Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 19

(ĐC sưu tầm trên NET)

55-Rene Descartes
Rene_Descartes_1804.jpg
1596-1650
Pháp
Triết học
Chủ nghĩa duy lý trong triết học Descarter
 
René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lý cận đại, cha đẻ của triết học hiện đại.
DẪN NHẬP
Nền triết học phương Tây ra đời vào giai đoạn 600 – 430 trước Công nguyên và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên đến thời Descartes triết học đã bước sang một giai đoạn mới. “Hegel, nhà triết học Đức đã đánh giá vai trò triết học của Descartes là “đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu thời Cận đại. Có nghĩa là “Ông đã tạo ra một bước rẽ, một bước ngoặt trong hành trình phát triển của triết học Tây Âu.” Sự ảnh hưởng không nhỏ bởi dòng tư tưởng triết học duy lý của René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà còn của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương .
Trong suốt dòng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây, người ta khó tìm thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đã có được một câu nói có thể đi sâu vào ý thức của tầng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Cogito ergo sum” (Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: Vì tôi tư duy nên tôi biết mình hiện hữu) của nhà triết học René Descartes. “Tôi tư duy tức là tôi hiện hữu” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông - triết học duy lý với tinh thần hoài nghi – một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “chủ nghĩa duy lý trong triết học Descartes” cho bài viết của mình.
Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định của một bài viết không phải là một bài khảo cứu chuyên ngành nên sự cho phép ở đây chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về chủ nghĩa duy lý của Descartes trong triết học. Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả, phân tích lại những tài liệu đã có sẵn, bên cạnh đó cũng sử dụng phương pháp khác như nhận định để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt để làm sáng tỏ đề tài. Vì sự hiểu biết còn hạn chế và tư duy còn kém cỏi trong bài viết không sao tránh khỏi những thiếu xót, người viết mong nhận được những lời góp ý chân thành từ bạn đọc để làm kinh nghiệm cho những bài viết sau được tốt hơn. Nhưng dẫu sao đôi dòng trong bài viết cũng giúp ích một chút nào đó cho mọi người trong cuộc sống và thêm yêu mến triết học Descartes.
NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT GIA RENÉ DESCARTES
1.1. Tiểu sử René Descartes
René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lý cận đại, cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sinh tại La Haye, Touraine (trước đây là một tỉnh, nay gọi là một vùng của Pháp), Descartes là con của một gia đình quý tộc nhỏ, có truyền thống khoa bảng. Lên tám tuổi, ông được gửi theo học tại trường học của Dòng Tên (Jesuits) tại La Flèche ở Anjou, ông học ở đây suốt 8 năm. Bên cạnh những môn học cổ điển, Descartes còn học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện, một học phái chủ trương dùng lý luận của loài người để hiểu lý thuyết Ky Tô giáo. Thiên Chúa giáo La Mã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes. Sau khi ra trường, ông theo học luật tại Đại học Poitiers, tốt nghiệp năm 1616. Tuy vậy, ông chưa hề hành nghề luật; năm 1618 ông phục vụ cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lãnh đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, với ý định theo đuổi một cuộc đời binh nghiệp. Những năm tiếp theo, Descartes phục vụ các quân đội khác, nhưng ông đã bắt đầu tập trung vào toán học và triết học. Ông hành hương sang đất Ý từ năm 1623 đến 1624, sau đó từ 1624 đến 1628, ông ở Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Descartes chuyên tâm nghiên cứu triết học và làm các thí nghiệm về quang học. Năm 1628, sau khi bán hết tài sản ở Pháp, ông chuyển sang sống ở Hà Lan, và sống hầu hết quãng đời còn lại ở xứ hoa tuylip. Descartes sống ở nhiều thành phố khác nhau của Hà Lan, như Amsterdam, Deventer, Utrecht, và Leiden.
Dường như trong năm đầu tiên ở Hà Lan, Descartes đã viết tác phẩm lớn đầu tiên, Essais philosophiques (Các tiểu luận triết học), xuất bản năm 1637. Tác phẩm gồm bốn phần: một tiểu luận về hình học, một về quang học, phần thứ ba về sao băng, và Discours de la méthode (Bàn luận về phương pháp), trong đó ông trình bày các nghiên cứu triết học của mình. Sau đó lần lượt ra đời các tác phẩm khác, có thể kể ra Meditationes de Prima Philosophia (Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi, năm 1641, viết lại năm 1642) và Principia Philosophiae (Các nguyên lý triết học, năm 1644). Cuốn sau này ông dành tặng cho Công chúa Elizabeth Stuart xứ Bohemia, một người bạn thân thiết của ông ở Hà Lan. Năm 1649 Nữ Hoàng Christina nước Thụy Điển mời Descartes đến giảng dạy cho bà về triết học tại triều đình ở Stockholm. Cái lạnh khắc nghiệt của xứ Bắc Âu đã làm ông mắc bệnh viêm phổi và qua đời năm 1650.
Sau khi ông mất, giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã đã liệt các tác phẩm của ông vào danh sách những sách cấm.
1.2. Những đóng góp của triết gia Descartes
1.2.1. Khoa học
Sau thời Trung cổ, ở Tây Âu trí tuệ vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của hai thiên kiến đó là: sự ấn định của nhà thờ thông qua những tín niệm trở thành những chân lý bất di bất dịch và sự thống trị của Aristote về mặt học thuật. Những điều răn dạy của nhà thờ và của các triết gia trước kia không còn hấp dẫn ông và ông đã đạp dổ chúng để xây dựng một ngôi nhà triết học mới. Ông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, các giải thích đó cũng có một giá trị nhất định, vì ông đã dùng những giải thích cơ học thay cho những quan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ban đầu Descartes đã công nhận thuyết Copernic về hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, nhưng ông đã từ bỏ nó chỉ vì giáo hội Thiên Chúa La Mã phán rằng thuyết đó tà đạo. Thay vào đó ông đưa ra lý thuyết dòng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy vật chất, ở các trạng thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.
Trong lĩnh vực sinh lý học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với chất suy nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.
Về quang học, Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến định luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất rắn đã dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.
1.2.2. Toán học
Sự đóng góp về toán học có vai trò quan trọng trong tư tưởng của Descartes. Đối với ông cũng như đối với Galileo (1564-1642), toán học là ngôn ngữ của tự nhiên. Descartes sáng tạo ra hình học giải tích, cho phép ông mô tả bằng phương trình các hình hình học như hình tròn hay hình tam giác. Ông là nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo ra hệ thống ký hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x²). Mặc khác, chính ông đã thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu Descartes, để tìm số nghiệm âm, dương của bất cứ phương trình đại số nào. Ông tin vào sự thống nhất cơ bản của các khoa học, ông coi các khoa học, cũng như toán học, phần lớn đều có thể được suy ra bằng lý trí thuần túy. Ở điểm này, ông đi ngược lại với Kepler và Galileo, hai nhà khoa học này nhấn mạnh sự cần thiết phải quan sát và thực nghiệm để giải mã các bí mật của tự nhiên, nhưng đồng thời không hề phủ nhận vai trò cơ bản của toán học. Như vậy Descartes là biểu tượng của “chủ nghĩa duy lý”.
1.2.3. Triết học
Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đã chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Pierre Gassendi và Công chúa Elizabeth xứ Bohemia đã làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân (mind-body problem).
Descartes muốn áp dụng phương pháp quy nạp hợp lý của khoa học, nhất là của toán học, vào triết học. Trước đó, triết học bị chi phối bởi phương pháp của phái Kinh viện, vốn hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà cầm quyền. Bác bỏ phương pháp này, Descartes cho rằng "Trong khi tìm kiếm con đường thẳng đi đến chân lý, chúng ta không cần phải quan tâm tới những gì mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và hình học". Qua đó ông chỉ ra rằng "không điều gì được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập". Sự chắc chắn duy nhất làm điểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng "Cogito, ergo sum", (tiếng Latinh, "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"). Từ tiên đề cho rằng ý thức rõ ràng về tư duy của ông chứng minh rằng ông tồn tại, Descartes kết luận là Chúa tồn tại. Chúa, theo triết học Descartes, đã tạo ra hai loại chất để tạo nên toàn bộ vạn vật. Loại thứ nhất là chất suy nghĩ, tức tinh thần, loại thứ hai là các chất mở rộng, tức thân thể.
Trong tiếng Pháp, tính từ cartésien (hoặc cartésienne - dạng giống cái) dùng để chỉ những nhân cách có xu hướng tư duy logic hơn là cả tin. Cartésien có từ nguyên là tên của Descartes. Tiếng Anh cũng có tính từ cartesian với ý nghĩa tương đương.
2. CHỦ NGHĨA DUY LÝ TRONG TRIẾT HỌC DESCARTES
2.1. Chủ nghĩa duy lý của các triết gia trước Descartes
Đến cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa Aristote mất dần ảnh hưởng và suy tàn. Lúc này nhu cầu xem xét lại toàn bộ hệ tư tưởng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và René Descartes là người đóng vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng về quan niệm này.
"Chủ nghĩa duy lý" nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.
Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh luận rằng việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hoài nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định– thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian).
Zeno (sinh năm 489 TCN) là học trò của Parmenides, đã tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn. Plato (427-347) cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đã kết hợp chủ nghĩa duy lý với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đã cất công xem xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một hình tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả hình tam giác và tất cả các loại cây. Plato tranh luận rằng những bản chất này là những hình thái không phụ thuộc vào trí não, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lý trí và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.
2.2. Chủ nghĩa duy lý của Descartes
Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với Réne Descartes, vứt bỏ hệ thống thế giá và thẩm quyền của triết học kinh viện, Descartes bắt đầu với sự hoài nghi mọi cái, kể cả những gì ông trải nghiệm vì ông cho rằng các giác quan thường đánh lừa ông. Nhưng có một cái ông không thể hoài nghi, đó là chính sự hoài nghi. Ðây là cốt lõi được ông trình bày trong câu nói danh tiếng của mình: Cogito, ergo sum: Je pense dons je suis: Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu. Ông nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.
1. Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ", như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất chính" như hình dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.
2. Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.
3. Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra?

Descartes đã nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông chấm dứt những quan niểm của các triết gia trước đó, ông không tin rằng những quan niệm về triết học của các triết gia trước đây là những gia bảo. Ông phá đổ những gì của nền triết học cổ đại, ông đã xây dựng cái mới trên một cái nền mới hoàn toàn. Ông mở đầu cuộc cách mạng triết học mới và Immanuel Kant là người kết thúc tư tưởng triết học của ông. Kant đã đi theo "Chủ nghĩa lý tưởng", chủ nghĩa ấy là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của Réne Descartes rằng những gì có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông qua các giác quan.
Descartes đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ tính chất chắc chắn do sự hiện hữu của hữu thể tư duy, ông tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức, ông đã lần bước tới sự hiện hữu của Thượng đế. Ông biện hộ cho sự hiện hữu ấy bằng cách đưa ra bằng chứng dựa trên luận cứ mang tính bản thể luận của Anselm và bằng chứng dựa trên nguyên nhân đệ nhất, cái chắc chắn tạo ra trong người tư duy ý tưởng về Thượng đế. Như thế, trong khi đạt tới sự hiện hữu của Thượng đế, Descartes cũng với tới thực tại của thế giới vật lý thông qua Thượng đế. Do đó, thế giới ngoại tại mà chúng ta đang tri giác phải hiện hữu. Như thế, Descartes rơi trở lại sự chấp nhận là thật những cái được chúng ta tri giác một cách rõ rệt và riêng biệt. Và ông nghiên cứu thế giới vật chất bằng cách tri giác các nối kết của nó. Ông nhìn thế giới vật chất như có tính máy móc chủ nghĩa, hoàn toàn cách ly với tâm trí, cái độc nhất nối kết giữa hai hữu thể bằng sự can thiệp của Thượng đế. Tới ngang đây, quan điểm của Descartes gần như hoàn toàn mang tính nhị nguyên luận.
Triết học Descartes đánh dấu một bước ngoặc của tư tưởng con người đối với vũ trụ, đối với trời đất và chính mình. Descartes đã thay đổi quan điểm triết lý về thiên nhiên bằng triết lý về tinh thần. Những gì về thiên nhiên, về hoạt động khoa học như toán học, vậy lý là phạm trù của khoa học, chỉ có tinh thần là thuộc về triết học mà thôi . Các triết gia xưa đã đưa toán học, vật lý học và tinh thần là phạm trù của triết học nhưng đến thời của Descartes thì triết học chỉ là tinh thần chứ không có toán học và vật lý học nữa và nó không còn là phạm trù của triết học. Descar đã gặt bỏ những điều trước đây và bắt đầu hình thành triết học con người hay triết học tinh thần. “Tôi tư duy tức tôi tồn tại”, quan điểm của ông đã thu hút được những triết gia như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff.
Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy cơ do ông phát minh ra và triết học dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy lý. Từ thời triết học cổ đại Hy Lạp cho đến Platon, Aristote cũng lấy thế giới là nền tảng của sự nghiên cứu nhưng đến thời của Descartes ông lại lấy Cogito làm nền tảng cho sự nghiên cứu của mình. Cogito là hành vi suy tưởng của con người làm nền tảng bởi vì con người là sự hợp tác của thể xác và tinh thần. Ở đây ông chỉ đề cập đến tinh thần mà không đề cập đến thể xác: “Tôi là một yếu tố tinh thần thuần tuý , tôi hiện hữu không cần có nơi cư ngụ sinh hoạt và tôi cũng không cần phải nhập vào thể xác nào”. Ông xem thể xác như là một cái máy và thể xác cũng chỉ là vật lý thôi còn tinh thần dù không nương tựa vào đâu cũng hoạt động được: “Không có thân xác thì con người cũng là mình không hơn không kém”. Tuy nhiên quan niệm của ông sau này bị Hobber phê phán. “Cogito này cũng là biểu hiện sai lầm của Descartes là đã chứng minh sự tồn tại của con người bằng tư duy. Tư duy tồn tại hoàn toàn tách biệt với chủ thể.” Phải chăng ông quá đề cập đến tư duy mà quên đi phần vật chất (tức thể xác) vì con người được tồn tại do sự hiện hữu của thân và tâm nếu như không có thân thì tư duy chỉ là một cái gì đó lơ lững không định hướng.
Tuy vậy, chúng ta không thể hiểu câu nói của Descartes về “Tôi tư duy” là tôn vinh bản ngã, coi bản ngã là có thật. Thật sự trong trường hợp này “tôi” (ngã) không giống như thuyết vô ngã mà Đức Phật đã nói mà ông chỉ ngụ ý là sự tư duy là thật. Ông từng viết: “Trước đây tôi đã tưởng tôi là gì? Tự nhiên tôi đã tưởng tôi là một con người. Nhưng người là gì?...Tôi tự coi mình như có bộ mặt, những bàn tay, những cánh tay và tất cả bộ máy bằng xương bằng thịt, và tôi gọi cái máy này bằng thân thể.” Tuy nhiên Descartes là xây dựng hệ tư tưởng của ông dựa trên sự nghi ngờ: tất cả đều phải được xem xét lại, vì các giác quan của chúng ta đều có thể bị nhầm lẫn. Xét cho cùng, trong giấc mơ chúng ta thấy các vật cũng thật như khi chúng ta thức. Nhưng, theo Descartes, ít nhất có một điều không thể bị xem xét lại, đó là bản thân việc mình đang nghi ngờ. Khi nghi ngờ, cần phải tư duy, bởi vì tư duy, nên phải tồn tại với tư cách là người tư duy. Từ đó có câu nói nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, mở đầu cho tác phẩm Luận về phương pháp xuất bản năm 1636 và được dùng làm dẫn nhập cho các tiểu luận của ông về Khúc xạ học, Sao băng và Hình học . Trong Luận về phương pháp, Descartes đã trình bày các phương pháp “để dẫn dắt lý trí một cách đúng đắn và để tìm kiếm chân lý trong khoa học”, nói cách khác là để xóa bỏ khoa học cũ và xây dựng lại khoa học dựa trên các căn cứ duy lý.
Từ lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí. Nghiên cứu triết học cơ bản của Descartes đòi hỏi phải có phương pháp phân tích. Và để có thể phân tích ra từng chi tiết của vấn đề, điều căn bản trước tiên mà một nhà khoa học chân chính phải có chính là sự hoài nghi. Sự hoài nghi là một nguồn lực thúc đẩy con người đi tìm kiếm kiến thức, tìm kiếm những hiểu biết mới, đi dần tới chân lý đích thực. Nếu không biết hoài nghi, tư tưởng con người sẽ đứng yên tại chỗ, điều này sẽ dẫn tới tâm lý thỏa mãn, nguyên nhân của tính bảo thủ và những ngu dốt sẽ ngày một phát sinh. Và Descartes chính là nhà triết học lấy nhận thức và lý trí hoài nghi sự vật để tìm hiểu sự vật, từ đó coi tư duy là tất cả giá trị của con người." Trong các tác phẩm của ông đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Muốn trở thành người thông thái, thì ít nhất một lần trong đời, ta phải biết hoài nghi về tất cả”, “Tất cả những gì còn một chút hoài nghi đều bị coi là tuyệt đối sai lầm”. Ông chỉ chấp nhận những gì khi nó không còn có nghi vấn. Chính những hoài nghi đã trở thành phương tiện để đạt tới chân lý. Ông xem triết học là khoa học của tư duy, có vai trò rất lớn trong đời sống con người. Ông phê phán chủ nghĩa kinh viện đã tạo ra một tri thức ít ỏi. Descartes khẳng định về bản chất hệ thống triết học của ông là “khác với các nhà thần học; tôi với tư cách là nhà triết học đã trình bày một triết thuyết không hề tuân thủ một tôn giáo nào...Và do vậy có thể được tiếp nhận khắp nơi...” Thật vậy, vì triết học của ông không tuân thủ một tôn giáo nào nên nó thoát ra tất cả những giáo điều mà các tôn giáo đã áp đặt. Chính vì nó thoát ra khỏi tôn giáo cho nên được nhân loại chấp nhận một cách khách quan.
“Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” – câu nói bất hủ của nhà triết học người Pháp René Dercaster và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông - triết học duy lý với tinh thần hoài nghi – một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Nguyễn Tường Bách đã nhận định: “Câu nói xem ra đơn giản này được hiểu nhiều cách khác nhau. Nhưng cách đơn giản nhất hẳn là, nếu không có tư duy con người không thể được xem là “hiện hữu”, con người sẽ đồng như gỗ đá. Thực thế, tư duy làm nên tính cá thể của mỗi một con người. Trong toàn bộ loài người thì tư duy là nền tảng của mọi tri thức, của khoa học và triết học. Ngôn ngữ là sự phát biểu của tư duy. Có thứ ngôn ngữ sắc gọn như toán học, phức hợp như triết học nhưng tất cả ngôn ngữ đều dựa trên tư duy. Tư duy là nền tảng của nền văn minh nhân loại”. Bằng tư duy lý trí, con người có thể đạt đến tất cả những sự hiểu biết mà các giác quan không thể đem đến. Và chỉ có tri thức lý tính mới là chính là chân lý tuyệt đối và đáng tin cậy. Từ đó có thể thấy vấn đề cơ bản của triết học Descartes là sự đề cao nhận thức lý tính đối lập với nhận thức cảm tính, là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy.
Điều đó có thể được giải thích bằng lập luận rằng : Bởi nếu bạn không hiện hữu thì làm gì có cái tư tưởng đang nghi ngờ tất cả mọi sự thế này. Bạn đang nghi ngờ tất cả, nên nghi ngờ luôn các định luật logic, nên tất cả những cái gì mà bạn biết hay suy ra được đều không rõ ràng và chắc chắn. Nếu bạn chưa nghiệm ra được, bạn cần nhắm mắt lại lần nữa, hay nhiều lần nữa, đặt mình trong tâm trạng nghi vấn tất cả, bạn sẽ có thể tập dần dần ý thức chủ quan của mình, và đi đến một cảm nghiệm không thể chối cãi được về sự hiện hữu của chính mình, như một chủ thể, chứ không phải như một đối tượng khách quan.
Trong diễn biến đó người ta không nên để cho mình thất vọng khi chủ thể tư duy được đặt làm trọng tâm một cách chủ ý đầy khéo léo. Nói cách khác, hình thức những suy niệm thực ra không được xây dựng trên tính chất duy ngã nông nổi và ích kỷ, nhưng là trình bày về phương pháp của Descartes. Nói cách khác, diễn tiến sự nhận thức – nơi Descartes là một tác động của tinh thần – cần phải mở ra trong những bước đi suy lý có trật tự không chỉ đối với chủ thể tư duy mà còn khả thi đối với độc giả nữa, là người cũng có thể tham dự vào hành động nhận thức.
Bởi vì, nếu tất cả mọi sự đều có thể bị nghi ngờ, thì ít ra một điều chắc chắn đối với tôi là tôi đang nghi ngờ. Để có được hoài nghi này, thì sự tách biệt cần thiết khỏi tất cả mọi tình huống ngoại cảnh phải được dựa trên một điều kiện rõ ràng mà người ta thường hay bỏ qua không nhìn thấy: Lý do tuyệt đối của tri thức mà Descartes cố công gầy dựng nên cần tới một vị trí đặc biệt của một chủ thể tự do. Bởi vì, chỉ khi đặt nền tảng trong sự tự do thì khả năng con người mới có thể tách mình ra khỏi tất cả những sự vật ngoại giới mà thôi. Qua đó, Descartes muốn nói rằng bây giờ ông đã tìm ra được một con đường dẫn tới một sự nhận thức rõ ràng chính xác cuối cùng, hoàn toàn bất khả đổi thay: Đó chính là sự hiện hữu cá thể của tôi như một hữu thể tinh thần.
3. ỨNG DỤNG CHỦ NGHĨA DUY LÝ CỦA DESCARTES
Chủ nghĩa duy lý của triết gia Descartes qua câu nói bất hủ “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đã giúp cho nền triết học của phương Tây nói riêng mà còn cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh mẻ. Chính vì sự nghi ngờ mà con người không an phận với những hiện trong tự nhiên, chấp nhận những gì thiên nhiên đã tạo. Con người không chấp nhận mình phụ thuộc vào thiên nhiên và những thế lực siêu nhiên chi phối. Con người không chỉ tin vào khả năng của mình mà bắt thiên nhiên phải phục vụ cho mình qua tư duy sáng tạo.
Qua câu nói này cũng hàm một ý nghĩa là con người ta sẽ không chết không dể dàng đầu hàng với bất cứ thứ gì vì con người có sự tư duy. Chính sự tư duy này mà con người còn hiện hữu trên thế gian này và cũng chính tư duy mà con người còn tạo ra nhiều sản phẩm để tồn tại. Chính vì sự tư duy không hài lòng với những gì đã có mà con người ngày càng tạo ra nhiều phương tiện phục vụ cho đời sống của mình.
Hiện nay, trong tất cả lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự tư duy, vì tư duy để sáng tạo và sáng tạo để giúp cho con người tồn tại trong xu thế “toàn cầu hoá”. Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới thì sự tư duy để tìm ra những phát minh mới rất cần thiết. Và mỗi người ai cũng cần tư duy để không phải lạc hậu giữa thế giới công nghệ thông tin phát triển như hiện nay nếu không sẽ tự đào thải mình.
KẾT LUẬN
Tư tưởng triết học của ông đã giữ vai trò một khởi nguyên mới, ông đã có công đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện, mở đường cho nền triết học Tây phương ngày nay. Ảnh hưởng của thuyết Descartes rất lớn lao, có thể nói lịch sử triết học đã gắn liền với lịch sử thuyết Descartes.
Điểm then chốt của triết học của Descartes qua câu “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đã đặt nền cho một hướng triết học mới : quan tâm đến mối tương quan, tương tác giữa chủ thể ý thức - tri thức và đối tượng khách quan mà các hệ thống triết học phổ thông trước không quan tâm đến vấn đề này. Descartes đã đặt vấn đề về sự tương xứng giữa thế giới bên ngoài và nội dung của tri thức con người ; và ông khởi đi từ một tiền đề không thể chối cãi về chủ thể ý thức - tri thức để xây dựng một hệ thống triết học về sự hiện hữu của thế giới khách quan.
Thích Pháp Như
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư Wikipedia
2. Nguyễn Tiến Dũng, Triết học phương Tây, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
3. Trần Thái Đỉnh, Triết học Descartes, Nxb Văn học, 2005
4. Nguyên Bảng, Descartes và tinh thần duy lý trong văn hóa phương Tây
5. Lê Phương Thảo, Ảnh hưởng của tinh thần duy lý Descartes trong văn học cổ điển Pháp
6. Nguyễn Tường Bách, Trên đỉnh Linh Thứu nhớ Descartes
7. Nguyễn Hoàng lược dịch từ La Recherche, Descartes và niềm hy vọng sống lâu trăm tuổi, Tạp chí Tia Sáng
8. Nguyễn Cang, Tư tưởng nghi ngờ của Descartes
9. Nguyễn Hữu Thy, Tôi tư duy nên tôi hiện hữu, Vietcatholic.net
10. Thích Nữ Hương Nhũ, Bài giảng Triết gia René Descartes

René Descartes

Posted on
  • Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn:
  • TIỂU SỬ
    RENÉ DESCARTES (1596 - 1650) triết gia, nhà khoa học, nhà toán học Pháp? thường được gọi là cha đẻ của triết học hiện đại.
    Sinh tại La Haye, Touraine (trước đây là một tỉnh của Pháp), Descartes là con trai của một nhà tiểu quý tộc và thuộc về một gia đình từng sản sinh ra nhiều trí thức. Lên tám tuổi, ông vào trường Dòng Tên tại La Flèche, và ông lưu lại đây học tập trong tám năm. Bên cạnh những môn học cổ điển thông thường, Descartes còn được học toán và triết học kinh viện, một loại triết học tìm cách sử dụng lý trí con người để hiểu giáo lý Ki-tô giáo. Ki-tô giáo La Mã đã gieo ảnh hưởng lớn đối với Descartes trong suốt cuộc đời ông. Học xong trường dòng, ông tiếp tục học luật tại đại học Poitiers và tốt nghiệp năm 1616. Tuy nhiên, ông không bao giờ hành nghề luật sư; năm 1618, ông gia nhập quân đội với ý định theo đuổi binh nghiệp. Trong những năm tiếp theo, ông phục vụ trong những đơn vị quân đội khác nhau, nhưng giờ đây ông đã hoàn toàn chú tâm vào những vấn đề toán học và triết học mà với chúng ông sẽ theo đuổi đến trọn đời. Ông đến thăm và nghiên cứu ở ý từ năm 1623 đến 1624, và trở về Pháp sống từ năm 1624 đến 1628. Trong thời gian ở Pháp, Descartes tận tụy nghiên cứu triết học đồng thời làm nhiều thí nghiệm về quang học. Năm 1628, sau khi bán hết tài sản, ông đến Hà Lan và định cư tại đây đến hết đời. Descartes sống qua nhiều thành phố khác nhau ở Hà Lan, như Amsterdam, Deventer, Utrecht và Leiden.
    Có lẽ trong năm năm đầu tiên sống tại Hà Lan, Descartes đã soạn công trình chính yếu đầu tiên của mình, Những yếu luận triết học, xuất bản năm 1637. Công trình này gồm bốn phần: tiểu luận về số học, tiểu luận về quang học, tiểu luận thứ ba về sao băng, và Phương pháp luật, trình bày những suy luận triết học. Tiếp sau đó là những công trình triết học khác, có thể kể Các suy niệm về đệ nhất triết học (1641; hiệu đính 1642) và Những nguyên lý triết học (1644). Cuốn sau cùng ông đề tặng Công chúa Elizabeth Stuart xứ Bohemia, sống ở Hà Lan và là bạn thân của Descaltes. Năm 1649, Descaltes được mời đến triều đình của hoàng hậu Thụy Điển Christina ở Stockholm để dạy triết cho hoàng hậu. Sư khắc nghiệt của mùa đông phương bắc khiến ông mắc bệnh sưng phổi và chết tại đây năm 1650.
    TRIẾT HỌC
    Descartes nỗ lực áp dụng phương pháp suy luận quy nạp của khoa học và đặc biệt là của toán học vào triết học. Trước ông, triết học bị chi phối bởi phương pháp của trường phái kinh viện, nó hoàn toàn dựa trên việc so sánh và đối chiếu những quan điểm của những thế giá đã được thừa nhận. Phản bác phương pháp này, Descartes nêu rõ: “Trong khi tìm kiếm con đường trực tiếp dẫn đến chân lý, chúng ta cần tập trung không phải vào đối tượng mà chúng ta không thể có được một cảm thức chắc chắn nào về nó tương tự như cảm thức chắc chắn của chứng minh số học và hình học''. Do vậy ông kiên quyết không nhận cái gì là chân lý cho đến khi ông thiết lập được những chứng lý để nghĩ rằng, nó là chân lý. Sự kiện chắc chắn duy nhất mà từ đó sự tra vấn của ông bắt đầu được ông diễn tả trong câu nói thời danh Cogito, ergo sum, ''Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu''. Từ tiên đề này, một ý thức minh bạch trong tư duy của ông chứng thực sự hiện hữu của riêng ông, ông biện minh cho sự hiện hữu của Thượng Đế. Thượng Đế, theo triết học của Descartes, tạo ra hai loại bản thể làm nên toàn thể thực tại. Một loại là những bản thể tư duy hoặc trí tuệ, và loại kia là những bản thể trương độ hay những cơ thể.
    KHOA HỌC
    Triết học của Descartes, đôi khi được gọi là thuyết Descartes, đã đưa ông đến những giải nghĩa phức tạp và sai lầm về nhiều hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, những giải nghĩa này vẫn có giá trị bởi vì ông đã đưa ra một hệ thống những giải thích cơ học về các hiện tượng vật lý thay cho những ý niệm mơ hồ của hầu hết các tác gia trước đây. Mặc dù mới đầu Descartes có khuynh hướng thừa nhận luận thuyết của Copernicus về vũ trụ với ý tưởng về một hệ thống các hành tinh quay vòng xung quanh Mặt Trời, nhưng ông đã từ bỏ luận thuyết này khi nó bị giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã kết án là dị giáo. Thay vào đó, ông đưa ra lý thuyết các vòng xoáy theo đó không gian hoàn toàn được lấp đầy bởi vật chất, trong những trạng thái khác nhau, và quay tít quanh Mặt Trời.
    Trong lĩnh vực sinh lý học, Descartes lập luận rằng, một phần trong máu là lưu chất tinh vi, mà ông gọi là sinh khí. Ông cho rằng, sinh khí tiếp xúc với các bản thể tư duy trong óc và chảy dọc theo những đường dây thần kinh để kích hoạt các cơ và những phần thân thể khác.
    Nghiên cứu của Descartcs về quang học dẫn ông đến khám phá độc lập quy luật cơ bản về sự phản xạ: theo đó góc tới (angle of incidence) bằng góc phản xạ (angle of reflection). Luận văn của ông về quang học là phát biểu đầu tiên được xuất bản về quy luật này. Khảo sát của ông về ánh sáng như là một thứ áp lực trên môi trường đặc mở đường cho lý thuyết sóng về ánh sáng (undulatory theory of light).
    TOÁN HỌC
    Sự đóng góp danh giá nhất mà Descartes dành cho toán học là hệ thống hóa hình học giải tích. Ông là nhà toán học đầu tiên nỗ lực sắp xếp những đường cong theo loại phương trình tạo ra chúng. Ông cũng có nhiều đóng góp vào lý thuyết các phương trình. Descartes là người đầu tiên dùng những mẫu tự cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ định những lượng chưa xác định và những mẫu tự đầu tiên được chỉ định những lượng đã xác định. Ông sáng tạo ra phương pháp số mũ để diễn tả lũy thừa của số học. Ngoài ra ông còn trình bày quy tắc, được biết như quy tắc ký hiệu của Descartes, phát hiện một số nghiệm dương và âm cho bất kỳ phương trình đại số nào.
    TRI THỨC LUẬN
    Cả cao trào của khoa học hiện đại lẫn sự phục hồi của chủ nghĩa hoài nghi đều gieo ảnh hưởng to lớn lên tư tưởng của Descartes. Mặc dù ông cho rằng, con người có năng lực về tri thức và sự chắc chắn và rằng, khoa học hiện đại đang phát triển thượng tầng cấu trúc của tri thức, nhưng ông vẫn nghĩ rằng, chủ nghĩa hoài nghi đưa ra một thách thức chính đáng cần có câu trả lời, và câu trả lời đó chỉ mình ông mới có thể cung cấp.
    Thách thức của chủ nghĩa hoài nghi, như Descartes nhận thấy được mô tả sống động trong tác phẩm Các suy niệm siêu hình học của ông. Ông xem xét giả định rằng, mọi tin tưởng của con người đều sai lầm, vì đó là những ảo tưởng của một ác thần có quyền lực áp đặt những tin tưởng lên con người mà họ không hay biết. Nhưng Descartes quả quyết rằng, không thể có chuyện mọi tin tưởng của con người đều sai lầm, vì kẻ có những tin tưởng sai lầm đang suy nghĩ và biết rằng, mình đang suy tư, vậy nếu một người đang suy tư, thì người đó hiện hữu. Những sự vật không hiện hữu không thể suy tư. Phương cách lập luận này được tóm lược trong công thức của Descartes, ''Cogito, ergo sum'' (''Tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu'').
    Descartes phân biệt hai nguồn tri thức: trực giác và diễn dịch. Trực giác là sự lĩnh hội về mặt tinh thần không qua trung gian hoặc sự nắm bắt trực tiếp một điều trải nghiệm. Chân lý của mệnh đề “Tôi suy tư” được đảm bảo bằng trực giác mà con người có về kinh nghiệm suy tư của riêng mình. Người ta có thể nghĩ rằng, mệnh đề “Tôi hiện hữu'' được đảm bảo bằng lý luận diễn dịch, do chữ ''ergo'' gợi lên. Tuy nhiên, trong Phản đối và trả lời (1642; phần phụ lục của quyển Các suy niệm...), Descartes dứt khoát nói rằng, sự chắc chắn của mệnh đề ''Tôi hiện hữu'' cũng dựa trên trực giác.
    Nếu người ta chỉ có thể biết rằng, người ta suy tư và hiện hữu, thì tri thức con người hạn hẹp một cách đáng buồn. Nên Descartes tiếp tục nới rộng những ranh giới của tri thức. Sau khi chỉ ra mọi tri thức đều tuỳ thuộc vào tư duy hay lý tin, không phải vào giác quan hay tưởng tượng, ông tiếp tục chứng minh để tự thỏa mãn rằng, Thượng Đế hiện hữu; rằng, tiêu chuẩn dành cho tri thức là rõ ràng và rành mạch; rằng, tinh thân dễ nhận biết hơn thể xác; rằng, yếu tính của vật chất là trương độ; và rằng, hầu hết những tin tưởng trước đây của ông đều đúng.
    Một số những chứng lý này thuyết phục được nhiều người bằng hình thức mà Descartes trình bày chúng. Rắc rối chính là điều người ta thường nói tới: sự luẩn quẩn kiểu Descartes. Để thoát khỏi khả năng một ác thần lừa dối về mọi thứ mình tin tưởng, Descartes chứng minh rằng, Thượng Đế hiện hữu. Thế rồi ông lập luận rằng, sự rõ ràng và rành mạch là tiêu chuẩn của mọi tri thức bởi vì Thượng Đế không lừa dối con người. Nhưng, bởi vì tiêu chuẩn này có được chỉ sau khi sự hiện hữu của Thượng Đế đã được chứng minh, nên ông không thể viện đến tiêu chuẩn này khi ông trình bày bằng chứng của ông về sự hiện hữu của Thượng Đế; vì lý do đó ông không thể biết rằng, chứng cứ của ông là vững chắc.
    NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH
    Essais philosophiques (1637; Những tiểu luận triết học)
    Discours de la méthode (1637; Phương pháp luận)
    Meditationes de Prima Philosophia (1641; hiệu đính 1642; Các suy niệm về đệ nhất triết học).
    Principia Philosophiae (1644; Những nguyên lý triết học)
    Nguồn: 101 Triết gia, Mai Sơn biên soạn
    56-Lucretius
    Lucretius_2.jpg 
    -99-55
    Ý
    Triết Lý
     

    Những phát hiện về vạn vật và con người (142)

    Từ Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945, thế giới nhận được sự tiết lộ kinh khủng rằng con người đã mở ra lục địa tối trong nguyên tử. Những bí ẩn của nó sẽ ám ảnh thế kỷ 20.

    Chương 82 - Vô hạn và vi phân
    Thế nhưng trong suốt hai ngàn năm, “nguyên tử” đã từng là mối quan tâm sâu sắc của những triết gia tinh tế nhất. Từ Hi Lạp atomos có nghĩa là đơn vị nhỏ nhất của vật chất, được giả thiết là không thể phá vỡ. Bây giờ nguyên tử đã là một lời nói cửa miệng, một mối đe dọa và một sự hứa hẹn vô tiền khoáng hậu.
    Nhà triết học nguyên tử đầu tiên là một người Hi Lạp huyền thoại, Leucippus, được ngờ là đã sống vào thế kỷ 5 trước C.N. Học trò của ông là Democritus, người đã tạo ra thuyết nguyên tử như một truyền thuyết, rất thích cười những sự điên rồ của loài người khiến ông được người ta gọi là “nhà triết học tiếu lâm”. Nhưng ông là một trong số những người đầu tiên lý luận ngược lại sự suy thoái của con người từ Thời Đại Vàng thần thoại và là người rao giảng tin mừng của sự tiến bộ. Nếu toàn thể vũ trụ chỉ là những nguyên tử và khoảng không, thì nó không phải là vô cùng phức tạp nhưng nó có thể hiểu được và khả năng của con người có thể là vô giới hạn.
    Trong một bài thơ giữa các bài thơ La tinh hay nhất, De Rerum Natura, “Bản chất sự vật”, Lucretius (95 tr.C.N. - 55 C.N.) đã làm sống lại thuyết nguyên tử thời xưa. Nhằm giải phóng người ta khỏi sợ hãi các thần, ông cho thấy toàn thể vũ trụ được làm bằng khoảng không và có những nguyên tử chuyển động theo những định luật của riêng chúng, rằng linh hồn cùng chết theo xác và vì thế không việc gì phải sợ cái chết hay sức mạnh siêu nhiên. Hiểu được thiên nhiên, ông nói, là con đường duy nhất dẫn đến an bình của tâm trí. Các thánh Giáo phụ vì tin vào đời sau, nên đả kích Lucretius và ông bị lãng quên trong thời Trung Cổ, nhưng đã trở thành một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất của thời Phục Hưng.
    Như thế thuyết nguyên tử đã bước vào thế giới hiện đại trước tiên như là một hệ thống triết học. Giống như tính đối xứng của thuyết Pythagore đã cung cấp một khung cho Copernic, giống như hình học đã kích thích Kepler và giống như vòng tròn hoàn hảo của Aristốt đã lôi cuốn Harvey, thì những nguyên tử “không thể phá vỡ” của các nhà triết học đã thu hút các nhà hóa học và vật lý học. Francis Bacon nhận xét, “Học thuyết của Democritus về các nguyên tử, nếu không đúng, thì ít ra cũng có thể ứng dụng một cách hiệu quả tuyệt vời để cắt nghĩa thiên nhiên”. Descartes (1596-1650) đã sáng chế ra khái niệm riêng của ông về những phân tử cực nhỏ chuyển động trong một môi trường mà ông gọi là ête. Một triết gia người Pháp khác, Pierre Gassendi (1592-1655), có vẻ chấp nhận lý thuyết của Democritus và còn đưa thêm một lý thuyết nguyên tử khác, mà Robert Boyle (1627-1691) thích nghi vào hóa học, để chứng minh rằng những “yếu tố” - đất, khí, lửa và nước - hoàn toàn không phải những yếu tố sơ đẳng chút nào.
    Những trực giác tiên tri của nhà toán học Dòng Tên R.G. Boscovich (1711-1787) đã vạch ra đường lối cho một khoa vật lý nguyên tử mới. Khái niệm táo bạo của ông về những “điểm - trung tâm” đã bỏ đi khái niệm cũ về sự phân loại các nguyên tử khác nhau có dạng đặc. Ông gợi ý rằng mọi phân tử cơ bản của vật chất đều giống hệt nhau và vật chất là những tương quan không gian chung quanh những điểm trung tâm này. Khi khám phá ra những khái niệm này từ toán học và thiên văn học, Boscovich đã hình dung trước một sự liên kết ngày càng gắn bó hơn giữa cấu trúc một nguyên tử và cấu trúc vũ trụ, giữa cái vi phân và cái vô hạn.
    Con đường thực nghiệm dẫn vào nguyên tử đã được vạch ra bởi John Dalton (1766-1844), một nhà nghiệp dư tự học, lấy những khái niệm gợi ý của Lavoisier (1743-1794). Lavoisier là nhà sáng lập khoa hóa học hiện đại, ông đã đưa lý thuyết nguyên tử trở thành thực tiễn khi ông biến nguyên tử thành một khái niệm phòng thí nghiệm hữu ích bằng cách định nghĩa một “yếu tố” là một chất không thể chia nhỏ thành những chất khác bằng bất cứ phương pháp nào sẵn có. Dalton xuất thân từ một gia đình làm nghề dệt ở Cumberland trong vùng English Lake District và ông đã mang dấu ấn lý lịch khiêm tốn của mình suốt đời. Năm 12 tuổi ông đã từng trông coi ngôi trường làng. Khi đi dạy học ở làng Kendal kế cận, ông đã tìm thấy trong thư viện nhà trường những sách Principia của Newton, Những Tác Phẩm của Boyle và Lịch sử Thiên nhiên của Buffon, cùng với một kính viễn vọng phản chiếu dài 2 feet và một kính hiển vi hai thấu kính. Ở đây ông đã bị thu hút bởi ảnh hưởng của một triết gia thiên nhiên mù nhưng là một thiên tài, John Gough, mà Dalton đã mô tả trong một lá thư viết cho một người bạn là “ông ấy thông thạo mọi ngành toán học... Ông ấy có thể chỉ rờ, nếm và ngửi là có thể biết được mọi thứ cây cỏ trong khoảng cách 20 dặm”. Chính Wordsworth trong Du Ngoạn cũng đã ca ngợi John Gough. Thụ giáo với Gough, Dalton học được kiến thức cơ bản về các tiếng La tinh, Hi Lạp và Pháp, dẫn nhập vào toán học, thiên văn học và mọi khoa học quan sát.
    Khi giáo phái Quaker mở trường đại học riêng của họ tại Manchester, Dalton trở thành giáo sư toán học và triết học tự nhiên. Trong Hội Văn học và Triết học Manchester, ông tìm được những thính giả say mê những thí nghiệm của ông. Ông giảng cho họ “Những Sự Kiện Kỳ Lạ Liên Quan đến Thị giác về Màu sắc”, có lẽ là công trình đầu tiên có hệ thống về tật mù màu sắc, mà cả John và em ông là Jonathan đều mắc phải. “Sau khi nhiều lần bị sai lầm vì dựa vào kết quả của người khác, tôi đã quyết định sẽ chỉ viết rất ít và chỉ viết về những gì chính tôi có thể xác nhận bằng kinh nghiệm”. Ông quan sát hiện tượng bắc cực quang, gió xích đạo, nguyên nhân của mây và mưa và cũng cải tiến các dụng cụ đo mưa, các dụng cụ đo áp suất, đo nhiệt độ và độ ẩm. Quan tâm của Dalton về khí quyển đã cung cấp phương pháp hóa học để dẫn ông đến với nguyên tử. Newton đã nghĩ rằng những hiện tượng thiên nhiên “có thể tất cả đều lệ thuộc một số lực nào đó mà do một số nguyên nhân chưa được rõ, những phân tử của các vật thể sẽ hoặc là thu hút lẫn nhau và dính lại thành những hình thù nhất định, hoặc là đẩy nhau ra và xa rời nhau”.
    Dalton bắt đầu đi tìm “những phân tử sơ đẳng này”, tìm kiếm những cách thực nghiệm để đưa chúng vào một hệ thống định lượng. Vì các chất khí là những dạng vật chất có cấu trúc lỏng lẻo nhất và di động nhất, Dalton đã tập trung vào khí quyển, là hỗn hợp các chất khí làm thành không khí, để làm khởi điểm cho suy nghĩ của ông về nguyên tử”. Ông hỏi các đồng nghiệp trong Hội Văn học và Triết học Manchester của ông, “Tại sao nước không chấp nhận thể tích của mọi chất khí như nhau ?” “Tôi hầu như tin chắc rằng hoàn cảnh tùy thuộc khối lượng và số lượng của những phân tử sơ đẳng của mỗi chất khí - những phân tử nào nhẹ nhất và ở thể đơn thì khó hấp thu nhất, các phân tử khác dễ hấp thu hơn, tùy theo khối lượng và tính phức tạp của chúng gia tăng”. Dalton đã khám phá rằng, người với quan điểm thông thường, không khí không phải là một hóa chất đơn dễ tan mà là một hỗn hợp các chất khí, mỗi chất khí luôn duy trì sự riêng biệt của mình và hoạt động độc lập. Kết quả các thí nghiệm của ông là tác phẩm nổi tiếng thời đại: Bảng Khối Lượng Các Phân Tử Sơ Đẳng Của Các Chất Khí Và Các Vật Thể Khác. Lấy hydro là 1, ông đã phân mục 21 chất. Ông hình dung những “phân tử sơ đẳng” vô hình như là những quả cầu đặc cực nhỏ, giống như những viên bi nhưng nhỏ hơn nhiều và ông đề nghị đem áp dụng những định luật Newton về lực hấp dẫn của vật chất vào những phân tử này. Ông nhắm tới “một cái nhìn mới về những nguyên lý đệ nhất của các yếu tố của vật thể và sự phối hợp của chúng”, mà ông “không nghi ngờ... trong tương lai sẽ mang lại những thay đổi tối quan trọng trong hệ thống hóa học và giản lược toàn thể hệ thống vào sự đơn sơ nhất và dễ hiểu đối với những người dốt nát nhất”. Khi ông chứng minh một “phân tử không khí tựa trên 4 phân tử nước”, giống như “một khối vuông các viên bi” mà mỗi viên bi nhỏ chạm vào viên bên cạnh, ông đã cung cấp một mô hình cho hóa học hữu cơ của thể kỷ tiếp theo.
    Trong những bài giảng quan thuộc của mình, Dalton sáng chế ra “những ký hiệu riêng để biểu thị những yếu tố hay những phân tử sơ đẳng”, được liệt kê trong bảng khối lượng nguyên tử. Đương nhiên Dalton không phải người đầu tiên sử dụng các ký hiệu biểu thị các chất hóa học - các thợ hóa kim cũng có những ký hiệu riêng của họ. Nhưng ông có lẽ là người đầu tiên sử dụng các ký hiệu như thế trong một hệ thống các “phân tử sơ đẳng”. Ông lấy chất hydro làm đơn vị, rồi ông tính khối lượng các phân tử như là tổng số khối lượng của các nguyên tử hợp thành và như vậy ông đã cung cấp một tổng hợp mới cho khoa hóa học. Hệ thống chữ tắt hiện nay sử dụng chữ cái đầu tiên của tên La tinh của mỗi yếu tố (v.d: Hưưưư2O, v.v...) đã được sáng chế bởi nhà hóa học Thụy Điển Berzelius (1779-1848).
    Nguyên tử không thể hủy của Dalton đã trở thành nền tảng của một khoa hóa học vừa xuất hiện, cung cấp những nguyên lý cơ bản - các định luật về sự cấu thành bền bỉ và những tỷ lệ đa dạng, sự phối hợp các yếu tố hóa học theo tỷ lệ đơn giản của các khối lượng nguyên tử của nó.
    Dalton mới chỉ là một nhà khám phá như Colômbô. Những người khác đến sau sẽ tạo ra những bất ngờ và những điều gây choáng váng.
    Sự phá hủy của nguyên tử “không thể phá hủy” sẽ đến từ hai nguồn, một quen thuộc, một mới mẻ - đó là việc nghiên cứu ánh sáng và sự khám phá ra điện. Chính Einstein đã mô tả chuyển động lịch sử này như là sự suy tàn của một quan niệm “cơ học” và sự xuất hiện của một quan niệm về “trường” trong thế giới vật lý, dẫn đưa ông đến thuyết tương đối, những lối giải thích mới và những bí ẩn mới.
    Trên tường phòng làm việc của mình, Albert Einstein treo một hình chân dung Michael Faraday (1791-1867) và lý do thật dễ hiểu. Faraday là nhà tiên phong và tiên tri của việc canh tân vĩ đại giúp cho công trình của Einstein thành sự. Thế giới sẽ không còn là khung cảnh của Newton với “những lực ở đàng xa”, những vật thể thu hút lẫn nhau bằng lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Thế giới vật chất sẽ trở thành một khung cảnh bao la gồm những “trường lực” tinh vi, tỏa khắp. Đây cũng là một cuộc cách mạng triệt để như cuộc Cách mạng Newton và lại khó cho người bình thường hiểu được nó.
     
    57- Avicenna
    Avicenna_3.jpg
    980-1037
    Iran
    Vật Lý, Thiên Văn Học, Triết Lý

    Avicenna

    Avicenna (Avicenna, 980-1037 AD) còn được gọi là Ibn Messina (Ibn Sina). Triết gia Ả Rập, nhà khoa học tự nhiên, bác sĩ. Sinh trong Bukhara (Bukhara) gần Fu Shaner (Afshana), chết trong Hamadan (Hamadan), trong Khorezm và Iran làm việc. Cuốn sách của ông hơn 200, đặc biệt là "triết học, khoa học bách khoa toàn thư", đồng thời một mức độ cao của bách khoa toàn thư, một kiệt tác là "y tế", cho đến thế kỷ 17, các nước phương Tây cũng được coi là kinh điển của Y học, có vẫn còn giá trị tham khảo.


    Giới thiệu ngắn gọn

    Avicenna (Avicenna, 980-1037 AD) còn được gọi là Ibn Messina (Ibn Sina). Triết gia Ả Rập, nhà khoa học tự nhiên, bác sĩ. Sinh trong Bukhara (Bukhara) gần Fu Shaner (Afshana), chết trong Hamadan (Hamadan), trong Khorezm và Iran làm việc. Cuốn sách của ông hơn 200, đặc biệt là "triết học, khoa học bách khoa toàn thư", đồng thời một mức độ cao của bách khoa toàn thư, một kiệt tác là "y tế", cho đến thế kỷ 17, các nước phương Tây cũng được coi là kinh điển của Y học, có vẫn còn giá trị tham khảo. Trong tác phẩm của ông, có rất nhiều hình học, thiên văn học, số học và âm nhạc khía cạnh lý thuyết. Cho chương hình học thảo luận về hình học phẳng và hình học nền tảng vững chắc có thể được coi là Euclid (Euclid) của "hình học" của bình luận. Trên các định nghĩa, định đề, tiên đề, định lý, thứ tự sắp xếp và bằng chứng của định lý và các vấn đề về phương pháp luận, có tính độc đáo. Ông cũng đã cố gắng để chứng minh định đề thứ năm.

    Nhân vật lịch sử

    Avicenna (Avicenna, tiếng Ả Rập tên đầy đủ là Abu-Ali Al-Husain Ibn Abdullah Ibn Sina)

    Bác sĩ Ba Tư. 980 sinh ra gần Bukhara Kaermaisen (Cộng hòa Uzbekistan), tháng 6 năm 1037 và qua đời trong Hamadan (nay là miền tây bắc Iran). Avicenna là con trai của một cán bộ thuế, ông là một thần đồng, ở tuổi mười sẽ có thể đọc thuộc lòng toàn bộ Kinh Qur'an. Ông chấp nhận Hồi giáo đồng thời tất cả các thế giới văn minh đã cung cấp giáo dục. Tiếc rằng, một khi đế quốc Ả Rập lớn Mặc dù thời gian vẫn là một nền văn hóa phát triển cao, nhưng do chiến tranh bị xé ra, và thậm chí cả bác sĩ thời trung cổ lớn nhất Avicenna cũng không nơi trú ẩn an. Ông đã sử dụng những nhà cầm quyền Hồi giáo, nhưng đó là chính trị không ổn định, mặc dù vẫn đưa ông nổi tiếng, tiền bạc và cơ hội để tiến hành nghiên cứu, nhưng cuộc sống của mình nhiều hơn một lần bị nguy hiểm. Trong Hamadan, ông từng làm việc không mệt mỏi phục vụ như là một bộ trưởng của bài viết, trong một vị vua Ba Tư đã chết phải giải cứu anh ta ra, chỉ để bảo vệ an toàn cá nhân của mình. Sau đó, khi các nhà lãnh đạo của các nước láng giềng vào tay Hamadan, Avicenna như chiến lợi phẩm của đất nước trong khi phục vụ chủ mới. Cuối cùng một lần nữa bị tấn công trong Hamadan, ông qua đời vì một bậc thầy mới quân đội diễu hành, Avicenna đã chết vì chứng khó tiêu (hoặc bụng), rõ ràng là ông không phải chỉ dành riêng cho các nghiên cứu, nhưng cũng ra quan tâm không mệt mỏi làm việc.

    Người ta nói rằng Avicenna đã viết hơn một trăm cuốn sách (nhiều trong số đó có lẽ ông là tác giả), các khía cạnh quan trọng nhất của các tác phẩm y tế. Lý thuyết của ông dựa trên Hippocrates và Galen, căn cứ vào thế kỷ XII khi cuốn sách của ông đã được dịch sang tiếng Latin, đã trở thành sách giáo khoa y tế quan trọng nhất của châu Âu, đã được sử dụng thời Harvey.

    Avicenna cũng nghiên cứu giả kim thuật, chỉ có một vài người trực giác cảm thấy rằng sự tiến hóa là không thể, ông là một trong số họ, mà không phải là tầm thường. Trong các tác phẩm triết học của ông, ông đã giúp Tây Âu vẫn giữ quan điểm của Aristotle, nhưng tầm quan trọng của mình trong vấn đề này không và Averroes là.

    Con số huyền thoại

    Avicenna là người Ba Tư, và cuộc sống của mình trong các vùng phía đông và miền trung Iran. Sớm nhất trong Bukhara giáo dục tiểu học (Bukhara) từ người cha. Bởi vì một số người có kiến ​​thức sử dụng để đến tụ họp gia đình, Avicenna tuổi trẻ có cơ hội và các công ty trong những bậc thầy xuất sắc sau đó và hưởng lợi từ. Avicenna sớm phát triển, cuộc sống duy trì bộ nhớ phi thường, 10 tuổi sẽ có thể nhớ "kinh Koran" và nhiều thơ ca Ả Rập. Sau đó, ông học với học tập hợp lý và siêu hình học, nhưng ngay sau đó mức độ ông về kiến ​​thức cao hơn so với giáo viên, sau đó tự học đến 18. Ông say sưa đọc và hiểu luật Hồi giáo, tiếp theo là y học, và cuối cùng là siêu hình học. Bởi vì anh đã chữa lành samanid (Samanid) của Noah. Ibn. Mansour (Nuh ibn Mansur) bệnh của Prince, để nó có thể nhập vào cũng đã cung Thư viện Hoàng gia, trong đó đặc biệt hữu ích trong việc phát triển trí tuệ của mình (samanid sau cuộc chinh phục Ả Hậu Nghệ Lang tăng địa phương của triều đại lớn đầu tiên ). Đến tuổi 21, ông là một thường xuyên tại các cửa ra vào của các ngành học có một thành tựu tuyệt vời, và đã trở thành một bác sĩ xuất sắc, nổi tiếng. Ông cũng đã làm giám đốc điều hành, và dù chỉ một lần trong các văn phòng chính phủ.

    Nhưng toàn bộ cuộc sống của mình đột nhiên thay đổi. Cha ông qua đời samanid các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Ghaznavid Mahmoud (Mahmud của Ghazna) đánh bại Mahmoud là một anh hùng huyền thoại, ông Khorasan (Khorasan) khu vực (vùng đông bắc Iran và phương Tây Afghanistan hôm nay ) được thành lập triều đại nhà Ghaznavid. Avicenna đã bắt đầu sống một cuộc sống lang thang, kéo dài cho đến ngày ông qua đời, ngoại trừ các khoản bất thường thoáng qua cuộc sống yên ấm trung gian bên ngoài. Số phận mà Avicenna vào một giai đoạn hỗn loạn trong lịch sử của Iran, khi các thành phần mới đang được thay thế bởi người Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập Iran thống trị ở Trung Á, các triều đại của Iran địa phương đang cố gắng từ Abbasid Baghdad (Iraq trong này lãnh thổ), giành độc lập chính trị dưới sự cai trị. Nhưng Avicenna tập trung và mạnh mẽ, thông minh đặc biệt, có thể được nghiên cứu học thuật rất phù hợp đang diễn ra trong không bị ảnh hưởng bởi những phiền nhiễu của thế giới bên ngoài.

    Avicenna một số thành phố trong Khorasan lang thang một thời gian ngắn, đã thống trị miền trung Iran trắng mang lại lợi ích (Buyid) Một số cung điện triều đại của Hoàng tử, chuyến thăm đầu tiên của ông Rye (Rayy, gần Tehran hôm nay), và sau đó để Qazvin (Qazvin), thực hành thông thường của mình để kiếm sống. Nhưng trong những thành phố này, anh không chỉ có thể không tìm thấy hỗ trợ kinh tế xã hội đầy đủ để tiếp tục công việc của mình không thể tìm thấy sự bình an và yên tĩnh cần thiết. Vì vậy, ông đã đi đến một màu trắng Yi triều đại hoàng tử Shams. Daura (Shams al-Dawlah) cai trị Iran Midwest Hamadan (Hamadan) khu vực. Avicenna chuyến đi cuộc sống tượng trưng cho biến một trang mới. Ông là bác sĩ của tòa án, nhà lãnh đạo được hưởng sự ủng hộ, thậm chí hai lần được đặt tên là "Victoria Qi" (tể tướng). Nhưng như thường xảy ra, như ông cũng đã gặp gỡ với các lực lượng đối lập và những âm mưu chính trị chống lại ông, và đôi khi buộc phải trốn lánh nạn, dù chỉ một lần bị bắt và bị bỏ tù.

    Thành tựu người

    Trên điều trị

    Ông bắt đầu sáng tác hai trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất. "Ngày điều trị" có thể được hoàn thành bởi một người một mình như vậy tác phẩm Trung ương đầu lớn nhất một. Cuốn sách liên quan đến logic, khoa học tự nhiên (bao gồm cả tâm lý học), bốn nghệ thuật (hình học, thiên văn học, số học và âm nhạc), và siêu hình học, nhưng cuốn sách đã không xây dựng đạo đức thật hay khoa học chính trị. Trong cuốn sách này, ông nghĩ hầu hết các mã nguồn của Aristotle, nhưng cũng bởi tư tưởng Hy Lạp khác và ảnh hưởng của chủ nghĩa Platon. Hệ thống của mình suy nghĩ đến khái niệm về Thiên Chúa làm cơ sở phải tồn tại: Đối với Allah chính nó, bản chất (cái gì) và sự hiện diện (đó) là phù hợp.

    Mã y tế

    "Y tế" Cho dù ở phương Đông hay phương Tây, là lịch sử y tế của một cuốn sách duy nhất nổi tiếng nhất. Đây là một bách khoa toàn thư có hệ thống, hầu hết các nội dung của nó cho đế quốc thành tựu bác sĩ Hy Lạp La Mã và các bài viết Ả Rập khác, dựa trên một tỷ lệ nhỏ của các cơ sở kinh nghiệm của mình (ghi chú lâm sàng của mình đã bị mất trong chuyến đi) . Avicenna cả trong cung điện như một bác sĩ và cũng là một quan chức điều hành, thời gian trong ngày đang bị chiếm đóng, và hầu như mỗi đêm, ông đã có với các sinh viên một cuốn sách văn bản và các tác phẩm khác của các bên trên, và làm cho các công trình có liên quan với triết lý nói chung và khoa học thảo luận. Trong những cuộc họp mặt thường đi kèm với biểu diễn âm nhạc và các hoạt động vui chơi giải trí, các bên thường kéo dài đến nửa đêm. Thậm chí lẩn trốn và nhà tù, ông tiếp tục viết. Avicenna cơ thể là rất mạnh mẽ, vì vậy họ có thể tải có Tixu kế hoạch làm việc không thể tưởng tượng.

    Giai đoạn cuối cùng

    Avicenna đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng của cuộc đời ông chuyển đến Isfahan (khoảng 250 dặm về phía nam Tehran) thời gian. 1022 Shams. Cái chết của Daura, Avicenna qua một thời gian rất khó khăn (kể cả tù nhân) và sau một vài vệ sĩ chạy trốn với Isfahan. Ông là tương đối yên tĩnh ở Isfahan để dành cả đời trong 14 năm qua. Ông là nhà lãnh đạo của Allah. Daura (Ala al-Dawlah) và sự tôn trọng của tòa án. Ở đây, ông đã hoàn thành bắt đầu vào năm Hamadan viết hai tác phẩm lớn, và 200 công trình gần đây nhất của ông viết về điều này, ông lần đầu tiên đã viết trong tác phẩm triết học Ba Tư của Aristotle. Ông cũng sẽ "về xử lý" một sắp xếp hợp lý vào các nội dung của cuốn sách mang tên "giải cứu Book" (Kitab al-Najat) của thức ăn, một phần cuốn sách được ông để đi cùng với Allah. Daura đi đến chiến trường, trong Kongzong quân sự viết trên. Trong thời gian này, ông đã viết một tác phẩm triết học cuối cùng của ông ─ ─ "hướng dẫn và xem xét các cuốn sách" (Kitab al-isharat wa al-tanbihat), được cho là Avicenna nhất "cá nhân" Confessions. Trong cuốn sách, ông mô tả tâm lý của bí ẩn: Từ giai đoạn đầu của đức tin để Allah trực tiếp, không bị gián đoạn cuộc hiện ra của giai đoạn cuối cùng. Cũng ở Isfahan, một ngôn ngữ tiếng Ả Rập chỉ trích chính quyền của ông về chủ đề này không thành thạo, ông đã trải qua ba năm tiến hành nghiên cứu và viết một nội dung rộng lớn của cuốn sách, được gọi là "ngôn ngữ tiếng Ả Rập" (Lisan al Ả Rập), trước khi cuốn sách cái chết của ông cũng chỉ là bản thảo đầu tiên. Trong một kèm Avicenna Allah. Đường kéo chiến trường bệnh, mặc dù anh đã cố gắng để đối xử với chính mình, qua đời vì đau bụng, và kết quả là thất bại.

    Người bị ảnh hưởng

    Ibn Messina (1980 - 1037) là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thời trung cổ Ả Rập, triết gia, nhà thơ, nhạc sĩ, bác sĩ nổi bật nhất. Châu Âu gọi ông Avicenna (Avicenna), tôn trọng "cha đẻ của các bác sĩ." Avicenna không chỉ thúc đẩy sự phát triển của y học Ả Rập, thuốc châu Âu cũng có một tác động đáng kể. Nổi tiếng của ông "y tế" đã chỉ đạo ngành y tế trong nhiều thế kỷ và đã được sử dụng như một cuốn sách giáo khoa của Y trong thời trung cổ châu Âu, nơi một số điểm vẫn còn sử dụng. Trong thế giới phương Tây có thể cảm nhận được tác động của Avicenna, mặc dù không phải là một trường rõ ràng rõ ràng "Latin Avicenna", không giống như Averroes (Averroes, Tây Ban Nha tuyệt vời - nhà triết học tiếng Ả Rập) trường đã làm. Thế kỷ 12, "Ngày điều trị" phần Avicenna đã được dịch sang tiếng Latin; Cũng trong thế kỷ 12, "y tế" phiên bản tiếng Latin của cuốn sách có sẵn. Các bản dịch và bản dịch khác để làm cho các ý tưởng của Avicenna ở phương Tây được sâu rộng hơn truyền. Kết hợp tư tưởng triết học Avicenna của Kitô giáo và tư tưởng thần học của Thánh Augustinô, trong nhiều học giả thời trung cổ (đặc biệt là trong trường Phanxicô) đang nghĩ là một yếu tố cần thiết. Trong lĩnh vực y tế, "y tế" là trong các cơ quan y tế trong nhiều thế kỷ, được hưởng danh dự của tình trạng Avicenna chỉ đầu Hy Lạp bác sĩ Hippocrates (Hippocrates) và Galen (Galen) có thể là đối thủ xứng đáng. Ở phía Đông, Avicenna trong y học, triết học, và các hiệu ứng chi phối thần học kéo dài trong một thời gian dài, vẫn còn hoạt động trong giới trí thức Hồi giáo.

    Nghiên cứu liên quan

    Thử nghiệm

    Avicenna Để chứng minh tác động môi trường bất lợi về tình trạng của cuộc sống, đã thực hiện một thí nghiệm: Đặt hai hiến pháp giống hệt nhau, ăn thịt cừu trong cùng một cách, trên hai môi trường hoàn toàn khác nhau trong điều kiện nuôi nhốt, một cuộc sống yên tĩnh thoải mái người kia là để đi cùng với cửa lồng chó sói. Kết quả: Ngay sau đó, hàng xóm sói cừu dần dần gầy mòn và chết ......

    Lý thuyết

    Avicenna Với bài kiểm tra này để xác minh môi trường bất lợi (như có sẵn đang chạy lên sợ hãi, lo lắng, khó chịu, lo lắng và trạng thái tinh thần khác môi trường) tác động vào trạng thái của cuộc sống đôi khi có thể gây tử vong. Đây là một điểm giác ngộ wit cuộc sống vô cùng quan trọng cho thấy: môi trường kinh dị cừu thuộc về nhân tạo bị hạn chế, không thể thoát ra ngoài; Và như mọi người đã phải chịu đựng đôi khi tự chủ, đủ dần dần gây ra môi trường đáng sợ, chủ yếu là tự chủ có thể trốn thoát.

    Thật không may, nhiều người không biết làm thế nào để thoát khỏi điều này không có nghĩa là yếu đuối, mà là một loại yêu mến Hoàn thành cuộc sống của nghệ thuật, để các tác động môi trường tiêu cực của bất kỳ sự ăn mòn của các sinh vật sống, để nó có thể dần dần mất đi sức sống.

    Ví dụ

    Có một tác giả của "Cuộc sống trên sự khôn ngoan," một cuốn sách được viết bởi "đi bộ kiểu cuộc sống khôn ngoan" dự định, một phần cũng có ở đây. Như một cá nhân sống, về mặt lý thuyết mà nói, thời gian tốt là hoàn toàn khan hiếm, nhưng nó là rất hiếm, nhưng khi nó có thể thoát khỏi môi trường khắc nghiệt, thoát kiên quyết. Chất lượng của sự khôn ngoan của nó là gấp đôi rực rỡ. Bởi vì đây là cơ bản nhưng một loại phản ứng dí dỏm, mang tính đột phá đẹp.

    Linh hồn con người là cơ thể, điều này không nên dính vào góc, sau đó là vị trí thực sự khác thường xuyên, tìm kiếm một số kích thích kinh tế mới, cảm xúc mới. Vì vậy, đoàn người phụ nữ gypsy, và họ đã dễ dàng giản dị, niềm vui nhảy múa, Tage forwardby lối sống thực sự là một truyền thuyết, một chương trình của Thiên Chúa, tinh thậm chí gây ra sự khôn ngoan của con người để trở thành một phần tuyệt vời của các chỉ số khúc xạ - không chỉ làm họ không thấy xấu hổ khi được kêu, bị trục xuất, và luôn luôn tự do dạo, không nhớ gánh nặng đi, đã không kéo không treo, không có sự điều chỉnh không bị rối, không phải là quá xấu để phải đi, ra khỏi bó ghi chú chuỗi niềm vui, trong một chuỗi các câu chuyện huyền thoại.

    Những điều lạ trong đời các thầy thuốc lừng danh

    14:55 27/07/2010

    Hippocrates (460 - 370 trước CN) cho tới nay vẫn được coi là người sáng lập ra nền y học hiện đại. Ông từng được đánh giá là thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời của mình. Giới chuyên môn công nhận ông là tác giả của lời thề đạo đức y khoa nổi tiếng mà các bác sĩ cho tới bây giờ vẫn xưng tụng khi bắt đầu hành nghề chữa bệnh cho người. Nội dung của lời thề đó như sau:

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét