Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

TIN BUỒN 29 (Stephen Hawking qua đời)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76
Rạng sáng hôm nay 14/03, Stephen Hawking - một bộ óc lỗi lạc, người truyền cảm hứng cho ngành thiên văn học hiện đại, và là nghị lực sống truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn cầu - đã qua đời một cách bình yên ở tuổi 76 tại tư gia ở Đại học Cambridge của nước Anh. Tin tức về cái chết của giáo sư Stephen Hawking đã gây chấn động cả thế giới. 



“Thiên tài vật lý” Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76

Nguyễn Hằng |
“Thiên tài vật lý” Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76
Stephen Hawking. Ảnh: Pinterest

Nhà vật lý nổi tiếng thế giới Stephen Hawking vừa qua đời ở tuổi 76 vào sáng ngày 14/3 trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình và bạn bè.

Theo đó, gia đình của Stephen Hawking vừa đưa ra xác nhận vào sáng ngày thứ Tư (14/3) về việc "thiên tài vật lý" người Anh đã qua đời tại nhà riêng ở Cambridge.
Những người con của ông là Lucy, Robert và Tim Hawking cho biết: "Chúng tôi rất buồn vì người cha yêu dấu đã qua đời vào ngày hôm nay".
Một người thân trong gia đình Hawking chia sẻ: "Stephen Hawking là một nhà khoa học vĩ đại và cũng là một người đàn ông phi thường. 
Sự dũng cảm, kiên trì, sáng tạo, cùng với sự hài hước của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới. Chúng tôi sẽ nhớ anh ấy mãi mãi".
“Thiên tài vật lý” Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76 - Ảnh 1.
Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76. Ảnh minh họa
Không chỉ là một nhà khoa học lỗi lạc, Stephen Hawking còn cho mọi người thấy khả năng không đầu hàng số phận và tinh thần chiến đấu ngoan cường với bệnh tật.
Sau khi phát hiện mắc bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) vào năm 1963 khi mới 21 tuổi và được bác sĩ chẩn đoán chỉ có thể sống thêm được 2 năm, nhưng "ông hoàng vật lý" thế giới Stephen Hawking vẫn kiên cường chống trọi với bệnh tật trong suốt hơn 50 năm qua.
Dù ra đi ở tuổi 76, nhưng tất cả người thân, bạn bè, cộng sự cùng nhiều người trên toàn thế giới sẽ nhớ mãi về Stephen Hawking – "ông hoàng vật lý" đặc biệt trong lịch sử thế giới.
Nguồn: Theguardian




Thiên tài vật lý hàng đầu thế giới - Stephen Hawking: Ông là ai?

Gabe |
Thiên tài vật lý hàng đầu thế giới - Stephen Hawking: Ông là ai?
Stephen Hawking từng được ông Obama trao huân chương Tự Do - huy chương dân sự cao quý nhất nước Mỹ.

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua về thiên tài vật lý Stephen Hawking, nhưng không phải ai cũng biết rõ cuộc đời và số phận của ông như thế nào!

Ngày hôm nay, 14/3/2018, thế giới thêm lần nữa phải chứng kiến sự ra đi của một trong những bộ óc vĩ đại nhất nhân loại, Stephen Hawking đã qua đời tại nhà tại Cambridge. Đây thực sự là một tổn thất nặng nề cho nhiều ngành, trong đó có vật lý lý thuyết, vũ trụ học lý thuyết...
Để hiểu thêm về thiên tài này, chúng ta sẽ cùng đến với một số giai đoạn quan trọng đã hình thành nên thiên tài vật lý ngày nay.
Stephen Hawking - Thiên tài nhưng gặp nhiều trắc trở
Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942, đúng 300 năm ngày mất của nhà bác học vĩ đại Galileo Galile. Cha mẹ ông đều là những sinh viên nghèo nhưng họ đã cố hết sức để có thể theo học tại trường đại học danh giá Oxford. Không cần giải thích quá nhiều cũng có thể hiểu, ông được sinh ra trong một môi trường coi trọng việc học đến như thế nào.
Thiên tài vật lý hàng đầu thế giới - Stephen Hawking: Ông là ai? - Ảnh 1.
Stephen Hawking lúc bé (bên trái). Ảnh minh họa
Khi theo học tại trường St Albans vào lúc 8 tuổi, Stephen lại nằm trong nhóm ba học sinh kém nhất lớp. Stephen Hawking thường xuyên mài rũa trong những trò chơi trí tuệ. Đến năm 1958, ông cùng nhóm bạn thân đã chế tạo thành công máy tính dựa trên linh kiện từ đồng hồ, điện thoại cũ...
Không có thành tích học quá xuất sắc nhưng Stephen lại tỏ ra đặc biệt nổi trội trong lĩnh vực khoa học. Khi mới 17 tuổi, ông đã là sinh viên của trường Oxford. Sau những tháng năm cố gắng, ông đạt giải nhất trong 1 bài thi phân hạng và theo đuổi chương trình tiến sĩ tại Cambridge - đại học hàng đầu nước Anh.
Tuy nhiên, đúng lúc này, cuộc sống lại trở nên đen tối khi Stephen Hawking bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ và chỉ có thể sống thêm 2 năm.
Thiên tài vật lý hàng đầu thế giới - Stephen Hawking: Ông là ai? - Ảnh 2.
Stephen Hawking tham gia đội chèo thuyền của trường Oxford năm 19 tuổi. (đội mũ)
Đối với bất cứ ai, nhất là một anh chàng trẻ tuổi đang tràn đầy tham vọng, đây là một cú sốc lớn và nó khiến Stephen suy sụp hoàn toàn. Ông phải vật lộn với căn bệnh quái ác, cũng chính nó khiến ông hoàng vật lý tương lai trở nên gầy gò, chỉ còn da bọc xương, toàn thân tê liệt ngoại trừ hai ngón của bàn tay trái.
Hơn thế nữa, với dây thanh quản bị cắt mất, ông chỉ có thể giao tiếp thông qua chiếc máy tổng hợp giọng nói. Quả thật, những triệu chứng trên có thể đánh sập vĩnh viễn một người trưởng thành, khiến họ chìm trong u uất, suy sụp.
Nhưng đó không phải Stephen Hawking
Dần dần, Stephen lấy lại nghị lực sống, tiếp tục đắm mình trong đam mê khoa học. Ông tiến hành nghiên cứu vật lý học lý thuyết rồi trở thành "anh hùng" khi trả lời được các câu hỏi: Vũ trụ có từ đâu, Con người từ đâu tới hay những phạm trù cao siêu về không-thời gian, lỗ đen...
Năm 1966, ông đoạt giải Adams cho bài luận về "Những điểm kỳ dị và Hình học thời gian-Không gian".
Stephen chuyển đến Viện Thiên văn học (1968), sau đó chuyển về DAMTP (1973), làm trợ lý nghiên cứu và xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình cùng George Ellis về Cấu trúc Quy mô lớn của Không thời gian.
Thiên tài vật lý hàng đầu thế giới - Stephen Hawking: Ông là ai? - Ảnh 3.
Căn bệnh quái ác khiến ông hoàng vật lý phải gắn liền với xe đẩy.
Trong những năm tiếp theo, Stephen được bầu làm Uỷ viên Hội Hoàng gia (1974) và Học giả nổi tiếng Sherman Fairchild tại Học viện Công nghệ California (1974). Ông trở thành giảng viên về vật lý hấp dẫn tại DAMTP (1975), rồi tới Giáo sư Vật lý Hơi (1977). Sau đó ông giữ vị trí Giáo sư Toán học Lucasian (1979-2009).
Stephen Hawking đã nghiên cứu về các luật cơ bản điều khiển vũ trụ. Cùng với Roger Penrose, ông đã chỉ ra rằng thuyết tương đối tổng quát của Einstein bao gồm không gian và thời gian sẽ có một khởi đầu trong Big Bang và chấm dứt tại lỗ đen (1970).
Những kết quả này chỉ ra rằng cần phải thống nhất thuyết tương đối rộng với lý thuyết lượng tử, một trong những sự phát triển khoa học vĩ đại nửa đầu thế kỷ 20.
Sau hàng loạt các công trình khoa học cùng vô số chức danh cao quý, sức khỏe của Stephen chuyển nặng vào năm 2009. Ông được dự đoán là rất yếu và có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Thiên tài vật lý hàng đầu thế giới - Stephen Hawking: Ông là ai? - Ảnh 4.
Ông có rất nhiều đóng góp cho nền khoa học vũ trụ thế giới.
Nhưng rồi, một lần nữa, Stephen Hawking lại chứng tỏ là những điều kỳ diệu có thật. Ông chống trọi quyết liệt với căn bệnh nan y và dần dần hồi phục. Bởi phần lớn những người mắc căn bệnh xơ cứng teo cơ này hiếm ai sống thêm được 20 năm (Stephen mắc bệnh năm 1963, tính đến 2009 đã 46 năm).
Sau khoảng thời gian này, ông vẫn tiếp tục có nhiều cống hiến, nhiều các phát biểu đóng góp có giá trị cho nền khoa học thế giới.
Nhưng rồi ngày định mệnh đó cũng tới, 14/3/2018, gia đình của Stephen Hawking chính thức xác nhận thiên tài vật lý, người có những đóng góp quan trọng hàng đầu cho vật lý học, vật lý vũ trụ đã qua đời ở tuổi 76.
Tuy mất đi ở tuổi 76 nhưng đó có thể coi là chiến thắng vang dội của nhà vật lý tài ba. Stephen Hawking đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo quái ác trong suốt 55 năm (hiếm ai mắc xơ cứng teo cơ mà có thể sống quá 20 năm). Không những thế, trong suốt thời gian đó, Stephen vẫn làm việc, đóng góp những giá trị khổng lồ cho thế giới. 
Tham khảo nhiều nguồn

Chuyện tình 'chia ly - tái hợp' với vợ cũ của Stephen Hawking

- Nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking qua đời nhưng những gì ông để lại không chỉ là các định luật vật lý, mà còn là câu chuyện đặc biệt về tình yêu, sự biệt ly và cuối cùng là tái hợp với người vợ đầu tiên.
Ngày 14/3, cả thế giới đều lặng người khi biết tin nhà vật lý, nhà thiên văn học nổi tiếng Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76 tại nhà riêng ở Cambridge, nước Anh.
Stephen có một câu nói nổi tiếng: “Chúng ta chỉ là những con khỉ đã tiến hóa trên một hành tinh nhỏ bé trong hàng ngàn ngôi sao. Nhưng chúng ta có thể hiểu biết về Vũ trụ, chính điều đó làm ta trở nên đặc biệt”.
Ngoài những thuyết vật lý rắc rối, cuộc sống gia đình của Stephen cũng phức tạp y như những định luật đó vậy.
Stephen Hawking thoi tre
Nhà vật lý, thiên văn học Stephen Hawking ở tuổi 12 và sau khi tốt nghiệp trường đại học Oxford.
Gặp mặt và cảm mến với người con gái Jane
Trong một bữa tiệc mừng năm mới năm 1963, Stephen Hawking đã gặp cô sinh viên đại học, Jane Wilde. Nhưng không lâu sau đó, ông bị chẩn đoán mắc căn bệnh ASL (hay còn gọi là bệnh xơ cứng teo cơ một bên) - căn bệnh làm suy giảm neuron thần kinh vận động.
Ông được bác sĩ chẩn đoán chỉ có thể sống được 2 năm nữa, nhưng vì một phép màu nào đó, Stephen đã chống chọi được.
Sau đó vào năm 1965, bỏ qua những rào cản bệnh tật, vì tình yêu, Stephen và Jane đã cưới nhau. Năm 1967, vợ ông đã sinh hạ cậu con trai đầu lòng và họ đặt tên là Robert.
Ba năm sau, họ lại có thêm một cô con gái dễ thương - Lucy và đến năm 1979, cậu con trai út Timothy ra đời.
Stephen Hawking
Đám cưới của Stephen và Jane.
Stephen Hawking va vo
Tình yêu vượt mọi rào cản.
gia dinh Stephen Hawking
Gia đình với 3 người con kháu khỉnh của Stephen và Jane.
Stephen Hawking
Họ đã sống vui vẻ với nhau trong 26 năm.
Chia cắt bất ngờ ập đến
Bà Wilde tin rằng lục đục giữa hai vợ chồng bắt đầu khi Hawking nổi tiếng trên toàn thế giới sau khi xuất bản cuốn “Lịch sử ngắn về thời gian”.
Sau đó, ông giành được giải thưởng cho công trình kiến trúc của mình và gây được sự chú ý cho những người thích tìm hiểu khoa học.
Bà chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với Radio Times rằng: “Tôi cảm thấy như gia đình đã bị bỏ lại phía sau. Đối với tôi, Stephen là chồng và anh ấy cũng là cha của các con chứ không chỉ riêng là nhà vật lý của mọi người”.
Để chăm sóc chu đáo hơn cho ông Stephen, bà Jane đã thuê một cô y tá về nhà để chăm sóc cho ông. Nhưng bà nào ngờ, cô y tá Elaine Mason lại là khởi nguồn của rắc rối.
Năm 1990, Hawking ly dị với Jane vì cảm thấy có tình cảm với cô y tá Mason. 5 năm sau, hai người họ kết hôn. Nhưng tất cả chưa dừng lại ở đó.
Stephen Hawking va vo hai
Năm 1995, nhà vật lý Stephen làm đám cưới với cô y tá Elaine Mason.
Sau khi trở thành mẹ kế của 3 đứa trẻ, bà Mason thường không cho phép chúng gần gũi với ông Stephen. Năm 2003, các y tá chăm sóc của ông Hawking đã cáo buộc bà Mason lạm dụng chồng về mặt thể chất.
Nhưng nhà vật lý đã phủ nhận những cáo buộc đó, cuộc điều tra của cảnh sát cũng bị khép lại. Không lâu sau, vào năm 2006, chuyện tình của Hawking và Elaine cũng chấm dứt khi họ đệ đơn ly hôn.
Tái hợp với người vợ cũ
Bà Wilde nói rằng bà bắt đầu nói chuyện lại với ông Hawking sau khi ông ly hôn với vợ hai. Bà cũng xuất hiện bên cạnh ông trên thảm đỏ buổi công chiếu phim “Định luật của vạn vật” (bộ phim tái hiện lại cuộc đời của Stephen Hawking tại London).
Mối quan hệ của hai người tốt lên từ đó. Cuối cùng, chính bà Jane Wilde là người phụ nữ cùng ông Stephen đi đến cuối cuộc đời.
Stephen Hawking
Stephen và vợ cũ Jane Wilde trên thảm đỏ buổi ra mắt phim “Định luật của vạn vật”.
Kể từ đó, nhà vật lý đã dành khoảng thời gian còn lại của cuộc đời bên gia đình và vợ cũ. Ông nhận ra rằng, tình yêu đầu tiên luôn là tình yêu đẹp nhất, và người vợ đầu tiên - Jane luôn là người kề vai sát cánh bên ông cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Trước khi qua đời, Stephen cũng đã cùng cô con gái Lucy xuất bản 5 cuốn tiểu thuyết khoa học cho trẻ em.
Chia ly rồi lại tái hợp, ngày hôm nay, nhà vật lý học, nhà thiên văn học Stephen Hawking qua đời nhưng những bài học về gia đình, về cuộc sống và những định luật của ông sẽ được ghi nhớ mãi mãi.
Mỹ Linh(theo Biography, news.com.au)

Stephen Hawking sinh trùng ngày mất của Galileo Galilei, mất trùng ngày sinh của Albert Einstein

Chíp, Theo Trí thức trẻ 19:08 14/03/2018

Có thể nói ngay cả ngày sinh và ngày mất của thiên tài Stephen Hawking cũng cực kỳ đặc biệt.

Mới đây, nhà vật lý lý thuyết thiên tài Stephen Hawking đã qua đời tại tư gia. Thật tình cờ, ngày Hawking mất trùng với ngày sinh của Albert Einstein, một thiên tài khác trong lĩnh vực vật lý lý thuyết.
Stephen Hawking sinh trùng ngày mất của Galileo Galilei, mất trùng ngày sinh của Albert Einstein - Ảnh 1.
Stephen Hawking
Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879. Ông là người phát hiện ra thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện tại. Năm 1921, ông nhận giải Nobel Vật Lý cho những cống hiến đối với vật lý lý thuyết và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật hiệu ứng quang điện. Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt trong việc khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Và chính Hawking là người khởi xướng một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát của Einstein và cơ học lượng tử. Ông ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa thế giới về cơ học lượng tử.
Stephen Hawking sinh trùng ngày mất của Galileo Galilei, mất trùng ngày sinh của Albert Einstein - Ảnh 2.
Albert Einstein
"Từ sau Albert Einstein, chưa có nhà khoa học nào thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng và được hàng chục triệu người trên thế giới yêu mến như thế", Michio Kaku, giáo sư vật lý lý thuyết ở Đại học New York, chia sẻ về Hawking trong một bài phỏng vấn.
Stephen Hawking sinh ra vào ngày 8/1/1942, trùng kỷ niệm 300 năm ngày mất của nhà Vật lý, Thiên văn, Toán học Galileo Galilei. Sinh thời, Galileo đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông bao gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó.
Stephen Hawking sinh trùng ngày mất của Galileo Galilei, mất trùng ngày sinh của Albert Einstein - Ảnh 3.
Galileo Galilei
Galileo được coi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại.". Chính Stephen Hawking đã từng nói: "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."
Những năm cuối đời, Galileo buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã .



Video: Thiên tài vật lý Stephen Hawking và những cống hiến khiến nhân loại kính nể


(VTC News) - Dù cuộc đời gặp nhiều biến cố, bệnh tật nhưng nhà vật lý lý thuyết vũ trụ học, giáo sư Stephen Hawking vẫn cống hiến trí tuệ và những gì tinh túy nhất của một thiên tài, khiến người đời kính nể.

Stephen Hawking - thiên tài truyền cảm hứng

14/03/2018 12:46 GMT+7

TTO - Tạ thế ở tuổi 76, nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học Stephen Hawking để lại một di sản khoa học giá trị cho nhân loại và nhiều thế hệ nghiên cứu kế cận.

Stephen Hawking - thiên tài truyền cảm hứng - Ảnh 1.
Ở tuổi 74, nhà khoa học Stephen Hawking từng ngồi trên sân khấu tại New York trao đổi với mọi người thông qua thiết bị hỗ trợ công nghệ đặc biệt của ông - Ảnh: REUTERS
Nhà bác học người Anh nổi tiếng nhất với việc đưa ra một lý thuyết mới để giải thích hiện tượng các hố đen trong vũ trụ.
Hãy tò mò. Và mặc dù cuộc sống này có thể còn khó khăn, nhưng luôn có việc gì đó bạn có thể làm và có thể thành công. Điều quan trọng là bạn không bỏ cuộc"
Bác học Stephen Hawking
Nhà khoa học đầy tinh thần tự nhiệm
Trái với những nhận định khoa học trước đó cho rằng mọi dạng thức sự vật, năng lượng không thể thoát khỏi các hố đen, Stephen Hawking cho rằng chúng thực sự đã phát ra một dạng bức xạ năng lượng, như hiện nay gọi là "bức xạ Hawking".
Ông cũng là người đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực toán học nhằm thống nhất giữa lý thuyết tương đối tổng quát của nhà bác học Einstein với lĩnh vực khoa học vật lý lượng tử mới nổi lên những năm qua.
Không chỉ là nhà khoa học có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Vật lý lý thuyết và khoa học vũ trụ, Stephen Hawking còn là nhà trí thức khả kính luôn đóng góp tiếng nói trách nhiệm trong các diễn đàn bàn về các vấn đề căn cốt khác của nhân loại.
Bất kể những khó khăn trong giao tiếp do bệnh tật, người ta vẫn luôn chờ đợi và muốn lắng nghe quan điểm của ông về nhiều vấn đề, từ tình hình chính trị thế giới, việc tồn tại của sự sống ngoài vũ trụ, nguy cơ diệt vong loài người của trí tuệ nhân tạo cho tới bản chất của triết học…
Stephen Hawking - thiên tài truyền cảm hứng - Ảnh 3.
Nhà vật lý Stephen Hawking tại Chicago năm 1986 - Ảnh: AP
Thế giới biết tới Stephen Hawking từ năm 1988 khi ông xuất bản cuốn sách đầu tiên có tựa đề: A Brief History of Time: From the Big Bang to Black Holes (tựa tiếng Việt: Lược sử thời gian, NXB Trẻ phát hành năm 2008, dịch giả Cao Chi và Phạm Văn Thiều).
Cuốn sách này cho tới nay đã bán được khoảng 10 triệu bản toàn cầu, trở thành một trong những cuốn sách khoa học bán chạy nhất mọi thời.
Nhà khoa học truyền cảm hứng
Năm 1963, khi vừa tròn 21 tuổi, ông Hawking bị chẩn đoán mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ (ALS).
Mặc dù 80% những người bị ALS qua đời trong vòng 5 năm sau khi mắc bệnh, và chính các bác sĩ điều trị cho Hawking cũng tiên lượng ông chỉ có thể sống tối đa thêm 2 năm nữa. Song nhà bác học người Anh vẫn tiếp tục sống tỉnh táo và kiên cường cùng bệnh tật trong suốt hơn 5 thập kỷ sau đó. 
Ông chỉ chịu thua số phận ở tuổi 76, tức là 55 năm sau khi biết mình mắc chứng bệnh hiểm nghèo ALS. Có lẽ ông là người sống lâu hơn tất thảy những người mắc bệnh ALS trong lịch sử y học thế giới. 
Vì bệnh tật, ông thường xuyên phải di chuyển trên xe lăn. Ông cũng phải dùng một hệ thống máy tính phức tạp để có thể giao tiếp với mọi người, trao đổi những quan điểm cũng như lý thuyết khoa học của ông.
Cuộc đời khoa học và ý chí vượt qua số phận của ông đã trở thành niềm cảm hứng với rất nhiều thế hệ, đặc biệt các bạn trẻ đam mê khoa học.
Một phần tinh thần đó đã được truyền tải trong bộ phim "The Theory of Everything" (Thuyết vạn vật) năm 2014 với kịch bản phim dựa trên cuốn hồi ký của người vợ đầu tiên của ông, bà Jane Wilde.
Nam diễn viên Eddie Redmayne, người từng vào vai nhà vật lý Hawking trong bộ phim, đã giành giải thưởng Oscar cho hạng mục nam diễn viên xuất sắc nhất.
Stephen Hawking - thiên tài truyền cảm hứng - Ảnh 4.
Nhà bác học Stephen Hawking cùng người vợ đầu, bà Jane Wilde Hawking, và gia đình tham dự sự kiện trao giải thưởng BAFA tại London năm 2015 - Ảnh: GETTY IMAGES
Ông Stephen Hawking sinh ngày 8-1-1942, đúng dịp kỷ niệm 300 năm ngày mất của nhà vật lý, thiên văn học thiên tài thời cổ đại của Ý, Galileo Galilei, tại Oxford (Anh). Ông còn có 3 anh chị em ruột khác.
Từ thuở còn là học sinh trường St. Albans ở phía bắc thủ đô London, ông đã là một học sinh khác biệt, thích dành thời gian với máy móc và những trò chơi trí tuệ.
Nhà bác học từng chia sẻ với mọi người về những quan điểm sống của ông: "Hãy nhớ ngước nhìn lên những vì sao và đừng cúi gằm xuống chân bạn. Hãy cố hiểu những gì bạn thấy và những điều giúp hành tinh này tồn tại".
D. KIM THOA

"Điều phi thường" Stephen Hawking


BNEWS.VN Dành cả cuộc đời để nghiên cứu vũ trụ, Stephen Hawking đã tìm ra câu trả lời cho những vấn đề hóc búa nhất của vật lý hiện đại. Song, bản thân ông cũng là một ẩn số lớn mà khoa học chưa thể giải mã.
Nhà khoa học Stephen Hawking tại một sự kiện ở Cambridge, Anh ngày 19/10/2016. AFP/TTXVN
Sáng 14/3, thế giới chấn động với thông tin nhà khoa học khuyết tật người Anh Stephen Hawking đã về cõi vĩnh hằng ở tuổi 76. Ông trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay yêu thương của người thân tại nhà riêng ở thành phố Cambridge (Anh). Sự ra đi của ông tuy đột ngột, nhưng đã được tiên đoán từ cách đây gần 60 năm.
Cuộc đời nhiều thành tựu của Hawking là minh chứng mãnh liệt nhất cho chân lý của ông: sống tận tụy từng phút giây, vì ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng.
Dành cả cuộc đời để nghiên cứu vũ trụ, Stephen Hawking là người tìm ra câu trả lời cho những vấn đề hóc búa nhất của vật lý hiện đại. Song, bản thân ông cũng là một ẩn số lớn mà khoa học chưa thể giải mã, đó là: Làm sao ông có thể kéo dài sự sống tới hơn 55 năm so với dự báo của giới chuyên gia?
Stephen William Hawking sinh ngày 8/1/1942 - đúng 300 năm sau ngày mất của Galileo Galilei - cha đẻ của khoa học hiện đại. Hawking bị chẩn đoán mắc bệnh Lou Gehrig’s (xơ cứng teo cơ) khi còn là một chàng sinh viên 21 tuổi đang theo đuổi luận án tiến sĩ về vũ trụ học tại Đại học Cambridge.
Các bác sĩ lúc đó cho rằng Hawking chỉ có thể sống được vài ba năm nữa, thậm chí sẽ không đủ thời gian để ông hoàn tất luận án tiến sĩ. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa được bệnh Lou Gehrig’s. Đây là một bệnh thần kinh tiến triển, gây thoái hóa và làm chết dần các tế bào thần kinh vận động, khiến não và cột sống không thể điều khiển các cơ tự chủ.
Người mắc bệnh khó có thể nói, nhai, thở và di chuyển. Bệnh này tiến triển nặng dần đối với tất cả những người mắc phải, khoảng 50% số người bệnh tử vong trong vòng 5 năm sau khi phát hiện bệnh và khoảng 90% tử vong sau 6 năm. Trừ trường hợp của Stephen Hawking!
"Tôi chưa từng biết bất kỳ người nào mắc bệnh Lou Gehrig’s lại có thể sống thêm lâu tới vậy", ông Ammar Al-Chalabi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chăm sóc người bệnh Lou Gehrig’s ở London cho biết.
Ông Al-Chalabi gọi tuổi thọ của Hawking là "một điều phi thường", trong khi Giáo sư Rup Tandan thuộc khoa Thần kinh học của trường Đại học Vermont thì tiết lộ những người mắc bệnh này muốn kéo dài tuổi thọ phải nhờ vào sự trợ giúp của một chiếc “quạt gió” để có thể hô hấp, nhưng Hawking thì chẳng cần dùng tới.
Stephen Hawking lần đầu tiên được công chúng biết đến khi ông cho ra mắt cuốn "A Brief History of Time" (Lược sử thời gian) năm 1988 - một cái nhìn đơn giản hóa về tổng quan vũ trụ. Cuốn sách này bán được hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới. Những lý thuyết tiếp sau đó của Hawking đã cách tân nhận thức về các khái niệm như hố đen, học thuyết Big Bang về sự ra đời của vũ trụ hay sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).
Giống nhiều nhà vật lý khác, Hawking cũng tìm kiếm một lý thuyết của vạn vật có thể thống nhất lý thuyết hấp dẫn của Albert Einstein với vật lý lượng tử. Song điều ông thích thú nhất là chứng minh vũ trụ xuất hiện từ hư vô, một cách tự phát, không có sự can thiệp của một đấng “sáng thế” nào, thậm chí không cần một điều kiện ban đầu đặc thù nào.
Tình yêu dành cho khoa học đã giúp Hawking đạt rất nhiều thành tựu, ngay cả khi ông bị tê liệt hầu như toàn thân, phải gắn mình vào xe lăn kể từ năm 1970 và chỉ có thể giao tiếp bằng cách khẽ cử động má phải. Kể từ khi bị viêm phổi năm 1985 và phải trải qua phẫu thuật mở khí quản, Hawking đã cần đến sự trợ giúp y tế 24/24 và nhờ tới một chiếc máy tính cùng một thiết bị tạo giọng nói để trò chuyện với người khác.
Một bộ cảm biến hồng ngoại nhỏ xíu được gắn trên cặp kính của ông có chức năng kết nối với máy tính. Bộ cảm biến sẽ nhận biết từng dao động trên má của Hawking và sẽ lựa chọn các từ ngữ để hiển thị trên màn hình máy tính. Những từ được hiển thị sau đó sẽ được phát âm thông qua thiết bị tạo giọng nói. Với công nghệ này, sẽ mất 10 phút để Hawking có thể truyền đạt một câu nói đơn giản.
Theo trợ lý của ông, bà Judith Croasdell, "cách giao tiếp này chậm chạp đến mức gây bực mình cho người đối diện, nhưng ông ấy không để điều đó cản trở đến những suy nghĩ của mình".
Lúc sinh thời, Hawking cho biết ông thường không nghĩ đến những hạn chế về sức khỏe và tuổi thọ. "Trên thực tế, tôi đã phải chung sống với bệnh tật trong suốt cuộc đời của một người trưởng thành", ông tâm sự, “thế nhưng điều đó chẳng ngăn nổi tôi có được một gia đình đáng yêu và thành công trong sự nghiệp. Tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể và không nghĩ tới căn bệnh của mình hay hối tiếc về những điều mà vì bệnh tật mình đã không thực hiện được - kỳ thực thì những điều đó cũng chẳng có nhiều".
Trước khi qua đời, Stephen Hawking là Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học của Đại học Cambridge. Trong suốt 30 năm trước đó, ông đã giữ cương vị Giáo sư Lucasian - chức danh dành cho giáo sư toán học tại trường này.
Văn phòng của ông nằm trên tầng cao nhất của Đại học Cambridge. Căn phòng chứa đầy kỷ vật, như những bức ảnh gia đình, một mô hình tàu vũ trụ con thoi của NASA hay bức ảnh ông chụp cùng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân, bà Michelle Obama.
Trên giá sách có các tác phẩm của Carl Sagan, sách học thuyết của Isaac Newton, các bản dịch ra những thứ tiếng khác nhau của "A Brief History of Time" và nhiều cuốn sách vật lý khác. Trên tường là một tấm bảng đen viết đầy các phương trình, các bức chân dung của hai nhà khoa học Einstein và Newton, và đặc biệt là ảnh của đạo diễn Steven Spielberg cùng cô đào Marilyn Monroe.
Những bức ảnh treo tại văn phòng cho thấy nhà vật lý học đã đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, gặp gỡ nhiều nguyên thủ quốc gia và các giáo hoàng. Ông thậm chí cũng đã thử cảm giác bay vào vũ trụ trong một chuyến bay không trọng lực hồi tháng 4/2007 ở Florida (Mỹ).
Đó cũng là lần đầu tiên trong vòng 40 năm, ông rời khỏi chiếc xe lăn của mình. "Đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của Stephen mà tôi từng chứng kiến", Sam Blackburn – một trong những trợ lý của Hawking cho biết.
Sự nổi tiếng của Hawking đã giúp ông trở thành khách mời trong những chương trình truyền hình mà ông ưa thích như "The Simpsons" và "Star Trek". Tình yêu với các nhân vật hoạt hình trong "The Simpsons" thậm chí còn được nhận biết ngay trong cách bày biện văn phòng của ông, như hình các nhân vật trên bàn làm việc hay một chiếc đồng hồ có hình Homer Simpson ở phía trước nơi ông ngồi.
Không những thế, giọng nói đặc biệt của Hawking cũng được sử dụng làm điểm nhấn trong album “Division Bell” (1994) của ban nhạc Pink Floyd và trong album “OK Computer” của Radiohead ba năm sau đó.
Stephen Hawking từng kết hôn hai lần, có ba người con và những đứa cháu xinh xắn. Cùng với cô con gái cả Lucy, ông đã viết nhiều cuốn sách vật lý cho thiếu nhi.
Câu chuyện cổ tích về "điều phi thường" mang tên Stephen Hawking đã chính thức khép lại rạng sáng 14/3/2018 - đúng vào dịp kỷ niệm 139 năm ngày sinh của Albert Einstein. Tuy nhiên, những thành tựu khoa học của Hawking cũng như những cảm hứng từ cuộc đời ông chắc chắn sẽ còn tồn tại mãi về sau./.
>> Con người phải rời Trái Đất trong 100 năm tới


Căn bệnh cả đời của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking nguy hiểm ra sao
14/03/2018 20:38:58
Không gây đau đớn hay lây truyền, chứng teo cơ tàn ác ở chỗ người bệnh nhận thức cơ thể bị tàn phá đến giây phút cuối cùng.
Ngày 14/3, Stephen Hawking trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76. Không chỉ nổi tiếng nhờ các công trình khoa học, "ông hoàng vật lý" còn khiến người khác nể phục bởi hơn 50 năm đấu tranh với chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS).
Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76 sau 55 năm chống chọi với chứng xơ cứng teo cơ một bên. Ảnh: Thehindu.
Theo WebMD, ALS là dạng bệnh tiến triển, nghiêm trọng dần theo năm tháng. Nó tấn công dây thần kinh trong não và tủy sống. ALS do bác sĩ Jean-Martin Charcot phát hiện vào năm 1869. Nó còn được gọi là bệnh Lou Gehrig, lấy tên cầu thủ bóng chày được chẩn đoán cách đây gần 80 năm.
Ban đầu, ALS khiến cơ bắp yếu hoặc cứng hơn. Bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề về hoạt động tinh như cài cúc áo, xoay chìa khóa và ngã nhiều. Lâu dần, họ không thể chuyển động cánh tay, bắp chân, đầu và toàn thân.
Bệnh nhân ALS vẫn suy nghĩ và học tập được. Trí nhớ cùng khả năng ra quyết định bị ảnh hưởng song năm giác quan còn nguyên vẹn. ALS không gây đau đớn hay lây truyền nhưng tàn ác ở chỗ người bệnh nhận thức cơ thể bị tàn phá đến giây phút cuối cùng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh qua đời vì suy hô hấp khi tế bào thần kinh kiểm soát cơ hô hấp ngừng hoạt động hoặc do suy dinh dưỡng, mất nước khi cơ kiểm soát hoạt động nuốt bị hư hại.
ALS được phân làm hai dạng bao gồm:
- ALS ngẫu nhiên: Dạng bệnh phổ biến nhất, xảy ra ở 95% bệnh nhân và không có nguyên nhân rõ ràng.
- ALS di truyền: Xảy ra ở 5-10% bệnh nhân, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác do gen. Nếu bố hoặc mẹ mang gen ALS, mỗi đứa con sinh ra sẽ có 50% nguy cơ thừa kế gen và mắc bệnh.
Bệnh nhân ALS thường sống thêm hai-ba năm kể từ ngày chẩn đoán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy 20% số này chạm tới năm năm, 10% được 10 năm và 5% thậm chí vượt qua mốc 20 năm như Stephen Hawking. Ông sống chung với căn bệnh 55 năm.
Hiện khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi ALS. Gần đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt hai loại thuốc riluzole và edaravone giúp người bệnh kéo dài thời gian sống.
Cuộc chiến với ALS rõ ràng còn vô vàn khó khăn. Thế nhưng, nhờ Stephen Hawking, chắc chắn không ít bệnh nhân sẽ được tiếp thêm sức mạnh. Như nhà vật lý thiên tài từng nói: "Còn sự sống là còn hy vọng".
Theo VnExpress

Vì sao Stephen Hawking không được giải Nobel

Stephen Hawking được coi là một trong những trí tuệ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ông từng được trao nhiều giải thưởng danh giá, trừ giải Nobel.
Khó kiểm chứng bằng thực nghiệm
Xét về mặt khoa học, tên tuổi ông gắn chặt hơn cả với vật lý về lỗ đen, vốn được coi là những kỳ dị toán học thuần túy trong thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein khi Hawking bắt đầu nghiên cứu.
Đầu những năm 1970, ông bắt đầu nghiên cứu những điều vật lý lượng tử có thể tiết lộ về chân trời sự kiện, tức ranh giới vô hình được coi là bao bọc xung quanh các lỗ đen mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Ông đã làm đảo lộn thế giới vật lý khi ông tính toán rằng chân trời sự kiện lỗ đen phát ra bức xạ một cách chậm rãi (sau đó được gọi là Bức xạ Hawking). Các lỗ đen không thật sự là đen.
Việc phát xạ, ông suy luận, cuối cùng sẽ khiến cho các lỗ đen thu nhỏ lại và biến mất. Gây kinh ngạc hơn đối với các nhà khoa học là việc bức xạ Hawking xóa mất các thông tin từ Vũ trụ, mâu thuẫn với một vài nguyên lý cơ bản của thuyết lượng tử, như Hawking đã chỉ ra vào năm 1976.
Có lẽ do phần lớn công trình của ông có tính chất suy đoán và khó kiểm chứng bằng thực nghiệm nên Hawking chưa bao giờ được trao giải Nobel. Năm 2016, một số người cho rằng cuối cùng có lẽ ông sẽ được trao giải khi Jeff Steinhauer, nhà vật lý ở Technion hay Viện Công nghệ Israel ở Haifa tuyên bố, ông đã tìm ra được bằng chứng thuyết phục về bức xạ Hawking – không phải ở một lỗ đen thật nhưng ở trong môi trường tương tự được tạo ra ở phòng lab bởi các nguyên tử cực lạnh. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn cho rằng những kết quả này không thuyết phục và nhiều người nói rằng không chắc điều tương tự xảy ra ở lỗ đen thật.
Một kiểm chứng trực tiếp hơn về những phát hiện của Hawking có lẽ chính là từ nghiên cứu các lỗ đen trong vũ trụ thông qua các sóng hấp dẫn được ghi nhận bởi Đài quan sát Sóng hấp dẫn bằng tia Laser giao thoa (LIGO). Hawking và các nhà khoa học khác đã liên hệ diện tích bề mặt đường chân trời sự kiện của lỗ đen với entropy (một đơn vị đo lường sự hỗn loạn) của nó.
Khi trả lời phỏng vấn Nature năm 2016 về sự kiện lần đầu LIGO phát hiện sóng hấp dẫn từ sự kiện hai lỗ đen sáp nhập với nhau, Hawking nói ông hy vọng các thăm dò trong tương lai sẽ đủ nhạy cảm để khẳng định được tiên đoán mà ông đưa ra từ năm 1970: bề mặt của lỗ đen sau sáp nhập sẽ lớn hơn tổng bề mặt của các lỗ đen ban đầu. “Tôi mong họ sẽ kiểm chứng định lý của tôi,” ông nói.
Nhà phổ biến khoa học xuất sắc
Vì sao Stephen Hawking không được giải Nobel - Ảnh 1
Nhà vật lý học Stephen Hawking trải nghiệm môi trường không trọng lực
Nói về Hawking, nhà vật lý lý thuyết Raphael Bousso, một cựu sinh viên của ông ở Cambridge, chia sẻ với Nature rằng, thầy của ông là một nhà vật lý chói sáng và cũng vô cùng xuất sắc trong việc phổ biến khoa học đến công chúng. “Đây là hai kỹ năng cơ bản. Stephen xuất sắc cả ở hai kỹ năng này.”
Hawking trở thành một trong những tên tuổi nổi bật nhất của nền khoa học đương đại một phần nhờ các cuốn sách của ông, đặc biệt là cuốn “Lược sử thời gian” đã gặt hái những thành công như một tác phẩm “bom tấn”.
Ông cũng vui thích được xuất hiện trên các chương trình truyền hình như Star Trek: The Next Generation, The Simpsons, và The Big Bang Theory.
Bousso, hiện làm việc ở Đại học California, Berkeley, nhớ lại, ở bên Hawking lúc nào ông cũng cảm thấy thư giãn. “Stephen là một người vui vẻ và nhẹ nhõm, không bị nặng nề bởi những giao tiếp trịnh trọng hay phức tạp.”
Thanh - Hùng (Theo Nature)

Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ

Nam Thanh , Theo Helino   14 giờ trước

Từ "Cuộc đời sẽ là một mớ bi kịch nếu không có niềm vui tồn tại" cho tới những triết lý sâu xa của vũ trụ và sự "thiếu hoàn hảo", những phát ngôn dưới đây của Stephen Hawking đều xứng đáng để bạn đọc và tự chiêm nghiệm, suy ngẫm.

Trong suốt cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình, nhà vật lý - thiên văn học huyền thoại Stephen Hawking đã để lại không ít những châm ngôn sống, những câu nói để đời mang tính chiêm nghiệm mà bất cứ ai trong số chúng ta - dù không quá đam mê hay am hiểu khoa học Vũ trụ đều có thể thấu hiểu và tự suy ngẫm, đối chiếu với bản thân.
Cuộc đời ông chính là một bài ca về sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ và vượt qua những nghịch cảnh để có thể sống hạnh phúc. Những khiếm khuyến về mặt thể xác cũng không thể ngăn được bộ óc vĩ đại bậc nhất nhân loại cống hiến cho đời nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị. Ra đi ở tuổi 76 nhưng những gì ông để lại cho hậu thế chắc chắn sẽ còn được lưu truyền mãi về sau.
Dưới đây là 10 câu nói nổi tiếng nhất của ông, chứa đựng những quan điểm sống của một khoa học gia phi thường nhưng đồng thời, cũng chỉ là một con người như bất cứ ai trong số chúng ta.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 1.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 2.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 3.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 4.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 5.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 6.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 7.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 8.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 9.
Những câu nói để đời của Stephen Hawking: Từ suy nghĩ giản đơn về cuộc đời cho tới triết lý mang tầm vũ trụ - Ảnh 10.

Thiên tài khuyết tật Stephen Hawking và 12 câu nói để đời

  • 1 2 3 4 5 24
  • 11.212
Năm 21 tuổi, Stephen Hawking bị chẩn đoán bệnh liên quan đến cơ thần kinh vận động. Bác sỹ nói rằng ông chỉ sống thêm được vài năm nữa.
Năm nay ông đã 72 tuổi, là một trong những nhà vật lý học tiên phong còn sống, giáo sư giảng dạy tại trường đại học Cambridge, nhà nghiên cứu lỗ đen vũ trụ, đồng thời là tác giả của cuốn sách bán chạy: "Lược sử thời gian".
Dưới đây là 12 câu nói để đời của ông về thái độ trước khoa học và cuộc sống.

Sự khuyết tật

Thiên tài khuyết tật Stephen Hawking và 12 câu nói để đời
"Lời khuyên của tôi dành cho những người khuyết tật là: Hãy tập trung vào những việc mà sự khuyết tật không thể ngăn cản bạn làm tốt, và đừng tiếc nuối những thứ bạn không làm được vì nó. Đừng để bị khuyết tật về cả tinh thần, lẫn thể chất".

Mục tiêu

"Mục đích của tôi khá đơn giản. Đó là hiểu biết hoàn toàn về vũ trụ, vì sao nó có hình dạng như hiện tại, và vì sao nó tồn tại".

Ý chí

"Tôi nhận thấy rằng kể cả những người khẳng định mọi thứ đã an bài và chúng ta không thể làm gì để thay đổi nó, vẫn suy xét trước khi quyết định".

Tính hài hước

"Đời mà không vui thì thật là thảm hại".

Về chỉ số IQ của bản thân

Thiên tài khuyết tật Stephen Hawking và 12 câu nói để đời
"Tôi không biết. Người nào cứ khoe khoang về IQ là những kẻ thua cuộc".

Những điều ông nghĩ tới hàng ngày

"Phụ nữ. Họ là một bí ẩn hoàn toàn".

Lời khuyên cho ba người con

"Một, nhớ rằng luôn nhìn lên những vì sao và đừng nhìn xuống dưới chân. Hai, không bao giờ từ bỏ công việc. Công việc làm cho các con cảm thấy có ý nghĩ, mục đích, không có công việc thì cuộc đời trống rỗng. Ba, nếu may mắn tìm được tình yêu, luôn nhớ rằng mình có nó, đừng để nó vuột mất".

Tại sao ông viết sách cho những độc giả phổ thông

"Tôi dành rất nhiều công sức để viết cuốn "Một lược sử" vào thời điểm bệnh tật cực kỳ trầm trọng do viêm phổi, vì tôi nghĩ việc giải thích công việc của mình, đặc biệt trong lĩnh vực vũ trụ học, là quan trọng đối với một nhà khoa học. Giờ đây, nó trả lời rất nhiều câu hỏi từng được đặt ra với các tôn giáo".
Thiên tài khuyết tật Stephen Hawking và 12 câu nói để đời

Giá trị của lý thuyết dây

"Khi thấu hiểu lý thuyết dây, chúng ta sẽ biết cách vũ trụ hình thành. Nó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cách chúng ta đang sống, nhưng việc biết về cội nguồn là quan trọng, cũng như điều gì đang chờ đợi sắp tới khi chúng ta tiếp tục tìm kiếm".

Sức khỏe của mình

"Lần tôi bị chẩn đoán bệnh cơ thần kinh vận động đầu tiên, bác sỹ bảo tôi chỉ sống được thêm 2 năm. Giờ tôi đã 45 tuổi, và mọi thứ vẫn khá ổn".

Chúa trời

"Có thể Chúa tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích về vũ trụ mà không cần tới một đấng sáng tạo".
Thiên tài khuyết tật Stephen Hawking và 12 câu nói để đời

Khi gặp trở ngại

"Chẳng có ích gì khi nổi nóng lúc bị mắc kẹt. Tôi thường tiếp tục suy nghĩ về vấn đề trong lúc làm việc khác. Đôi lúc phải mất vài năm tôi mới tìm được đường đi tiếp. Với giả thiết về thông tin biến mất trong lỗ đen, tôi mất tới 29 năm".
Cập nhật: 19/08/2014 Theo Bizlive

11 câu nói của Stephen Hawking tiết lộ cách suy nghĩ của một thiên tài

(NDH) Năm 21 tuổi, Stephen Hawking bị mắc bệnh xơ cứng teo cơ và liệt gần như hoàn toàn. Với nghị lực phi thường, ông đã vượt qua bệnh tật và trở thành nhà vật lý thiên văn học lừng danh thế giới.
Câu chuyện về cuộc đời của Hawking được coi như một huyền thoại và nhiều câu nói của nhà bác học này rất đáng để mọi người đọc và suy ngẫm.
Dưới đây là 11 câu nói nổi tiếng của 'ông hoàng' thiên văn học này:
1. Về khuyết tật
"Lời khuyên của tôi cho những người khuyết tật khác là: hãy tập trung vào những thứ mà khuyết tật không thể ngăn cản bạn làm tốt, đừng bao giờ hối tiếc về những khiếm khuyết đó. Bạn không nên để bị 'vô hiệu hóa' về tinh thần cũng như thể chất."
2. Về mục tiêu
"Mục tiêu của tôi rất đơn giản. Đó là hiểu được hoàn toàn về vũ trụ, tại sao nó như thế và tại sao nó lại tồn tại."
3. Về sự hài hước
"Cuộc sống sẽ là bi kịch nếu nó không có gì vui."
4. Về chỉ số IQ của ông
"Tôi không có ý tưởng nào về điều này. Những người tự hào về chỉ số IQ của họ là những kẻ thua cuộc."
5. Về những điều ông nghĩ hàng ngày
"Phụ nữ. Họ hoàn toàn là một bí ẩn."
6. Lời khuyên của ông dành cho 3 đứa con của mình
"Một, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đứng nhìn xuống chân của mình. Hai, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc cho con ý nghĩa và mục đích, và cuộc sống sẽ trống rỗng nếu không có nó. Ba, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng vứt bỏ nó đi."
7. Về lý do tại sao ông lại viết cho một đối tượng phổ biến
"Tôi đã đặt rất nhiều nỗ lực vào việc sáng tác cuốn sách 'A Briefer History' (Lược sử thời gian) tại thời điểm tôi bị bệnh nặng do viêm phổi vì tôi nghĩ rằng điều đó rất quan trọng cho các nhà khoa học trong việc giải thích các vấn đề của họ, đặc biệt trong vũ trụ học. Hiện nay, nó giúp đưa ra câu trả lời cho nhiều câu hỏi về tôn giáo trước đây."
8. Về lý thuyết dây
"Khi chúng ta hiểu về lý thuyết dây, chúng ta sẽ biết vũ trụ bắt đầu như thế nào. Nó không ảnh hưởng nhiều đến cách chúng ta sống, nhưng điều quan trọng là chúng ta hiểu được mình đến từ đâu và kỳ vọng tìm thấy điều gì khi khám phá về nó."
9. Về sức khỏe của ông
"Lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh ALS, mọi người nói tôi chỉ có thể sống được hai năm nữa. Bây giờ là 45 năm sau đó, tôi vẫn đang sống khá tốt."
10. Về Chúa
"Thiên Chúa có thể tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích vũ trụ mà không cần phải có một Đấng sáng tạo."
11. Khi gặp khó khăn
"Chẳng tốt chút nào nếu bạn cảm thấy tức giận mỗi khi gặp phải khó khăn. Tôi tiếp tục suy nghĩ về vấn đề này nhưng có thể làm một việc khác nào đó. Đôi khi mất nhiều năm để tôi có thể nhìn ra con đường tiếp theo. Đối với trường hợp về 'Lỗ hổng thông tin và hộp đen', tôi đã cần đến 29 năm."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét