Bộ phim tài liệu mới của Netflix do Leonardo Dicaprio làm giám đốc sản xuất - “The Ivory Game” nói về việc buôn bán ngà voi bất hợp pháp đã đưa chủ đề về nạn săn bắt voi trái phép tại châu Phi lên tâm điểm dư luận.
Theo
bộ phim tài liệu về cuộc điều tra ngầm này, ngành buôn ngà chịu trách
nhiệm cho việc giết hại 35,000 con voi mỗi năm, cứ mỗi 15 phút, một con
voi bị giết lấy ngà.
Hình ảnh tàn sát voi lấy ngà dã man trên toàn thế giới
(GDVN) - Nhìn lại trên thế giới và ở Việt Nam, hàng trăm
cái chết thương tâm của những chú voi bị giết chủ yếu với mục đích lấy
ngà. Hành động tàn sát động vật hoang dã đang bị dư luận phản đối và lên
án mạnh mẽ. Dưới đây là những cái chết thương tâm của những chú voi
khiến cư dân mạng phẫn nộ:
Khuya
25/8/2012, ông Trần Văn Thành - quyền giám đốc vườn quốc gia Yok Đôn
(Buôn Đôn, Đắk Lắk) - cho biết ông vừa nghe báo cáo về việc có hai con
voi chết tại tiểu khu 257, thuộc lâm phần vườn quốc gia Yok Đôn. Trong
đàn voi này có hai con voi đực, trong đó con voi đực bị giết là con voi
đực có ngà duy nhất.
Voi
đực có chiều dài 3,7m, cao 2,5m; đầu đã bị đục tung để lấy ngà và hộp
sọ, vòi bị cắt đứt rời. Voi cái dài 3,2m, cao 2,42m thân thể vẫn còn
nguyên vẹn. Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, cặp voi bị chết do tác
động của ngoại lực bên ngoài, không phải chết tự nhiên.
Một
chú voi rừng đã bị tàn sát dã man, chặt đầu đẩy xác xuống suối tại thôn
Pante Kuyun, huyện Aceh Jaya, tỉnh Jaya, Indonesia. Phần đầu con voi đã
bị chặt đứt và mang đi đâu không rõ, xác chú voi rừng bị đẩy xuống con
suối nhỏ và đã trương phình.
Xác chú voi đang trong thời kỳ bị phân hủy.
Đầu
tháng 5/2012 xác một con voi Sumatra thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp vừa
được tìm thấy ở tỉnh Aceh của Indonesia. Đây là con voi Sumatra thứ hai
chết chỉ trong vòng một tháng và nghi bị đầu độc.
Tại
Camơun, chỉ tính trong chưa đầy 2 tháng qua đã có gần 500 con voi bị
giết để lấy ngà. Số voi bị giết này đều ở Công viên Quốc gia Bouba
Ndjida thuộc miền bắc Camơun và những kẻ săn bắt trộm được cho là từ
Xuđăng và Chad.
Những con voi bị giết hại tại Công viên Quốc gia Bouba Ndjida, ngày 23/2/2012.
Kiểm
lâm cắt ngà khỏi một con voi bị săn trộm và bị giết ở khu rừng quốc gia
Amboseli (Kenya). Trong nửa đầu năm 2012, 6 kiểm lâm đã bị giết khi bảo
vệ voi, họ cũng giết 23 tay săn trộm voi.
Vườn
quốc gia Buoba Ndjidah ở Cameroon ghi nhận, khoảng 300 con voi đã bị
giết hại trong vòng 1 thập kỷ qua. Các thợ săn được trang bị khá tốt với
súng, lựu đạn, cùng kinh nghiệm săn bắt lâu năm.
Số
ngà voi trái phép thu được sẽ bị tiêu hủy. Trong hình là một phóng viên
của Trung Quốc tác nghiệp tại Kenya, đang tường thuật lại cuộc tiêu hủy
5,5 tấn ngà voi trái phép. Hành động này được coi là thể hiện sự quyết
tâm của các quốc gia trong khu vực để chấm dứt nạn săn trộm ngà voi và
tội phạm sắn bắt động vật hoang dã khác.
Xác voi nằm tại Công viên quốc gia Bouba Ndjida sau khi bị giết lấy ngà.
Đàn voi bị tàn sát dã man để lấy ngà ở Cote d'Ivoire
Tân Hoa Xã ngày 17/8 đưa tin rất nhiều cá thể voi đã bị giết hại
tại khu bảo tồn núi Peko, thuộc miền Tây Cote d'Ivoire.
Người dân địa phương Bagohouo cho biết họ đã "chết lặng" khi chứng kiến nhiều
con voi bị bắn chết để lấy ngà. Thủ phạm là những kẻ săn trộm có trang bị vũ
khí.
Theo dân làng ở đây, trong nhiều ngày qua, những tên săn trộm liên tiếp thực
hiện các vụ tấn công giết hại voi. Số lượng voi trong mỗi làng thuộc khu vực này
hiện đang giảm dần.
Cuộc tàn sát voi ở khu vực miền Tây xảy ra vào thời điểm khi ngôi sao bóng đá
quốc tế Cote d'Ivoire là Yaya Toure tuyên bố sẽ làm bất kỳ điều gì có thể nhằm
chống lại nạn săn trộm voi ở châu Phi.
Cầu thủ của Manchester City cho rằng săn bắn là một trong những mối đe dọa
ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, sự ổn định chính trị, kinh tế, di sản văn
hóa và việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại một số quốc gia.
Khu vực bảo tồn quốc gia Núi Peko với diện tích 34.000 ha, tạo nên một trong
những công viên quốc gia lớn nhất Cote d'Ivoire.
Theo Liên hợp quốc chỉ tính riêng trong năm 2011, hơn 17.000 con voi đã bị
giết hại trong các khu bảo vệ. Tại Cote d'Ivoire, số lượng voi đã giảm đáng kể,
chỉ còn lại 800 con trên cả nước./.
Điều kỳ lạ sau những vụ tàn sát voi rừng
daquynh |
0
Mặc dù rất nhiều con voi rừng bị giết nhưng việc tìm ra hung thủ vẫn còn là một bài toán không có lời giải.
Theo thống kê từ Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk, chỉ tính từ năm
2009 đến nay, đã có 14 con voi rừng lìa đời, trong đó có 4 con voi
trưởng thành được xác định bị bắn giết để lấy ngà, lông đuôi; 10 con
chết không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, đàn voi nhà bị chết cũng không
thua kém khi có đến 10 con vĩnh viễn ra đi.Những vụ tàn sát dã man
Chắc
dư luận vẫn còn nhớ, vào cuối tháng 8/2012, người ta cùng lúc phát hiện
2 cá thế voi trưởng thành bị bắn chết tại Vường Quốc gia Yok Đôn.
Hai
con voi rừng, một đực, một cái nằm chết cách nhau khoảng 5m giữa rừng;
mỗi con có trọng lượng lên đến hàng tấn, khắp mình đầy vết thương.
Voi được khai thác du lịch triệt để
Khi
được phát hiện, hai con voi đang trong quá trình phân hủy, mùi hôi thối
bốc lên nồng nặc. Trong đó, thân thể con voi đực không còn nguyên vẹn
khi bị thợ săn đục tung phần đầu để lấy ngà, vòi bị cắt đứt lìa, nhiều
bộ phận khác cũng bị lấy mất.
Theo nhận định của Trung tâm bảo tồn
voi Đắk Lắk: đây là 2 cá thể thuộc đàn voi rừng khoảng 30 con thường
xuyên sinh sống tại VQG Yok Đôn, sau khi di chuyển từ Campuchia về Vườn
để kiếm ăn theo tập quán sinh sống thì bị thợ săn “phục kích” giết hại.
Trước
đó, vào tháng 3/2012, một cá thể voi đực trưởng thành khác cao 2,4m,
dài 4,3m, nặng khoảng 1,5 - 2 tấn, cũng thuộc đàn voi này đã bị thợ săn
bắn hạ tại tiểu khu 283, thuộc địa bàn xã Ea Bung (huyện Ea Súp); khi
được phát hiện, xác voi cũng đang trong tình trạng phân hủy.
Điều
đáng nói là cách thức giết hại voi lần này không khác gì 2 con voi bị
giết vào tháng 8/2012, với phần xương đầu bị đục tung, các bộ phận như
ngà, đuôi, vòi và đế bàn chân cũng bị đánh cắp.
Lùi lại thời
điểm tháng 8/2009, người ta cũng phát hiện một con voi đực nặng 2,5 tấn
nằm chết tại tiểu khu 138 – thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea H’mơ
(xã Ia J’lơi, huyện Ea Súp). Khi vào cuộc điều tra, công an xác định con
voi bị bắn giết để lấy ngà.
Điều rất lạ là từ năm 2009 đến
nay, tất cả các vụ án liên quan đến cái chết của voi, tung tích hung thủ
giết hại voi rừng vẫn luôn là…“ẩn số”!?
Một ngày voi nhà cõng trên mình cả chục lượt khách
Không
chỉ voi rừng bị sát hại, voi nhà được nuôi nhốt, chăm sóc cẩn thận cũng
không thoát khỏi tay “voi tặc”. Nhiều con may mắn thoát chết, nhưng
cũng có con phải bỏ mạng đau đớn, oan uổng.
Đó là trường hợp voi
đực Pắk Kú thuộc sở hữu của Khu du lịch Thanh Hà (Buôn Đôn). Vào một đêm
cuối mùa mưa tháng 10/2010, voi Pắk Kú được xích ăn trong rừng và đã bị
những kẻ xấu tưới xăng đốt và chém trên 200 nhát nhằm cướp đi mạng sống
của nó để lấy ngà, lông đuôi.
Dù bứt đứt xích chạy thoát,
nhưng voi Pắk Kú vẫn phải bỏ mạng oan uổng ở tuổi 30, sau hơn 2 tháng
chống chọi với những vết chém ác hiểm. Hung thủ giết voi Pắk Kú đến nay
vẫn được tìm ra tung tích ? Voi bị cấm… “yêu”!
Một
con số thống kê cho thấy sự sụt giảm đến chóng mặt đàn voi nhà Đắk Lắk.
Nếu như vào năm 1980, đàn voi nhà có 502 con, thì đến năm 1990 đã sụt
giảm gần một nửa khi chỉ còn 298 con, đến năm 2000 chỉ còn 96 con và
hiện tại chỉ còn 51 con.
Bị vắt kiệt sức nhưng voi nhà được cho ăn rất hạn chế.
Số voi nhà còn lại hiện chủ yếu tập trung phục vụ trong các khu du lịch và bị bóc lột thậm tệ.
Không
chỉ ít đi về số lượng, đàn voi nhà cũng đang kém đi về chất lượng, khi
khoảng 30% đã trở thành “voi cụ”, và khả năng “yêu” để cho ra thế hệ
tiếp theo là rất hạn hữu.
Điều này được chứng minh, khi trong
khoảng 20 năm qua, đàn voi nhà Đắk Lắk không đón nhận thêm được chú voi
con nào chào đời. Điều này thật dễ hiểu - đó là voi không có môi trường,
thời gian để “yêu nhau”.
Hiện nay, voi chỉ tập trung vào việc
phục vụ du lịch, các chủ voi thường quản lý voi độc lập, ít thả cùng
nhau, nên voi cái, voi đực không có cơ hội gặp gỡ. Nói cách khác, voi
đang bị “cấm yếu”.
Trong chuyện sinh
sản của voi, thường chủ voi đực không được hưởng lợi, thậm chí còn phải
“chịu vạ” nếu như voi đực giao phối làm voi cái bị thương, điều này
khiến chủ voi đực rất ngại khi thả voi của mình chung với voi cái của
chủ khác.
Đàn voi nhà suy giảm nhanh đến chóng mặt, không có
voi rừng thì không thể có voi nhà, tuy nhiên, đàn voi rừng cũng chỉ còn
khoảng trên 100 cá thể, mà việc săn bắt voi rừng về thuần dưỡng hiện nay
đã bị nghiêm cấm, việc bổ sung đàn voi nhà coi như đã khép lại.
Chỉ
còn trên 100 cá thể, nhưng trong tự nhiên đàn voi rừng cũng đang bị
“truy sát” ráo riết, khả năng sinh sản cũng rất hạn chế, hoặc nếu có
sinh sản được, voi con cũng gặp rất nhiều mối nguy hiểm.
Trong số
14 con voi rừng bị chết được phát hiện từ năm 2009 đến nay, ngoài 4 con
voi trưởng thành bị bắn chết như đã nói ở trên, đa số còn lại là voi con
mới lớn, chúng bị chết vì rất nhiều nguyên nhân.
Việc những
con voi đực trưởng thành bị giết hại, khiến nhiều chuyên gia đặt lo ngại
về một quần thể voi rừng không còn bền vững, khả năng sinh sản do đó bị
ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài giờ cõng khách du lịch, voi bị xích chân không còn thời gian chơi và “yêu đương” theo quy luật.
Theo
các nhà khoa học, để một đàn voi phát triển ổn định, có thể sinh sản,
tăng đàn được phải có khoảng từ 50 cá thể trở lên; nhưng tại Đắk Lắk
hiện nay, theo ghi nhận có khoảng 10 đàn voi rừng, đàn nhiều nhất cũng
chưa tới 30 con.
Cùng với đó, môi trường tự nhiên để voi sinh
sống đang bị thu hẹp, thức ăn ngày một ít, voi liên tục phải tìm về các
khu dân cư tìm thức ăn, gây nên sự xung đột người – voi dữ dội. Thực tế
này khiến cả đàn voi rừng Đắk Lắk lẫn người dân tại các buôn làng gặp
rất nhiều nguy hiểm.
Với việc bảo tồn vẫn ì ạch như hiện nay,
đàn voi Đắk Lắk đang đặt trong tình trạng báo động và điều này khiến
người ta đặt nghi ngại rằng một ngày không xa, đại ngàn Tây Nguyên rồi
sẽ vắng bóng voi là có cơ sở.
Mỗi năm trên thế giới, có hàng ngàn chú voi bị giết hại dã man chỉ
để lấy những cặp ngà đầy giá trị… Có những người lấy ngà voi để làm bùa
may mắn, có người lại để chế tác thành những tác phẩm nghệ thuật... Tuy
vậy, mấy ai hiểu được rằng, để có được chiếc ngà voi đó, bao nhiêu con
voi đã bị sát hại...
Ở
đất nước Kenya, hàng năm có khoảng 100 con voi bị giết. Mỗi chiếc ngà
voi lớn có thể mang lại cho người bán một khoản tiền hấp dẫn 6.000 USD
(khoảng 120 triệu VNĐ), đủ để cho một người dân Kenya ăn chơi thỏa thích
trong một năm.
Các
đồ mỹ nghệ làm từ ngà voi nhanh chóng chinh phục giới có tiền, và nó
trở thành thước đo của sự quyền quý. Ảnh trên là một thương gia người
Philippines, ông rất tự hào về bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc trên
ngà voi của mình.
Và
để thỏa mãn sở thích của những người lắm tiền nhiều của, rất nhiều thợ
săn đã vào cuộc. Vườn quốc gia Buoba Ndjidah ở Cameroon ghi nhận, khoảng
300 con voi đã bị giết hại trong vòng 1 thập kỷ qua. Các thợ săn được
trang bị khá tốt với súng, lựu đạn, cùng kinh nghiệm săn bắt lâu năm.
Những
chiếc ngà voi thô sẽ được chuyển về các xưởng mỹ nghệ ở châu Á để chế
tác. Bức ảnh trên chụp một nhà máy ở Trung Quốc chuyên điêu khắc các tác
phẩm nghệ thuật trên ngà voi. Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc
buôn bán các sản phẩm từ ngà voi. Ước tính tới năm 2010, 90% ngà voi
buôn bán ở nước này là từ săn bắn trái phép.
Điều
đáng sợ hơn là nhiều thợ săn còn sẵn sàng giết những chú voi nhỏ để lấy
những cặp ngà tí hon dùng làm vật may mắn. Nhiều người tin rằng, giữ
ngà voi bên mình giúp cho cơ thể khỏe mạnh và xua đuổi ma quỷ.
Một
nhà sư ở Thái Lan đã nuôi một chú voi trong chùa và ông bị các nhà hoạt
động môi trường cáo buộc vì nuôi voi để thu ngà bất chính.
Cuộc
chiến bảo vệ ngà voi ở Kenya vô cùng khốc liệt. Trong một năm qua, 6
kiểm lâm đã chết trong lúc thực thi nhiệm vụ, đồng thời cũng đã có 23
thợ săn bỏ mạng vì tội săn trộm. Đôi khi, phát hiện được một chú voi bị
chết, các kiểm lâm cũng lấy ngà và đem đi, quyết tâm không cho lũ thợ
săn hưởng lợi.
Số
ngà voi trái phép thu được sẽ bị tiêu hủy. Trong hình là một phóng viên
của Trung Quốc tác nghiệp tại Kenya, đang tường thuật lại cuộc tiêu hủy
5,5 tấn ngà voi trái phép. Hành động này được coi là thể hiện sự quyết
tâm của các quốc gia trong khu vực để chấm dứt nạn săn trộm ngà voi và
tội phạm sắn bắt động vật hoang dã khác.
Thế
nhưng đi ngược với mong muốn của rất nhiều người yêu thiên nhiên, một
số tổ chức nghệ thuật ở các nước châu Á vẫn mong muốn nhân rộng nghề
điêu khắc trên ngà voi, họ coi đây là môn nghệ thuật tạo ra những kiệt
tác cho nhân loại.
Một nghệ nhân điêu khắc ngà voi ở Philippines kể rằng: “Số
đơn đặt hàng của tôi ngày càng tăng, chủ yếu là các biểu tượng tôn
giáo, phần lớn các khách hàng là người nước ngoài, họ có thể bỏ ra cả
núi tiền chỉ để có được một tác phẩm điêu khắc bằng ngà voi.”
Và cứ như thế, ngày càng có nhiều xác chết của voi hơn… Trong ảnh là một nghĩa địa giành riêng cho voi ở Thái Lan.
Rất
nhiều kiểm lâm ở Kenya cũng đang chiến đấu hết mình để bảo vệ những chú
voi tội nghiệp này. Họ biết rằng, đây sẽ mãi là một cuộc chiến đầy khốc
liệt…
*
Trong trường hợp phát hiện các thông tin, hành vi vi phạm pháp luật
liên quan tới ngà voi và các loài động vật hoang dã, hãy gọi về đường
dây nóng miễn phí 1800 1522 để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét