Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/6 (Kế sách thứ sáu: DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY )

(ĐC sưu tầm trên NET)
Kế thứ 6:
DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY
(Dương oai phía Đông, công kích phía Tây)

Bố trận trăm tầng vạn lớp chia
Che tai bị mắt rõ chưa kìa
Nhìn qua trước mặt là hư đấy
Ngắm kỹ sau đầu lại thực kia
Nếu Bắc Vân Trường đao thép vẫy
Thì Nam Cát Lượng quạt lông chìa
Hoa Dung lối hẻm bao mờ mịt
Bố trận trăm tầng vạn lớp chia

 
36 kế - Kế Thứ 6: Dương đông kích tây

Kế thứ 6: DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY 
+ Giải nghĩa: Dương Đông kích Tây, vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại
+ Điển cố: Sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng cho quân đốt lửa trong đường hẻm Hoa Dung để Tào Tháo nghi ngờ rằng quân Lưu Bị dùng kế giương Đông kích Tây rồi chọn chính đường Hoa Dung để rơi vào bẫy của quân Quan Vũ.
+ Diễn giải:

– Kế “Dương đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía Đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía Tây. Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là “Dương đông kích tây” vậy.
– Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.
+ Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
– Tạo tin đồn.
– Làm rối tai rối mắt địch.
– Buộc đối phương lo nhiều mặt.
– Mê hoặc ý chí của địch.
– Nghi binh.
– Làm phân tán lực lượng đối phương.
– Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
– Nguyên tắc của “ Dương đông kích tây” là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế ” Dương đông kích tây” là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét