quần áo lội xuống nước cản Thượng hoàng hãy ở lại chống quân Chăm Pa nhưng Nghệ Tông không nghe. Nguyễn Đa Phương ngày đêm đốc suất quân sĩ dựng rào chắn bảo vệ kinh thành, tháng 12 quân Chiêm dẫn quân về.

Năm 1384, nhà Minh đánh vùng Vân Nam, sai người sang Đại Việt đòi lương thực cấp cho quân lính ở Lâm An. Nhà Trần đồng ý cấp lương thực, các quan sai đi nhiều người nhiễm bệnh mà chết. Đến năm 1385, 1386, nhà Minh lại đòi cấp tăng nhân, các giống hoa quả, lại sai bọn Cẩm Y vệ sang mượn đường đánh Chiêm Thành, đòi 50 con voi. Quan Tư đồ, Chương túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán xin về trí sĩ ở Côn Sơn, đem con là Mộng Dữ gửi gắm cho Quý Ly. Quý Ly đem công chúa Hoàng Trung gả cho Mộng Dữ. Lúc này Hồ Quý Ly nắm quyền hành lớn, các tôn thất và quan lại tỏ ra lo lắng. Năm 1387, Hồ Quý Ly được thăng làm Đồng bình chương sự, Thượng hoàng ban cho một thanh gươm, một lá cờ đề tám chữ "Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức", Quý Ly làm một bài thơ cảm tạ. 

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông tuy nắm giữ đại quyền, nhưng việc gì cũng do Quý Ly quyết định. Quý Ly tìm cách phát triển thế lực riêng, nhưng Nghệ Tông vẫn không hề nghi ngại. Lúc đó, lòng các quan lại, tôn thất phần nhiều đã chán nản, rã rời, nhiều người biết trước Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần như Trần Nguyên Đán liền kết thông gia với họ Hồ, mong được phú quý và toàn mạng sau này.

Bấy giờ, Hoàng đế Trần Hiện (Đế Hiển) thấy Thượng hoàng quá tin dùng Quý Ly, mới bàn với Thái úy Trang Định vương Trần Ngạc (là con trưởng của Thượng hoàng) rằng nếu không trừ đi ắt thành vạ to. Không ngờ rằng, người hầu vua học là Vũ Như Mai biết được chuyện này, liền báo cho Quý Ly biết trước. Nguyễn Đa Phương khuyên Quý Ly nên tránh ra núi Đại Lại (ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) để chờ đợi biến động. Trong khi đó, Phạm Cự Luận lại can rằng:

"Không được, một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn".

Quý Ly nói:

"Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử, không để tay kẻ khác giết mình".

Cự Luận nói:

"Thượng hoàng trong lòng vẫn căm vua về việc giết Quan phục Đại vương [Trần Húc], vua rất không hài lòng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà vua lại mưu hại ngài thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại, thì nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con chính đích, ngài cứ tâu rằng thần nghe ngạn ngữ nói "Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con" may ra Thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định vương [Trần Thuận Tông]. Nếu Thượng hoàng không nghe thì chết cũng chưa muộn".
 

Quý Ly nghe vậy, bèn bí mật vào yết kiến Thượng hoàng rồi cứ y tâu như lời Cự Luận. Thượng hoàng nghe vậy, bèn giả vờ vi hành về Yên Sinh, rồi sai người gọi Đế Hiển đến bàn việc nước. Đế hiển đến, lập tức bị bắt rồi bị giam vào chùa Tư Phúc. Lát sau, Nghệ Tông đưa vua xuống phủ Thái Dương và cho thắt cổ cho chết. Bấy giờ Lê Á Phu cùng các tướng Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyễn Kha, Lê Lặc, Nguyễn Bát Sách và người học trò Lưu Thường vì cùng mưu với Đế hiển nên đều bị giết cả.

Vua Trần Phế Đế bị buộc cổ cho chết, Trần Nghệ Tông lập người con út là Chiêu Định vương Ngung làm hoàng đế, tức vua Trần Thuận Tông, vào năm 1388, đổi niên hiệu là Quang Thái, đại xá, tự xưng là Nguyên Hoàng. Một năm sau, vua lập con gái lớn của Quý Ly làm Hoàng hậu.

Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hóa, tiến vào hương Cổ Vô. Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly dẫn quân chống cự. Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản Nha ở thượng lưu, quân Đại Việt đóng cọc dày đặc đối địch, giữ nhau 20 ngày. Quân Chiêm đặt sẵn quân và voi, giả vờ bỏ doanh trại rút về. Hồ Quý Ly chọn những quân tinh nhuệ, dũng cảm làm quân cảm tử truy kích quân Chiêm. Thủy quân Đại Việt nhổ cọc ra đánh, quân Chiêm phá đập nước, tung voi trận xông ra. Quân tinh nhuệ đã đi xa, quân thủy bị ngược dòng không tiến lên được. Kết quả quân Đại Việt bị thua to, hàng trăm tướng tử trận. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về Thăng Long xin thêm chiến thuyền để chống cự. Trần Nghệ Tông không cho, vì thế ông giao trả binh quyền, không đi đánh nữa. Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương chống giữ ở Ngu Giang, biết mình thế yếu, bèn dùng kế giương nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai người canh giữ, đang đêm dong thuyền nhẹ rút lui. Về việc này, "Việt sử tiêu án" có ghi rằng: "Việc này Quý Ly trốn trước, Đa Phương trốn theo, thế mà còn cho rằng: toán quân đi giữ gìn sau cùng, là công của mình, có vẻ khoe khoang, thế là những người thua bỏ chạy 50 bước cười người chạy 100 bước, lại không xấu hổ với quân lính buộc thuyền giữ cây gỗ đó hay sao? Còn tài cán gì mà khoe khoang".

Quân Chiêm không dám đuổi theo. Quân Đại Việt rút lui trọn vẹn không bị tổn thất. Trở về kinh thành, Nguyễn Đa Phương cậy công lớn có ý lên mặt, công khai chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly căm tức, nói với Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa Phương. Nghệ Tông nghe vậy bèn cách chức Đa Phương. Quý Ly lại bảo Nghệ Tông nên giết Phương vì sợ Phương đi hàng Chiêm, do đó Nghệ Tông bèn ép Phương tự vẫn. 

Lúc đó, quân Việt và quân Chiêm cầm cự nhau ở sông Hoàng giang (khúc sông Hồng ở Hà Nam). Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai Trần Khát Chân lúc đó đang nắm quân Long Tiệp đi chống quân Chiêm. Đến năm 1390, Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khát Chân cho quân dùng súng bắn chết. Quan quân đánh đuổi tàn quân rồi cắt lấy đầu Chế Bồng Nga đem về dâng triều đình. Nghệ Tông thấy đầu Chế Bồng Nga, tự ví mình như Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ (sic).

Năm 1391, Lê Quý Ly đi tuần Hóa châu, xét duyệt quân ngũ, sai tướng coi quân Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đánh quân Chiêm. Quân Chiêm mai phục, quân Thánh Dực tan vỡ, Phụng Thế đầu hàng, khi quân chạy về, Quý Ly sai chém 30 viên đội phó.

Bấy giờ, ngoài sự quấy phá của quân Chiêm, còn có quân nổi loạn khắp nơi, Nguyễn Thanh làm loạn ở Lương Giang, Phạm Sư Ôn nổi dậy ở Quốc Oai. Về việc này, Việt Nam sử lược ghi rằng: "Bấy giờ trong triều thì Lê Quý Ly chuyên quyền, chọn những chân tay cai quản các đội quân để làm vây cánh, ngoài các trấn thì giặc giã nổi lên nhiều lắm. Ở Thanh Hóa có tên Nguyễn Thanh tự xưng là Linh Đức vương làm loạn ở Lương Giang; tên Nguyễn Kị tự xưng là Lỗ vương làm loạn ở Nông Cống. Ở Quốc Oai thì có người sư tên là Phạm Sư Ôn nổi lên đem quân về đánh Kinh sư. Thượng hoàng, Thuận Tông và triều đình phải bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn lấy được Kinh sư, ở ba ngày rồi rút về Quốc Oai. Bấy giờ có tướng quân là Hoàng Phụng Thế đóng ở Hoàng Giang để phòng giữ quân Chiêm Thành, nghe tin Sư Ôn phạm đất Kinh sư mới đem quân về đánh lẻn bắt được Sư Ôn và phá tan giặc ấy".

Đến năm 1392, tôn thất Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly, Thượng hoàng sai người giết Nhật Chương. Có người học trò Bùi Mộng Hoa dâng sớ có ý khuyên Thượng hoàng trừ Quý Ly, Thượng hoàng đem tờ tâu ấy cho Quý Ly xem, sau Quý Ly nắm đại quyền, Mộng Hoa lánh không ra nữa.

Năm 1394, tháng 2, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ban bức tranh Tứ phụ cho Quý Ly. Trong tranh ấy vẽ Chu công giúp vua Chu Thành vương, Hoắc Quang giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Thục Hậu chủ, Tô Hiến Thành giúp vua Lý Cao Tông, gọi là tranh Tứ phụ, ý nói Quý Ly giúp vua Thuận Tông cũng nên như thế. 

Thượng hoàng ban đêm nằm mơ thấy Duệ Tông về đọc cho bài thơ, Thượng hoàng suy ngẫm về bài thơ, cho đó là điềm Quý Ly lấy mất ngôi vị nhà Trần, nhưng không thể làm gì được nữa. Tháng 4, Thượng hoàng Nghệ Tông gọi Quý Ly vào:

Bình chương là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua.

Quý Ly cởi mũ, khấu đầu khóc lóc mà thề rằng:

"Nếu hạ thần không hết lòng hết sức giúp nhà vua, thì trời tru đất diệt. Vả ngày trước Linh Đức vương (tức là Phế Đế) có lòng làm hại, nếu không có uy linh của bệ hạ, thì nay đã ngậm cười dưới đất, còn đâu ngày nay nữa mà mài thân nghiền cốt để báo đền vạn nhất! Vậy hạ thần đâu có ý gì khác, xin bệ hạ tỏ lòng ấy cho và đừng lo gì!"

Tháng 12, năm 1394, Thượng hoàng Nghệ Tông băng hà. Năm sau, Lê Quý Ly lên làm Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung Vệ quốc Đại vương, đeo lân phù vàng. Ông cho người dịch thiên "Vô Dật" ra chữ Nôm để dạy Thuận Tông và tự xưng là Phụ chính Cai giáo Hoàng đế. Vua cho Quý Ly ở bên hữu sảnh, đài gọi là Họa lư.

Đến năm 1397, Quý Ly sai viên quan Đỗ Tỉnh đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, ý muốn di chuyển kinh đô về Thanh Hóa. Phạm Cự Luận và Nguyễn Nhữ Thuyết can, Quý Ly không nghe. Quý Ly bỏ Nguyễn Nhữ Thuyết không dùng, điều mưu sĩ Phạm Cự Luận đi đánh quân phản loạn ở Tuyên Quang, người này bị thua trận chết. Như vậy khi đã nắm đại quyền, hai người tâm phúc, là tướng quân Nguyễn Đa Phương và mưu sĩ Phạm Cự Luận đều bị Lê Quý Ly trừ bỏ. Đến tháng 11, Quý Ly bức vua Thuận Tông dời kinh đô về Thanh Hóa, cung nhân Trần Ngọc Cơ và Trần Ngọc Kiểm nói mật với vua rằng dời đô thế nào cũng bị cướp ngôi, Quý Ly cho giết cả.

Theo Lê Quý Đôn, thể lệ của nhà Trần, dùng người trong tộc họ Trần làm Tể tướng, dẫu nắm công việc trong nước, cũng không được quyền cai quản quân đội, quyền bính trong nước do quan Hành khiển giữ. Vua Nghệ Tông phá lệ, không dùng người họ Trần, phong Hồ Quý Ly làm Bình chương Phụ chính, lại cai quản cả quân đội, khiến cho quyền Hồ Quý Ly to lớn, mới gây ra họa cướp ngôi.

Năm 1398, Hồ Quý Ly bức vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử An, tức vua Trần Thiếu Đế; lúc ấy Thái tử mới có 3 tuổi. Còn mình tự xưng Khâm đức Hưng liệt Đại vương. Đến năm 1399 lại sai Xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Khã Vĩnh giết vua Thuận Tông. Ít lâu sau, Thái bảo Trần Nguyên Hãng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân cùng Phạm Khả Vĩnh lập mưu giết Quý Ly, sự việc không thành, những người đồng mưu gồm 370 người đều bị giết.

Tháng 6, năm 1399, Quý Ly tự xưng làm Quốc tổ Chương hoàng, vào ở cung Nhân Thọ, điềm nhiên mặc áo vàng, ra vào hoàng cung theo lệ như Hoàng đế, dùng 12 cái lọng vàng. Con thứ là Hán Thương xưng là Nhiếp thái phó, ở bên hữu điện Hoàng Nguyên. Con cả là Nguyên Trừng làm Tư đồ. Bảng văn thì đề là Phụng Nhiếp chính Quốc tổ Chương hoàng, chỉ xưng là "dư" mà chưa dám xưng "trẫm".

Tháng 2 năm 1400, Quý Ly lúc ấy đã 64 tuổi, bức vua Trần nhường ngôi, buộc các quan và tôn thất ba lần dâng biểu khuyên lên ngôi. Quý Ly giả vờ ba lần từ chối, nói: Ta sắp xuống lỗ rồi, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa. Rồi tự lập làm vua, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành họ Hồ. Chưa được một năm, theo cách nhà Trần, ông nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi công việc. Về phần Trần Thiếu Đế, do là cháu ngoại nên ông chỉ phế làm Bảo Ninh Đại vương và giam lỏng. Hồ Quý Ly đã đề ra những cải cách về hành chính, kinh tế, quân sự và đã chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Mười tháng sau khi lên ngôi, ông đã phát binh thảo phạt Chiêm Thành, qua hai lần phát binh, chiếm được hai châu Đại Chiêm và Cổ Lũy (1402). Năm sau (1403), ông còn cho đại quân bao vây Đồ Bàn nhưng không thắng. 

                                                                         ***

Chiến tranh với nhà Minh:

Từ năm 1384 nhà Minh xuất binh đánh Vân Nam và các man làm phản ở biên giới. Lại sai sứ sang đòi Đại Việt chu cấp lương thực, voi chiến, nhà sư, đàn bà xoa bóp, người bị thiến hoạn, giống cây trồng... Những hành động gây áp lực về ngoại giao này kéo dài cho đến khi xảy ra cuộc chiến. Đại Việt phía Nam chiến tranh liên miên với Chiêm Thành, trong nước rối loạn, nên phải nhượng bộ.

Trước và sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã cố gắng đưa ra những sách lược nhằm đối phó với nhà Minh, cuộc chiến mà ông biết nó sẽ xảy ra. Mười tháng sau khi lên ngôi, Quý Ly phát động cuộc chiến với Chiêm Thành, nhằm tránh thế phải đối đầu với kẻ địch ở hai mặt. Quân Chiêm thua trận, phải cắt đất hai châu Đại Chiêm và Cổ Lũy cho Đại Ngu. Năm 1395, dời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, xây thành ở động An Tôn, cho đào hào, trồng tre gai xung quanh... để phòng thủ. Làm sổ hộ tịch, biên hết vào sổ nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, không cho phép người lưu vong mà vẫn có trong sổ, làm sổ xong nhân khẩu từ 15 đến 60 gấp bội so với trước, nên từ năm 1402 điểm binh rất nhiều.
Vào đầu thế kỷ XV, dưới triều Minh Thành Tổ (1403 - 1424), nhà Minh đạt đến toàn thịnh và đưa Trung Quốc lên vị trí một đế chế lớn mạnh nhất phương Đông. 
Trước một đội quân xâm lược đông đảo của một đế chế hùng mạnh đang thời cực thịnh, Hồ Quí Ly đã không hèn nhát, ông quyết định kháng chiến.

Tháng 4 năm 1406, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, nhà Minh sai Hàn Quan và Hoàng Trung mang quân hộ tống để lập Trần Thiêm Bình làm vua. Minh Thực lục chép quân số đội quân của Hoàng Trung là 5000, nhưng theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Hoàng Trung có tới 100.000 quân.

Ngày 8 tháng 4 âm lịch, Hoàng Trung đánh vào cửa Lãnh Kinh. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng dẫn hai cánh quân thủy bộ Đại Ngu đụng độ với quân Minh. Sáng hôm đó, các quân thủy bộ giao chiến. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, quân Đại Ngu thấy quân Minh ít hơn nên khinh suất, để bị đánh bại với tổn thất nặng nề. Nhị vệ đại tướng Phạm Nguyên Khôi, tướng chỉ huy quân Chấn Cương là Chu Bỉnh Trung, tướng chỉ huy quân Tam Phụ là Trần Huyên Huyên, Tả Thần Dực quân Trần Thái Bộc đều thua chết. Tả Tướng quốc Trừng bỏ thuyền lên bờ, suýt bị vây, có người vội dìu xuống thuyền thoát được.

Nhưng đúng lúc đó, tướng Tả Thánh Dực quân Hồ Vấn mang quân từ Vũ Cao (Bắc Giang) đánh úp quân Minh. Hoàng Trung không chống nổi, đến đêm bèn rút quân về. Song các tướng Đại Ngu là Hồ Xạ và Trần Đĩnh mang quân đóng chặn ở ải Chi Lăng. Quân Minh bị mất đường về, buộc phải chấp nhận giao nộp Trần Thiêm Bình và sai Cao Cảnh đưa hàng thư, đề nghị mở đường cho về nước: "Quan Tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này: Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không phục, rõ ràng là hắn nói bậy. Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc đường ngăn giữ, nghẽn lối không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho đi thì may lắm".

Hồ Xạ nhận hàng thư, bằng lòng nhận Thiêm Bình và mở vòng vây cho quân Minh rút lui. Quân Đại Ngu bắt được nhiều tù binh, đưa vào Nghệ An cho làm ruộng. Trần Thiêm Bình bị mang về xử lăng trì. Trần Thiêm Bình bị giết khiến nhà Minh tức giận và quyết định tiến đánh nhà Hồ. 

Trước đó, biết rõ dã tâm xâm lược của nhà Minh, Hồ Quí Ly đã tích cực chuẩn bị đối phó. Bằng nhiều biện pháp, ông đã cố gắng xây dựng một lực lượng quân sự chính qui càng đông càng tốt, cho ra sức huấn luyện, tập dượt. Ráo riết tăng cường trang bị vũ khí và thiết bị chiến tranh cho quân đội ấy như đóng hàng loạt thuyền đinh sắt (gọi là “cổ lâu thuyền”), đúc nhiều loại súng thần công. Súng thần công của nhà Hồ được gọi là “thần cơ”, do Hồ Nguyên Trừng (con Hồ Quí Ly và cũng là tướng lĩnh có năng lực của quân nhà Hồ) sáng chế, có sức công phá hơn hẳn các loại khí giới đương thời, gây nhiều nỗi kinh hoàng cho quân Minh sau này. Chính vì thế, khi Hồ Nguyên Trừng bị quân Minh bắt, ông đã được trọng dụng để dạy cho nhà Minh cách đúc súng “thần cơ” đó. Trong “Vân Đài loại ngữ”, Lê Quí Đôn có nhắc đến tình tiết: “Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”. Bên cạnh đó, Hồ Quí Ly cũng khẩn trương lập thế trận, xây thành đắp lũy phòng ngự, bố trí nhiều lực lượng chặn địch dọc theo các hướng giặc có thể tiến sang (như hướng Lào Cai, hướng Lạng Sơn, các cửa sông, cửa biển…), nhưng chủ yếu là lập phòng tuyến sông Hồng, kéo dài hơn 700 trăm dặm, từ chân núi Tản Viên (Ba Vì) theo sông Đà lên Bạch Hạc và từ đó qua Đông Đô (Thăng Long) trở về xuôi, với hai thành lớn của hệ thống là Đa Bang (Sơn Tây) và Đông Đô. Ngoài công trình phòng ngự chủ yếu đó, Hồ Quí Ly còn thực hiện kế “thanh giã” ở một số nơi (thuộc vùng Lạc Sơn, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú…).
Hồ Hán Thương điều động thêm quân trong nước. Tháng 9 năm 1404, ông định ra Nam ban và Bắc ban, chia làm 12 vệ; quân Điện hậu đông và quân Điện hậu tây chia làm 8 vệ; mỗi vệ 18 đội, mỗi đội 18 người. Đại quân thì 30 đội, trung quân 20 đội, mỗi dinh 15 đội, mỗi đoàn 10 đội; Cấm vệ đô có 5 đội. Tất cả chịu sự chỉ huy của Đại tướng quân. Các sách sử ở Việt Nam đều không có số liệu về tổng số quân lính dưới thời nhà Hồ, chỉ biết rằng trong chiến dịch xâm lược Chiêm Thành năm 1403, nhà Hồ đã huy động 20 vạn quân: "Gia phong Phạm Nguyên Khôi làm Đại tướng quân hai vệ Thiên Ngưu và Phụng Thần, chỉ huy quân Long Tiệp, hành thủy quân đô tướng; Hồ Vấn làm phó. Đỗ Mã chỉ huy các quân Thiên Cương; Đỗ Nguyên Thác làm phó. Quân thủy bộ cộng 20 vạn người đều theo tiết chế của Nguyên Khôi".
Nhìn chung, sự chuẩn bị cho kháng chiến của Hồ Quí Ly là dày công, kỹ càng và tương đối hoàn tất.
Để chuẩn bị lực lượng đánh Đại Ngu, Minh Thành Tổ cho điều động lực lượng từ Nam Kinh, theo đường thủy xuống hội binh với các lực lượng đang tập trung tại Quảng Tây, gồm 95 000 quân từ các tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Quảng, cộng với 10 000 kỵ binh và bộ binh từ các đơn vị cấm binh, 30 000 thổ binh từ Quảng Tây. Nhà Minh cũng huy động chuẩn bị tác chiến 75 000 quân kỵ binh và bộ binh từ Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên. Các xứ Vân Nam và Quảng Tây được lệnh mỗi xứ phải chuẩn bị 20 vạn thạch lương (một thạch khoảng 60 kg) cung ứng cho quân. Vân Nam cũng được lệnh huy động 10000 quân tiếp viện. Có khoảng một phần mười binh lính Minh được trang bị hỏa khí. Nhà Minh phao tin quân viễn chinh được điều động lên đến 80 vạn quân, nhưng theo Whitmore, có lẽ quân Minh thực tế khoảng 215.000 quân.
Tháng 9 năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 80 vạn quân sang đánh Đại Ngu. Quân Minh chia làm hai đường, cánh quân do Trương Phụ cầm 40 vạn quân đánh vào ải Pha Lũy (tức ải Nam Quan), cánh quân do Mộc Thạnh cầm 40 vạn quân đánh vào ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang).
Quân Minh cũng được hỗ trợ bởi một số lực lượng người Việt giúp đỡ, như Đèo Cát Hãn, thổ ty châu Ninh Viễn (nay là Lai Châu) xin dẫn 4.000 bộ thuộc theo đánh giúp. Nhà Minh còn mang vàng bạc, lụa gấm vào Champa dụ Champa giúp sức, và hạ lệnh đưa 600 quân tinh nhuệ từ Quảng Đông vượt biển vào Champa để chặn đường vua tôi nhà Hồ bỏ chạy.
Tháng 11 - 1406, Trương Phụ xuất quân từ Bằng Tường (Quảng Tây) vượt ải Pha Lũy (Nam Quan) vào Lạng Sơn. Quân tiến phong của Trương Phụ nhanh chóng hạ được ải Lưu Quan và Kê Lăng (Chi Lăng), hai vị trí quan trọng, có địa thế hiểm yếu, do khá đông quân ta phòng giữ. Từ đó giặc tiếp tục tiến về Cần Trạm (quãng Kép - Bắc Giang ngày nay), rồi chiếm Xương Giang, Thị Cầu. Kỵ binh giặc trước đó đã tiến đến Gia Lâm làm nhiệm vụ nghi binh, còn đại quân chúng tắt qua những nơi bỏ trống, tiến đến miền Đa Phúc, Lập Thạch, bắt liên lạc với đạo quân thứ hai. Binh giặc tiến rất nhanh do dọc đường hành quân không vấp phải sức kháng cự nào đáng kể.
Về sách lược, viên hàng tướng Chiêm Thành Bố Đông khuyên với Hồ Quý Ly nên đưa quân lên biên giới đón đánh ngay quân Minh, không cho tiến sâu vào, để quân Minh ỷ vào trường binh và thông được đường tiến quân, nhưng các tướng không nghe. Theo K.W Taylor, nhà Hồ đã từ bỏ phần lớn khu vực Đông Kinh (Thăng Long) và phòng thủ ở bờ nam sông Hồng. Trương Phụ viết bảng văn kể tội họ Hồ, cho thả trôi theo dòng nước, nhiều người đọc được, chán nản vì chính sự hà khắc của họ Hồ không còn bụng dạ chiến đấu nữa. Theo Minh sử, gia đình Mạc Thúy, Mạc Viễn, Trần Huân đã dẫn theo 10.000 người ở Đông Kinh mà phản lại họ Hồ, người kinh lộ phần nhiều theo quân Minh phản lại họ Hồ.
Đạo quân giặc thứ hai, do Nhược Thạch chỉ huy, từ Vân Nam vượt biên giới tiến theo sông Hồng, sông Lô. Cánh quân này của giặc cũng nhanh chóng triệt hạ được nhiều đồn ải, đánh tan các bộ phận án ngữ, đốt cháy rất nhiều thuyền chiến của quân Hồ, rồi tiến đến Bạch Hạc.
Nhà Hồ chú trọng phòng thủ dọc sông Cái, sông Thao, sông Đà, cho dựng rào gỗ dọc sông. Tại các cửa biển cũng cho đóng cọc gỗ để phòng bị tấn công. Nhà Hồ tập trung đắp thành Đa Bang vì dự tính đây là điểm xung yếu nhất khi có chiến sự. Hệ thống rào gỗ và thành liền nhau hơn 900 dặm. Tháng 9 năm 1405, Hồ Hán Thương còn sai đóng cọc giữ cửa sông Bạch Hạc để ngăn quân địch tiến đến theo đường Tuyên Quang. Đích thân Thượng hoàng Hồ Quý Ly cùng Hồ Hán Thương đi xem xét núi sông và cửa biển để phòng nơi hiểm yếu. Đồng thời nhà Hồ còn lệnh cho dân các lộ phía bắc thực thi kế "vườn không nhà trống", nhổ bỏ hết lúa khi quân Minh kéo sang để làm tuyệt lương địch.
Ngày 11-12-1406, hai đạo quân Minh, theo kế hoạch đã hội sư với nhau ở bờ bắc sông Hồng chuẩn bị công thành Đa Bang, một cứ điểm trọng yếu của hệ thống phòng ngự nhà Hồ.
Quân nhà Hồ tập trung rất đông ở thành Đa Bang, tiếp tục củng cố thêm cho kiên cố, tăng cường dàn tượng binh, tỏ rõ quyết tâm phòng thủ.

Trương Phụ và Mộc Thạnh thấy các bãi sông đều có rào cọc chắn không tiến được, lại biết nhà Hồ chỉ trông vào thành Đa Bang để phòng thủ nên tập trung tấn công thành này làm bước quyết định cục diện mặt trận. Ngày 12 tháng 12 âm lịch năm 1406, quân Minh nhân đêm tối tiến công thành: Trương Phụ và Hoàng Trung đánh góc tây bắc, Mộc Thạnh và Trần Tuấn đánh mặt đông nam. Cánh Mộc Thạnh dùng thang mây đánh lên mặt thành, quân bị giết xác chất cao ngang mặt thành nhưng quân lính nhà Minh vẫn không ngừng tấn công.

Đêm 20-1-1407, quân Minh nổi lửa, thổi tù và làm hiệu lệnh tấn công. Chúng nhanh chóng vượt sông, lợi dụng bãi cát dưới chân thành làm điểm tựa, nổ súng mãnh liệt, ào ạt vượt hào, công thành.Tướng nhà Hồ là Nguyễn Tông Đỗ chỉ huy quân Thiên Trường đục thành lùa voi ra đánh. Quân Minh dùng hỏa tiễn bắn voi và dùng các hình vẽ sư tử phủ lên mình ngựa để voi sợ. Voi lùi lại, quân Minh nhân đấy đuổi theo hút vào trong thành, quân nhà Hồ không địch nổi, phải rút vào thành cố thủ. Các tướng nhà Hồ là Lương Dân Hiến và Thái Bá Nhạc tử trận. Từ lúc giặc vượt sông cho đến khi đánh vào trong thành, quân Hồ đều ra sức chống đỡ, có lúc phản kích lại quyết liệt, nhưng cuối cùng không giữ nổi, thua to, phải bỏ chạy. Thành Đa Bang nhanh chóng thất thủ, phòng tuyến dày công chuẩn bị coi như tan vỡ.  Quân Minh đánh chiếm được thành Đa Bang cùng 12 voi chiến và vô số binh khí, các quân dọc sông đều tan vỡ, lui giữ Hoàng Giang. Quân Minh thừa thắng tràn xuống chiếm được Đông Đô vào ngày 22-1-1407. Một số quan lại quí tộc quay sang hàng quân Minh, đánh lại Hồ Quí Ly. 
Ngày 13 tháng 12 âm lịch, được sự chỉ đường của hàng tướng ngưới Việt là Mạc Thúy, quân Minh dọc sông Phú Lương tiến xuống, đốt phá rào gỗ. Biết cơ sở chính của nhà Hồ ở Tây Đô - Thanh Hóa, quân Minh theo đường sông Phú Lương tiến đánh.  
Quân nhà Hồ do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy, tiếp tục rút chạy về Hoàng Giang (khúc hạ lưu sông Hồng thuộc địa phận Lý Nhân - Nam Hà). Bị giặc kéo đến đánh thua nữa, phải rút về Muội Hải (Giao Thủy - Nam Hà) xây thành, đắp lũy, đúc súng, đóng thuyền, cố thủ, rồi lại bị đánh thua, đành lui về Đại An (cửa sông Đáy).

Đến tháng 2 năm 1407, Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô. Ngày 20 tháng 2 âm lịch năm 1407 hai bên đụng độ nhau ở 2 bờ sông. Theo Minh sử, quân Hồ có 500 chiến thuyền, còn quân Minh đánh theo cả hai đường thủy bộ. Kết quả quân Đại Ngu bị thua, mất 100 thuyền chiến và 10.000 binh lính, phải lui về Muộn Hải.

Theo Việt Nam sử lược: Qua tháng 3 năm Đinh Hợi (1407) Mộc Thạnh biết rằng con trưởng Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đóng ở Hoàng Giang, bèn đem thủy lục cùng tiến lên đến hạ trại ở sông Mộc Phàm (ở làng Mộc Phàm, huyện Phú Xuyên tiếp với Hoàng Giang). Hồ Nguyên Trừng đem 30 chiếc thuyền ra đánh bị quân Mộc Thạnh ở hai bên bờ sông đánh ụp lại. Nguyên Trừng thua chạy về cửa Muộn Hải (ở Giao Thủy, Nam Định). Bấy giờ tướng nhà Hồ là Hồ Đỗ và Hồ Xạ cũng bỏ bến Bình Than(ở làng Trần Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương) chạy về cửa Muộn Hải để cùng với Nguyên Trừng tìm kế phá giặc; nhưng quân Minh sục đến, lại bỏ chạy ra giữ cửa Đại An (thuộc phủ Nghĩa Hưng bây giờ). Quân Minh ở Muộn Hải phải bệnh, lui về đóng ở bến Hàm Tử, để đợi quân Hồ lên sẽ đánh.

Quân Minh bắt được hơn trăm người, trong đó có các tướng nhà Hồ và đem ra chém hết, quân Đại Ngu thất bại, lui về giữ Cửa Muộn. Hồ Quý Ly và Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Dân vùng Kinh Lộ (từ Thanh Hóa trở ra Bắc) phần nhiều theo nhà Minh làm phản để chống lại nhà Hồ. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn, đến cửa Muộn, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí đóng thuyền chiến. Quyên mộ tiền của, ai đóng góp đều được phong tước, con trai được lấy con gái nhà tôn thất. Viên thị trung Trần Nguyên Chỉ cùng công chúa Thiên Huy dẫn nhân dân tránh loạn ra Đồ Sơn, trung thư lệnh Trần Sư Hiền cùng công chúa Thiên Gia ngược dòng sông Cái đến đầu hàng quân Minh. Người Kiến Hưng là Nguyễn Nhật Kiêm tụ tập bè đảng giết chết Trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ rồi đầu hàng quân Minh.

Tướng chỉ huy quân Thần Đinh Ngô Thành nhân gió theo nước triều lên tiến đánh, đột kích đến Giao Thủy. Trương Phụ, Mộc Thạnh chia quân ra hai bên bờ sông chặn đánh. Ngô Thành thế cô bị hãm trận chết, được truy tặng Kiêu vệ tướng quân. Hai bên đối lũy nhau, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm ướt, quân Minh khó ở bèn dời đến cửa Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt. Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng cũng dời đến Hoàng Giang, đón Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương từ Thanh Hóa ra. Bây giờ người miền kinh lộ trước theo quân Minh, nay bị họ sai khiến và mất nhiều gia thuộc, mang lòng oán hận, lại kéo đến cửa quân nhà Hồ để xin đánh quân Minh.
Đến tháng 2 năm 1407, Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô. Ngày 20 tháng 2 âm lịch năm 1407 hai bên đụng độ nhau ở 2 bờ sông. Theo Minh sử, quân Hồ có 500 chiến thuyền, còn quân Minh đánh theo cả hai đường thủy bộ. Kết quả quân Đại Ngu bị thua, mất 100 thuyền chiến và 10.000 binh lính, phải lui về Muộn Hải
Quân Minh bắt được hơn trăm người, trong đó có các tướng nhà Hồ và đem ra chém hết, quân Đại Ngu thất bại, lui về giữ Cửa Muộn. Hồ Quý Ly và Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Dân vùng Kinh Lộ (từ Thanh Hóa trở ra Bắc) phần nhiều theo nhà Minh làm phản để chống lại nhà Hồ. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn, đến cửa Muộn, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí đóng thuyền chiến. Quyên mộ tiền của, ai đóng góp đều được phong tước, con trai được lấy con gái nhà tôn thất. Viên thị trung Trần Nguyên Chỉ cùng công chúa Thiên Huy dẫn nhân dân tránh loạn ra Đồ Sơn, trung thư lệnh Trần Sư Hiền cùng công chúa Thiên Gia ngược dòng sông Cái đến đầu hàng quân Minh. Người Kiến Hưng là Nguyễn Nhật Kiêm tụ tập bè đảng giết chết Trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ rồi đầu hàng quân Minh. 

Ngày 13 tháng 3 năm 1407, quân nhà Hồ tiến tới cửa Hàm Tử. Khi ấy Hồ Xạ biết người Minh có mai phục, không chịu tiến quân. Hồ Đỗ sai người đến trách, Hồ Xạ liền tập hợp 7 vạn quân thủy bộ nói phao là 21 vạn tấn công quân Minh. Hồ Xạ và Trần Đĩnh chỉ huy quân bộ ở bờ nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy quân bộ ở bờ bắc; Nguyễn Công Chửng chỉ huy 100 chiến thuyền làm tiên phong. Hồ Trừng và Hồ Đỗ ở trong doanh Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy quân thủy. Người Minh chia hai mặt thủy bộ xông ra. Quân hai bên bờ sông của họ Hồ quay ngược giáo nhảy xuống chết, chỉ có thủy quân thoát được. Nhưng các thuyển chiến và thuyền chở lương đều bị chìm, không một người nào sống sót về được. An phủ sứ Bắc Giang Nguyễn Hy Chu bị Trương Phụ bắt sống, Hy Chu chửi Phụ là giặc tàn bạo, bị Phụ giết. Minh sử ghi rằng hàng chục ngàn quân nhà Hồ bị chém đầu, nước sông đỏ máu.

Theo sử liệu Trung Quốc, nhà Hồ huy động lực lượng đáng kể (70.000 quân) và nhiều chiến thuyền kéo dài trên sông đến năm cây số. Mặc dù quân Hồ cũng sử dụng súng chống trả, nhưng hỏa lực quân Minh vẫn đủ sức tạo chiến thắng, với 10.000 lính Việt tử trận. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương cùng các tướng vượt biển về Thanh Hóa,
Quân Minh bắt được hơn trăm người, trong đó có các tướng nhà Hồ và đem ra chém hết, quân Đại Ngu thất bại, lui về giữ Cửa Muộn. Hồ Quý Ly và Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Dân vùng Kinh Lộ (từ Thanh Hóa trở ra Bắc) phần nhiều theo nhà Minh làm phản để chống lại nhà Hồ. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn, đến cửa Muộn, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí đóng thuyền chiến. Quyên mộ tiền của, ai đóng góp đều được phong tước, con trai được lấy con gái nhà tôn thất. Viên thị trung Trần Nguyên Chỉ cùng công chúa Thiên Huy dẫn nhân dân tránh loạn ra Đồ Sơn, trung thư lệnh Trần Sư Hiền cùng công chúa Thiên Gia ngược dòng sông Cái đến đầu hàng quân Minh. Người Kiến Hưng là Nguyễn Nhật Kiêm tụ tập bè đảng giết chết Trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ rồi đầu hàng quân Minh. 

Ngày 13 tháng 3 năm 1407, quân nhà Hồ tiến tới cửa Hàm Tử. Khi ấy Hồ Xạ biết người Minh có mai phục, không chịu tiến quân. Hồ Đỗ sai người đến trách, Hồ Xạ liền tập hợp 7 vạn quân thủy bộ nói phao là 21 vạn tấn công quân Minh. Hồ Xạ và Trần Đĩnh chỉ huy quân bộ ở bờ nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy quân bộ ở bờ bắc; Nguyễn Công Chửng chỉ huy 100 chiến thuyền làm tiên phong. Hồ Trừng và Hồ Đỗ ở trong doanh Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy quân thủy. Người Minh chia hai mặt thủy bộ xông ra. Quân hai bên bờ sông của họ Hồ quay ngược giáo nhảy xuống chết, chỉ có thủy quân thoát được. Nhưng các thuyển chiến và thuyền chở lương đều bị chìm, không một người nào sống sót về được. An phủ sứ Bắc Giang Nguyễn Hy Chu bị Trương Phụ bắt sống, Hy Chu chửi Phụ là giặc tàn bạo, bị Phụ giết. Minh sử ghi rằng hàng chục ngàn quân nhà Hồ bị chém đầu, nước sông đỏ máu.

Theo sử liệu Trung Quốc, nhà Hồ huy động lực lượng đáng kể (70.000 quân) và nhiều chiến thuyền kéo dài trên sông đến năm cây số. Mặc dù quân Hồ cũng sử dụng súng chống trả, nhưng hỏa lực quân Minh vẫn đủ sức tạo chiến thắng, với 10.000 lính Việt tử trận. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương cùng các tướng vượt biển về Thanh Hóa, cố thủ ở thành Tây Đô.
Đầu mùa hạ năm 1407, Trương Phụ kéo đại quân tấn công Tây Đô, đánh bại quân Hồ.

Sau khi quân Minh chiếm được vùng từ Ninh Bình ra Bắc, nhà Hồ chỉ còn giữ được những vùng đất từ Thanh Hóa trở vào. Tháng 4, năm 1407 nhà Minh xuống chiếu cho tìm khắp nơi con cháu họ Trần lập làm quốc vương. Các ngụy quan và bô lão miền kinh lộ người Việt nhiều lần nói là đã bị họ Lê giết hết cả, không còn ai có thể nối dõi nhà Trần được nữa. Họ tâu rằng nước An Nam vốn là đất Giao Châu, xin được trở lại làm quận huyện như xưa để cùng các nha môn vệ, sở, phủ, châu, huyện. Nhà Minh cho Đô chỉ huy Lữ Nghị giữ đô ty, Bắc Kinh hành bộ Thượng thư Hoàng Phúc giữ hai ty Bố chính và Án sát, lại cấm sai phái và ngừng thu các loại thuế 3 năm.

Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, định dùng hậu phương mới chiếm được từ Chiêm Thành để kháng cự, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh đang trấn thủ Thăng Hoa, sai lấy một phần ba số dân Việt di cư khi trước mới đến khẩn hoang ở Thăng Hoa, gộp với quân lính địa phương làm quân "cần vương" giao cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho hoàng tử nước Chiêm cũ là Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây. Tuy nhiên, vua Chiêm Thành là Ba Đích Lại nhân lúc Đại Ngu bị quân Minh đánh bại cũng cất quân bắc tiến, lần lượt chiếm lại vùng đất vốn bị nhà Hồ chiếm năm 1402. Quân Chiêm đánh chiếm châu Tư, Nghĩa và tiến lên đánh Thăng, Hoa. Dân bản địa phủ Thăng Hoa tan rã bỏ chạy, Chế Ma Nô Đà Nan tử trận, Hoàng Hối Khanh không chống nổi quân Chiêm phải rút về Hóa châu.

Ngày 23 tháng 4 âm lịch, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân nhà Hồ không đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ tự tan vỡ. Hai cha con họ Hồ định lánh đến Thâm Giang nhưng không thành. Lúc này tướng nhà Hồ là Ngụy Thức thấy tình thế vô phương cứu chữa, bèn tâu:
- Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn.
Hồ Quí Ly cả giận, chém đầu Ngụy Thức rồi dẫn tàn binh chạy về vùng Hà Tĩnh. Quân giặc đuổi bám ráo riết, đến cửa biển Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thì kịp. Quân nhà Hồ nghênh chiến trong bước đường cùng. Trận đánh nổ ra (chắc là xoàng xĩnh thôi!), quân Hồ “nhanh nhẹn” tan nát hoàn toàn. Cha con Hồ Quí Ly cùng nhiều tướng lĩnh, thân thuộc đều bị quân Minh bắt sống, giải về Kim Lăng (Trung Quốc). Triều Hồ đến đây tiêu vong, Đại Ngu kết thúc, nước Đại Việt bị xâm lăng.
Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến nhà Hồ chống quân Minh xâm lược đã quá rõ. Hồ Quí ly đã xây dựng được một lực lượng quân sự không kém hùng hậu về quân số và trang thiết bị chiến tranh, đã có đủ thời gian để xây thành đắp lũy kiên cố, công phu và bày binh bố trận kỹ càng. Về tương quan lực lượng ban đầu, chắc chắn quân Hồ không thua kém quân Minh và có phần lợi thế hơn, cho nên Quí Ly mới nghĩ đến chọn trận địa chiến làm cách đánh phòng thủ chủ yếu. Tuy nhiên, sự chuẩn bị có vẻ rất chu đáo và hoàn tất ấy lại thiếu mất một bộ phận cơ bản, một khâu cốt lõi mà Quí Ly dù có ao ước đến mấy cũng không thể có được, đó là khối đoàn kết toàn dân tộc và một tài năng quân sự xuất chúng (chúng ta cho rằng cái sau phụ thuộc vào cái trước!).
Chính vì thế mà quân nhà Hồ tuy đông, được trang bị tốt nhưng “trăm vạn người, trăm vạn lòng” (lời Nguyễn Trãi), không có được cái sức mạnh tinh thần hết sức quý báu của một đội quân tự giác, thoát thai từ “toàn dân vi binh”, một lòng cứu nước, đó là tinh thần chủ động tiến công, ý chí quyết chiến. Bên cạnh đó, tư tưởng chỉ đạo chiến tranh sai lầm của bất tài quân sự Quí Ly đã trực tiếp làm nên chiến bại chóng vánh của quân kháng chiến. Thụ động trong phòng ngự, chạy dài trong rút lui, để cho giặc rảnh rang tập trung quân đánh hết đồn ải này đến thành lũy khác thì quân đông mấy cũng thành ít, mạnh mấy cũng thành yếu. Tướng tài đến mấy cũng có thể phạm sai lầm, nhưng hơn người ở chỗ nhanh chóng phát hiện ra điều ấy, nhanh chóng phán đoán được tình huống và quyết đoán chọn phương án tác chiến mới phù hợp. Ở đây, Quí Ly đã không làm được như vậy. Trước những thất bại trong phòng thủ ở vùng biên giới và những trận đánh dọc đường hành tiến của quân Minh, nhà Hồ không những không thu được chiến quả có ý nghĩa nào mà còn bị tổn thất không nhỏ về lực lượng quân sự. Ấy vậy mà quân Hồ tuyến sau vẫn án binh, cứng đờ, ở đâu củng cố ở đó chờ giặc tới để phòng thủ, đồng nghĩa với chờ bị tiêu diệt. Nếu ngay lúc đó Hồ Quí Ly hiểu ra được tình thế ngày một bất lợi, phát hiện được những biểu hiện mầm mống từ những sự kiện chiến trường vùng biên giới về một nguy cơ thất bại của thế trận co cụm phòng ngự máy móc, mà tìm cách bảo toàn lực lượng, quyết đoán chuyển sang trường kỳ kháng chiến, “kiên thủ chờ suy”, lấy trận Đa Bang và thêm trận Đông Đô làm những trận quyết chiến chiến thuật (đánh nghi binh, ngăn chặn quyết liệt để rút lui an toàn…) tổ chức hàng loạt trận tập kích theo các hướng thường xuyên, liên tục đánh tiêu hao, phân tán lực lượng địch, bảo toàn lực lượng ta, thì quân Hồ rất có thể sẽ phòng thủ được Đại Ngu lâu hơn nhiều, thậm chí có cơ may đánh bại quân xâm lược nhà Minh. Kháng chiến kéo dài chỉ có lợi cho nhà Hồ, vì bản chất phi nhân phi nghĩa của quân xâm lược sẽ bị phơi bày, chiêu bài giả dối “phù Trần, diệt Hồ” của chúng sẽ dần mất tác dụng, tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến tăng lên; sẵn nồng nàn yêu nước và có đủ thời gian lựa chọn, chắc rằng lòng dân sẽ ngày càng hướng về và nhờ thế mà cũng có thể nhận thức chính trị của vua quan nhà Hồ được cải thiện ít nhiều, sĩ khí quân Hồ từ đó sẽ được kích thích lên cao.
Nhưng nếu thế thì không phải lịch sử vì đã là lịch sử thì làm gì có chữ “nếu”. Còn nếu chúng ta vẫn cứ muốn “nếu” thì cái “nếu” ấy chỉ có nghĩa: nếu trứng khôn hơn vịt thì vịt sẽ phải có một chọn lựa là không đẻ ra… trứng, mà đẻ ra vịt con để khỏi khôn hơn nó. Nhưng nếu thế thì làm sao có câu: “Hậu sinh khả úy”? Hay trứng khôn hơn vịt là vì trứng nở ra vịt để “bắt” vịt đẻ ra trứng? Nếu thế thì… Ôi, chữ “nếu”!
Quá khứ không thể trở lại nhưng lịch sử thì có thể lặp lại. Vì thế mà người đọc sử có quyền “nếu” để chọn lựa tương lai. Tương lai như thế nào, có một phần quan trọng phụ thuộc vào hiện tại thấm nhuần đến mức độ nào những bài học lịch sử. Hãy đừng để cho lịch sử lặp lại những đau thương! Phải chăng lời kêu gào ấy là vô vọng?
Chuyện kể rằng Ngày 5 tháng 5 năm Đinh Hợi, (1407), Hồ Quý Ly bị giặc bắt ở bãi Chỉ Chỉ (nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Sáu ngày sau, ngày 11-5 giặc lại bắt được Hồ Nguyên Trừng ở Kì La (Kì Anh, Hà Tĩnh). Ngay ngày hôm sau, 12-5, Hồ Hán Thương và con là thái tử Nhuế bị bắt ở Cao Vọng (cũng thuộc Kì Anh, Hà Tĩnh). Cuộc kháng chiến của triều Hồ đến đó là hoàn toàn bị dập tắt. Không ít quan lại của triều Hồ đã đầu hàng quân Minh. Tuy nhiên, cũng có những người thà chết để giữ nguyên tiết tháo chứ quyết không chịu cúi đầu quy phục. Trong số đó, nổi bật hơn cả có lẽ là Kiều Biểu và Ngô Miễn. Cũng sách trên, (tờ 3-b) chép rằng:
"Duy có hành khiển hữu tham tri chính sự là Ngô Miễn và chức trực trưởng là Kiều Biểu đã nhảy xuống nước tự tử. Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn Thị ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Chồng ta thờ Chúa, một đời ăn lộc, nay giữ tiết nghĩa mà tự tử, thế là chết rất xứng đáng, còn oán hận gì nữa? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày; chẳng lẽ lại không được hay sao? Nhưng, đạo vợ chồng, nghĩa vua tôi, trong chốc lát mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào. Chi bằng, xin được theo nhau.
Nói xong, cũng nhảy xuống nước mà tự tử.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vợ Ngô Miễn là Nguyễn Thị không chỉ chết vì nghĩa mà thôi. Câu nói của Bà cũng đủ làm lời khuyên cho đời. Vậy nên chép ra đây để nêu gương".


Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 12, tờ 18) còn chép thêm về tình cảnh của cha con Hồ Hán Thương khi chạy đến Kì La (Hà Tĩnh) như sau:
"Lúc cha con nhà Hồ (đây là chỉ Hồ Hán Thương và thái tử Nhuế - ND) chạy đến Ki La, có phụ lão ra bái yết, nói rằng:
- Chỗ này tên gọi là Ki Lê (nói trại chữ Kì La, mang nghĩa khác là trói người họ Lê, tức họ Hồ vì sử vẫn chép Hồ Quý Ly là Lê Quý Ly - ND), ở trên núi Thiên Cầm (nguyên nghĩa là đàn trời, song ở đây, chữ cầm được dùng với nghĩa là bắt, Thiên Cầm là trời bắt - ND), đấy là điềm không tốt, xin chớ lưu lại đây.
Hai cha con họ Hồ nổi giận, chém chết người phụ lão ấy. Đến giờ, quả nhiên, cha con họ Hồ bị bắt ở nơi đó."

Lời Bàn:
Chém Nguỵ Thức ở Điển Canh rồi lại chém cụ phụ lão ở Kì La, cha con Hồ Quý Ly chỉ bộc lộ cho trọn vẹn thêm bản chất tàn bạo của mình mà thôi. Mới hay, cha con họ Hồ chẳng thể sánh với Ngô Miễn và Kiều Biểu, càng không thể sánh với vợ Ngô Miễn là người phụ nữ mà đến bây giờ, sử cũng chỉ mới biết họ, chưa được biết tên.
Ý của cụ phụ lão ở Kì La cũng có thể coi là ý dân vậy. Dân đã không chứa chấp lại còn dùng thuật chơi chữ để doạ mà đuổi đi, ấy cũng bởi như Nguyễn Trãi sau này nói:
"Vừa rồi, vì họ Hồ chính sự phiền hà,
Để khắp nước lòng dân oán giận".

Dè đâu, dấu chấm hết triều Hồ cũng là dấu chấm than đầy cay đắng, buồn thay!
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét