Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

HIỆN THỰC KỲ ẢO 87/2 (Nghi binh trong chiến tranh)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nghệ thuật nghi binh lừa địch chiến lược

Chiến dịch nghi binh ngoạn mục khiến phát xít Đức bị lừa bởi một xác chết

Dân trí Điệp viên tình báo Anh Ewen Montagu là người đã đứng sau chiến dịch nghi binh ngoạn mục nhất Thế chiến II, sử dụng một xác chết để đánh lạc hướng quân phát xít Đức, tạo nên bước ngoặt thay đổi cục diện trận chiến.


Điệp viên tình báo Anh Ewen Montagu. (Ảnh: Dailymail)
Điệp viên tình báo Anh Ewen Montagu. (Ảnh: Dailymail)
“Chiến dịch thịt băm” là một trong những kế nghi binh ngoạn mục nhất trong Thế chiến II, vốn hoàn toàn đánh lừa phát xít Đức và đưa tạo nên bước ngoặt quan trọng cho tình hình bấy giờ.
Kế hoạch bắt đầu khi một người đàn ông vô gia cư có tên Glyndwr Michael, 34 tuổi vào thời điểm đó, được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh trong một nhà kho bỏ hoang ở King's Cross, London (Anh). Sau khi được đưa tới bệnh viện St Pancras, ông đã trút hơi thở cuối cùng.
Ông Micheal đã tự tử bằng bả chuột, khiến phổi ông đầy chất dịch, triệu chứng tương đồng với một vụ chết đuối trên biển. Các điều tra viên đã đồng ý giữ xác của ông trong kho lạnh, trong khi “bộ não” đằng sau chiến dịch là điệp viên tình báo Anh Ewen Montagu đã chuẩn bị tiến hành sứ mệnh tuyệt mật trong cơ quan tình báo Anh.
Theo kế hoạch ngoạn mục như kịch bản phim Hollywood, ông Michael sẽ được thay tên đổi họ, biến thành một người hoàn toàn khác. Đó là Đại úy William 'Bill' H.N. Martin của Hải quân Hoàng gia. Hai chiến lược gia rất cẩn thận lựa chọn cái tên William Martin vì đây là tên khá phổ biến trong danh sách quân nhân thuộc Hải quân Hoàng gia Anh năm 1942 nhằm chuẩn bị cho kịch bản tình báo phát xít Đức có thể sẽ xác minh lại thông tin.
Xác chết còn được trang bị thêm 1 cặp tài liệu trong đó toàn những giấy tờ giả hé lộ rằng quân Đồng minh đang ở Bắc Phi để hướng tới Hy Lạp. Ông Montagu thậm chí còn tạo cho cái xác một cuộc đời giả với một hóa đơn nhẫn đính hôn, những giấy tờ nhàu nhĩ cho giống thật và những lá thư tình mùi mẫn và bức hình của vị hôn thê tưởng tượng có tên là Pam. Ông hy vọng những câu chuyện đời thường sẽ dễ lừa được quân đội Đức Quốc Xã.


Thi thể Glyndwr Michael được thay tên đổi họ (Ảnh: Historic Mysteries)
Thi thể Glyndwr Michael được thay tên đổi họ (Ảnh: Historic Mysteries)
Vào tháng 4/1943, tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Anh đã thả cái xác xuống biển. Kế hoạch được tính toán kĩ lưỡng đến từng chi tiết, ví dụ như việc lựa chọn địa điểm thả xác ở thành phố Huelva (Tây Ban Nha), nơi có gián điệp sừng sỏ của phát xít Đức đang trú ngụ và nghe ngóng tin tức. Anh cũng dàn dựng hiện trường giống như một vụ tai nạn máy bay bằng cách thả xuống một chiếc thuyền cứu hộ.
Nếu kế hoạch thành công, quân đội Đức quốc xã sẽ bị lừa và đến Hy Lạp thay vì đổ bộ lên đảo Sicilia, Italy để hỗ trợ phát xít tại Italy chống lại quân đồng minh. Trong thế trận lúc đó, Sicilia là địa điểm thuận lợi nhất cho quân Đồng Minh đổ bộ lên Địa Trung Hải vì sau khi đánh bại Đức ở Bắc Phi đội quân này chỉ còn cách Sicilia vài trăm km đường hàng không và quân Đồng Minh muốn phát xít Đức tin rằng họ không làm như vậy.
Sau khi quan chức ngoại giao Anh ở Tây Ban Nha thông báo về việc Madrid tìm thấy xác chết trôi dạt vào bờ biển nước này, Anh thậm chí còn ra lệnh cho quan chức ngoại giao này phải tìm “tài liệu tối mật”. Khi đó, sự mẫn cán của gián điệp phát xít Đức cài cắm đã phát huy tác dụng.
Và đội quân của trùm phát xít Adolf Hitler đã hoàn toàn mắc bẫy với không chút mảy may nghi ngờ trước một nhân vật “giả mà như thật”. Đức đã triển khai quân đội đến sai địa điểm, nhờ đó hàng ngàn binh sĩ lực lượng Đồng Minh đến từ Anh, Mỹ, Canada không mất mạng. Quân Đồng Minh dễ dàng tiêu diệt trùm phát xít Italy Benito Mussolini. Phát xít Đức đã không thể ngờ rằng họ đã bị lừa ngoạn mục đến vậy.
Chiến dịch nghi binh thành công vang dội đến mức nó đã được chuyển thể thành phim với cái tên “The man who never was”.
Đức Hoàng
Tổng hợp


 
Chiến dịch Normandy - Kế hoạch nghi binh trước giờ G
Sự lựa chọn Normandy cũng là yêu tố bất ngờ đầu tiên mà Đồng Minh giành cho quân Đức, bởi lẽ nó đã đi ngược lại hoàn toàn các logic quân sự thuần túy mà Giới chỉ huy quân đội Đức luôn tôn trọng. Sau khi kế hoạch lựa chọn bờ biển Normandy làm nơi đổ bộ được phê chuẩn, quân Đồng Minh vừa tích cực chuẩn bị lực lượng vừa đẩy mạnh các công tác trinh sat va tinh bao, trong đó bao gồm cả các hoạt động nghi binh nhắm đánh lừa mạng lười tình báo quân sự của Đức. Các hoạt động nghi binh ở Normandy có thể nói là một chiến dịch nghi binh được chuẩn bị công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết để đảm bảo chắc chắn rằng, Người đức sẽ giữ vững niềm tin và an tâm cho kế hoạch sẵn sàng đón lõng quân đồng minh ở Pas de calais

Huy động gần 2 triệu người: Cuộc nghi binh lớn nhất lịch sử nhân loại

Đại tá Phan Văn Từ (Nguyên Trưởng phòng công nghệ cao, Viện tên lửa, BQP) |
Huy động gần 2 triệu người: Cuộc nghi binh lớn nhất lịch sử nhân loại

Để ngụy trang việc xây dựng trường bắn tên lửa, người ta đã huy động hơn 1.700.000 thanh niên tham gia vào việc nghi binh.

Cuối chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đã dùng máy bay B-29 ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Nhật bản. Bằng cách này, Mỹ không những đạt mục tiêu cụ thể là tàn sát dân thường và phá hoại các thành phố của Nhật mà còn gián tiếp đe dọa các nước XHCN khi đó do Liên Xô đứng đầu.
Khác với Mỹ, Liên Xô bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh nên đầu những năm năm mươi phải khắc phục  nhiều khó khăn vô cùng để xây dựng lại các thành phố, làng mạc, nhà máy, nông trang, gấp rút phục hồi sản xuất nông nghiệp đối phó với nạn thiếu lương thực.
Nhưng ngay sau khi Thế chiến 2 kết thúc thì Chiến tranh Lạnh bắt đầu, cuộc chạy đua vũ trang trở nên quyết liệt. Mặc dù nền kinh tế còn eo hẹp, các cơ sở khoa học công nghệ chưa kịp phục hồi nhưng Liên Xô không thể chần chừ khi Mỹ độc quyền bom nguyên tử.
Bằng những nỗ lực phi thường cùng với những hy sinh xương máu, năm 1949, Liên Xô chế tạo và thử nghiệm thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mỹ. Nhân dân các nước XHCN thở phào nhẹ nhõm vì không còn nơm nớp lo sợ bom nguyên tử Mỹ.
Thế nhưng năm 1953, Stalin mất, nền chính trị Liên Xô bước vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, Mỹ liên tục o ép Liên Xô. Mỹ xây dựng rất nhiều căn cứ quân sự ở các nước thân Mỹ xung quanh Liên Xô và các nước XHCN khác.
Phe XHCN nằm trong thế bao vây của Mỹ và máy bay ném bom chiến lược B-29 của Mỹ có thể mang bom nguyên tử cất cánh từ các căn cứ quân sự để ném bom Liên Xô và các nước đồng minh của họ.
Trong khi đó, Liên Xô không thể có hành động đáp trả vì máy bay ném bom của Liên Xô không bay được khoảng cách hàng chục nghìn km để ném bom lãnh thổ Mỹ rồi quay về được. Thời kỳ này hết sức căng thẳng, Liên Xô như bị dồn vào chân tường.
Năm 1954, Đảng cộng sản Liên Xô ổn định lại bộ máy do Tổng bí thư kiêm chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Khrushchyov đứng đầu.
Bộ quốc phòng báo cáo tình hình căng thẳng và những thông tin tuyệt mật trực tiếp lên Tổng bí thư, trong đó có thông tin như máy bay do thám của Mỹ ngày đêm bay trên bầu trời Liên Xô, chụp ảnh ngay cả trên bầu trời Moskva mà quân đội Liên Xô không làm gì được.
Tổng bí thư hỏi lý do thì các nhà quân sự cho biết máy bay trinh sát U-2 của Mỹ bay ở trần bay trên 20 km nên tiêm kích MiG-17 không thể bay và tác chiến ở tầm cao đó. Còn tên lửa phòng không thì sao? Thời kỳ này Liên Xô cũng chưa có tên lửa phòng không tác chiến ở tầm cao trên 20 km.
Mỹ ngày đêm ngạo nghễ dạo chơi và săm soi trên bầu trời Liên Xô mà không lo bị trừng trị. Liên Xô nên làm gì để đáp trả đòn tấn công hạt nhân nếu bị Mỹ tấn công?
Chiến dịch khai hoang lớn chưa từng có
Các nhà quân sự đã báo cáo lên tổng bí thư một dự án tuyệt mật, mà sau này mới biết là nhiều đồng chí trong bộ chính trị cũng không được thông báo.
Đó là dự án sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bắn vào đất Mỹ, thay cho việc dùng máy bay ném bom và khiến cho Mỹ bất ngờ, chưa có cách đối phó, buộc Washington phải xuống thang trong quan hệ đối ngoại.
Nhưng một khó khăn mà các nhà quân sự chưa thể giải quyết được, đó là làm sao xây dựng một trường bắn khổng lồ để phóng tên lửa đạn đạo mà vẫn giữ được bí mật.
Các nhà khoa học đã khảo sát nhiều địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Liên Xô và đi đến thống nhất chọn vùng hoang mạc ở Kazakhstan, nơi hầu như không ai cư trú, không có đường sá hay bất kỳ công trình xây dựng nào.
Song, lại một khó khăn xuất hiện, việc xây dựng trường bắn khổng lồ phải huy động hàng chục nghìn người, hàng triệu tấn vật liệu phải có đường để chuyển đến, và rồi phải lo ăn ở cho hàng chục nghìn người trong thời tiết hoang mạc vô cùng khắc nghiệt, mùa hè nóng đến 50 độ C, mùa đông -40 độ.
Tất cả hoạt động phải đảm bảo tuyệt mật trong điều kiện ngày đêm nằm dưới con mắt quan sát của máy bay Mỹ.
Điều đó cũng được báo lên Tổng bí thư. Thời kỳ này, vào giữa năm 1954, trung ương đang họp bàn về việc khôi phục sản xuất nông nghiệp đối phó với nguy cơ thiếu lương thực. Tổng bí thư đang đau đầu về cả hai việc lớn, một việc chung công khai – nông nghiệp, một việc tuyệt mật -  an ninh quốc phòng.
Cả 2 việc đó quay cuồng trong đầu ông, nhưng ông vẫn phải ưu tiên an ninh quốc phòng vì đây là vấn đề sống còn của cả khối XHCN mà Liên Xô chịu trách nhiệm đứng đầu. Một ý nghĩ lóe lên, hay ta kết hợp cả hai việc, cho khai hoang để tăng diện tích canh tác và ngụy trang cho việc xây dựng trường bắn tên lửa.
Thế là hôm sau họp Trung ương, Khrushchyov tuyên bố rằng, để giải quyết vấn đề lương thực, ta phải phát động chiến dịch khai hoang trên toàn liên bang, đặc biệt trọng điểm là các vùng hoang mạc ở các nước cộng hòa trung Á.
Trung ương nhất trí đa số nhưng một số đồng chí trong bộ chính trí không hiểu thâm ý của tổng bí thư nên tỏ ra hoài nghi. Lý do cũng rất chính đáng vì đất đai màu mỡ của Nga và Ukraine chẳng thiếu gì, sao phải đưa người đến những vùng mà điều kiện sống tối thiểu không có, không có nước, không có đường đi lại, chưa nói gì đến nhà, đến điện….
Nhưng với cương vị đứng đầu cả Đảng và chính phủ nên Khrushchyov quyết định và phát động chiến dịch khai hoang lớn chưa từng có, huy động hơn 1.700.000 thanh niên, chủ yếu từ Nga và Ukraine, đến vùng hoang mạc trung Á.
Huy động gần 2 triệu người: Cuộc nghi binh lớn nhất lịch sử nhân loại - Ảnh 1.
Gần 2 triệu thanh niên và hàng chục nghìn quân nhân Liên Xô đã tham gia chiến dịch khai hoang lớn chưa từng có.
Cùng với những đoàn tàu chở thanh niên khai hoang đó là những đoàn tàu chở hàng chục nghìn quân nhân xây dựng và những chiếc tàu hàng được ngụy trang thành tàu khách để chở hàng triệu tấn vật liệu. Khi đến các ga gần hoang mạc thì đội quân khổng lồ theo nhiều hướng khác nhau tiến vào hoang mạc.
Trường bắn giả - trường bắn thật
Đội quân khai hoang đã vượt qua muôn vàn khó khăn và chết chóc do bệnh tật, thời tiết khắc nghiệt và côn trùng cắn nhưng họ đã viết nên thiên anh hùng ca vĩ đại còn truyền lại trong văn chương, điện ảnh, hội họa…
Ngay năm đầu vụ mùa đã bội thu và năm thứ hai họ đã khai phá được một diện tích khổng lồ 47 triệu hecta đất, thu được hơn 80 triệu tấn lúa mì từ vùng đất đó. Họ đã từ chỗ ở lều bạt mà xây lên cả thành phố Tselinograd – thành phố khai hoang, nền móng của thủ đô Astana xinh đẹp ngày nay ở Kazakhstan.
Huy động gần 2 triệu người: Cuộc nghi binh lớn nhất lịch sử nhân loại - Ảnh 2.
Hình ảnh trong những ngày đầu chiến dịch khai hoang của Liên Xô.
Nhưng niềm vui chẳng tày gang, nỗi buồn ập đến, lúa mỳ không dùng hết, kho không đủ để cất giữ, không có đường để vận chuyển đi nơi khác nên bị thối hỏng rất nhiều. Những năm tiếp sau năng suất giảm dần, bão bụi hoành hành cả một vùng rộng lớn, thảm họa môi trường khủng khiếp.
Ấy vậy mà, những người khai hoang còn lập nên một chiến tích vĩ đại thầm lặng khác, họ đã che giấu cho hai đội quân, một đội mấy chục nghìn người đến ngôi làng Toretam xây dựng trường bắn khổng lồ, còn một đội hàng nghìn người đến ngôi làng cách Toretam 300 km về phía đông bắc để xây dựng một trường bắn giả (nhưng họ không được biết) - trường bắn Baykonur.
Sau 2 năm lao động quên mình, họ đã xây dựng xong trường bắn và quân đội Liên Xô đã bắt đầu thử tên lửa đạn đạo bắn từ Kazakhstan đến Kamchatka. Sau nhiều lần thất bại, đến năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên Trái Đất.
Thành công này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì Liên Xô đi tiên phong trong nghiên cứu vũ trụ, nhưng về mặt quốc phòng, nó cho đối thủ thấy Liên Xô có thể tấn công bất cứ điểm nào trên hành tinh này- phá hẳn thế bao vây của Mỹ.
Cho đến lúc ấy, người Mỹ vẫn chưa thể biết Liên Xô xây dựng trường bắn ở đâu. Đến năm 1961, khi Gagarin bay vào vũ trụ thì hãng thông tấn TASS ra thông báo lần đầu tiên cho biết con tàu được phóng từ sân bay vũ trụ Baykonur.
Từ đó về sau, mọi thông báo về các chuyến thám hiểm vũ trụ đều nói là tàu vũ trụ được phóng từ sân bay Baykonur – sân bay giả, nhưng thực chất là từ sân bay Toretam.
Những người đi khai hoang không những lập nên chiến tích "đánh thức" vùng hoang mạc rộng lớn xa xôi mà còn che chở cho một công trình quân sự chiến lược có quy mô lớn nhất thế giới mà giờ đây nó đã trở thành trung tâm vũ trụ của thế giới.
theo Trí Thức Trẻ


10 cú nghi binh ngoạn mục trong chiến tranh

Một số cú đánh lừa táo bạo nhất thành công trên chiến trường và sự thán phục đối với những người cực kỳ táo bạo và khôn khéo nghĩ ra chúng.

Ảnh minh họaẢnh minh họa
10. Lá thư giả buộc cả một lâu đài đầu hàng


Lâu đài (James Gordon)
Lịch sử cho thấy, các hiệp sĩ cứu tế của dòng tu Y viện Hiệp sĩ đoàn (Knights Hospitallers) rõ ràng là không phải là những kẻ dễ bị bắt nạt mà sẵn sàng chiến đấu đến người cuối cùng nếu cần. Kịch bản mà gầu như đã xảy ra khi các chiến binh mamluk (binh sĩ nô lệ Hồi giáo) vây hãm lâu đài kiên cố Krak des Chevaliers của Y viện Hiệp sĩ đoàn vào tháng 3/1271. Lực lượng Hồi giáo do quốc vương Baybars chỉ huy từng bước đánh chiếm lâu đài và đẩy các hiệp sĩ vào bên trong lâu đài vào cuối tháng đó.

Thừa biết khi bị dồn vào đường cùng, các hiệp sĩ sẽ chiến đấu đến giây phút cuối cùng, vị quốc vương khéo léo giả mạo một lá thư đề tên của Tổng thủ lĩnh của Y viện Hiệp sĩ đoàn và tìm cách đưa tới tay các hiệp sĩ bị vây hãm. Lá thư có ghi các chỉ thị và cho phép cho các hiệp sĩ được đầu hàng. Các hiệp sĩ đã bị mắc mưu và đầu hàng; sau đó, vị quốc vương đã tha mạng cho họ và cho phép họ an toàn rời đi Tripoli với điều kiện họ không được quay trở lại. Vào tháng 4/1271, quân mamluk đã chiếm được toàn bộ lâu đài và biến nó thành đồn binh của mình.

9. Khẩu pháo giả khiến kẻ địch bỏ cuộc

Khẩu pháo giả
Pháo giả (quaker gun) là những đoạn thân cây hoặc các vật liệu tương tự khác được sơn đen và làm cho giống như khẩu pháo thật. Được đặt theo tên của Hiệp hội Bạn hữu (Society of Friends) hoặc Quakers, những khẩu pháo giả đã được dùng trong nhiều cuộc chiến tranh để đe dọa hay đánh lừa kẻ thù. Một ví dụ hiếm hoi khi một khẩu pháo giả thực sự buộc quân địch đầu hàng diễn ra trong chiến dịch của Đại tá William Washington ở Nam Carolina vào ngày 4/12/1780.

Viên đại tá mà tình cờ cũng là người em họ thứ hai của của George Washington đã phát hiện được 115 lính thuộc phe thân Anh ẩn náu trong một nhà kho kiên cố. Nhanh trí, Washington đã bí mật sơn một thân cây thông cho giống như một khẩu pháo và đe dọa sẽ khai hỏa nếu những kẻ cố thù không quy hàng. Nỗ lực của ông đã được đền đáp bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Đại tá Rowland Rugeley và toàn bộ quân lính dưới quyền của ông. Thật đau lòng khi những người lính bị đánh bại sau đó phát hiện ra là khẩu pháo đó là đồ giả.

8. “Hải quân” rởm của Benedict Arnold cản bước cuộc xâm lược của quân Anh

Trước khi Benedict Arnold được biết đến như một trong những kẻ phản bội nổi tiếng nhất trong lịch sử, ông là một vị tướng Mỹ tháo vát và tỏ ra là đối thủ đáng gờm của quân Anh vũ trang tốt. Ông đã bộc lộ sự khéo léo đặc biệt của mình trong trận chiến quan trọng đảo Valcour vào tháng 10/1776. Tại hồ Champlain, lực lượng hải quân hỗn tạp với 15 tàu của Arnold đã chạm trán một hạm đội hùng mạnh 25 tàu của Anh. Điều dễ dự đoán là hạm đội Anh đã dễ dàng đánh tan các con tàu của Arnold và buộc Arnold phải rút lui.

Mặc dù quân Anh đã giành được thắng lợi chiến thuật áp đảo, sau này nó lại trở thành chiến thắng chiến lược của Arnold: Sự hiện diện đơn thuần của các tàu Mỹ đã thúc đẩy người Anh tốn khá nhiều thời gian để xây dựng hạm đội của mình. Khi mà quân Anh hoàn thành các con tàu và giành chiến thắng, gần như đã vào mùa đông, họ buộc phải rút trở về Canada và điều chỉnh thời gian xâm chiếm New York sang năm sau. Điều này cho phép người Mỹ có đủ thời gian chuẩn bị bố phòng và cuối cùng là đánh bại quân Anh ở Saratoga vào năm 1777.

7. Viên sĩ quan SS một mình chiếm được Belgrade


Fritz Klingenberg (Bundesarchiv)
Tháng 4/1941, Fritz Klingenberg, một sĩ quan SS, tham gia cuộc thi đua với các đơn vị đột phá của quân đội Đức nhằm chiếm giữ Belgrade. Trong cuộc đua của họ, Klingenberg tiến đến sông Danube khi con sông dềnh nước lên bởi những cơn mưa liên miên. Bất chấp nguy hiểm, Klingenberg và 10 lính dưới quyền vượt được qua con sông bằng một chiếc xuồng máy cũ ọp ẹp. Sau đó, họ hành quân vào Belgrade mà không gặp một chút kháng cự và trú quân tại đại sứ quán Đức.

Biết rằng các lực lượng Đức vẫn còn ở phía sau hàng dặm, Klingenberg đã thử một kế đánh lừa: Anh ta nói với viên thị trưởng rằng, thành phố sẽ bị máy bay Đức oanh tạc ta nát nếu ông ta không chịu đầu hàng. Thật may là lời đe dọa đã tỏ ra hiệu nghiệm, khiến viên thị trưởng vội vã giao nộp Belgrade cho Klingenberg. Khi quân đội Đức cuối cùng đến được Belgrade, họ đã tức giận khi biết Klingenberg không chỉ đánh bại họ khi đến thành phố trước mà còn một tay chiếm giữ được thành phố. Chiến công xuất sắc của Klingenberg được các đơn vị SS khác ca tụng hết lời và anh ta đã được trao tặng huân chương Hiệp sĩ Chữ thập sắt vì thành tích này.

6. Chiến dịch Scherhorn


Trong chiến dịch kéo dài gần một năm thời Thế chiến II này, Liên Xô ép buộc một số tù binh Đức, trong đó có cả Heinrich Scherhorn đóng giả một bộ phận của 2.500 lính Đức bị mắc kẹt đằng sau các phòng tuyến của kẻ thù ở Đông Âu. Giả mạo làm những người lính Đức, Hồng quân Liên Xô sau đó đã liên lạc với đại bản doanh quân đội Đức ở Berlin và xin hàng tiếp tế để giúp họ đột phá vòng vây trở về. Tất nhiên, đây chỉ là một trò đánh lừa để đoạt lấy nguồn lực quý giá của Đức và nó đã có hiệu quả rất cao: Từ tháng 8/1944 cho đến khi chiến tranh kết thúc, quân Đức liên tục thả dù người và hàng tiếp tế hỗ trợ cho một đội quân không hề tồn tại.

Trong quá trình chiến dịch, Liên Xô đã thu được một lượng hàng tiếp tế khá lớn cùng với khoảng 25 sĩ quan Đức mà sau đó cũng bị phía Liên Xô buộc phải tiếp tục đánh lừa quân Đức. Quân Đức ở nhà không bao giờ phát hiện ra trò đánh lừa; có lúc, lực lượng đặc nhiệm của Otto Skorzeny còn được lệnh tiến hành một cuộc giải cứu cho đội quân Đức “trong vòng vây”. Hitler cũng tin toàn bộ chuyện này nên thậm chí đã thăng cấp và khen thưởng cho Scherhorn cùng các binh sĩ ma của ông ta.

5. Viên tướng miền nam hàng phục đội quân miền bắc

Viên tướng phe miền nam (trong nội chiến Mỹ) Nathan Bedford Forrest không phải ngẫu nhiên được biết đến như là “Phù thủy trên yên ngựa”. Không chỉ nổi tiếng vì vai trò trong vụ thảm sát đẫm máu quân đội Liên bang miền bắc bại trận ở Fort Pillow, Forrest còn có tiếng là một kỵ sỹ cực kỳ sáng tạo, liên tục qua mặt các đối thủ của mình. Một ví dụ hoàn hảo về mưu trí quân sự của ông thể hiện trong cuộc tấn công tai hại vào Alabama của quân liên bang miền bắc vào tháng 4/1863.

Với một lực lượng 1.700 người do Đại tá Streight Abel phe Liên bang miền bắc chỉ huy, được gọi là Kỵ binh Jackass (đội quân này có tên như vậy là vì các binh lính cưỡi la) hy vọng sẽ phá hủy được tuyến đường sắt địa phương vốn dùng để tiếp tế cho các lực lượng Liên minh miền nam ở Tennessee. Với một lực lượng chỉ có 500 người, Forrest theo dõi và quấy rối những kẻ tấn công phe miền bắc khiến họ cuối cùng phải rút về thị trấn nhỏ Cedar Bluff.

Forrest gặp Streight bị dồn vào đường cùng và yêu cầu ông ta đầu hàng vô điều kiện. Để thuyết phục viên sĩ quan phe miền bắc rằng, ông đang có sẵn một lực lượng lớn lâm trận, Forrest ngầm ra lệnh cho quân lính của mình và các khẩu pháo diễu qua diễu lại nhiều lần trên một sườn núi lân cận. Nhìn thấy lính phe miền nam đông lúc nhúc, Streight cứng đầu cuối cùng đành nhượng bộ và ra lệnh cho quân mình đầu hàng. Sau khi nhận ra thủ đoạn gian trá của Forrest, Streight đòi Forrest thả binh lính của ông để họ có thể có một trận chiến đàng hoàng nhưng bị viên tướng phe miền nam bác bỏ.

4. Baden-Powell đánh lừa quân Boer


Bên cạnh tính cách lập dị của mình và vai trò trong việc thành lập Hướng đạo sinh, Robert Baden-Powell còn nổi tiếng nhờ bảo vệ thành công thành phố Mafeking ở Nam Phi trong cuộc chiến tranh Boer lần thứ hai. Với một lực lượng chỉ 1.500 người, Baden-Powell thấy cần sử dụng chiến thuật nghi binh để đối phó lực lượng Boer hùng mạnh với 8.000 quân vây hãm thành phố. Vì vậy, ông đã nghi binh bằng cách cài những quả mìn giả và chăng thứ dây thép gai giả trong toàn thành phố và cho quân của mình giả đò vượt qua chúng như thể chúng là mìn và dây thép gai thật trước sự quan sát chăm chú của kẻ thù.

Baden-Powell thậm chí còn giả mạo một lá thư nói rằng, quân tiếp viện Anh đang tới (thực ra không có), mà sau đó ông đã cố tình “thua” quân Boer, buộc họ phải rút bớt 1.000 quân để bảo vệ phía sau lưng của họ. Những hành động tâm lý chiến hiệu quả này đã giúp Baden-Powell đứng vững trong 7 tháng cho đến khi quân tiếp viện đến. Sau khi trở về nhà, Baden-Powell đã trở thành một anh hùng dân tộc và nhận được vô số khen thưởng.

3. Haile Selassie khuất phục đối thủ bằng tiệc và rượu


Ras Tafari Makonnen Woldemikael (được biết đến nhiều hơn với tên Haile Selassie I, vua Ethiopia [1930-1974]) đã chứng minh rằng, ông có sự khôn ngoan cần thiết để sống sót trong thế giới chính trị. Đối mặt với một đối thủ mạnh là thái giám Balcha Safo, Selassie sử dụng một kế lừa cổ điển ghi danh trong lịch sử. Năm 1928, ông đã mời thống đốc Balcha, hồi đó là thống đốc một tỉnh, đến cung điện của mình để ông mở tiệc chiêu đãi. Balcha vốn cũng là một chiến binh đáng gờm, từng chiến đấu chống lại người Italia trong trận Adwa năm 1896, đã tới thủ đô và đóng 10.000 quân bên ngoài thành phố .

Không tin tưởng Selassie, Balcha cũng đem theo 600 lính thiện chiến nhất đến dự tiệc. Selassie vào vai một chủ nhà hoàn hảo và không ngớt lời ca tụng Balcha. Cuối cùng, các tùy tùng của Balcha bắt đầu lơ là cảnh giác và uống rượu rất nhiều. Sau bữa tiệc, Balcha cùng tùy tùng trở về trại của họ ở ngoài kinh đô, nhưng thấy không còn ai ở đó. Trong khi họ còn tiệc tùng trong cung điện, một người của Selassie đã đến trại của Balcha và mua chuộc quân lính của Balcha hạ vũ khí và biến mất. Mặc dù sau đó Balcha trốn thoát vào một nhà thờ, ông đã nhanh chóng thấy mình bị bao vây với quân lính của Selassie. Không còn lựa chọn nào khác, Balcha đầu hàng và chấp nhận ở lại trong một tu viện cho đến hết đời.

2. Không thành kế của Tokugawa



Không thành kế là một kế phòng thủ nghi binh nhằm lừa địch tin rằng, đang có một bẫy phục kích chờ chúng tại một khu vực hiểm yếu khiến kẻ địch sợ hãi mà rút lui. Mặc dù kế này đã được nói đến rất nhiều trong các tiểu thuyết như Tam Quốc diễn nghĩa, một trường hợp khác vận dụng của kế này được ghi chép rõ là trận Mikatagahara vào tháng 10/1572. Trong trận đánh đặc biệt này, Takeda Shingen và quân đội đông hơn hẳn về quân số đã dễ dàng đánh bại lực lượng nhỏ hơn nhiều của Tokugawa Ieyasu.

Để tránh cho toàn quân bị tiêu diệt, Tokugawa đã ra lệnh rút lui trở lại lâu đài của họ. Dọc đường rút, ông hạ lệnh thắp các ngọn đuốc dọc theo các tuyến đường và mở tung các cổng. Để cú lừa hiệu quả hơn, một tướng của ông cũng còn thúc một chiếc trống đại trên đỉnh một cái tháp ở gần cổng. Thật khó tin là kế nghi binh của Tokugawa đã thành công: Takeda và quân đội của mình, khi nhìn thấy toàn bộ cảnh tượng, đã quyết định không tiến vào lâu đài mà thay vào đó là quyết định đóng trại để qua đêm. Khi màn đêm buông xuống, một lực lượng nhỏ từ lâu đài đã đánh vào trại và đốt phá, buộc Takeda và quân lính phải rút chạy.

1. Hai nguyên soái của Napoleon tình cờ chiếm được cây cầu chiến lược



Trong trận Schongrabern vào tháng 11/1805, khi quân Pháp chuyển sang tấn công quân Áo và Nga, hai sĩ quan kiêu dũng nhất của Napoleon đã chiếm được một cây cầu trọng yếu từ tay quân Áo mà không cần một phát súng. Các nguyên soái Pháp Jean Lannes và Joachim Murat thấy là họ cần chiếm được cây cầu được canh gác cẩn mật để vượt sông Danube. Biết rằng, cả cây cầu đã bị quân Áo lắp đầy bom, họ quyết định dùng kế lừa để chiếm cầu thay vì bằng vũ lực.

Chỉ với một toán quân nhỏ, hai nguyên soái Pháp thờ ơ tản bộ trên cầu trước cái nhìn đầy bối rối của quân Áo. Không lúng túng vì những phát đạn thỉnh thoảng bắn về phía họ, mấy lính Pháp to tiếng la với quân địch ở bên kia sông là giờ đã có lệnh đình chiến và cây cầu sẽ được giao lại cho quân Pháp. Khi một lính Áo toan phá nổ cầu, nguyên soái Lannes mắng mỏ anh ta rằng làm thế sẽ là tội nặng. Lúc đó, viên tướng Áo được giao nhiệm vụ bảo vệ cây cầu ra mặt gặp các nguyên soái Pháp. Bất chấp mọi lời can gián của cấp dưới rằng đây là trò lừa đảo của quân Pháp, viên tướng vẫn hạ lệnh cho quân lính của mình rút khỏi cây cầu. Kế trá ngụy đã chiến thắng.
Theo VND

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét