Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 232

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chuyện ít biết về nữ điệp viên "nóng bỏng" nhất mọi thời đại

Dân trí Nữ điệp viên huyền thoại Mata Hari đã đi vào lịch sử thế giới không chỉ bởi vẻ đẹp quyến rũ, nóng bỏng, mà còn bởi bà bị nghi ngờ là điệp viên hai mang. Trong một thế kỷ kể từ khi Hari bị hành hình, nhiều câu chuyện về bà vẫn còn là một bí ẩn.



Từ một vũ nữ, bà Mata Hari đã trở thành một điệp viên. (Ảnh: Style)
Từ một vũ nữ, bà Mata Hari đã trở thành một điệp viên. (Ảnh: Style)
Vũ nữ trở thành điệp viên
Mata Hari là nghệ danh của vũ nữ Margaretha Geertruida Zelle Aka.Bà sinh năm 1876 tại Hà Lan trong một gia đình gồm 4 người con. Năm 18 tuổi, Mata Hari làm quen sau với một sĩ quan quân đội Hà Lan và quyết định đính hôn chỉ sau 6 ngày quen biết. Họ kết hôn vào năm 1895, nhưng cuộc hôn nhân này nhanh chóng đổ vỡ vào năm 1902.
Sau đổ vỡ hôn nhân, cuộc đời của Mata gắn liền với những chuyến đi nay đây mai đó.
Bà đến Paris hành nghề vũ nữ với nghệ danh Mata Hari và tự xưng là người gốc Ấn. Ngoài các điệu múa truyền thống phương Đông học được khi sống cùng chồng ở Indonesia, bà còn biểu diễn các màn múa thoát y. Tên tuổi của Mata cũng được nhiều người biết đến kể từ đó.
Cô không thiếu gì những người tình có quyền thế trong xã hội, các quý tộc, các sĩ quan quân đội, các chính khách cấp cao, những người giúp cô có được một cuộc sống xa hoa. Cùng với các mối quan hệ rộng rãi, việc lưu diễn ở nhiều nơi trên thế giới cũng giúp Mata sử dụng được nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều này nhanh chóng giúp Mata “lọt vào tầm ngắm” của giới tình báo.

Những màn múa thoát y của Mata được coi là vẫn mang đậm tính văn hóa thay vì dung tục. (Ảnh: Buzzfreed)
Những màn múa thoát y của Mata được coi là vẫn mang đậm tính văn hóa thay vì dung tục. (Ảnh: Buzzfreed)
Số phận bi thảm của điệp viên hai mang
Năm 1914, khi Thế chiến I nổ ra, bà tới Berlin (Đức) để lưu diễn. Tại đây bà đã nhận lời làm gián điệp cho Cục tình báo Đức với mật hiệu H21 với nhiệm vụ thu thập tin tức hoạt động của quân đội Pháp.
Tuy nhiên chính Elsa Shragmuyller người phụ trách trực tiếp H21 cho rằng toàn bộ những tin tức mà H.21 cung cấp không bao giờ được sử dụng cả vì chúng không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế, chính trị lẫn quân sự.
Một điều ngang trái là, vào tháng 8/1916, sau khi gặp gỡ Đại úy Ladou, sĩ quan của Cục Phản gián Pháp, bà lại nhận lời hợp tác với Cơ quan tình báo Pháp với nhiệm vụ đến Brussels để thu thập tin tức cho người Pháp.
Hành động hai mang của bà đã nhanh chóng bị phát hiện. Khi đang trên đường tới Bỉ làm nhiệm vụ, bà bị cảnh sát Anh bắt giữ và thẩm vấn. Sau khi thả Mata, cảnh sát Anh đã báo cho Pháp biết thân phận thực sự của bà.
Do đó, ngay khi trở về Paris, giới chức Pháp đã cho bắt giữ bà với cáo buộc điệp viên hai mang khiến khoảng 50.000 lính Pháp thiệt mạng.

Vẻ đẹp đài các của bà Mata (Ảnh: Kul News)
Vẻ đẹp đài các của bà Mata (Ảnh: Kul News)
Vào sáng ngày 15/10/1917, trước khi bị tử hình, bà Mata từ chối bịt mắt, trói tay, thay vào đó vẫn mỉm cười vẫy chào những người chứng kiến. Bà bị xử bắn sau đó bởi 12 thành viên đội tử hình của Pháp.
Cái chết của bà Mata đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Thậm chí 30 năm sau khi bà Mata bị tử hình, nhiều công tố viên thừa nhận rằng không có đủ bằng chứng để kết bà tội hai mang.
Câu chuyện về nữ vũ công trở thành một điệp viên đến nay vẫn thu hút sự tò mò. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao bà Mata đồng ý làm điệp viên cùng lúc cho cả Đức và Pháp mặc dù biết rằng sớm hay muộn “kim trong bọc cũng lòi ra”. Một số người cho rằng, tuy đã là điệp viên của Đức, nhưng từ lâu bà Mata vẫn mang trong mình mong muốn làm điệp viên cho quân đội Pháp.
Minh Phương
Tổng hợp

Vụ trao đổi điệp viên lớn nhất giữa Nga và Mỹ sau Chiến tranh Lạnh

Vụ trao đổi 10 điệp viên Nga lấy 4 điệp viên của Mỹ diễn ra hồi năm 2010 được cho là vụ trao đổi điệp viên lớn nhất giữa 2 nước kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Vụ việc càng thu hút sự chú ý của dư luận hơn với sự xuất hiện của nữ điệp viên tóc đỏ bốc lửa Anna Chapman.
Thông tin chấn động
Mùa hè năm 2010, thời tiết rất nóng nực. Ngược lại, như một quy luật bất thành văn, đây là thời điểm thường ít có sự kiện thú vị diễn ra. Vì thế nên thông tin hàng ngày trên báo chí khá tẻ nhạt, hầu như chỉ xoay quanh những vấn đề showbiz hay về tình hình ở Iraq, Afghanistan...
Bỗng nhiên, vào một ngày đẹp trời cuối tháng 6, không chỉ truyền thông Mỹ cả thế giới xôn xao trước thông tin giới chức Mỹ bóc gỡ một đường dây gián điệp quy mô lớn của Nga, bắt giữ 10 người. Đặc biệt, vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev kết thúc chuyến thăm Mỹ.
Thông tin bom tấn trên vì thế thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Theo ông Frank Figliuzzi – trợ lý giám đốc bộ phận phản gián của FBI – nhóm gián điệp của Mỹ bị bắt giữ khi đang tìm cách tiếp cận nhóm hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ. “Họ đã kết thân với một quan chức trong nội các. Họ muốn có được những thông tin nhạy cảm nhất liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ nhưng chúng tôi đã triệt phá được đường dây này trước khi tin mật rơi vào tay họ”, ông Figliuzzi cho hay.
Theo đại diện FBI, cơ quan này đã theo dõi đường dây gián điệp của Nga trong nhiều năm. Họ đã đặt các camera giám sát ở nhiều nơi, nhờ đó đã phát hiện được nhóm này thường giấu thư từ dưới những cây cầu; bí mật trao đổi thông tin, tiền bạc… bằng cách đào hố chôn trong rừng và đặc biệt là dùng những chiếc máy tính xách tay có cấu hình đặc biệt để truyền tin cho nhau.
Phía Mỹ cho biết thêm rằng đường dây gián điệp của Nga có thể đã hình thành từ cuối những năm 1990. Tất cả các thành viên trong đó đều nói thông thạo tiếng Anh, nhiều người từng học ở Mỹ trong nhiều năm. 2 người trong số này thậm chí đã kết hôn với nhau, sinh con đẻ cái tại và trà trộn vào tầng lớp trung lưu của Mỹ để tiện bề tìm cách giao du, kết thân với các quan chức cấp cao của Mỹ.
Một số người đã đánh cắp danh tính của những người Mỹ đã qua đời, khiến việc phát giác trở nên khó khăn hơn. “Chúng tôi đã phải xử lý đường dây gián điệp người Nga phức tạp nhất”, ông Figliuzzi cho hay.
Tuy nhiên, chỉ ít lâu vụ bắt giữ chấn động, ngày 8/7/2010, 10 điệp viên của Nga được phía Mỹ trao đổi để lấy 4 điệp viên Mỹ đang bị phía Nga giam giữ. Đây được cho là vụ trao đổi điệp viên lớn nhất giữa Nga và Mỹ kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Về phía Nga, giới chức Nga sau đó cho biết đường dây gián điệp của họ bị phát giác là do tên Alexander Poteyev – phó giám đốc của bộ phận “S” trong cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, là người giám sát các điệp viên chìm của Nga tại Mỹ - đã phản bội đất nước, tiết lộ danh tính của các điệp viên Nga cho Mỹ.

Anna Chapman (Ảnh: NY Daily News)
Anna Chapman (Ảnh: NY Daily News)
Nữ điệp viên quyến rũ
Trong số những điệp viên bị giới chức Mỹ bắt lần đó, người ta đặc biệt chú ý tới một nữ điệp viên có tên Anna Chapman bởi vẻ ngoài xinh đẹp và đầy quyến rũ của cô ta. Anna Chapman có tên khai sinh là Anya Kushchenko. Cô ta sinh năm 1982 ở Volgograd, Nga trong một gia đình được cho là có truyền thống làm gián điệp vì cha của cô ta - ông Vasily Kushchenko, một nhà ngoại giao kỳ cựu - cũng đã hoạt động gián điệp ở nhiều nước trong thời gian đi sứ.
Tuy nhiên, khác với cha, Chapman không đi theo ngành ngoại giao mà theo học về kinh tế. Trong thời gian học ở trường Đại học Moscow, cô ta tình cờ gặp một doanh nhân người Anh tên Alex Chapman và bén duyên với ông này. Sau khi kết hôn vào năm 2002, Chapman cùng chồng luân phiên sinh sống ở cả Anh và Nga. Tuy nhiên, đến năm 2006, cặp đôi này ly hôn. Chapman sau đó về lại Nga sống một thời gian rồi sang Mỹ sinh sống.
Sau khi tới Mỹ, Chapman lập một công ty bất động sản và tích cực mở rộng các mối quan hệ. Ban ngày, cô ta tới công ty hoặc gặp khách hàng còn buổi tối thì thường xuyên xuất hiện ở những nhà hàng hay câu lạc bộ đêm nổi tiếng nhất thành phố New York.
Theo tài liệu do tòa án Mỹ cung cấp, những hoạt động này chính là vỏ bọc để Chapman che giấu công việc gián điệp của mình. Nhiệm vụ của cô ta và 9 thành viên còn lại trong đường dây đã bị bắt là xây dựng mối quan hệ với các nhân vật trong giới hoạch định chính sách của Mỹ để tìm hiểu thông tin rồi gửi về Nga.
Tuy nhiên, tòa án ở Mỹ không tiết lộ cho đến khi bị bắt giữ, Chapman đã thu thập được những thông tin tình báo gì. Chỉ biết rằng, cô ta bị bắt giữ ít lâu sau khi gặp một điệp viên FBI giả danh một quan chức Nga. Một số người quen biết với Chapman miêu tả cô ta là người ngọt ngào, một số khác cho biết cô ta rất lả lơi. Còn người mẫu Dennis Hirdt từng qua lại với Chapman trong một thời gian thì nói rằng Chapman chính là “chuyên gia trong việc lợi dụng tính nữ” để đạt được mục đích của mình.
Ông Figliuzzi ở FBI cũng cho rằng Chapman không chỉ là một người phụ nữ quyến rũ chết người mà còn là một sỹ quan tình báo được đào tạo bài bản của Nga. Theo nhận xét của giới chức Mỹ, không chỉ giỏi dùng thân xác để quyến rũ con mồi hòng moi tin, Chapman còn là một người có hiểu biết sâu rộng về công nghệ và đặc biệt rất có năng lực gián điệp nhờ vào việc vừa giỏi ngoại ngữ, vừa có thể thích nghi và hòa nhập nhanh chóng vào xã hội khác.
Cuộc sống hào nhoáng sau sự cố
Sau khi bị phía Mỹ bắt và trục xuất về nước, trong khi nhiều điệp viên khác lựa chọn cách sống kín đáo thì Anna Chapman lại ngược lại. Sau khi trở về và được chào đón như một nữ anh hùng, với vẻ ngoài xinh đẹp và quyến rũ, cô ta xuất hiện với tần suất chóng mặt trên truyền thông Nga, tham gia các show truyền hình, làm người mẫu…
Chapman được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp mặt và hứa hẹn sẽ giúp có được công việc tốt. Sau đó, cô ta trở thành làm cố vấn cho Chủ tịch ngân hàng Fondservisbank, rồi lại được bầu vào hội đồng nhóm thanh niên trong đảng của ông Putin. Có thời kỳ, cô ta còn định ra tranh cử vào Quốc hội Nga nhưng sau đó rút lại ý định này.
Năm 2013, Chapman thêm một lần gây dư luận khi cầu hôn cựu nhân viên của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden. Tuy nhiên, đến năm 2015, cô ta sinh con trai nhưng không ai biết cha là ai. Giữa năm 2016, cái tên Anna Chapman lại xuất hiện nhiều trở lại trong các bản tin về việc kẻ phản bội Poteyev qua đời tại Mỹ.
Trước đó, vào năm 2010, sau khi Chapman và những đồng nghiệp bị phát giác, Poteyev đã nhanh chân bỏ trốn tới Mỹ. Năm 2011, ông ta đã bị Tòa án quân sự Nga kết án vắng mặt 25 năm tù giam vì tội phạm phản quốc và bị xem là một trong những kẻ phản bội tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Trong phiên tòa đó, Chapman cũng xuất hiện với tư cách nhân chứng và khẳng định Poteyev chính là kẻ phản bội.
Mặc dù vậy nhưng truyền thông Nga dẫn lời một quan chức tình báo nước này khi đó cũng đã đặt ra giả thuyết thông tin về cái chết của Poteyev đã được phía Mỹ giả mạo nhằm bảo vệ nhân chứng. Hiện nay, Chapman có một talk show riêng cùng một chuỗi cửa hàng thời trang mang tên cô ta...
Theo Minh Ngọc
Pháp luật Việt Nam

Hé lộ cuộc đời “lá mặt lá trái” của điệp viên bí ẩn trên đất Mỹ

Sinh ra ở Đông Đức nhưng Jack Barsky đã bỏ lại mẹ, em trai và vợ con để trở thành một điệp viên cho KGB tại Mỹ. Ở đây, ông ta xây dựng một gia đình thứ 2 và tìm mọi cách để biện hộ cho cuộc sống 2 mặt của mình cho đến khi bị phát giác.



Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thông điệp bất ngờ
Một sáng mùa đông lạnh giá tháng 12/1988, nhà phân tích máy tính Jack Barsky lên tàu tới văn phòng ở đại lộ Madison thuộc quận Manhattan, New York, Mỹ như thường lệ.
Vừa lên tàu, Barsky đã nhận ra một chấm sơn đỏ ở thanh kim loại trên tàu. Thanh sắt đó là thứ mà Barsky ngày nào cũng quan sát đầu tiên mỗi khi bước lên tàu mỗi sáng bởi chấm đỏ đó chính là cảnh báo tính mạng của ông đang bị đe dọa.
Ngay sau khi nhận được tín hiệu, Barsky lập tức tới điểm hẹn và nhận được yêu cầu phải nhanh chóng vượt biên sang Canada, liên lạc với lãnh sự quán Liên Xô ở Toronto để nhận được hướng dẫn về cách trở về Đông Đức.
Nếu thực hiện đến bước đó, ông ta sẽ không còn là Jack Barsky nữa mà sẽ trở lại là Albrecht Dittrich, một nhà hóa học đồng thời là một điệp viên của KGB đang có người vợ và một cậu con trai 7 tuổi chờ đợi ở Đông Đức.
Thông báo bất ngờ khiến Barsky vô cùng hoang mang. Hàng loạt câu hỏi nhảy múa trong đầu: Sao ông ta có thể bỏ cô con gái Chelsea vừa tròn 1 tuổi để bỏ trốn? Nhưng nếu ở lại Mỹ, làm sao ông ta có thể tránh được sự truy đuổi của cả KGB và tình báo Mỹ?
Từ cử nhân thành điệp viên
Jack Barsky ở đây có tên thật là Albrecht Dittrich, sinh năm 1949 ở Đông Đức. Vốn thông minh từ nhỏ nên Dittrich dễ dàng thi đỗ ngành hóa học của trường Đại học Jena. Bước ngoặt trong cuộc đời ông diễn ra khi ông đang học năm 4. Khi đó, vào một buổi tối, một người đàn ông đã gõ cửa phòng ký túc xá của ông và đưa ra đề nghị tới làm việc tại một nhà máy sản xuất ống kính. Trước lời mời đầy hấp dẫn, Dittrich đồng ý tới một nhà hàng. Tại đây, người lạ mặt tiết lộ là nhân viên của cơ quan tình báo Đông Đức Stasi và đề nghị hợp tác.
Sau một hồi suy nghĩ, với bản tính thích khám phá, Dittrich đồng ý. Kể từ đó cho đến khi tốt nghiệp và theo học lên thạc sỹ, Dittrich được nhân viên của Stasi đào tạo thường xuyên. Đến một ngày, ông ta được đưa đến gặp một nhân viên cấp cao của KGB. Người này nói rõ Liên Xô chỉ cần những điệp viên mà bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng làm việc cho họ. Sau 24 giờ suy nghĩ, Dittrich gật đầu.
Tháng 2/1973, Dittrich nói với mẹ sẽ tới Berlin tham gia khóa học về ngoại giao nhưng thực chất là để tham gia huấn luyện với KGB. 2 năm sau, ở tuổi 26, Dittrich lần đầu đặt chân tới Moscow. Tại đây, sau khi 2 người phụ nữ tiến hành đánh giá, ông ta được thông báo sẽ trở thành một phần của chương trình điệp viên bất hợp pháp của KGB ở Mỹ. Sau đó, Dittrich trải qua 2 năm đào tạo thêm tại Moscow.
Tháng 6/1978, khi việc đào tạo gần hoàn tất, các điệp viên Liên Xô phát hiện tấm bia mộ của một cậu bé đã tử vong tại Maryland vào năm 10 tuổi tên Jack Barsky và đã tìm mọi cách để lấy được giấy khai sinh của cậu bé.
Song song với đó, tại Moscow, Dittrich và người quản lý của ông ta bắt đầu tạo hồ sơ cho Barsky, từ tên các trường từng học tới địa chỉ nhà riêng và cả một bà mẹ người Đức để lý giải cho chút giọng Đức còn lại của ông ta. Khi hồ sơ hoàn tất, Dittrich – lúc này đã mang tên Barsky – chính thức được điều tới Mỹ với nhiệm vụ thiết lập liên lạc với những nhà hoạch định chính sách của Mỹ, đặc biệt là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter - Zbigniew Brzezinski.
Theo kế hoạch được vạch ra, Barsky lên tàu tới Serbia rồi tới Italia và Áo. Tại Áo, ông ta nhận được một tấm hộ chiếu Canada với tên William Dyson. Với tấm hộ chiếu này, ông ta tiếp tục mua vé tới Tây Ban Nha trước khi tới Mexico, Canada và cuối cùng là Mỹ. Barsky về sau kể rằng thời khắc ông ta đặt chân tới Chicago ngày 8/10/1978 là “60 phút căng thẳng nhất trong cuộc đời ông ta”.
May mắn là nhân viên hải quan sau khi xem xét đã đồng ý đóng dấu cho ông ta nhập cảnh Mỹ. Hành trang tới Mỹ của ông ta lúc bấy giờ có 7.000 USD tiền mặt và một chiếc máy thu phát sóng cấp cao.

Jack Barsky
Jack Barsky
2 nhân cách trong một con người
Từ Chicago, Barsky chuyển tới New York. Với giấy khai sinh mới, ông ta làm được thẻ thư viện và cả bằng lái xe. Tuy nhiên, con đường để tiếp cận những nhà hoạch định chính sách cấp cao của Mỹ của ông ta trở nên vô cùng xa vời vì trong khi Dittrich có bằng kỹ sư thì Barsky lại không có bằng cấp gì nên buộc phải nhận công việc giao hàng bằng xe đạp!
Trong hoàn cảnh như vậy, hầu hết những công việc mà Barsky được KGB giao phó chỉ là những công việc tầm thường, như kiểm tra địa chỉ của một điệp viên đã đào tẩu sang Mỹ hay cung cấp tiểu sử những người mà ông ta nhận thấy có thể tuyển mộ. Nhiệm vụ quan trọng nhất mà ông ta thực hiện lúc bấy giờ có lẽ là thăm dò thái độ của người Mỹ về cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan.
Chính vì nhận thấy sẽ khó có thể tiến triển hơn trong công việc nếu không có được công việc và vị trí tốt hơn nên Barsky quyết định thi vào trường đại học Baruch ở New York. Với bằng cấp mới này, năm 1984, ông ta được nhận vào làm nhân viên lập trình máy tính tại công ty bảo hiểm Metlife. Lúc này, với khả năng tin học đáng kể, ông ta đã thành công trong việc sao chép mật mã lập trình của một số công nghệ mới của Mỹ để chuyển về cho Liên Xô.
Cùng thời gian, mỗi 2 năm, Barsky vẫn về Đông Đức thăm người thân bằng giấy tờ giả. Trong chuyến đi đầu tiên diễn ra vào năm 1980, ông ta kết hôn với người bạn gái lâu năm Gerlinde. 9 tháng sau, từ Mỹ, ông ta nhận được tin vợ đã sinh con trai.
Tuy nhiên, tại Mỹ, vì cảm thấy buồn chán nên Barsky đã hẹn hò với một tiếp viên hàng không người Guyana tên Penelope. Barsky cần tình cảm còn Penelope phải kết hôn để ở lại Mỹ nên 2 người đã nhanh chóng tiến hành hôn lễ.
Cũng kể từ đây, Barsky bắt đầu cuộc sống 2 mặt – một là nhân viên lập trình máy tính người Mỹ Jack Barsky và một là công dân Đức Albrecht Dittrich. Barsky về sau cho biết, 2 danh tính khác nhau được ông ta sắp xếp hoàn hảo ở các vị tửi thư về cho KGB, nói rằng ông ta đã bị lây nhiễm HIV và phải ở lại vì chỉ Mỹ mới có cách điều trị. Barsky cũng khẳng định sẽ không phản bội Liên Xô. Phải nói thêm rằng người Liên Xô lúc bấy giờ rất sợ HIV. Thêm vào đó, những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra tại Liên Xô lúc bấy giờ khiến lãnh đạo KGB cũng có nhiều việc phải lo nên họ đã bỏ qua Barsky, giúp ông ta có thể yên ổn ở lại.
Bất ngờ là, năm 1991, điệp viên KGB Vasili Mitrokin đã đào tẩu và đem tới đại sứ quán Anh ở Riga những tài liệu mật mà ông ta đã ghi chép được trong thời gian làm việc tại KGB, trong đó có tên của những điệp viên bất hợp pháp của Liên Xô ở Mỹ. Từ danh sách này, FBI đã phát hiện Barsky và tiến hành do thám nhà ông ta để tìm bằng chứng buộc tội.
Trong suốt 3 năm điều tra, FBI đã theo dõi toàn bộ hành tung của Barsky và gia đình của ông ta, thậm chí còn thuê nhà ở cạnh nhà Barsky để theo dõi nhưng không thu được bằng chứng nào.
Cuối cùng, nhờ việc nghe lén nhà của Barsky, FBI thu được lời Barsky thú nhận làm điệp viên cho Liên Xô với vợ khi 2 người cãi nhau gay gắt nên quyết định giăng lưới vây bắt. Barsky bị bắt vào năm 1994 nhưng nhờ thành khẩn khai báo và việc được xác định đã không còn hoạt động cho KGB, năm 2009, Barsky cuối cùng được cấp thẻ xanh. Đến năm 2014, ông ta được công nhận là công dân Mỹ mang tên Jack Barsky – cái tên giả của đứa trẻ chết từ năm 10 tuổi mà ông ta bấy lâu sử dụng. Hiện, ông vẫn đang sinh sống ở bang Georgia với người vợ thứ 3.
Theo Hoàng Nam
Pháp luật Việt Nam

Siêu điệp viên thành công nhất nước Anh

3 giờ sáng ngày 10/5/2003, tại Dublin, thủ đô CH Ireland, 3 chiếc xe hơi mang biển số cơ quan có đặc quyền giao thông lặng lẽ dừng trước một biệt thự sang trọng; những chủ nhân của biệt thự này vội vàng lách qua cổng chui vào các xe rồi cả đoàn xe nhanh chóng biến vào màn đêm...

4 tiếng sau, các báo ra buổi sáng đưa một tin chấn động: “Một trong những người lãnh đạo cao nhất của Quân đội CH Ireland là gián điệp của Anh”.
Vụ giải cứu chấn động
Ít lâu sau, một quan chức Bộ Quốc phòng Anh đề nghị giấu tên xác nhận: “Trước khi bị lộ, siêu điệp viên của cơ quan tình báo mang tên “Stakeknife” cài cắm vào tổ chức Quân đội CH Ireland (Irish Republican Army - IRA) đã được cơ quan an ninh giải cứu đưa về Anh thành công, hiện đã an toàn ở một địa điểm bí mật”.
Một quan chức tình báo cao cấp tiết lộ thêm: Để bảo đảm cho siêu điệp viên “Stakeknife” rời Dublin an toàn, các cơ quan MI5, MI6, Cục An ninh nội địa và Scotland Yard (Sở Cảnh sát thủ đô) đã huy động hơn 60 nhân viên tinh nhuệ nhất xâm nhập Ireland, dùng phương thức “chạy tiếp sức” lần lượt thay đổi 12 chiếc xe, đón thành công siêu điệp viên cùng những người thân trong gia đình rồi vượt biên giới quay về Anh, đến London tuyệt đối an toàn.
Mấy ngày sau, tin tức về một trong số những người lãnh đạo cao nhất của IRA là siêu điệp viên “Stakeknife” nằm vùng suốt 25 năm qua gây chấn động thế giới bởi trong lịch sử chưa bao giờ có chuyện người lãnh đạo một quốc gia lại là gián điệp của quốc gia đối địch.

Báo chí Anh viết về vụ Freddie Scappaticci
Báo chí Anh viết về vụ Freddie Scappaticci
Ngược dòng lịch sử
Giữa Ireland và Anh có hố ngăn cách rất sâu. Từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 20, Ireland luôn nằm dưới sự thống trị thực dân của Anh. Năm 1919, ở Ireland bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập, 26 quận miền Nam đã tuyên bố độc lập, 6 quận miền Bắc vẫn thuộc ách thống trị của Anh và trở thành Bắc Ireland ngày nay. IRA thành lập năm 1919 trên cơ sở “Quân khởi nghĩa Ireland”, tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại quân đội Anh chiếm đóng.
Sau một thời gian dài dùng vũ lực, IRA bị nhiều quốc gia coi là tổ chức khủng bố. Năm 1973 sau khi CH Ireland tuyên bố độc lập ở miền Nam, IRA mặc dù trụ sở chính đặt ở Dublin nhưng tuyên bố tiếp tục cuộc đấu tranh để giành thống nhất Bắc Nam, thực hiện các hoạt động bạo lực không những ở Bắc Ireland mà cả các quận, thành phố của Anh.
Điệp viên dưới vỏ bọc trùm an ninh IRA
Cả Anh và Ireland đều có điệp viên cài cắm trên lãnh thổ đối phương để thu thập các tin tức tình báo. “Stakeknife” chính là quân cờ quan trọng mà tình báo Anh cài cắm được vào IRA. “Stakeknife” tên thật là Freddie Scappaticci, sinh năm 1946 tại Belfast, là người Ireland, con của một gia đình người Italia di cư, gia nhập IRA năm 1978, trở thành một chiến binh chiến đấu chống lại Anh. Trong một dịp không được tiết lộ, Scappaticci được cơ quan tình báo Anh tuyển mộ. Scappaticci có được vị trí vững chắc trong IRA, cơ quan tình báo Anh thường xuyên cung cấp cho ông ta những tin tình báo về phía họ để lập được công. Được sự hỗ trợ, tạo điều kiện như thế, Scappaticci thăng tiến và nhanh chóng đứng đầu ISU – cơ quan an ninh của Bộ tư lệnh miền Bắc, IRA. Chức vụ này cho phép Scappaticci nắm giữ trong tay những bí mật quân sự quan trọng của Ireland, không những có quyền tuyển chọn người gia nhập quân đội, mà còn có quyền thẩm định các điệp viên của IRA cài cắm trong các cơ quan chính quyền Anh.

Báo Anh đưa tin IRA đánh bom xe chở học sinh
Báo Anh đưa tin IRA đánh bom xe chở học sinh
Để củng cố địa vị của mình, tránh bị nghi ngờ, Scappaticci với tư cách chỉ huy an ninh của IRA, không thể chỉ biết cung cấp tin cho tình báo Anh mà còn yêu cầu phía Anh cung cấp trở lại một số tin tình báo chính xác. Để bảo vệ và duy trì Scappaticci, chính phủ Anh và cơ quan tình báo nước này đã dành cho ông ta một đặc quyền chưa từng có: Có thể giết hại binh sĩ quân đội, cảnh sát và dân thường Anh. Ví dụ năm 1981, thị trấn nhỏ Auma bị IRA đánh bom khủng bố khiến 29 người bị chết, hàng trăm người bị thương. Sau khi xảy ra vụ việc, chính phủ Anh giải thích các cơ quan chức năng không hề biết trước nhưng sự thật thì không những chính phủ biết trước kế hoạch khủng bố của IRA mà còn biết chính xác vị trí quả bom; nhưng vì để cho Scappaticci lập công, họ đã cố ý không áp dụng bất cứ biện pháp phòng ngừa nào. Theo thống kê sơ bộ, để che giấu thân phận nhằm tiếp tục hoạt động, Scappaticci đã lần lượt tiến hành hơn 40 vụ mưu sát và ám sát, nhiều binh lính, cảnh sát và dân thường Anh đã bị chết dưới họng súng của ông ta.
Từ 1978 đến 2003, Scappaticci ẩn mình trong IRA tới 25 năm, trở thành điệp viên thành công nhất trong lịch sử tình báo Anh. Ông ta đã thông báo cho Anh rất nhiều tin tình báo quan trọng, làm thất bại nhiều âm mưu khủng bố của IRA, hàng trăm phần tử khủng bố IRA bị ngã gục trước họng súng của lực lượng an ninh Anh. Sau mỗi vụ âm mưu khủng bố bị thất bại, Scappaticci lại kịp thời “thanh lọc nội bộ”, bắt nhốt những phần tử IRA có liên quan, dùng nhục hình tra tấn bức cung, cưỡng ép họ ký tên vào văn bản nhận tội rồi mang đi hành quyết…
Vốn phối hợp chặt chẽ, tung hứng nhịp nhàng, Scappaticci có thể tiếp tục phục vụ chính phủ Anh lâu hơn nữa, nhưng sự sai sót, bất cẩn đã khiến Scappaticci bị bộc lộ thân phận thật. Số là, trong IRA còn có một điệp viên Anh khác tên là Kevin Fulton được cài cắm và thường xuyên cung cấp tin về. Khi tuyển mộ Fulton, chính phủ Anh đã hứa: Nếu thân phận bị bại lộ, chính phủ sẽ cấp nhà ở, xe hơi, hộ chiếu và bố trí việc và trợ cấp một khoản tiền đủ để sống cả đời. Đầu năm 2003, IRA bắt đầu nghi ngờ Fulton. Hoảng sợ trước những dấu hiệu bị theo dõi, Fulton chạy sang London nhưng...chính phủ Anh đã “được chim bỏ ná, được cá quên nơm”, không thực hiện lời hứa khi trước. Tức giận, Fulton đã nói cho các nhà báo biết câu chuyện về thân phận thật của mình và Freddie Scappaticci, dẫn đến việc các cơ quan tình báo Anh vội vã hành động mạo hiểm giải cứu Scappaticci và người thân như nói ở phần đầu. Tuy chiến dịch thắng lợi, Scappaticci và những người thân đều được cứu sống nhưng mạng lưới gián điệp Anh ở Ireland, trong Quân đội CH Ireland và cả danh tiếng của giới tình báo Anh đều bị giáng đòn chí mạng.

Một vụ đánh bom khủng bố của IRA ở London
Một vụ đánh bom khủng bố của IRA ở London
Hậu quả nặng nề
Trước hết là chính phủ Anh bị thiệt hại nặng. Mặc dù chính phủ London lấy lý do “an ninh quốc gia” và “lợi ích chính phủ”định hóa giải sự kiện này nhưng cơ quan công tố không bỏ qua, sẽ điều tra việc Scappaticci để bảo vệ bản thân đã phạm tội giết hại các binh lính, cảnh sát và dân thường Anh; điều tra vai trò của các cơ quan tình báo và quan chức chính phủ trong những sự kiện này.
Mạng lưới gián điệp Anh cài cắm trên đất Ireland và trong Quân đội CH Ireland cũng bị hủy hoại. Một quan chức tình báo Anh thừa nhận: “Đây là đòn hủy diệt đối với cơ quan tình báo Anh…Các điệp viên cài cắm trong nội bộ IRA và CH Ireland tới tấp bỏ chạy về Anh vì những điều mà Futon nói với báo chí có thể khiến tính mạng họ gặp nguy hiểm. Ảnh hưởng mặt phản diện của Scappaticci gây ra còn lớn hơn. Dân chúng Anh đương nhiên phẫn nộ trước việc cơ quan tình báo để bảo vệ cho điệp viên không bị lộ không tiếc hi sinh binh lính, cảnh sát và dân thường. Cơ quan tình báo khó có thể giải thích sao để cho họ hiểu vấn đề”.
Thứ ba là tiến trình hòa bình ở Bắc Ireland bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi sự kiện này bị bộc lộ, ông G.Adams - quan chức lãnh đạo Sinn Fein - một đảng chính trị của CH Ireland đối tác đàm phán với chính phủ Anh về một giải pháp hòa bình cho Bắc Ireland – rất tức giận: “Thì ra, nhiều vụ khủng bố ở Anh và khu vực Bắc Ireland thực chất đều là sản phẩm tuyên truyền của chính phủ Anh. Gián điệp của họ gây ra các vụ đổ máu rồi sau đó đổ tội cho chúng tôi”.

Một số thành viên tổ chức vũ trang IRA
Một số thành viên tổ chức vũ trang IRA
Sau vụ này, tiến trình hòa bình giữa hai phe Thiên chúa giáo và Tin Lành đã bị chững lại, mãi đến tháng 4/2017 mới được khởi động trở lại…
Theo Thu Thủy
Pháp luật Việt Nam

Số phận hai điệp viên Triều Tiên bị cáo buộc ăn trộm bí mật tên lửa Liên Xô

Dân trí Hai điệp viên Triều Tiên từng bị cơ quan an ninh Ukraine phát hiện đánh cắp các bí mật tên lửa Liên Xô 6 năm trước hiện đang cải tạo trong một nhà tù Ukraine. Họ đều tỏ ra không mấy mặn mà về việc sắp được hồi hương.


Điệp viên Triều Tiên Ri Tae-gil (Ảnh: NYT)
Điệp viên Triều Tiên Ri Tae-gil (Ảnh: NYT)
Hành trình rơi vào vòng lao lý
Tháng 7/2011, hai điệp viên Triều Tiên trong vỏ bọc thành viên phái đoàn thương mại của nước này ở Belarus đã đột nhập vào một nhà kho cũ ở thành phố Dnipro của Ukraine và nghĩ rằng họ đang chụp lại được một báo cáo khoa học bí mật về công nghệ tên lửa Liên Xô.
Nhưng đó chỉ là một cái bẫy mà cơ quan an ninh Ukraine đã tạo ra nhằm ngăn chặn việc bí mật tên lửa bị đánh cắp. Hai nghi phạm Ri Tae-gil, 56 tuổi, và Ryu Song-chol, 46 tuổi, bị bắt và bị phạt tù 8 năm. Họ đang ngồi tù ở Ukraine vì tội gián điệp. Ri bị giam ở nhà tù số 8 ở Zhytomy, ở chung phòng với 8 tù nhân Ukraine, 4 người trong số đó đang thụ án tù chung thân.
Hình ảnh được cắt ra từ đoạn băng ghi hình gián điệp Triều Tiên đang chụp ảnh tài liệu (Ảnh: CNN/Youtube)
Hình ảnh được cắt ra từ đoạn băng ghi hình gián điệp Triều Tiên đang chụp ảnh tài liệu (Ảnh: CNN/Youtube)
Đoạn video được CNN công bố gần đây cho thấy cảnh 2 điệp viên bị bắt quả tang tại trận có thể cho thấy tham vọng của Bình Nhưỡng muốn đẩy nhanh tiến độ chương trình tên lửa tầm trung và tầm xa của nước này bằng việc “học hỏi” công nghệ của nước ngoài.
Ri và Ryu bị bắt bị bắt chỉ vài ngày trước khi nhà cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tuyên bố trong chuyến công du tới Nga rằng Bình Nhưỡng đang cân nhắc việc dừng sản xuất tên lửa và thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Việc đó sau này đã không trở thành hiện thực, khi chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã phát triển nhanh chóng kể từ đó.
Dù biết tiếng Nga, ngôn ngữ phổ biến tại Triều Tiên, nhưng các bạn tù cho biết ông Ri là người khá kiệm lời. Nhưng ông xem nhiều TV, nhất là những tin tức về những tiến bộ của chương trình hạt nhân Triều Tiên. Khi được hỏi về cảm nhận về chương trình tên lửa nước mình, ông Ri từ chối trả lời.
Nhưng dường như sợ mọi người hiểu lầm về Triều Tiên, ông Ri cho biết Bình Nhưỡng đã phát triển chương trình tên lửa trong vòng 20 năm nay và họ có những kỹ sư xuất sắc.
Thứ trưởng Tư pháp Ukraine Denys Chernyshov mô tả Ri và Ryu "được đào tạo rất tốt và là những điệp viên thực thụ”. Ông cho biết trong suốt 6 năm ngồi tù, hai điệp viên Triều Tiên không hề nhận hay gửi thư cho gia đình hay bạn bè.
Nghi vấn xung quanh chương trình hạt nhân Triều Tiên
Sau chuỗi thử liên tiếp tên lửa tầm trung Musudan nhưng thất bại, Bình Nhưỡng năm ngoái đạt được thành công ngoài mong đợi. Bắt đầu từ tháng 9/2016, tên lửa thử nghiệm của Triều Tiên không những có thể hoạt động mà thậm chí có thể bay xa hơn dự kiến. Vào tháng 7 năm nay, Triều Tiên thậm chí đã phóng tên lửa có khả năng bay tới Mỹ.
Để tìm lời giải thích hợp lý cho thành công bí ẩn của Bình Nhưỡng, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cho rằng nguyên nhân xuất phát từ Ukraine, cụ thể là nhà máy tên lửa Yuzhmash và phòng thiết kế Yuzhnoye ở Dnipro, nơi Ri và Ryu bị bắt.
Ukraine đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên, tung ra bằng chứng về việc bắt 2 điệp viên trên để chứng minh rằng Ukraine đã quyết tâm trong việc ngăn chặn Triều Tiên đánh cắp bí mật tên lửa. Có một sự thật là, những tên lửa Liên Xô đã gần như lỗi thời vẫn sở hữu công nghệ tiên tiến hơn bất cứ tên lửa nào Bình Nhưỡng từng chế tạo.
Cơ quan tình báo nội địa Ukraine cho biết họ đã theo dõi những âm mưu ăn trộm công nghệ trong nhiều năm qua. Ngoài gài bẫy và bắt giữ 2 điệp viên Triều Tiên, họ còn trục xuất 2 nhà ngoại giao Triều Tiên bị cáo buộc lấy trộm bí mật của Ukraine.
Tương lai bất định
Phòng giam ông Ri Tae-gil (Ảnh: NYT)
Phòng giam ông Ri Tae-gil (Ảnh: NYT)
Dự kiến tháng 9 năm 2018, ông Ri và Ryu sẽ mãn hạn tù. Tuy nhiên, họ không tỏ ra mặn mà với việc quay trở lại, dường như tỏ rõ nỗi lo lắng về số phận của chính mình và gia đình đang ở Bình Nhưỡng. Giới chức Ukraine tin rằng rất có thể họ sẽ xin tị nạn chính trị ở Ukraine hoặc một quốc gia nào đó, dù hiện tại họ vẫn chưa lên tiếng.
Ông Ryu, người bị giữ trong một cơ sở cải tạo bên cạnh nhà tù của ông Ri ở Zhytomyr, đã tỏ rõ thái độ không mong muốn được phỏng vấn. Ông che mặt, cố gắng chạy và hét lớn: “Tôi không có gì để nói. Tránh xa tôi ra. Tôi muốn sống yên ổn”.
Ông Ri, ngược lại, có thái độ cởi mở hơn ông Ryu. Ông chỉ trả lời một số câu hỏi cơ bản và từ chối trả lời hầu hết các câu hỏi khác. Phó giám đốc nhà tù Anatoli Gabitov mô tả: “Ông Ri là một tù nhân có hành vi tốt, không bao giờ gây rắc rối. Tôi mong tất cả tù nhân đều giống như ông ấy”.
Đức Hoàng
Theo New York Times

Điệp viên trác táng nổi tiếng với biệt danh "3 bánh"

Dusan Popov được cho là nguyên mẫu của điệp viên huyền thoại James Bond. Ngoài đời thật, anh ta cũng khét tiếng đào hoa, trác táng, được đặt cho mật danh “3 bánh” vì sở thích quan hệ tình dục với 2 phụ nữ cùng lúc.



Dusan Popov
Dusan Popov
Vụ tai nạn đáng chú ý
Ngày 18/3/1941, một vụ tai nạn xe hơi đã xảy ra trên con phố đông đúc ở Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ. Những vụ tai nạn như vậy xảy ra như cơm bữa nên cảnh sát thường không quá quan tâm. Tuy nhiên, vụ tai nạn lần này thì lại khác. Trong khi nạn nhân vẫn đang nằm bất động trên mặt đất thì một chiếc xe thứ 2 đã lao tới, cán qua người anh ta. Ngày hôm sau, người đàn ông đã qua đời tại một bệnh viện ở New York.
Trong đồ đạc của anh ta sau đó, cảnh sát phát hiện cuốn hộ chiếu Tây Ban Nha có tên Don Julio Lopez Lido. Từ cuốn hộ chiếu, cảnh sát Mỹ phát hiện người đàn ông đã lưu trú ở Khách sạn Taft. Khi lục soát phòng của anh ta, họ bị sốc khi phát hiện nhiều tài liệu mật, trong đó có một báo cáo về hệ thống phòng thủ của quân đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii và căn cứ không quân Hickam Field ở gần đó.
Ngay lập tức, các thông tin này được chuyển cho FBI. Kết quả là, sau một cuộc điều tra thấu đáo, FBI phát hiện Don Julio Lopez Lido trên thực tế chính là Ulrich von der Osten – một thành viên cấp cao trong cơ quan tình báo Đức Abwehr. Anh ta được điều tới Mỹ để lập một đường dây tình báo ở Mỹ. Có điều, ở thời điểm đó, FBI không ngờ được rằng cái chết của Ulrich von der Osten sẽ đưa đến một vụ gián điệp khác có liên quan tới cả Anh, Đức và Mỹ.
Popov là ai?
Nhân vật trung tâm của đường dây tình báo quốc tế này là Dusko Popov, sinh năm 1912 trong một gia đình giàu có người Ba Tư. Khi còn trẻ, anh ta từng theo học tiến sỹ luật ở trường Đại học Freiburg của Đức nhưng sau đó đã bị đuổi học và bị trục xuất khỏi Đức vì nói xấu Đế chế Đệ Tam. Thế nhưng, điều trớ trêu là, khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ, Popov lại được một người bạn thân người Đức tên Johann Jebsen tuyển mộ vào làm việc cho Abwehr.
Nhiệm vụ đầu tiên mà anh ta được Abwehr giao là tới Pháp để tìm hiểu về bất cứ lãnh đạo chính trị nào có thể giúp ích được cho Đức Quốc xã. Tại đây, ban đầu, Popov thực hiện đúng nhiệm vụ được đề ra, đều đặn gửi thông tin về cho Abwehr.
Nhưng, về sau, anh ta bắt đầu cảm thấy bất mãn với cách thức Hitler sử dụng nhằm khuất phục châu Âu cũng như cách nhà độc tài này đối xử với những nhân vật bất đồng chính kiến trong nước Đức. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối cùng, Popov quyết định sẽ phục vụ cho người Anh, trở thành một điệp viên 2 mang.
Sau một cuộc làm việc kéo dài, Pospov đã thuyết phục được MI-5 về động cơ xin gia nhập hàng ngũ điệp viên của tổ chức này và đã được tuyển mộ. Tại MI-5, Pospov được đặt cho bí danh “3 bánh” dựa trên tình tiết anh ta thường quan hệ tình dục với 2 người phụ nữ một lúc. Người Anh đã vạch ra một kế hoạch hoàn hảo để Popov có thể dễ dàng qua mặt được Đức Quốc xã trong khi vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Cụ thể, phía Đức muốn Popov thăm dò về tình trạng của ngành công nghiệp vũ khí của Anh, về những loại thiết bị quân sự mà Anh đang sản xuất cũng như sức mạnh cụ thể của không quân Anh. Những yêu cầu này đều được Popov chuyển cho người Anh để họ soạn những thông tin thoạt nghe có vẻ hợp lý nhưng đều là giả mạo để Popov gửi lại cho Berlin.
Sau cái chết của Ulrich van der Osten tại New York vào năm 1941, Abwehr quyết định điều Popov tới Mỹ để lấp chỗ trống quan trọng này. Trong bối cảnh đó, tình báo Anh quyết định cho Mỹ “mượn” Popov vì nghĩ anh ta có thể giúp loại bỏ những điệp viên Đức đang hoạt động ở Mỹ. Đầu tháng 8/1941, Popov rời Anh để tới Mỹ cùng với 58.000 USD được Abwehr cấp cho để thành lập mạng lưới điệp viên ở New York.
Ngay sau khi đặt chân tới New York, Popov đã liên lạc với FBI để hẹn gặp nhưng phải 5 ngày sau cơ quan này mới cử người tới làm việc với anh ta. Người này là điệp viên James Foxworth – người phụ trách FBI ở New York. Tại cuộc gặp gỡ, Popov đã trao cho FBI danh sách những thông tin mà tình báo Đức giao cho anh ta thu thập theo đề nghị của nước đồng minh Nhật Bản.

Dusan Popov
Dusan Popov
Đáng chú ý, người Nhật tỏ ra đặc biệt quan tâm tới các thông tin về hệ thống phòng thủ của Mỹ ở căn cứ hải quân tại Trân Châu Cảng ở Hawaii, bao gồm vị trí chính xác các đường băng ở Hickam, Wheeler và Kaneohe, bản phác thảo Trân Châu Cảng, độ sâu của nước trong cảng, số lượng và vị trí của hệ thống chống ngư lôi.
Nếu FBI để ý, lẽ ra họ đã có thể nhận thấy những thông tin mà Popov được giao tìm kiếm cũng chính là những thông tin mà họ đã phát hiện trong phòng của Ulrich van der Osten 5 tháng trước đó. Dựa trên những thông tin này và một số thông tin khác có được, Popov cho rằng người Nhật đang muốn tấn công Trân Châu Cảng.
Tuy nhiên, Giám đốc J. Edgar Hoover lại không tin tưởng Popov và cho rằng anh ta vẫn làm việc cho người Đức. Không những thế, ông ta còn đặc biệt không thích có lối sống “tay chơi”, hám gái, thường xuyên dính dáng đến những vụ ngoại tình và tiêu tiền như phá của Popov.
Chính vì thành kiến như vậy nên khi được Popov cảnh báo về khả năng quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng 4 tháng trước khi vụ việc thực sự diễn ra, thay vì báo cáo với cấp trên hoặc Tổng thống Franklin Roosevelt, Hoover đã bỏ qua những nghi vấn về âm mưu Trân Châu Cảng khi làm báo cáo gửi Nhà Trắng. Các tài liệu của tình báo Anh được giải mật sau này cho biết, sau khi vụ Trân Châu Cảng xảy ra, Hoover cũng đã tìm nhiều cách để che giấu việc này với cấp trên.
Về phía Popov, tháng 11/1941, anh ta được Abwehr điều tới Rio de Janeiro, Brazil với nhiệm vụ thiết lập đường dây liên lạc giữa Rio và Lisbon, đồng thời thu thập các thông tin về các vũ khí chiến tranh, điểm đến của các đoàn xe của quân đồng minh… Ngày 7/12/1941, khi quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Popov đang ở Rio. Một tuần sau đó, anh ta trở về Mỹ và đã rất tức giận khi biết người Mỹ đã không để ý một cách thấu đáo cảnh báo của mình.
Nguyên mẫu James Bond
Nói về Popov, ngoài trận Trân Châu Cảng còn có một tình tiết đáng chú ý khác: nhiều nguồn tin khẳng định người này chính là nguyên mẫu điệp viên huyền thoại James Bond của Ian Fleming. Là một người đàn ông thông minh, nhạy bén, Popov có thể nói thành thạo tiếng Đức, Anh, Pháp và Italia. Không những thế, anh ta còn có khả năng thích nghi cao, có thể sống ở bất cứ nơi nào tại châu Âu hay Mỹ, là điển hình của một tay chơi quốc tế.
Ở mỗi thành phố được cử đến, Popov đều có 2 đến 3 cô bạn gái. Popov cũng hút thuốc và uống rượu nhiều, thường xuyên góp mặt ở những nhà hàng, tụ điểm ăn chơi như James Bond trong những cuốn truyện của Fleming. Vẻ bề ngoài của James Bond trong truyện cũng được đánh giá là rất giống với Popov.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa nhà văn Fleming với Popov cũng chính là bối cảnh về sau được ông phát triển thành cuốn Sòng bạc Hoàng gia. Cuộc gặp gỡ đó diễn ra vào năm 1941, khi Popov và Fleming đều đang ở Lisbon và thường xuyên có mặt tại Sòng bạc Estoril. Một buổi tối nọ, Popov đến sòng bạc và tình cờ gặp một con bạc tên Bloch – một nhà buôn người Do Thái giàu có. Chướng mắt vì thái độ kênh kiệu của Bloch, Popov đã quyết định hạ bệ ông ta.
Sau khi Bloch tuyên bố không hạn chế số tiền đặt cược trong buổi tối hôm đó, Popov từ tốn rôi ra 50.000 USD mà anh ta được đưa cho để thiết lập mạng lưới tình báo và để lên bàn. Số tiền này có giá trị tương đương 1,4 triệu USD hiện nay. Cả người chơi lẫn người xem đã được một phen phải “há hốc mồm” vì ngạc nhiên bởi số tiền đó lớn gấp hơn 10 lần số tiền mà hầu hết mọi người khi đó kiếm được trong 10 năm. Ngay lập tức, cả sòng bạc yên lặng như tờ.
Bloch không thể ngờ được tình huống như vậy nên cũng xanh mặt. Sòng bạc cũng từ chối cho ông ta vay 50.000 USD nên ông ta buộc phải rời đi trong bẽ bàng. Khung cảnh đầy căng thẳng và kịch tính đó về sau trở thành bối cảnh cho tiểu thuyết đã được dựng thành phim của Fleming.
Theo Minh Ngọc
Pháp luật Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét