PHÁT HIỆN KHẢO CỔ 13
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nắng nóng, kho báu ma quái 6.000 năm tự hiện hình trên núi hoang
Anh Thư |
Một kho báu khảo cổ vô giá có niên đại trải dài từ thời đại đồ đá đến trung cổ đã bất ngờ xuất hiện ở Na Uy, khi một tảng băng hàng ngàn năm tuổi bị tan chảy.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Holocen, tổng cộng có 68 hiện vật trong tình trạng đặc biệt tốt lộ ra khi một tảng băng lớn ở vùng núi thuộc quận Innlandet (Na Uy) tan chảy. Các nhà khảo cổ đã áp dụng phương pháp định tuổi thông qua đồng vị carbon phóng xạ và biết được rằng những hiện vật cổ xưa nhất có niên đại từ 6.000 năm trước, tức thời đại đồ đá.
Một trong các hiện vật lộ ra trong băng, là một mũi giáo nguyên vẹn - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Những hiện vật 6.000 tuổi này chủ yếu là những chiếc gậy được mô tả là "đáng sợ", dùng để lùa động vật vào nơi dễ dàng bị săn bắt hơn. Ngoài ra còn có rất nhiều xương và gạc tuần lộc được chế tác thành công cụ để săn bắt chính đồng loại chúng.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều mũi tên, giáo mác được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Ước tính " kho báu " này đã lưu giữ một đoạn lịch sử dài từ thời kỳ đồ đá cho đến thời trung cổ. Các mũi tên nhiều thời kỳ được đánh giá cao nhất, bởi thứ vũ khí này thường ẩn chứa nhiều thông tin về trình độ, sự phát triển của những người sử dụng chúng.
Tờ Science Alert dẫn lời nhà khảo cổ Lars Holger Pilø từ Cục Di sản Văn hóa, Hội đồng quận Innladet (Na Uy): "Đây là di tích băng có nhiều mũi tên và biên độ thời gian giữa các hiện vật lớn nhất thế giới. Thực hiện điều tra thực địa ở đây và tìm thấy những hiện vật này là một giấc mơ của các nhà khảo cổ học".
Toàn bộ khu vực cũng được khảo sát tổng thể bằng kỹ thuật radar xuyên đất, giúp ghi nhận cách một số hiện vật bị nghiền nát - thứ thể hiện sự di chuyển của các mảng băng. Tuy vui mừng vì phát hiện ra kho báu khảo cổ này, nhưng giới khoa học rất lo ngại về cách mà các hiện vật được thiên nhiên khai quật.
Băng tan là một minh chứng rõ ràng cho sự nóng lên toàn cầu. Trong đó mảng băng Langfonne ở vùng núi này chỉ còn chưa đến 1/3 kích thước của chính nó 20 năm trước, cũng như chỉ khoảng 10% kích thước của thời kỳ Tiểu Băng Hà (từ thế kỷ 15-20).
Rùng rợn 119 đầu lâu xếp thành "tháp người" lộ ra giữa thành phố
(NLĐO)- Các nhà khảo cổ Mexico đã tìm được mặt tiền và mặt phía Đông của một "tháp người " - kiến trúc đáng sợ của đế chế Aztec, xây bằng đầu lâu những chiến binh và nạn nhân hiến tế.
Công trình được phát hiện ngay giữa lòng Thành phố Mexico - thủ đô của đất nước. Lần này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mặt tiền và mặt phía đông của tòa "tháp người" rùng rợn, được xây bằng 119 hộp sọ có niên đại từ những năm 1400 sau Công Nguyên.
Nó là một phần của cụm kiến trúc kinh dị Huey Tzompantli. Vào năm 1521, một phần kiến trúc này đã lộ ra và gây kinh hãi cho những người Tây Ban Nha khi họ xâm chiếm thành phố.
Hiện trường khai quật mới nhất với hàng loạt hộp sọ tạo nên mặt tiền và mặt phía Đông tòa tháp đáng sợ - Ảnh: REUTERS
Bản thân ngọn tháp này được phát hiện lần đầu vào năm 2017, với hàng trăm đầu lâu đã được khai quật trước đó.
Tờ The Guardian dẫn lời ông Alejandra Fraustio, Bộ trưởng Bộ văn hóa Mexico: "Templo Mayor tiếp tục làm chúng tôi ngạc nhiên và Huey Tzompantli chắc chắn là một trong những phát hiện khảo cổ ấn tượng nhất những năm gần đây ở đất nước chúng tôi".
Cận cảnh một phần nguyên vẹn của tháp người - Ảnh: THE GUARDIAN
Khác với những lần khai quật trước, các nhà khoa học không chỉ tìm thấy những đầu lâu chiến binh, mà còn phát hiện cả hộp sọ của phụ nữ và trẻ em. Điều này đặc nghi vấn về những nghi lễ hiến tế rùng rợn đã góp phần vào công cuộc xây dựng tòa tháp cũng như các kiến trúc chết chóc quanh đó.
Theo nhà khảo cổ học Raúl Barrea, một trong những người phụ trách cuộc khai quật, tất cả sự sắp đặt này là "quà tặng cho các vị thần.
Đế chế Aztec thống trị khu vực thung lũng Mexico và một phần đất đai đáng kể xung quanh từ năm 1428 đến khi bị người Tây Ban Nha đánh tan vào năm 1521, nổi tiếng với tự tàn bạo và những nghi lễ rùng rợn.
Phát hiện hộp sọ nặng hơn 1.300 kg, đội khảo cổ mất 2 tháng để khai quật
Tuệ An |
Một chủ trang trại tại Nam Dakota, Mỹ, đã tìm thấy một vật thể lạ nằm lộ thiên gần nhà mình và liên hệ với các nhà khảo cổ.
David Schmidt, giáo sư địa chất tại Đại học
Westminster, đã đến Nam Dakota vào mùa hè năm 2019 cùng một nhóm sinh
viên để khai quật một di chỉ hóa thạch mà ông được thông báo từ Trung
tâm Lâm nghiệp Quốc gia. Một chủ trang trại gần đó đã phát hiện ra một
vật thể lạ (nhiều khả năng là một khúc xương) nằm lộ thiên nên họ muốn
mời Schmidt đến xem xét.
Schmidt phát biểu với Đài Phát thanh St. Louis Public Radio: "Một trong những mảnh xương đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy là một chiếc xương hình trụ dài. Điều đầu tiên thốt ra từ miệng của chúng tôi là: Cái này trông giống như sừng của một con Triceratops."
Đội khảo cổ đã phải xin phép cơ quan chức năng để được phép khai quật di chỉ này. Sau khi được cấp phép, Schmidt và một nhóm nhỏ sinh viên đã quay trở lại vào mùa hè năm 2020 và dành gần như tất cả các ngày trong tháng 6 và tháng 7 để khai quật hộp sọ.
Một khó khăn khác là kích thước khổng lồ của hộp sọ với chiều dài khoảng 7 feet (khoảng 2,1m) và cân nặng hơn 3.000 pound (xấp xỉ 1.361 kg).
Để dễ hình dung và so sánh, hộp sọ khủng long ba sừng lớn nhất từng được khai quật dài khoảng 8,2 feet.
Hộp
sọ của con khủng long mà Schmidt đang nghiên cứu có khả năng thuộc loài
Triceratops prorsus, một trong hai loài khủng long ba sừng từng sống
lang thang ở Bắc Mỹ vào khoảng 66 triệu năm trước.
Khủng long ba sừng Triceratops là một loài khủng long ăn cỏ, và nó cũng đặc biệt là bữa ăn yêu thích của khủng long bạo chúa T-rex. Điều đó có lẽ lý giải tại sao ở Dakotas có nhiều mảnh xương Triceratops rải rác hơn là những bộ xương và hộp sọ hoàn chỉnh.
Ví dụ, vào mùa hè năm 2019, một nhóm nghiên cứu độc lập trong một cuộc tìm kiếm ở phía Bắc Dakota đã gây chú ý sau khi khai quật được một hộp sọ Triceratops hoàn chỉnh với chiều dài lên đến 5 feet.
Michael Kjelland, giáo sư sinh học tham gia vào cuộc khai quật đó cho biết, việc đào được hộp sọ đó giống như hoàn thành một "trò chơi ghép hình 3D nhiều mảnh, đòi hỏi kỹ thuật sánh ngang với các kỹ sư ở SpaceX", ông nói với tờ New York Times.
Những phát hiện khảo cổ
Badlands không phải là địa điểm duy nhất ở Bắc Mỹ mà các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch khủng long.
Vào những năm 1870, Colorado và Wyoming đã trở thành những địa điểm đầu tiên ở Hoa Kỳ khai quật được hóa thạch khủng long, mở ra một thời đại mới khi công chúng mê mẩn những sinh vật thời tiền sử - và cũng đồng thời mở ra một cuộc cạnh tranh để tìm kiếm chúng.
Kể từ đó đến nay, xương khủng long đã được tìm thấy ở 35 bang trên toàn nước Mỹ. Một trong những địa điểm có nhiều di tích nhất là hệ tầng Morrison, một dãy đá trầm tích Thượng Jura trải dài phía dưới bờ Tây nước Mỹ.
Được phát hiện ở đây có thể kể đến một số loài như Khủng long khoang rỗng Camarasaurus, Khủng long chân thằn lằn Diplodocus, Khủng long cổ dài Apatosaurus, Khủng long phiến sừng Stegosaurus hay Khủng long chân thú Allosaurus.
Đối
với "Shady" (biệt danh của con khủng long được nhóm của Schmidt phát
hiện), nhóm của ông đã vận chuyển nó đến khuôn viên trường Westminster
một cách an toàn. Họ hy vọng sẽ gây quỹ để tái tạo lại nó và quay trở
lại Nam Dakota để tìm kiếm thêm những hóa thạch xương thuộc về con khủng
long này.
Nghiên cứu về khủng long giúp các nhà khoa học có được những hiểu biết đầy đủ hơn về quá trình tiến hóa của giới sinh vật, làm sáng tỏ những sự thay đổi kéo dài từ "thời xa vắng" cho đến ngày nay. Đối với một nhà khoa học như Schmidt, đó cũng có thể là niềm vui giản đơn khi được trải nghiệm một thế giới đã mất.
Schmidt nói với Đài Phát thanh St. Louis Public Radio: "Bạn mơ về những khoảnh khắc như thế này khi còn bé mà chưa bao giờ nghĩ rằng nó sẽ thực sự xảy ra."
Bài viết tham khảo từ BigThink
Nhận xét
Đăng nhận xét