Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

BIỂU DIỄN GIANG HỒ 9

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hát rong đường phố 2017
Gặp lại anh Hùng, giọng ca Duy Khánh 2 hát rong đường phố cực hay với những ca khúc Bolero nhạc vàng liên khúc trữ tình quen thuộc:

Bất ngờ giọng ca Chế Linh đường phố xuất hiện làm dậy sóng trà đá - hài ca nhạc Nguyễn Vịnh
Bất ngờ nổi da gà  

Những nghệ sĩ đường phố

4439
Tiếng piano vẳng lại giữa không gian rộng mở trên con đường đi bộ ven sông Thames. Mọi người vẫn qua lại ngược xuôi, một vài cái đầu ngoái nhìn tìm kiếm, rồi một vài dừng lại và chăm chăm hướng về một phía. Những ánh nhìn tán thưởng, những tiếng click máy ảnh liên tục và những nụ cười...

>> Tìm hiểu về du học Anh
>> Đọc thêm về cảm nhận du học
>> Học tiếng Anh tại Anh

Người đàn ông mặc một bộ vest đuôi tôm cũ đã nhuốm màu thời gian và khắc hình nhàu nát. Ông ngồi trên một chiếc xe tự chế, vừa đạp vừa đánh đàn. Mọi thứ đều không còn mới, cái xe với những phần còn nhìn thấy được, cái thùng đàn piano cũ kỹ bạc màu vì gió mưa (bên trong thực chất là một cây đàn keyboard) người đàn ông cũng không còn trẻ, tóc hoa tiêu xoăn xoăn không che lấp được những nếp nhăn nhàu nhĩ trên gương mặt. Ông hát, giọng hát nho nhỏ và không rõ lời dù đã qua mic, điệu nhạc không có gì quá đặc biệt. Nhưng ông, với những thứ chắp nhặt, với một ý tưởng khác lạ, với vẻ mặt say mê ngân nga yêu đời, tạo nên một tiết mục khác lạ trong những tiết mục cũng không hề nhàm chán của rất nhiều nghệ sĩ đường phố khác, đang góp vui cho những người khách bộ hành, tạo nên vẻ đẹp riêng, sức sống riêng cho London nhộn nhịp.


Street artists_những nghệ sĩ đường phố, bạn có thể gặp họ ở mọi nơi công cộng tại London: nơi phố xá qua lại, nhà ga tàu điện ngầm ồn ã, trên những chuyến tàu, trên cầu đi bộ hay giữa công viên. Họ đắm mình trong những tiết mục biểu diễn với gương mặt vui vẻ và đôi lúc hưng phấn. Mỗi người một vẻ, mỗi người góp vui với biệt tài riêng. Hình thức dễ gặp nhất là những nhạc công với đàn guitar điện, trống, kèn, sáo và cả những nhạc cụ tôi cũng không biết rõ. Thường họ sẽ chuyên ngồi một chỗ và xuất hiện cũng như biểu diễn cùng một khoảng thời gian. Sau đó, một nghệ sĩ khác sẽ đến với tiết mục khác.

London đa sắc tộc, và âm nhạc đường phố cũng rất nhiều màu sắc. Bạn có thể nghe tiếng trống châu Phi đầy thôi thúc nhưng cũng có thể nghe tiếng đàn violin da diết. Lâu dần, những buổi trình diễn đó, những gương mặt và tiếng nhạc đó sẽ thành một phần nhận dạng, một phần gắn bó với góc phố ấy hay ga tàu kia. Trong những sáng sớm người người hối hả vồ vập đi làm, trong những chiều tối nhá nhem người người lại vội vã về nhà hay gặp bạn bè, họ vẫn đứng đấy đàn hát. Vài người đi qua để lại vài đồng xu lẻ, họ lại gật đầu cười. Nhưng tôi tin, ít hay nhiều, họ mang đến những âm thanh rung động, những khoảnh khắc khó quên cho một ai đó trong một ngày đặc biệt nào đó. Tôi đã từng đứng trân trối ngắm nhìn một anh nhạc công chơi guitar điện với bàn tay bị cụt. Anh cắm một chiếc gậy bằng sắt vào phần cùi thịt kia và say sưa gẩy đàn với đôi mắt long lanh và nụ cười hiền trên môi. Tôi đã từng bị thôi miên bởi tiếng sáo vang lên giữa ngã tư giao lộ, đã không tin vào tai mình rồi chạy như bay theo âm thanh thánh thót trong trẻo xuống hầm đường bộ và mỉm cười thấy một bác trung niên đầu tóc bù xù mặc quần đùi đỏ đang trình diễn. Đó quả thật là những cảm giác, những hình ảnh thật khó quên.


Nhưng London không chỉ có những nhạc công đường phố, còn rất nhiều nữa những nghệ sĩ hình thể. Tôi tạm gọi họ là vậy, khi họ sử dụng ngay cơ thể của mình làm đạo cụ trình diễn. Bạn sẽ thấy Charles Chaplin vung vẩy gậy đón chào bên cạnh nữ hoàng Elizabeth với áo váy chỉnh tề cười nụ cười đầy quyến rũ. Đằng kia là người nhện đang âu yếm mấy cậu bé, hay một anh cao bồi toàn thân bôi sơn màu đồng sáng trầm ngâm đứng yên như tượng bên cột điện. Có khi đấy lại là một cô tiểu thư mặc váy dài cuốn tóc như thế kỷ 18 và bôi xanh toàn thân mình đang cử động chậm rãi như một thước phim cũ quay chậm. Tiếng nói của họ, âm sắc của họ không thể hiện qua giọng ca mà bằng trang phục và cử động hình thể.

Một hình thức nữa có vẻ sinh động là những nghệ sĩ nhảy. Có khi chỉ là một cậu thanh niên nhảy cracket trên tàu điện ngầm, có khi là một bác da đen quây tụ mọi người lại thưởng thức màn nhảy break dance. Bạn sẽ được thưởng thức bài thuyết trình đầy hưng phấn và thuyết phục kèm theo những màn nhảy và âm nhạc sôi động. Nếu bạn thích thú màn trình diễn của họ, hãy để lại vài xu nhé, để cổ vũ những con người nhiệt huyết ấy.


Tôi luôn nghĩ về nghệ thuật như một điều tích cực của cuộc sống, khi cái đẹp được trân trọng và yêu quý. Người ta sẽ không ca hát được khi không có tình yêu nghệ thuật nói riêng và tình yêu cuộc sống nói chung. Vì thế, tôi rất ngưỡng mộ những nghệ sĩ đường phố tôi bất chợt gặp. Tôi cảm phục họ khi không ngồi yên chấp nhận số phận như một gã ăn xin, mà họ vẫn tìm ra lối đi riêng của mình để tồn tại và tôn vinh cuộc sống này. Tuy vậy, cuộc sống vẫn là cuộc sống, và khó khăn đời thường chắc chắn vẫn đeo nặng những người nghệ sĩ đường phố. Sau những nụ cười kia có lẽ là những lo toan cho miếng ăn thường ngày.


Trong một chiều đông lạnh buốt, cả gia đình 3 người hì hụi xây nên những bức điêu khắc bằng cát dưới bờ sông Thames, sóng và gió quật vào bờ. Gió lắm, gió hất tung tóc và khăn choàng của những người bộ hành ngó xuống xem từ trên. Nhưng gió cũng mang theo lời nói của người bố thỉnh thoảng ngẩng lên tìm kiếm sự ủng hộ của người xem "Thank you. Thanks for your smiles. But smile doesn't pay meal" (Cám ơn. Cám ơn nụ cười của các bạn. Nhưng nụ cười không mang đến những bữa ăn). Vậy thì bạn nhé, hãy đừng ngần ngại mà không đặt xuống vài đồng xu lẻ để ủng hộ những con người đang cố gắng sinh tồn và góp phần thể hiện nét đẹp của một lối sống yêu nghệ thuật và yêu đời.

Hãy cứ đi bộ dọc bờ Nam sông Thames, bạn sẽ thấy họ, những người nghệ sĩ đường phố London.



Cả quán trà đá phải bất ngờ với giọng hát của cô ấy I Hỏi Thăm Nhau Cover by Nhàn Thanh

Cả đông hội ngây ngất với bài hát Trộm Nhìn Nhau Cover bởi anh chàng Hát Rong - Thành Trung

Bất ngờ với danh tính của chàng trai làm "náo loạn" phố Bùi Viện

Ngân Hà |
Bất ngờ với danh tính của chàng trai làm "náo loạn" phố Bùi Viện

Phút ngẫu hứng của chàng trai trẻ không chỉ gây xôn xao trên phố Bùi Viện (TP. Hồ Chí Minh) mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía cư dân mạng.

Giật mình khi mở mắt ra thấy mọi người vây quanh mình
Bùi Viện là một trong những địa điểm sôi động, gây ấn tượng mạnh nhất với du khách khi đến với Tp. Hồ Chí Minh.Vào mỗi buổi tối, nơi đây luôn tấp nập người xe qua lại, các quán xá thì đông nghịt khách hàng vào ăn uống. 
Mới đây, có một chàng trai đã bằng giọng hát của mình khiến khiến người đi đường phải đỗ xe, ngoái lại, khách trong quán thì dừng mọi hoạt động để lắng tai nghe ca khúc anh thể hiện.
Không những vậy, đoạn clip ghi lại những màn trình diễn đặc biệt ấn tượng của chàng trai còn ngay lập tức khiến cư dân mạng trầm trồ và lan truyền với tốc độ chóng mặt. 
Chỉ trong vài ngày, đoạn clip trình bày ca khúc "Cho em gần anh thêm chút nữa" của chàng trai này đã nhận được gần 1 triệu lượt xem.
Nhiều người cũng nhanh chóng nhận ra anh chàng trong clip là Phạm Chí Thành - nghệ danh Fame Chí Thành từng tham gia cuộc thi The X Factor - Nhân tố bí ẩn mùa đầu tiên (năm 2014). 
Đến 2015, Thành tiếp tục để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả khi trở thành chủ nhân giải thưởng cao nhất của mùa giải đầu tiên cuộc thi Ngôi sao phương Nam.
Video tạm dừng
Chàng trai này gây sốt khi hát hit "Cho em gần anh thêm chút nữa" của Hương Tràm với hơn 1 triệu lượt xem.
Nhận được nhiều lời khen ngợi về giọng hát cao vút, truyền cảm, Chí Thành chia sẻ: "Lâu lắm rồi mình mới có cảm giác hạnh phúc như mấy ngày qua khi được mọi người đón nhận và ủng hộ giọng hát của mình. Đây chính là điều đáng quý nhất mà mình đã và đang có được trong cuộc đời"
Mới chập chững bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp, do còn chưa được nhiều người biết đến nên có một số ý kiến cho rằng, những đoạn clip tưởng chừng như "ngẫu hứng" này được Chí Thành cùng ekip thực hiện nhằm mục đích PR tên tuổi.
Nói về điều này, chàng trai trẻ tâm sự: "Hôm ấy mình cùng một số người bạn đến chơi tại phố Bùi Viện. Đang ngồi cùng các anh chị em thì có một anh chàng bán kẹo kéo ngoài phố đến đưa micro và bảo mình hãy hát một bài đi.
Nhưng do tâm trạng khi ấy không được tốt lắm nên mình từ chối. Vậy mà mọi người cứ thuyết phục năm lần bảy lượt cuối cùng mình hát luôn. Sẵn tâm trạng đang buồn nên cứ thế nhắm mắt lại và phiêu theo câu từ, giai điệu thôi.
Điều khiến mình bất ngờ là sau khi hát một lúc mở mắt ra, thì giật mình luôn vì thấy đoạn đường đó ùn tắc vì mọi người đều đứng lại nghe mình hát và vỗ tay rất nhiều".
Bất ngờ với danh tính của chàng trai làm náo loạn phố Bùi Viện - Ảnh 2.
Mọi người đã ưu ái gọi Chí Thành là "chàng ca sĩ đường phố". Đối với Chí Thành, đây là kỉ niệm vui, đáng nhớ nhất của cuộc đời và anh chàng xem đó như một nguồn cổ vũ, một sự may mắn trong con đường sự nghiệp còn lắm chông gai phía trước.
Có thể thấy, những màn trình diễn của Chí Thành đều là ngẫu hứng và được bạn bè của anh quay lại. Và dù sao đi chăng nữa, tài năng của chàng trai này là không thể phủ nhận, khi mà chất lượng âm thanh kém cỏi ngoài đường phố cũng không thể khoả lấp được chất giọng truyền cảm, cao vút của anh.
Fame Chí Thành là một trong những thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt trong cuộc thi Nhân tố bí ẩn 2014. Mẹ mất vì căn bệnh ung thư từ khi anh mới 12 tuổi, cha qua đời khi nam ca sĩ đang tham gia cuộc thi.
Dù đang học lớp 12, lại phải tự trang trải cuộc sống vì không có cha mẹ, chàng trai sinh năm 1996 quyết tâm dành dụm từng đồng để đầu tư cho sản phẩm âm nhạc mới. Nam ca sĩ cho biết, đó đều là tiền cát-xê của anh sau mỗi show diễn.
Bất ngờ với danh tính của chàng trai làm náo loạn phố Bùi Viện - Ảnh 3.
"Mình còn nhớ rõ mình bắt đầu yêu thích ca hát từ khi mới 5-6 tuổi. Lúc đó chưa vỡ giọng nên không thể hát được giọng nam mà chỉ toàn hát bài của ca sĩ nữ, cảm thấy tự ti, ngại ngùng lắm. 
Sau đó, biến cố cuộc đời ập đến, mẹ mất, mình phải chuyển về sống với cô, thế là đam mê âm nhạc tạm gác lại vì cuộc sống khó khăn quá, cô mình lại kiên quyết không cho mình theo con đường này.
Cậu bé năm ấy chỉ biết nuôi dưỡng sở thích ca hát bằng cách trốn đi hát không catxe tại một quán cà phê gần nhà mỗi khi rảnh rỗi, chỉ hát cho thỏa đam mê thôi
Rồi cứ vậy cho đến năm 16 tuổi, mình lén đi thi Vietnam Idol và The Voice nhưng đều bị loại khá sớm, khiến mình vô cùng nản chí và thất vọng" – 9x Sài thành kể lại.
Bất ngờ với danh tính của chàng trai làm náo loạn phố Bùi Viện - Ảnh 4.
Con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống không hề dễ dàng với chàng trai trẻ này. Do đó, Chí Thành như được rèn dũa, trở nên mạnh mẽ, tự lập hơn rất nhiều so với những người bạn đồng trang lứa.
Đi hát ở phòng trà, quán cà phê với catxe chưa đến 100 nghìn đồng mỗi đêm, làm thêm nhiều công việc khác nhau để trang trải cuộc sống và tự học, tìm tòi cho mình một phong cách riêng trong âm nhạc là điều mà Chí Thành đã nỗ lực thực hiện.
Nhờ đó, Chí Thành đã lọt vào khá sâu trong cuộc thi X-Factor 2014. Rời khỏi cuộc thi, 9x Sài Thành tiếp tục trau dồi năng khiếu và nỗ lực cải thiện ngoại hình "thần tốc" bằng cách giảm 13kg (từ 68kg xuống còn 55kg) chỉ trong vòng 1 tháng để tham gia cuộc thi Ngôi sao Phương Nam (2015) và xuất sắc giành giải quán quân.
Dẫu vậy, con đường nghệ thuật chuyên nghiệp luôn trải ra trước mắt chàng trai trẻ không ít chông gai, thử thách.
Bất ngờ với danh tính của chàng trai làm náo loạn phố Bùi Viện - Ảnh 5.
"Cuộc sống của mình từ trước đến nay thật sự gặp không ít nỗi buồn, mình thấy may mắn ít khi mỉm cười mà toàn gặp chuyện xui xẻo thôi.
Do đó, khi bất ngờ được mọi người mến mộ chỉ sau một đêm, mình cảm thấy đây hình như là điều may mắn nhất trong cuộc đời cho đến thời điểm này. Đôi lúc cảm giác bất lực, chênh vệnh nhưng từ sau buổi tối hôm đó, mình có động lực để mạnh mẽ và cố gắng hơn rất nhiều.
Sắp tới mình sẽ học thêm một loại nhạc cụ gì đó và trau dồi kĩ năng thanh nhạc để chuẩn bị ra mắt single mới về mẹ" – Chàng "ca sĩ đường phố" nói về dự định của mình.
theo Trí Thức Trẻ

  
"Thánh nữ" bolero nao lòng Phố Đi Bộ với Vùng Lá Me Bay
Thánh nữ bolero nao lòng Phố Đi Bộ Hà Nội với Vùng Lá Me Bay. mà Jang Mi, Quỳnh Trang, Thiện Nhân, Như Quỳnh, Phương Mỹ Chi hát rất tình cảm, sâu lắng, rất sến, da diết, xao xuyến, bồi hồi cảm xúc buồn buồn mà Anh Việt Thanh sáng tác muốn truyền tải. Lặng thinh, lắng nghe bạn nữ xinh đẹp dễ thương này hát thôi!

9X hát rong nổi tiếng nhất mạng xã hội Việt

Gần đây, cư dân mạng truyền nhau clip của một chàng trai hát rong bán hàng trên đường phố được mệnh danh là “thánh bàn chải”.
Với hình ảnh quen thuộc là mái tóc buộc đuôi gà, nụ cười luôn nở thường trực trên môi, Chip Đường Phố gây ấn tượng khi ngẫu hứng hát rong với bất cứ ai gặp trên đường phố.
Những bài hát Chip Đường Phố thể hiện đa số đều là nhạc sến, quan họ nhanh chóng lan truyền trên mạng thu hút đông người xem, có clip lên tới nửa triệu lượt. Những clip có lượt người xem cao nhất của chàng trai này đều gắn liền với hình ảnh cô gái bán trà đá dễ thương.
Chip Đường Phố có tên Phạm Văn Cường (sinh năm 1991) tại Hải Phòng. Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, chàng trai này không muốn tiết lộ.
Mỗi sáng khi thức dậy, 9X này sẽ mang theo giỏ hàng là bàn chải đánh răng và chiếc loa để ca hát. Chip Đường Phố đi dọc các khu chợ tại Hà Nội để bán hàng. Chia sẻ về công việc, chàng trai này nói: “Mình bán đến bao giờ hết người mua hoặc chán thì về. Thời gian còn lại mình tranh thủ lên mạng chơi game, xem hài và giao lưu cùng mọi người".
Hình ảnh của Chip Đường Phố bán hàng trên xe bus.
Hình ảnh của Chip Đường Phố bán hàng trên xe bus.
Anh cho biết, tất cả clip đều do một người bạn quay lại, sau đó chia sẻ lên mạng xã hội. Yêu ca hát, chàng trai này mong muốn: "Mọi người thấy được những điều bình thường trong cuộc sống, niềm lạc quan mà không phải ai cũng nhận ra”.
 
Huỳnh Anh

Danh ca Giao Linh góp ý "soái ca đường phố" Mạnh Nguyên

15:14' 21/11/2017 (GMT+7)
|
(VnMedia) - Trong tập 1 Solo Cùng Bolero, nữ danh ca Giao Linh góp ý Mạnh Nguyên hát rất rõ lời, chỉ cần để ý những nốt thấp thì giọng hát rất tuyệt vời.
6 cặp thí sinh thi đầu tiên  của vòng Bán kết Solo cùng Bolero 2017 là Ngọc Trọng - Minh Phúc, Minh Nguyệt - Khánh Huyền, Tiểu Phi - Thanh Tuyền, Thiên Bảo - Thúc Ngân, Quỳnh Trang - Kim Huệ, Mạnh Nguyên - Võ Hoài Long đã có màn ra mắt ấn tượng trong tập đầu tiên vào tối 20/11 trên THVL1. Giám khảo của đêm thi là nhạc sĩ Hàn Châu, danh ca Giao Linh và ca sĩ Đông Đào - giáo viên huấn luyện thanh nhạc cho các thí sinh đã có những lời khen dành cho giọng hát của các thí sinh Solo cùng Bolero mùa 4. 
Là bạn thân học cùng trường và xa nhau 20 năm, tình cờ gặp lại trong chương trình Solo cùng Bolero 2017, đôi bạn thân Thiên Bảo và Thúc Ngân đã phải đấu đối kháng bằng ca khúc Kỷ niệm bay xa (sáng tác Nguyễn Vũ). Được đào tạo thanh nhạc bài bản và thời gian dài đi hát khiến đôi bạn thân khá tự tin khi trình bày tiết mục. Thiên Bảo gây ấn tượng với giọng hát ngọt ngào, tình cảm, còn Thúc Ngân lại có giọng ca trầm ấm, sâu lắng. Kết quả, đôi bạn thân đã lại phải chia tay trong Solo cùng Bolero 2017 khi Thiên Bảo bước tiếp với số điểm 29, còn Thúc Ngân chia tay chương trình với 27,5 điểm.
Ảnh 1/21Xem slide
Thí sinh Mạnh Nguyên
“Thiên thần Bolero” Quỳnh Trang đấu đối kháng cùng thí sinh Kim Huệ với ca khúc Cánh buồm chuyển bến. Đây là 1 ca khúc quá khó so với tuổi đời của 2 thí sinh. Danh ca Giao Linh nhận xét Quỳnh Trang mới chỉ làm tròn bài hát chứ chưa chạm vào trái tim người nghe, còn thí sinh Kim Huệ có giọng hát rõ lời, khỏe và nên chú ý hát rõ lời. Ca sĩ Đông Đào khuyên: “Với những bài hát thiên về cảm xúc, Quỳnh Trang nên chú ý đến cảm xúc hơn là khoe giọng, giọng hát của em lên cao trong sáng nhưng khi xuống thấp khá là mờ, em nên rèn luyện thêm. Kim Huệ có tố chất nhưng nốt trầm không tốt và chưa điềm tĩnh”. Với tổng số điểm bằng nhau là 28,5 điểm, cả Quỳnh Trang và Kim Huệ cùng bước vào vòng chung kết của chương trình.
Chàng trai đường phố Mạnh Nguyên đối đầu với nghệ sĩ Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang là Võ Hoài Long trong ca khúc Lại nhớ người yêu (sáng tác Giao Tiên). Đây là cặp giáp đấu mạnh của vòng bán kết khi cả hai đều thể hiện được thế mạnh riêng của mình. Về phần nhận xét, nữ danh ca Giao Linh góp ý Mạnh Nguyên hát rất rõ lời, chỉ cần để ý những nốt thấp thì giọng hát rất tuyệt vời, còn Hoài Long có giọng hát hiếm quý, không thể nào chê được, rõ lời, luyến láy tròn chữ, tình cảm. Nhạc sĩ Hàn Châu nhắc nhở hóm hỉnh: “Mạnh Nguyên hát đạt, nên hát bớt lơi lại. Cả Mạnh Nguyên và Hoài Long nên phát huy kỹ thuật tốt hơn nữa. Sau này thành ca sĩ nhớ lấy cát - sê rẻ nếu tôi nhờ thu âm. Kết quả, với 29 điểm chàng trai đường phố Mạnh Nguyên đã giành được chiếc vé bước vào vòng chung kết của chương trình.
Trong vòng bán kết, Ngọc Trọng giáp đấu cùng Nguyễn Minh Phúc làm du lịch ở Vũng Tàu ca khúc Hồi tưởng (Lê Minh Bằng). Danh ca Giao Linh khen giọng ca Minh Phúc trầm ấm, Ngọc Trọng có tông cao, sáng, rõ lời, tuy nhiên để ý nốt thấp rất tù. Nhạc sĩ Hàn Châu khen Ngọc Trọng hát tốt, có nhấn nhá. Ca sĩ Đông Đào nhận định: “Giọng của Minh Phúc khỏe, ấm và đẹp, chú ý giữ hơi cuối câu. Ngọc Trọng có giọng hay, biểu cảm tốt, nốt trầm mờ, nên thả lỏng cơ thể để hát hay hơn”. Ngọc Trọng đã chinh phục ban giám khảo bước vào vòng tiếp theo với tổng điểm 28,5.
Cũng trong vòng bán kết có 2 thí sinh từng nhiều năm hát nhạc cách mạng truyền thống thính phòng nhưng muốn thử sức ở dòng nhạc bolero là Nguyễn Khánh Huyền – một nhân viên địa chính ở Hà Nội và Minh Nguyệt – một giáo viên dạy nhạc ở Vũng Tàu. Cả hai giáp đấu với ca khúc Phố vắng em rồi (sáng tác Mạnh Phát - Nguyễn Đan Thanh). Danh ca Giao Linh nhận xét Minh Nguyệt có giọng hát trong sáng, tự tin và chú ý hát rõ lời nốt trầm, Khánh Huyền có giọng hát khỏe, ăn micro, chỉ cần sửa lối phát âm tròn chữ thì sẽ hát rất hay. Nhạc sĩ Hàn Châu cũng đồng ý với nhận xét của danh ca Giao Linh và nhắc nhở Khánh Huyền nên chú ý phần diễn xuất để truyền cảm hơn. Kết quả, thí sinh Minh Nguyệt bước vào vòng tiếp theo với tổng điểm 28,5.
Thí sinh Trần Tiểu Phi làm nghề ca sĩ tự do tại Nha Trang giáp đấu cùng thí sinh Thanh Tuyền làm nghề buôn bán tại Đắc Lắc ca khúc Chiều cuối tuần (sáng tác Trúc Phương). Danh ca Giao Linh cho biết đây là bài hát rất khó hát, Tiểu Phi đã hát rất tốt, nhẹ nhàng, luyến láy, Thanh Tuyền có giọng hát mạnh nhưng cần phải ém hơi, nốt xuống bị tù. Nhạc sĩ Hàn Châu cũng đồng ý giọng ca Tiểu Phi ngọt ngào, truyền cảm dù không diễn xuất nhiều. Ca sĩ Đông Đào bất ngờ với những tiến bộ vượt bậc so với lúc tập luyện của Tiểu Phi. Tuy nhiên so với các thí sinh khác, cả Thanh Tuyền và Tiểu Phi đều chưa chinh phục được ban giám khảo nên cả hai đành phải chia tay chương trình.
Sau tập đầu tiên của chương trình, ban giám khảo đã chọn được 6 thí sinh bước vào vòng chung kết và 6 thí sinh bị loại. Tuy nhiên, theo đổi mới của chương trình Solo cùng Bolero 2017, các giám khảo đã dành cơ hội cho thí sinh có tiềm năng nhưng gặp phải đối thủ quá mạnh khi giáp đấu bằng cách chọn ra 2 thí sinh có điểm số cao nhất trong số các thí sinh bị loại để bước vào vòng chung kết của chương trình là  Khánh Huyền và Hoài Long. Cả 2 sẽ cùng 6 thí sinh được chọn là Ngọc Trọng, Minh Nguyệt, Thiên Bảo, Quỳnh Trang, Mạnh Nguyên, Kim Huệ bước vào vòng chung kết Solo cùng Bolero 2017.
Đình Cường
Ảnh: BTC
Xem tiếp...

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 20

(ĐC sưu tầm trên NET)

58- Al-Biruni
Abu_Rayhan_al-Biruni_4.jpg
973-1048
Iran
Vật Lý, Thiên Văn Học,

Al-Biruni (973-1048):


Al-Biruni là một học giả của thế kỷ thứ 11. Ông được coi là một trong những học giả vĩ đại nhất của kỷ nguyên Hồi giáo thời trung cổ và có kinh nghiệm về vật lý, toán học, thiên văn học và khoa học tự nhiên, và cũng là một nhà sử học, nhà niên đại và ngôn ngữ học.
Sinh ra ở Khwarezm, Khorasan (nay là Uzbekistan) Abū al-Rayḥan al-Bīrūnī, (được biết đến rộng rãi như Al-Biruni hoặc Alberonius bằng tiếng Latinh) là một học giả Hồi giáo sinh ra ở Ba Tư. Ông là một nhà khoa học, nhà vật lý học, nhà nhân chủng học, nhà thiên văn học, nhà chiêm tinh, nhà bách khoa toàn thư, sử gia, nhà địa lý, nhà địa chất, nhà toán học, triết gia, giáo viên và khách du lịch. Ông đã thông thạo chữ Khwarezm, Ba Tư, Ả Rập, Phạn và Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng biết tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái và Syriac. Năm 1017, ông đi đến tiểu lục địa Ấn Độ và trở thành nhà thông dịch quan trọng nhất của khoa học Ấn Độ cho thế giới Hồi giáo. Ông được trao danh hiệu "người sáng lập ngành Ấn Độ học" và là "nhà nhân chủng học đầu tiên". Ông là một nhà văn vô tư về phong tục và tín ngưỡng của các quốc gia khác nhau và được trao danh hiệu al-Ustdadh ("Bậc thầy") cho bản mô tả đặc biệt của ông về Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ 11. Ông cũng đóng góp cho khoa học trái đất, và được coi là "cha đẻ của địa chất" cho những đóng góp quan trọng của ông cho lĩnh vực này, cùng với những đóng góp đáng kể của ông đối với địa lý.
Trong thần học Hồi giáo, al-Beruni đã chỉ định cho Koran một nơi riêng biệt và độc lập của riêng mình và cho rằng Koran không can thiệp vào công việc khoa học cũng như không vi phạm về lĩnh vực khoa học.
Và một vài nhà khoa học khác nữa …

.....
59- Johann Gutenberg
Johann_Gutenberg_1578.jpg 
1398-1468
Đức
Phát Minh

Johann Gutenberg - Nhà phát minh chữ in rời

Đăng lúc: Thứ năm - 20/01/2005 15:40 - Người đăng bài viết: Administrator

Johann Gutenberg - Nhà phát minh chữ in rời

Johann Gutenberg sinh khoảng năm 1398 ở Mainz, một thành phố thương mại sầm uất trên bờ sông Rhin nước Đức, thủ đô của một trong những bang đã hợp thành đế quốc Thánh La Mã.

Gutenberg cùng hai anh chị em ruột khác (Else và Friele) là con của ông Friele Fiedrich Gansfleisch và bà Else Wyrich. Gia đình này thuộc dòng dõi quý tộc ở thành phố Mainz. Tên của các thành viên thường được gắn với tước hiệu “zu Laden” hoặc “zu Gutenberg”

Cả cha và chú của Johann đều là viên chức ở Sở Đúc tiền, nơi mà Johann đã học được nghệ thuật đúc gia công chính xác. Việc sản xuất tiền đúc đòi hỏi sự đổ khuôn và in dấu vàng cẩn thận, chính xác, sự hiểu biết về các kim loại, nhiệt độ, việc sử dụng các khoang đúc, khuôn rập, máy ép… Đây chính là điều kiện tiền đề tạo thuận lợi lớn cho việc chế tạo máy in và công việc in ấn của Gutenberg sau này.

Gia đình ông có quan hệ hôn nhân với thị trưởng, lại là những công dân lãnh đạo nên bị cuốn hút vào những vấn đề chính trị. Năm 1411, sau một cuộc tranh giành quyền lực, Friele Gutenberg bị cưỡng bức phải rời khỏi Mainz. Năm 1428, Friele qua đời. Ngày 14 tháng 3 năm 1434, Johann chuyển tới Strassburg, cách Mainz 200 cây số ngược lên thượng nguồn sông Rhin. Ở đây, Johann sống bằng nghề thủ công, buôn bán các đồ phụ tùng, kim loại quý hoặc buôn rượu vang. Các hầm rượu chính là nơi làm việc rất thuận tiện bởi không bị ai quấy rầy, được ông dùng để âm thầm thực hiện phát minh in ấn của mình.


Năm 1442, Johann Gutenberg đã in quyển sách đầu tiên bằng chữ rời. Ông đã giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật đến nỗi phương pháp in của ông hầu như không thay đổi trong gần 400 năm sau. Hơn thế, chính ông đã phát minh ra chất liệu in mới - hợp kim gồm chì, thiếc, ăngtimôn, có thể tiết kiệm chi phí in ấn, và tạo ra mực in dầu không nhạt màu, gồm dầu hạt lanh và bồ hóng (trước kia mực in được người Ai Cập và người Trung Quốc làm bằng bồ hóng và nhựa cây).

Cần biết rằng từ trước khi có phát minh của Gutenberg, con người sản xuất sách bằng cách sao chép cần cù (sử dụng bút lông ngỗng, sao chép bằng tay trên giấy được làm bằng da thú), mất rất nhiều thời gian và công sức. Đã thế, người sao chép có thể chép sai nội dung. Việc chép sách bằng tay làm cho việc truyền bá những tư tưởng mới rất chậm chạp và nhọc công. Sau khi đưa ra những lý thuyết mới và viết thành sách, nếu không đủ điều kiện để sao chép, những tư tưởng của các nhà khoa học dễ dàng mất đi sau khi họ qua đời. Do vậy, con người nhiều lần khám phá lại những kiến thức và giải quyết những vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn trước đó.

Đến giữa thế kỷ XV, lĩnh vực in ấn bắt đầu phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm bùng nổ các tư tưởng (thời đại Phục hưng). Tri thức của loài người đã nhảy vọt, nhanh hơn nhiều lần so với trước.

Nghề in xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc

Những nhà phát minh ra nghề in là người Trung Quốc. Từ thế kỷ IX, họ đã khắc những trang đầy đủ của văn bản trên những khối gỗ và dùng các khối gỗ này in lại những bản sao. Sau đó, họ lại biết khắc chữ trên những khối rời để có thể sử dụng nhiều lần.

Do thiếu sự liên lạc giữa Trung Quốc với các quốc gia khác nên phát minh về in ấn không được phổ biến rộng và nhanh chóng. Song phát minh về giấy của người Trung Quốc đã lan đến châu Âu từ thế kỷ XI. Người Trung Quốc làm ra giấy từ khoảng năm 105 sau Công nguyên. Họ xay nghiền giẻ vải lanh với nước thành bột, để cho bột giấy khô đi thành một tờ giấy. Làm giấy cách này thuận tiện hơn in trên da thú bởi da thú cần phải được làm sạch, thuộc và đập, đã thế, giấy nhẹ hơn, có độ dày đều hơn, rẻ tiền hơn trong khi cũng dai và bền như da. Nhiều loại cây được sử dụng để làm giấy nhưng thành công nhất là cây lanh. Việc sử dụng giấy trở nên thông dụng, khoảng năm 1450, giấy đã thay thế da (ngoại trừ những tư liệu pháp luật và những tư liệu quan trọng khác). ở Đức, giấy được sản xuất lần đầu tiên khoảng năm 1390, làm cho những kế hoạch in ấn với quy mô lớn trở nên khả thi, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho phát minh của Gutenberg.

Quy trình in ấn

Thông thường, việc in ấn gồm 2 quy trình: Sắp chữ (ghép những chữ cái rời thành các từ và các từ thành các hàng) và xếp nó vào khuôn trang; Làm ra những bản sao bằng cách ép giấy vào chữ khi nó đã được quét mực (tương tự cách ép trái cây - vận hành máy bằng cách quay một cái trục đinh vít ép hai khối gỗ lại với nhau).

Cách in bằng các khối gỗ không thể dùng thể in những cuốn sách dày bởi sẽ cần cả một đội quân thợ khéo tay, mất nhiều thời gian và chi phí.

Bí quyết của ngành in nằm trong việc sử dụng các ký tự rời - những mẩu gỗ hoặc kim loại rời cho mỗi chữ cái của bảng chữ cái, những chữ hoa cũng như chữ thường, mỗi số đếm và mỗi dấu chấm câu. Những chữ này có thể đặt lại với nhau để làm ra văn bản cho một vài trang của một quyển sách. Sau khi những trang này được in, chữ có thể lấy rời ra và xếp lại cho những trang kế tiếp.

Có người cho rằng người đầu tiên sử dụng chữ in rời là Laurens Coster ở Haarlem (Hà Lan), từ năm 1425. Người khác lại cho rằng một người Italia có tên Pampilo Castaldi đã đi tiên phong. Lại có người khẳng định một người Séc (Czech) sống ở Avignon (Pháp) tên là Procopius Waldfoghel đã thực hiện “cách viết nhân tạo” năm 1444. Tuy nhiên, sau khi xem xét các bằng chứng, các chuyên gia thống nhất rằng chính Gutenberg là người đầu tiên thực hiện việc in một quyển sách bằng cách sử dụng chữ in rời.

Theo một số tài liệu được lưu giữ đến nay, năm 1438, Gutenberg cùng Hans Riffe, Andres Heilmann và Andres Dritzehen thảo hợp đồng hợp tác: ông đã phát minh ra một phương pháp và đồng ý dạy lại cho 3 người bạn để đổi lấy tiền thù lao và những khoản vay mượn lớn. Một khoản tiền đáng kể được dùng để mua chì, các kim loại khác và một máy ép.

Giáng sinh 1438, Andres Dritzehen chết đột ngột. Hợp đồng với Riffe và Heilmann kết thúc năm 1443. Theo xác định của các chuyên gia, từ 1442, Gutenberg hoàn thiện các chữ rời và bắt đầu in mẫu chữ in đầu tiên.

Để có đủ tiền phục vụ việc in ấn, năm 1450, nhà phát minh buộc phải vay Johann Fust, một công dân ở thành phố Mainz, 400 đồng gun - đơn (tiền Hà Lan) với điều kiện sẽ mất hết thiết bị nếu không trả tiền đúng hạn. Hai năm sau, nợ cũ chưa trả, Gutenberg tiếp tục vay thêm 200 đồng nữa. Với những khoản tiền này, nhà phát minh đã hoàn thiện phương pháp đúc chữ in và đúc đủ để bắt đầu in tác phẩm “Kinh Thánh bốn mươi hai dòng” (hầu hết các trang đều có 42 dòng ở hai cột). Cả quyển gồm 1.282 trang, 641 tờ, và khoảng 300 bản đã được in. Các chuyên gia cho rằng tác phẩm này được in thành 10 đoạn, như vậy, Gutenberg phải có đủ chữ in để sắp chữ khoảng 130 trang một lần. Nếu đúng thế thì nhà phát minh đã phải sử dụng gần 400.000 mẫu chữ.

Tuy nhiên, với mỗi chữ được sắp bằng tay và mỗi tờ giấy lần lượt được đặt vào máy in để in, lấy ra, phơi khô rồi lại in mặt bên kia, công việc in Kinh Thánh mất quá nhiều thời gian. Năm 1455, Fust khởi kiện và lấy mất máy in, chữ in, những quyển Kinh Thánh đã hoàn thành của Guntenberg. Nhà phát minh chẳng thu được đồng nào từ phát minh của mình.

Sau khi tiếp nhận cơ sở của Gutenberg, năm 1457, Fust hợp tác với Peter Schoeffer, quản đốc của Gutenberg, một thợ thủ công giỏi, in quyển Thánh Vịnh, quyển sách đầu tiên ghi rõ ngày tháng xuất bản và tên của các chủ nhà in. Fust và Schooffer là những chủ nhà in đầu tiên chấp nhận thói quen (sau này trở thành mẫu mực) giữ lại trong kho các khuôn chữ cho lần xuất bản sau để tiết kiệm phí tổn sắp chữ lại cho những lần tái bản.
Trong khi đó, Johann Gutenberg vẫn tiếp tục công việc in ấn sau khi được một người bạn là bác sĩ Konrad Homery cho mượn máy in và chữ in. Năm 1462, ông lại bị lưu vong khỏi Mainz trong đợt thành phố bị cướp phá, nhưng sau đó cũng trở về. Năm 1465, ông được bảo trợ bởi Tổng Giám mục Mainz Adolph II, nay đã trở thành người cai quản nước Đức. Có thể chính vị Tổng Giám mục này đã chính thức ghi nhận thành tựu của Johann Gutenberg.

Ngày 3/2/1468, Johann Gutenberg qua đời nhưng phần mộ không được đánh dấu. Để ghi nhớ công ơn của nhà phát minh có tài này, một tượng đài của ông đã được dựng ở Mainz, nơi có cả Bảo tàng Gutenberg.

Bình Minh
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Johannes Gutenberg - Ông tổ của nghề in

0
Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở Châu u. Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyền được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”.
Ý tưởng về một máy in Johannes Gutenberg sinh trưởng tại Mainz – một trong những thị trấn lớn nhất ở Đức. Cha ông là một thương gia giàu có nên ngay từ nhỏ ông đã được cho học hành đàng hoàng. Ông học tiếng La tinh từ thời niên thiếu nên những kiến thức học được thời đó đã hỗ trợ cho ông rất nhiều trong việc phát minh ra loại máy in sau này. Cha ông còn là một nghệ nhân kim hoàn nên đã truyền nghề cho ông rất tận tâm. Ông còn có cơ hội đến sống ở Strasbourg để nâng cao tay nghề trong ngành khắc chữ trên đồ trang sức nên ý tưởng chế tạo ra loại máy in cũng ấp ủ từ đây. Thời đó hầu hết những quyển sách đều được viết bằng tay nên rất khó đọc. Tuy cũng có những loại sách được in bằng phương pháp khắc chữ (tương tự như chữ Braille dành cho người khiếm thị) nhưng thường rất đắt, chỉ có những người giàu có mới có khả năng mua được. Gutenberg khi đó rất thích thú đọc những quyển sách in mà ba mẹ anh cùng những người bạn giàu có của họ có được. Và anh thường cảm thấy tiếc cho những người nghèo khó không đủ tiền để mua những cuốn sách được in ấn như vậy. Và cuối cùng ông tự nhủ sẽ quyết tâm chế tạo ra một loại máy in giúp việc in ấn trở nên dễ
Johannes Gutenberg - Ông tổ của nghề in - ảnh 1
Máy in do Gutenberg sáng chế
dàng và nhanh chóng hơn với chi phí thấp. Chặng đường gian nan Nghĩ là làm, ông bắt tay vào việc thực hiện đồ án của mình. Tuy nhiên mọi việc không suôn sẻ như ông vẫn tưởng. Một cách kiên trì, ông thử nghiệm hết phương pháp in này đến thuật in khác nhưng đều thất bại. Và cuối cùng ông không còn tiền để theo đuổi ước mơ của mình. Không đầu hàng, ông kêu gọi sự giúp đỡ từ những người bạn. Lúc này ông gặp được một người bạn tên là Fust vốn là một thợ rèn rất giàu có đã đồng ý trợ giúp tiền cho ông. Thế nhưng lần này lại không thành công và người bạn không còn đủ kiên nhẫn đã khởi tố ông ra toà vì tội lừa đảo. Toà xử Fust thắng và thế là toàn bộ phân xưởng cùng những trang thiết bị, máy móc hổ trợ cho cuộc thí nghiệm của ông đều rơi vào tay Fust. Thế nhưng không nản lòng, Gutenberg vẫn tiếp tục vay tiền từ những người bạn thâm giao khác để sắm dụng cụ nhằm thực hiện tiếp những cuộc thí nghiệm mới. Và lần này quả không phụ công ông, ông cũng đã lần tìm ra được kỹ xảo in mới. Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng. Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đóá. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được. Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.
 1440: loại máy in kim ra đời. 1462: nghề ấn loát du nhập vào Châu u. 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh. 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic
Tin về những quyển sách do Gutenberg in được ở Mainz đã lan rộng khắp Châu u và trong suốt thế kỷ 15 loại máy in do Gutenberg sáng chế được dùng phổ biến ở khắp những thành phố lớn thuộc Châu lục này. Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg. Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ ông tổ của nghề in”. Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz. Châu Yên
(Theo World Socialist)

Lịch sử giấy

Ngày nay giấy đối với ta quá bình thường. Ta vò nó trong tay rồi ném đi không  chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn  năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn  năm mới chế biến được giấy thô sơ và qua biết bao quá trình, mới trở thành hoàn hảo như ngày hôm nay.

Phát minh giấy viết:

Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng  minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Ts'ai Lun, nhưng  người ta vẫn cho Ts'ai Lun là người phát minh ra giấy thực thụ như ngày nay.

1) Ts'ai Lun


Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Ho Ti bên Trung quốc, Ts'ai Lun đem mấy mẫu giấy dâng vua, được  vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong  triều đình. Ông là hoạn quan vì phải giữ tài sản và tiền bạc nhiều trong triều đình. Nhờ chế được giấy, ông trở thành giàu có. Tuy nhiên sau đó ông  bị triều đình âm mưu gây rắc  rối nên sa sút và bị vua ghét bỏ. Ông tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần thât đẹp, uống thuốc độc rồi lên giường nằm.



Ts'ai Lun chế tạo giấy:

 Ts'ai Lun lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Ts'ai Lun khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Cách chế tạo giấy này đầu tiên được dùng  bên Trung quốc rồi qua Korea, Samarkand, Baghdad và Damascus.
Cho dù Ts'ai Lun phát minh ra giấy sớm, nhưnh phải hàng ngàn năm sau người ta mới sản xuất giấy cho khắp Âu Á.

2) Các nước  và sự phát minh giấy:

 Khoảng năm 400 người Ấn độ đã biết làm giấy
Sau khoảng 500 năm sau, dân Abbasid Caliphate bắt đầu dùng giấy. 
 Người theo đạo Islam dùng giấy rất sớm, từ Ấn độ tới Tây Ban Nha, trong lúc người theo đạo Thiên chúa vẫn còn dùng  giấy da
 Ảnh hưởng của Arabe tiếp tục trải ra từ Phi Châu tới Méditerranée: Khoảng năm 650 người Árập xâm nhập Sicile, rồi tràn qua Maroc. Hai thành phố này sau đó biến thành hai trung tâm văn hóa của Árập truyền bá truyền thống và tín ngưỡng của mình. Trong những thế kỷ tiếp theo, lãnh thổ Árập lớn dần, thêm các  nước tân tiến như Algérie, Tunisie và Lybie cùng với những  lãnh thổ to lớn của Espagne, Portugal và Italie.
Năm 751, dân Arập sống trong thành phố Samarkan, trong Kasakhstan -khoảng 800 km từ biên giới Trung quốc- bị quân đội Trung quốc tấn công. Cuộc tấn công bị quân đội Arập không những đẩy lùi mà họ còn bị đuổi theo. Quân Árập bắt tù binh Trung quốc biết kỹ thuật làm giấy. Để đổi lấy tự do, người Trung quốc đã truyền  lại nghề làm giấy. Người Á rập biết làm giấy từ đó và  cách làm giấy được lan tràn nhanh chóng trong dân Arập.
Vào thế kỷ thứ X, người Árập dùng bông vải để chế giấy để có loại giấy mỏng tốt.
Khoảng năm 1100, Ý và Espagne đuổi dân Arập đi nhưng  ngành sản xuất giấy được giữ vững. Tại Ý, tài liệu cổ xưa nhất được viết trên giấy xưa nhất đã được dâng lên vua Roger của Sicile, ghi năm 1102.
Đầu những  năm 1200 Thiên chúa giáo thống chế người Tây Ban Nha theo đạo Islam, nhờ vậy mà họ học cách làm giấy nơi người đạo Islam. Năm 1250 người Ý bắt đầu học cách làm giấy và bán khắp Âu châu.
Năm 1338 các giáo sĩ Pháp bắt đầu chế giấy lấy. Năm 1411 tức  là sau 15 thế kỷ từ khi Ts'ai Lun phát minh ra giấy, người Đức  mới bắt đầu sản xuất giấy và nhất là từ năm 1450 ngành báo chí và máy in ra đời do Johannes Gutenberg  thì vélin  và parchemin bị quên hoàn toàn. Rẻ tiền hơn, đồng dạng, giấy trở nên cần thiết cho sự sản xuất lớn mà giấy da thú không thể có đủ điều kiện

3) So sánh hai phát minh của Ts'ai Lun và Gutenberg

Bên Trung quốc, trước Ts'ai Lun, hầu hết sásh vở đều viết bằng tre nên  rất nặng và cồng kềnh. Vài quyển sách được viết trên lụa nhưng  quá đắt. Bên phương Tây, trước  khi giấy ra đời, người ta dùng sách viết trên  giấy da làm bằng da cừu hay da bò con. Sau đó loại giấy papyrus được người Hy Lạp, La Mã và Ai cập ưa chuộng. Tuy nhiên  giấy da  hay giấy papyrus đều quá đắt. Sách vở hay những  tài liệu khác viết bằng giấy ngày nay được chế tạo quá rẻ và nhiều cũng  là nhờ sự hiện hữu của giấy. Thực ra, nếu như không có ngành in ấn thì giấy không  đến  nỗi quá quan trọng như ngày hôm nay. Vậy thì Ts'ai Lun và Gutenberg, ai quan trọng hơn ai? Tuy nhiên nếu xét ra cho cùng ta thấy Ts'ai Lun quan trọng hơn Gutenberg bởi vì ngoài việc dùng để viết, giấy còn  dùng  cho nhiều thứ khác. Ngoài ra nếu chưa có giấy, chưa chắc Gutenberg lại có ý nghĩ làm máy in. Còn như nếu chỉ một trong  hai phát minh  đó xảy ra, thì chắc mà người  ta sẽ dùng bảng kẽm làm sẵn (block printing, đã được dùng trước phát minh của Gutenberg) để in sách trên giấy hơn là dùng bảng  in chữ di động để in trên giấy da.

4) So sánh văn minh Trung quốc và Tây Âu

Hai phát minh của Ts'ai Lun và Gutenberg đúng  là hai trong  mười phát minh lớn nhất của lịch sử. Để nói lên sự quan trọng của giấy và ngành in, ta cần nói đến sự phát triển về văn hóa của Trung quốc và các nước phương Tây. Thế kỷ thứ hai văn  minh Trung  quốc tiến triển thua các nước phương Tây.  Trong  một ngàn năm kế tiếp kỹ thuật của Trung quốc vượt qua các nước Tây Âu và trong  một khoảng 7-8 thế kỷ, văn  minh Trung hoa được  xem như tiêu chuẩn đối với các  nước tân tiến trên thế giới. Bởi vì chắc chắn là các cuộn papyrus hơn hẳn là sách làm bằng thanh tre hay gỗ. Chính sự việc này đã chướng ngại cho sự phát triển nền văn  minh Trung  quốc trước khi có sự phát minh ra giấy. Thử tưởng tượng  một học sinh Trung quốc thi thi phải mang  lỉnh kỉnh cả một "núi" sách bằng tre. Và chính quyền muốn  hoàn thành công việc hành chánh cũng không  phải dễ. Bởi vậy mà sau khi phát minh ra giấy, văn  minh Trung quốc  tiến  bộ nhanh chóng, chỉ trong năm thế kỷ đã vượt qua các nước Tây Âu. Lẽ đương nhiên sự chia rẽ các nước Tây âu cũng  là nguyên do sự thua sút Trung quốc. Chính Marco Polo cũng đã xác nhận rằng ngay cả ở thế kỷ thứ 13, Trung quốc phồn thịnh hơn Âu châu nhiều. Nhưng tại sao sau đó lại thua Âu châu? Có nhiều giải nghĩa phức  tạp về văn hóa nhưng có lẽ nguyên do dễ hiểu là từ thế kỷ 15, Âu Châu có thiên tài Gutenberg đã phát triển kỹ thuật in hàng loạt lớn. Từ đó văn hóa châu Âu phát triển  nhanh chóng. Vì Trung quốc không có Gutenberg, vẫn còn  dùng lối in bảng kẽm block printing nên văn hóa Trung quốc phát triển chậm dần.
Tới những  năm 1800, giấy thủ công là hỗn hợp của cây chanvre (cây sợi), bông gòn, cây lin (vải gai) và  nhiều loai cây khác. Lúc bấy giờ, Louis Robert, một người làm công cho hãng giấy vùng Essonne, miền Nam Paris, đã sáng chế ra một nhà  máy giấy có thể sản xuấy giấy hàng loạt. Nhờ đó giấy trở nên rẻ  và giấy dư  được tích trữ thành cuộn. Với phát minh này, người ta cần đến bột cây có thớ dài hơn
Năm mươi năm sau, thớ cây được dùng thường xuyên để chế tạo giấy.
Ngành in  lúc bấy giờ bắt đầu phát triển: sach và các tài liệu quan trọng được  sản xuát nhanh chóng. Nhờ phương  pháp in ấn hàng  loạt này đã dẫn tới nhu cầu lớn về giấy.
Võ Phan Thanh Bình

60-Paul Adrien Maurice Dirac
Paul_Dirac_506.jpg 
1902-1984
Vương Quốc
Vật Lý

Ba phương trình "thế kỷ" làm thay đổi thế giới

Cẩm Mai |
Ba phương trình "thế kỷ" làm thay đổi thế giới
Biểu diễn số Pi.

Trong thế giới toán học có vô số những phương trình, nhưng chỉ có 3 phương trình có vai trò ứng dụng to lớn nhất trong thế kỷ 20.

Hãng tin BBC của Anh đã tiến hành cuộc khảo sát lấy ý kiến bình chọn của độc giả về các phương trình toán học có ý nghĩa nhất.
Sau đây là 3 phương trình được độc giả bình chọn nhiều nhất. 3 phương trình này là tiền đề phát triển của các ngành vật lý, hóa học, khám phá vũ trụ…
Phương trình Dirac
Phương trình này của nhà vật lý người Anh Paul Dirac (1902 – 1984), người sống cùng thời với nhà bác học Albert Einstein. Năm 1933, ông từng cùng nhận giải Nobel vật lý cùng với Erwin Schrodinger cho giả thuyết lượng tử.

Nhà vật lý Paul Dirac.
Nhà vật lý Paul Dirac.
Phương trình của Paul Dirac kết hợp với thuyết tương đối của Albert Einstein dùng để tính chuyển động của các vật thể với tốc độ ánh sáng, với cơ học lượng tử được mô tả là hoạt động của những phân tử rất nhỏ.
Bằng cách tìm phương trình giải thích các electron xoay thế nào khi đạt tốc độ ánh sáng, Paul Dirac đã bước đầu đưa ra giả thuyết lượng tử và dự đoán sự tồn tại của kháng thể, mà lúc đó các nhà vật lý chưa hề nghĩ tới hay quan sát được.
Phương trình Dirac miêu tả cấu trúc tinh tế trong dải phổ hydro theo cách rất phức tạp. Phương trình cũng là sự hiệu chỉnh lý thuyết bằng việc đưa ra các hàm sóng chứa một số thành phần trong lý thuyết của Pauli về chuyển động xoay.
Hàm sóng trong lý thuyết của Dirac là các vectơ với bốn thành phần là các số phức (còn gọi là bispinor).
Hai trong số chúng giống với hàm sóng Pauli trong giới hạn phi tương đối tính, khác với phương trình Schrödinger mà miêu tả hàm sóng chỉ có một thành phần phức. Hơn nữa, trong trường hợp khối lượng gán bằng 0, phương trình Dirac trở thành phương trình Weyl.
Mặc dù ban đầu Dirac không hoàn toàn đánh giá được đầy đủ ý nghĩa quan trọng của phương trình này.
Nhưng với hệ quả của việc giải thích chuyển động xoay trong sự thống nhất giữa cơ học lượng tử với thuyết tương đối hẹp, phương trình Dirac là một trong những thành tựu to lớn của vật lý lý thuyết.
Phương trình Dirac là sự hội tụ trí tuệ của nhà bác học Newton, Maxwell và Einstein. Trong lý thuyết trường lượng tử, phương trình Dirac được giải thích theo nghĩa khác nhằm miêu tả trường lượng tử tương ứng với các hạt có chuyển động xoay.
Đồng nhất thức Leonhard Euler
Nhà toán học Leonhard Euler (1707 - 1783), người Thụy Sĩ, được mệnh danh là “Mozart trong toán học” bởi ông có sức làm việc phi thường nhất.

Chân dung nhà toán học Leonhard Euler.
Chân dung nhà toán học Leonhard Euler.
Các công trình khoa học của ông thuộc về nhiều ngành lĩnh vực khác nhau để lại cho hậu thế nhiều vô kể.
Tính ngang bằng của đồng nhất thức này của Leonhard Euler trông có vẻ đơn giản hơn phương trình của Diract.
Nhưng đồng nhất thức nhìn tưởng như đơn giản này lại thâu tóm một số nguyên tắc toán học cơ bản nhất.
Phương trình chứa 5 con số quan trọng nhất trong toán học là 1, 0, Pi, i, và e với 3 phép tính cơ bản trong toán học là: cộng, nhân và mũ hóa.
Chữ “I” ở đây là con số tưởng tượng, bình phương gốc của -1. Chữ “e” là con số tương đương 2.71828, nhưng giống như Pi, e vô tỉ.
Nhìn tưởng như đơn giản nhưng đồng nhất thức này có vai trò rất quan trọng trong mọi khía cạnh cơ bản của toán học.
Con số Pi

Biểu diễn số Pi.
Biểu diễn số Pi.
Con số Pi có lẽ được sử dụng nhiều nhất trong trường phổ thông. Pi là tỷ số của chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó
Pi tương đương 3.14159, nhưng nó cũng vô tỉ. Người Babylon cổ đại nghĩ ra con số Pi cách đây 4.000 năm và vẫn được sử dụng đến ngày nay.
Số Pi giúp chúng ta khám phá các hành tinh, phóng tàu vũ trụ, thậm chí còn được ứng dụng vào tính đường xoắn ốc ADN kép.
Tính siêu việt của Pi kéo theo sự vô nghiệm của bài toán cầu phương. Các con số thập phân của Pi dường như xuất hiện theo một thứ tự ngẫu nhiên, mặc dù người ta chưa tìm được bằng chứng cho tính ngẫu nhiên này.
Hàng ngàn năm qua, các nhà toán học đã nỗ lực mở rộng hiểu biết của con người về số Pi bằng việc tính ra giá trị của nó với độ chính xác ngày càng cao hơn.
*Nguồn: Tech Insider

 

Phát minh vĩ đại của “người kỳ lạ nhất”

Paul Dirac (1902 – 1984)
Thứ Ba 21, Tháng Mười Hai 2010
Người kỳ lạ nhất (The Strangest Man [1]) là nhan đề cuốn sách mới đây của Graham Farmelo viết về Paul Dirac (ảnh bên), một nhà vật lý lỗi lạc của thế kỷ 20. Ông đã tiên đoán sự tồn tại của phản vật chất (anti–matter) – một trong những phát minh khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Một phương trình tuyệt đẹp

Có thể nói ba mươi năm đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ hoàng kim của lịch sử vật lý với sự xuất hiện của thuyết tương đối hẹp (1905), thuyết tương đối rộng (1915) của Einstein và thuyết lượng tử, sản phẩm của nhiều trí tuệ lớn (Bohr, Schrodinger, Heisenberg, Dirac…).
Cho đến năm 1927, cơ học lượng tử do Schrodinger và Heisenberg phát biểu mới ở dạng phi tương đối, nghĩa là chưa tính đến thuyết tương đối 1905 của Einstein. Kết hợp cơ học lượng tử này với thuyết tương đối là nhu cầu tất yếu và là khát vọng của tất cả các tên tuổi lớn thời đó.
Tháng 10/1927, trong hội nghị Solvay (Brussels) nổi tiếng với cuộc tranh biện huyền thoại Bohr – Einstein, khi được biết Dirac cũng đang theo đuổi bài toán trên, Bohr nhắc nhở: “Klein đã giải rồi, còn gì nữa!” Vào thời điểm đó, Dirac tuy đã đủ nổi tiếng để ngồi “bàn đầu”, nhưng cũng mới 25 tuổi và là đại biểu trẻ nhất hội nghị, còn Bohr thì đã cùng chiếu với Einstein.
Mặc dù vậy, Dirac không hề bận tâm với nhắc nhở của Bohr vì ông biết chắc, không chỉ công trình của Klein mà tất cả các công trình lượng tử tương đối hiện có đều sai. Bản thân Dirac cũng đã xoay đủ cách và phải đến cuối tháng 11/1927 mới đột nhiên viết ra một phương trình đẹp và lạ đến sửng sốt. Về hình thức, nó đẹp như phương trình tương đối rộng của Einstein, nhưng lại chẳng giống phương trình nào đã từng biết vì có tới bốn phần liên quan và cả bốn đều quan trọng.
Về nội dung, phương trình này “tiên đoán” chính xác tất cả các đặc trưng cơ bản của electron, từ khối lượng, spin, đến đặc trưng từ, tất cả đều hiện ra một cách tự nhiên như trời sinh ra thế. Phương trình đẹp và lạ đến nỗi chính Dirac cũng không dám tin.
Ông im lặng cho đến tận đầu năm 1928 mới gửi kết quả đến Royal Society dưới dạng một bài báo: Lý thuyết lượng tử của electron. Ngay khi xuất hiện (2/1928), bài này đã gây chấn động lớn trong giới vật lý quốc tế. Max Born nói: “Phương trình là một kỳ tác”. Heisenberg thốt lên: “Ông ấy (Dirac) quá thông minh, không ai sánh được”. Còn Jordan lúc ấy đang cùng Wigner cũng tìm kiếm một phương trình lượng tử tương đối thì bị sốc đến mức sinh trầm cảm.

... Nhưng khó tin

Mặc dù rất đẹp, theo Heisenberg, phương trình Dirac là sai vì nó tiên đoán bức tranh không thể hiểu được về năng lượng electron: electron tự do lại có năng lượng cả dương lẫn âm. Tháng 6.1928 Heisenberg viết cho Pauli “Lý thuyết (Dirac) vẫn là chương buồn thảm nhất của vật lý hiện đại”.
Chính Dirac cũng rất khó chịu với phương trình của mình dù ông tin vào tính chính xác toán học của nó. Tháng 10/1928, Dirac đưa ra giả thuyết về lỗ trống (hole). Theo ông, trong biển electron năng lượng âm có những chỗ trống năng lượng dương, gọi là hole. Khi electron và hole gặp nhau thì cả hai biến mất và phát ra bức xạ. Electron mang điện âm còn hole mang điện dương.
Ý tưởng của Dirac quá mới mẻ so với thời đại, nên chẳng mấy ai tin. Ngày đó người ta chưa quen với việc lý thuyết đi trước, tiên đoán sự tồn tại của một hạt mà thực nghiệm chưa biết. Rutherford cho rằng ý tưởng của Dirac là vô nghĩa. Còn Pauli thì viết “cho dù anti-electron có được phát hiện thì tôi vẫn không tin vào ý tưởng hole của ông ấy”.
Vào thời ấy, người ta chỉ biết duy nhất proton là hạt mang điện dương, nên thoạt đầu Dirac cho rằng hole là proton. Nhưng theo chính phương trình Dirac thì hole phải có cùng khối lượng như electron, thế mà proton lại nặng hơn electron đến khoảng hai ngàn lần. Một lần nữa rơi vào bế tắc!
Đầu 1931, khi xây dựng lý thuyết về đơn cực từ (magnetic monopole), Dirac đi đến kết luận trong tự nhiên không chỉ có hai hạt electron và proton, mà còn phải có các hạt cơ bản khác. Ông viết “hole nếu tồn tại phải là một loại hạt mới, mà thực nghiệm chưa biết. Hạt này có cùng khối lượng và khác dấu về điện tích với electron. Ta có thể gọi hạt đó là phản-electron (anti-electron)”.

Suýt từ chối Nobel

Tháng 8/1932, khi nghiên cứu các tia vũ trụ, Carl Anderson đã ghi nhận dấu vết của một hạt có các đặc trưng chính xác như hole hay phản electron của Dirac, mà ông đề nghị gọi là positron (posi ngụ ý “dương” – hạt giống electron nhưng mang điện dương). Muộn hơn một chút, Blackett và Occhialine ở Cambridge cũng có những quan sát tương tự. Họ tuyên bố “thí nghiệm phù hợp tuyệt vời với lý thuyết Dirac”. Và như vậy, thực nghiệm đã khẳng định sự tồn tại của positron đúng như Dirac tiên đoán!
Dù vậy, lý thuyết Dirac vẫn quá lạ lùng nên phải đến gần cuối năm 1933 đa số các nhà lý thuyết mới đồng thừa nhận sự đúng đắn của nó. Ngày 9/11/1933, Stockholm thông báo cho Dirac rằng ông được nhận giải Nobel Vật lý cùng với Schrodinger. Là người không ưa giới truyền thông, Dirac định từ chối, nhưng Rutherford đã kịp khuyên “việc từ chối chỉ làm cho ông càng nổi tiếng hơn”. Và thế là, Dirac trở thành người trẻ nhất nhận Nobel Vật lý, ở tuổi 31.
Sau này chúng ta biết là không chỉ electron, mà nhiều hạt khác cũng có phản hạt của mình, proton và phản proton, quark và phản quark, hay nói rộng ra, vật chất (matter) và phản vật chất (anti–matter).
Dirac đã tiên đoán tồn tại phản vật chất khi ông mới 25 tuổi. Trải qua hơn 80 năm kể từ phát minh vĩ đại này, vật lý đã chiêm ngưỡng nhiều tiên đoán kỳ diệu khác, nhưng như Gottfried viết nhân dịp 100 năm ngày sinh của Dirac: “Tiên đoán về phản vật chất của ông vẫn đứng tách riêng ra như một tượng đài của niềm tin mãnh liệt vào tư duy lý thuyết thuần tuý, không có bất kỳ gợi ý thực nghiệm nào và vào các quy luật tổng quát sâu sắc của tự nhiên”.
Nguyễn Trần, Viện Vật lý (SGTT)
 
Xem tiếp...

BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/18 (Kế sách thứ mười tám: CẦM TẶC CẦM VƯƠNG )

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kế thứ 18:
CẦM TẶC CẦM VƯƠNG
(Dẹp giặc phải bắt chúa giặc)

Dẹp tặc cầm vương ấy kế lừa
Xoay vần cái sự thắng và thua
Phù Sai háo sắc suy tàn cũ
Câu Tiễn báo thù khởi sắc xưa
Ảm đạm hoài nghe câu bán chúa
Âu sầu mãi kể chuyện buôn vua
Khi dùng phải biết mềm như lụa
Dẹp tặc cầm vương ấy kế lừa

                                                   36 kế - Kế Thứ 18: Bắt giặc bắt vua

Kế thứ 18: Cầm Tặc Cầm Vương

Yếu lĩnh của kế này là: Địch dù quân mạnh, nhưng lại chỉ làm việc vì sợ hãi hay vì phần thưởng thì hãy nhắm thẳng vào Lãnh đạo của chúng mà quật. Lãnh đạo gục, toàn quân sẽ tự tan hoặc đầu hàng. Quân địch mà kết nối với Lãnh đạo của chúng bằng trái tim, trung thành từ tâm thì hãy cẩn thận, bởi cái chết của người lãnh đạo của chúng sẽ khiến toàn quân cảm tử trả thù.
Căn bản của kế này là phải nắm được mối quan hệ tướng và lính trong quân địch. Nếu tướng địch không phải tướng sáng, chỉ dùng quyền lực và sự chết chóc để điều binh khiển tướng thì chỉ cần đập chết thằng tướng thì quân sẽ tự tan. Nền tảng đằng sau vẫn là làm sao chiến tranh tan rã mà bảo vệ được đất nước. Chứ không phải hiếu sát để sinh linh đồ thán, kiệt quệ nhân lực quốc khố trong chiến tranh.
Kế này lại không thể thực hiện được nếu quân địch “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Với các tình tướng sĩ như cha con, việc giết chết tướng địch có khi lại là thảm họa khi địch quân liều chết báo thù. Khi đau thương được biến thành hành động cách mạng thì còn cái giải rút cũng đánh.
Một ứng dụng trong kinh doanh rõ rệt nhất là ở chỗ đánh thắng và chiếm lĩnh bằng việc săn đầu người. Hai công ty cạnh tranh nhau rõ rệt trên cùng một thị trường. Nhận ra đối phương có tướng mạnh là cốt lõi thành công của phía bên kia, nếu mà có cách để săn được người đó về thì tự nhiên công ty kia sẽ thành rắn mất đầu mà kém hẳn sức cạnh tranh rồi dần dần tan rã.
#davidnguyen #chieuthucbgm

 

Xem tiếp...

TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 19

-Từ yêu nước cực đoan, hóa thành cay cú vu khống, lưu manh côn đồ mới nhanh làm sao!
-Thật là thấm thía chân lý: "Ngu ngốc + quá khích = Đại phá hoại".
-Danh ngôn Anhxtanh:
+"Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả".
+"Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên".
+"Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi thấy mơ hồ: Tôi điên hay người khác điên?"
+"Tôi nghĩ và nghĩ hàng năm hàng tháng. Chín mươi chín lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Lần thứ một trăm tôi đúng."
+"Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau."
+"Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn." 
+"Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng bản thân bằng cách làm rộng vòng tròn của lòng trắc ẩn để ôm lấy mọi sinh vật sống và tất cả sắc đẹp của thiên nhiên. "
+"Giận dữ chỉ náu mình trong lồng ngực của những kẻ ngu xuẩn."
+"Những tâm hồn vĩ đại luôn va phải sự chống đối mãnh liệt từ những trí óc tầm thường."
+"Nếu hầu hết chúng ta đều xấu hổ vì quần áo xoàng xĩnh và đồ đạc tồi tàn, hãy xấu hổ hơn vì những ý tưởng xoàng xĩnh và triết lý tồi tàn... Sẽ thật là một tình huống đáng buồn nếu thứ bao bên ngoài lại tốt đẹp hơn xác thịt bọc bên trong nó".  
-Nhà nước vừa là kẻ bị phán xét vừa là trọng tài, nếu không phân xử kịp thời và đích đáng, thì đó là nguy cơ của tai họa. 

---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
DOÃN NHƯ LÂN LỘT MẶT NẠ CỦA NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG VÀ ĐỒNG BỌN
 
KBCHN386 - " Việt BCôn đồ" Giaùi hăm bắn hoặc cho đàn em thanh toán nhà báo Nguyễn Phương Hùng

Chủ nghĩa yêu nước cực đoan, tâm lý bầy đàn là những thói xấu của người Việt.

Chủ nghĩa yêu nước cực đoan.
Cứ hễ ai nói gì không hay về Việt Nam, là ở đó có những quần thể cư dân mạng bước vào thể hiện hổ báo. Bất kể đúng sai, bất kể các khía cạnh của vấn đề, phải cãi nhau trước đã. Như mấy hình ảnh về biển báo trước các cửa hàng ở nước ngoài với những dòng chữ Việt rõ to về việc không vứt rác, không khạc nhổ… chưa gì mà các bạn trẻ đã ùn ùn kéo tới “ném đá”, chửi rủa.
Nhớ đợt rồi, FB của ông chủ Microsoft có đăng một cái ảnh điện đóm ở Việt Nam. Vậy là, người ta đổ xô nhau và nói cười, bình buận, chửi bới, “đặc trưng của Việt Nam nè”, “Ồ, BG thật quan tâm tới Việt Nam, tự hào quá!”. Cả “Việt Nam điểm danh” cũng có. Hài hước! Một đất nước từng thua Việt Nam, giờ quay lại cười vào mặt mình như vậy, mà cũng đủ can đảm nói cười. Nếu bạn đừng hùa vào đám đông, thử ngồi yên và đọc các lời bình, chắc cũng nhận ra căn nguyên vấn đề và cảm thấy xót xa như tôi.
Đợt rồi tôi có viết một bài về Sài Gòn, tôi nói nó tạp nham, những thứ nổi bật nhất ở đây không có tí mùi đặc trưng của người Việt. Thế là như đúng rồi, tôi bị các bạn ấy hù tát cho một cái vào mặt. Sợ thật. Tôi cam đoan là 80% người đọc muốn đánh, chửi, giết tôi, không đọc hết bài viết. Cứ thấy nó chê Sài Gòn của mình, là phải chửi nó ngu trước. Bởi, chẳng biết tới khi nào người ta mới can đảm nhìn nhận những hạn chế của đất mình mà làm cho nó tốt hơn. Chứ không phải xỉ vả những kẻ “thiếu yêu nước” rồi ru ngủ một thế hệ bằng lòng dân tộc cực đoan của mình.
Tính nhược tiểu
…Nó như vầy:
– Phó thủ tướng Đức là người gốc Việt đó!
– Quán quân MasterChef 3 là người gốc Việt đó!
– Thằng bé dễ thương trong Gangnam style là người gốc Việt đó!
Cứ cái gì hay ho trên thế giới, dính líu một tí tới máu Việt là người ta vui như họ hàng trong 3 đời nhà mình vừa làm được chuyện đại sự. Tôi chẳng biết tại sao chúng ta lại phải tự hào, trong khi đất nước nuôi lớn họ không phải là Việt Nam. Phó thủ tướng Đức còn từng có một lần bảo rằng không muốn quay về Việt Nam, vậy thì bà con gì mà vui? Cả những nhân vật khác, chúng ta tự hào, mời họ phỏng vấn báo chí các kiểu, mà đến tiếng Việt cũng chỉ biết nói ngọng nghịu “Xin chào”. Họ mất gốc rồi, việc tung hô những tấm gương đó chẳng khác nào việc chúng ta đang mất lòng tin vào người trẻ đang sống trên đất Việt. Vì không tin bản thân và bạn bè làm được những việc lớn nên người ta mới phải vin vào sự thành công những người Việt Nam mất gốc khác.
Dù rằng đất nước nuôi ông trong thời gian quan trọng nhất của đời người là Pháp, nhưng nếu nói GS.Ngô Bảo Châu làm rạng danh nước nhà tôi còn đồng ý được. Ít ra ông nói rành rỏi tiếng Việt, biết nhà mình ở đâu trên dải đất hình chữ S.
Thành ra, sống trong một xã hội mà người ta tôn vinh “người ngoài”, thiếu niềm tin vào “người trong”, riết cũng mất tự tin khi làm bất cứ điều gì. Ra nước ngoài vài năm rồi quay về với cái mác Việt kiều chắc dễ thành công hơn.
Tâm lý bầy đàn
Một cách vô thức, đứa trẻ sinh ra đã cảm thấy áp lực với việc phải giống “con nhà người ta”. Mặc kệ nó thích thể loại nghệ thuật gì, mở mắt ra là phải học ba lê, học vẽ, học ngoại ngữ, học bơi… cho bằng bạn bằng bè. Tâm lý đám đông lớn lên, người ta không cần phải biết bản thân mình thích gì, cứ mọi người chọn gì, mình cũng sẽ chọn đó. Chưa biết mình đam mê gì cũng thi đại học rồi lên thành phố với chúng bạn. Vì ai cũng như vậy cả, học hết cấp 3 phải lên đại học!
Riết như tôi hồi mấy năm trước, ra trường ngồi nhà chưa kịp biết có nên mở quán café hay không, đã bị mẹ gặng hỏi: “Sao bạn con đi làm văn phòng cả rồi mà con cứ ở nhà?” Vậy cái lý nào cho việc ra trường là phải đi làm ngày 8 tiếng? Gánh nặng bầy đàn nó phổ biến tới mức tôi sẽ bị chửi tơi tả là thiếu hiểu biết nếu sử dụng đến, nó đi sâu vào tiềm thức người Việt tới mức chẳng ai thấy nó bất thường mà đổi thay. Người ta xem đó là cuộc sống, là nghiễm nhiên nên như vậy.
Dễ thấy nhất thì cứ lên mấy diễn đàn đang ùa nhau ném đã một nhân vật. Cứ lặng lẽ ngồi xem rồi thử hỏi một vài người quen biết, xem chuyện gì đang xảy ra. Tôi cam đoan là người ta cũng chẳng tức giận gì nhiều. Thấy mọi người chửi thì ùa vào cho vui thôi. Kiểu nó vậy! Còn nếu mà bạn muốn nói ngược lại điều đám đông đang nói, thì bạn sẽ sớm có đủ gạch đá để xây nhà vì tỏ ra nguy hiểm đấy!
Kết.
Ngay cả khi tôi viết cái bài này, tôi cũng chẳng mong mình nhận được sự hưởng ứng tích cực. Dù rằng đó là một tham vọng. Vì tôi nói xấu người Việt, tôi moi móc khí chất yếu kém của xã hội trong khi bản thân chắc chưa làm được gì hay ho. Vậy đó, sinh ra là người Việt Nam, làm gì cũng lo sợ và cảm thấy nặng nề! 

Theo Edaily.vn

  
KBCHN381 - Côn đồ Hà Nội tung hoành vu khống người
Nick Vũ Hà, một phụ nữ có đời sống cá nhân không đạo đức, là thành viên của nhóm Trần Hải Yến, Bùi Gia Việt vô cớ xông vào định đánh bà Hương Vi. Nhưng nhà báo Nguyễn Phương Hùng đã cố gắng ngăn chặn xô xát trong lúc chờ công an phường Thụy Khuê đến xử lý. Kết quả công an không xử vì tố cáo vu vơ không bằng chứng

Đỗ Hữu Hằng, Sáng lập viên VHK là thế này sao?
  
Sơn Thanh : Gặp Lê Xuân Nghĩa tại Thanh Hóa ...

Kích Động Lòng Yêu Nước Cực Đoan

Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý không một thứ tình cảm nào có thể sánh bằng. Yêu cha yêu mẹ, yêu thầy yêu cô, yêu bạn yêu bè, yêu quê cha đất tổ, thậm chí “tử vì đạo” cũng không thể sánh được với lòng yêu nước. Bởi vì “tử vì đạo” là chết cho tôn giáo riêng của mình chứ chưa phải chết cho đất nước.
Chính vì lòng ái quốc thiêng liêng, cao quý như thế cho nên khắp nơi trên thế giới, tại thủ đô hoặc các thành phố hoặc những nơi gọi là di tích lịch sử, dân tộc nào cũng có truyền thống tạc tượng, lập tượng đài…để nhớ và tôn vinh những vị đã được cả dân tộc ghi nhận là “những nhà ái quốc.” Riêng dân tộc ta còn lập miếu đền – suốt năm nhang khói – không phải chỉ để tôn thờ mà còn để nhắc nhở con cháu muôn ngàn đời sau về lòng ái quốc. Khi nhìn thấy miếu đền, chúng ta thấy lịch sử sống lại và các vị anh hùng dân tộc vẫn còn ở với chúng ta.
Sống trong lòng dân tộc mà một người nào đó không có lòng ái quốc thì giống như một thứ “ngoại kiều” trục lợi trên quê hương mình mà không hề “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Không có lòng ái quốc giống như “gỗ mục” như “bèo giạt mây trôi” – thời bình có thể làm gián điệp cho ngoại bang còn khi đất nước lâm nguy có thể sẵn sàng làm tay sai bán nước nếu bản thân mình hoặc gia đình mình có lợi.
Mặc dù lòng ái quốc thiêng liêng và cao cả như thế nhưng không phải là chuyện khó làm. Tùy theo hoàn cảnh, trình độ và vị trí – mỗi người có thể bày tỏ lòng yêu nước một cách khác nhau.
1.- Đối với người bình thường (thứ dân) thì trong thời bình là một công dân tốt, đóng thuế đầy đủ, tuân thủ luật pháp quốc gia. Thời chiến thì bản thân mình hoặc khích lệ con em hăng hái tòng quân giết giặc, tham gia vào các công binh xưởng, các nhà máy, nông công trường cung cấp tất cả những gì cần thiết cho chiến tường, bỏ bớt những ham thích cá nhân (xin xem “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo) trong tinh thần “hâu phương yểm trợ tiền tuyến”. Như thế có thể gọi là một công dân yêu nước.
2.- Nếu là một người khá giả có thể đóng góp tiền bạc cho chính phủ để mua sắm vũ khí, yểm trợ cho binh sĩ ngoài tiền tuyến và gia đình họ. Như thế gọi là một công dân danh dự của đất nước.
3.- Khi quốc biến, nếu quốc gia cần cũng phải cởi áo tu hành để theo tiếng gọi của non sông. Như thế gọi là bậc tu hành yêu nước.
4.- Dũng cảm chiến đấu, khích lệ đồng đội chiến đấu, tạo nên những chiến công hiển hách như thế gọi là quân nhân yêu nước, hoặc cao hơn – một anh hùng.
5.- Dù sức yếu nhưng tử chiến, quyết không đầu hàng giặc như thế gọi là “dũng tướng” được cả dân tộc tiếc thương như Cụ Hoàng Diệu và Phò Mã Nguyễn Lâm tuẫn tiết ở Thành Hà Nội trước sức công phá của giặc Pháp.
6.- Bị giặc bắt vẫn hiên ngang không khuất phục mà dõng dạc hô to “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc ! “ như Trần Bình Trọng là khí phách nuôi dưỡng uy linh dân tộc.
7.- Đất nước bị Thực Dân Pháp đô hộ, dày xéo, nhục mạ, bóc lột… sức yếu không thể làm cách mạng hoặc dấy binh khởi nghĩa, sáng tác “những vần thơ rướm máu” để nói lên nỗi nhục của dân tộc như Cụ Nguyền Đình Chiểu là bậc chí sĩ yêu nước.
8.- Trước thế nước ngả nghiêng không “bàn thối”, xốc gươm giết kẻ phản quốc như Cù Thị, Ai Vương, Thiếu Qúy và đoàn tùy tùng của sứ Tàu để chặn đứng âm mưu dâng nước ta cho nhà Hán như thế gọi là “bầy tôi lương đống” một lòng vì dân vì nước, lưu danh muôn thuở: Tể Tướng Lữ Gia.
9.- Thấy dân chúng lầm than trước nạn Bắc Phương giày xéo, dấy binh, tập họp dân chúng xây dựng lực lượng vũ trang khởi nghĩa, đánh đuổi quân thù, kiến tạo nền độc lập tự chủ dù không lâu dài … như hai Bà Trưng-Triệu là biểu tượng tuyệt vời của lòng yêu nước của dân tộc ta.
10.- Đất nước bị quân xâm lược đô hộ, bóc lột, giày xéo, nhục nhã… hy sinh đời sống cá nhân, bôn ba làm cách mạng, ngục tù không sờn chí, khơi dậy lòng ái quốc trong quần chúng, từng bước xây dựng cơ sở cách mạng và lực lượng vũ trang rồi thanh thế mỗi lúc mỗi mạnh, cuối cùng đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, xây dựng nền độc lập tự chủ…người lên đoạn đầu đài, kẻ bỏ thân nơi chiến địa, người bị lưu đày, người chết trong ngục tù… đều là các anh hùng của dân tộc.
11.- Không phải chỉ sống trên quê hương mới thương dân yêu nước. Có rất nhiều người sống xa Tổ Quốc suốt đời mà vẫn nhớ về cội nguồn. Trong Thế Chiến I, nhiều người Việt Nam bị bắt đi lính cho Pháp. Sau khi chiến tranh chấm dứt, kẻ sống sót trở về được gia nhập quốc tịch Pháp, hưởng hưu bổng, lấy vợ Pháp, sinh con đẻ cái, nhận nơi này là quê hương thứ hai – nhưng Việt Nam vẫn canh cánh bên lòng. Có rất nhiều người du học hoặc trí thức trốn tránh ách thực dân lưu vong qua Pháp rồi trở thành giáo sư đại học, khoa học gia, viện sĩ Viện Hàm Lâm…tuy sống ở đó, tuân thủ luật pháp xứ người nhưng lòng thì vẫn hướng về quê cha đất tổ và luôn có những việc làm ái quốc.
Lòng yêu nước có sức mạnh vạn năng. Nó có thể tạo nên những chiến công hiển hách, xây dựng đất nước từ nô lệ trở thành độc lập, từ bị ngoại bang khinh rẻ trở nên được kính nể, từ đống hoang tàn đổ nát trở nên phú cường như Nhật Bản, Do Thái chẳng hạn. Một dân tộc có lòng yêu nước, nếu có lãnh đạo và được tổ chức tốt, dù nhỏ bé có thể đánh thắng bất kỳ một đạo quân xâm lược hùng mạnh nào. Thông thường lòng yêu nước được khơi dậy khi:
– Đất nước bị ngoại bang xâm chiếm, đô hộ.
– Đất nước bị ngoại bang đe dọa, uy hiếp.
– Bờ cõi bị xâm lấn.
– Danh dự của đất nước bị tổn thương.
– Một đôi khi lòng yêu nước còn được bộc lộ qua những trận đấu thể thao như “Giải Túc Cầu Thế Giới” (World Cup) chẳng hạn. Nhưng lòng yêu nước này chỉ là thứ tự ái, lửa rơm sớm lụi tàn.
Ngày nay khi một nước nhỏ bị nước lớn hiếp đáp, lòng yêu nước được thể hiện qua hình thức biểu tình- thường là trước các tòa đại sứ hoặc tòa lãnh sự của nước thù nghịch. Những cuộc biểu tình này thường là tự phát.
Mới đây nhất khi Hoa Lục xâm lấn Bãi Cạn Scarborough của Phi Luật Tân và đưa tàu chiến và tàu ngư chính tới Đảo Senkaku để uy hiếp Nhật Bản thì tại ba quốc gia nói trên đều nổ ra các cuộc biểu tình. Tuy nhiên phong cách biểu tình tại ba quốc gia đó lại hoàn toàn khác nhau.
– Tại Phi Luật Tân, dân chúng chỉ biểu tình một hai lần rồi để chính phủ tìm phương giải quyết và cũng không bày tỏ thái độ, hiếu chiến hoặc “bài Hoa” đập phá các sơ sở thương mại của người Tàu.

Phippines tổ chức biểu tình trật tự tại Manila. http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-18030805
– Nhật Bản, sau những cuộc biểu tình ở Trung Quốc, họ chỉ tổ chức một cuộc biểu tình quy mô trong ôn hòa, trật tự và không hề có khẩu hiệu khiêu khích.

Nhật biểu tình tổ chức trật tự – 22 Sep 2012
http://bigstory.ap.org/article/japan-anti-china-protest-over-islands-row

Cảnh Trung Hoa biểu tình ở Beijing ngày 15 tháng 9, 2012

Đập phá của hàng bán đồ Nhật – 16 Sep 2012 –
http://www.theatlantic.com/infocus/2012/09/
– Riêng tại Hoa Lục, Tuổi Trẻ Online đưa tin: “ Theo hãng AFP, hôm qua 16 Tháng 9, làn sóng biểu tình phản đối Nhật tiếp tục bùng nổ tại 50 thành phố lớn ở Trung Quốc. Tại Thẩm Quyến, đám đông biểu tình đã cầm khẩu hiệu đòi “tắm máu” nước Nhật. Nhóm này đã đụng độ với cảnh sát. Lực lượng an ninh đã phải dùng tới hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông cuồng nộ. Kênh truyền hình Cable TV của Hongkong cũng đã cho phát các đoạn băng quay cảnh hơn 1000 người biểu tình đốt cờ Nhật và tràn vào đập phá một khách sạn bên cạnh Lãnh Sự Quán Nhật ở Quảng Châu. Những người biểu tình còn đòi gây chiến và cấm vận kinh tế Nhật. Ở Thanh Đảo, mười nhà máy hợp tác với công ty Nhật bị dân Trung Quốc đập phá. Báo Yomiuri Shimbun dần nguồn Đại Sứ Quán Nhật tại Bắc Kinh cho biết đã xảy ra các vụ phóng hỏa và các dây chuyền sản xuất bị phá hủy. Theo Reuters, nhiều đại lý xe hơi Toyota ở Trung Quốc bị đốt phá, một số lượng lớn xe bị phá hủy. Nhiều siêu thị và trung tâm thương mua sắm do Nhật đầu tư tại ít nhất năm thành phố ở Trung Quốc bị đập phá. Đám biểu tình còn xông vào các siêu thị hôi của. Hãng tin BBC dẫn lời một nhân chứng ở Thành Phố Tây An kể máy ảnh của anh đã bị giật và đập phá vì mang nhãn hàng của Nhật. Các xe hơi mang thương hiệu Nhật bị chận lại một cách ngang nhiên trên đường phố, tài xế bị lôi ra ngoài, còn chiếc xe đó bị đập phá, đốt cháy. Trên mạng SinaWeibo, nhiều cư dân mạng Trung Quốc tiết lộ họ không dám lái xe thương hiệu Nhật trong hai ngày cuối tuần. Tại Bắc Kinh, nhiều người quá khích đốt cờ Nhật. Khung cảnh tương tự cũng diễn ra trước Lãnh Sự Quán Nhật ở Thượng Hải.”
Rồi vào ngày 30/11/2012 mới đây, khi hai tàu cá của Hoa Lục cố tình tiến sát để làm đứt giây cáp của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh của Việt Nam thì trên mạng Facebook đã xuất hiện những đoạn Video ngụy tạo hình ảnh hải quân Trung Quốc bắn chìm một tàu thăm dò dầu khí của Viêt Nam – không ngoài mục đích kích thích thanh niên Tàu cho thêm hăng máu.
Chiến dịch khích động lòng yêu nước cực đoan của Trung Quốc đã gây tác hại nghiêm trọng về kinh tế cho cả hai Hoa- Nhật và làm căng thẳng thêm tình hình. Hiện nay số lượng sản xuất xe hơi của các hãng Toyota và Honda tại Hoa Lục đã giảm 40% và Nhật Bản đang suy tính chuyển hướng các nhà máy sản xuất xe hơi qua Thái Lan và Việt Nam. Một cuộc thăm dò dư luận do chính phủ Nhật tiến hành mới đây cho thấy 80% dân Nhật bắt đầu chán ngán người Tàu, điều mà từ 1950 tới nay không hề có.
Việc khích động lòng yêu nước cực đoan, bài ngoại gây khó khăn cho tiên trình hỏa giải (nếu có) và cuối cùng”gậy ông đập lưng ông” giống như “phù thủy lụy âm binh”. Khi mà hằng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ xuống đường hò hét những khẩu hiệu hiếu chiến, sắt máu mà sau đó chính quyền không làm được thì sẽ bị tố cáo là ươn hèn.
Tại Hoa Lục hiện nay vẫn có những học giả công tâm như Lý Lệnh Hoanói rằng không có một cơ sở nào pháp lý nào để chứng minh Đường Lưỡi Bò là của Trung Quốc. Rồi khi Ô. Mã Anh Cửu ồn ào “ăn có” vào chuyện Senkaku, cựu Tổng Thống Lý Đăng Huy (1988-2000) cũng khẳng khái nói Senkaku chẳng ăn nhập gì tới Đài Loan thì lập tức hai ông này bị đám đông cuồng nhiệt chụp cho cái mũ “phản quốc”! Thực ra hai ông này có phản quốc gì đâu. Họ chỉ cất lên tiếng nói trung thực và hoàn toàn vì lợi ích của Trung Quốc là xin đừng đẩy 1.3 tỉ dân vào một cuộc chiến hoàn toàn phi nghĩa không lối thoát.
Đồng ý là ngoài những tranh chấp về Đảo Senkaku, Trung Hoa và Nhật Bản còn có những cọ sát đau thương về lịch sử, đó là Cuộc Thảm Sát Nam Kinh năm 1937 khi Nhật chiếm đóng Trung Hoa, khiến người Trung Hoa không sao quên được mối hận này, khi mà họ sắp sửa trở thành siêu cường và muốn rửa nhục. Thế nhưng thế giới ngày hôm nay lại không giải quyết những cọ sát của lịch sử theo kiểu “thù dai “ như người Tàu.
Lịch sử thì không thể thay đổi nhưng chính sách ngoại giao thì có thể thay đổi cho phù hợp với quyền lợi quốc gia mỗi thời kỳ.
– Thử hỏi con số 1 triệu người Việt chết đói năm Ất Dậu (1945) khi Nhật chiếm đóng Đông Dương có kinh hoàng và uất hận hơn 300,000 người chết trong Cuộc Thảm Sát Nam Kinh không?
Thế nhưng người Việt lại biết quên đi quá khứ để hướng về tương lai. Trước 1975, Nhật Bản đã viện trợ cho Miền Nam dưới kế hoạch “Bồi Thường Chiến Tranh” bằng các công trình như Nhà Máy Xi-măng Hà Tiên, Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa, Thủy Điện Đa Nhim, Lò Nguyên Tử Đà Lạt v.v.. Còn bây giờ, Nhật Bản cũng đã viện trợ, cho vay, hùn vốn giúp Việt Nam qua các công trình như Cầu Cần Thơ, Nhà Máy Điện Nguyên Tử Ninh Thuận, phóng vệ tinh viễn thông, xây dựng Trung Tâm Vũ Trụ lớn nhất Đông Nam Á ở Hòa Lạc (Hà Nội), giúp huấn luyện thủy thủ tàu ngầm và là quốc gia có số đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với nhiều công trình và 208 doanh nghiệp.
– Nhìn rộng hơn nữa trong Thế Chiến II, Hoa Kỳ đã tử chiến với Đức và Nhật như thế nào? Cả triệu người đã ngã xuống thế nhưng sau đó họ trở thành đồng minh chiến lược cho tới bây giờ vì họ biết quên đi quá khứ để hướng về tương lai.
Ngụy tạo chứng cớ về chủ quyền biển đảo, bịa đặt tin tức, kích thích lòng yêu nước cực đoan cùng sự hung hăng hiếu chiến, Hoa Lục khiến Đông Nam Á, Nhật Bản và cả thế giới lo sợ.
Nhưng khác với Hoa Lục, Nhật Bản không ồn ào, không kích động quần chúng, lầm lì như một kiếm sĩ đi trong mùa đông tuyết phủ. Nhật Bản đang âm thầm chuyển hướng từ “phòng vệ” qua hợp tác và viện trợ để mở rộng “bản đồ quân sự “ của mình. Trước sự do dự của Mỹ trong việc yểm trợ đồng minh, Nhật Bản thay vì tiếp tục theo sách lược “núp dưới cái dù của Mỹ” như trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, đang tìm cách “tự đứng trên đôi chân” của mình.
Theo Nghiên Cứu Biển Đông thì “Nhật Bản đang âm thầm bày thế trận để chống lại Trung Quốc tại Đông Nam Á, cung cấp chuyên gia quân sự giúp đào tạo về giảm nhẹ thiên tai cho Campuchia và Đông Timo; Nhật Bản cũng có kế hoạch giúp đào tạo y tế cho các thủy thủ làm việc trên tàu ngầm mới mua của Việt Nam. Nhật Bản đang đàm phán về việc cung cấp 10 tàu tuần duyên nhỏ cho Phi Luật Tân với giá khoảng 12 triệu đô-la/chiếc. Nhật Bản cũng cho biết có thể cung cấp những tàu tương tự như vậy cho Việt Nam. Trong năm tới, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Indonesia và Việt Nam. Úc Đại Lợi, Việt Nam và Mã Lai cũng có thể là nước đầu tiên được phép mua các tàu ngầm Lớp Soryu của Nhật là thế hệ tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel tân tiến nhất thế giới.” Lời tuyên bố ngày 6/12/2012 của Tư Lệnh Thái Bình Dương – Đô đốc Samuel Locklear mà Đài VOA đưa tin “ Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông và Đông Bắc Á với Trung Quốc.” đã khẳng định chọn lựa “tự đứng trên đôi chân” là chọn lựa sinh tử của Nhật Bản.
Lòng ái quốc giống như tấm gương cần được lau chùi, như ngọn lửa thiêng không bao giờ để tắt. Khi thế nước nghiêng ngả, ngoại bang chực chờ xâm lấn – biểu tỏ lòng yêu nước là điều phải có. Nhưng cần biểu tỏ một cách chừng mực, vừa đủ để không gây khó khăn cho chính quyền, vừa phải đối đầu với ngoại bang vừa phải đối đầu với các cuộc biểu tình trong nước, cách mà người dân Nhật Bản và Phi Luật Tân đang hành xử.
Cách đây ít lâu khi Pháp phản đối cuộc xâm lăng của Mỹ vào Iraq, đài truyền hình cực đoan bảo thủ của Mỹ là Fox News đã kích động phong trào tẩy chay hàng hóa Pháp nhưng không thành công. Sở dĩ Fox News không thành công là vì nhận thức của dân Mỹ rất cao. Nếu Mỹ chính thức phát động phong trào bài Pháp thì Pháp lập tức trả đũa bằng cách tẩy chay hàng hóa Mỹ. Khi đó Mỹ sẽ lao vào cuộc chiến tranh kinh tế vô ích với Pháp trong khi Mỹ còn đang cố gắng thuyết phục Âu Châu đứng về phe Mỹ trong cuộc chiến tranh này.
Yêu nước là điều kiện CẦN nhưng chưa Đủ. Lịch sử chứng tỏ rằng dù lòng yêu nước có tuyệt vời, cuồng nhiệt tới đâu đi nữa mà sức yếu thì vẫn bị diệt vong. Song song với lòng yêu nước, muốn giữ nước cần phải chuẩn bị chiến tranh như: mua sắm vũ khí tối tân, dự trữ lương thực và nguyên liệu chiến lược, huấn luyện binh sĩ sẵn sàng chiến đấu, cảnh giác cao độ, có kế hoạch phòng thủ tinh vi, trong thì trên dưới một lòng, vỗ an dân chúng, ngoài thì tranh thủ chính nghĩa, liên kết xa gần để tạo thế liên minh, âm thầm, không tỏ ra hiếu chiến, bề ngoài thì nhã nhặn, nhịn nhục nhưng bên trong là cả một khối thép mà khi kẻ thù đụng đến thì “ôm đầu máu” hay “chui vào ống đồng” mà chạy.
Câu chuyện nuôi gà chọi Thời Xuân Thu Chiến Quốc cho chúng ta bài học đó. Truyện kể rằng Tề Hoàn Công là ông vua rất mê đá gà. Trong bầy có con gà quý gọi là Kim Kê. Tề Hoàn Công cho tuyển một bậc thầy về nuôi gà chọi để chăm sóc con này. Cứ lâu lâu Tề Hoàn Công lại hỏi con Kim Kê đem đá được chưa? Ông thầy gà đáp: Dạ chưa.
Tề Hoàn Công hỏi: Tại sao vậy?
Vị kê sư đáp: Con Kim Kê chưa đá được vì tính nó chưa đằm.
Tề Hoàn Công lại hỏi: Chưa đằm là sao?
– Con Kim Kê còn hăng lắm. Nghe gà khác gáy nó lồng lộn tức khí muốn chui ra khỏi chuồng đá nhau ngay.
Ít lâu sau Tề Hoàn Công lại hỏi: Con Kim Kê đá được chưa?
– Cũng vẫn chưa được. Vì con Kim Kê tuy nghe tiếng gà khác gáy nó bớt tức khí nhưng hãy còn hung hăng, ra trận chưa chắc thắng.
Ít lâu sau Tề Hoàn Công lại hỏi: Gà đá được chưa?
-Tâu đại vương, được rồi.
Tề Hoàn Công hỏi: Tại sao vậy?
Vị kê sư đáp:
– Thần đã ra công ngày đêm tập cho nó bình tĩnh. Bây giờ nghe gà khác gáy nó không lồng lộn chạy quanh chuồng để tìm lỗ chui ra, cũng không gáy đáp lại mà nó đứng ngửng cao đầu nghe ngóng chứng tỏ nó đang suy nghĩ về đối thủ cho nên thần nghĩ rằng con Kim Kê có thể xuất trận và có cơ may thắng.
Sau hết, một nước nhỏ muốn thắng một cường địch mạnh hơn mình cả chục lần không phải dễ. Điều tất yếu là phải có chính nghĩa và toàn dân phải được trang bị bằng lòng ái quốc. Thế nhưng xin nhớ cho lòng ái quốc là tình cảm vô cùng thiêng liêng, nó cần được khơi dậy đúng lúc. Lòng yêu nước không phải là một thứ “thời trang” để trình diễn. Ồn ào để tỏ ra mình yêu nước có khi chỉ là yêu nước “dỏm”, giặc tới thì trốn hoặc hủy hoại thân thể để được “miễn dịch” hoặc mượn tiếng du học để trốn lính, hoặc chạy chọt để xin thuyên chuyển về đơn vị không tác chiến. Kẻ lầm lầm, lì lì sống bình thường, không bàn tán gì về quốc sự, khi quốc biến có khi lại là kẻ có lòng yêu nước tuyệt vời không biết chừng. Xin nhớ cho chỉ khi nào đất nước nổ ra chiến tranh mới biết ai thật sự yêu nước, ai yêu nước “dỏm”: “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần”.
Tham vọng cuồng điên về lãnh thổ và biển đảo đã là một sai lầm, kích động thêm lòng yêu nước cực đoan – đã đẩy Hoa Lục vào đường hầm không lối thoát. Có thể vì thấy mình quá mạnh cho nên Hoa Lục không còn biết sợ ai nữa chăng? Ban bố lệnh chặn giữ, khám xét các tàu qua lại trên Biển Đông mới đây, Hoa Lục đã khiến “Biển Đông” không còn là vấn đề song phương, đa phương nữa mà là “Vấn đề quốc tế”. Qua chuyển động mới nhất này, Hoa Lục đã gửi cho thế giới một tín hiệu là “Chúng tôi đang làm chủ Biển Đông”, không có luật pháp quốc tế ở đây mà chỉ có luật pháp của Trung Quốc. Hành động ngang ngược này chắc chắn đầy Đông Nam Á và thế giới vào một cuộc khủng hoảng mới. Nhưng xin các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh nhớ cho chuyện Biển Đông lớn hơn cả chuyện Vịnh Ba Tư. Vịnh Ba Tư không có các đại cường dính vào. Ngoài các quốc gia Đông Nam Á – Biển Đông là hải lộ sinh tử của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Úc Châu, Ấn Độ và Nga. Không một ai có quyền độc chiếm hay áp đặt một luật lệ riêng – nói khác – làm bá chủ vùng này. Kẻ nào có tham vọng bá chủ vùng này tức thách thức với toàn thế giới.
Đào Văn Bình
( California 14-12-2012)

  
Lê Xuân Nghĩa hôm 8-3. Chủ nghĩa yêu nước.Sống và làm việc theo Pháp Luật Việt Nam

Thể hiện tình cảm yêu nước một cách tỉnh táo, để không bị lợi dụng
Lòng yêu nước chân chính không song hành cùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và không đồng nghĩa với hành động quá khích. Tình cảm yêu nước được thể hiện một cách đúng đắn, tỉnh táo và sáng suốt sẽ làm tăng thêm sức mạnh dân tộc, quốc gia; và tình hình sẽ ngược lại, nếu tình cảm đó bị kẻ xấu lợi dụng.
         
Điều đó không chỉ tồn tại trên lý thuyết, mà đã được thực tiễn khẳng định. Những ngày gần đây, trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển  1982 (UNCLOS 1982), nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã sôi nổi thể hiện lòng yêu nước chân chính bằng nhiều hình thức phong phú. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[1]. Theo đó, trong nửa tháng qua, đã có hàng trăm cuộc mít tinh, hội thảo, tuần hành ôn hòa của đồng bào ta ở trong nước và ở nước ngoài kiên quyết phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, ủng hộ chủ trương và đối sách của Chính phủ ta trong việc yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng triệu trái tim người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đang ngày đêm hướng về vùng biển Hoàng Sa với những hành động thiết thực, để góp phần hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam và bà con ngư dân của chúng ta yên lòng, kiên trì bám trụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Tuy nhiên, một số kẻ nhân danh “lòng yêu nước” đã lợi dụng tình hình đó để gây rối an ninh, trật tự, làm mất đi sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Ở một số cuộc tuần hành tại Bình Dương và khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), hàng nghìn công nhân và người lao động đã bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục đốt nhà, đập phá tài sản của công ty, hành hung người lao động nước ngoài, khiến tình hình an ninh, trật tự nơi đây trở nên hỗn loạn, làm xấu hình ảnh một nước Việt Nam hòa bình và ổn định, phá hoại môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ở một số cuộc tuần hành khác, chúng tụ tập những người có tư tưởng cực đoan; kêu gọi, dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin mang theo băng rôn, khẩu hiệu chống Đảng và thể chế chính trị hiện hành để gây áp lực đối với chính quyền, đòi thay đổi chế độ chính trị. Trên các trang mạng trong những ngày này, một số kẻ bất mãn, thoái hóa biến chất, phản bội đã vào hùa với một số cơ quan truyền thông phương Tây, vốn thiếu thiện chí với Việt Nam, gia tăng các bài viết xuyên tạc tình hình trong nước, vu khống Đảng, Chính phủ mà trực tiếp là công đoàn các cấp đã không chăm lo bảo vệ quyền lợi của công nhân, xem đó là nguyên nhân sâu xa của các cuộc biểu tình, bạo động(!); từ đó, họ kêu gọi Việt Nam phải thực hiện chế độ đa đảng, đòi thành lập các tổ chức công đoàn đối lập, v.v, mà mục tiêu thực chất là nhằm thủ tiêu vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trong đó có Công đoàn Việt Nam. Bằng những thủ đoạn nói trên, họ hòng vừa được tiếng là “yêu nước”, nhưng lại tạo ra được sự mất ổn định chính trị trong xã hội, tạo thêm cớ cho phía Trung Quốc gia tăng áp lực lên Chính phủ ta; qua đó, gây nên sự chia rẽ giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, làm phân tán sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ trước tình hình đang xảy ra trên Biển Đông, tạo cơ hội thuận lợi cho các thế lực thù địch tiến hành “cách mạng màu” nhằm lật đổ chế độ chính trị hiện hành. Thủ đoạn của họ thật là tinh vi và nham hiểm, nên mỗi người dân chúng ta cần phải tỉnh táo, cảnh giác, để không mắc mưu họ và không có những hành động vi phạm pháp luật khi thể hiện tình cảm yêu nước.
Nhìn lại những cuộc tuần hành của đông đảo đồng bào trong nước và ở nước ngoài phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta trân trọng ghi nhận tình cảm yêu nước thiết tha, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng kịch liệt phản đối những hành động quá khích của một nhóm người bị kẻ xấu xúi giục, kích động. Lòng yêu nước chân chính khác xa với chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chúng ta phản đối Trung Quốc có hành động sai trái, nhưng cần phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, những người có lương tâm, tôn trọng lẽ phải. Chúng ta không chống lại toàn thể nhân dân Trung Quốc. Bản thân những người lao động và các nhà đầu tư chân chính người Trung Quốc làm ăn hợp pháp tại Việt Nam không phải là những người có lỗi. Họ cũng mong muốn có một môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, ổn định, không chỉ để làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Do đó, những hành động phân biệt, đối xử, kỳ thị dân tộc không phải là hành động có văn hóa, không phải là hành động yêu nước như ai đó cổ súy và ngộ nhận. Ngược lại, những hành động đó chỉ làm tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh của một Việt Nam thanh bình, yêu chuộng hòa bình, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và du khách quốc tế, gây thêm khó khăn cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta. Những hành động mượn danh “lòng yêu nước” đó không đại diện cho tiếng nói yêu nước của nhân dân Việt Nam, không phải là hành động xây dựng đất nước, mà ngược lại, là hành động phá hoại đất nước. Những hành động đó đã bị dư luận trong và ngoài nước phê phán; những người có hành vi vi phạm pháp luật đã bị bắt, tạm giam và sẽ bị các cơ quan chức năng của Việt Nam xử lý nghiêm khắc trong thời gian tới.
Cần thấy rằng, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa nói chung, vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam nói riêng, chính nghĩa thuộc về chúng ta. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; cộng đồng quốc tế cũng không ai ủng hộ những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc qua vụ hạ đặt giàn khoan lần này. Kiên quyết sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp nước ta và luật pháp quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của đất nước; nhưng đồng thời cũng phải quyết tâm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước là chủ trương và thái độ nhất quán của chúng ta. Kinh nghiệm của lịch sử và hiện tại đều cho thấy: để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chúng ta phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, lấy sức mạnh bên trong, sức mạnh nội lực làm nhân tố quyết định. Do vậy, các hành động yêu nước góp phần làm tăng sức mạnh nội lực của quốc gia đều cần được ủng hộ; các hành động quá khích, vi phạm pháp luật dưới cái mác “yêu nước” phải bị lên án, vì các hành động đó chỉ tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng để làm suy yếu đất nước từ bên trong. Trên tinh thần đó, chúng ta cần phải tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo kế sách giữ nước mà Đảng ta đã nêu trong Nghị quyết Trung ương tám (khóa IX và khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đó là “giữ cho trong ấm, ngoài êm”. Để thực hiện được kế sách đó, cách thể hiện tình cảm yêu nước đúng đắn của mỗi người Việt Nam lúc này là hãy góp phần chăm lo xây dựng cho “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất”[2]. Việc làm thiết thực hiện nay là chúng ta hãy đồng lòng cùng Đảng và Chính phủ kiên trì thực hiện chủ trương kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), và đúng theo tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông; đồng thời, quyết tâm giữ vững môi trường ổn định để xây dựng đất nước. Đó là cách thể hiện tình cảm yêu nước một cách tỉnh táo nhất, phù hợp nhất./.
NGUYÊN VŨ

[1] - Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 171.
[2] - Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) , Nxb CTQG, H. 2013, tr. 169.

Yêu nước bằng cách cướp phá: Hãy dừng lại!

Thứ tư, 14/05/2014, 12:56 (GMT+7)
(Xã hội) - Khi nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược lộng hành hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, thì mỗi tiếng nói, mỗi hành động của người dân Việt thể hiện tinh thần yêu nước đều rất đáng trân trọng. Nhưng đừng để sự căm phẫn dẫn đến sai lầm, yêu nước bằng cách cướp phá chẳng khác nào “giặc nội xâm” sẽ có tội với cả dân tộc.
Những ngày qua, tinh thần yêu nước của dân tộc ta sục sôi hơn bao giờ hết. Từ những cụ già, cựu chiến binh mắt mờ tay run đến những em nhỏ còn đang cắp sách đến trường, từ phụ nữ chân yếu tay mềm cho đến cánh đàn ông vai dài sức rộng…, tất cả họ, đều một lòng một dạ thể hiện nhiệt huyết với non sông Đất Việt. Hàng ngàn người dân khắp ba miền đất nước xuống đường phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, cộng đồng người Việt tại các nước cũng tuần hành trước Đại sứ quán Trung Quốc của đất nước họ đang sinh sống, để yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay hành động xâm lược của mình. Những bài thơ, khúc hát hướng về biển đảo luôn tràn ngập trên các diễn đàn, mạng xã hội. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên khắp thế giới.
Những hình ảnh cao đẹp và đáng quý ấy tràn ngập trên khắp các báo thế giới. Và họ dành cho Việt Nam một cái nhìn thân thiện và những lời khen ngợi như: “đây là hành động đáng quý” (theo New York Times)…
Nhưng lòng yêu nước và những hình ảnh cao đẹp ấy đã bị những kẻ xấu lợi dụng kích động thành bạo loạn, cướp phá, hôi của… khi hàng ngàn công nhân bỏ ngày làm để xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc bằng cách tổ chức đập phá các công ty có chữ Trung Quốc hoặc có người Trung Quốc làm quản lý trong khu công nghiệp VSIP1 và 2…
Chúng ta phản đối những người đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, điều đó không có nghĩa là bắt toàn thể nhân dân Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Chúng ta phản đối những người đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, điều đó không có nghĩa là bắt toàn thể nhân dân Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Đó là yêu nước theo “cái đầu quá nóng”, mà quên mất rằng phải phân biệt rạch ròi giữa hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc với tư tưởng của nhiều người dân Trung Quốc vốn yêu chuộng hòa bình và lẽ phải. Không ít trí thức và học giả Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo nhà cầm quyền về hành động gây rối trên biển Đông, trong khi các doanh nghiệp vẫn sát cánh cùng Việt Nam trong hợp tác kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chúng ta phản đối những người đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, điều đó không có nghĩa là bắt toàn thể nhân dân Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Những người qua làm ăn, sinh sống ở Việt nam, họ không có lỗi trong chuyện này và họ không chịu trách nhiệm thay cho nhà cầm quyền. Hãy nghĩ đến những người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Trung Quốc, liệu họ có bị đối xử bất công như vậy không?
Những hành động quá khích không chỉ làm xấu đi hình ảnh đất nước con người Việt Nam, đi ngược lại đối sách của Chính phủ ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mà còn gạt bỏ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam-một yếu tố rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Chưa kể, để kẻ xấu lợi dụng, kích động phá hoại, sẽ dễ sập bẫy âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Ở ngoài biển, họ đang khiêu khích để chờ chúng ta mắc mưu rồi nổ súng trước. Ở trên bờ, rất có thể họ đang kích động quần chúng yêu nước cực đoan đập phá, gây rối. Họ đang thèm khát một cái cớ để tăng cường và công khai gây hấn ở cường độ cao hơn. Họ đang cần những chứng cứ, dù giả dối, để tố cáo Việt nam ra thế giới.
Người dân TP.HCM phản đối ôn hòa trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc sáng ngày 10/5
Người dân TP.HCM phản đối ôn hòa trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc sáng ngày 10/5
Theo thông tin đã có một vài người dân Trung Quốc bị hành hung, có thể các công nhân vốn là những người cả tin ít hiểu biết đã bị thành phần phản động giật dây nhưng nguy hiểm và khả năng cao hơn là tình báo nước ngoài nhằm tạo cơ hội cho Trung Quốc lên tiếng đòi bảo vệ người Hoa như Nga làm ở Crimea?.
Ngoài biển khơi hiểm nguy kia, quân ta còn đang chiến đấu, còn đang căng thẳng khôn cùng, đối phó khó khăn, thì cớ gì, trong đất liền vốn dĩ là hậu phương vững chắc lại tự gây sóng gió, tự gây rối loạn. Dẹp giặc ngoại xâm chưa xong lại phải lo dẹp loạn, dẹp những thành phần chống phá, thừa nước đục thả câu… há chẳng phải có lợi cho một số người có âm mưu “đen tối” sao.
Nếu cứ vấp phải những sai lầm này do sự bốc đồng, thiếu kiềm chế thì mọi nỗ lực của chúng ta, của Chính phủ, của anh em chiến sĩ ngoài xa khơi coi như đổ sông, đổ biển.
Hãy dừng lại, hãy thật sự tỉnh táo và thể hiện tinh thần yêu nước đúng theo chủ trương của Chính Phủ. Chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết, hãy tin tưởng rằng chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng, hãy dõi theo những chiến sỹ ngoài hải đảo và hãy làm một hậu phương vững chắc cho họ, một hậu phương không quá nhiều sóng gió! 
Hơn lúc nào hết, hậu phương có đoàn kết thì tiền tuyến mới chắc tay súng. Giữ ổn định tình hình trong nước chính là cách giúp các chiến sĩ Hải quân – Cảnh sát biển – Kiểm ngư chiến thắng.
Đây là lúc cần các bạn đứng lên giúp đỡ những người lính của chúng ta. Không ai có quyền cấm bạn yêu nước, nhưng hãy yêu nước đúng cách bằng cả một trái tim nóng và một cái đầu biết suy nghĩ!
Phản đối Trung Quốc xâm lược: Không nên có hành vi quá khích

Phản đối Trung Quốc xâm lược: Không nên có hành vi quá khích

Khoảng hơn 1.000 công nhân tại các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1, KCN Việt Hương và Sóng Thần 1 đang rất quá khích, đập phá bảng hiệu của các nhà máy. Trong những ngày qua, hình ảnh đoàn...
Sẽ xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng diễu hành để gây rối, phá hoại tài sản

Sẽ xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng diễu hành để gây rối, phá hoại tài sản

Sáng 14-5, trao đổi với  phóng viên Báo Bình Dương, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND  tỉnh Bình Dương cho biết, trong ngày 13-5 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 19.000 công...
Bạch Dương

Xem tiếp...