Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 55

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thức khuya dậy sớm với nghề đặt lú mưu sinh ở giồng riềng kiên giang 
  
Ra đồng nhậu kiểu nhà quê này vừa ngon mà lại vui vô quán chi cho tốn tiền
Đem theo mấy lon bia ra ruộng thăm vài cái lú kiếm cá nướng nhậu kiểu nông dân miền tây cực kỳ ngon luôn 
16/01/2017 -

Suy tư, nghiên cứu

2012
Đám tiệc phải nhậu, vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu. Nhậu nhẹt đã trở thành một “phong trào” rầm rộ ở miền Tây Nam bộ! Và phía sau các trận nhậu là những hệ lụy đắng lòng.


Nhậu “trên từng cây số”

Mới hừng đông sáng mà Tư T. cùng 2 “chiến hữu” Tám B., Chín S. ở ấp An Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã chiếm cứ khoảng sân trước cổng một khu vườn vắng chủ để bày trận nhậu, 3 người ngồi 3 góc giống như…3 ông Táo. Khoảng 7 giờ, người qua đường nghe T. lè nhè bảo mấy “chiến hữu”: “Tụi bây ăn đi, nhậu là phải ăn mồi, tụi bây nhậu không ăn thì đau bao tử chết, rồi tao nhậu với ai ?”. Nghe Tư T. nói vậy, tôi tò mò bước sang nhìn vào mâm nhậu xem mấy ông “đệ tử lưu linh” uống rượu với món gì. Trời ạ! Trên mâm nhậu bày sơ sài bằng tấm lá chuối tươi trải dưới đất, chỉ có 2 trái me, 1 trái xoài xanh đã bị cắn lam nham, nhúm muối trắng và chai rượu đế 1 lít đã vơi gần hết, vậy mà Tư T. một mực ép “chiến hữu” phải ăn vì sợ…đau bao tử. Anh Ba Đực, một người dân ở đây, nói: “Ngày nào tụi nó cũng nhậu từ sáng sớm, đến 8 giờ là giải tán, đường ai nấy đi. Anh khuyên can, nhắc nhở hoài mà tụi nó đâu có nghe, cứ nhậu miết như vậy, không còn sức lực để làm việc gì phụ giúp gia đình. Mà không biết vô công rỗi nghề như tụi nó thì lấy đâu ra tiền để ngày ngày mua rượu uống”.
…không đám tiệc, không có việc gì cũng bày mâm lai rai.
Ngược xuôi nhiều năm ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, tôi đã chứng kiến (và nhiều lúc phải tham gia) những trận nhậu kỳ cục. Tôi có anh bạn công tác tại một cơ quan cấp tỉnh ở Tiền Giang. Lần đó, không biết bị sếp mắng chuyện gì mà anh ta một mình ra quán nhậu bình dân gần cơ quan kêu 2 trứng vịt lộn cùng 2 xị rượu đế. Uống rượu một mình để giải sầu, nhưng anh bạn tôi vẫn làm “đúng bài bản” như có người đối ẩm: tợp xong nửa ly rượu là anh ta để qua phía đối diện trống không, nói “tới mày đó”, lát sau lại lấy ly về uống hết. Uống hơn 1 xị rượu, bất ngờ những người trong quán nghe anh ta lớn tiếng chửi thề, rồi nói: “Mới uống xong, sao bây giờ tới vòng nữa? Uống rượu đừng có ăn gian chớ”. Hóa ra, anh ta quên là đang nhậu một mình, cứ tưởng bị bạn nhậu ăn gian, nên la lối um sùm, khiến cả quán cười nghiêng ngửa. Từ đó anh bạn tôi chết danh “nhậu một mình cũng ăn gian”. Lần khác, trong chuyến công tác ở Vĩnh Long, tôi gặp lại mấy người bạn chí cốt. Anh em tay bắt mặt mừng và mấy ông “thổ địa” buộc tôi phải cùng họ làm một trận “không say không về”. Trận nhậu bắt đầu từ 10 giờ sáng, chán quán này thì dời quân qua quán khác nhậu tiếp, bia- rượu chảy như suối. Ở quán nhậu cuối cùng, khi các em phục vụ ra nói: “Mấy anh ơi, mấy anh làm ơn ra về để tụi em đóng cửa quán nghỉ ngơi” thì tôi nhìn đồng hồ thấy đã hơn 3 giờ sáng hôm sau. Ngủ chưa tròn giấc, mới 8 giờ sáng thì mấy anh bạn lại đến đập cửa phòng khách sạn ầm ầm, gọi đi ăn sáng. Tôi mắt nhắm mắt mở, sật sừ lên xe đi theo bạn, chẳng ngờ họ lại đưa tôi đến đúng quán nhậu vừa ra về lúc hơn 3 giờ sáng. Chưa kịp trở tay, mấy em phục vụ đã tíu tít bày ra 1 bàn nhậu mới, cười tủm tỉm, nói: “Trời ơi, biết nhậu sớm như vầy thì hồi đêm tụi em đã nói mấy anh ở lại quán nhậu luôn tới sáng cho rồi”. Hậu quả của trận nhậu này khiến tôi phải cáo bệnh, xin cơ quan cho nghỉ 1 ngày để dưỡng sức. Nhưng chuyện tôi ngán nhất là đi công tác xuống các xã vùng sâu, vùng xa. Thật tình mà nói, anh em cán bộ địa phương và bà con nông dân rất hiếu khách, nhưng có một quy định “bất thành văn” là không nhậu không thể lấy thông tin. Có những vị chủ tịch xã, những bác nông dân còn nói thẳng: “Không uống vài ly thì đừng hòng nói gì cho viết báo”, vậy là buộc phải lai rai, nhiều khi lấy đủ thông tin để viết báo thì đã say quắc cần câu.

Những hậu quả đau lòng từ nhậu

Trở lại chuyện Tư T., hôm đầu tháng 3 về quê tôi nghe anh Ba Đực thông báo: “Thằng Tư T. mới chết rồi, chết vì ung thư gan giai đoạn cuối. Hai chiến hữu của nó là Tám B., Chín S. thì vẫn uống rượu đều đều, nhưng chắc không còn lâu”. Nhưng ra đi thanh thản như Tư T. cũng còn may, bởi lâu nay ở miền Tây có hàng ngàn chuyện bi thảm phía sau những cuộc nhậu. Cuối tháng 2/2016, anh Nguyễn Ngọc Th. ngụ xã Long Hưng (huyện Châu Thành, Tiền Giang) đi hát karaoke với bạn thì bị 2 tên côn đồ có rượu trong người đâm chết chỉ vì anh Th. nói chuyện với bạn lớn tiếng, làm những kẻ giết người thấy ngứa mắt. Cuối tháng 1/2016, Dương Triệu Hiếu (ngụ xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang) mới 33 tuổi nhưng nổi tiếng mê nhậu hơn lo làm ăn, trong cơn say đã dùng cây rượt đánh con gái ruột 8 tuổi đến gãy tay, bất chấp sự can ngăn của xóm giềng. Trước đó, ở phường 2 TP Tân An (Long An) tên Thái Văn An (SN 1989) sau khi nhậu say về nhà thì thấy cha ruột là Thái Văn Hùng đang nhậu ở nhà hàng xóm. Cho rằng cha ruột và hàng xóm “khi dễ” không mời hắn nhậu chung, tên An vào nhà xách lưỡi lê qua tiệc nhậu đâm trọng thương cha mình và 1 người khác. Khi lực lượng công an đến hiện trường, tên này liên tục mắng chửi và chống cự khiến lực lượng làm nhiệm vụ phải áp dụng biện pháp mạnh mới bắt được hắn. Cũng trong tháng 2/2016, ở xã Lương Hòa (huyện Bến Lức, Long An) 2 bạn nhậu chí cốt là ông Nguyễn Văn Đ. và Huỳnh Văn D. đã tử vong ngay trên bàn nhậu sau khi cả 2 tổ chức thi uống rượu tay đôi từ sáng đến xế chiều. Gần đây, vào ngày 4/3/2016 ông Nguyễn Văn Hai (SN 1967, ngụ xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ, Long An) được đưa vào bệnh viện Long An cấp cứu vì suy nhược cơ thể do uống rượu triền miên lâu ngày. Các bác sĩ xác định ông Hai có biểu hiện loạn thần do nghiện rượu, nhưng chưa kịp chuyển sang điều trị chuyên khoa thì chiều ngày 9/3 ông này đã nhảy từ lầu 5 xuống đất tự tử. Rất may là khi rơi xuống đất, ông Hai vướng vào phần mái tôn ở lầu 2 nên chỉ bị thương phần xương chậu, nếu rơi thẳng xuống nền xi măng thì không biết ra sao nữa?

Ở miền Tây Nam bộ, lâu nay nhậu nhẹt đã trở thành một “phong trào”. Vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu, không tính tiệc nhậu đám giỗ, đám cưới, đám tân gia, đám sinh nhật... kể cả đám tang. Bây giờ từ thành thị đến thôn quê đi tới đâu cũng thấy quán nhậu mọc lên như nấm sau mưa. Chỉ tính riêng tại một thành phố nhỏ như Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), thống kê của ngành thuế cho thấy có gần 700 quán nhậu lớn nhỏ và dịch vụ ăn nhậu chiếm một phần khá lớn trong thu nộp ngân sách. Vậy thì khắp 13 tỉnh thành ở ĐBSCL có bao nhiêu quán nhậu, có bao nhiêu người ngày ngày uống rượu và bao nhiêu ngàn lít rượu, lít bia được tiêu thụ mỗi ngày, hầu như chưa thể có con số thống kê chính xác. Chỉ biết rằng, tiền bạc, thời gian đổ vào các quán nhậu là không nhỏ và chưa có địa phương nào tìm được giải pháp khả thi để ngăn chặn chuyện nhậu nhẹt triền miên, cho dù nhiều nơi đã ra chỉ thị cấm cán bộ, viên chức nhậu nhẹt trong giờ hành chính. Một chuyện rất đáng lưu ý là hiện nay nhậu nhẹt không còn là đặc quyền của đàn ông mà các chị, các bà đã xuất hiện ngày càng nhiều tại các quán nhậu. Họ cũng hò hét “1,2,3… dzô trăm phần trăm” rồi cụng ly rôm rốp không thua kém cánh đàn ông, cũng say xỉn nói năng chửi thề lè nhè, ói mửa ầm ầm không khác gì những “đệ tử lưu linh” chính hiệu. Phải chăng, đó là mặt trái của vấn đề bình đẳng giới?.

PHẠM ANH (Tạp chí Nông thôn Việt)

Bợm nhậu miền Tây

0
Dân miền Tây Nam Bộ được biết đến với tính tình khẳng khái, thật thà và chơi thì “tới bến”. Và cái chuyện chơi ấy thể hiện rõ trong việc... nhậu, với không ít thanh niên đang ngâm đời vào những cơn say. >> Nhậu ở vùng đất gió Lào
Thị trấn... đông quán
Sáng sớm, quán nhậu B.T nằm gần con đường ra biển ở thị trấn Sông Đốc (H.Trần Văn Thời, Cà Mau) vừa đóng cửa trước đó không bao lâu thì đã có người đến gõ cửa. Chủ quán gương mặt bơ phờ thiếu ngủ, gắng nở nụ cười đón khách. Một người nói: “Quán còn gì nhắm không? Chưa đi chợ thì cứ đem bia với vài con khô cũng được”. Trong tích tắc, trên bàn nhậu đã sóng sánh bia với dĩa mực nướng thơm phức. Trong nhóm thanh niên nam nữ kéo nhau “chào buổi sáng” tại quán nhậu này, có người giọng còn nhằn nhựa trong hơi men. Vừa ngồi vào bàn, họ liền “khai vị” bằng cuộc tranh luận đang dở dang của... chầu nhậu trước, vừa kết thúc chưa lâu. Thế là lại rôm rả, bia chảy ào ào, ly lại cụng bốp chát... quên đi tháng ngày, giờ giấc.
Cứ thế, không bao lâu, những bàn khác tại quán B.T lại có người đến ngồi đầy. Quan sát khách khởi đầu cho ngày mới tại quán nhậu này, thấy phần lớn là những người trẻ. Một cán bộ tại thị trấn Sông Đốc nói, dân ở đây “chịu nhậu” nên dù cái thị trấn chỉ trên 33 ngàn dân, đã có gần... 200 quán nhậu lớn nhỏ phục vụ cho nhiều đối tượng. Mật độ quán dày như thế, nhưng đâu có quán nào ế khách. Nhất là những ngày ghe vô, ngư dân nhiều thì đi tới đâu cũng gặp nhậu, từ trong nhà ra cả ngoài đường, toàn thanh niên cả. “Bởi vậy nên người ta gọi đây là thị trấn đông quán”, vị này bình luận.
Khách nhậu “máu” nhất là những người trẻ. “Mà nhậu xong rồi về ngủ thì đâu ai nói gì, đằng này lại thường xuyên gây gổ, đánh nhau”, một người dân ngán ngẩm. Sông Đốc là một trong những địa phương tình hình xã hội phức tạp nhất trong tỉnh Cà Mau. Và không ít những vụ gây gổ, đánh nhau xuất phát từ những cuộc nhậu.

Phân tích "Hiện trạng đói nghèo ở ĐBSCL" - do Chương trình hỗ trợ phát triển của Úc tài trợ - đánh giá: thói quen nhậu nhẹt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo, thất nghiệp ở ĐBSCL. Theo đó, so với hộ có quê gốc miền Bắc hoặc miền Trung thì người dân gốc Nam Bộ có mức chi tiêu cho ăn nhậu, đám tiệc... lãng phí hơn.

“Đứt bóng” giữa đường
Trưa nắng. Một thanh niên bước xiêu vẹo trên con đường quốc lộ thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Được một đoạn, anh ta không thể đi tiếp, thế là nằm khuỵu xuống đám cỏ bên đường. Khách qua đường có người tốt bụng rề xe lại hô gọi chở đi cấp cứu. Bất kể đám đông vây quanh, người này vẫn nhắm nghiền mắt, miệng lẩm bẩm. Thấy vậy, vài người dân ở gần đó chạy ra, một người nói: “Nó không sao đâu. Hủ hèm đó, đừng lo!”. Nghe thế, có người đến “thu gọn” thân hình mềm nhũng vào sát trong lề để tránh rủi ro tai nạn xe cộ qua lại. Đám đông giải tán, để lại “con ma men” hồn nhiên đánh giấc bên đường. Nhiều người ngán ngẩm: “Mới bây lớn mà tệ hết chỗ nói!”.
Dọc theo các trục đường ở miền Tây, không hiếm hình ảnh những sòng nhậu được gầy lên ngay trên dạ cầu, vỉa hè... Không ít những bợm nhậu đánh chén xả láng đến không thấy đường về, đành “phơi thân” nơi lề đường. Đã có không ít những chuyện đáng tiếc xảy ra với những thanh niên sớm “làm bạn lưu linh” này. Ở miền Tây, thỉnh thoảng lại nghe ở đây đó có người yểu mệnh, với cơ man những nguyên do: ngộ độc do rượu dỏm, xỉn nên bị té sông té nước, tai nạn giao thông... 
Không nhậu là... thiếu hòa đồng (!)
Việc lãnh đạo một số tỉnh ở ĐBSCL  như Bến Tre, Cà Mau... ban hành lệnh cấm công chức uống rượu, bia trong giờ hành chính (trừ những trường hợp đặc biệt) một thời gian gây xôn xao cho những công chức có thói quen... nhậu. Có người nói đó là chuyện “khó xử”, bởi “văn hóa nhậu” đã thấm vào thói quen của nhiều người. Có 1.001 trường hợp đặc biệt để nhậu: lâu ngày không gặp - nhậu; bàn công chuyện - nhậu; buồn - nhậu; vui - nhậu; được khen thưởng - nhậu; bị kỷ luật - nhậu; trúng tôm - nhậu; thu hoạch cá - nhậu; bán lúa - nhậu... Đến mức một công chức trong ngành giáo dục tại một huyện vùng xa thừa nhận: Cái dở của anh là... không biết nhậu với đồng nghiệp. Có lẽ vì thế nên trong đợt họp kiểm điểm cuối năm, anh bị đánh giá là... chưa hòa đồng với tập thể.
Trở lại lệnh cấm công chức nhậu trong giờ hành chính tại tỉnh Cà Mau, một người lên diễn đàn trong website của UBND tỉnh bình luận: “Chỉ thị 17 của tỉnh ủy ban hành có nhiều anh em cán bộ công chức rất mừng vì có thể hạn chế nhậu nhẹt. Nhưng gần đây vẫn có nhiều công chức ngồi nhậu trong giờ hành chính. Nhiều anh nếu mặc đồng phục thì thay đồ, còn nếu mặc đồ thường thì bỏ áo ngoài quần cho giống với... bợm nhậu. Kiểu này chắc phải tổ chức kiểm tra, bắt quả tang mới được”. Nói thế, nhưng cũng chưa có một công chức nào bị kỷ luật vì bị bắt gặp quả tang đang nhậu cả.
Lạm dụng rượu bia gây tổn thương não
Theo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế (Bộ Y tế), 4,4% người dân VN phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của các cuộc nhậu. Kèm theo đó, việc lạm dụng bia, rượu cũng gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Nhậu nhẹt là nguyên nhân của 60% số vụ bạo lực gia đình, của 10% số vụ tai nạn giao thông làm hơn 12.000 người tử vong mỗi năm. Tỷ lệ người có sử dụng rượu, bia chiếm 33,5% và 1/3 số người sử dụng bia, rượu đã bắt đầu uống trước tuổi 20. Lạm dụng rượu, bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Ước tính phí tổn do lạm dụng rượu, bia (bao gồm cả việc dung nạp và giải quyết hậu quả do rượu bia gây ra) chiếm từ 2-8% GDP của nhiều quốc gia. Đáng lo ngại là việc sử dụng nhiều rượu, bia của giới trẻ sẽ gây tổn thương phát triển của não, có nguy cơ phụ thuộc vào rượu bia sau này.
D.L
* Việc nhậu nhẹt ảnh hưởng đến giống nòi và phát sinh bệnh tật đã đành, nó còn gián tiếp gây ra những bạo lực gia đình. Cần lắm những quy định khắt khe về việc mở quán nhậu. Chẳng hạn cách xa khu dân cư, nhà thờ, nhà chùa, bệnh viện, trường học, trung tâm giáo dục. Thêm vào đó nên giới hạn việc uống rượu, bia của người dân. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước láng giềng như: Thái Lan, Singapore hay thậm chí Campuchia. (vieto...@yahoo.com)

* Hoan hô Báo Thanh Niên đã đăng loạt bài về tệ nhậu trong giới trẻ. Biết bao cảnh khổ sở vì nhậu quá đà. Rượu, bia không có tội, cái có tội là người ta lạm dụng nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống. Tôi là người uống rượu, bia, thế nhưng mức độ uống rất chừng mực. Có những người rất kỳ cục ép nhau uống “không say không về” dẫn đến nhiều tệ nạn sau đó… Tôi nghĩ, mọi người cần phải hạn chế rượu, bia để không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn đảm bảo hạnh phúc gia đình và sự bình yên của xã hội. (
teni...@yahoo.com)
Tiến Trình
  
Nhậu dân dã kiểu nông dân miền tây
Sẽ không gì thú vị khi về miền Tây mà không xắn quần lội mương, tát nước bắt cá, và lai rai vài ly rượu đế . Đây được xem là một nét văn hóa sông nước đặc trưng mà hiếm nơi nào có được. 

Nhậu miền Tây lan man ký

Chủ Nhật, 03/11/2013 13:32 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - (Ghi chép lan man về chuyện ăn nhậu giải trí thời nay ở một ấp thuộc xã Mỹ Đức Tây, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Xong một ngày làm mướn (tức làm thuê, nói theo kiểu miền Tây) cánh thợ hồ “quất” vài ba xị với mồi màng đơn giản, bữa nào chủ nhà hay chủ thầu hứng lên rủ nhậu thì có bia bọt cá tôm gà bò. Nhìn chung, có ba loại cáp độ (chữ dùng ở Mỹ Đức Tây) nhậu trong tuần, cáp loại 1 bia mồi hoành tráng do chủ nhà đãi, cáp loại 2 yếu hơn một chút thường vào cuối tuần do chủ thầu đãi, và cáp loại 3 do anh em thợ hùn vô. Vậy là đủ loay hoay suốt tuần rồi, cần gì nghĩ đến chuyện ca nhạc, phim ảnh, thậm chí vợ con, bồ bịch có khi cũng quên luôn.
Thợ mộc, thợ sắt, thợ điện, thợ nước, thợ đụng (mỗi thứ đều biết sơ sơ) thường không nhiều lắm, tính chung mỗi xã chỉ độ vài mươi người, do đặc thù công việc nên thường phải liên minh với thợ hồ, nên nhóm này thường xuyên giải trí bằng cách cụng ly với cánh thợ hồ.


Niềm vui giản dị, trong trẻo ở miền Tây. Bức ảnh được giải Ảnh đẹp trong ngày của tác giả Buddy Phương, chương trình Photo Tour - Theo dấu Người tình 2013, tại Sa Đéc.
Tiêu biểu cho giới thợ thuyền (giai cấp công nhân) trong một xã làng quê bất kỳ ở miền Tây Nam Bộ ngày nay, sau thợ hồ, hình như phải kể đến anh em bốc vác, bởi chỉ có hai nhóm thợ này mang tính chuyên nghiệp, thực hiện đúng tiêu chí đổi sức lấy tiền. Cánh bốc vác gắn đời với chợ trái cây, với nhà máy xay lúa hoặc chợ gạo, với các cửa hàng phân bón thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng. Đa số anh em bốc vác giải trí bằng thú vui ăn nhậu, do đặc thù công việc phải lệ thuộc con nước, chuyến xe nên thường chỉ cáp độ nội bộ, không quy mô và không chuộng giao thiệp rộng.
Nửa chủ nửa thợ như mấy anh sửa xe, sửa máy thường ít dám rời nơi mần ăn, chiều chiều gió thổi mà có vẻ thưa khách thì nhâm nhi với thợ phụ, với nhà cạnh bên. Nhà cạnh bên có khi là anh chủ tiệm tạp hóa, anh thú y sĩ, anh thợ hớt tóc hoặc mấy anh xe ôm mượn điểm chờ khách… Cũng cần nói riêng một chút về cánh xe ôm, đây là lực lượng đặc biệt rầm rộ hùng hậu, “tham gia giao thông” suốt ngày, hừng hực tiến lên theo đà bê tông hóa các con đường quê lớn nhỏ, góp phần đưa đặc trưng “sông nước miền Tây” vào quá khứ. Độ nhậu dây mơ rễ má dạng này vừa mang tính liên ngành, lại đậm tính tình thương mến thương, tứ hải giai huynh đệ…
Cách nay 20 năm, trong ấp có 5 điểm với hơn 20 bàn bi-da, mỗi tối đông nghẹt, nay còn có 1 điểm với 3 bàn mà vắng hoe. Thì ra thanh niên mới lớn bây giờ rất lười vận động tay chân, tập trung chọn giải pháp nhậu nhẹt, chơi game và hát karaoke có vẻ “giải trí hơn”.
Tại cuộc thi Giọng hát Việt nhí mùa đầu, “chị Bảy” Phương Mỹ Chi đã làm dậy sóng từ Nam tới Bắc bằng những giai điệu âm nhạc ngọt ngào, mùi mẫn quen thuộc của đất phương Nam. Nhưng hình ảnh lãng mạn của vùng sông nước miền Tây với điệu lý, câu vọng cổ văng vẳng bên sông vẻ như chỉ còn… trên các sân khấu lớn ở TP.HCM hay Hà Nội. Một thực tế nơi “cánh đồng bất tận” giàu có về vật chất nhưng đang khô kiệt về văn hóa rất đáng để suy nghĩ.
Phụ nữ ngoài chợ trong vườn mỗi chiều mỗi tối đắm đuối với những mối tình tay ba tay bốn nhì nhằng, lã chã nước mắt, với oán thù éo le lả lướt của Lý Hữu Tuệ - Kim Đại Phong… trong Đời sống chợ đêm, trong Tay trong tay với Mỹ Mỹ, Thi Thi, Hàn Văn, Chí Viễn… mãi ba năm mà phim vẫn chưa thấy triệu chứng kết thúc. Nói gì thì nói, các nhà làm phim Đài Loan vẫn xứng đáng được coi là cao thủ chế món giải trí xuyên thời gian. Thiếu họ, thiếu phim Hàn Quốc… thì chắc phụ nữ miền Tây chẳng biết đi đâu chơi, nếu không muốn theo cánh đàn ông karaoke hay ăn nhậu.
Nhà văn hóa xã Mỹ Đức Tây khang trang bề thế, đầu tư hơn tỷ đồng, khánh thành ba năm trước, cạnh bên là nhà thi đấu cầu lông cũng với số tiền đầu tư gần tỷ đồng, hoạt động gần một năm nay. Nhìn bề ngoài, đúng là một xã có văn hóa. Hai cái nhà này rất an nhàn thảnh thơi, mỗi ngày chỉ làm việc độ một giờ đồng hồ. Nhà văn hóa mở cửa từ 5 đến 6 giờ chiều, khoảng chục quý bà quý cô múa thể dục nhịp điệu, nhà thi đấu thì mở cửa từ 5 đến 6 giờ sáng, khoảng chục tay vợt, gồm vài cán bộ xã với mấy đại gia trong làng. Tất nhiên nơi này mỗi năm cũng có khoảng chục buổi ồn ào hội họp lễ lạt. Giới viên chức, giáo viên ngày trước cũng thường chơi những trò có vẻ tao nhã như cầu lông, đánh cờ, bây giờ cũng thích nhậu nhẹt hơn.
Nhiều người nói dân miền Tây ăn nhậu lè nhè, độ điếc liên tục, cụ Đào Duy Anh định nghĩa “giải trí” là: “khi làm việc rồi, mở cho trí não được khoan khoái (se délasser)”. Như vậy, nếu người ta làm xong việc rồi, vào bàn nhậu với cảm giác khoan khoái thì nhậu cũng là một món giải trí chớ sao. Đem sách, đem đàn hay phim ảnh, sân khấu vô đây là ói hàng liền.
Theo quan sát riêng và thoáng qua của người ở xa đến sống ở xã Mỹ Đức Tây chừng một tháng, chắc phải đến 80% các thành phần dự vào hoạt động tạo ra và lưu thông của cải, vận hành guồng máy xã hội… chọn rượu bia làm thú giải trí. Với niềm tin khá chân thành, họ gọi cái này là thụ hưởng văn hóa tinh thần, giải trí đúng với nhu cầu. Có vẻ như mặt bằng dân trí cỡ nào thì đời sống văn hóa tinh thần cỡ đó mà thôi, không thể đòi hỏi.

HUỆ LANG
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Khi đàn bà miền Tây… nhậu

Cảnh nhậu của phụ nữ miền Tây.
Chiếc ly “xây chừng” được chuyền tay nhau, chị Ba giữ phần cầm cái, rót rượu. Chị và các nữ “chiến hữu” uống sòng phẳng với đàn ông chúng tôi, không bỏ sót vòng nào.
Vừa nhậu, chị Ba vừa cười, nói: “Nam nữ bình đẳng, mấy em tới đâu, mấy chị tới đó”. Ban đầu uống 2 người 1 ly, nhưng sau 3 vòng đầu, tôi… sợ toát mồ hôi khi nghe chị Ba tuyên bố: “Đến vòng tăng tốc, mỗi người 1 ly, chị uống trước”...

Cuộc nhậu nhớ đời ở Cà Mau

Nghe đồn phụ nữ Cà Mau nhậu có tiếng, nên trong một chuyến công tác về đó, khi  mấy đồng nghiệp rủ đi “so ly” với mấy chị em phụ nữ, tôi hào hứng nhận lời ngay. Chừng 11 giờ trưa, chúng tôi đã có mặt ở nhà anh Ba, một cán bộ huyện C.

Vừa thấy khách, anh Ba đã cười khà: “Nghe tụi bây xuống chơi, tao kêu chị Ba mày làm mồi bén đãi khách”. Không phải đợi lâu, chị Ba dọn lên đĩa vịt xiêm luộc chấm nước mắm gừng và thau tôm nướng đỏ au. Chị Ba xách ra can rượu đế 10 lít, tuyên bố: “Đây là tăng 1, tăng 2 tới bia”. Tôi nhẩm tính: Chỉ có 4 người chúng tôi, cộng với vợ chồng anh chị là 6, làm sao “cõng” nổi 10 lít rượu. Vừa dứt đã thấy chị Ba móc điện thoại alô, chưa đầy 5 phút sau 4 chị “chiến hữu” của chị Ba có mặt, ngồi vào bàn tiệc.

Chiếc ly “xây chừng” chạy quanh bàn nhậu, chị Ba làm “chủ xị”... Đến khi can rượu vơi hết phân nửa, chị Ba tuyên bố: “Bây giờ tăng tốc, chị uống sao mấy em uống vậy”. Nói xong, chị Ba rót liền 3 ly rượu, lần lượt uống hết từng ly, rồi rót rượu cho từng người. Vòng 3 ly đầu, tôi gắng gượng cầm cự, nhưng đến vòng thứ hai, vừa nốc xong, tôi vội vàng chạy ra hè “cho chó ăn chè”, trong khi chị Ba và các “chiến hữu” ngồi cười ha hả. Anh Ba chủ nhà cũng chỉ khá hơn tôi một chút, chứ không cầm cự nổi với vợ và bạn vợ.

Khi đã ngà say, anh Ba ôm tôi tâm sự: “Mỗi tháng không dưới 20 ngày bà con, lối xóm mời đám giỗ, đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, ăn mừng... Anh đi không xuể, chị Ba mấy em phải đi thế, bả nhậu riết rồi lên đô”. Chiều hôm đó, tôi “quắc cần câu” nằm trên võng, còn nghe chị Ba và các “chiến hữu” vừa thu dọn “chiến trường” vừa rủ nhau đi uống bia, hát karaoke...

Hôm sau trên đường về TP.Cà Mau, anh bạn tôi điện thoại cho ai đó rồi cười nói: “Ghé xã Lương Thế Trân nhậu tiếp, có một nhóm nữ trẻ hơn đang sẵn sàng tiếp tụi mình”. Nhớ tới trận nhậu kinh hoàng hôm qua, tôi nổi da gà, nhưng vì tò mò, tôi gắng gượng đồng ý. Chúng tôi ghé vào một căn nhà lá nằm giữa các ao nuôi tôm. Trên bộ ván, 4 phụ nữ tuổi khoảng 30 - 40 đang ngồi “lai rai” chờ khách, trước mặt là mâm bánh xèo nhân tôm và một can rượu đế 10 lít đã vơi một phần ba. “Vào cửa bửa 1 ly”, “ngồi xuống uống 1 ly”, “cầm đũa dủa 1 ly”, tôi tá hỏa với 3 ly rượu “chào sân” theo đúng quy định của chủ nhà.

 Chiếc ly không xoay vòng như trận nhậu hôm qua, ở đây mấy chị nhậu theo kiểu chia phe: 4 phụ nữ ngồi đối diện với 4 đàn ông chúng tôi, ly rượu chuyền qua lại liên tục giữa hai phe. Đến khi chị Năm chủ nhà quyết định tăng tốc lên 2 ly một lượt, tôi muốn hoa mắt, nhìn thấy phe bên kia có đến... 8 người. Chỉ thêm 1 vòng nữa, tôi giơ tay đầu hàng, xin ra võng nằm, sau lưng là tiếng “trăm phần trăm” của mấy chị.

Mua chuột về làm mồi nhậu - chuyện không phải hiếm của phụ nữ miền Tây.

Làm cán bộ phải biết nhậu!

“Không phân biệt nam nữ, làm cán bộ ở miền Tây mà không biết nhậu thì không phải là... cán bộ” - cô bạn tôi hiện đang làm Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh X nói xanh rờn. Bạn và tôi thân nhau từ hồi học trung học, sau này mỗi người một nơi, nhưng hình ảnh người con gái dịu dàng, có phần nhút nhát ngày nào vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.

Cho tới một ngày, tình cờ cùng có mặt trong tiệc nhậu, tôi không tin vào mắt mình khi thấy bạn liên tục nốc cạn những ly rượu đầy mà mặt không hề biến sắc. “Không uống không được bạn à” -  cô ấy giải thích - “Ban đầu mình “né” dữ lắm, nhưng cuối cùng cũng phải nhậu”.

Rồi bạn kể cho tôi nghe có những cuộc làm việc cả ngày, nhưng cuối cùng chỉ được “gút lại” ở bàn nhậu. “Tửu lượng mình không cao như bạn thấy đâu. Phụ nữ tụi này khi nhậu phải biết “ăn gian” mới cầm cự nổi” - bạn tâm sự. Rồi bạn kể những màn “ăn gian” trong tiệc nhậu mà cánh cán bộ nữ dày công “nghiên cứu”, truyền tai nhau áp dụng: Trà trộn nước lã vào ly rượu trắng; cho nước trà vào ly rượu Tây; nhả rượu vào ly trà đá hoặc ra khăn tay; đổ rượu xuống gầm bàn... “Khi bị “đối phương” để ý, không “ăn gian” được, buộc phải uống, thì phương cách cuối cùng là vào nhà vệ sinh móc cổ ói cho rượu bia ra hết, rồi nhậu tiếp. Ban đầu rất khó chịu, nhưng dần cũng quen” -  bạn thú nhận.

Sau lần nghe cô bạn cũ tâm sự về chuyện nhậu, mỗi lần dự tiệc nhậu có phụ nữ tôi đều kín đáo quan sát, đúng như bạn tôi nói, các chị em đều khéo léo “ăn gian”. Họ đi nhậu phần nhiều vì “lễ nghĩa”, muốn cho công chuyện được thuận lợi, cho vừa lòng mọi người, chứ thực ra ít có người thấy “đã”. Tôi chợt thấy “thương” họ, họ trở thành nạn nhân của một thói quen hình thành đã lâu, ai cũng thấy không nên, nhưng không ai muốn sửa và dám sửa!

Tối trước, tôi đến rủ người bạn vốn sành sỏi trong chuyện ăn nhậu đi uống vài chai. Cửa vừa mở đã thấy bạn cười méo xệch miệng: “Tao phải giữ con cho đứa em gái, bữa nay nó đi nhậu tới tối”. Em gái của bạn là cán bộ cấp sở ở tỉnh Tiền Giang, hôm nay đi tiếp khách, nhờ anh trai rước và giữ đứa con học lớp 1, vì chồng cô công tác vắng nhà. Anh bạn cho biết, mấy cô bây giờ đi nhậu cũng “tăng 2, tăng 3”, sau rượu rồi tới bia, kết thúc bằng chầu karaoke, có bữa 9 giờ tối cô em mới ghé nhà anh rước con. “Phải thông cảm cho nó thôi, đi nhậu cũng là “công tác”, giữ con cho nó cũng như giúp nó công tác tốt”.

Những hệ lụy của đàn bà nhậu

“Một người chồng hư, chỉ hư người chồng. Một người vợ hư, hư cả gia đình”. Điều đó cũng đúng trong chuyện nhậu, khi người phụ nữ vốn là linh hồn của gia đình sa đà vào chuyện nhậu, hậu quả sẽ nặng hơn người chồng “nát rượu”. Tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), người ta vẫn còn nhắc chuyện một phụ nữ đã đánh mất tất cả vào những trận nhậu nổ trời. Người phụ nữ này cũng thuộc loại sắc nước hương trời, có mái ấm gia đình, trước đây chẳng hề biết đến rượu bia. Nhưng về sau do quan hệ làm ăn, chị trở thành “cao thủ” nhậu lúc nào không hay, một mình có thể “cõng” cả chai Chivas loại 70cl, còn bia thì phải hơn nửa thùng.

Từ khi biết mùi bia rượu, ngày nào chị cũng có “độ”, nhiều khi một ngày “đánh” 2 - 3 trận. Người chồng không thể nào chấp nhận một người vợ hết say rồi xỉn, nên lẳng lặng chia tay, đứa con gái cũng đi theo cha vì không chịu nổi người mẹ lúc nào cũng nồng nặc mùi bia rượu, về tới nhà là lăn ra ngủ như chết. Chồng con bỏ rơi, chị càng nhậu bạo hơn và cặp bồ với một bạn nhậu. Nhưng sau một thời gian, anh chồng hờ cũng lẳng lặng chia tay với nữ đệ tử lưu linh thứ thiệt.

Mới đây, gặp lại đồng nghiệp ở Cà Mau, tôi hỏi thăm vợ chồng anh Ba và các chị ở huyện C ngày trước, anh bạn cho biết chị Ba bị bệnh xơ gan rất nặng, nhóm nhậu của chị cũng tan rã. Tôi thầm nghĩ, nhậu như các chị mà không bệnh mới là lạ. Cô bạn phó giám đốc sở của tôi chưa thấy bệnh gì, nhưng những tiệc nhậu triền miên đã làm cho vóc dáng “tơ liễu” ngày nào giờ trở nên quá khổ.

Cô em gái của bạn tôi cũng vậy, trong nhà có đủ các loại máy chạy bộ, máy đánh tan mỡ bụng, nhưng mỡ cứ tích tụ quanh người theo năm tháng. Hay chuyện bà Thúy Liễu đốt chết chồng là nhà báo mới đây vẫn còn gây đau xót nhiều người. Bà Liễu cũng từng là tay nhậu có hạng trong giới nữ ở TP.Tân An. Bà có một nhóm bạn nữ khoảng 4 – 5 người, thỉnh thoảng tổ chức “chén thù chén tạc”. Từ nhậu nhẹt, tới cờ bạc, rồi thảm họa, chỉ là những bước ngắn!

Nhưng nhậu đến mức để lại hậu quả như 2 cặp vợ chồng ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang thì đúng là “độc nhất vô nhị”. Chuyện của họ luôn là đề tài đàm tiếu ở các tiệc nhậu vùng rừng U Minh heo hút này. Họ là hàng xóm của nhau, thường xuyên ăn nhậu “đồng vợ đồng chồng”. Một tối, 2 cặp vợ chồng cùng ngồi nhậu hết 5 lít rượu. Rượu vào lời ra, một người chồng đề nghị “đổi vợ”. Anh chồng kia đồng ý. Hai cô vợ ban đầu phản đối, nhưng đến lúc say mèm thì “chơi luôn”.

Đến sáng tỉnh rượu, mọi chuyện đã rồi! Một trong 2 người lẳng lặng dắt cô vợ mới (đổi) ra đi sau khi để lại 1 cây vàng và mấy dòng cho người hàng xóm: “Cây vàng này tui bù lỗ cho chú vì vợ chú trẻ hơn vợ tui”.

Say rượu đâm chết bố chồng

Chiều 9.9.2012, ông Trần Văn Kịp (45 tuổi, ngụ ấp Bà Chăng, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) ngồi nhâm nhi ly trà nóng sau 1 ngày lao động mệt nhọc. Phút thư dãn của ông bất ngờ bị phá tan khi cô con dâu 24 tuổi là Quách Hoài Thương đi nhậu ở đâu đó về say mèm, bị bà nội chồng rầy la, Thương còn hỗn hào cãi lại.

Không chịu được, ông Kịp mắng cô con dâu quá đáng, liền bị Thương cãi lại, suýt chút nữa ông bạt tai con dâu, may mà mọi người kịp can ngăn. Nằm bức bối không ngủ được, ông Kịp lại la mắng con dâu, dẫn đến xô xát giữa hai cha con. Bất ngờ, Thương chụp lấy con dao đâm 2 nhát chí tử, làm ông Kịp tử vong. 

Kỳ Quan – Anh Hùng

Choáng với đàn bà nhậu ở miền Tây

Enternews.vn Chiếc ly “xây chừng” được chuyền tay nhau, chị Ba giữ phần cầm cái, rót rượu. Chị và các nữ “chiến hữu” uống sòng phẳng với đàn ông chúng tôi, không bỏ sót vòng nào.

Chiếc ly “xây chừng” được chuyền tay nhau, chị Ba giữ phần cầm cái, rót rượu. Chị và các nữ “chiến hữu” uống sòng phẳng với đàn ông chúng tôi, không bỏ sót vòng nào.
Vừa nhậu, chị Ba vừa cười, nói: “Nam nữ bình đẳng, mấy em tới đâu, mấy chị tới đó”. Ban đầu uống 2 người 1 ly, nhưng sau 3 vòng đầu, tôi… sợ toát mồ hôi khi nghe chị Ba tuyên bố: “Đến vòng tăng tốc, mỗi người 1 ly, chị uống trước”...
Cuộc nhậu nhớ đời ở Cà Mau
Nghe đồn phụ nữ Cà Mau nhậu có tiếng, nên trong một chuyến công tác về đó, khi mấy đồng nghiệp rủ đi “so ly” với mấy chị em phụ nữ, tôi hào hứng nhận lời ngay. Chừng 11 giờ trưa, chúng tôi đã có mặt ở nhà anh Ba, một cán bộ huyện C.
Vừa thấy khách, anh Ba đã cười khà: “Nghe tụi bây xuống chơi, tao kêu chị Ba mày làm mồi bén đãi khách”. Không phải đợi lâu, chị Ba dọn lên đĩa vịt xiêm luộc chấm nước mắm gừng và thau tôm nướng đỏ au. Chị Ba xách ra can rượu đế 10 lít, tuyên bố: “Đây là tăng 1, tăng 2 tới bia”. Tôi nhẩm tính: Chỉ có 4 người chúng tôi, cộng với vợ chồng anh chị là 6, làm sao “cõng” nổi 10 lít rượu. Vừa dứt đã thấy chị Ba móc điện thoại alô, chưa đầy 5 phút sau 4 chị “chiến hữu” của chị Ba có mặt, ngồi vào bàn tiệc.
Chiếc ly “xây chừng” chạy quanh bàn nhậu, chị Ba làm “chủ xị”... Đến khi can rượu vơi hết phân nửa, chị Ba tuyên bố: “Bây giờ tăng tốc, chị uống sao mấy em uống vậy”. Nói xong, chị Ba rót liền 3 ly rượu, lần lượt uống hết từng ly, rồi rót rượu cho từng người. Vòng 3 ly đầu, tôi gắng gượng cầm cự, nhưng đến vòng thứ hai, vừa nốc xong, tôi vội vàng chạy ra hè “cho chó ăn chè”, trong khi chị Ba và các “chiến hữu” ngồi cười ha hả. Anh Ba chủ nhà cũng chỉ khá hơn tôi một chút, chứ không cầm cự nổi với vợ và bạn vợ.
Khi đã ngà say, anh Ba ôm tôi tâm sự: “Mỗi tháng không dưới 20 ngày bà con, lối xóm mời đám giỗ, đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, ăn mừng... Anh đi không xuể, chị Ba mấy em phải đi thế, bả nhậu riết rồi lên đô”. Chiều hôm đó, tôi “quắc cần câu” nằm trên võng, còn nghe chị Ba và các “chiến hữu” vừa thu dọn “chiến trường” vừa rủ nhau đi uống bia, hát karaoke...
Hôm sau trên đường về TP.Cà Mau, anh bạn tôi điện thoại cho ai đó rồi cười nói: “Ghé xã Lương Thế Trân nhậu tiếp, có một nhóm nữ trẻ hơn đang sẵn sàng tiếp tụi mình”. Nhớ tới trận nhậu kinh hoàng hôm qua, tôi nổi da gà, nhưng vì tò mò, tôi gắng gượng đồng ý. Chúng tôi ghé vào một căn nhà lá nằm giữa các ao nuôi tôm. Trên bộ ván, 4 phụ nữ tuổi khoảng 30 - 40 đang ngồi “lai rai” chờ khách, trước mặt là mâm bánh xèo nhân tôm và một can rượu đế 10 lít đã vơi một phần ba. “Vào cửa bửa 1 ly”, “ngồi xuống uống 1 ly”, “cầm đũa dủa 1 ly”, tôi tá hỏa với 3 ly rượu “chào sân” theo đúng quy định của chủ nhà.
Chiếc ly không xoay vòng như trận nhậu hôm qua, ở đây mấy chị nhậu theo kiểu chia phe: 4 phụ nữ ngồi đối diện với 4 đàn ông chúng tôi, ly rượu chuyền qua lại liên tục giữa hai phe. Đến khi chị Năm chủ nhà quyết định tăng tốc lên 2 ly một lượt, tôi muốn hoa mắt, nhìn thấy phe bên kia có đến... 8 người. Chỉ thêm 1 vòng nữa, tôi giơ tay đầu hàng, xin ra võng nằm, sau lưng là tiếng “trăm phần trăm” của mấy chị.
Làm cán bộ phải biết nhậu!
“Không phân biệt nam nữ, làm cán bộ ở miền Tây mà không biết nhậu thì không phải là... cán bộ” - cô bạn tôi hiện đang làm Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh X nói xanh rờn. Bạn và tôi thân nhau từ hồi học trung học, sau này mỗi người một nơi, nhưng hình ảnh người con gái dịu dàng, có phần nhút nhát ngày nào vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.
Cho tới một ngày, tình cờ cùng có mặt trong tiệc nhậu, tôi không tin vào mắt mình khi thấy bạn liên tục nốc cạn những ly rượu đầy mà mặt không hề biến sắc. “Không uống không được bạn à” - cô ấy giải thích - “Ban đầu mình “né” dữ lắm, nhưng cuối cùng cũng phải nhậu”.
Rồi bạn kể cho tôi nghe có những cuộc làm việc cả ngày, nhưng cuối cùng chỉ được “gút lại” ở bàn nhậu. “Tửu lượng mình không cao như bạn thấy đâu. Phụ nữ tụi này khi nhậu phải biết “ăn gian” mới cầm cự nổi” - bạn tâm sự. Rồi bạn kể những màn “ăn gian” trong tiệc nhậu mà cánh cán bộ nữ dày công “nghiên cứu”, truyền tai nhau áp dụng: Trà trộn nước lã vào ly rượu trắng; cho nước trà vào ly rượu Tây; nhả rượu vào ly trà đá hoặc ra khăn tay; đổ rượu xuống gầm bàn... “Khi bị “đối phương” để ý, không “ăn gian” được, buộc phải uống, thì phương cách cuối cùng là vào nhà vệ sinh móc cổ ói cho rượu bia ra hết, rồi nhậu tiếp. Ban đầu rất khó chịu, nhưng dần cũng quen” - bạn thú nhận.
Sau lần nghe cô bạn cũ tâm sự về chuyện nhậu, mỗi lần dự tiệc nhậu có phụ nữ tôi đều kín đáo quan sát, đúng như bạn tôi nói, các chị em đều khéo léo “ăn gian”. Họ đi nhậu phần nhiều vì “lễ nghĩa”, muốn cho công chuyện được thuận lợi, cho vừa lòng mọi người, chứ thực ra ít có người thấy “đã”. Tôi chợt thấy “thương” họ, họ trở thành nạn nhân của một thói quen hình thành đã lâu, ai cũng thấy không nên, nhưng không ai muốn sửa và dám sửa!
Tối trước, tôi đến rủ người bạn vốn sành sỏi trong chuyện ăn nhậu đi uống vài chai. Cửa vừa mở đã thấy bạn cười méo xệch miệng: “Tao phải giữ con cho đứa em gái, bữa nay nó đi nhậu tới tối”. Em gái của bạn là cán bộ cấp sở ở tỉnh Tiền Giang, hôm nay đi tiếp khách, nhờ anh trai rước và giữ đứa con học lớp 1, vì chồng cô công tác vắng nhà. Anh bạn cho biết, mấy cô bây giờ đi nhậu cũng “tăng 2, tăng 3”, sau rượu rồi tới bia, kết thúc bằng chầu karaoke, có bữa 9 giờ tối cô em mới ghé nhà anh rước con. “Phải thông cảm cho nó thôi, đi nhậu cũng là “công tác”, giữ con cho nó cũng như giúp nó công tác tốt”.
Những hệ lụy của đàn bà nhậu
“Một người chồng hư, chỉ hư người chồng. Một người vợ hư, hư cả gia đình”. Điều đó cũng đúng trong chuyện nhậu, khi người phụ nữ vốn là linh hồn của gia đình sa đà vào chuyện nhậu, hậu quả sẽ nặng hơn người chồng “nát rượu”. Tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), người ta vẫn còn nhắc chuyện một phụ nữ đã đánh mất tất cả vào những trận nhậu nổ trời. Người phụ nữ này cũng thuộc loại sắc nước hương trời, có mái ấm gia đình, trước đây chẳng hề biết đến rượu bia. Nhưng về sau do quan hệ làm ăn, chị trở thành “cao thủ” nhậu lúc nào không hay, một mình có thể “cõng” cả chai Chivas loại 70cl, còn bia thì phải hơn nửa thùng.
Từ khi biết mùi bia rượu, ngày nào chị cũng có “độ”, nhiều khi một ngày “đánh” 2 - 3 trận. Người chồng không thể nào chấp nhận một người vợ hết say rồi xỉn, nên lẳng lặng chia tay, đứa con gái cũng đi theo cha vì không chịu nổi người mẹ lúc nào cũng nồng nặc mùi bia rượu, về tới nhà là lăn ra ngủ như chết. Chồng con bỏ rơi, chị càng nhậu bạo hơn và cặp bồ với một bạn nhậu. Nhưng sau một thời gian, anh chồng hờ cũng lẳng lặng chia tay với nữ đệ tử lưu linh thứ thiệt.
Mới đây, gặp lại đồng nghiệp ở Cà Mau, tôi hỏi thăm vợ chồng anh Ba và các chị ở huyện C ngày trước, anh bạn cho biết chị Ba bị bệnh xơ gan rất nặng, nhóm nhậu của chị cũng tan rã. Tôi thầm nghĩ, nhậu như các chị mà không bệnh mới là lạ. Cô bạn phó giám đốc sở của tôi chưa thấy bệnh gì, nhưng những tiệc nhậu triền miên đã làm cho vóc dáng “tơ liễu” ngày nào giờ trở nên quá khổ.
Cô em gái của bạn tôi cũng vậy, trong nhà có đủ các loại máy chạy bộ, máy đánh tan mỡ bụng, nhưng mỡ cứ tích tụ quanh người theo năm tháng. Hay chuyện bà Thúy Liễu đốt chết chồng là nhà báo mới đây vẫn còn gây đau xót nhiều người. Bà Liễu cũng từng là tay nhậu có hạng trong giới nữ ở TP.Tân An. Bà có một nhóm bạn nữ khoảng 4 – 5 người, thỉnh thoảng tổ chức “chén thù chén tạc”. Từ nhậu nhẹt, tới cờ bạc, rồi thảm họa, chỉ là những bước ngắn!
Nhưng nhậu đến mức để lại hậu quả như 2 cặp vợ chồng ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang thì đúng là “độc nhất vô nhị”. Chuyện của họ luôn là đề tài đàm tiếu ở các tiệc nhậu vùng rừng U Minh heo hút này. Họ là hàng xóm của nhau, thường xuyên ăn nhậu “đồng vợ đồng chồng”. Một tối, 2 cặp vợ chồng cùng ngồi nhậu hết 5 lít rượu. Rượu vào lời ra, một người chồng đề nghị “đổi vợ”. Anh chồng kia đồng ý. Hai cô vợ ban đầu phản đối, nhưng đến lúc say mèm thì “chơi luôn”.
Đến sáng tỉnh rượu, mọi chuyện đã rồi! Một trong 2 người lẳng lặng dắt cô vợ mới (đổi) ra đi sau khi để lại 1 cây vàng và mấy dòng cho người hàng xóm: “Cây vàng này tui bù lỗ cho chú vì vợ chú trẻ hơn vợ tui”.
Theo ĐV

Lực điền miền Tây có nguy cơ... ế vợ

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Những chàng lực điền vai u thịt bắp ở vựa lúa miền Tây bây giờ không còn là thần tượng của các cô thôn nữ, nguy cơ ế vợ đang treo lơ lửng trên đầu họ.
Những cuộc nhậu say sưa khiến các chàng lực điền miền Tây càng mất điểm trong mắt các cô thôn nữ. Ảnh: SGTT.
Những cuộc nhậu say sưa khiến các chàng lực điền miền Tây càng mất điểm trong mắt các cô thôn nữ. Ảnh: SGTT.
Ông Hai Quang, điền chủ ở vùng Hậu Mỹ huyện Cái Bè (Tiền Giang) và ông Sáu Tâm, chủ một cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ở Cai Lậy là bạn tâm giao. Hai ông bàn nhau kết sui gia. Ông Quang có đứa con trai 22 tuổi, một mình quán xuyến bốn mẫu ruộng của gia đình; ông Tâm có đứa con gái 20 tuổi, đang học đại học ở Sài Gòn. Nhân dịp nhà có đám giỗ, ông Tâm kêu ông Quang dắt con trai qua nhà cho hai đứa làm quen. Nhưng cô gái rượu của ông Tâm chê con trai ông Quang “nông dân nhà quê một cục” và tuyên bố chỉ thích lấy chồng ở thành phố.
Trai nông thôn ngày càng mất điểm
Ông Bảy Nhị (nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang), kể: “Tôi hay được bạn bè, bà con nhờ làm mai mối cưới xin. Nhưng mấy năm nay, nhận lời làm mai đám nào, đều bị… “tổ trác” đám đó. Mới đây, làm mai một đám, đàng trai gia sản rất khá, đàng gái nghèo hơn. Nhưng khi đàng trai dạm hỏi, con nhỏ nhất quyết không ưng. Nó nói: Chỉ thích ra chợ, ra thành lấy chồng để sau này thoát khỏi cảnh làm ruộng đầu tắt mặt tối. Nó chê đám thanh niên trai tráng ở nông thôn ít học, quanh năm chỉ biết cắm mặt xuống miếng ruộng, hễ rảnh việc đồng áng là tổ chức nhậu nhẹt ì xèo.
Bà Nguyễn Thị Xuân Hương, chánh văn phòng tỉnh hội Liên hiệp phụ nữ, cho biết các thôn nữ không muốn cưới trai tráng nông thôn đang là xu hướng phổ biến. “Hiện nay các thôn nữ ở Đồng Tháp đua nhau tìm về các thành phố lớn làm thuê, xin vào các nhà máy làm công nhân. Những cô có nhan sắc thì chọn con đường lấy chồng nước ngoài để mau đổi đời. Bây giờ ở vùng nông thôn Đồng Tháp toàn là ông già bà cả, con nít, phụ nữ và… thanh niên trai tráng, phần lớn con gái đều “chạy” về TP.HCM, Cần Thơ”.
“Hầu như tôi chưa thấy cô gái nông thôn nào, sau một thời gian ra thành phố làm việc, chịu quay trở về quê lấy chồng. Nhiều trường hợp, do không thể lấy được chồng giàu sang, học thức như mơ ước, các cô thôn nữ chấp nhận lấy chồng cùng làm công nhân, cả hai cùng bám thành phố, chứ nhất định không về quê lấy trai làng”, bà Nguyễn Hồng Diện, chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hậu Giang, cho biết.
Nguy cơ… ế vợ
Lấy chồng nước ngoài đang biến tướng
Theo hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, từ năm 1995 đến nay, toàn tỉnh có hơn 11.800 thiếu nữ lấy chồng nước ngoài, chủ yếu về làm dâu Đài Loan, Hàn Quốc. Bà Hương nhận định: “Do mấy năm gần đây, Đồng Tháp thực hiện rất chặt chẽ các thủ tục kết hôn với người nước ngoài, nên nhiều cô gái đã được các đường dây môi giới hôn nhân bày cách: chuyển hộ khẩu sang địa phương khác để làm thủ tục dễ hơn; đăng ký đi hợp tác lao động hoặc du lịch nước ngoài, sau đó kết hôn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam”.
Trần Văn Nam ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang), 25 tuổi, nhà có ba hecta ruộng, ba lần đi hỏi vợ, nhưng đến nay vẫn phòng không gối chiếc. Anh tâm sự: “Tui học hết lớp sáu thì nghỉ, ở nhà mần ruộng. Cha mẹ rất mong tui có vợ để đỡ đần việc nhà và có cháu ẵm bồng, nhưng bây giờ lấy vợ khó quá. Đám mình ưng, đi hỏi, thì họ không ưng mình; cô ưng mình, thì… xấu người, xấu nết, làm sao dám cưới. Thôi, tới đâu hay tới đó, dù ở nông thôn hai mươi lăm tuổi chưa vợ đã bị coi là… ế”. Theo anh Nam, tình trạng thanh niên trai tráng nông thôn tụ tập nhậu nhẹt là “chuyện thường ngày ở xóm” vì làm ruộng theo thời vụ, thời gian rảnh rỗi khá nhiều, nên có con cá, mớ ốc là có thể rủ nhau nhậu đến say mèm; thanh niên nông thôn không nhậu nhẹt say sưa mới là… chuyện lạ.
Nhiều cán bộ hội Liên hiệp phụ nữ ở đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, do khoảng cách cuộc sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa, trong khi những hình ảnh giàu sang, phú quý ở thành phố nhan nhản trên phim ảnh, tác động rất lớn đến tâm lý muốn thoát khỏi cảnh làm nông cơ cực của các thôn nữ. Nhiều người nhận định: xu hướng thích lấy chồng thành thị, lấy chồng nước ngoài nếu ngày càng lan rộng, trở thành một lối sống mới, không sớm thì muộn, nam thanh niên nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ rơi vào tình cảnh ế vợ giống như trai tráng vùng nông thôn Đài Loan, Hàn Quốc: có tiền nhưng không thể lấy được vợ “nội địa”.

Rượu và người miền Tây

    Rượu Việt Nam làm từ gạo nếp, thứ đặc sản của vùng Đông Nam Á. Gạo nếp được đem làm xôi, ủ cho lên men rồi cất ra. Rượu chế tạo như vậy gọi là rượu trắng. Khi ướp hoa vào rượu có màu như rượu cúc, rượu sen. Rượu ngâm thuốc gọi là Rượu thuốc từ các loại động vật (Rắn, tắc kè, bìm bịp ... ) và thực vật như (chuối hột, sâm ...)
    Với người miền Tây, chuyện nhậu nhẹt trở thành tập quán phong tục và nếp sống. Bắt đầu từ Sài Gòn đổ xuống miền Tây, tửu lượng mạnh thuộc về dân Long An, Trà Vinh, Bến Tre, Rạch Giá và Cà Mau. Người ta nói dân An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long uống dở ẹt. Bởi vì tửu lượng ở những nơi uống mạnh là do nơi đó có rượu ngon, rượu trong vắt, đốt cháy lửa xanh lè. Uống vào có cảm giác như con rắn lửa chạy khắp châu thân. Ở An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long có rượu ngon nhưng rất khó mua, đa số pha trộn lung tung nhất là cồn. Hiện nay nổi tiếng nhất là Rượu đế Gò Đen ở Long An. Rượu Gò Đen đang mất dần chất lượng rượu, nếu như đem so với rượu Xuân Thạnh được nấu với nếp cái, rót ra thấy bọt li ti. Nhưng xứ có rượu ngon chưa hẳn có tửu lượng cao. Dân miền Tây uống rượu bằng ly nhỏ (ly cà phê đen), ly lớn là ly uống đá chanh và ly cối ít được uống hơn chỉ dành cho các hảo hớn thách đấu.
    Ly nhỏ, cái vạch ngang chia ra phân nửa gọi là chệt dẻo (theo tiếng lóng định lượng của người Hoa). Dân Long An, Đồng Tháp, Bến Tre chỉ cụng ly khi uống hết ly rượu, dân 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long cụng ly chỉ uống đến chệt dẻo. Như đã nói, con đường mê rượu thì nói đến xuống cuối miền đất nước, xuống thị xã Cà Mau thì càng tợn. Từ thị xã Cà Mau, trải vô Rừng U Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển rồi vô sâu trong rừng Tràm rừng Đước, chúng ta bắt gặp những cảnh tượng uống rượu bằng ly lớn, con gái đàn bà uống rượu không thua cánh đàn ông con trai.
    Nguyên nhân nhậu nhẹt củ người Miền Nam đặc biệt là miền Tây: Là dân miền Tây người nào không biết uống rượu thì rất ít bạn bè và bị thiên hạ chê cười là khó chơi, là không xài được, đây là suy nghĩ cá nhân hay vùng đất đặc trưng 1 lối suy nghĩ đã thành quán tính, ảnh hưởng tới hoạt động thói quen của con người. Dân Nam Bộ ưa có lối suy nghĩ bằng bụng. Thói quen này từ chỗ những người lưu dân tìm tới vùng đất mới khai phá, người đi sau cần tới sự trợ giúp từ người đi trước. Thiên nhiên miền Nam khắc nghiệt, nhưng thiên nhiên trù phú, phì nhiêu người lưu dân cần sự gan dạ. Do đó người dân phương Nam ưa lấy bụng hào hiệp, bụng ở đời, lấy bụng đo sự tốt xấu, thiện ác. Lối suy nghĩ bằng bụng trở thành tập quán. Và cũng vì lối nghĩ này mới sinh ra tật nhậu nhẹt.

Rượu đế Gò Đen:
    Đến khu vực chợ Gò Đen: Gò Đen thuộc xã Phước Lợi, Huyện Bến Lức - Tỉnh Long An. Thị tứ đầu tiên của huyện Bến Lức, nơi nổi tiếng với nghề nấu và bán rượu đế. Đi ngang qua khu vực này chúng ta thấy người ta bày bán rất nhiều hai bên đường, rượu đựng trong những can nhựa. Có tên Gò Đen, bởi trước đây vào thời Pháp thuộc cấm nấu rượu, không cho sản xuất các loại rượu nếp, nhưng nhân dân ta trốn lén lên đồi, gò cao , có cây rậm rạp để mà nấu, cho ra sản phẩm rượu rất ngon, từ đó nó mang tên Gò Đen. Người dân bị lùng bắt về tội nấu rượu, nên dân ta đem giấu vào những cây cỏ đế cao và có nhiều gai nên thực dân Pháp không bắt được, từ đó cũng có tên là rượu đế. Và khi người ta rủ nhau đi nhậu, nhưng dân ta nói với nhau là " đi đế đi" là mọi người tự hiểu và nói với nhau rằng là đi nhậu.

Cách nấu rượu đế Gò Đen:
    Rượu ở đây có nồng độ rất cao, từ 45 - 45 độ, có mùi thơm, cay và nồng ... Người dân ở đây nấu rượu bằng nếp lức hoặc bằng gạo hay củ mì... Trước tiên đem khoảng 8kg nếp nấu thành xôi, rồi để xôi khoảng 2 tiếng đồng hồ cho xôi nguội, sau đó đem ủ men vào những khạp tương, để đến khoảng 4 - 5 ngày, rồi chưng cất lên qua hệ thống đường ống cho ra sản phẩm rượu nguyên chất. Với số lượng nếp trên, có thể cho ra từ 5 -7 lít rượu ngon. Rượu có thể dùng ngâm thuốc, uống ... Nếu các bạn dùng thử qua 1 lần thì không thể nào quên được " đế Gò Đen".

Và cách uống rượu của dân Long An:
    Ở Long An nói chung hay ở huyện Gò Đen nói riêng có cách uống rượu độc đáo: họ uống rượu bằng những cái chung nhỏ bằng sành nung hay sang hơn nữa là bộ chén bằng gỗ quý đã "lên nước" bóng lộn, nhỏ bằng hột mít. Rượu thì được đựng trong 1 thố nhỏ, sau đó dùng cái chung múc rượu múc ra chung nhỏ cho mọi người.
    Ngày nay, do cuộc sống công nghiệp nên giới trẻ ở đây không chuộng lối uống chậm rãi nhàn nhã như xưa, do vậy rượu được đựng trong những can nhựa và uống bằng ly cà phê nhỏ. Đó cũng là nét độc đáo ngày xưa của người dân vùng này.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét