Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BINH PHÁP TÔN TỬ 1 (Nguồn gốc)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
NGUỒN GỐC: Cơ sở lý luận có thể bắt nguồn từ Lão Tử!
72 mưu kế của Quỷ Cốc Tử, trăm ngàn năm sau vẫn còn nguyên giá trị
[Huyền Bí TV] - Quỷ Cốc Tử là một người tu Đạo thời Xuân Thu Chiến Quốc,
ông tu ẩn dật một mình trong Quỷ Cốc vì thế mọi người thường gọi ông là
Quỷ Cốc tiên sinh. Ông tự nhận mình là đệ tử của Lão Tử. Với 72 kế sách
tinh thâm của ông, bạn có thể cất giữ và học tập cả đời cũng không thể
hết, ví dụ như: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. “Biến sinh ra
sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết
sinh tiến; Tiến sinh thoái; Thoái sinh chế,... Phiên bản đầy đủ 72 kế
sách của ông sẽ được Huyền Bí TV giới thiệu thành 03 phần video khác
nhau.
(Kiến Thức) - Là người nước Tề nhưng lập
công lao, sự nghiệp hiển hách cho nhà Ngô là một trong những điều thú vị
về cuộc đời, sự nghiệp của Tôn Tử.
Tôn
Tử (hay còn gọi Tôn Vũ) được đánh giá là "ông tổ của binh pháp", lưu
danh sử sách với cuốn binh thư mang tên Binh pháp Tôn Tử (The Art of
War). Ông có mối quan tâm lớn đến chiến tranh và được đánh giá là nhà
cầm quân giỏi. Ít ai biết được rằng, Tôn Tử là người nước Tề, sau sang
nước Ngô lập danh, lập nghiệp lừng lẫy thời đó. Cuộc đời, sự nghiệp của Tôn Tử là một trong những vấn đề được người đời hết sức quan tâm.
Tôn Tử có tên chữ là Trưởng Khanh sinh
năm 535 TCN và mất năm 496 TCN. Ông sinh vào thời Xuân Thu - thời đại
hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội để Tôn Tử thể hiện
tài cầm quân của mình cũng như chứng minh hiệu quả của cuốn binh pháp
do mình viết.
Với tài cầm quân, Tôn Tử đã
phò tá cho nước Ngô liên tục giành được thắng lợi, từ đó làm cho nước
Ngô trở nên hùng mạnh khiến nhiều nước phải quy thuận trở thành chư hầu.
Tôn Tử - bậc thầy quân sự nổi tiếng Trung Quốc.
Binh pháp Tôn Tử là cuốn binh thư hoàn chỉnh nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng như trên thế giới. Tôn
Tử đã dâng cuốn Binh pháp Tôn Tử gồm 13 chương của mình cho vua Ngô là
Hạp Lư. Vua Hạp Lư đánh giá cao Tôn Tử nhưng vẫn muốn thử xem binh pháp
của ông hiệu quả đến đâu nên đã đưa ra một thử thách cho Tôn Tử là làm
sao huấn luyện, đào tạo 180 thê thiếp trong cung cấm của mình như những
người lính thực thụ.
Tôn Tử đã chấp nhận nhiệm vụ đó. Ông
đã chia 180 thê thiếp của nhà vua thành 2 nhóm và cử 1 người làm chỉ
huy. Kế đến, Tôn Tử bắt đầu huấn luyện những nữ nhân của nhà vua kỷ luật
quân đội.
Tuy nhiên, những mỹ nhân trong cung
cười đùa khúc khích khi nghe Tôn Tử hạ lệnh. Sau vài lần ra lệnh và nhắc
nhở của Tôn Tử mà những thê thiếp đó vẫn cười đùa nên ông đã ra lệnh
chém đầu 2 chỉ huy để thị uy kỷ cương quân đội. Sau đó, dưới sự chỉ huy
của ông, tất cả thê thiếp đều thực hiện huấn luyện nghiêm chỉnh, phục
tùng hiệu lệnh của Tôn Tử, khiến nhà vua Hạp Lư khâm phục.
Mặc dù là tác giả cuốn binh thư nổi
tiếng thế giới nhưng Tôn Tử không ủng hộ chiến tranh. Ông cho rằng các
nước nên tránh gây ra chiến sự.
Theo Tôn Tử, nếu như xảy ra chiến
tranh thì nên kết thúc cuộc chiến một cách nhanh nhất bởi nếu cuộc chiến
kéo dài thì nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nước bại trận mà còn cả
với nước chiến thắng.
Hiện cuốn Binh pháp Tôn Tử được dịch
ra hơn 100 thứ tiếng và lưu truyền ở nhiều nước. Cuốn binh thư này không
chỉ được ứng dụng trong quân sự mà còn được vận dụng rộng rãi trong
kinh tế, thương mại, quản lý, ngoại giao.
Cộng đồng xôn xao trước tin Tôn Tử không phải người Trung Quốc
10:27 18/10/2010
Cư dân mạng của nhiều nước trên thế giới đang xôn xao khi một giáo sư
đại học Ewha - Hàn tuyên bố: "Tôn Vũ -tác giả của Binh pháp Tôn Tử là
người Hàn Quốc".
Tuyệt tác binh thư
Hình ảnh Tôn Tử
Binh
pháp Tôn Tử được biết đến như là pho lý luận quân sự vĩ đại nhất thời
cổ đại, cũng là một trong những pho sách cổ của Trung Quốc có ảnh hưởng
và rộng nhất trên thế giới.
Người ta đã từng tôn xưng: "Đây là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại".
Tư
tưởng thao lược và tư tưởng triết học của pho sách này được vận dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự cho đến chính trị, kinh tế...
Và
tác giả của nó - Tôn Vũ cũng được coi là nhà quân sự lớn, đồng thời
được tôn xưng là "Thánh binh", "Thánh võ" trong lịch sử Trung Quốc.
Không
chỉ được tôn sùng tại Trung Quốc, Binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ còn được
sùng bái tại một số quốc gia châu Á có nền văn hóa tương đồng như Việt
Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Nhật Bản, vào năm 734
sau công nguyên, lịch sử đã ghi có một học sinh nước này đã sang Trung
Quốc du học và được giác ngộ với Binh pháp Tôn Tử.
Sau
đó người này đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu những lý luận quân sự vĩ
đại trong binh pháp và đã truyền đạt lại tư tưởng của binh pháp về Nhật
Bản.
Từ đó tại đất nước mặt trời mọc, người ta đã
tôn sùng tư tưởng này như một trong những cẩm nang gối đầu của các nhà
kinh tế và chính trị.
Ngay đến cả Konosuke
Matsushita - người được mệnh danh là ông tổ của các phương thức kinh
doanh kiểu Nhật cũng đã tôn sùng Binh pháp Tôn tử như một báu vật quý
giá.
Ngoài sự sùng bái của Nhật Bản, người Hàn Quốc
cũng coi Binh pháp Tôn Tử là một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu
tiên trong lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, sau khi
một số giáo sư tại Hàn Quốc nhận Tôn Vũ là người Hàn Quốc thì không chỉ ở
quê hương ông là Trung Quốc mà ngay cả những người hâm mộ Tôn Vũ ở Nhật
Bản cũng lên tiếng phản đối nhận định trên.
Khắp nơi tranh giành
Một cảnh trong phim "Tôn Tử đại truyện" dựng lại cuộc đời của Tôn Vũ.
Không
chỉ tại Trung Quốc - quê hương của Binh pháp Tôn Tử, trên khá nhiều
diễn đàn tại Nhật, đa phần tầng lớp nhân dân nước này đã phản bác lại
tuyên bố của các giáo sư Hàn Quốc.
Trên trang Oha có
viết: "Người Hàn Quốc tuy có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng sâu rộng
tư tưởng của Binh pháp Tôn Tử vào đời sống, tuy nhiên nói Tôn Vũ là
người Hàn Quốc quả là quá khoa trương".
Trên các
mạng khác cũng có rất nhiều ý kiến phản đối: "Có thể các vị giáo sư này
đã đạt được những thành tựu khi nghiên cứu về Binh pháp Tôn Tử, tuy
nhiên đừng bao giờ huyễn hoặc rằng Tôn Vũ là người Hàn Quốc”.
Không
chỉ dừng lại ở đó, giới sử học Hàn Quốc trong những năm gần đây đã liên
tục đưa ra những tuyên bố đáng giật mình: Tào Tháo, Chu Nguyên Chương,
Lý Bạch... đều là hậu duệ của những người Cao Ly (tức Triều Tiên cũ).
Không
những thế, một số giáo sư tại nước này sau khi nghiên cứu và đưa ra kết
luận trên đã yêu cầu phía Trung Quốc phải sửa lại lịch sử. Tuy nhiên,
các nhà sử học Trung Quốc đã lên tiếng phản bác những ý kiến trên.
Cuối
năm 2009, khi giới thông tấn Hàn Quốc đăng tải thông tin Tào Tháo là
người Cao Ly, Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã đăng bài lên tiếng phản bác
và cho rằng đây là một trò đùa lố bịch.
"Tào Tháo là
người Hán, sự thực đó không phải bàn cãi và người viết cũng không muốn
tốn thì giờ dây vào những vụ tranh cãi vô bổ như thế. Còn nhiều vấn đề
đáng phải quan tâm hơn" - một giáo sư sử học tại Đại học Thanh Hoa
(Trung Quốc) đã nói như vậy khi được nghe thông tin trên.
Theo Đời sống và Pháp luật
Tôn vũ đã cầm quân bao nhiêu lần
Tôn Tử Binh Pháp
đã nổi tiếng trên thế giới từ khá lâu rồi. Đến nay nó được dịch ra 29
loại ngôn ngữ, các ấn phẩm bổ sung mở rộng lên tới hơn 700 bản. Thế kỷ
18, cuốn Tôn Tử Binh Pháp được truyền nhập vào châu Âu, ngay lập tức gây
ra náo động đối với giới quân sự phương Tây. Nhà lý luận quân sự nổi
tiếng người Anh, người đặt nền móng lý luận đại chiến lược Lydern Hatill
không chỉ tự mình dịch toàn bộ nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp ra
tiếng Anh mà ông còn viết thêm một quyển “Luận chiến lược để dẫn giải và
tường thuật lại. Hatill cho biết, trong tác phẩm quân sự của ông, giải
nghĩa rất nhiều quan điểm tìm thấy qua nguyên bản cuốn Tôn Tử Binh Pháp
từ hơn 2500 năm trước.
Trong bộ sử ký của mình, Tư Mã Thiên có viết về tài năng quân sự của Tôn Vũ (Tôn Tử) như sau: "Tôn
Vũ phía tây đại phá nước Sở mạnh, phía Đông dẹp yên Tề, Tần uy danh
lừng lẫy khắp chư hầu, làm tướng như thế thật khó ai so bì". Quả
thật trong 30 năm sự nghiệp quân sự của mình, Tôn Vũ đã lập nhiều chiến
công hiển hách và luôn xứng đáng với những lời tôn vinh trong sử sách.
Tuy nhiên có một vấn đề luôn gây ra sự tranh cãi kịch liệt từ trước đến
nay đó là: rốt cuộc Tôn Vũ đã thân chinh chỉ huy bao nhiêu trận đánh.
Vừa qua giới nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc khi đã nghiên cứu, đối
chiếu, tổng hợp, so sánh từ các sử liệu như: "Ngô việt Xuân Thu", "Việt
sắc thư", "Tả truyện", "Sử ký" đã đưa ra kết luận: Trong sự nghiệp quân
dịch của mình, Tôn Vũ chỉ trực tiếp chỉ huy 5 trận đánh và chính 5 trận
chiến "để đời" này đã góp phần đưa tên tuổi của ông bất hủ cùng thời
gian.
- Lần chỉ huy thứ nhất: Xảy ra vào tháng 12 năm 512
trước công nguyên, khi đó Ngô Vương là Hạp Lư ra lệnh cho Tôn Vũ chỉ huy
quân tiêu diệt 2 nước nhỏ là Chung Ngô và nước Từ. Trong lần cầm quân
đầu tiên này, Tôn Vũ đã xuất sắc hạ gọn 2 nước trên đồng thời thừa thắng
chiếm được đất Thư thuộc nước Sở lập công lớn được Ngô Vương ban
thưởng.
- Lần chỉ huy thứ hai: Theo lệnh của Hạp Lư, năm 511
trước công nguyên, Tôn Vũ lại thống lĩnh ba quân cùng Ngũ Tử Tư, Bạch Hỷ
đi chinh phạt nước Sở bởi lý do "Sở Vương từ chối không chịu trao thanh
bảo kiếm Trạm Lô cho Hạp Lư". Dưới quyền chỉ huy của Tôn Vũ quân Ngô
đánh hai trận thắng cả hai, chiếm gọn 2 xứ Lục và Tiềm thuộc đất Sở.
- Lần chỉ huy thứ ba: xảy ra vào năm 510 trước công
nguyên, lúc này giữa nước Ngô và nước Việt lần đầu tiên xảy ra cuộc
chiến tranh quy mô lớn mà sử sách còn ghi lại đó là cuộc "Đại chiến
Huề-Lý". Trong cuộc chiến này lần đầu tiên Tôn Vũ đưa ra cách dụng binh
"Quý hồ tinh bất quý hồ đa" trong đánh trận do vậy chỉ với 3 vạn quân
với phép dụng binh tài tình của Tôn Vũ đã đánh bại 16 vạn quân nước
Việt.
- Lần chỉ huy thứ tư: Vào năm 509 trước công nguyên xảy
ra cuộc "đại chiến Dự Chương" giữa hai nước Ngô và Sở. Khi đó vua Sở
sai con trai là công tử Tử Thương và công tử Tử Phàm dẫn đại quân tiến
đánh nước Ngô, nhằm báo thù nỗi nhục mất đất năm xưa. Một lần nữa Ngô
Vương Hạp Lư lại giao cho Tôn Vũ cầm quân chống giặc. Lần này Tôn Vũ
khôn khéo vòng tránh đội quân chủ lực của công tử Thường, dùng lối đánh
vu hồi tập kích doanh trại bắt sống công tử Phàm, quân Sở từ thế mạnh,
chuyển sang yếu cầm cự chưa đầy một tháng phải rút chạy về nước.
- Lần chỉ huy thứ năm: Vào ngày 18-11-506 trước công
nguyên, 2 nước Ngô-Sở một lần nữa xảy ra chiến tranh, sử sách gọi đây là
"cuộc chiến Bách Cử". Đây là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử 2 nước.
Lần này quân Sở huy động 25 vạn quân tiến đánh nước Ngô, khí thế báo thù
rất sôi sục. Theo kế của Tôn Vũ và Ngũ Tử Tư, vua Ngô bí mật liên kết
với 2 nước nhỏ là Đường và Thái làm thành liên minh chống Sở. Khi tác
chiến, Tôn Vũ triệt để lợi dụng địa hình thuận lợi của 2 nước "đồng
minh" để triển khai chiến thuật "Khống chế chính diện", "Tập kích vu hồi
mạn sườn" của mình. Sau 5 lần giao chiến với quân Sở, Tôn Vũ đều giành
thắng lợi. Cuối cùng 3 vạn quân Ngô đã phá tan 25 vạn quân Sở tiến vào
kinh đô nước Sở buộc Sở vương phải tháo chạy.
Với 5 trận đánh "để đời" này, uy danh và tài thao lược quân sự
của Tôn Vũ (Tôn Tử) lừng lẫy khắp thiên hạ. Thêm vào đó là bộ "Tôn Tử
Binh Pháp" dài 13 thiên bất hủ của ông đã khiến cho tên tuổi của Tôn Vũ
nổi tiếng khắp thế giới cho tới ngày nay.
8 chiến thuật lợi hại nhất trong ‘Binh pháp Tôn Tử’, hiểu được một nửa là có thể thành công trong đời
Không chỉ là kiệt tác quân sự,
“Binh pháp Tôn Tử” còn là một tác phẩm văn học ưu tú với nhiều câu nói
nổi tiếng, được hậu thế nghìn năm nằm lòng như: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng“, “Đánh chỗ địch không phòng bị, hành động lúc địch không ngờ tới“… Cuốn binh thư ấy thực sự là cẩm nang cho người đời.
Người ta nói “Binh pháp Tôn Tử” là cuốn
sách ai đọc vào cũng có được thu hoạch. Người làm quan đọc vào thì biết
được thuật chính trị, tiến thoái chốn quan trường, kẻ làm giàu đọc vào
thì biết quy luật thị trường, kinh doanh. Người trí thức đọc để thấy cái
hay trong câu chữ, văn phong, đến ngay người ít học đọc cuốn sách ấy
cũng hiểu được thế nào là mưu lược, là nghệ thuật chiến tranh, binh
chinh thiên hạ.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi là một
cuốn binh thư phục vụ chiến tranh, “Binh pháp Tôn Tử” khiến người ta say
mê hàng nghìn năm qua bởi những giá trị tiềm ẩn, khai phá mãi không
hết. Dưới đây là 8 câu trích dẫn kinh điển nhất, cũng là 8 chiến thuật
lợi hại nhất trong tác phẩm, có thể làm cẩm nang ứng xử tuyệt vời cho
con người thời hiện đại.
1. Binh không có thế cố định,
nước không có hình cố định, người biết dựa vào thay đổi tình hình địch
mà giành chiến thắng thì gọi là thần vậy
Nguyên văn: Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần (Tôn Tử binh pháp – Hư thực thiên).
Tôn
Tử cho rằng, tình thế trên chiến trường thay đổi khôn lường, không nên
câu nệ vào bất kỳ một hình thức tác chiến nào, cũng giống như nước vốn
không có hình thái cố định, rót vào bình tròn thì nước hình tròn, vào
bình vuông thì nước hình vuông.
Có thể
căn cứ vào quân số định nhiều hay ít, trang bị tốt hay kém, sỹ khí cao
hay thấp, tố chất của viên chỉ huy như thế nào, cung ứng quân nhu ra sao
mà lựa chọn đối sách cơ động, linh hoạt, vậy mới có thể giành thắng
lợi.
Mấy câu này, hẹp có thể dụng binh tất
thắng, rộng có thể dùng để xét đoán sự việc, cân nhắc thời thế, tìm ra
sách lược chu toàn nhất. Trong cuộc sống, kỳ thực nhiều khi tình thế còn
nguy hiểm, gian nan hơn cả trên chiến địa. Người cơ trí, linh hoạt, chủ
động ứng phó, không máy móc giáo điều, rập khuôn cách cũ mới có thể
thành công.
Trong cuộc sống, kỳ thực nhiều khi tình thế còn nguy hiểm, gian nan hơn cả trên chiến địa. Ảnh dẫn theo 24h.com.vn
2. Người biết lúc nào có thể đánh, lúc nào không thể đánh thì sẽ thắng
Nguyên văn: Tri khả dĩ chiến dữ bất khả dĩ chiến giả, thắng (Tôn tử binh pháp – Mưu công thiên)
Tướng
lĩnh có thể xem xét thời, cân nhắc thế, biết địch biết ta, trong chiến
tranh giỏi áp dụng các chiến thuật cơ động, linh hoạt, có thể đánh thắng
được thì mới đánh, không thể đánh thắng được thì không đánh, không bị
tình cảm chi phối, không hành động mù quáng, như vậy sẽ tự khắc sẽ đánh
thắng.
Trong cuộc sống, người biết tiến biết
lùi, biết nhanh biết chậm, hiểu rõ thực hư, xét việc rõ ràng, tỉnh táo
minh bạch, không cố chấp bảo thủ, mới đương đầu được với những tình thế
hiểm hóc; nguy khốn nhất, mới có thể định tâm vững vàng trước thử thách,
phong ba.
3. Kẻ giỏi dùng binh, tránh nhuệ khí địch, đánh khi địch mỏi mệt
Nguyên văn: Thiện dụng binh giả, tị kỳ nhuệ khí, kích kỳ đọa quy (Tôn tử binh pháp – Quân tranh thiên)
Tướng lĩnh giỏi chỉ huy tác chiến, phải biết tránh nhuệ khí của địch, đợi đến khi kẻ địch sa sút, mệt mỏi thì mới tấn công. Về nguyên tắc, điều đó giống với sách lược “Tị thực tựu hư” (Tránh chỗ địch mạnh, tập trung binh lực, đánh chỗ sơ hở, binh lực mỏng).
Cả hai
đều nói rõ rằng, khi ta và địch thế lực tương đương, có thể nhượng bộ
tạm thời để bảo toàn nhuệ khí, làm cho địch mệt mỏi chán nản, làm giảm
ưu thế của địch, đợi khi thời cơ chín muồi, thì đánh địch đòn chí mạng.
Ảnh dẫn theo: ent.sina.com.cn
4. Đánh chỗ địch không phòng bị, đánh chỗ địch không ngờ tới
Nguyên văn: Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý (Tôn Tử binh pháp – Kế thiên)
Nhân lúc
kẻ địch không phòng bị mà tấn công, dùng phương thức kẻ địch không ngờ
tới để tiến đánh. Tác chiến đánh địch, nên chọn nơi địch phòng bị mỏng
nhất, lúc địch lơ là không để ý nhất. Khi địch không phòng bị, đột nhiên xuất kích, thì sẽ bất ngờ giành chiến thắng.
Cổ kim
Đông Tây đã có rất nhiều trường hợp như vậy. Nhật Bản tập kích Trân Châu
cảng thành công là một ví dụ. Hiện nay chiến thuật này đã áp dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực khác.
5. Biết địch và biết mình, trăm
trận bất bại. Không biết địch chỉ biết mình, một thắng một thua. Không
biết địch cũng không biết mình, đánh đâu thua đó
Nguyên văn: Tri bỉ tri kỷ, bách
chiến bất đãi; bất tri bỉ tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ bất
tri kỷ, mỗi chiến tất đãi (Tôn Tử binh pháp – Mưu công thiên)
Đây là một trong những câu nói kinh điển
nhất, được nhiều người biết đến nhất trong “Binh pháp Tôn Tử”. Khi đã
hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu quân địch cũng như quân mình thì trăm trận
trăm thắng, mãi mãi bất bại.
Đây là nguyên tắc chiến tranh nổi tiếng
Đông Tây. Khi lâm chiến ắt phải hiểu rõ so sánh tương quan lực lượng
giữa ta và đối phương, lấy cái mạnh của mình đánh cái yếu của địch. Khi
chắc thắng thì đánh, không chắc thì không đánh.
Dựa theo tình hình quân địch thay đổi mà
lựa chọn phương thức thích hợp nhất, thời cơ thích hợp nhất để tấn
công. Vì vậy, tự nhiên sẽ đánh đâu thắng đó. Đồng thời nguyên tắc này
vượt xa khỏi phạm vi chiến tranh, nó thích hợp áp dụng với tất cả các
công việc khác.
Trong các lĩnh vực khác, việc “biết mình
biết người” cũng vô cùng quan trọng. Khi đã hiểu rõ đối phương, đặc
biệt hiểu rõ mình, thì mưu kế sáng tỏ, sách lược cũng rõ ràng. Không
biết người, chỉ biết mình thì hoá thành tự phụ, biết người mà không biết
mình lại hoá thành tự ti, chẳng biết người cũng chẳng biết mình thì
chính là ngu tối vậy.
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng: Ảnh dẫn theo taici.org
6. Phép dụng binh, hơn 10 lần
thì bao vây, hơn 5 lần thì đánh, hơn 2 lần thì chia nhỏ ra đánh, ngang
nhau thì có thể đánh, ít hơn thì có thể chạy trốn, không bằng thì có thể
tránh
Nguyên văn: Dụng binh chi pháp, thập
tắc vi chi, ngũ tắc công chi, bội tắc phân chi, địch tắc năng chiến
chi, thiểu tắc năng đào chi, bất nhược tắc năng tị chi (Tôn Tử binh pháp
– Mưu công thiên)
Phép
dụng binh căn bản là căn cứ vào tình hình ta và địch mạnh yếu khác nhau
mà lựa chọn phương châm khác nhau. Khi ta mạnh địch yếu thì tập trung ưu
thế binh lực, bao vây, tấn công, tiêu diệt địch. Khi ta và địch xấp xỉ
nhau, nên tìm cách phân tán lực lượng địch, tấn công quyết đoán, đánh
bại địch.
Khi địch
mạnh ta yếu, thì tránh giao chiến, có thể chạy được thì chạy, lựa chọn
chiến thuật cơ động linh hoạt. Nếu không, hoặc là ngồi để tuột mất thời
cơ, hoặc là mạo hiểm giao chiến, dẫn đến thất bại. Là nguyên tắc trong
chiến tranh, câu này đến nay vẫn còn nguyên giá trị học tập theo.
Trước tình thế khó khăn, gian nan, khi
bị đặt vào nơi hiểm địa, sống chết gang tấc cần phải tỉnh táo đánh giá
tình hình, có thể tiến được thì tiến, nên lùi thì hãy lùi. “Địch” mà
binh pháp nói cũng chính là thử thách khó khăn, chướng ngại cản đường
người ta. Nếu có thể vượt qua thì ráng sức, nếu không vượt qua được thì
tạm hoà hoãn, chờ thời, ấy cũng là biết rõ tình thế, liệu sức mình vậy.
7. Đưa vào nơi mất để mà còn, rơi vào chỗ chết để mà sống
Nguyên văn: Đầu chi vong địa nhiên hậu tồn, hạm chi tử địa nhi hậu sinh (Tôn Tử binh pháp – Cửu địa thiên)
Đưa quân
vào chỗ chắc chắn chết, vào tình cảnh tuyệt vọng, thì trái lại có thể
chuyển nguy thành an, giữ lại được, giành chiến thắng. Đây cũng là một
phương pháp thần kì để giành chiến thắng.
Khi gặp
tình huống nguy cấp, khi đã chỗ hiểm không còn đường rút, có thể đưa
quân đến ranh giới sống chết, quân sĩ như con tốt sang sông, chỉ có thể
tiến chứ không thể lùi. Để tìm được sinh tồn của bản thân, tất sẽ liều
chết chiến đấu, như vậy trái lại có thể chuyển bại thành thắng.
Đây là chiến thuật là Hàn Tín đã sử dụng
năm xưa để đánh bại 20 vạn quân Triệu trong trận Bối Thuỷ. Khi ấy, Hàn
Tín chỉ có vỏn vẹn 3 vạn quân mã, lại phải chinh chiến xa nhà, hiện đã
vượt sông, khó thể lùi lại.
Hàn Tín bày trận “bối thuỷ” (quay lưng
ra sông), thách đánh quân Triệu, sau đó giả thua, toàn quân rút về bờ
sông. Khi đến bờ sông, rơi vào đường cùng, quân sĩ hăng hái, chiến đấu
liều chết. Đánh nhau nửa ngày, Quân Triệu dù đông vẫn không sao thắng
được, bèn rút lui về. Trước đó, Hàn Tín đã mật sai 2 nghìn quân kỵ lẻn
đến trại Triệu, đổi hết cờ xí thành cờ quân Hán. Quân Triệu về trại,
tưởng trại đã mất, tinh thần hoảng loạn, lòng quân hoang mang, không
đánh tự vỡ.
Khi ấy, Hàn Tín hợp binh, hai mặt giáp
công, quân Triệu đại bại, 20 vạn quân như ong vỡ tổ. Đó là trận chiến
lưu danh tên tuổi Hàn Tín vào lịch sử, là ví dụ kinh điển nhất cho chiến
thuật “Đưa vào nơi mất để còn, rơi vào chỗ chết để sống“.
“Đưa vào nơi mất để còn, rơi vào chỗ chết để sống”. Ảnh dẫn theo mgkizzia.com
8. Trăm trận trăm thắng, không
phải là tướng giỏi nhất trong những tướng giỏi. Không đánh mà khuất phục
được địch, đó mới là tướng giỏi nhất trong những tướng giỏi.
Bách chiến bách thắng, phi thiện chi
thiện giả dã; bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả
dã (Tôn Tử binh pháp – Mưu công)
Câu này phản ánh nội dung quan trọng nhất trong quan niệm chiến tranh của Tôn Vũ. Ông cho rằng, mục đích của chiến tranh là “có thể giữ mình không tổn hại mà toàn thắng”.
Trăm
trận trăm thắng thực ra đã rất khó làm được, cho dù toàn thắng đi chăng
nữa, giết địch 1 vạn thì mình cũng phải mất 3 nghìn, chịu tổn thất rất
lớn. Nếu có thể vận dụng mưu lược và các biện pháp ngoại giao giành
thắng lợi, tức là “Không đánh mà khuất phục quân địch” mới là thượng sách.
Do đó ông nói: “Đánh
địch tốt nhất là đánh bằng mưu kế, tiếp đến là đánh bằng ngoại giao, kế
tiếp là đánh vào quân địch, thấp nhất là đánh vào thành trì địch“. (Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ thứ công thành).
***
Dù là một binh gia nổi tiếng, sáng tác
nên bộ kinh điển về binh pháp nhưng Tôn Vũ thực chất không phải là người
cuồng tín chiến tranh. Ông trái lại chỉ coi chiến tranh là biện pháp hạ
sách nhất, động binh là chiến lược bất đắc dĩ phải dùng. Binh chinh
thiên hạ chỉ là một loại phương tiện chứ không phải mục đích. Trái lại,
an dân, yên định xã tắc mới chính là mục đích cao cả nhất của chiến
tranh.
Cũng như vậy, đấu tranh, giành giật
không phải là phương tiện chủ đạo để duy trì sự sống. Nhiều người cho
rằng cuộc sống này là một cuộc đấu tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua,
cá lớn nuốt cá bé. Thử suy nghĩ một chút, nếu xã hội loài người chỉ toàn
là tranh đấu hơn thua như thế chẳng phải cũng chẳng khác là mấy so với
thế giới của động vật sao?
Con người sinh ra là có thiện tính, vốn
đã mang sẵn trong mình những điều nhân nghĩa, thuần thiện. Quan hệ giữa
người với người không phải xây dựng nên từ những cuộc chiến tranh mà
chính từ sự bao dung, nhân ái, không phải từ gươm đao mà là từ những
bông hồng, không phải từ khói lửa mà là từ những cánh chim bồ câu hoà
bình.
Tôn Vũ là nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Tự là Trường Khanh, người đời sau tôn xưng là Tôn Tử
hoặc Tôn Vũ Tử, sinh tại Lạc An, nay là huyện Huệ Dân tỉnh Sơn Đông
Trung Quốc, xưa thuộc nước Tề. Không có tư liệu nào về năm sinh và năm
mất của ông, ta chỉ có thể căn cứ vào tư liệu về hoạt động và trước tác
của ông để ước đoán rằng ông sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ sáu, đầu
thế kỷ thứ năm TCN cùng thời với Khổng Từ (561 – 479 TCN) vào cuối thời
Xuân Thu (770 – 476 TCN), và có thể ít tuổi hơn Khổng Tử một chút. Đặc
điểm thời đại và nơi sinh trưởng, truyền thống gia tộc của Tôn Vũ cộng
với thiên tư trác tuyệt của bản thân, đã tạo nên nhân vật vĩ đại này.
Tôn Tử tên thật là Tôn Vũ (Xuân Thu). Tranh vẽ thời nhà Minh
Thời xuân Thu, giai đoạn đầu của Đông Chu (770 – 225 TCN). Trung Quốc
ở vào bước chuyển biến dữ dội cả về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Việc sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt và kỹ thuật canh tác dùng
sức kéo của trâu bò đã khiến sức sản xuất phát triển vượt bậc, tăng mạnh
diện tích khai khẩn đất đai, mở ra khả năng tổ chức sản xuất trên quy
mô lớn hơn và cơ động hơn. Kết quả tất yếu là chế độ tỉnh điền cổ lỗ
buộc người dân vào một diện tích cố định ở một địa điểm cố định bị phá
vỡ. Thay vào đó là việc chiếm lĩnh đất đai của tầng lớp địa chủ mới nổi
lên từ số chủ nô biết thích ứng với tình hình mới. Họ đã biến những nô
lệ cũ thành nông nô một loại lao động “tự do” hơn, có hứng thú lao động
và sáng tạo hơn.
Thời kỳ này, do chế độ phong kiến phân quyền, nên tạo ra nhiều chư
hầu. Các nước chư hầu đã nổi loạn tự do hoành hành thôn tính lẫn nhau và
do vậy Khổng Từ đã gọi tình trạng này là từ “lễ nhạc, chỉnh phạt tự
thiên tử xuất” (Việc lễ nhạc và đánh dẹp từ thiên tử ban lệnh ra) chuyển
sang “Lễ nhạc, chinh phạt tự chu hầu xuất” (Việc lễ nhạc và đánh dẹp do
chu hầu tự tiến hành) mà ông phê phán là “thiên hạ vô đạo”. Việc “vô
đạo” này còn đi xa hơn nữa: trong một số nước chư hầu, các quan khanh,
đại phu lũng loạn triều chính, xây dựng thế lực riêng đưa ra những sáng
kiến cải cách khác nhau đem quân đánh chiếm thái ấp của nhau, hình thành
thực trạng “lễ nhạc, chinh phạt tự khanh đại phu xuất”.
Điều kiện khách quan ra đời Tôn Tử binh pháp
Xung đột quân sự và chiến tranh diễn ra liên miên ở mọi quy mô từ đầu
thời Xuân thu đến khi Tôn Vũ ra đời tới số lượng hàng trăm cuộc. Kiến
thức quân sự đương thời cộng với kinh nghiệm chiến tranh từ thời Hạ và
Thương-Ân truyền lại đã cung cấp một khối lượng tư liệu phong phú để Tôn
Vũ, với sự nhạy bén bẩm sinh đã hệ thống hóa và khái quát hóa làm thành
tác phẩm bất hủ của mình: Tôn tử binh pháp. Học giả
đời Minh là Mao Nguyên Nghỉ đã nhận xét về công lao này với câu nói ngắn
gọn: “Tiền Tôn Tử giả, Tôn Tử bất di…” (Những người trước Tôn Tử, Tôn
Tử không bỏ sót ai…)
Sống giữa thời đó, lại sinh trưởng ở nước Tề, là một thuận lợi nữa
đối với sự phát triển tài năng của Tôn Vũ. Tề là nước chư hầu được phong
từ đầu thời Tây Chu. Vốn là vùng đất ven biển, xa kinh đô của chính
quyền Trung ương, người dân bản địa (Sử Trung Quốc cổ gọi họ là người
Đông Di) sống phóng khoáng trên vùng đất màu mỡ ven biển thuộc hạ du
Hoàng Hà chưa quen thần phục nhà Chu. Biết điều đó, Chu Thành Vương với
sự nhiếp chính của chú là Chu Công Đán đã ủy thác cho Lã Thượng (tức
Khương Tử Nha), một công thần khai quốc tài kiêm văn võ, ra làm Tề hầu,
lập ra nước Tề, nơi yếu địa chiến lược, để “vỗ về dân chúng” thần phục
nhà Chu.
Không phụ lòng ủy thác đó, Lã Thượng đã cho thi hành một loạt chủ
trương khéo léo để ổn định lòng dân, biến Tề từ một vùng dân cư thưa
thớt, phân tán thành một nước giàu mạnh. Trong những chủ trương nhằm tạo
điều kiện cho sự sáng tạo học thuật: – tôn trọng phong tục bản địa, sự
phóng khoáng trong ngôn luận, và tư duy, không gò bó người dân theo
những giáo điều, những điển chế nghiêm ngặt của nhà Chu. Về mặt này,
nước Tề khác nhiều với nước Lỗ, một nước chư hầu kế cận, do con của Chu
Công Đán lập nên. Vì thuộc đích hệ nhà Chụ, Lỗ là nước lưu giữ và tuân
thủ nghiêm ngặt nhất mọi điển chương chế độ, do Chu Công Đán chế định,
nên về sau càng ngày càng bảo thủ. Nó đã hạn chế nhiều lụồng tư tưởng
sáng tạo. Nước Tề trái lại đã tạo môi trường thuận lợi cho học thuật
phát triển. Tác giả Tôn tử binh pháp đã sống và trau dồi kiến thức trong
môi trường đó. Phải kể đây là điều kiện khách quan quan trọng giúp ông
trở thành một học giả lớn của thời đại.
Ngoài ra, chủ trương tôn trọng người hiền tài, khuyến khích người có
công không kể xuất thân là quý tộc hay bình dân do Lã Thượng đề xướng đã
trở thành truyền thống của nước Tề, làm xuất hiện những nhà chính trị
tài giỏi như Quản Trọng, Án Anh, mở ra con đường tiến thủ cho kẻ sĩ đời
sau mà Tôn Vũ là nhân vật tiêu biểu.
Truyền thống gia tộc là một nhân tố quan trọng nữa tạo nên nhân cách và tài năng Tôn Vũ.
Lai lịch và gia tộc Tôn Vũ
Ông tổ 7 đời của Tôn Vũ là Công Tử Hoàn nước Trần do nổi loạn phải
chạy sang nước Tề lánh nạn vào năm 672 TCN, được Tề Hoàn Công phong cho
chức “Công chính” là chức quan trông coi ngành thủ công nghiệp. Từ đây,
Trần Hoàn đổi sang họ Điền và gây dựng dòng họ này thành một dòng họ
mạnh, đời đời đều có người giữ chức khanh đại phu nước Tề. Đến thời
Chiến Quốc, vào năm 404 TCN, đã chiếm ngôi Vua chư hầu nước Tề từ tay họ
Lã.
Ông tổ 4 đời của Tôn Vũ là Điền Vô Vũ, một võ tướng tài năng thời Tề
Trang Công (ở ngôi Vua từ 553 – 547 TCN) giữ chức Thượng đại phu, đã
liên hợp với họ Bào, diệt hai họ Loan và Cao, phát triển thế lực họ
Điền.
Con thứ hai của Điền Vô Vũ là Điền Thư, ông nội của Tôn Vũ, cũng lập
võ công hiển hách. Năm 523 TCN, Điền Thư theo tướng Cao Phát đi đánh
nước Cử, đã độc lập chấp hành nhiệm vụ, chiếm được thành Kỷ, buộc Vua Cử
là Cử Cộng phải tháo chạy. Do chiến công này, Điền Thư được phong thái
ấp ở Lạc An và ban cho họ Tôn. Do vậy Điền Thư cũng được gọi và Tôn Thư
và đất Lạc An trở thành quê hương của Tôn Vũ.
Gia tộc họ Điền còn có Điền Nhương Thư, thuộc chi khác, lớn tuổi hơn
Tôn Vũ một chút, làm quan Đại Tư mã – chức quan võ cao cấp thời đó, nên
cũng được gọi là Tư Ma Nhương Thư. Tài dùng binh và chiến công của Tư
Mã Nhương Thư đã được nhà sử học Tư Mã Thiên ghi lại sinh động trong Sử
ký – Tư Mã Nhương Thư liệt truyện. Do việc tranh giành quyền lực giữa
các dòng họ Nhương Thư tuy lập được công trạng to lớn vẫn bị gièm pha,
bị Tề Cảnh Công cắt chức Đại Tư Mã rồi uất hận phát bệnh mà chết (vào
khoảng 518 TCN).
Rời bỏ nước Tề sang Ngô
Tôn Vũ lúc ấy khoảng từ 20 – 30 tuổi, bị chấn động lớn về tinh thần
vì sự kiện này, buồn chán và thất vọng trước sự hủ bại về chính trị cuối
thời Tề Cảnh Công, không muốn để mình bị liên lụy vì cuộc xâu xé gay
gắt giữa các dòng họ, liền rời bỏ nước Tề, sang với nước Ngô, một nước
đang hưng vượng thuộc miền Giang – Triết. Sang Ngô, Tôn Vũ gặp gỡ Ngũ Tử
Tư, một nhân tài từ nước Sở trốn sang Ngô để tìm cách mượn quân nước
Ngô về đánh Sở, trả thù việc Sở Bình Vương đã giết cha mình là Ngũ Xa.
Hai con đại bàng, một từ Tề xuống, một từ Sở sang, đều có chí lớn tài
cao nên nhanh chóng kết bạn. Đôi bạn này sẽ là những nhân vật chủ yếu
giúp nước Ngô vươn lên ngôi Bá cuối thời Xuân Thu.
Dâng binh pháp cho Ngô Vương
Ngũ Tử Tư được Hạp Lư quốc vương nước Ngô dùng làm hành nhân, là chức
quan lo việc tiếp khách và nhận lễ vật dâng lên Vua. Hiểu rõ hoài bảo
của Hạp Lư muốn tranh hùng xưng Bá, Tử Tư liền tiến cử Tôn Vũ người bạn
sơ giao nhưng đã sớm tỏ rõ kiến thức uyên bác do tích lũy được từ thời ở
nước Tề lên Ngô Vương Hạp Lư. Việc này xảy ra vào năm 512 TCN. Sử
Ký-Tôn Tử, Ngô Khởi liệt truyện đã miêu tả khá kỹ và sinh động câu
chuyện Tôn Vũ dâng 13 thiên binh Pháp và tiến hành huấn luyện thí điểm cho cung nữ (Sử Trung Quốc gọi là “Cung trung giáo chiến“)
như thế nào. Được dùng làm tướng Tôn Vũ lập tức tỏ rõ nhân quan chiến
lược của mình trong lời can Hạp Lư ” Dân mệt, chưa đánh được, hãy chờ”.
(*)
Đó là lúc Hạp Lư, nôn nóng muốn tung quân đánh dốc vào nước Sở sau
khi thắng Sở một trận nhỏ trong cuộc giao tranh ở biên giới: Với lời can
đó, Tôn Vũ đã thể hiện tư tưởng mà ông đã trình bày kỹ trong 13 thiên
Binh Pháp: Phải tích lũy đủ lực lượng, nuôi dưỡng sức dân, chỉ đánh khi
đã cầm chắc thắng lợi. Sau đó, Tồn Vũ đã tán đồng sách lược do Ngũ Tử Tư
đề xướng: chia quân Ngô làm 3 bộ phận, luân lưu quấy nhiễu biên giới
nước Sở, nhưng tránh giao chiến, chỉ hư trương thanh thế làm cho Sở luôn
ở tình trạng nơm nớp lo đối phó, toàn quân căng thẳng mỏi mệt.
Sáu năm sau (506 TCN) Hạp Lư lại hỏi: “Đã đánh Sở được chưa?” Tôn Vũ
và Ngũ Tử Tư kiến nghị: “Trước hết phải dùng ngoại giao lôi kéo hai nước
Đường, Thái là những nước nhỏ thường bị Sở ức hiếp, khiến họ liên minh
với Ngô”. Thực hiện xong việc đó, liên quân ba nước Ngô – Đường -Thái
cũng chỉ có hơn 5 vạn (Ngô: ba vạn, Đường, Thái mỗi nước có hơn 1 vạn).
Trong khi đó, Sở, một nước đất rộng, dân đông có tới 20 vạn quân. Thắng
bại trong trận quyết chiến này chủ yếu tùy thuộc vào tài dùng binh của
Tôn Vũ.
Chiến tranh Ngô – Sở
Diễn biến của chiến tranh Ngô – Sở là sự thể hiện hùng hồn trên thực
tiễn những điểm mà thiên tài vĩ đại này đã diễn đạt hết sức súc tích
trên lý luận của 13 thiên Binh Pháp:
“Nghi binh lừa địch”
“Tránh thực đánh hư”
“Điều động dịch mà không để dịch điều động, xuất phát ở nơi kẻ địch không tới, tiến tới nơi kẻ địch không ngờ”
“Buộc đối phương phòng bị minh khắp nơi nên phải phân tán binh lực khắp nơi”
“Hình thành ưu thế ta nhiều địch ít” ở điểm quyết chiến…
Chỉ trong ba Tháng, quân Ngô đã thực hiện năm đòn đánh lớn:
– Nhử quân Sở do Lệnh Doãn Tử Thường chỉ huy hỏa tốc vượt sông Hán
Thủy, đuổi quân Ngô từ Tiếu Biệt Sơn đến Đại Biệt Sơn (thuộc tỉnh Hồ
Bắc) bị mệt nhoài mất hết nhuệ khí.
– Đánh đòn tiêu diệt đội quân chủ lực đã mỏi mệt của Sở ở Bá Cừ. Đội
quân to lớn này tan vỡ, chủ tướng Tử Thường bỏ quân chạy trốn sang nước
Trịnh.
– Thừa thắng truy kích quân Sở đến Thanh Phát Thủy (cũng thuộc Hồ Bắc), tiêu diệt thêm một bộ phận quan trọng.
– Gặp cánh quân cứu viện của Sở ở Ung Phệ (gần Kinh Sơn, Hồ Bắc) đội
quân thắng lợi tung quân đánh mãnh liệt giết chết chủ tướng Sở Thẩm Doãn
Tuất, quân Sở tan nát.
– Nước Sở hùng mạnh chỉ còn lại một số quân nhỏ bảo vệ kinh thành,
quân Ngô khôn khéo nhử ra ngoài thành tiêu diệt nốt rồi ùa vào chiếm Ảnh
Đô (cũng gọi là Sính Đô, Dĩnh Đô) Vua Sở là Chiêu Vương lúc đó đã
khoảng 70 tuổi, trốn thoát, chui lủi nhục nhã trong dân chúng rối chạy
sang tị nạn ở nước Tùy.
Chỉ nhờ sự giúp đỡ của nước Tần, Sở mới thoát khỏi sự chiếm đóng của
Ngô. Năm 504 TCN, Tôn Vũ lại cùng với Ngũ Tử Tư đem quân đánh Sở, bắt
sống tướng chỉ huy thủy quân Sở là Phan Tử Thần và Tiểu Duy Tử cùng với 7
quan đại phu làm cả nước Sở kinh hoàng, phải dời đô từ, Ảnh đến Nhược.
Trước tác về Tôn Vũ
Trước tác còn lại tới nay của Tôn Vũ là bộ Binh Pháp 13 thiên và một
số văn bản mới khai quật được trong ngôi mộ đời Hán ở Ngân Tước Sơn,
huyện Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông vào năm 1972. Số văn bản này được ghi vào
thẻ tre (trúc giản) gồm các thiên Ngô Vấn) (ghi lại các cuộc đàm đạo
giữa Hạp Lư và Tôn Vũ), Tứ Biến (giải thích thêm về thiên Cửu Biển trong
Binh Pháp Tôn Tử), Hoàng đế phạt xích đế (về các cuộc chiến tranh thời
tối cổ), Địa hình nhị (có những ý kiến bổ sung cho thiên Địa hình trong
Binh Pháp Tôn Tử), Kiến Ngô Vương (thuật lại cuộc hội kiến của tác giả
với Ngô Vương Hạp Lư). Đây là tài liệu gốc mà Tư Mã Thiên chắc đã dựa
vào để viết về Tôn Tử trong phần Tôn Tử – Ngô Khởi liệt truyện trong Sử Ký.
Đoạn đời sau mịt mờ
Đoạn đời sau của Tôn Vũ không có tư liệu nào ghi chép ngoài một đoạn ngắn trong Sử Ký…”Phía
Tây quân Ngô phá nước sở mạnh, tiến chiếm Ảnh Đô, phía Bắc uy hiếp nước
Tề, nước Tấn, nổi tiếng ở chư hầu, đều có công của Tôn Tử. Hơn một trăm
năm sau, có Tôn Tẩn… Tẩn cũng là con cháu đời sau của Tôn Vũ”…
Tôn Vũ xuất hiện chói lọi trong lịch sử rồi lại thầm lặng rời khỏi vũ
đài giống như một vệt sao băng băng ngang qua bầu trời Xuân Thu. Phải
chăng thiên tài này đã tiên liệu được kết cục không mấy tốt đẹp của nước
Ngô khi Hạp Lư say sưa vì thắng lợi, và con trai Ngô Phù Sai chìm đắm
trong cuộc sống kiêu sa, dâm dật để chuốc lấy thảm bại trước nước Việt
hơn mười năm sau đó? Phải chăng, ông cũng hành động giống như Phạm Lãi
của nước Việt sau này, kịp thời rời bỏ tước lộc sau khi phò tá Câu Tiễn
diệt Ngô? Đoạn đời sau của hai nhân vật trên đều mịt mờ trong màn sương
huyền thoại.
Nhưng với Tôn Vũ, cái mà ông lưu lại cho hậu thế là bất tử. Tác phẩm
binh pháp của ông đã lưu truyền và được ca ngợi khắp thế giới. Danh hiệu
“Thủy tổ binh học phương đông” “thủy tổ binh, học thế giới”, “ông thánh
về binh học” hoàn toàn xứng đáng với ông. Đúng như nửa sau câu nói của
Mao Nguyên Nghi: “… Hậu Tôn Từ giả, bất năng di Tôn Tử” (Những người sau
Tôn Tử, không thể bỏ qua được Tôn Tử).
Almanach
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét