Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

TT&HĐIII - 25/l


                                                Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

 
Vụ Tru Di Cửu Tộc Lớn Nhất Thế Kỷ XIV Của HỒ QUÝ LY Gây Căm Phẫn Nhất Lịch Sử

                                                                MẠC ĐỈNH CHI

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                                (Khuyết danh)

 

 

 

(Tiếp theo)

***

Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian đó, khi mà những bậc lão thành đầy tài năng và tâm huyết với đất nước đã về chầu tổ tiên thì tập đoàn thống trị nhà Trần, từ vua, đám hoàng thân quốc thích, cho đến đội ngũ quan lại trong triều cũng như ở địa phương bắt đầu thoái hóa, suy đồi. Chu Văn An, ông quan chính trực dâng sớ xin chém 7 tên quan nịnh thần, lũng đoạn triều đình (Thất trảm sớ), không được, đành từ quan về ở ẩn. Nạn ăn chơi sa đọa, tham quan lại nhũng, cường hào ác bá của tầng lớp thống trị đã như là chuyện thường tình, hiển nhiên trong xã hội.
Điển hình cho sự tham nhũng là Trần Khánh Dư. Mức độ tham nhũng của ông này, theo dư luận dân gian hồi đó được truyền khẩu đến nay thì chó, gà vùng Vân Đồn nghe thấy còn phải kinh sợ (Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh). Khi vua Anh Tông cho gọi về triều hỏi tội, Trần Khánh Dư thản nhiên đáp: “Tướng là chim ưng, quân dân là vịt, lấy vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ”. An phủ sứ Hồ Tòng Thốc khét tiếng ăn lễ lạc của dân, khi bị phát giác, vua triệu vào triều hỏi, Thốc trơ tráo nói: “Một người được ơn vua thì cả nhà hưởng lộc nước”.
Nhà Trần đã thoái hóa về nhận thức chính trị đến cỡ đó! Trần Khánh Dư, người có công lớn trong kháng chiến đối với đất nước, đã thành ra kẻ có tội nặng trong thời bình đối với nhân dân.
Dưới thời Minh Tông, trong huyết thống hoàng gia đã bắt đầu có ngoại thích xen vào. Đó là việc ông sủng ái Anh Tư phu nhân, con gái một quan viên họ Lê và em phu nhân là Sung viên Lê thị. Cả 2 bà đều sinh ra các Hoàng tử đều là những người sẽ kế thừa ngôi vị Hoàng đế Đại Việt tương lai. Anh Tư phu nhân sinh ra Hoàng trưởng tử Trần Vượng, Trần Phủ còn Lê sung viên sinh ra hoàng tử út Trần Kính.
Minh Tông do sủng ái Anh Tư phu nhân nên muốn lập con của phu nhân là Trần Vượng làm Thái tử, nhưng gặp phải sự phản đối từ cha của Lệ Thánh hoàng hậu là Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn, một đại thần trụ cột đương thời, con trai của Nhân Tông hoàng đế, người mà Minh Tông phải gọi bằng chú. Khi Anh Tông hấp hối, ông đã giao Quốc Chẩn chăm nom Minh Tông nên có thể nói địa vị của Quốc Chẩn rất là cao. Khi Quốc Chẩn phản đối việc ông lập Trần Vượng làm Thái tử, Minh Tông bèn thôi nhưng rất bực mình. Sau đó, dưới sự xúi giục của Trần Khắc Chung, Văn Hiến hầu là con trai của Trần Nhật Duật, cùng sự ngấm ngầm của Anh Tư phu nhân, Minh Tông đã bắt giam Quốc Chẩn vào một ngôi chùa và khiến Quốc Chẩn thiệt mạng.
Minh Tông sau đó truyền ngôi cho Thái tử Trần Vượng, gọi là Trần Hiến Tông. Hiến Tông chết khi còn trẻ, ông lập con của Lệ Thánh hoàng hậu là Trần Hạo, tức Trần Dụ Tông. Năm 1358, Thượng hoàng Minh Tông băng hà, hưởng dương 59 tuổi. Dụ Tông tự mình điều hành chính sự, thời kỳ suy vong của nhà Trần bắt đầu.
“Đệ nhất anh hào” của lối sống phung phí, xa hoa trụy lạc là vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369). Vua thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo vua khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm. Trần Dụ Tông chỉ có các biện pháp khắc phục tạm thời như sai các nhà hào phú bỏ thóc lúa chu cấp cho người nghèo để chống đói và thưởng chức tước cho họ để trả công; ông không chú trọng việc đắp đê và làm thủy lợi để phát triển nông nghiệp lâu dài. Sách “Cương mục” nhận xét: “Dụ Tông nghiện rượu, mê đàn hát, xa xỉ làm cung điện nguy nga và tường vách chạm trổ, lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời, món gì Dụ Tông cũng mắc. Cơ nghiệp nhà Trần sao khỏi suy được”.
Vừa chịu tác động ngày một tiêu cực bởi mặt trái của sự phát triển kinh tế, vừa phải chịu sự vơ vét, bóc lột đủ cách của tầng lớp thống trị, đời sống đại chúng ngày một khốn đốn. Đã thế, sản xuất nông nghiệp còn phải chịu những thiên tai gây mất mùa, đói kém lớn vào những năm 1321, 1344, 1357, 1392, làm cho đời sống nhân dân càng thêm cơ cực, đời sống xã hội vì thế mà cũng trở nên ngột ngạt. Điều tất yếu phải xảy ra, “bần cùng sinh đạo tặc” - trộm cướp như rươi, “có áp bức có đấu tranh” - Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra; tiêu biểu là của Ngô Bệ, Trần Tề, Phạm Sư Ôn. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn (1289), đã tiến đánh, chiếm kinh đô Thăng Long 3 ngày, làm vua tôi nhà Trần phải bỏ kinh thành chạy sang Bắc Giang. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong thời quân chủ, chiếm được kinh thành của một triều đình.
“Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”, cái kế sách có tầm chân lý phổ quát trong lời trăn trối của Trần Quốc Tuấn ấy, đến đời Dụ Tông, từ vua đến quan đã không ai còn nhớ nữa (những cái đầu thấp tè, đam mê hởng lạc, nổi trội mặt trái nhân tính có hiểu gì đâu mà nhớ!). Chính vì vậy mà cũng từ đó, nhà Trần bạc nhược nhanh chóng, thế nước suy yếu thấy rõ.
Thượng hoàng Trần Minh Tông (làm vua từ năm 1374 đến năm 1329) có 7 người con trai gồm: Hiến Tông Vượng, Cung Tác Vương Dục, Cung Định Vương Trạch, Dụ Tông Hạo, Cung Tĩnh Vương Nguyên Trạc, Nghệ Tông Phủ, Duệ Tông. Hiến Tông lên ngôi năm 1329, đến năm 1341 thì chết (hưởng dương 23 tuổi). Dụ Tông Hạo lên thế ngôi. Mấy năm đầu, mọi việc triều chính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển, nói chung chính sự còn tương đối nề nếp, dù đất nước có khó khăn, mất mùa đói kém. Năm 1359, Thượng hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình từ đó rối loạn, bên ngoài loạn lạc can qua nổi lên, dân bắt đầu cực khổ trăm bề 
    Kết quả hình ảnh cho hình ảnh trương hán siêu
                                              Trương Hán Siêu
truonghansieu
Đền thờ Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu, tên tự là Thăng Phủ hoặc Thăng Am, hiệu Đôn Tẩu, là một vị quan, một danh nhân văn hóa đời Trần, kiệt tác văn chương nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài Bạch Đằng giang phú - một áng thiên cổ hùng văn rất được lưu ... Wikipedia
 
Thắng cảnh Dục Thúy Sơn - Núi thơ ở thành phố Ninh Bình, tên gọi do Trương Hán Siêu đặt
Danh nhân đất Việt Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn - Vị Đại Doãn Kinh Sư Đời Trần. 
Nguyễn Trung Ngạn, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà chính trị, một đại thần có tài, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần". Wikipedia
Mất: 1370
 
Năm 1369, Dụ Tông chết, triều đình càng rối như canh hẹ. Vì Dụ Tông không có con nên triều đình lập Cung Định Vương lên làm vua, nhưng bà Hoàng Thái hậu nhất định đòi đưa Dương Nhật Lễ lên ngôi. Mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy kép hát tên là Dương Khương, có thai Nhật Lễ, sau bỏ Dương Khương lấy Cung Túc Vương. Lên ngôi, Nhật Lễ muốn cải họ Dương, dứt nhà Trần, giết bà Hoàng Thái hậu cùng Cung Định Vương. Cung  Tĩnh Vương nhu nhược, thấy thế, bỏ trốn lên mạn Đà Giang. Các tôn thất nhà Trần hội binh bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức Trần Nghệ Tông (1370 - 1372)
Nhật Lễ bị giết, mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu. Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nổi binh vượt biển vào cửa Đại An, tiến đánh Thăng Long, Quân Trần không chống cự nổi, bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Đông Ngàn (Đình Bảng, Bắc Ninh) lánh nạn. Quân Chiêm vào Thăng Long, đốt sạch cung điện, bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng bạc châu báu rồi rút về.
Theo sử sách, dưới Triều vua Nghệ Tông, nổi lên nhân vật là Hồ Quí Ly.
. Quí Ly xuất thân từ quí tộc ngoại thích cuối thời Trần. Quí Ly dòng dõi người Triết Giang, Trung Quốc, là cháu 4 đời của Hồ Liêm. Hồ Liêm quê ở Nghệ An, vào thời Trần thì dời ra Thanh Hóa, làm con nuôi một viên quan to. Hai người cô của Quí Ly lấy vua Minh Tông; một người là Minh Từ Hoàng hậu đẻ ra Nghệ Tông, một người là Đôn Từ Hoàng hậu đẻ ra Duệ Tông. Bản thân Quí Ly lấy công chúa Huy Ninh - con gái của Nghệ Tông, trong khi em gái họ của Quí Ly lấy Duệ Tông. Vua Nghệ Tông rất tin dùng Hồ Quí Ly, giao nhiều trọng trách, quyền hành, với các chức tước Khu Mật Đại Sứ; Trung Tuyên Hầu…
Được tin dùng, uy thế Hồ Quí Ly ngày càng tăng. Từ đó, Quí Ly tăng cường vây cánh, mưu đồ đợi cơ hội, cướp ngôi nhà Trần.
Năm 1372, Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái Thượng hoàng. Trần Kính lên ngôi, lấy hiệu là Duệ Tông, lập em họ của Quí Ly làm Hoàng hậu. Năm 1276, thấy Chiêm Thành luôn xâm phạm bờ cõi, quấy phá. Duệ Tông thân chinh dẫn quân đi đánh. Trong trận Đồ Bàn (Kinh đô nước Chiêm Thành) năm 1377, bị mắc mưu, quân Chiêm mai phục xông ra đánh, quân Đại Việt thua to, Duệ Tông chết trong đám loạn quân. Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém cỏi. Nếu thế hệ trước thắng Mông-Nguyên khổng lồ một cách oai hùng bao nhiêu thì đời con cháu phải chạy trốn một Chiêm Thành nhỏ bé, từng núp bóng mình trong chiến tranh chống Nguyên Mông xưa kia, một cách thảm hại bấy nhiêu. Tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê). Nếu trong tông thất nhà Trần thời kỳ sau có những nhân tài như giai đoạn đầu thì dù Quý Ly có manh tâm cũng không thể tính chuyện cướp ngôi. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của Duệ Tông đã không gượng dậy được nữa. Đó chính là thời cơ cho Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và chiếm lấy ngôi nhà Trần.
Duệ Tông chết, Thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Hiền lên nối ngôi, lấy hiệu là Phế Đế (1377 – 1388).
Ngay khi giết được Duệ Tông, Chế Bồng Nga cho quân sang Đại Việt quấy nhiễu, cướp phá dữ dội. Năm 1378, quân Chiêm đánh Nghệ An, rồi theo sông Đại Hoàng, tiến đánh cướp bóc Thăng Long lần nữa. Năm 1380 và 1382, giặc Chiêm tiếp tục xâm phạm Đại Việt, nhưng 2 lần này chúng bị đánh lui.
Năm 1383, Chế Bồng Nga lại sang quấy phá Đại Việt, tiến đánh Thăng Long. Thượng hoàng cùng Phế Đế sợ hãi, phải chạy sang Đông Ngàn. Quân Chiêm lại tàn phá Thăng Long (Kinh đô cuối nhà Trần sao mà dễ chiếm quá, cứ như bị bỏ hoang vậy!)
Để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh, vua Trần tăng thêm sưu thuế và đặt ra thuế thân: mỗi xuất đinh, mỗi năm phải đóng 3 quan tiền thuế, khiến dân chúng càng thêm khổ cực.
Có chuyện Thượng hoàng đến gặp Trần Nguyên Đàm hỏi việc nước. Trước đó, Nguyên Đàm thấy tình thế gió bắt đầu đổi chiều, bèn kết làm thông gia với Hồ Quí Ly, mong cho con cháu toàn mạng, phú quí về sau. Trước Thượng hoàng, không biết thế nào mà Nguyên Đàm trả lời: “Xin bệ hạ thờ nhà Minh như cha, yêu nước Chiêm như con, thì quốc gia sẽ không việc gì mà lão thần chết cũng không hẩm”
Thế nước rệu rã, lòng người ly tán đến thế là cùng! 
Thượng hoàng vẫn hết mực tin Hồ Quí Ly trung thành. Nhưng Phế Đế đã thấy âm mưu thoán đoạt của kẻ họ Hồ, cùng kẻ tâm phúc tìm cách khử đi để trừ hậu họa. Lộ chuyện, Quí Ly kêu van với Thượng Hoàng: “Cổ lai chỉ bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ”.

Thượng hoàng xuống chiếu trách vua Phế Đế trẻ con, có ý hại kẻ trung thần, nguy đến xã tắc nên giáng xuống làm Minh Đức đại vương, lập con của Nghệ Tông làm vua, lấy hiệu là Thuận Tông (1388 - 1398). Sau đó, Phế Đế bị thắt cổ chết, các quan đồng mưu đều bị giết hại.
Năm 1389, Chế Bồng Nga lại đem quân quấy phá Đại Việt. Hồ Quí Ly đem quân đi cự chiến, nhưng thua trận phải rút chạy. Đến cuối năm, quân Chiêm tiến vào sông Hoàng Giang định đánh Thăng Long. Thượng Hoàng sai Trần Khắc Chân đi chặn, đến đóng ở Hải Triều (vùng Hưng Nhân, Thái Bình và Tiên Lữ, Hải Dương). Hàng trăm chiến thuyền quân Chiêm, tiến vào trận địa phòng ngự của quân Đại Việt. Biết được thuyền chở Chế Bồng Nga nhờ chỉ điểm, Trần Khắc Chân cho quân tập trung bắn vào thuyền ấy, Chế Bồng Nga trúng tên chết. Quân Đại Việt được thể đánh dấn, quân Chiêm đại bại. Nạn Chiêm Thành được giải quyết.
Về già, hình như Thượng hoàng Nghệ Tông cũng lờ mờ thấy được tâm địa của Hồ Quí Ly nên có lần gọi Quí Ly vào điện bảo:
- Nhà ngươi là thân tộc, cho nên bao nhiêu việc nước trẫm đều ủy thác cho cả. Nay quốc thể suy nhược, trẫm thì già rồi, ngày sau con trẫm có nên thì giúp, không thì nhà ngươi tự làm lấy.
Quí Ly cởi mũ, khấu đầu, vừa khóc, vừa thề thốt:
- Nếu hạ thần không hết lòng hết sức giúp vua thì trời tru đất diệt…
Lời thề ấy chưa được tày gang!
Năm 1394, Thượng hoàng Nghệ Tông mất, Quí Ly lên làm Phụ chính Thái sư, thâu tóm toàn bộ quyền lực. Để dễ bề thoán đoạt, Quí Ly xây thành Tây Đô (tại xã Yên Tôn, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, dân gian gọi là thành nhà Hồ) và năm 1397, ép vua Thuận Tông dời đô về đó. Thăng Long đổi tên thành Đông Đô.
Năm sau, Quí Ly lại ép Thuận Tông nhường ngôi cho con rồi đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hóa). Thái tử Án lên ngôi lúc 3 tuổi, hiệu là Thiếu Đế (1398 - 1400). Hồ Quí Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương, sai người giết Thuận Tông, con rể mình.
Triều Trần lúc đó có Thái Bảo Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng quân Trần Khắc Chân lập mưu trừ Hồ Quí Ly. Việc bại lộ, 370 người liên quan bị giết hại. Tháng hai năm Canh Thìn (1400), Hồ Quí Ly bỏ Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, lật đổ nhà Trần lập nên nhà Hồ. Ngay sau đó truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương, xưng mình là Thái Thượng Hoàng.
Người đương thời đã phán xét Nghệ Tông là ông vua “chí khí đã không có, trí tuệ cũng hèn kém, để cho gian thần lừa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những trung thần nghĩa sĩ, cứ tin dùng một Quí Ly cho được quyền thế đến nỗi làm xiêu đổ cơ nghiệp nhà Trần”.
Lời phán xét ấy có vẻ là quá nặng chăng?
Nhà Trần tiêu vong là điều không tránh khỏi và đã được báo trước mấy chục năm. Sự phát triển đất nước, xét cho cùng là tự phát tất yếu dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế. Sự thiếu sáng suốt không biết cách giải quyết các cuộc khủng hoảng đó dẫn đến cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân ngày càng lâm vào khốn khó, quẫn bách. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo loạn, khởi nghĩa nông dân làm thế nước suy yếu, và đồng thời là một trong những nguyên nhân không những không dẹp yên dứt khoát được nạn quấy phá của giặc Chiêm Thành mà còn chịu cho Chế Bồng Nga lộng hành, gây chiến liên miên. Chiến tranh, bạo loạn, giặc giã liên miên, đến lượt chúng, làm cho đời sống nhân dân càng cực khổ, thế nước đã suy yếu càng suy yếu nghiêm trọng, và cùng với thiên tai, mất mùa, đã tác động như những kích hoạt, đẩy nhà Trần mau chóng đến tiêu tan.
Một nguyên nhân khác, có vẻ tầm thường nhưng cũng thật tự nhiên và góp phần quan trọng không kém vào quá trình suy vong của nhà Trần. Đó là khi đất nước đã thanh bình, thịnh vượng, mục tiêu vì dân vì nước để từ đó cũng là vì mình đã bị đảo lộn thứ tự. Kiếp đời hữu hạn đã mâu thuẫn với lý tưởng có vẻ xa vời (nhưng thực ra là chân lý, chính nghĩa và cũng là thượng sách để giữ vững ngai vàng!). Những quan niệm sống đầy tham lam, vị kỷ trỗi dậy, lối sống hưởng lạc, xa hoa, buông thả vô độ một cách mù quáng, đầy bản năng, đầy thú tính (ở đây phải hiểu là mặt trái nhân tính) trở nên nổi trội. Sự sa đọa và thèm khát thấp hèn, kèm theo là bạc nhược tinh thần và nhẫn tâm, độc ác đã được dung túng vì chính cung đình, nơi tập trung cao nhất của quyền sinh sát đất nước lại là mảnh đất màu mỡ làm nở rộ những hành vi mê muội bản năng và dã man thú tính (ở đây cũng phải hiểu là mặt trái nhân tính) nhất. Vì thế mà nhà Trần trong giai đoạn tồn tại cuối cùng, cùng với công cụ bạo lực của nó, trước tình cảnh rối bời của đất nước, đã không tìm ra lối thoát, và mặc nhiên trong sự dẫy chết của nó, đã trở thành phản động và ngu xuẩn, quay sang bức hại hơn nữa quần chúng nhân dân, cái gốc cội cưu mang, nuôi sống mình, làm cho mình được vinh hoa phú quí.
Khi đã trở thành lực lượng thù địch của Đại Chúng thì dù không có ngoại xâm, nhà Trần cũng coi như mất nước (hay chính nhà Trần lúc đó đã biến tướng thành giặc ngoại xâm?!). Khi tính chính nghĩa đã không còn thì lý do tồn tại trong lòng dân tộc Việt cũng không còn nữa, nhà Trần tất nhiên phải bị loại trừ, không chóng thì chầy. Và thực tế đã xảy ra đúng như vậy. Dân giàu thì nước mạnh, nước mất thì nhà tan, chân lý ấy đã được khắc ghi đến ngàn đời trên nền trời xanh lồng lộng, có lẽ là bất cứ ai cũng thấy. Các bậc khai quốc công thần của triều đại nhà Trần đã thấy và thấm nhuần được chân lý ấy; nhưng những hậu duệ cuối cùng của triều đại đó, do phần ngợm đã lấn át hết phần người, dù có thấy, cũng chẳng bao giờ hiểu được. Oái oăm là như thế!
Như một định mệnh, cơ nghiệp nhà Trần được lập nên như thế nào thì cũng bị mất đi tương tự như thế ấy. Không có Huệ Tông, Trần Thủ Độ này thì cũng có Huệ Tông, Trần Thủ Độ khác, không có Nghệ Tông, Hồ Quí Ly này thì cũng có Nghệ Tông, Hồ Quí Ly khác, vì luật thịnh - suy buộc phải như thế. Chỉ có điều con người và thời thế của Hồ Quí Ly không thể so sánh được với con người và thời thế của Trần Thủ Độ.
Sự chối bỏ kinh đô Thăng Long của Hồ Quí Ly (hay khí thiêng Thăng Long đã từ chối kẻ thèm khát ngôi báu?), đã bộc lộ tầm nhìn thiển cận của ông ta và là điềm báo về sự ngắn ngủi của một triều đại được sinh ra không biết để làm gì, khi chỉ khác triều đại thời mạt Trần cái nhãn mác, thậm chí còn tệ hại hơn, làm cho đất nước loạn lạc, rối bời và suy yếu hơn nữa.
Không biết Hồ Quí Ly có ý gì mà đổi tên nước thành Đại Ngu? Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn. Nhưng chúng ta hồ nghi cái ý nghĩa ấy, vì theo lịch sử thời ấy phơi bày thì không thấy như thế!!! Phải chăng “Ngu” đây là ám chỉ đến tổ tông ông - nhà Ngu nào đó bên Trung Quốc? Hay “Ngu” này hàm nghĩa là khôn ngoan như trong truyện “Ngu Công dời núi”? Theo thiển ý của chúng ta thì Đại Trí có thể trông giống như Ngu, nhưng Đại Ngu thì không thể là Trí được, và cũng không là Ngu được. Vậy thì ý nghĩa Đại Ngu ở đây chỉ đơn giản là… Đại Ngu (hoặc nói lái lại!) thôi!
Hành động dời đô của Hồ Quí Ly chỉ là để phục vụ cho mưu đồ đen tối và ích kỷ cá nhân chứ hoàn toàn không chính đáng, hơn nữa còn bất lợi cho đất nước. Đông Đô, với vị trí đắc địa của nó, vẫn luôn là trung tâm của đất nước, nơi đã khắc sâu nỗi nhớ niềm thương của mọi người dân nước Đại Việt. Còn Tây Đô, như lời của Nguyễn Nhữ Thuyết được ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, thì chỉ là nơi “chật hẹp hẻo lánh, cuối nước đầu non, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi”.
Hồ Quí Ly không phải là không thấy được thảm trạng của đất nước mà như Nghệ Tông nói là “Quốc thể suy nhược”. Chắc rằng ông ta cũng muốn khắc phục thảm trạng ấy và chấn hưng đất nước. Nhưng người đứng đầu nhà nước Đại Ngu đã không biết cách, vì đã không có thể nhận biết được nguồn gốc sâu xa cũng như nguyên nhân cơ bản đưa đến thảm trạng ấy. Do đó, Hồ Quí Ly đã thực hiện hàng loạt cải cách về kinh tế - xã hội, vẫn không dập được đám cháy lúc âm ỉ lúc bộc phát, đang lan tràn khắp nước mà còn như đổ thêm dầu vào lửa.
Về mặt kinh tế, những chính sách quan trọng nhất của Hồ Quí Ly là:
"... hạn điền hạn nô, phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khóa. Hạn điều là trừ các đại vương và trưởng công chúa, hạn chế mức độ sở hữu về số lượng ruộng đất từ quan cho tới thứ dân tối đa là 10 mẫu, số dư ra sau khi đo đạc sẽ sung công. Ai có tội được phép lấy ruộng mà chuộc tội. Chính sách này nhằm trước hết tước đoạt lại số đất đai của đám quí tộc Trần có được trước kia dưới thời Trần nhờ được ưu ái và cũng nhờ chiếm đoạt. Việc này không thể không đụng chạm đến quyền lợi của phần lớn địa chủ và quan lại. Tuy nhiên chính sách hạn điền đã tập trung được một số lớn điền đất cho nhà nước để tăng thêm thu nhập từ tô, thuế. Thực chất của quá trình này chỉ là thay đổi tên chủ sở hữu, phân phối lại lợi tức từ ruộng đất ở “phía trên” chứ không đếm xỉa gì đến nông dân, những người trực tiếp nai lưng trên đồng ruộng. Hạn nô là “những người được phép dùng gia nô theo cấp bậc của mình mà dùng nhiều ít khác nhau, số gia nô thừa phải đem sung công. Gia nô đều có ghi dấu hiện vào trán” (Cương Mục)
. Chính sách này của Quí Ly nhằm mục đích (đồng thời với hạn điền) khống chế việc duy trì các lực lượng vũ trang lớn của vương hầu quí tộc cũ nhà Trần, đồng thời tạo thêm nguồn nhân lực cho nhà nước.
Việc phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng có thể là chính sách táo bạo của Hồ Quí Ly, nhằm giải quyết khủng hoảng tiền tệ, nạn kiệt quệ tài chính của triều đình. Chính sách này, xét ra chẳng có lợi gì cho dân chúng cả và nếu để lạm phát, chỉ làm cho họ khốn khổ thêm. Nó là giải pháp tiến bộ nhưng chưa chín muồi nên không hợp thời, nên chỉ có ý nghĩa tình thế và chỉ có lợi cho nhà nước quân chủ chuyên chế trong một thời đoạn.
Chính sách thuế khóa của Quí Ly “tệ” hơn của nhà Trần, tăng thuế ruộng, tăng thuế đinh…
Cho dù Hồ Quí Ly cũng có những hành động được cho là tích cực như lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo, mở “Quảng Tế Thư” (kiểu như bệnh viện công), lập hệ đo lường thống nhất trong cân đo đong đếm, sửa đổi chế độ thi cử, khuyến khích học hành…, nhưng những cái đó chỉ có thể ở mức độ hình thức hoặc cũng lại chỉ vì quyền lợi triều đình, không thiết thực đối với đòi hỏi cấp bách của Đại chúng lúc đó, và như vậy trên toàn cục, công cuộc cải cách kinh tế của Hồ Quí Ly về thực chất là vì quyền lợi ích kỷ của tầng lớp thống trị mới, đứng đầu là Quí Ly. Lòng dân không thuận là phải!
Mặt khác, đi đôi với thủ đoạn kinh tế, để củng cố quyền lực, hòng mong xây dựng được một nhà nước mạnh, Hồ Quí Ly còn ra sức trấn áp, loại bỏ, triệt hạ quan lại, tướng tá quý tộc Trần, thực hiện chính sách “pháp trị” hà khắc kiểu hiến binh, mật thám đến độ người quen biết nhau “chỉ nhìn nhau bằng mắt, không dám nói chuyện với nhau bằng lời”, người đương thời gọi Quí Ly là “gian giảo”. Đối với Phật giáo, năm 1396, Quí Ly lệnh: “Những sư chưa đến tuổi 50 đều phải hoàn tục”; thực hiện khảo sát các sư, ai “thông hiểu đạo Phật” thì mới được coi sóc chùa chiền… Lòng người càng thêm ly tán!
Ngót 30 năm làm tôi cho các vua Trần với nhiều năm thực chất là thay vua điều hành đất nước, Hồ Quí Ly đã bắt đầu thực hiện từng bước cải cách của mình trước khi lên ngôi. Thế nhưng sau khi lên ngôi được 6 năm, đứng trước sự xâm lược không thể tránh khỏi của nhà Minh (Trung Quốc), công cuộc cải cách kinh tế và xây dựng đất nước đạt được thành quả gì, tạo nên thế và lực gì? Ngoài một đội quân chính qui có được từ chế độ quân dịch nghiêm khắc ra. Hồ Quí Ly chỉ hầu như còn lại sự đơn độc. Câu hỏi của Hồ Quí Ly trước tả hữu: “Làm thế nào có trăm vạn quân để đánh giặc Bắc?”, và câu trả lời của Hồ Nguyên Trừng, con ông ta và cũng là tướng triều đình: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”, đã bộc lộ ra tất cả. Nghe sao mà buồn!
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét