Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 150

(ĐC sưu tầm trên NET)
  

Chuyện Tâm Linh Có Thật | Báo Oán Truyền Kiếp | Phật Tử Phạm Thị Yến
Bản ghi hình/ghi âm thực tế dựa trên câu chuyện, nhân vật và các nhân chứng có thật, vào hồi 9h sáng ngày 14 tháng 6 nhuận năm Đinh Dậu.

  CHUYỆN ĐẦU THAI BÁO OÁN

Chuyện dưới đây là loại đầu thai báo oán. Báo Revue des Deux Mondes đã thuật năm 1889, ký tên nhà thần học Roux.
Bác Traveed buồn lắm, vợ đã hai lần sanh nở, song toàn hữu sanh vô dưỡng. Đứa thứ nhứt tắt thở sau khi lọt lòng ba giờ. Đứa thứ hai chết sau một giờ chào đời. Cho nên bây giờ vợ bác sắp đến kỳ sanh, trong lòng lo lắng lắm.
Nhưng lần này thằng bé sống. Trông nó mạnh lắm. Hai vợ chồng đặt tên nó là Paul. Paul đi học nhanh hơn mọi người. Bác Traveed đắc chí dắt con đi chơi phố. Bác mang sẵn tiền định mua thưởng cho Paul một món quà nó thích. Nó không thích xe đạp, mà cũng không thích sách. Nó chỉ thích mua một con dao nhọn cán ngà… Chiều ý con, bác bỏ tiền ra mua con dao, song bác không vui. Paul thì thích lắm, cầm con dao nhọn múa vung lên như võ sĩ cao cường.
Thế rồi một hôm, ngồi bên mẹ, Paul chợt hỏi: “Mẹ ơi, cây dừa bên hông nhà ta đâu rồi?”
“Cha con chặt mất rồi.”
“Tại sao lại chặt hở mẹ?”
“Vì có nhiều tên trộm leo cây dừa ấy để vào nhà.”
“Trong những tên trộm đó, có một đứa tên Jainqueville bị chém chết ở gốc dừa ấy, phải không mẹ?”
“Ai nói cho con chuyện ấy? Đã mười năm nay nào ai nhắc đến chuyện ấy đâu?”
“Vâng, mẹ à, đúng mười năm trước Jainqueville bị chém hồi 12 giờ đêm, ngày 12-3-1877.”
Bác Traveed gái giựt mình kinh sợ, nhìn con và nhận thấy vài nét khác thường trên mặt nó. Bà nói lảng: “Chuyện ấy đã lâu rồi. Bây giờ con đi học bài đi!”
Lại một hôm thằng Paul hỏi cha: “Cha này, tên trộm Jainqueville có một cái sẹo ở đùi phải không?”
“Phải, nhưng sao con biết?”
“Tự con nghĩ thế, nhưng nầy, con cũng có vết sẹo ở đùi.”
“Đâu đâu?”
Thằng bé vạch đùi ra. Bác trông thấy mặt con cũng phảng phất đôi nét của tên trộm Jainqueville bị bác giết.
Bác Traveed bèn cho Paul vào trường học, mỗi năm về nhà thăm hai lần. Mỗi lần về nhà như thế, thằng Paul lãnh đạm với bố. Nó ăn cơm một mình rồi lại mang dao ra chơi. Hết ngày hôm ấy lại vào trường học. Cho đến chiều 12-3 Paul lên chín tuổi, vào khoảng 9 giờ đêm, tự nhiên nó về nhà. Bác Traveed gái ôm nó vào lòng hỏi: “Làm sao con phải bỏ trường đi về?”
Paul gục trên vai mẹ khóc rưng rức. Nó ngập ngừng: “Cha thuê người giết con.”
Người đàn bà rú lên một tiếng. Paul càng khóc già. Mẹ nó dỗ: “Con nằm đây thôi. Thật cha con không có dã tâm ấy đâu con ạ!”
“Con không nhầm đâu. Đây, tờ giấy của cha viết cho người đầu bếp ở trường, nhờ hắn đầu độc con. Mẹ cầm lấy mà xem.” Paul rút tờ giấy đưa cho mẹ. Paul hỏi: “Bây giờ cha con ở đâu?”
“Cha con ở trên gác, buồng bên phải.”
“Cha con có khóa cửa không?”
“Nhưng con ở đây với mẹ. Không cần gặp cha con tối hôm nay nữa.”
Paul nghe lời nằm bên cạnh. Vào khoảng giữa đêm, Bác Traveed gái chợt tỉnh giấc, thấy vắng Paul. Cửa phòng thì mở. Ngay lúc ấy trên gác có tiếng động mạnh, bác vội vàng chạy lên. Cửa buồng ngủ chồng bác đóng chặt, có tiếng ằng ặc như ai giãy chết. Như điên cuồng, bác ta hô hoáng gọi người nhà lên, cùng phá cửa vào. Bác thấy chồng nằm trên vũng máu, ngực bị hai nhát dao. Cạnh đó, Paul cũng là cái xác chết mắt trợn ngược. Bác Traveed gái rưng rưng nước mắt, sợ cho cái hình phạt của Hoàng Thiên, cúi đầu không khóc ra tiếng.
(Theo Tiêu Liên, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 393, ngày 27-12-1942)
Bàn thêm. Kiếp trước hai người có tình cảm khăng khít, hay có hận thù sâu đậm phải tìm nhau kiếp này để trả quả. Như trường hợp trên đây, nếu người cha biết đạo, sớm ăn năn sám hối, thành tâm cầu siêu cho vong linh tên trộm, và khi nhận thấy quả đã đến tận mắt, thì phải thành thật hối lỗi, thân thiết với con, lấy ân báo oán, nuôi dạy con chu đáo. Cha dìu con vào đạo để cùng giải nghiệp cho nhau. Đằng này ông cha chưa đoái công chuộc tội, lại ngoan cố gây thêm tội ác, thì tránh sao khỏi luật trả vay, vay trả truyền kiếp. Tiếc thay, người không biết đạo chỉ sợ quả mà không biết tránh nhơn, nên trọn đời họ không biết làm lành.
Ngày nay có người cho tôi biết là đã bị cha mình bỏ ngãi cho chết. Nhưng y nhờ có làm nhiều việc phước đức lớn nên được người đạo Cao Đài trước kia có học cách giải trừ đã giúp cho hai vợ chồng được sống sót.
Tôi không tin, nhưng trước sự xác tín của y, quyết nhớ mối thù này tới chết đem theo, tôi phải giải thích: Nếu quả thực cha mình có ý hại mình, thì đó cũng là nghiệp quả phải trả thôi. Biết đâu kiếp trước y đã giết người, nên kiếp này y phải đầu thai vào nhà người để có dịp cho người hại lại. Y nên nghĩ rằng nợ đã trả xong mà vui bỏ qua cho nhẹ nhàng tâm trí. Lỗi phải về ai thì hãy để Ơn Trên công bình phân xử. Bổn phận làm con không nên nghi ngờ oán trách cha. Khoe việc lành trước của mình, nhờ nó mà khỏi chết vì bị bỏ ngãi, rồi tự đắc sanh kiêu, không vui phấn khởi làm lành tích cực hơn nữa, thì thực là mê muội, e phải bị thoái hóa, đáng tiếc thay!

Những chuyện về thiện ác nghiệp báo và đầu thai kiếp sau


Phật dạy: "Phàm làm người ở cõi đời, sinh tử đều do nhân duyên. Do nhiều nhân duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi..."

1. Giết lợn bị đọa vào địa ngục A Tỳ

Truyện Pháp Cú kể rằng: Lúc Thế Tôn cùng các Tỳ kheo ở tại tinh xá Trúc Lâm, cách đó không xa, có đồ tể Cunda sống bằng nghề mổ lợn. Mỗi lần giết lợn, ông ta trói thật chặt vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông, rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi lên lưng, làm tuột lớp da đen và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc. Cuối cùng ông cắt đầu lợn bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da. Và Cunda đã sống bằng nghề mổ và bán thịt như thế gần hai mươi năm. 

Dù đức Ðạo Sư ở tinh xá cách đó không xa mà chẳng khi nào Cunda cúng dường Ngài, dù là một cành hoa hay một nắm cơm, cũng không làm một việc công đức nào cả. Một hôm ông mắc bệnh, và dù ông ta vẫn còn sống nhưng lửa của địa ngục A Tỳ đã bốc cháy trước mặt. Khi cực hình địa ngục giáng xuống đồ tể Cunda, ông ta bắt đầu kêu eng éc và bò bằng tay và đầu gối. Người nhà rất kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng ông ta, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Suốt bảy ngày, chịu sự đau khổ, ông luôn mồm rống eng éc như lợn . 

Vài tỳ kheo đi ngang qua cửa nhà ông, nghe tiếng lợn kêu eng éc ồn ào, khi về tinh xá, bạch với Đạo Sư: “Bạch Thế Tôn, trong bảy ngày qua cửa nhà đồ tể Cunda đóng kín và ông ấy vẫn tiếp tục giết lợn. Thế Tôn nghĩ xem, biết bao nhiêu con bị giết. Thật từ trước tới nay chưa thấy ai độc ác và dã man như thế!” 

Đức Đạo Sư nói: “Này các Tỳ kheo! Ông ta không giết lợn trong bảy ngày qua đâu. Sự trừng phạt phù hợp với việc làm ác đã xảy đến đối với ông ta. Ngay khi ông ta còn sống, cực hình của địa ngục A Tỳ đã đến. Vì cực hình này, ông ta bò tới bò lui trong nhà, kêu la eng éc như một con lợn suốt bảy ngày. Hôm nay ông ta đã chết và bị đọa vào địa ngục A Tỳ”.

Nhung chuyen ve thien ac nghiep bao va dau thai kiep sau

2. Giết trâu đền tội

Trong quyển Hồi hương bút ký có một đoạn mô tả: Vào đời Thanh Tuyên Tông, năm Đạo Quang ở huyện Đào Khê (Trung Quốc) có một kẻ chuyên môn mổ thịt trâu đem bán mà mọi người ai cũng biết. Đó là Phạm Đăng Sơn. Suốt đời giết hại không biết bao nhiêu con trâu vừa đem bán, vừa để ăn. Một hôm trên không bỗng nhiên mây đen tích tụ lại, trời đất tối sầm, rồi mưa gió nổi lên dữ dội, sấm chớp vang rền. Ngay lúc ấy, sét đánh trúng Phạm Đăng Sơn nhưng không chết, song mặt mày cháy lém, da thịt cuộn lại, đau đớn rên la, kêu rống lên một cách thê thảm, hai mắt đẫm lệ trợn lên như sắp lồi ra ngoài. Do lửa đốt, da thịt nứt nẻ, anh ta dùng tay cạo những chỗ thịt bị rã nát, vò lại rồi bỏ thẳng vào miệng vừa ăn vừa nói: "Thịt trâu ngon quá". Trải qua chừng vài tháng rồi tắt thở. Những người chứng kiến cảnh ấy, ai nấy đều cảm thấy lạnh xương sống. Nên biết rằng sự báo ứng của nghiệp sát sinh hết sức là trầm trọng, mà quả báo của việc giết trâu bò lại càng trầm trọng hơn vì chúng có công với người đời.

3. Hãy từ bỏ nghề sát sinh 

Câu chuyện này xảy ra ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Một người đàn ông sinh sống bằng nghề giết mổ lợn. Ông có bốn con trai và một con gái. Ba người con trai lớn theo nghề của cha kiếm tiền, cuộc sống gia đình rất khá giả. Sau khi ông chết đi ba người con trai lớn vẫn tiếp tục nghề đó. Một ngày nọ, họ mua một con lợn về chuẩn bị mổ thịt, thì họ bị sửng sốt khi nghe con lợn nói “Làm ơn đừng giết tôi, đừng giết tôi.” Họ hỏi: "Ngươi vừa mới nói gì?" Con lợn nói: “Ta là cha của các con. Đừng giết ta. Ta được đầu thai thành lợn, bởi vì ta phạm phải tội rất lớn đó là giết rất nhiều lợn khi còn sống. Hôm nay ta được xếp đặt để gặp các con để truyền đạt một điều quan trọng: “Hãy từ bỏ nghề mổ lợn và tìm nghề khác mà làm.”

Con lợn chết sau khi nói xong. Mấy anh em buồn khóc thảm thiết và đem chôn con lợn này. Họ chia nhau tài sản của gia đình và mỗi người đi một đường. Người con trai đầu trở thành đại lý bán gạo; người con trai thứ ba mở một cửa tiệm bán quần áo. Người con trai út vẫn còn rất bé. Người con gái thì theo chồng. Người con trai thứ hai vẫn tiếp tục làm nghề giết mổ lợn bất chấp lời cảnh cáo của cha mình.

Một hôm anh ta dùng hết gia tài của mình mua một bầy lợn. Khi anh lùa bầy lợn qua một bờ đê, một cơn gió mạnh đột ngột tới làm thành bão cát bao phủ cả vùng trời. Gió rất mạnh và tràn khắp vùng làm anh ta không cách nào mở mắt ra được. Anh ta không còn chọn lựa nào khác đành phải ngồi xuống bờ đê và đợi hết gió. Cơn gió kéo dài 4 giờ đồng hồ. khi anh ta mở mắt ra, không thấy còn con lợn nào cả. Anh ta đã mất sạch hết tiền. Anh ta cảm thấy hối hận, và ngồi ở đó khóc và khóc đến khi đôi mắt bị mù.

4[1]. Ăn trộm phải trả nợ

Xưa có một người tên là Triệu Tam, đi ở cùng với mẹ cho nhà họ Quách. Sau khi mẹ Triệu Tam qua đời hơn một năm, vào một buổi tối nọ, Triệu Tam có một giấc mộng thấy mẹ về nói với ông: “Ngày mai tuyết rơi lớn, bên dưới tường nhà sẽ có một con gà chết cóng vì lạnh, chủ nhân nhất định sẽ thưởng cho con, nhưng con chớ có ăn. Ta đã từng trộm ba trăm đồng tiền của chủ nhân, Diêm vương nay phán ta chuyển thành gà để trả nợ. Ta đã đẻ đủ trứng trong đời này để trả hết số nợ, nên có thể đi được rồi”.

Hôm sau, quả đúng như lời nói trong giấc mộng, có một con gà mái chết cóng dưới bức tường nhà. Chủ nhân thưởng cho Triệu Tam, nhưng Triệu Tam nhất quyết không ăn, mà khóc lóc mang gà mái đi chôn. Chủ nhân cảm thấy rất lạ, mới gặng hỏi. Không còn cách nào khác, Triệu Tam đành đem sự thật kể lại với chủ nhân.

5[2] Nhờ bố thí giải được tội 

Thủ Huồng tên thật Võ Hữu Hoằng, theo chuyện kể thì ông là người châu Đại Phố (tức Cù lao Phố), huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Biên Hòa, Việt Nam).Theo Đại Nam nhất thống chí, ông có tên Võ Hữu Hoằng. Nhưng có nơi gọi là Thủ Huồng, Thủ Hoằng, Võ Thủ Hoằng.

Khoảng năm 1755, ở châu Đại Phố có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thãi, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

Thủ Huồng rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma (Quảng Yên) là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho ông vì ông phạm tội ăn cắp.

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng sợ bị đọa vào địa ngục, liền đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo tránh nước triều dâng ở ngã ba sông.

Sách Gia Định thành thông chí có ghi:

“Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có người phú hộ ở tổng Tân Chánh tên là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ…Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Chiếc cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng đến nay vẫn còn.

Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa, và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều. Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất. Khá lâu sau, có ông vua nhà Thanh (Trung Hoa) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Số là khi mới sinh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng”. Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ (chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà có người bảo rằng: Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đi đầu thai làm vua ở Trung Hoa.

6[3]. Tà dâm phải đền tội 

Ngày xưa ở Động Đình có một người tên là Trần Sinh, nhà rất nghèo nên ông ta đưa vợ và em trai đến đất Châu Kinh làm ăn sinh sống. Ở đây khách buôn bán lui tới tấp nập. Trần Sinh tính tình cởi mở hay chiều khách, lại khéo mua bán, nên chẳng bao lâu công việc buôn bán làm ăn phát đạt, nhà rất giàu có.

Rồi một ngày kia, ông bị bệnh nằm liệt giường. Được vài hôm, ông bỗng trỗi dậy gọi vợ cùng em đến bảo rằng: “Ba người chúng ta kiếp trước đều là tu sĩ mắc tội chung nhau gian dâm với một thiếu phụ rồi giết người chồng. Kẻ cầm giao giết người chồng chính là tôi. Nay vì tội gian dâm và giết người nên Minh vương cho quỷ đến bắt, oan trái tất phải đền trả. Bây giờ tôi đi trước, còn hai người chắc cũng không thoát khỏi đâu!”. Nói xong, tự nhổ râu tóc, lấy dao cắt lưỡi mình, lại lấy hai ngón tay tự móc mắt mình, ít phút sau tắt thở. Người vợ và em mấy ngày sau cũng chết.

7. Ngoại tình gánh nghiệp nặng 

Hoàng L. là người Thái Bình. Cha anh ta là một người bạn tốt của một vị Hòa thượng danh tiếng và tu luyện tốt, ông cũng giỏi về thơ văn và xem thuật tướng. Trước đó, vị Hòa thượng này đã xem thuật tướng cho Hòang L. và bảo rằng anh ta có một tướng mạo làm giàu, sau này sẽ rất thành đạt trong đường đời của anh ta.

Vào tuổi 20, Hoàng L. đã cưới một cô vợ xinh đep. Vài năm sau, anh ta đã được bổ nhiệm làm việc như một viên chức chính phủ tại thủ đô nhưng vợ của anh ta thì ở quê nhà. Ít năm sau đó, Hoàng L. gặp lại vị Hòa thượng, ông rất đỗi ngạc nhiên về những gì mà ông ta đã nhìn thấy ở anh ta và ông nói, “Cách đây nhiều năm, tôi đã thấy anh có một diện mạo làm giàu nhưng tại sao điều đó đã lại thay đổi? Trán của anh lúc đó đầy đặn nhưng bây giờ nó dường như đã sụp xuống, cằm của anh đã rất tròn nhưng giờ đây nó lại rất nhọn. Ngoài ra, lại có khí đen xung quanh trung tâm của lòng bàn tay của anh. Điều này có nghĩa có tai họa đang chờ đợi anh, anh cần phải cẩn thận. Thuật tướng của anh đã thay đổi rất nhiều. Tôi thắc mắc anh đã làm điều gì không đúng luân thường đạo lý?”

Hoàng L. đã ngẫm nghĩ lại những hành vi của anh ta trong vài năm qua và chỉ một điều mà anh có thể nghĩ đến là việc ngoại tình của anh ta với nhiều phụ nữ khác trong thời gian anh ta làm việc ở thủ đô. Sau khi nghe điều này, vị hòa thượng đã thở dài và nói, “Ban đầu anh được duyên cơ có một cuộc đời tốt, nhưng anh đã không quí nó và đã có hành vi dâm ô với những phụ nữ khác. Đó là một điều hổ thẹn mà anh đã hủy diệt chính sự may mắn của anh trong hành vi này”. Không lâu sau đó, Hoàng L. quả thật đã gánh tai nghiệp vào mình như vị Hòa thượng đã được tiên đoán. Một hôm, trong khi Hoàng L. đang tắm, người cấp dưới của anh đã hại anh ta. Anh đã bị giết bởi một thanh kiếm. Bụng anh ta bị cắt đi và tất cả các nội tạng lọt ra ngoài.

8. Nói dối phải đền tội 

Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên có kể câu chuyện như sau: Có năm vị tỳ kheo giả làm người tu hành đắc đạo. Họ đến một vùng đất lạ, cất một cái chòi cao, che phướn, lộng, rồi một người lên ngồi nghiêm trang, mắt lim dim, còn bốn người kia đi vào làng kêu gọi mọi người đến xem có một vị tiên tu hành đắc đạo, nếu ai đến lễ lạy, cúng dường sẽ được nhiều phước báu. Cứ thế mà họ thay phiên nhau đi quảng cáo để được cúng dường.

Kiếp sau đó, vào thời Đức Phật còn tại thế, có bốn người khiêng kiệu và một người bảo vệ kiệu của một vị Hoàng hậu đến nghe Phật thuyết pháp. Khi Hoàng hậu đi nghe pháp thì cởi bỏ vòng vàng, nữ trang để trong kiệu. Năm người phụ trách kiệu xe nằm ngủ, kẻ ăn trộm đến ăn cắp tất cả nữ trang của Hoàng hậu. Quân lính cho tra khảo đánh đập tàn nhẫn. Hoàng hậu đến thỉnh ý Phật về nhân duyên gì mà có chuyện như thế. Đức Phật đáp rằng: Năm ông đó kiếp trước là năm thầy tu giả mạo, còn bà là một tín nữ sùng đạo, hết lòng cung kính cúng dường họ. Bây giờ họ phải làm lính khiêng kiệu cho bà để đền nợ trước. Nghe xong, Hoàng hậu vô cùng kinh hãi, sợ mang tội với thầy nên bảo tha và không cho họ khiêng kiệu nữa. Nhưng họ khóc lóc, quì lạy, năn nỉ: Xin lệnh bà rủ lòng thương xót, cho chúng con tiếp tục hầu hạ lệnh bà. Chúng con hứa từ nay sẽ cẩn thận không bao giờ dám ngủ quên như thế. Hoàng hậu thỉnh ý Phật thì Đức Thế Tôn trả lời: Nghiệp báo, họ trả nợ chưa dứt thì làm sao mà họ ra đi dễ dàng được.

9. Lở lưỡi vì nói sai sự thật 

Ngày xưa ở Trung Quốc có người tên là Vũ Quý Sang. Hắn thích bẻ cong sự thật, chế nhạo, đùa bỡn những lỗi lầm và trêu chọc người khác.

Khi Vũ Quý Sang gặp người xấu xí, hắn cười anh ta, khi gặp người đẹp trai, hắn nhạo anh ta, khi gặp người trí thức hắn nạt anh ta, khi gặp người tinh ranh hắn cố tìm lỗi lầm và chỉ trích anh ta, khi gặp người nghèo khổ hắn coi thường anh ta, khi gặp người giàu có hắn vu khống anh ta, khi gặp quan chức hắn moi móc đời tư của vị này cho mọi người biết, khi gặp một học giả, hắn loan truyền bí mật của người này, khi gặp người hoang phí tiền bạc, hắn ca tụng anh ta là người rộng rãi; khi gặp kẻ nham hiểm chuyên lừa lọc, dữ tợn, độc ác với mọi người, hắn ca tụng gã này là cao cả. Khi gặp người nào nói về giáo lý của nhà Phật, hắn nhạo báng và gọi vị này là Sư; khi gặp người nào nói về Lão Giáo và tu đức hạnh, hắn cười và gọi anh ta là đạo đức giả. Khi thấy ai nói lời tử tế hắn phê bình “Chỉ được lời nói hay”. Khi gặp người làm việc thiện, hắn chỉ trích: “Thật là kỳ cục, tại sao anh làm việc tốt này mà không làm việc tốt kia?”. Đi tới đâu hắn cũng bình luận và nói trái sự thật.

Về sau Vũ Quý Sang bất ngờ bị lở lưỡi. Hắn luôn phải đâm vào lưỡi, để máu chảy đầy miệng, làm như vậy mới bớt đau đớn. Hằng năm hắn bị đau từ năm đến bảy lần. Hắn quằn quại rên siết cực độ khi muốn nói. Cuối cùng hắn chết vì lưỡi bị teo. Đó là nghiệp báo do nói sai sự thật.

10[4] Lời dối trá tạo ra vận mệnh

Ở phủ Hà Giang có người tên là Phùng Thụ Nam, thông minh và viết văn hay. Nhưng anh ta đã lưu lạc ở kinh thành suốt hơn 10 năm trường mà vẫn không thành công. Mỗi khi gặp được cơ duyên thì cuối cùng luôn luôn bị tan vỡ. Khi anh ta nhờ người khác giúp, thì ngoài mặt họ bằng lòng nhưng thực tế là không hề quan tâm gì đến anh ta cả. Cuộc sống của anh ta rất khó khăn, trong lòng vô cùng thất vọng và buồn rầu. Có một lần, anh ta vào miếu khẩn cầu Thần linh gợi ý và hướng dẫn cho vận mệnh của mình.

Đêm đó, anh ta mơ thấy một vị Thần nói với mình: "Anh chớ oán giận đường đời gian khổ. Thực ra, vận mệnh cả đời anh đều là tự anh tạo thành cả, oán hận có ích gì? Kiếp trước anh thích dùng lời dối trá để giành được tiếng thơm là một vị trưởng lão trung hậu. Thấy người khác gặp việc khó khăn, anh biết rõ việc đó không thể thành công, nhưng lại cực lực xúi bẩy người khác làm, khiến người ta cảm ơn anh đã tán thành và gợi ý cho họ. Thấy kẻ ác phạm pháp, biết rõ hành vi tội lỗi của người đó là không thể tha thứ được, anh lại nhiều lần biện bạch cho họ, làm cho người khác cảm kích anh. Anh làm như thế, khiến bao nhiêu những lời cảm ơn tốt đẹp đều dành cả cho anh, còn bao nhiêu oán thù phẫn hận toàn quy kết hết cho người khác. Tâm anh hiểm ác như thế, còn cần phải chỉ ra hay sao? Bởi vậy có thể thấy, người khác đối với anh có vẻ như thân thiết, thực ra là xa cách, tưởng như quan tâm, thực ra là lạnh nhạt thờ ơ, đó cũng là lẽ tất nhiên. Anh tự ngẫm lại xem, như thế có xứng đáng hay không? Đối với một con người, nếu người đó vô tình phạm vài lỗi lầm nào đó, thì có thể dùng một việc thiện nào khác để bồi thường lại. Nhưng nếu một người rắp tâm làm điều sai trái, đó chính là vi phạm đạo đức, không thể tha thứ được. Nếu anh cố gắng làm việc tốt mới có thể được may mắn mà thôi!"
Phùng Thụ Nam nghe xong vô cùng hối hận, sau đó không lâu thì bệnh chết.

11. Không nên coi thường nói đùa


Vào thời Đông Chu liệt quốc, Tống Mẫn Công có người tướng tên là Nam Cung Trường Vạn. Một hôm đi đánh nước Lỗ, Nam Cung sa cơ thất thế bị giặc bắt. Cũng chính lúc ấy, nước Tống bị thiên tai, Lỗ Trang Công không nghĩ đến thù xưa, còn sai người sang cứu giúp. Tông Mẫn công thấy thế cho sứ giả đến tạ ơn và xin tha cho Nam Cung Trường Vạn. Nam Cung được thả về nước, Tống Mẫn Công ra nói đùa: “Trước kia ta rất coi trọng ngươi, bây giờ đã là tù nhân thì ta không còn trọng nữa đâu”. Thấy Nam Cung ngây ra, mặt đỏ tía tai, hết sức hổ thẹn, Đại phu Cừu Mục nói với Tống Mẫn Công: “Vương công chớ nên coi thường sự đùa dỡn mà sinh ra lòng khinh nhờn hay dẫn đến sự phản nghịch. Tống Mẫn Công trả lời: “Ta với Nam Cung Trường Vạn rất thân thiết, khanh chớ có sợ”. Một hôm Tống Mẫn Công đánh cờ thắng Nam Cung Trường Vạn nên đắc ý nói đùa dỡn: “Người là tên tù chẳng làm được việc gì, làm sao đánh thắng được ta”. Nam Cung Trường Vạn tức giận đứng lên nói: “Kẻ tù này tuy đánh cờ không thắng được vua, nhưng có thể giết vua”. Nói xong, lấy bàn cờ đập vỡ đầu Tống Mẫn Công chết ngay tại chỗ, rồi làm loạn.

Sự nói đùa dẫn đến nghiệp báo như thế.

12. Nói ác khẩu bị đọa làm khỉ  

Đây là câu chuyện Đức Phật dạy về việc Ác Khẩu và quả báo của nó:

Ngày xưa trong thành Xá Vệ có một người nhà rất giàu, tên gọi là Sư Chất, đã hơn 40 tuổi rồi mà chưa có con. Hai vợ chồng rất lo lắng, đến nhà Bà La Môn xin bốc một quẻ bói xem sau này có sinh được đứa con trai hay con gái nào không? Nhưng họ vô cùng thất vọng nghe thầy bói trả lời rằng suốt đời họ sẽ không có con. Sư  Chất nghe thế không chịu tin, lại đi tìm một ông thầy tướng số khác, cao tay ấn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn xin bốc quẻ. Lạ thay, vị thầy tướng này vốn được mọi người tôn kính và khen ngợi là bói linh như thần, lại cũng làm cho Sư Chất thất vọng.

Sư Chất đi về mà lòng phiền muộn, bỗng sực nhớ đến bậc đại thánh Thích Ca Mâu Ni, tự  nghĩ: Đức Phật là giáo chủ của trời và người, là bậc Nhất thiết trí, không có gì là Ngài không biết, không có gì là Ngài không hiểu, tại sao ta lại không đến gặp Ngài xin chỉ giáo?

Nghĩ đến đây ông bèn nhắm hướng Kỳ Viên tinh xá mà đi. Cung kính đảnh lễ Đức Phật xong, ông chắp tay bạch: “Bạch Đức Thế Tôn đại bi, xin Ngài thương xót chúng sinh ngu si mà chỉ giáo: con có chút ưu tư, năm nay đã hơn 40 mà chưa có đứa con trai nối dõi, đó là do nhân duyên gì, cúi xin Đức Phật khai thị”.

Đức Phật trả lời: “Không lâu nữa ông sẽ có một đứa con trai, vừa có phúc lại vừa có đức, chỉ có điều là khi nó vừa lớn nó sẽ xin xuất gia”.

Nghe tin này Sư  Chất rất đỗi vui mừng, thành tâm đảnh lễ chân Phật, rồi thỉnh cầu: “Cầu xin Thế Tôn và chư tăng cho phép chúng con được cúng dường vào trưa mai, để chúng con được kết thêm thiện duyên và trồng chủng tử vào ruộng phước của Như Lai”.

Đức Phật nhận lời rồi, Sư Chất hoan hỉ quay về chuẩn bị đàn trai. Hôm sau ông dẫn đầu gia nhân, chân thành cúng dường những món ăn thức uống ngon lành đẹp mắt nhất.

Đức Phật nhận cúng dường xong, thuyết một thời pháp rồi dẫn đầu tăng chúng quay về tinh xá. Đi được nửa đường, Đức Phật và tăng chúng ngồi dưới một gốc cây bên bờ sông nghỉ ngơi. Bỗng từ trên cây, một con khỉ nhảy xuống xin mượn bình bát của Đức Phật. Nó ôm bình bát chạy đi thật xa rồi quay về, trong bình bát chứa đầy mật ngọt. Nó dùng hai tay kính cẩn dâng bình bát lên Đức Phật, Ngài nhận lấy và chia cho chư tăng dùng, để con khỉ được nhiều phúc đức. Con khỉ thấy thế mừng rỡ nhảy nhót.

Không lâu sau nó đến ngày tận số, đầu thai làm người, sinh vào nhà của Sư  Chất. Lúc nó sinh ra, trong nhà phàm có vật dụng gì có thể chứa đựng thức ăn, thì vật dụng ấy bỗng đầy ắp mật và đường. Vợ chồng Sư Chất thấy điều quái dị, bèn do nhân duyên này đặt tên con là Mật Thắng.

Thời gian vùn vụt trôi mau như tên bắn, hơn mười năm trôi qua như trong nháy mắt, Mật Thắng nay đã lớn khôn. Chú bé chán ngán chuyện thế tục, xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia, cha mẹ hết sức vui mừng mà trả lời: “Lúc con chưa ra đời, Đức Phật đã biết sẽ có ngày hôm nay. Bây giờ con muốn xuất gia, cha mẹ rất hoan hỉ. Không bao giờ cha mẹ ngăn chặn con một cách vô lý”.

Được cha mẹ hoan hỉ cho phép rồi, Mật Thắng đến Kỳ Viên tinh xá xin xuất gia với Đức Phật. Nhờ có tiền duyên, Mật Thắng chứng quả rất mau.

Một hôm, thầy đang trên đường đi độ hóa với các bạn đồng tu, cảm thấy vừa nóng vừa khát lạ thường, ai nấy đều ao ước có một cái gì uống. Tỳ kheo Mật Thắng bèn cầm bát tung lên trời rồi sau đó dùng hai tay tiếp lấy bát trở về. Bấy giờ trong bát đựng đầy mật ngọt, Mật Thắng bèn chia cho chúng tăng giải khát.Về tới tinh xá, một vị tỳ kheo đi tìm Đức Phật xin thỉnh giáo: “Trong quá khứ tỳ kheo Mật Thắng đã tu được phúc đức gì mà bây giờ bất cứ  lúc nào, ở đâu cũng có thể có đường và mật?”.Đức Phật trả lời: “Các ông có nhớ có một lần lâu lắm rồi, có một con khỉ đem mật ngọt đến cúng dường Như Lai và chúng tăng không? Nhờ bố thí với thiện tâm, chết rồi nó được sinh ra làm người và nhờ nó chân thành cúng mật ngọt cho Phật nên kiếp này nó có thể được mật bất cứ  lúc nào và ở đâu”. Đức Phật nói xong, vị tỳ kheo nọ hỏi tiếp: “Bạch Thế Tôn! Thế thì tiền kiếp Mật Thắng do nhân duyên gì mà bị đọa xuống làm khỉ?”. Lúc ấy xung quanh Đức Phật có rất nhiều đệ tử vân tập, Ngài nhìn họ một lúc rồi đáp: “Thầy ấy bị đọa xuống làm khỉ là do một nhân duyên xẩy ra cách đây 500 kiếp trước, thời Ca Diếp Như Lai còn tại thế. Lúc đó có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tình cờ thấy một vị tỳ kheo khác đang băng qua một con suối nhỏ, vị trẻ tuổi bèn cười chế nhạo, bảo là dáng điệu của vị tỳ kheo kia giống hệt như con khỉ. Vị tỳ kheo trẻ tuổi đã phạm tội ác khẩu nên bị đọa xuống làm khỉ, nhưng sau đó thầy ấy biết lỗi lầm của mình, đến xin sám hối với vị tỳ kheo mà mình đã chế nhạo. Nhờ thắng duyên ấy mà kiếp này mới được gặp Phật và được Phật độ, chứng quả A La Hán một cách mau chóng.

Nghe đức Phật giảng xong, các vị Tỳ kheo đều nhận ra rằng một câu nói ác cũng có thể chiêu cảm nghiệp khổ, vì thế không còn ai dám ác khẩu, ngay cả đến một câu nói đùa cũng không dám nói.

Nhung chuyen ve thien ac nghiep bao va dau thai kiep sau-Hinh-2

13. Nói lời bịa đặt gây nghiệp ác 

Ngày xưa có một ông trưởng giả rất giàu có, tiền muôn bạc triệu, tài sản dùng suốt đời không hết, lại có người vợ vừa xinh đẹp vừa hiền đức, nên đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn. Nhưng niềm vui của ông ngắn ngủi, Ông lập gia đình một thời gian lâu mới sinh được một đứa con trai, ngày đứa bé ra đời ông vui mừng khôn kể xiết. Nhưng bất hạnh thay, đứa con ông chỉ mới khóc oe oe chào đời đã vương bệnh nặng. Theo lời thầy thuốc chẩn bệnh thì đó là những mụn nhọt độc hại mọc trên da đứa bé khiến nó khóc cả ngày, thế nhưng danh y nào mời đến cũng đều lắc đầu chịu thua. Tội nghiệp đứa bé, rất nhiều thầy thuốc đã bó tay rồi, mà nó vẫn cứ đêm ngày khóc la vì đau đớn, cuộc sống thật là khổ sở.

Tiếng khóc gào rên rỉ của nó làm náo động tới bà con làng xóm, nên người ta đặt tên cho nó là thằng “Khóc Gào”. Gần nhà cậu có một ông hàng xóm già, nghe tiếng rên la đau đớn của Khóc Gào, trong lòng thấy bất nhẫn, bèn tìm đến nhà cậu thăm hỏi và nói với cậu rằng: “Tôi nghe rất nhiều người về khen ngợi tán thán rằng tại Tinh xá Kỳ Viên có một vị Đại Y Vương, bệnh trên thân hoặc bệnh trong tâm của chúng ta Ngài đều có thể chữa trị được hết. Ngài có phương tiện thần thông nhiệm mầu, bệnh của cậu có trầm trọng đến đâu cũng sẽ tức khắc lành, cậu nên mau mau tìm đến Ngài cầu xin chữa bệnh. Khóc Gào nghe nói thế, vui mừng vô kể, vội mang tấm thân bệnh hoạn tìm đến Tịnh xá Kỳ Viên xin được gặp đức Phật.

Khi Khóc Gào nhìn thấy 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp trên thân uy nghi sáng chói của Phật, cậu hân hoan tán thán ngay. Những đau đớn khổ não của cậu giảm thiểu đi rất nhiều, lập tức gieo cả năm vóc xuống đất lễ bái đức Phật.

Đức Phật từ bi chưa từng bỏ rơi bất cứ chúng sinh bệnh khổ nào, nên khi thấy Khóc Gào tới, Ngài rất hoan hỉ, bèn tuyên thuyết cho cậu những pháp môn thù thắng có năng lực diệt trừ tất cả mọi khổ não. Khóc Gào nghe Đức Phật thuyết pháp xong bèn sám hối tội lỗi. Lúc ấy nhọt độc đã hành hạ cậu trên mười năm qua lập tức tan biến, bệnh khổ của cậu hoàn toàn được tiêu trừ, nên tâm cậu sinh khởi niềm cung kính hoan hỉ chân thành, cậu bèn cầu xin đức Phật cho phép cậu được xuất gia làm tỳ kheo. Cậu tu hành tinh tiến, chẳng bao lâu đắc quả A la hán.

Các vị tỳ-kheo khác thấy tình cảnh của Khóc Gào như thế, thấy đó là điều rất hy hữu, bèn thỉnh Thế Tôn nói về nhân duyên khiến cho cậu phải chịu quả báo lúc trước. Đức Phật giảng cho các đệ tử nghe rằng: “Vô lượng kiếp về trước, ở thành Ba La Nại có hai vị phú ông nọ. Bình thường hai người đã không ưa nhau và đố kỵ nhau, nên một trong hai người đem rất nhiều vàng bạc châu báu lên dâng tặng nhà vua. Khi nhà vua nhận những vật cống hiến của ông này rồi thì rất quý trọng ông. Vì thế khi ông này gièm siểm ông kia trước mặt nhà vua rằng “người ấy vô cùng hiểm ác, thường dùng mưu độc ám hại tôi, xin Đại vương hãy nghiêm trị người ác để bảo vệ dân lành”, thì nhà vua vốn đã nhận vật cống hiến nên không còn sáng suốt nhận định, nhất nhất tin lời ông này và ra lệnh bắt giam, không đếm xỉa tới những lời biện hộ của người kia, còn đem ra tra tấn tàn khốc. Người này phải chịu tất cả những hình phạt đau đớn nhất, thương tích đầy thân như vẩy cá, phải nhờ gia đình xuất tiền chuộc tội mới được thả về nhà. Về tới nhà ông suy nghĩ không ngừng, thấy rằng con người vì có thân cho nên mới có khổ, mới bị lắm tai nhiều họa. Mình và người kia không hề có oán thù chi mà họ lại có thể hại mình đến mức thân tàn ma dại như thế này. Không lâu sau, ông bỏ gia đình vào núi tu hành và thành Bích Chi Phật.

Vị Bích Chi Phật phát tâm đại từ bi, sợ rằng người kia kiếp sau sẽ chịu quả báo đau khổ nên tới nhà người ấy thị hiện đủ loại thần thông, khiến người kia thấy những biến hóa bất khả tư nghì như thế, sinh tâm kính ngưỡng, lập tức thỉnh Bích Chi Phật lên tòa ngồi và chuẩn bị đủ loại thực phẩm đặc biệt để cúng dường và sám hối tội cũ của mình đối với Ngài.

Đức Phật nói đến đây, ngừng một lúc rồi nói tiếp: “Các ông phải biết, người sàm tấu với vua chính là tỳ kheo Khóc Gào đã chịu khổ trong kiếp này. Sau, nhờ ân huệ của Bích Chi Phật, sám hối tội lỗi cũ, và nhờ công đức thành kính quy y Tam Bảo nên ngày nay được Như Lai cứu độ, mau đắc quả thánh. Đừng nghĩ rằng những lời sàm tấu nói ra mà không ai biết. Nghiệp tội không trốn được, dẫu trong đường tơ kẽ tóc. Nhưng đã phạm tội như thế rồi mà biết sám hối thì có thể được cứu độ.

14. Rắn độc 

Trong Chư kinh yếu tập[5] có ghi một chuyện như sau: Luận Đại Trang nghiêm[6] ghi: “Ta từng nghe, có lần Đức Phật và A Nan đi qua một cách đồng hoang ở nước Xá Vệ. Thấy bên bờ ruộng có một khối vàng, Đức Phật bảo A Nan: “Đó là rắn độc”. A Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Đúng là rắn độc!”. Bấy giờ có một người đang cày ruộng, nghe Đức Phật và A Nan nói có rắn độc, liền nghĩ: “Ta đến xem thế nào mà sa môn nói là rắn độc”. Ông ta liền đến xem thì thấy một khối vàng ròng, liền nghĩ: “Sa môn nói rắn độc, nhưng đây chính là vàng ròng”. Vì lòng tham, ông liền gom lấy tất cả số vàng kia mang về nhà. Người này trước kia rất nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhưng từ khi nhặt được vàng thì trở nên giàu có, ăn mặc dư giả.

Vua và các quan rất kinh ngạc về sự giàu có của ông, bèn đến tra xét và bắt giam vào ngục. Cho dù ông ta giao nộp tất cả số vàng lấy được lúc trước, nhưng vẫn không khỏi tội. Khi sắp bị xử chém, ông ta thốt lên: “Rắn độc, A Nan! Rắn độc, Thế Tôn!”. Người đứng bên cạnh nghe nói như thế, liền tâu lên vua. Vua liền cho gọi ông ta đến hỏi: “Tại sao ngươi nói: Rắn độc, A Nan! Rắn độc, Thế Tôn”. Ông ta tâu: “Ngày trước, thần đang cày ruộng thì nghe Đức Phật và A Nan gọi vàng là rắn độc, nay thần mới hiểu”. Vua nghe nói thế liền thả cho ông ta về.

15. Phải trả nghiệp do tham lam

Trong một lần Đức Phật đang thuyết pháp, có một ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lỗ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, dung mạo tựa như người có phước tướng nhưng chịu phải cảnh nghèo khổ, quần áo không đủ để che thân, rách nát lõa lồ, lại thường bị cảnh đói khát, kéo lê từng bước, vừa đi vừa thở một cách mỏi mệt. Đã trải qua mười năm, ông nghe có Phật tại thế, trong lòng rất vui mừng, ngày đêm luôn luôn phát nguyện được gặp Phật.

Ông chống gậy lần hồi tìm đến, cầu mong được yết kiến Ngài. Chẳng may vừa đến ngõ Tịnh Xá, ông lại gặp phải các vị Phạm Thiên, Đế Thích chặn lại không cho vào. Uất ức, ông già mới kêu than. Ở trong, Phật đã biết việc gì đang xảy ra giữa ông già và Phạm Thiên Đế Thích ở ngoài ngõ tịnh xá, Phật mới quay sang bảo A Nan hãy ra cho ông ấy vào.

Bấy giờ ông già lòm còm đi vào, vừa trông thấy Phật, ông rưng rưng hai hàng nước mắt, vừa mừng vừa khóc, cúi đầu sụp lạy đức Phật, rồi quỳ thẳng, chấp tay sụt sùi kính bạch: “Con sinh ra đời bất hạnh, chịu cảnh bần cùng khốn khổ, đói khát lạnh lẽo. Cầu chết không được, sống thì không biết nhờ cậy ai. Con nghe Thế Tôn là một bậc nhân từ yêu thương che chở khắp tất cả. Muôn vật đều được nhờ ân đức của Thế Tôn. Tâm con vui sướng, đêm ngày phát nguyện, mong được một phen chiêm ngưỡng tôn nhan từ mười năm qua, nay mới được kết quả như nguyện.

Phật dạy: “Phàm làm người ở cõi đời, sinh tử đều do nhân duyên. Do nhiều nhân duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi. Ta sẽ nói cho ông rõ nguồn gốc của tội lỗi mà ngày nay ông đã gánh chịu: Đời trước ông sinh vào nhà Minh Huệ Vương là một ông Vua cai trị một đại cường quốc. Khi đó ông là Thái tử Kiêu Quí. Trên được Phụ Vương và Mẫu Hậu quí trọng, dưới được thần dân kính phụng. Vì thế nên ông hết sức kiêu căng, tự cao, tự đại, tâm ý buông lung, khinh ngạo mọi người, xem thường tất cả. Giàu có cự phú, tài sản muôn ức, đều là chiếm đoạt của dân. Trăm họ nghèo cùng bởi vì thuế khóa thu hết.

Ông chỉ biết gom góp, chứ không biết bố thí. Bấy giờ có một vị Sa môn tên là Tịnh Chí từ xứ xa đi đến. Vì thiếu một cái pháp y, nên tìm đến ông, mong ông bố thí một cái mà thôi, chứ không mong cầu gì nhiều. Nhưng ông tuyệt nhiên không cho, lại còn đối xử một cách quá tệ ác, đã không cho pháp y, lại cũng không cho ăn. Ông bắt vị Sa môn vô tội ngồi mãi trước nhà, muốn đi ông vẫn không cho. Qua bảy ngày đêm không thí cho một hớp nước. Thân thể đã ngất xỉu, hơi thở thoi thóp, tánh mạng sắp nguy kịch. Coi đó như một trò vui, cho tập trung nhiều người đến xem, ông lấy làm vui thích lắm! Lúc ấy có vị cận thần khuyên can ông rằng: “Thái tử chớ nên làm như vậy. Đây là một Sa môn hiền từ, khiêm tốn, bên trong mang cả tinh thần đạo đức. Sự lạnh lẽo bên ngoài, đối với con người ấy không có gì đáng gọi là lạnh lẽo, và sự đói khát cũng không đáng là đói khát. Sở dĩ đến đây xin là muốn gây phước đức cho kẻ khác thế thôi. Thái tử đã không bố thí cho thì thôi, đừng nên gây cùng bức cho người ta. Tốt hơn là Thái tử trả tự do cho vị Sa môn này đi. Đừng nên gây thêm điều gì tội lỗi!”. Thái tử đáp rằng: “Đây là người gì mà giả xưng là đạo đức. Ta cho chịu khốn khổ thử chơi, chứ ai để cho chết làm gì? Khanh đừng lo. Thôi khanh thả cho ông đi.” Nói xong liền cho thả vị Sa môn đi ra khỏi thành.
Vị Sa môn đi cách thành khoảng mười dặm, lại gặp phải bọn giặc cướp bị đói lâu ngày muốn bắt vị Sa môn giết ăn thịt. Tình cờ có Thái tử đi đến, thấy sự kiện như thế, tự nhủ rằng: “Ta đã không cho cơm áo vị Sa môn ấy thì thôi, chớ đâu lại nỡ để cho bọn giặc đói giết hại! Ta phải cứu người.” Bọn giặc đói thấy Thái tử can thiệp, nên cả bọn đều sụp lạy xin tha tội và thả vị Sa môn đi.

Vị Sa môn lúc đó nay là Bồ Tát Di Lặc đây, Thái tử Kiêu Quí lúc đó, nay là ông đây. Sở dĩ nay ông chịu phải tội bần cùng khốn khổ là do đời trước tham lam bỏn xẻn. Lý do nay ông được trường thọ là bởi cứu mạng sống vị Sa môn. Tội phước báo ứng như bóng theo hình! Ông già bạch Phật: “Việc quá khứ đã rõ ràng như vậy. Con xin nguyện được giũ sạch từ đây mà nguyện đem mạng sống thừa này được làm Sa môn, về sau đời đời được hầu bên Phật.”

16. Oan oan tương báo 

Thuở xưa vào thời chánh pháp của Đức Phật Thích Ca, có một vị trưởng giả giàu có. Vị này có hai người vợ, người vợ lớn không con, người vợ nhỏ sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, cả  gia đình nhờ thế mà vui vẻ.

Khi ấy người vợ lớn sinh lòng sân hận, đố kỵ, luôn tìm cách để hại đứa bé con người vợ nhỏ, nhưng bên ngoài bà tỏ ra hết lòng thương yêu, chiều chuộng, không một chút ganh tỵ nào.

Một hôm người vợ nhỏ đi vắng, người vợ lớn lén lấy cái kim ghim vào đỉnh đầu đứa bé. Đứa bé từ ấy phát bệnh la khóc suốt ngày, bỏ ăn, bỏ uống, thân hình tiều tụy, qua bảy hôm thì chết. Trong nhà ai cũng sầu khổ. Người vợ lớn cũng tỏ ra đau đớn, tiếc thương. Còn người vợ nhỏ thì vật mình xuống đất, khóc than thảm thiết suốt cả ngày đêm. Nhưng cả nhà chẳng ai biết được vì sao đứa bé ấy chết. Về sau bà vợ nhỏ biết được do lòng ganh tị của người vợ lớn  và chính bà ấy giết. Bà vợ nhỏ lập tâm báo thù. Bà đến chùa hỏi các thầy tỳ kheo: “Bạch đại đức, muốn toại nguyện lòng mong cầu, phải làm công đức gì?” Các thầy tỳ kheo đáp: “Muồn toại nguyện lòng mong cầu thì phải thọ trì bát quan trai giới, điều cầu xin sẽ được như ý.

Nghe xong, bà xin thọ bát quan trai giới. Sau đó bảy ngày bà chết đầu thai làm con gái bà vợ lớn, thân tướng đẹp đẽ. Bà vợ lớn thương yêu, quí trọng hơn vàng, nhưng oan nghiệt thay, đứa bé ấy chỉ sống được một năm rồi chết khiến cho người mẹ khổ sở đau đớn khôn cùng, khóc lóc thảm thương, bỏ ăn quên ngủ. Oan oan tương báo như thế đến bảy lần, bà vợ lớn đoán biết đây là sự báo oán của  người vợ nhỏ.

Cho đến lần cuối cùng, bà vợ lớn sinh được một bé gái lại càng đẹp đẽ, thân thể đoan trang hơn mấy lần trước, nhưng lần này đứa bé sống được 14 tuổi, sắp có gia đình. Một hôm đang đêm nàng bước ra khỏi cửa, liền ngã lăn ra chết. Bà mẹ khóc lóc kêu gào la hét suốt ngày, lòng thương con cùng cực, khiến bà phát cuồng, không còn biết gì nữa. Bà để xác con giữa nhà, chẳng chịu liệm càng nhìn xác con càng thấy đẹp lạ thường.

Một buổi sáng nọ, các thầy tỳ kheo thiền định, dùng từ tâm quán khắp tâm chúng sinh, thấy người đàn bà ấy bị một chuỗi oan nghiệt nối dài và nay chính là lúc nhờ sự đau khổ cùng tột có thể làm tâm bà bừng sáng. Sau khi dùng từ tâm quán sát, thầy tỳ kheo liền khoác y ôm bát, đến nhà bà vợ lớn khất thực. Đến nơi trước nhà vắng vẻ, bên trong nghe tiếng khóc than quằn quại, thầy rung tích trượng, hồi lâu có kẻ đầy tớ mang cơm ra cúng: “Bạch Ngài, bà chủ con bận việc không thể ra, xin Ngài từ bi nạp thọ”. Thầy sa môn im lặng, không mở bát ra mà nói: “Ta muốn gặp thí chủ”.

Người đầy tớ trở vào thưa cùng bà vợ lớn rằng thầy sa môn nuốn gặp bà. Bà chủ nói: “Ta có chuyện buồn khổ, chỉ muốn chết thôi, ta không muốn gặp ai cả, mày hãy mang cơm ra cúng dường thầy sa môn ấy và xin Ngài hãy đi đi. Nhưng khi người giúp việc mang cơm ra, Ngài cũng không nhận và nói như trước. Bà vợ lớn tự nghĩ: “Ta đang lúc khổ sở mà vị sa môn này chẳng hiểu được tâm ta, sai ngưởi đem cúng dường mà chẳng nhận, quyết muốn gặp ta, không biết Ngài muốn gì?”  Khi bà bước ra, thầy sa môn vừa trông thấy liền hỏi: “Này thí chủ, vì sao bà có vẻ sầu khổ, đầu tốc rối bù, mặt mày hốc hác tiều tụy đến thế?”. “Bạch Ngài, từ ngày tôi có gia đình đến nay, sinh bảy đứa con gái đứa nào cũng đẹp đẽ dễ thương, nhưng khi đến một hoặc hai ba tuổi thì chết, duy chỉ có đứa con này đến 14 tuổi, đêm hôm vừa bước ra khỏi nhà liền té xuống đất chết ngay. Tôi quá khổ sở, chỉ có muốn chết nữa mà thôi”. Nói xong bà khóc nức nở. Thầy sa môn bảo: “ Hãy rửa mặt, chải đầu rồi ta sẽ nói cho bà nghe”. Nhưng bà ta vẫn khóc, thầy sa môn nói: “Này bà, người vợ nhỏ của ông chủ nhà này vì sao chết?”. Bà vợ lớn nghe nói trong lòng bối rối sợ hãi, tự nghĩ sao vị sa môn này lại biết được việc nhà ta?

Thầy sa môn nói: “Người vợ nhỏ của nhà này sinh được một đứa con trai, vì sao đưa con ấy lại chết đi?”. Bà vợ lớn nghe nói trong lòng càng sợ hãi, run rẩy chẳng nói nên lời. “Này bà, do bà giết đứa bé ấy, nên người mẹ của nó đau khổ rồi chết theo, vì oan oan tương báo, người mẹ của đứa bé quyết báo thù, nên bảy lần sinh làm con của bà rồi lại chết, để bà phải đau khổ mà chết theo như bà đã gây ra cho người vợ nhỏ. Giờ đây đứa con bà vừa mới chết, bà hãy xa ra thì sẽ biết đứa con ấy thể nào?”. Nghe vị sa môn nói, bà quay lại thì toàn thân đứa con ấy tan rã, hôi thối vô cùng. Trong lòng cảm thấy hổ thẹn khủng kiếp, bà cúi đầu đảnh lễ vị sa môn cầu xin cứu độ.

“Ngày mai bà hãy đến chùa ta sẽ làm lễ qui y cho”. . Ngay khi ấy, xác đứa con gái liền biến thành rắn độc, biết được bà vợ lớn sẽ đi thọ giới, nên rắn nằm ngang chặn giữa đường. Thầy sa môn nói với rắn : “Oan nghiệt đã trải qua mấy đời. Người vợ lớn chỉ giết có một người con của nhà ngươi, tại sao nhà ngươi lại làm khổ người ta đến bảy lần. Tội nhà ngươi rất lớn, hôm nay lại muốn cản đường không cho người ta đi quy y tam bảo nữa, tội này đời đời sẽ đọa vào địa ngục, hiện tại nhà ngươi chỉ là thân rắn đâu được thân người”.

Rắn nghe nói, liền nhớ lại kiếp trước, đau đớn trong lòng, vặn mình uốn khúc, đập đầu xuống đất, hướng về vị sa môn mà sám hối. Vị sa môn nói : Hai người đời trước đã tạo oan nghiệt gây khó cho nhau. Vậy kể từ nay tội lỗi mỗi người sẽ được chấm dứt, đời đời không được có ý niệm giết hại nhau nữa. Cả hai đều ăn năn, rắn độc nhờ sức chú nguyện của vị sa môn liền được thác sinh làm thân người.

Phạm Đình Nhân


Viết xong tại Ngọc Hà, Hà Nội, ngày 28.02.2013 (19.01.Quý Tỵ)

Trích cuốn "Hành Thập thiện và con đường giải trừ khẩu nghiệp"
------------------------------------------------------------------------------------------------------
[1] Theo Chanhkien.org. Dịch từ tư liệu gốc: “Duyệt vi thảo đường bút ký” triều Thanh, quyển 16

[2] Truyện này trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh có nhắc đến (Thủ Huồng tìm vợ)

[3] Theo chuyện Tà dâm trong Kinh nhân quả ba đời của Thích Thiền Tâm

[4] Trích trong "Duyệt vi thảo đường bút ký"  của Kỷ Hiểu Lam

[5] Tức Thiện ác nghiệp báo. Pháp sư Đạo Thế. Chủ biên dịch: Thích Nguyên Chơn. NXB Phương Đông. 2009

[6] Luận Đại Trang nghiêm, Mã Minh soạn


Kinh dị chuyện chó báo oán ở làng mổ chó ngoại thành Hà Nội

5 (100%) 1 vote
Xưa nay, người ta vẫn đồn đại chuyện những con vật nuôi có thể “báo oán” những người làm nghề giết mổ. Phật giáo quan niệm, những người làm nghề sát sinh thuộc về loại nghề nghiệp ác, tà, làm giàu trên sự đau khổ của muôn vật. Họ là những người vô minh, không thấy luật nhân quả đang chi phối. Luật nhân quả sẽ không tha thứ một ai, một lỗi nào. Kết cục, không chỉ kiếp này, mà kiếp khác, những người làm nghề sát sinh sẽ phải gánh hậu quả khổ đau. Đấy là quan điểm của Phật giáo. Sự thật về chuyện những người hành nghề giết mổ, bị loài vật “báo oán” có thực hay không? Xin gửi tới độc giả loạt bài về hiện tượng mang tính huyễn hoặc này.
Mổ chó gia truyền
Nhắc đến giết mổ thịt chó, người dân thủ đô nghĩ ngay đến làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội). Không ai nắm rõ làng Cao Hạ có nghề thịt chó từ bao giờ, chỉ biết rằng, đó là nghề gia truyền. Cha ông người Cao Hạ làm nghề giết mổ thịt chó, thì giờ con cháu vẫn theo nghề sát sinh này. Ông Hồ Xuân Đức, thủ từ đền Giang Xá, thờ cụ Lý Nam Đế, ở ngay đầu làng Cao Hạ kể rằng, trước đây, Cao Hạ vốn làm nghề bún, cung cấp cho Hà Nội. Cách đây cả thế kỷ, người Cao Hạ đã làm bún, mà cả làng cùng làm, đúng chất một làng nghề nhộn nhịp. Thế nhưng, cũng cách nay cả thế kỷ, trong làng có vài gia đình chuyên mổ chó. Nghề mổ chó cứ mỗi ngày một phất lên. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, nghề mổ chó ở Cao Hạ đã nhộn nhịp lắm. Mấy chục hộ dân trong làng có lò mổ chó. Nửa đêm, dân làng thắp đèn sáng trưng, đập chó kêu ăng ẳng. Sáng ra, người Cao Hạ đạp xe chở chó đi khắp Hà Nội, cung cấp cho các chợ lớn như Âm Phủ, Phùng Hưng, Thái Hà, Mỹ Đình, thị trấn Trôi, Phùng… Nói không ngoa, ngày đó, 90% quán thịt chó ở thủ đô và vùng lân cận là do người Cao Hạ cung cấp.

Nghề giết mổ chó cứ thế phất lên, rồi nhà nọ học theo nhà kia, cùng giết mổ chó. Làng Cao Hạ giết mổ chó cực kỳ chuyên nghiệp. Họ có cả đội quân thu mua chó khắp Việt Nam. Thậm chí, sang tận Lào, Campuchia, Thái Lan thu mua hàng xe tải chó. Mua chó ở nước ngoài vừa rẻ, thịt lại ngon, nên thịt chó Cao Hạ mỗi ngày thêm nổi tiếng. Đội quân buôn chó cung cấp cho các lò mổ. Hàng chục người trong làng làm công việc buôn bán các bộ phận chó đi khắp nơi. Cả làng sống nhờ con chó, làm giàu nhờ giết mổ, buôn bán thịt chó.

Sự thật về vụ hài cốt 'báo oán' hại người


Nghe lời phán "hài cốt báo oán" của thầy bói, ông Thọ đã đào tung cả nền nhà để chữa bệnh cho con. Nhưng cốt người không thấy đâu, bệnh tình của con gái cũng chẳng hề thuyên giảm.
Người phán nhảm, gây xáo trộn cuộc sống của người dân này lại là một giáo viên dạy sử của Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi (xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
Từ căn bệnh lạ của nữ y tá
Căn nhà cấp bốn của gia đình ông Huỳnh Ngọc Thọ (50 tuổi, thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) nằm bên bờ kênh Phú Ninh mấy hôm nay lạnh lẽo, trống hoắc vì tin đồn có "ma". Gia đình ông Thọ kinh tế dù không thật khá giả nhưng cũng yên bình, hạnh phúc cho đến khi cô con gái cả Huỳnh Thị Mây (24 tuổi) lên miền núi công tác rồi đột nhiên phát bệnh lạ.
Mây vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, và xin về làm y tá tại huyện Nam Trà My gần hai tháng nay. Đang công tác và sinh hoạt bình thường, bỗng đâu chỉ sau một đêm mụn sưng đỏ nổi khắp toàn thân làm cô đau nhức như có ai cấu véo và da thịt. Nhiều ngày sau, từ một cô y tá trẻ trung, năng động, tràn trề sức sống, Mây giờ chỉ nằm một chỗ, mọi vệ sinh cá nhân đều phải có người khác giúp đỡ.
Thấy y tá Mây mắc bệnh lạ, không ít đồng bào dân tộc mê tín cho rằng: "Do y tá Mây quá xinh đẹp, lại là con gái phố thị mà băng rừng, lội suối miền sơn cước nên con ma rừng động lòng, nó yêu không được nó hại đấy mà".
Kể từ sau vụ quật nền nhà vì tin lời thầy bói đào cốt cứu con gái bị bệnh lạ, căn nhà của vợ chồng ông Thọ ở thôn Kỳ Tân trở nên u ám, hoang vắng.
Kể từ sau vụ quật nền nhà vì tin lời thầy bói đào cốt cứu con gái bị bệnh lạ, căn nhà của vợ chồng ông Thọ ở thôn Kỳ Tân trở nên u ám, hoang vắng.
Lúc y tá Mây được đưa về nhà ở thôn Kỳ Tân để gia đình chữa chạy, “tin đồn cô y tá bị ma vương” lại càng có dịp lan nhanh. Bởi ngay cả các bác sĩ ở bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam cũng lắc đầu không tìm ra nguyên nhân căn bệnh lạ của cô.
Khám và điều trị ở bệnh viện Đa khoa tỉnh không có kết quả, gia đình ông Thọ đành phải chuyển con gái ra bệnh viện đa khoa Đà Nẵng để mong cầu sự tiến bộ, hiện đại của y học. Nhưng điều trị gần một tháng rưỡi mà tình hình của Mây vẫn chẳng khá hơn là mấy.
Đang lúc bi quan cho bệnh tình của con gái, lại phải nghe rỉ tai quá nhiều lời đồn thổi của người dân nên ông Thọ cũng bán tín bán nghi mà cho rằng: Chính thời gian con gái làm việc trên huyện Nam Trà My đã bị ma theo, quỷ ám mà phát bệnh, chữa bằng thuốc sẽ không khỏi". Vậy là ông Thọ và vợ bàn nhau trở về quê “cầu cứu” thầy bói...
Được nhiều người giới thiệu, có “thầy” Bình rất cao tay, xem bói rất giỏi, nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai nên vợ chồng ông Thọ vội sắm một mâm lễ đến cậy nhờ. Gặp thầy Bình, thầy phán ngay rằng dưới nền nhà của vợ chồng ông Thọ đang ở có “cốt người”.
Cái cốt này bị động, từ cô Mây mắc bệnh sau tiếp đến sẽ hại cả nhà ông Thọ, phải mau mau bốc cốt kẻo họa tới nơi. Vợ chồng ông Thọ nghe phán vậy vô cùng hoảng sợ, nhưng cũng “bán tín bán nghi”. Chính vì thế mà ngay hôm sau, ông Thọ lại lọ mọ đi từ tinh mơ để đến cậy nhờ “cô” Phú.

Chiêu lừa của những gã 'thầy bói' trên mạng

Sau khi thân mật với Nhung, người tự nhận có khả năng "cắt tiền duyên" ép cô gái 20 tuổi phải biểu diễn sexy qua mạng Internet cho anh ta xem, hoặc phải nộp số tiền 20 triệu đồng.
Ông Thọ tin tưởng rằng, "cô" Phú hiện là một giáo viên, nên độ uy tín và trình độ của cô chắc chắn phải đáng tin cậy hơn thầy Bình. Khi được ông Thọ mời về, "cô" Phú bèn “khảo sát” một vòng nhà của gia chủ, rồi cô lẩm rẩm coi ngày và phán: "Trong nhà có cốt", nhất định vào sáng ngày 17/8 âm lịch (tức ngày 10/9 dương lịch) phải làm lễ cúng bái để đào cốt lên.
Vào ngày “tốt”, sau khi làm lễ cúng bái, dùng que inox đi quanh nhà và cuối cùng cô Phú sai người quật nền nhà của gia đình ông Thọ để trừ tà chữa bệnh cho y tá Mây...
Đến sự thật về cô giáo "kiêm nghề" đồng cốt
Để tìm hiểu sự thật chuyện cốt người báo oán và "cô" thầy bói được ông Thọ mời về cúng tìm cốt người chữa bệnh cho con gái gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua, chúng tôi đã tìm gặp ông Phan Thanh Diễn - trưởng thôn Kỳ Tân (Tam Dân, Phú Ninh).
Ông Diễn xác nhận: Vào sáng ngày 10/9, đã có rất đông người dân trong thôn xóm kéo tới chứng kiến cô Phú cúng bái, cho người quật nền nhà ông Thọ để tìm cốt người. Hôm đó, cô Phú còn đứng giữa nhà cầm 2 que inox nói là “dụng cụ” để xác định xem dưới nền nhà có cốt người hay không. Cầm 2 que inox này, cô Phú đi rà rà từ nhà trên xuống nhà dưới.
Khi rà rà đến nhà trên, cô Phú nói: “Thấy chưa, hai que “hít” lại là dưới nền có “cốt” đó”... Vậy là cô Phú chỉ ngay vị trí trong nền nhà của ông Thọ để cho mấy người đàn ông dùng xà beng, xẻng cậy bung các viên gạch men lên, đào thành một cái hố rộng và múc hết lớp đất nghi là có cốt người.
Tiếp đến, cô Phú ấn định vị trí trong phòng ngủ của nhà ông Thọ cũng có cốt và phải đào một cái hố nữa... Cô phán khắp nhà, chỉ phải đào đến 4 cái hố, mà cái hố nào cũng chỉ bốc được mấy đám đất đen đen chứ không hề có nhúm xương cốt nào như lời cô nói cả...
Riêng ông Thọ, chính bản thân ông cũng hoang mang cho rằng: “Việc tâm linh không thể giải thích được. Tuy mảnh đất mà ông xây nhà ở trước là đám ruộng, không hề có mồ mả gì, nhưng khi làm nhà ông có lấy đất ở dưới mương gần đó đổ nền và gần khu vực này có một nghĩa địa vô danh lâu ngày bị xói mòn nên dưới nền nhà có cốt người cũng là "hợp nhẽ"?...
Hiện trường những hố sâu dưới nền nhà ông Thọ bị quật đào vì tin lời phán nhảm của thầy bói.
Hiện trường những hố sâu dưới nền nhà ông Thọ bị quật đào vì tin lời phán nhảm của thầy bói.
Có bệnh phải vái tứ phương, cũng hy vọng làm theo lời "sấm truyền" của cô Phú và thầy Bình thì con gái sẽ mau khỏi bệnh, gia đình thoát được kiếp nạn oan oán. Và gia đình ông cũng đã phải bỏ chi phí, bốc đám đất đen được cho là hài cốt dưới nền nhà theo lời cô Phú đi rồi, nhưng hiện tại bệnh tình của con gái ông vẫn không hề thuyên giảm. Hai vợ chồng ông đến bây giờ vẫn phải thay nhau luân phiên chăm sóc con gái tại bệnh viện Đà Nẵng.
Qua tìm hiểu về nhân thân của cô Phú, chúng tôi thật bất ngờ và không khỏi bất bình cho một người có trình độ, đã tốt nghiệp ngành Sư phạm lại có thể hoạt động mê tín dị đoan, đồng cốt gây hoang mang, ảnh hưởng đến dư luận như vậy.
“Cô” Phú tên thật là Nguyễn Thị Phú (49 tuổi) – giáo viên dạy sử Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi (đóng trên địa bàn xã Tam Dân). Cô Phú từng tốt nghiệp ngành sư phạm sử, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam – Đà Nẵng nay là Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ra trường “cô” Phú về dạy tại một trường đóng trên địa bàn xã Tam Lãnh (Phú Ninh, Quảng Nam).
Trong thời gian công tác giảng dạy tại Tam Lãnh, cô Phú đã có biểu hiện của một “thầy bói”. Cô Phú được người dân biết đến là “cô đồng” hơn là cô giáo.
Để xác minh lại sự việc, chúng tôi tìm đến hàng xóm của “cô” Phú, bà Ngô Thị Lài (56 tuổi), cho biết: “Cô Phú là giáo viên trường xã. Cô không có chồng con và sống một mình. Ngoài công việc của một giáo viên cô Phú còn làm thầy bói những lúc rảnh rỗi. Bởi vậy, ngôi nhà cô đang sống luôn có nhiều người hay lui tới, trong đó có nhiều người lạ từ địa phương khác tới”.

Thầy bói dụ thiếu nữ 'quan hệ' để... cắt tiền duyên

Chỉ vì tin người một cách mù quáng, chị Mến đã bị gã thầy bói lừa quan hệ tình dục rồi dọa tung ảnh sex để cưỡng đoạt tài sản.
Tiếp tục  tìm đến nơi “cô” Phú đang công tác tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi (thuộc xã Tam Dân). Vì đang có giờ lên lớp nên phóng viên không thể nào tiếp xúc được với “cô” Phú.
Ông Phan Ngọc Sáng – Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trước đây, khi tôi còn công tác tại phòng giáo dục huyện có nghe cô Phú có hành nghề thầy bói. Nhưng từ khi tôi về trường thì không nghe lại thông tin này.
Cô Phú là giáo viên dạy giỏi liên tục ba năm liền của trường, năm nào cũng được nhận khen thưởng lao động giỏi. Tuy nhiên, nếu phát hiện việc cô Phú là người phán “cốt người”, bảo gia chủ đào nền nhà lên để “chữa bệnh” thì chắc chắn nhà trường sẽ có biện pháp xử lý nghiêm để không gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành Giáo dục”.
Ông Phan Thanh Diễn - Trưởng thôn Kỳ Tân (xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) xác nhận: Việc “thầy” Bình và “cô” Phú được gia đình ông Thọ mời đến nhà tìm cốt người là có thật.
Trước đó, ông Thọ có con gái đang làm việc tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) thì bất ngờ bị đau đầu một tháng rưỡi nay, hiện đang nằm điều trị tại bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Tại đây, các bác sĩ xác định con gái ông bị bệnh liên quan tới não.
http://cstc.cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Su-that-ve-vu-hai-cot-bao-oan-hai-nguoi-337734/
Theo Hoài Thu/Cảnh sát toàn cầu

Sự thật chuyện "trâu điên tái kiếp" về làng báo oán ở Đồng Tháp


Thứ sáu, 02/01/2015 | 19:25 GMT+7
(ĐSPL) - Chuyện con trâu điên húc chết người cách đây gần 20 năm, giờ tái kiếp trở về làng tiếp tục hại người được người dân vô tư thêu dệt. Thậm chí, những lời đồn thổi, hư cấu nhiều điều kỳ bí khiến đời sống nhân dân bị xáo trộn và hoang mang lo sợ đến cực độ. Mỗi khi thấy trâu xuất hiện là người ta bỏ chạy thục mạng, nông dân thì đã bán hết trâu cày, rồi bỏ làng lánh nạn...
Trâu báo oán sau gần 20 năm?!
Liên tục những ngày qua, dư luận người dân khắp các tỉnh miền Tây truyền tai nhau thông tin: Trong khi mọi người đang tất bật với công việc và chuẩn bị đón Tết Dương lịch 2015 thì người dân cù lao Phú Thuận (xã Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) lại đua nhau bán trâu cày, hì hục dọn nhà, bỏ làng lánh nạn vì sợ “trâu điên tái kiếp” trở về báo thù. Từ tin đồn này, vào ngày 29/12, PV báo Đời sống và Pháp luật nhanh chóng có mặt tại địa phương để tìm hiểu.
Theo một số người sinh sống quanh khu vực bến phà Mười Đẩu (cù lao Phú Thuận) kể lại, ngày 7/12/1997, trong lúc đi làm đồng tại xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự) thì bất ngờ ông Phan Văn C. (SN 1937, ngụ cùng địa phương) bị một con trâu “hung tợn” húc thiệt mạng. Sau đó, lực lượng công an sở tại và dân quân tự vệ nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tổ chức sơ tán, đưa dân đến nơi an toàn. Đồng thời, con trâu điên cũng bị bắn hạ chết tại chỗ.
Cũng theo người dân, 17 năm qua cuộc sống người dân vẫn diễn ra hết sức rất bình thường, nhưng bất ngờ mới đây (ngày 7/12/2014) trên địa bàn ấp Phú Thuận A lại xảy ra trường hợp tương tự, nạn nhân là một người đàn ông ngoài 30 tuổi cũng bị một con trâu kéo húc chết. Đặc biệt điều kỳ lạ, ngày người đàn ông này thiệt mạng lại trùng hợp với ngày dân làng sơ tán nên tin đồn cũng phát sinh từ đây. Họ cho rằng “trâu điên tái kiếp” tiếp tục về làng hại người. Sự việc đã khiến cả xứ cù lao hoang mang đến tột độ, nông dân thì bán cả trâu cày rồi bỏ làng sơ tán vì sợ mất mạng.
Ghi nhận của PV, tại khu vực bến đò Mười Đẩu (cù lao Phú Thuận), nhiều người vẫn túm tụm bàn tán về tin đồn “trâu điên tái kiếp” hại dân. Một số người còn vô tư bình luận và đưa ra nhiều nhận định khác nhau rằng, có lẽ trâu trở nên hung tợn là do nông dân nuôi bao năm nay bán cho người ta làm thịt nên oan hồn chưa siêu thoát, quyết đầu thai lại trần gian báo oán, trả thù? Thậm chí, họ còn mê tín đồn thổi, sau cái chết 17 năm trước của ông C. thì chắc chắn “trâu tái kiếp” xảy ra, bởi ông C. là người hiền lành, bỗng chốc bị trâu húc chết oan.
Một công an viên xã Long Thuận, người từng chứng kiến vụ bắn hạ trâu điên cách đây 17 năm khẳng định với PV: “Đây chỉ là tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận, khiến đời sống của người dân bị đảo lộn”.

Sự thật chuyện "trâu điên tái kiếp" về làng báo oán ở Đồng Tháp - Ảnh 1

Nhiều hộ nuôi trâu trên địa bàn xác nhận đó là tin đồn nhảm.

Chỉ là tai nạn hi hữu
Nói về chuyện “trâu điên tái kiếp” về làng báo oán, bà Bùi Thị Lắm (SN 1967, quê xã An Bình A, huyện Hồng Ngự, là nông dân đang thu hoạch lúa tại cù lao Phú Thuận) bật cười cho biết: “Toàn là tin đồn thất thiệt, làm gì có chuyện trâu điên tái kiếp về làng hại người và càng không có chuyện nông dân bán trâu cày rồi bỏ làng lánh nạn. Tôi sinh sống tại đây nhiều năm, chưa từng phát hiện hay nghe ai nói chuyện trâu điên tái kiếp cả”. Dứt lời, bà Lắm chỉ tay về phía cánh đồng nói: “Ngoài kia, mọi người vẫn đang sử dụng sức trâu để vận chuyển lúa, có ai thấy trâu mà bỏ chạy đâu, toàn là lời đồn nhảm, thiếu cơ sở”.
Chị Trần Thị Kiều (SN 1983, ngụ ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận A) nhớ lại: “Từ nhiều ngày qua, tôi chưa nghe ai đồn thổi về chuyện “trâu điên tái kiếp” hại người ở xứ cù lao này. Nhưng trước đó, việc ông C. bị trâu húc chết thì tôi cũng được biết, do gia đình tôi là láng giềng của ông ấy. ông C. chết là do một tai nạn hi hữu”.
“Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngay lúc khâm liệm ông C. thì bỗng dưng con trâu bị chủ rượt đuổi chạy quanh quẩn nhà của nạn nhân nên mọi người cứ lầm tưởng rằng trâu điên nên phải nhờ lực lượng công an xã và đội dân quân bắn hạ con trâu chết tại chỗ”, chị Kiều kể.
Liên quan đến tin đồn thất thiệt này, ông Lê Thanh Tuấn, công an viên phụ trách ấp Phú Hòa A, xã Phú Thuận A xác nhận: “Vào khoảng 19h30 ngày 7/12/2014, anh Lê Văn Vũ P. (SN 1977, ngụ xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) điều khiển xe máy mang biển kiểm soát 52L9-8365 lưu thông trên con lộ giao thông nông thôn từ UBND xã Phú Thuận A về bến phà Mười Đẩu trong tình trạng say rượu, không làm chủ được tốc độ nên tự đâm vào phía sau của chiếc xe trâu kéo cùng chiều, anh P. thiệt mạng lúc 21h cùng ngày”.
Sự thật chuyện "trâu điên tái kiếp" về làng báo oán ở Đồng Tháp - Ảnh 2

Xe máy của nạn nhân P. bị hư hỏng do tự đâm vào xe trâu kéo dẫn đến tử vong.

“Được biết nạn nhân là người từ địa phương khác đến đây lập nghiệp. Nhưng cuộc sống khó khăn nên anh P. cùng vợ đi làm công nhân ở tận Bình Dương. Sau khi nạn nhân tử vong, phía chủ xe trâu kéo cũng hỗ trợ 4 triệu đồng tiền tang lễ. Còn thông tin dư luận đồn thổi “trâu tái kiếp” về báo thù là bịa đặt, không đúng sự thật. Cái chết của nạn nhân P. chỉ là tai nạn giao thông bình thường”, ông Tuấn khẳng định.
Ngay sau đó, PV tiếp tục di chuyển về ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A tìm hiểu thêm thông tin của một số hộ nông dân nuôi trâu. Đặng Bá Phúc (SN 1994, là một trong những nông dân nuôi trâu trên địa bàn) cho biết: “Nhà em nuôi trâu từ bao đời nay, những kinh nghiệm nuôi trâu, thuần trâu là do từ đời ông nội em truyền lại. Trâu được thuần rất hiền, nghe lời chủ, không có chuyện dân làng hễ thấy trâu là bỏ chạy như tin đồn. ở đây, có khoảng 30 hộ nông dân chăn nuôi trâu mà có bao giờ xảy chuyện gì đâu. Dân làng từng làm giàu từ việc chăn nuôi trâu nên không có chuyện dân làng bán trâu bỏ làng lánh nạn”.
PV cũng được một công an viên của xã Phú Thuận A đưa đến nhà vợ của nạn nhân P. để tìm hiểu thêm, tuy nhiên không có ai ở nhà. Nhà của vợ chồng nạn nhân P. hiện đã được chốt cửa cẩn thận. Một số hộ lân cận cho biết, sau khi chôn cất chồng bị tai nạn hi hữu, tự đâm vào xe trâu mà chết thì người vợ đã rời quê nhà đi Bình Dương tiếp tục cuộc sống mưu sinh.
Ngày 29/12, trao đổi với PV, ông Lê Hữu Nhàn, Phó trưởng Công an xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp khẳng định: “Nguyên nhân khiến nạn nhân Lê Văn Vũ P. (SN 1977, ngụ xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) tử vong không như tin đồn.
Sự thật chuyện
Ông Nhàn – Phó trưởng Công an xã Phú Thuận A đang trao đổi cùng PV.
Thật ra, anh P. thiệt mạng là do say rượu rồi điều khiển phương tiện tự đâm trực diện vào xe trâu kéo của một hộ dân trên địa bàn. Còn chuyện “trâu điên tái kiếp báo thù” chỉ là tin đồn nhảm, hoàn toàn không có cơ sở”.
Thanh Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét