Thần
thoại Hy Lạp kể lại rằng, cuộc chiến tranh thành Troia chính là nguồn
gốc dẫn đến sự xuất hiện nhiều vị anh hùng cùng con ngựa gỗ huyền thoại.
Khởi nguồn từ câu chuyện hoàng tử Paris người được mệnh danh là chàng
hoàng tử đẹp trai nhất ở phương Tây. Một hôm trong lúc bày tiệc với các
chư hầu, hoàng tử bèn hỏi ai là người có nhan sắc tuyệt trần có thể sánh
vai cùng chàng được. Nghe thế các chư thần mới nói rằng, ở phương Đông
có nàng Helen tóc vàng vô cùng xinh đẹp và kiều diễm, chính là người
xứng đáng với hoàng tử nhất. Người xinh đẹp nhất phương Đông và phương
Tây kết duyên cùng nhau quả là một ý kiến tuyệt vời. Thế nhưng nàng
Helen lại ở một nơi rất xa xôi và đã là vợ của nhà vua Menelaus.
Cuộc chiến tranh thành Troia chính là nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện nhiều vị anh hùng cùng con ngựa gỗ huyền thoại
Câu chuyện về quả táo bất hòa
Không chấp nhận thực tế, với quyết tâm có cho bằng được người đẹp, Paris
đã nhờ đến sự giúp đỡ của thần linh. Trùng hợp thay lúc này trên thế
giới thần linh đang có một cuộc thi lựa chọn người đẹp nhất xứng đáng
đoạt được quả táo. Đây là cuộc thi bất phân thắng bại của của 3 vị nữ
thần là Hera, Athena, Aphrodite. Vì không thể chọn được người đẹp nhất
nên 3 vị thần quyết tâm nhờ đến Paris người được mệnh danh là đẹp nhất
trần gian để phân xử.
Sau cuộc nói chuyện với từng vị thần, nữ thần Aphrodite lúc này biết
được tâm tư của Paris nên đã hứa giúp chàng có được Helen. Thế là Paris
đã quyết định trao quả táo cho nữ thần của tình yêu và sắc đẹp.
Nguyên nhân cuộc chiến tranh thành Troia.
Được sự giúp đỡ từ nữ thần Aphrodite, hoàng tử Paris đã nhân lúc
Menelaus vắng nhà đã đem quân đến cướp Helen đi. Sau khi vua quay trở về
phát hiện vợ của mình đã bị bắt cóc đi nên vô cùng tức giận. Menelaus
thấy danh dự mình bị xúc phạm, nên quyết tâm dẫn quân đi đánh thành
Troia, giành lại Helen và lấy lại tôn nghiêm của mình. Thế là từ đó cuộc
chiến tranh thành Troia huyền thoại đã bùng nổ.
Cuộc chiến thành Troia đã được dựng thành phim điện ảnh
Con ngựa gỗ thành Troia
Cuộc chiến tranh thành Troia không chỉ đơn giản là cuộc chiến giữa các
thần dân mà đây còn là sự tranh đua của các vị thần. Trên đỉnh Olympus
chia thành 2 phe đứng về 2 phía của cuộc chiến, thế nên chiến tranh diễn
ra ròng rã hơn 10 năm trời vẫn chưa kết thúc được.
Quân đội của nhà vua Menelaus đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn không thể
nào công phá được cổng thành Troia. Lúc này, họ đã nghĩ ra một cách đó
là lấy gỗ ghép lại thành một con ngựa lớn, mượn danh nghĩa đây là báu
vật của thần linh ban tặng cho quân sĩ thành Troia để chống lại kẻ thù,
nhằm cài bẫy quân của Paris. Họ đã cho người đi lan truyền khắp nơi tin
đồn này và cho quân sĩ của mình âm thần ẩn nấp đợi cơ hội đến.
Trong thành Troia có 2 cha con quân sư biết được mưu kế đó đã tâu lên
trên nhằm ngăn chặn tin đồn. Nhưng không ngờ rằng thần chiến tranh Aris
đã ra lệnh cho con rắn độc phục kích và giết chết hai cha con nọ. Phía
bên quân đội Menelaus lại tiếp tục tung tin đồn rằng do hai cha con nọ
không tin chuyện con ngựa gỗ, đã xúc phạm thần linh nên đã bị trừng
phạt.
Thế là mọi người trong thành Troia ai cũng
tin câu chuyện con ngựa gỗ, nên họ đã mở cửa rước ngựa gỗ vào thành.
Thật không ngờ rằng bên trong con ngựa gỗ kia chính là quân sĩ của
Menelaus, thế là nhân lúc đêm họ đã thoát ra ngoài, đốt phá thành, mở
cửa cho quân mình vào thành và cuộc chiến đã đến hồi kết thúc. Phía
thành Troia bị thất bại mà không kịp trở tay.
Con ngựa gỗ trong huyền thoại thành Troia
Từ đó
truyền thuyết về con ngựa gỗ được lan truyền khắp nơi, và dần dần con
ngựa gỗ trở thành biểu tượng cho kế dùng binh bất yếm trá, một trong
những kế sách khi đánh giặc.
Marathon - Trận chiến nổi tiếng nhất lịch sử thế giới cổ đại!
Gabe |
2
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc chống giặc ngoại
xâm, Marathon còn là nơi mà ý chí, tinh thần của những người con Hy Lạp
được ngợi ca trong lịch sử.
Bối cảnh lịch sử
Trận chiến Marathon
diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN, giữa quân dân Athens bên cạnh sự giúp
đỡ của Plataea với đế chế Ba Tư hùng mạnh của "vua của các vị vua" Darius I.
Trước
đó, vào năm 551 TCN, Darius Đại đế đánh bại thiên triều Media rồi chính
phạt hợp nhất Ba Tư với các quốc gia xung quanh như Lydia, Babylon...
để trở thành đế quốc rộng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Kể cả các thành
bang Hy Lạp cũng phải cúi đầu trước ông.
Về
phía đối diện, Hy Lạp xưa không giống như ngày nay, đó không phải là 1
quốc gia hay thực thể địa lý rõ ràng mà gồm nhiều thành bang. Người Hy
Lạp không chỉ sống ở Hy Lạp mà còn di cư đến nhiều nơi khác như phía
Đông biển Địa Trung Hải, biển Aegean, bán đảo Ý, vùng Sicilia và cả các
vùng biển tiểu Á.
Tại đó, họ hình thành các khu định cư, chính là các thành bang lúc bấy giờ như Athens, Thebes, Corinth, Sparta... và nhiều nơi trong số đó phát triển độc lập, tự chủ, không chịu ảnh hưởng từ đế chế Ba Tư.
Để
bành trướng thế lực của mình, Darius I đã gửi sứ giả đến Hy Lạp và yêu
cầu các thành bang phải cống nạp đất và nước như biểu trưng của sự thuần
phục nhưng người Sparta và Athens đã khước từ điều đó. Tức giận trước
hành động ấy, Darius I quyết định đem quân đến trừng phạt và cũng để
chinh phục toàn cõi Hy Lạp.
Diễn biến trận chiến
Với
hơn 600 tàu chiến và gần 10 vạn quân, đế chế Ba Tư dễ dàng chiến thắng
khu vực tiểu Á, rồi tiến vào vùng biển Attica, đổ bộ lên bờ biển xứ
Athens, trên cánh đồng Marathon xinh đẹp.
Lúc này, đội
quân hùng hậu của Ba Tư bao gồm 6 vạn bộ binh và 1,2 vạn kỵ binh thiện
chiến. Hầu hết kỵ binh của họ là những người du mục, miền núi nên cưỡi
ngựa, bắn cung hay đánh 1-1 rất giỏi nhưng lại có nhược điểm là đánh
theo đội hình bài bản thì không phát huy hết khả năng.
Ngoài
ra, dù đội quân này rất đông nhưng lại xuất phát từ nhiều quốc gia nhỏ
khác nhau từng bị Ba Tư chinh phục nên tính liên kết không cao, có sự xa
lạ ở ngay trong chính họ.
Ngược
lại, bên phía Hy Lạp chỉ có 11.000 quân, nhưng tất cả đều chiến đấu với
tinh thần quyết tử để giữ đất, giữ nước, thà chết chứ không chịu đánh
mất tự do. Quân Hy Lạp và chủ yếu là Athens đều ít nhất từng chiến đấu 1
lần với đồng đội, tuy không có kỵ binh nhưng lại được huấn luyện bài
bản, thường chiến đấu theo đội hình Phalanx.
Bắt
đầu trận đánh, phía Hy Lạp bố trí đội hình Phalanx dài đến 1200m với 8
hàng quân với mục đích đánh chính diện, điều này thực sự làm đối thủ của
họ bất ngờ nhưng vẫn đầy tự tin vì ưu thế vượt trội về số lượng.
Để
đối phó với đội hình trên của Hy Lạp, các tướng lĩnh Ba Tư đã dàn quân
thành những đội hình khối ngang, với ý muốn đánh vào phần chính diện
mạnh nhất của đối thủ. Dù rất cố gắng nhưng do lực lượng mỏng, ít hơn
quân địch nhiều, dần dần quân Hy Lạp đã bị đẩy lùi. Kỵ binh và bộ binh
Ba Tư giành thế chủ động, lao vào và chia cắt đội hình Phalanx đó.
Cứ như vậy, 2 bên giằng co từng chút một, quân Athens phải rút về phòng tuyến cũ và bị Ba Tư đuổi theo ngay sát phía sau.
Lường
trước kịch bản này có thể xảy ra, lãnh đạo của Athens là Miltiades bất
ngờ ra lệnh cho 2 cánh tả, hữu của quân Hy Lạp vừa chấn chỉnh lại đội
hình vừa chuyển hướng đánh thẳng vào sườn của quân Ba Tư.
Đòn
hiểm này của Miltiades đã khiến kẻ thù rơi vào thế khó, bị bao vây bởi
những người con của Athens. Trong tình thế bị dồn vào đường cùng, quân
Ba Tư nỗ lực phản kích với mong muốn thể hiện lối đánh sở trường nhưng
họ không thắng nổi khiên, giáp trụ và tinh thần yêu nước lên cao của
quân Hy Lạp.
Trước thương vong ngày 1 gia
tăng, quân Ba Tư dưới quyền chỉ huy của Datis và Artaphernes quyết định
rút lui và chạy về phía biển. Quân Hy Lạp ngay lập tức tổ chức truy sát
nhưng do trang bị giáp nặng, thiếu cơ động nên không thể giết được nhiều
quân địch.
Dù vậy, đây cũng là chiến thắng lịch sử của quân dân Athens,
dù chênh lệch lực lượng cực lớn nhưng nhờ vào tình thần yêu nước, 1 lối
đánh hợp lý và chiến thuật thông minh của chỉ huy Miltiades nên họ đã
giành chiến thắng trước đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Chung
cuộc, quân Ba Tư bỏ mạng hơn 6400 người, trong khi đó bên phía Hy Lạp
chỉ có 200 người tử trận, 1 con số không thể tin nổi khi đối đầu với
720.000 quân Ba Tư!
Ý nghĩa lịch sử
Sau
chiến thắng đó, 1 chiến binh Hy Lạp được giao nhiệm vụ báo tin trận
thắng Marathon về thành Athens. Anh đã chạy liên tục 42km về đến quê
hương, chỉ không may chiến binh này đã gục ngã ngay sau khi báo được tin
mừng. Đó cũng là nguồn gốc đáng tự hào của môn thể thao chạy marathon
ngày nay.
Nhưng đâu chỉ có thể, chiến thắng của Hy Lạp trước Ba Tư chỉ là mở đầu cho hơn 40 năm giao chiến sau này giữa 2 bên.
Sau này mới là những trận đánh mang tính bước ngoặt, làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của thế giới như Salamis, Plataea hay trận Cổng lửa
của người Sparta nhưng Marathon là chiến thắng không kém phần quan
trọng, nó cổ vũ tinh thần của nhân dân Hy Lạp, nó là chỗ dựa lịch sử cho
các trận đánh lấy ít địch nhiều trước Ba Tư.
Tham khảo nhiều nguồn
Thành Cát Tư Hãn và trận đánh lớn nhất cuộc đời binh nghiệp
10:56 01/10/2017
Thành Cát Tư Hãn là nhân vật đặc biệt trong lịch sử. Ông đã biến những
kẻ du mục trên thảo nguyên Mông Cổ thành người thống lĩnh thế giới.
Bàn về những nhà cầm quân xuất chúng nhất trong lịch sử nhân loại,
không ai có thể bỏ qua cái tên Thành Cát Tư Hãn - Thiết Mộc Chân
(1162-1227). Ông đã xây dựng nên đế quốc Mông Cổ hùng mạnh nhất trong
lịch sử.
Dù vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi, vì hàng triệu người đã phải bỏ
mạng bởi những cuộc chinh phục của vị Đại Hãn này, từ cổ chí kim, không
một ai có thể phủ nhận tài năng của ông.
Cậu bé chăn cừu tủi nhục
Theo những tài liệu còn lưu lại được, trong cuộc đời binh nghiệp của
mình, vị Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ đã chỉ huy 32 chiến dịch lớn, 65
trận đánh, chinh phục tới 31 triệu km2 đất đai ở những nơi ông đã đi
qua, nhiều hơn bất cứ nhân vật nào khác trong lịch sử. Con số thống kê
trên cho thấy được tài năng quân sự hiếm có của ông.
Thành Cát Tư Hãn không được thừa hưởng bất cứ di sản nào của gia đình
để lại. Ngược lại, ngay từ tấm bé, ông đã bị buộc phải đấu tranh sinh
tồn trên thảo nguyên Mông Cổ.
Dưới sự chỉ đạo của Thành Cát Tư Hãn, quân Mông Cổ đánh bại quân đội của nhà Kim.
Theo Nguyên sử, cha của ông đã bị các đối thủ Tatar đầu độc
chết khi ông mới chỉ 9 tuổi. Lớn lên, Thành Cát Tư Hãn phải đi săn bắn
và hái lượm để kiếm ăn. Thậm chí, ông và người vợ trẻ còn bị bắt cóc,
phải sống như nô lệ trước khi trốn thoát.
Bất chấp những khó khăn đó, ở tuổi đôi mươi, ông đã khẳng định được
vị thế của mình. Chỉ từ năm 1206 đến 1209, Thành Cát Tư Hãn không những
đã thống nhất được người Mông Cổ, mà còn thống nhất được hầu hết bộ lạc
sinh sống ở miền Mạc Bắc.
Quân Mông Cổ dù không đông, nhưng bằng tài cưỡi ngựa, bắn cung, chiến
đấu dũng mãnh, lại có sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn, đánh đâu thắng
đấy, lập nên một đế quốc rộng lớn bậc nhất trong lịch sử.
Trận đánh lớn nhất của Thành Cát Tư Hãn
Theo nhiều nhà sử học, trận đánh lớn, kinh điển nhất trong cuộc đời
binh nghiệp của vị Đại Hãn Mông Cổ chính là Dã Hổ Lĩnh. Đây là trận đánh
giúp Thiết Mộc Chân chinh phục được nước Kim, đồng thời, mở toang cánh
cửa để tiến quân vào nước Tống, tạo tiền đề để cháu ông là Hốt Tất Liệt
thu phục hoàn toàn Trung Quốc sau này.
Sau khi hoàn tất việc thống nhất Mông Cổ, tham vọng tiếp theo của
Thành Cát Tư Hãn chính là bành trướng ra bên ngoài và nước Kim lúc bấy
giờ là một vật cản. Chưa kể, trước đây, Đại Kim luôn thúc ép Mông Cổ,
bắt họ phải cống nộp nặng nề. Do đó, tấn công đất nước của bộ tộc Nữ
Chân này chính là mũi tên trúng 2 đích của ông.
Trận chiến lịch sử này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1211 tại
Dã Hồ Lĩnh, gần phía tây bắc huyện Vạn Toàn, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà
Bắc ngày nay. Sau trận Dã Hồ Lĩnh, quân nhà Kim nhanh chóng suy yếu và
tàn lụi.
Để tạo ra nguyên cớ chiến tranh, năm 1210, Thành Cát Tư Hãn sỉ nhục
Hoàng Nhan Vĩnh Tế bằng cách công khai nói rằng hoàng đế triều Kim hèn
nhát và không đủ tư cách thiên tử: “Hoàng đế phải là người nhà trời như
ta mới phải”.
Hoàng Nhan Vĩnh Tế biết tin vô cùng giận dữ và ra lệnh xử tử sứ giả người Mông Cổ. Căng thẳng giữa hai bên bắt đầu leo thang.
Một năm sau, quân Mông Cổ tấn công nhà Kim với quân số 90.000 người
(khoảng 97% quân Mông Cổ được huy động cho trận chiến). Trước khi có
trận đánh quyết định ở Dã Hổ Lĩnh, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy quân đội tấn
công và phá hủy phòng tuyến của nước Kim ở Ô Sa Bảo vào tháng 6/1211.
Tranh vẽ Thành Cát Tư Hãn.
Ở bên kia chiến tuyến, nhà Kim tập trung 45 vạn quân tinh nhuệ, dàn
trận tại Dã Hồ Lĩnh, với ý đồ dồn quân đội Mông Cổ vào con đường chết.
Đây là trận chiến có quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với quân Mông
Cổ.
Trước trận đánh lịch sử, Thánh Cát Tư Hãn tiếp nhận kiến nghị của Mộc
Hoa Lê (viên tướng thiện chiến bậc nhất của ông), trước tiên dùng đội
quân cảm tử để thọc sâu vào trung quân của đối thủ, sau đó các cánh quân
khác mới mở đường tấn công.
Trận này, Thành Cát Tư Hãn đã tập trung toàn bộ quân để đánh thẳng
vào những mục tiêu chủ yếu. Chủ soái của Mông Cổ dù đứng trước mọi tình
trạng nguy hiểm vẫn bình tĩnh chỉ huy. Quân Mông Cổ đã đánh bại quân
Kim.
Theo Nguyên sử, quân Kim mất tổng cộng 300.000 quân. Tướng của nhà Kim là Hoàn Nhan Cửu Cân cũng bị chém chết.
Qua trận đánh này, binh lực của triều đình nhà Kim đã bị đánh bại
hoàn toàn, thế nước ngày càng suy sụp. Trận đánh tại Dã Hồ Lĩnh là một
bước ngoặt đối với sự thất bại của triều đình nhà Kim và sự thắng lợi
của quân Mông Cổ.
Nguyễn Thanh Điệp
4 trận chiến vang danh lịch sử của Thành Cát Tư Hãn
(
Khám phá
) -
Với tư tưởng quân sự linh hoạt và nghệ thuật tác chiến cao siêu
của mình, Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân, người sáng lập ra đế quốc
Mông Cổ đã trở thành nhà lãnh đạo lỗi lạc bậc nhất của lịch sử thế giới.
1. Trận Dã Hồ Lãnh
Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn đưa quân tấn công vùng Dã Hồ Lãnh
(nước Kim). Chủ soái quân sự của nhà Kim lúc này là Hoàn Nhan Thừa Dụ.
Cậy mình có lợi thế phòng ngự quân sự là địa thế núi non hiểm trở và có
Trường Thành che chắn bảo vệ, Hoàn Nhan cho rải binh lực khắp nơi ở Dã
Hồ còn mình trấn giữa. Chính điều này đã khiến cho binh lực bị phân tán.
Đối phó với kế sách này, Thành Cát Tư Hãn dùng chiến thuật tập
trung đột phá, dồn toàn bộ lực lượng đánh thẳng vào đại bản doanh của
Hoàn Nhan khiến cho Hoàn Nhan không kịp trở tay và bại trận. 2. Trận chiến thành Ngột Lạt Hải
Trong trận chiến thành Ngột Lạt Hải, Thành Cát Tư Hãn đã điều
động 20 quan thiên hộ và đội cận vệ đặc biệt của mình huấn luyện quân
đội tấn công, đồng thời phái các tổ trinh sát nhỏ tách khỏi quân chủ lực
vài chục dặm đi thu thập tin tức tình báo. Sau một tháng, đội quân của
ông như thần binh thiên tướng, áp sát thành Ngột Lạt Hải (nước Tây Hạ).
Không chỉ rèn luyện quân đội, ông còn đánh vào “tâm lý” và điều
này đã giúp ông giữ được nhiều sinh mạng. Cụ thể, trước đó, ông đã thả
một người chăn dê người Tây Hạ chạy được vào thành tung tin: Sau khi
công phá được thành, quân của Thành Cát Tư Hãn sẽ giết chết tất cả những
người ngoan cố bảo vệ thành trì không chịu đầu hàng.
3. Trận đánh đầu tiên với Vua Ba Tư, Ma Kha Mạt
Trận đánh với Ma Kha Mạt, Thành Cát Tư Hãn đã phân tích lực lượng của địch và biết được cánh quân tả có lực lượng yếu nhất.
Khi vào trận, kèn hiệu lệnh vừa vang lên, Tốc Bất Đài (danh tướng
của Thành Cát Tư Hãn) dẫn quân đánh thẳng vào trung quân, thu hút sự
chú ý của Ma Kha Mạt. Còn quân chủ lực do Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh
phát huy khả năng tốc chiến, tấn công bất ngờ vào cánh tả khiến chúng
lập tức tan rã.
Lúc này, Ma Kha Mạt vội chia quân đi cứu cánh tả, trúng ý Tốc Bất
Đài. Sau khi quân chủ lực đánh vào cánh tả, lại vòng về sau lưng, tấn
công thọc mạnh vào trung quân của Ma Kha Mạt. Khiến đội quân này rối
loạn, nhà vua phải bỏ chạy về chỗ con trai. 4. Trận chiến ở Sa Đà
Trong trận chiến ở Sa Đà, thực lực của Thiết Mộc Chân kém xa so với Vương Hãn và Trát Mộc Hợp.
Vương Hãn dốc toàn bộ lực lượng kéo đến, mũi tiến công chia thành
4 thê đội, từng thê đội lần lượt ra trận, sau khi ép sát địch vào một
địa điểm, trung quân sẽ phân thành 4 lộ bao vây 4 hướng, tiêu diệt địch.
Thiết Mộc Chân quyết định dốc toàn lực ngăn chặn thê đội 1 và 2,
tấn công thê đội 3. Thê đội 3 giỏi tiến công theo kiểu dàn hàng ngang,
kiểu tiến công này rất dễ bị chọc thủng, một khi đã phá thủng được, sẽ
dốc sức tiến về phía trước đánh vào thê đội 4, chỉ cần phá được đội quân
bảo vệ Vương Hãn, sẽ khiến chúng mất hết sĩ khí, tất sẽ đại thắng.
Thành Cát Tư Hãn và 10 chiến dịch chinh phạt đỉnh cao
g chiếm Cư Dung Quan – Nhử địch
5. Trận chiến ở Sa Đà – Chiến thuật diệt kẻ cầm đầu, triệt tiêu sĩ khí của đối thủ
6. Chiến dịch thành Bố Cáp La - “Vây 3 thả 1”, đề phòng tức nước vỡ bờ
7. Trận đánh Khoát Diệc Điền - Chiến thuật đánh vu hồi
8. Chiến dịch Thập tam dực - Chiến tranh tình báo, giành lấy ưu thế tình báo
9. Trận chiến thành Otrar – Lợi dụng mâu thuẫn
10. Trận đại chiến Miệt Nhi Khất - Xa thân gần đánh, mở rộng phe cánh
Trận đánh kinh động cả thế giới của người Việt
(VTC News) -
Quân sĩ hừng hực dũng khí. Không một người lính nào không thấy vinh dự
khi được hy sinh cứu nước. Các chiến sỹ và nhiều người dân đã tự chích
vào tay hai chữ Sát Thát (Giết giặc Mông Cổ) để nói lên quyết tâm của
mình.
» Những trận đánh khiến người phương Bắc kinh hồn bạt vía (kỳ 1)
Bài 2: Ba lần đánh bại Nguyên Mông
Tháng
Chạp năm Ất Dậu (1225) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần
Cảnh, chấm dứt giai đoạn nhà Lý cai trị Đại Việt và cũng là thời kỳ mở
đầu của vương triều Trần ở nước ta. Trần Cảnh lên làm vua (Trần Thái
Tông), phong cho Trần Thủ Độ là Thái sư thống quốc thành quân Chinh
Thảo Sự.
Sau khi thay thế nhà
Lý (ở giai đoạn này đã quá suy yếu về chính trị, quân sự, kinh tế) -
Triều đình nhà Trần tích cực đẩy mạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp,
quai đê lấn biển, tiêu diệt các thế lực chống đối, ổn định tình hình
chính trị trong nước, chính quyền trung ương tập quyền được củng cố vững
chắc hơn so với triều trước.
Ở
đất nước Mông Cổ, năm 1206 Thành Cát Tư Hãn lên làm vua. Nhà nước phong
kiến Mông Cổ được hình thành và phát triển, nhanh chóng trở thành một
đế quốc lớn mạnh chưa từng có trong lịch sử thế giới từ trước đến giờ.
Quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn đã xâm lược rất nhiều
nước Châu Âu và Châu Á.
Ở Châu Âu vó ngựa Mông Cổ đã tiến đến Ba Lan và Đức, Hungari và tới sát Ý vào năm 1242, khiến cả Châu Âu chấn động.
“Theo
sử biên niên của nước Pháp thì mối lo sợ trước quân Mông Cổ đã làm đình
trệ cả sự buôn bán”. Ở Đức xuất hiện bài kinh cầu nguyện “Chúa cứu vớt
chúng con khỏi cơn thịnh nộ của Tác-ta – Mông Cổ”.
Ở
phía Nam quân Mông Cổ chiếm Trung Quốc, Cao Ly, tấn công Nhật Bản...
Một đế quốc Mông Cổ rộng mênh mông được tạo lập từ bờ biển Hắc Hải đến
tận Thái Bình Dương.
Quân đội
Mông Cổ với lực lượng kỵ binh thiện chiến đánh đâu thắng đấy! Nhưng cả
ba lần xâm lược Đại Việt, với 1 triệu quân, thì bị đánh cho đại bại. Chủ
tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để quân lính “kéo” về Vân Nam.
Toa Đô, dũng tướng khét tiếng của Mông Cổ bị rơi đầu. Ô Mã Nhi, Phàn
Tiếp bị bắt, trở thành vật tế sống ở mộ các vua Trần...
Lịch
sử dân tộc đã ghi những chiến công oanh liệt của quân nhân thời Trần
vào thế kỉ thứ 13. Đúng như lời thơ hào sảng của Thượng tướng Thái sư
Trần Quang Khải sau chiến thắng chống Nguyên Mông: “Chương Dương cướp
giáo giặc/ Hàm Tử giết quân thù/ Thái Bình nên gắng sức/ Non nước ấy
ngàn thu”.
“Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
Năm 1257, chúa Mông Cổ là Mông Kha tế cờ trên bờ sông Kê-Ru-Len rồi xuất quân đánh nhà Tống (Trung Quốc).
Nguyên
sử (Trung Quốc) quyển 209 - phần An Nam truyện chép rằng: “Ngột Lương
Hợp Đài (Hốt Tất Liệt chiếm được nước Đại Lý để Ngột Lương Hợp Đài ở lại
toan đến đánh chiếm Giao Chỉ), đóng binh ở phía Bắc Giao Chỉ, sai hai
sứ giả sang trước để dụ” (SĐD –Tr.467). “Vua Trần Thái Tông không những
không chịu đầu hàng mà cho bắt giam sứ Mông Cổ” (VNSL-Tr.120).
Tháng
12, ngày 12, tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Đài xâm lấn Bình Lệ.
Sách Nguyên sử - Q.209 chép: “Thấy sứ giả không trở về Ngột Lương Hợp
Đài bèn sai bọn Triệt Triệt Đô đem 1000 người chia đường mà tiến đến
trên sông Thao ở Kinh Bắc nước An Nam. Lại sai con là A Truật sang giúp
và nhòm ngó tình hình. Người Giao (Chỉ) cũng bày nhiều binh vệ. A Truật
trở về báo Ngột Lương Hợp Đài để tiến gấp. Sai Triệt Triệt Đô làm tiên
phong, A Truật đi sau. Tháng 12, hai quân hợp nhau” (SĐD-Tr.468). Khi
quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Đài tấn công Bình Lệ, vua Trần Thái
Tông tự làm tướng đốc chiến đi trước xông pha tên đạn. Tướng Lê Phụ Trần
một mình một ngựa ra vào trận giặc, sắc mặt như thường.
Thế
giặc mạnh, quân ta lui về giữ ở sông Lô. Giặc bắn tên như mưa xuống
thuyền của vua, tướng Lê Phụ Trần liền lấy ván thuyền để chắn tên cho
vua. Trước sự hung hãn và mạnh mẽ của quân giặc, vua Trần dời thuyền đến
hỏi Thái sư Trần Thủ Độ. Thái sư trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất
thì bệ hạ không cần lo ngại gì cả” (ĐVSKTT-Tr.470).
Để
tránh sức mạnh ban đầu của giặc, quân ta chỉ để lại một bộ phận chặn
giặc và làm nghi binh, còn đại quân được lệnh rút về Hưng Yên, Thiên
Trường, Long Hưng...
Kinh
thành bỏ trống, nhân dân trong thành Thăng Long được lệnh làm theo kế
“Thanh Giã” (vườn không nhà trống). Quân Mông Cổ tiến vào thành Thăng
Long mới phát hiện cả thành trống rỗng, Ngột Lương Hợp Đài tức giận cho
quân cướp bóc, tàn phá kinh thành, giết cả những nam phụ lão ấu trong
thành do không sơ tán kịp.
Lương
thực của quân giặc mang theo đã cạn, kinh thành lại trống không, kẻ
địch đã cố gắng tiến hành những cuộc cướp phá ở những vùng xung quanh
thành Thăng Long, nhưng đến đâu chúng cũng gặp sức chống trả mãnh liệt
của nhân dân.
Khi quân Mông
Cổ tiến đến Cổ Sở (nay là Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhân dân ở đây
đã đoàn kết chiến đấu, đánh cho chúng một trận tơi bời, xác giặc ngổn
ngang, ngựa chúng sập hầm, trúng chông què, lũ cướp nước tan tác bỏ
chạy. Không có lương thảo, binh sĩ mỏi mệt, lại thêm khí hậu khắc
nghiệt, quân xâm lược Mông Cổ lâm vào tình thế tiến lui đều gặp khó
khăn.
Nắm chắc thời cơ thuận
lợi, ngày 24, tháng Chạp năm Nguyên Phong thứ 7 (29/01/1258), vua Trần
Thái Tông cùng thái tử Hoảng chỉ huy lâu thuyền ngược dòng Thiên Mạc phá
tan giặc ở Đông Bộ Đầu, chiếm lại kinh thành.
Bị
đánh bật khỏi thành Thăng Long, quân Mông Cổ quay đầu rút chạy về Vân
Nam. Đang lúc chỉ mong thoát thân thì chúng lại bị đồng bào dân tộc vùng
núi ở trại Quy Hóa theo trại chủ là Hà Bổng đổ ra tập kích. Bị đánh bất
ngờ, quân giặc bỏ chạy tháo thân và bị thiệt hại nặng nề về người, vũ
khí, quân trang. Khác
hẳn với thái độ nghênh ngang hung hãn khi tiến quân vượt biên giới vào
Đại Việt, bọn xâm lược Mông Cổ bị đánh cho tan tác, mạnh ai nấy chạy,
lén lút tìm đường vượt biên giới trốn chạy cho nhanh. Chúng không còn
dám nghĩ đến chuyện cướp bóc, đốt phá, tranh giành của cải như khi mới
sang.
Để chế giễu thái độ đó
của chúng, người thời bấy giờ đã gọi chúng bằng cái tên rất mỉa mai là
“Giặc Phật”. Cuối tháng Giêng (1258), địch hoàn toàn rút khỏi nước ta.
Thắng
lợi của quân dân Đại Việt trong chiến tranh lần thứ nhất chống Mông
Nguyên, không những đã bảo vệ được nền độc lập dân tộc mà còn bẻ gãy một
gọng kìm của quân Mông Cổ định chiếm xong nước ta thì tấn công vào miền
Nam Trung Quốc tiêu diệt triều đình nhà Nam Tống.
Cuộc
chiến đấu và chiến thắng năm Nguyên Phong thứ 7 do vua Trần Thái Tông
và tướng quốc Trần Thủ Độ chỉ huy mãi mãi là niềm tự hào được ghi trên
những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Vua
Trần Nhân Tông sau này trong bài thơ “Ngày Xuân yết bái Chiêu Lăng” đã
viết: “Bạch đầu quân sĩ tại .... Vãng vãng thuyết nguyên phong...”
(Người lính già đầu bạc ... Kể mãi chuyện nguyên phong).
“Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù”
Sau
khi đánh đổ nhà Nam Tống (1279) chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, quân
Mông Cổ ngày càng trở nên hùng mạnh. Hốt Tất Liệt đổi quốc hiệu là Đại
Nguyên, chuẩn bị những cuộc viễn chinh mới để thực hiện mưu đồ thống trị
thế giới.
Ở phía Đông chúng chuẩn bị đánh Nhật Bản, phía Nam âm mưu chiếm các nước Đông Nam Châu Á rồi tiến đánh Ấn Độ...
Mục
tiêu đầu tiên để tràn xuống Đông Nam Á của quân Nguyên là phải san bằng
được Đại Việt. Hốt Tất Liệt huy động một đội quân tinh nhuệ, đông tới
60 vạn người do con trai của y là Trấn Nam Vương Thoát Hoan chỉ huy. Bên
cạnh Thoát Hoan còn có hàng chục viên tướng nổi tiếng khác đó là
A-Rích-Kha-A, Ô Mã Nhi, Lý Hằng, Lý Quan, Toa Đô...
Năm
1282 Hốt Tất Liệt cử Toa Đô dẫn 10 vạn quân tấn công Chiêm Thành,
sau đó Thoát Hoan đem quân tấn công nước Đại Việt ở phía Bắc, tạo thế
gọng kìm kẹp quân ta vào giữa hai đạo quân Mông Cổ để tiêu diệt.
Sau
chiến thắng năm 1258, nhà Trần chủ trương vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết
duy trì quan hệ ngoại giao với nhà Nguyên. Nhưng mặt khác vẫn chủ động
tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược lần thứ hai của giặc.
Năm
1282 nhà Trần không đồng ý cho quân Nguyên mượn đường sang đánh Chiêm
Thành, vì biết đây là kế “Giả đò diệt quắc” của giặc. Trái lại quân ta
còn tích cực ủng hộ Chiêm Thành chống quân Nguyên xâm lược.
Trước
âm mưu xâm lược của Nhà Nguyên ngày càng lộ rõ, tháng 10 (1282) vua
Trần tổ chức hội nghị Bình Than cùng triều đình và các vương hầu bàn kế
chống giặc.
Vị tướng tài Trần
Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn quân. Hội nghị
vương hầu bách quan ở Bình Than có mục đích “bàn kế đánh phòng” và
“chia quân giữ nơi hiểm yếu”.
Trần
Quốc Toản tuy tuổi còn nhỏ, không được dự họp đã bóp nát quả cam cầm
trong tay mà không biết. Sau đó Quốc Toản trở về lập một đội quân hơn
nghìn người, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền chờ ngày giết giặc cứu nước.
Trên lá cờ của người thiếu niên anh dũng đó có 6 chữ: “Phá cường địch,
báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
Tháng
8, năm Giáp Thân (1284) quân ta hội quân tại bến Đông Bộ Đầu tổng cộng
có trên 20 vạn quân duyệt binh, sau đó các tướng Trần Bình Trọng, Trần
Khánh Dư, Trần Quang Khải... được lệnh đem quân trấn giữ các vùng xung
yếu trong nước để đề phòng quân Nguyên tràn sang.
Sau
đó vua Trần cho triệu tập hội nghị Diên Hồng lịch sử, nhằm động viên sự
nhất trí chống giặc trong nhân dân. Yến tiệc được mở ra tại thềm điện
Diên Hồng, Vua hỏi các bô lão: “Thế giặc mạnh, chúng ta nên hòa hay nên
đánh?”. Trả lời cho câu hỏi của vua Trần là tiếng hô vang của hàng vạn
phụ lão “Đánh, Đánh”, “vạn người cùng nói như từ một miệng” (Toàn thư).
Tiếng
hô “Đánh” của các phụ lão ở điện Diên Hồng biểu lộ tinh thần quyết
chiến của toàn dân Đại Việt. Đúng như người xưa nói: “Người chèo thuyền
là dân, người lật thuyền cũng là dân” (Sức dân mạnh như sóng biển).
Những bậc phụ lão, những đại biểu có uy tín của nhân dân đã nói lên
tiếng nói của cả dân tộc.
Hội
nghị Diên Hồng là một cuộc họp mặt đại biểu rộng khắp của toàn dân -
độc nhất vô nhị trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Các bô lão đã mang
tới cho vua Trần và triều đình câu trả lời quyết chiến của nhân dân ở
các lộ trong cả nước, và cũng mang từ Thăng Long về mọi miền quê cái
không khí quyết tâm chống giặc giữ nước của hội nghị Diên Hồng và quyết
tâm của Triều đình.
Nhà sử
học Ngô Sỹ Liên sau này nhận xét: “Đó là Thánh Tông (chỉ vua Trần) muốn
xem sự ái hộ thành thật của hạ dân và muốn cho họ nghe dụ hỏi mà cảm
kích phát lên” (Toàn thư –Q.5-Tr.44b). Với lòng yêu nước nồng nàn, ở
khắp các lộ (thời Trần chia nước làm các phủ - lộ) trong nước có những
bảng treo dòng chữ: “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài
đến phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn
tránh vào rừng núi, không được đầu hàng” (Theo sách Nguyên sử của Trung
Quốc – Q.209-Tr.7).
Trong
không khí: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ấy thì lời hịch của Trần
Quốc Tuấn kích động lòng dân và quân háo hức quyết tâm bảo vệ Tổ quốc
của mình: “...Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thân
chịu quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc
mà không biết tức, nghe nhạc Thái thường đãi yến Ngụy sứ mà không biết
căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu
khiển... hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước...
nếu có giặc Mông Thát tràn sang... tiền của dẫu nhiều không mua được đầu
giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù... lúc bấy giờ chủ tôi
nhà ta cùng bị bắt đau xót biết chừng nào; chẳng những thái ấp của ta
không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng về tay kẻ khác, chẳng những gia
quyến ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng bị bắt đi, chẳng những thân
ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu
còn lưu... Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi phỏng có được không?
....Vì sao vậy? Giặc Mông
Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên
không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng
khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua
giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há
còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất phủ này nữa. Vậy ta viết bài
hịch này để các ngươi biết rõ lòng ta”.
Bài
hịch đã xoáy vào những nỗi uất ức căm thù của tướng sĩ trong bao nhiêu
năm, mà phấn kích tinh thần chiến đấu của họ. Quân sĩ hừng hực dũng khí.
Không một người lính nào không thấy vinh dự khi được hy sinh cứu nước.
Các chiến sỹ và nhiều người dân đã tự chích vào tay hai chữ Sát Thát
(Giết giặc Mông Cổ) để nói lên quyết tâm của mình.
Cuối
năm 1284 Thoát Hoan tiến quân vào nước ta, giặc chia quân làm 2 mũi
đánh vào Tuyên Quang và Lạng Sơn. Quân ta chủ động chặn giặc ở Lạng Sơn
rồi lui vào khu vực ở Lạng Giang và Vạn Kiếp.
Thoát
Hoan liền chia quân làm ba mũi ý dịnh vây chặt quân ta để tiêu diệt.
Với thế mạnh như chẻ tre, quân giặc tưởng chừng như đè bẹp ngay được
quân dân Đại Việt, nhưng với thiên tài quân sự của mình, Trần Quốc Tuấn
đã nhận định: “Nguyên binh khí nhuệ đang hưng, kíp đánh chẳng bằng kiên
thủ chờ suy”.
Sau đó quân ta
rút lui để bảo toàn lực lượng theo 2 hướng Thăng Long – Thiên Trường và
một bộ phận rút về hướng Quảng Yên để giặc lầm tưởng vua quan triều Trần
chạy ra biển.
Ngày 13 tháng
Giêng (19/2/1285), quân Nguyên tiến vào kinh thành Thăng Long đã bị bỏ
trống. Toa Đô lúc này được lệnh đem quân từ Chiêm Thành tiến ra, Thoát
Hoan cho Ô Mã Nhi dẫn quân đi đường biển để tiếp ứng cho Toa Đô đánh từ
phía Nam đánh ra.
Tướng Trần
Quang Khải của ta dùng lối đánh chặn từng bước, đã chặn đứng được quân
Toa Đô ở giáp giới giữa Thanh Hóa và Nghệ An, ngăn không cho chúng ra
Bắc.
Tháng 2 (1285) địch cho
quân tiến xuống Hưng Yên, Hà Nam, Thiên Trường, truy kích đại quân của
vua Trần. Tại bãi Đà Mạc (Hưng Yên) tướng Trần Bình Trọng được lệnh chặn
quân truy đuổi của giặc để vua và Đại quân di chuyển về Thiên Trường,
Thanh Hóa.
Khi đại quân
Nguyên tới, Trần Bình Trọng tả xung hữu đột chiến đấu, nhưng vì địch
đông ta ít nên cuối cùng ông bị sa vào tay giặc. Thoát Hoan muốn dụ hàng
nên hỏi ông rằng: “Có muốn làm vương đất Bắc không?” Trần Bình Trọng
quát lên: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất
Bắc”....
Thoát Hoan thấy
không dụ được ông liền sai quân đem chém. Vua, quan, quân triều đình nhà
Trần nghe tin Trần Bình Trọng tử tiết ai cũng tỏ lòng thương xót.
Đi
đôi với kế “Vườn không nhà trống”, khắp nơi dân binh kết hợp với quân
lính nhà Trần tổ chức đánh úp, đánh tỉa, đánh phục kích các toán quân
địch đi sục sạo cướp bóc lương thảo.
Do
chủ quan tưởng có thể thắng nhanh, quân Nguyên không tải theo nhiều
lương thực vì thế bị thiếu ăn, lòng quân ngày càng hoang mang dao động.
Hai mũi quân giặc do Thoát Hoan và Toa Đô chỉ huy lại không kết hợp được
với nhau.
Để gỡ thế bí,
Thoát Hoan thúc giục Toa Đô nhanh chóng tiến ra Bắc để hội quân với y
cho có thêm sức mạnh tiếp tục tấn công Đại Việt. Nắm được ý đồ của giặc,
thấy thời cơ đã đến. Vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định nhằm đạo
quân Toa Đô để đánh trận phủ đầu tiêu diệt địch.
Đạo
quân Toa Đô đánh nhau với Trần Quang Khải ở Thanh Hóa và Nghệ An mãi
không thắng được, lương thực ngày một kiệt quệ. Nhận lệnh của Thoát Hoan
phải ra Bắc hội quân nên y cùng Ô Mã Nhi xuống thuyền vượt biển để ra
Thăng Long.
Vua Trần và Trần
Quốc Tuấn chủ trương không để cho giặc hội quân vì thế đến tháng Tư
(1284) đã cử Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật làm tướng chỉ huy, Trần Quốc
Toản làm phó tướng cùng tướng quân Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân phục
kích ở khu vực bến Hàm Tử (thuộc Đông An, Hưng Yên). Quân ta dựa vào lau
sậy mọc um tùm hai bên bờ sông để đón đánh thuyền giặc.
Trận
địa mai phục vừa xong thì thuyền chiến của Toa Đô dẫn xác tới. Quân ta
từ nhiều phía bổ vây địch. Lúc đó, trong đội quân của tướng Trần Nhật
Duật còn có Triệu Trung là tướng nhà Tống (đầu quân trong đạo quân của
Trần Nhật Duật) mặc áo, đeo cung tên như quân Tống, cũng tham gia chiến
đấu rất dũng mãnh đánh đuổi quân Nguyên.
Bị
đánh úp bất ngờ quân Nguyên hoảng loạn nhảy xuống sông và bị thiệt hại
rất nặng. Số quân còn lại theo Toa Đô rút ra cửa biển Thiên Trường. Thời
cơ đã đến, Hưng Đạo Vương và vua Trần chủ động tấn công Thành Thăng
Long. Thực hiện sách lược đã được vạch ra, quân ra đã đánh một trận rất
lớn và rất tài tình, đó là trận: Chương Dương.
Lúc đó Đại quân của Thoát Hoan đóng ở Thăng Long, chiến thuyền giặc đóng ở bến Chương Dương.
Sau
chiến thắng Hàm Tử, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Hoài Văn Hầu Trần
Quốc Toản cùng các tướng khác được lệnh đem quân đánh Chương Dương và
thành Thăng Long.
Phối hợp
với quân chủ lực của triều đình còn có các đạo quân binh ở các lộ do
Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Tuyền chỉ huy. Đây là trận mà quân ta
đã phối hợp tốt giữa quân địa phương và dân binh với quân triều đình.
Quân
ta bí mật đánh úp, áp sát thủy trại giặc. Bị bất ngờ, quân giặc đạp lên
nhau mà chạy lên bờ để trốn về thành Thăng Long. Quân ta truy sát địch
tới sát chân thành. Thoát Hoan vội đem đại quân ra tấn công, quân ta giả
vờ thua chạy, địch đuổi theo liền bị phục binh của Trần Quang Khải đổ
ra đánh, quân Nguyên phải bỏ thành Thăng Long chạy qua sông Hồng, rồi
đóng quân tại vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh).
Tài
liệu thời Nguyên (Trung Quốc) chép: “Thủy lục đến đánh vào đại doanh,
vây thành mấy vòng, quan quân (chỉ quân Nguyên) sớm tối đánh khốn đốn,
thiếu thốn lương thực, khí giới đều hết”.
Trần
Quang Khải đem quân vào thành Thăng Long, cảm khái trước sự dũng mãnh
của dũng sĩ và nhân dân, ông đã viết: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm
Tử giết quân thù/ Thái Binh nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu”.
Toa
Đô đóng quân ở Thiên Trường, cách Thoát Hoan hơn 200 dặm (không biết
Thoát Hoan đã thua trận, thoát chạy về Bắc Giang rồi), cho quân tiến về
sông Thiên Mạc với ý đồ hợp quân với Thoát Hoan. Khi được tin Thoát Hoan
đã bại trận, Toa Đô liền rút quân về đóng ở Tây Kết, rồi cho người đi
dò tin tức của Thoát Hoan.
Sau
chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, Trần Hưng Đạo cho các tướng Trần Nhật
Duật, Trần Quang Khải chia quân chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan
và Toa Đô thông tin được với nhau. Tiếp đó Hưng Đạo Vương đem binh đến
Tây Kết chia quân đánh trại quân Nguyên và đặt phục binh để bắt Toa Đô.
Quân
ta càng đánh càng hăng, quân Nguyên địch không nổi, Toa Đô và Ô Mã Nhi
đem tàn quân chạy lên bờ tìm đường bộ ra biển, nhưng bị phục binh của ta
vây đánh.
Tương truyền tướng
quân Nguyễn Khoái đã bắn chết Toa Đô tại trận, còn Ô Mã Nhi tìm đường
chạy vào Thanh Hóa. Khi bị quân ta truy đuổi y đã vội vàng xuống thuyền,
một mình liều chết chạy ra biển trốn về Trung Quốc.
Trận
Tây Kết diễn ra vào tháng 5/1285, quân ta tiêu diệt toàn bộ 8 vạn quân
của Toa Đô (bắt sống hơn 5 vạn quân Nguyên và hàng trăm chiến thuyền
cùng nhiều khí giới không kể xiết. Viên tướng Toa Đô bị chém rơi đầu,
nhưng với tấm lòng nhân đạo của mình, vua Trần Nhân Tông đã sai khâm
liệm và làm lễ mai táng cho y rất chu đáo).
Tin Toa Đô bị chém, Ô Mã Nhi bỏ chạy ra biển làm cho Thoát Hoan và tướng sĩ Nguyên đều hoảng sợ, bàn cách chuồn về nước.
Hưng
Đạo Vương đoán biết ý đồ tháo chạy của Thoát Hoan liền sai tướng Nguyễn
Khoái và Phạm Ngũ Lão dẫn 3 vạn quân phục sẵn ở bên sông Vạn Kiếp. Hai
con ông là Hưng Võ Vương Nghiễn và Hưng Hiếu Vương Úy dẫn 3 vạn quân
theo đường Hải Dương ra Quảng Yên, mục đích không cho địch chạy về châu
Tư Minh (Trung Quốc).
Hưng Đạo
Vương tự mình dẫn đại quân tấn công Thoát Hoan ở Bắc Giang, tiêu diệt
một bộ phận lớn quân giặc. Thoát Hoan cố sống cố chết chạy về Vạn Kiếp,
tưởng đã thoát thân nào ngờ y chưa kịp hoàn hồn thì bị phục binh của ta
đổ ra đánh.
Quân giặc vội vã
bắc cầu phao vượt sông Sách (tức sông Thương đoạn chảy qua vùng Vạn
Kiếp). Cánh quân của Viên tả thừa Tang-Gu-Tai chưa kịp chạy thì bị quân
mai phục của ta từ trong rừng đổ ra đánh, khiến chúng xô đạp nhau chạy
làm đứt cả cầu phao, ngã xuống sông chết đuối rất nhiều.
Quân
ta do tướng Nguyễn Khoái chỉ huy liên tiếp truy kích giặc. Tướng Nguyên
là Lý Hằng bị bắn chết. Thoát Hoan, Phàn Tiếp, A-Bát-Xích, Lý Quán cố
sức đánh mở đường máu mà chạy.
Bị
quân ra đuổi riết, không còn cách nào khác để thoát thân vì thế Thoát
Hoan phải chui vào cái ống đồng để lên trên xe bắt quân lính kéo chạy về
phía biên giới. Đến gần châu Tư Minh, tưởng đã thoát thân, quân giặc
định nghỉ ngơi rồi đi tiếp nào ngờ lại bị Hưng Võ Vương Nghiễn và Hưng
Hiếu Vương Úy “giăng rọ” chờ sẵn từ trước, đổ ra đánh.
Lý
Quán bị tên bắn chết ngay tại trận, còn Thoát Hoan nhờ có A-Bát-Xích cố
chết bảo vệ nên chạy thoát thân về bên kia biên giới.
Với
đội quân 60 vạn người, lúc đầu hùng hổ vượt biên giới kéo sang, khí thế
oai phong lừng lẫy bao nhiêu thì khi về như con “Cẩu” cụp đuôi, luồn
lách, chui lủi tìm đường thoát chạy về nước. Chỉ trong vòng 6 tháng
(tháng Chạp, 1284 đến tháng 6-1285, quân dân Đại Việt đã đánh đuổi hơn
nửa triệu quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Đó là nhờ vua tôi đồng lòng,
toàn dân quyết chí đồng tâm, đồng sức đánh đuổi quân thù để bảo vệ quê
hương đất nước.
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/ Non sông ngàn thuở vững âu vàng”
Nhà
sử học Ba Tư Ra-xít-út-đin ở thế kỉ 13 đã viết về cuộc kháng chiến oai
hùng của người Giao Chỉ (Đại Việt) trong cuộc kháng chiến chống Nguyên
Mông với những từ sau: “Nước đó có vương quốc riêng, không thần phục Hãn
(Vua Mông Cổ), Tu Gan (Thoát Hoan) con trai của Hãn chỉ huy đội quân để
ngăn ngừa và chống lại những ai không khuất phục. Một lần Tu Gan đem
quân vào nước đó, chiếm lấy các thành thị ven biển và thống trị ở đấy,
nhưng bỗng nhiên xuất hiện những đội quân (Giao Chỉ) từ biển, từ rừng,
từ núi, đánh tan quân Tu Gan (Thoát Hoan) đang cướp bóc, Tu Gan
trốn thoát”.
Trong lúc quân
dân Đại Việt hân hoan mừng chiến thắng thì ở bên kia biên giới Hốt Tất
Liệt nổi giận vì Thoát Hoan bị thất trận nặng nề. Nóng lòng cần một căn
cứ để làm bàn đạp tiến hành xâm lược Đông Nam Á nên vua nhà Nguyên gấp
rút cho ngừng việc tấn công Nhật Bản và sai đóng trên 300 chiến thuyền,
lệnh cho ba tỉnh Giao Hải - Hồ Quảng – Giang Tây tụ tập quân sĩ định đến
tháng 8/1285 thì đem quân theo đường Châu Khâm, Châu Liêm tiến đánh Đại
Việt để báo thù.
Rút kinh
nghiệm hai lần thất bại trước vì thiếu lương thực, lần này vua Nguyên
đặc biệt chú trọng đến việc cho thuyền tải lương đi theo và vạch sách
lược tấn công theo lối: “tằm ăn dần dà”. Biết
tin quân Nguyên chuẩn bị lực lượng tấn công Đại Việt, vua Trần hỏi Hưng
Đạo Vương: “Thế giặc năm nay thế nào?” Trần Hưng Đạo trả lời: “Năm nay
đánh giặc nhàn”. Vua Trần và Trần Quốc Tuấn chia quân chặn địch ở các
hướng Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Yên, Vạn Kiếp (Hải Dương) và Long Hưng
(Thái Bình).
“Nhà Nguyên phát
quân ở 3 sảnh Giao Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng. Quân Mông Cổ, quân Hán
Nam cùng quân Vân Nam và quân người Lê ở 4 châu ngoài biển chia đường
vào cướp. Sai bọn Vạn Hộ Trương Văn Hổ chở 70 vạn hộc lương theo đường
biển, lại đặt Chinh Giao Chỉ hành thượng Thư sảnh, cho Áo-lỗ-xích làm
Bình Chương Sự, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp làm tham tri chính sự phụ trách,
đều sự tiết chế của Trấn Nam Vương” (ĐVSKTT-Tr.517).
Quân
Nguyên chiếm núi Phả Lại và núi Chí Linh để lập căn cứ; Trình Bằng Phi
đem 2 vạn binh đánh đồn Vạn Kiếp của ta. Ô Mã Nhi và A-bát-Xích dẫn quân
từ sông Lục Đầu đánh xuống Hồng Hà.
Hưng
Đạo Vương liền rút quân về giữ Thăng Long, nhưng sau bị Ô Mã Nhi bám
riết, thượng hoàng và vua Trần Nhân Tông xuống thuyền đi ra cửa biển
Thiên Trường. Ô Mã Nhi đem quân đuổi theo nhưng không kịp, liền kéo quân
về Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình nơi có mộ tổ tiên nhà Trần ở
đó). Y cho người đào phá lăng mộ của nhà Trần.
Thoát
Hoan đem binh mã vây đánh Thăng Long, chiếm được thành nhưng sau lại
phải rút về căn cứ Vạn Kiếp, Chí Linh, Phả Lại. Hưng Đạo Vương cũng tiến
quân tới lập trại để chống chọi với giặc.
Ngày
Mậu Tuất, 12/12 (17/12/1287) chiến thuyền của bọn Ô Mã Nhi (xuất phát
từ cảng Khâm Châu) tiến vào nước ta. Đoàn thuyền vận tải lương thực của
Trương Hổ vì chở quá nặng nên bị tụt lại phía sau. Mấy ngày sau thuyền
giặc qua cửa biển Vạn Ninh (Móng Cái), đến Ngọc Sơn chúng gặp tướng Nhân
Đức Hầu Trần Da phục binh trên núi phục đánh. Chiến thuyền giặc liền
vây bọc lại đánh nhau với quân ta và qua được cửa Ngọc Sơn.
Thuyền
của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp tiến vào cửa An Bang (Quảng Yên) giao chiến
với thủy quân của tướng Trần Khánh Dư, quân ta bị tổn thất phải rút lui.
Ô Mã Nhi sau khi qua được cửa An Bang đã theo sông Bạch Đằng tiến về
Vạn Kiếp. Hắn tưởng rằng quân ta bị đánh tan không thể ngăn cản nổi đoàn
thuyền lương đi sau nên hắn cứ tiến thẳng không chú ý đến việc bảo vệ
cho Trương Văn Hổ.
Khi thủy
quân nhà Nguyên đánh Vân Đồn, Hưng Đạo Vương đã trao quyền chỉ huy giải
biên thùy cho phó tướng là Trần Khánh Dư. Nghe tin Trần Khánh Dư thua
trận, vua Trần liền sai trung sứ đến bắt Khánh Dư đưa về cửa khuyết để
trị tội. Khánh Dư nói với Trung sứ rằng: “Lấy quân luật mà xử, tôi xin
chịu tội, nhưng xin hoãn cho vài ba ngày, để tôi lập công chuộc tội rồi
hãy chịu búa rìu của hoàng thượng cũng chưa muộn”.
Trung
sứ nghe theo lời khuyên, Khánh Dư đoán biết quân chủ lực giặc đi rồi,
thuyền lương tất phải theo sau, bèn tập hợp số quân còn lại bố trí phục
kích chờ giặc tới. Quả nhiên mọi việc diễn ra đúng như dự đoán của vị
tướng mưu trí đó.
Tháng 12 âm
lịch (2/2/1288) đoàn thuyền chở lương của Trương Hổ kéo vào vùng biển
Vân Đồn. Vì chủ quan cho rằng Ô Mã Nhi đi trước đã dọn đường cho mình
rồi nên Trương Hổ không đề phòng, bị lọt vào trận địa phục kích của thủy
quân ta.
Khi giặc tới, bất
giờ thủy quân ta do Trần Khánh Dư ập tới đánh, giặc Nguyên bị thua,
Trương Văn Hổ cố gắng tiến về phía đất liền, nhưng đến biển Lục Thủy
(Cửa Lục, Hòn Gai) thì thủy quân ta đổ ra đánh càng đông. Trương Văn Hổ
đại bại đổ cả lương thực xuống biển, trốn chạy về Quỳnh Châu (Hải Nam).
Quân ta “bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù
binh cũng rất đông” (Toàn thư- Q.5.Tr-53a).
Theo
sách Nguyên sử (Trung Quốc – Q.209 – An Nam Truyện – Tr.10a) thì số
lương thực mất hơn 14.300 thạch. Con số đó chắc còn xa thực tế vì Trương
Văn Hổ chỉ chạy thoát trên một chiếc thuyền nhỏ về Quỳnh Châu. Triều
đình đã tha tội cho Trần Khánh Dư.
Trần
Quốc Tuấn cho rằng để làm cho quân sĩ địch chóng “ngã lòng, bấy giờ mới
dễ phá”. Vì thế quân ta đã thả tù binh, báo tin thuyền lương của Trương
Hổ đã bị tiêu diệt cho Thoát Hoan biết. Trước tình hình ở không yên,
lương thực lại bị mất, lòng quân dao động, Thoát Hoan buộc phải cố thủ ở
Vạn Kiếp”.
Quân Nguyên sau
khi đại bại ở Vân Đồn lương thảo ngày càng kiệt quệ, Thoát Hoan muốn cho
người về Trung Quốc cầu viện và lấy thêm lương, nhưng Hưng Đạo Vương đã
sai người giữ núi Kỳ Cấp và ải Nữ Nhi ở Lạng Sơn chặn bắt những tên
thám tử được phái về Trung Quốc.
Cuối
cùng biết rằng ở lại chỉ chuốc lấy thất bại, Thoát Hoan quyết định rút
quân về nước. Quân Nguyên chia làm hai đường thủy bộ để rút. Đạo quân
thủy do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy theo đường sông Bạch Đằng đi trước.
Đạo quân bộ gồm có Trịnh Bằng Phi, Trương Quân được giao chặn hậu để
Thoát Hoan cùng A-bát-xích, Áo-lỗi-xích, Trương Ngọc tìm đường rút chạy.
Hưng Đạo Vương đoán biết
được âm mưu của giặc, bèn sai tướng Nguyễn Khoái dẫn quân lẻn qua đường
tắt lên mé thượng lưu sông Bạch Đằng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu, bịt sắt,
đóng trên sông rồi đặt phục binh chờ đợi đến lúc thủy triều lên thì đem
thuyền ra khiêu chiến.
Tướng
quân Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thế Nghĩa được lệnh dẫn quân lên mai phục ở ải
Nội Bàng (thuộc Lạng Sơn) chờ cho quân bộ của Thoát Hoan chạy đến đó
thì đổ ra đánh.
Kế hoạch
chiến đấu đã được vạch ra, khi được tin Ô Mã Nhi đã kéo quân sắp về đến
Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương từ căn cứ A Sào (nay thuộc xã An Đồng và An
Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) kéo quân về sông Hóa đi đánh
giặc. Con voi chiến của người bị sa lầy khi vượt sông, ứa nước mắt nhìn
theo chủ tướng. Hưng Đạo Vương chỉ gươm xuống dòng sông Hóa mà thề rằng:
“Trận này chưa phá xong giặc Nguyên thì không về bến sông này nữa”.
Quân
sĩ ai nấy đều xin quyết chiến. Đoàn quân nhằm hướng Bạch Đằng Giang
thẳng tiến. Khi chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp theo dòng Bạch Đằng
rút chạy thì bất ngờ tướng Nguyễn Khoái dẫn chiến thuyền từ bờ sông lao
ra khiêu chiến.
Ô Mã Nhi tức
giận thúc quân xông vào đánh, Nguyễn Khoái liền quay thuyền chạy. Bấy
giờ đang lúc thủy triều lên cao, mặt sông rộng mênh mang, Ô Mã Nhi cứ
việc thúc thuyền đuổi theo. Nguyễn Khoái nhử cho quân Nguyên qua khỏi
chỗ đóng cọc, rồi mới hô quân quay thuyền lại quyết chiến với giặc.
Trận
chiến trên sông diễn ra ác liệt, đúng lúc đó đại quân của Hưng Đạo
Vương kéo tới tiếp viện cho Nguyễn Khoái. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp thấy quân
tiếp viện rất đông, liền quay thuyền chạy trở lại.
Khi
chạy đến khúc sông có cọc đóng thì nước thủy triều đã rút xuống, cọc
nhọn nhô lên, thuyền của quân Nguyên húc vào cọc đổ nghiêng, đổ ngửa,
phần nhiều bị vỡ và đắm.
Quân
ta càng đánh càng hăng quân Nguyên phần bị chết đuối rất nhiều, phần bị
trúng tên, giáo mác, máu chảy loang đỏ cả khúc sông. Quân ta bắt được
hơn 400 chiến thuyền giặc. Nội Minh Tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi, Tích
Lệ Cơ Ngọc. Các tướng khác như Phàn Tiếp cũng bị bắt sống tại trận.
Trận
Bạch Đằng Giang diễn ra vào tháng 3 năm Mậu Tý (1288), mãi mãi là niềm
tự hào về tài dùng binh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của tướng lĩnh
và binh sĩ cùng nhân dân thời Trần trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân
tộc.
Tin thủy quân bị đánh
tan, Ô Mã Nhi cùng các tướng bị bắt đã nhanh chóng được chuyển cho Thoát
Hoan. Quá hoảng sợ, toán quân đi đường bộ theo lệnh của Thoát Hoan vội
rút chạy. Khi về đến ải Nội Bàng, bỗng bị quân phục của Phạm Ngũ Lão đổ
ra đánh. Các tướng nguyên liều chết bảo vệ Thoát Hoan, chúng vừa đánh
vừa chạy.
Tướng Nguyên là
Trương Quân dẫn 3000 lính đi đoạn hậu cố sức chặn quân truy đuổi của
ta, nhưng y đã bị Phạm Ngũ Lão chém chết. Thoát Hoan chạy thoát được ra
cửa ải, quân sĩ 10 phần chỉ còn lại 5, 6 phần.
Đại
quân của Thoát Hoan đang đi, bỗng có tin báo từ cửa ải Nữ Nhi đến núi
Kỳ Cấp (hơn 100 dặm), chỗ nào cũng có đồn ải của quân Đại Việt. Nghe tin
ấy, quân sĩ nhà Nguyên đều xôn xao sợ hãi, ở phía sau lại nghe tiếng ầm
ầm của quan quân đuổi theo.
Thoát
Hoan vội sai A-bát-xích, Trương Ngọc dẫn quân đi trước mở đường,
Áo-lỗi-xích đi đoạn hậu. Trên đường tháo chạy về nước hai viên tướng
Nguyên là A-bát-xích và Trương Ngọc đã bị quân phục kích của ta bắn
chết. Trình Bằng Phi liều mạng sống đưa Thoát Hoan chạy ra Đan Kỳ, qua
Lộc Châu rồi lén lút theo đường rừng chui lủi chạy thoát về châu Tư Minh
(Trung Quốc).
Đất nước sạch
bóng quân xâm luợc: “Hai vua trở về phủ Long Hưng (Thái Bình) đem các
bại tướng của giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc và Ô Mã Nhi, Tham Chính Sầm
Đoại, Phàn Tiếp... cùng với các viên tướng vạn hộ, thiên hộ làm lễ dâng
mừng thắng trận ở Chiêu Lăng (Tiến Đức – Hưng Hà – Thái Bình).
Trước
đó quân Nguyên đã đào Chiêu Lăng, muốn phá đi nhưng không xâm phạm được
đến quan tài. Đến khi giặc bị thua, chân ngựa đá ở lăng đều bị lấm bùn.
Đó là do thần linh ngầm giúp vậy.
Vua
làm lễ yết có câu thơ rằng: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà
thiên cổ điện kim âu, (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/ Non sông nghìn thuở
vững âu vàng).
Không đầy 5
tháng, quân dân ta đã tiêu diệt 30 vạn quân Nguyên, đánh bại cuộc xâm
lược lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng của chúng đối với Đại Việt.
Không những thế, còn ngăn chặn được âm mưu bành trướng của đế quốc
Nguyên Mông định tấn công xuống Đông Nam Châu Á và tấn công cả Nhật Bản.
Vì bị hao binh tổn tướng,
lại không chiếm được Đại Việt nên âm mưu trên đã bị hủy bỏ. Chiến công
ba lần thắng Nguyên Mông của dân tộc ta mãi mãi là niềm tự hào của các
thế hệ con dân nước Đại Việt xưa và nước Việt Nam ngày nay trong sự
nghiệp bảo vệ non sông gấm vóc của tổ tiên để lại.
» Lời xót xa trước lăng mộ của các vị vua Trần
» Hành trình tìm nơi vua Trần Nhân Tông băng hà
» Ứng xử thế nào với lăng mộ các vua Trần? (kỳ cuối)
» Trả giá khi phá mộ vua Trần (kỳ 7)
» Cuộc cướp phá tàn khốc mộ vua Trần Nghệ Tông (kỳ 6)
» Đau lòng lăng mộ 3 vị vua Trần trên đỉnh núi (kỳ 3)
» Di cốt 3 vị vua Trần ở Thái Bình hay Quảng Ninh? (kỳ 2)
» Những chuyện khó tin ở “nghĩa địa” các vua Trần (kỳ 1)
Trận
này xảy ra ở Môravi (Tiệp Khắc) trên cao nguyên Pờrátden phía Tây Làng
Austerlitz, cách Thủ đô Vienne 120 km về phía Bắc. Chiến trường là một
dải đất hình chữ nhật: chiều ngang chừng 40 km, chiều rộng chừng 15 km.
Đây là trận đánh nổi tiếng nhất của Napoléon.
Sau này, ông ta thường lấy chiến thắng lừng lẫy này để động viên quân sĩ ông ta nói: Hỡi các binh sĩ,đây là Mặt trời Austerlitz
Bức tranh mô tả trận Austerlitz
F.Engels
đánh giá: ''Trận Austerlitz được coi là một trong những chiến trường
lớn nhất của Napoléon và là bằng chứng không thể bác bỏ được về thiên
tài quân sự có một không hai của Napoléon, bởi vì nếu như những sai lầm
của quân liên minh đã rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu làm họ thất bại thì
con mắt phát hiện ra được lầm lẫn đó (lầm lẫn của tướng lĩnh đối
phương) lòng kiên nhẫn chờ đợi cho lầm lẫn đó chín mùi để quyết tâm
giáng đòn quyết định, sự mau lẹ cực kỳ như chớp nhoáng để đánh tan kẻ
địch, tất cả những cái đó của Napoléon đáng cho ta phải hoàn toàn khâm
phục và không đủ lời khen ngợi. Trận Austerlitz là một sự kỳ diệu về
chiến lược mà người ta sẽ không bao giờ quên được chừng nào còn chiến
tranh.
Sau khi biết tin chính xác quân Nga
tiến sang nước Áo, Napoléon bỏ ý định tiến sang nước Anh và hướng các
lực lượng chính của mình ra chống lại cuộc liên minh quân sự lần thứ ba
(Nga - Áo). Kế hoạch của Napoléon là tiến hành phòng thủ ở Italia và tập
trung lực lượng chủ yếu dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình trên mặt
trận Danube. Về mặt chiến dịch, chiến thuật, Napoléon chủ trương tìm
cách không cho quân liên minh sát nhập lại với nhau và dự định đùng cách
đánh tỉa để buộc đối phương rời ra từng mảnh. Thực hiện kế hoạch trên,
theo lệnh Napoléon từ trại Boulogne (Tây Bắc Pháp), đại quân Pháp gồm 7
quân đoàn (186.000 người) chia làm nhiều ngả, hành quân cấp tốc tiến về
Sông Danube có vị trí Ulm (Nam nước Đức) kiên cố án ngữ sườn bên trái.
Chưa đầy ba tuần lễ, một đoàn quân to lớn đối với thời bấy giờ đã hành
quân di chuyển từ Biển Manche đến Sông Danube (hơn 1200km) mà hầu thư
không có bệnh binh và người đi rớt lại phía sau. Đây là điều bất ngờ đối
với khối liên minh quân sự lần thứ ba (Nga - Áo). Nhờ có kế hoạch hành
quân cấp tốc, tất cả đã đến nơi và tập trung xung quanh Ulm và dồn tướng
Áo là Mắc cùng phần lớn quân Áo như bị nhốt trong một cái túi.
Quân
đoàn của Xun và Lan cũng như kỵ binh của Muyra đã vượt Sông Danube và
bất ngờ xuất kích vào sau lưng quân của Mắc. Thấy tình hình nguy khốn,
một bộ phận quân Áo chạy thoát về phía Đông, nhưng đại bộ phận bị vây
dồn vào Ulm. Xung quanh Mắc, vòng vây ngày càng thít chặt: Mắc muốn phá
vây chạy trốn nhưng đã bị một tên gián điệp của Napoléon là Sunmaxte
đánh lừa. Tên này quả quyết xin Mắc cố thủ và chẳng bao lâu nữa Napoléon
sẽ phải bỏ vây vì ở Pari'' đang có sự biến nổ ra một cuộc chống lại ông
ta và thế là Mắc đã trúng kế.
Ngày 15-10-1805, Nây và Lan
chiếm các cao điểm xung quanh Ulm. Tình thế của Mắc trở nên tuyệt vọng.
Napoléon cho người đến thương lượng đòi Mắc phải đầu hàng và dọa nếu
buộc phải đánh vào thì sẽ tiêu diệt hết. Ngày 20-10-1808, Mắc đầu hàng,
Napoléon thả cho Mắc về, còn tù binh thì đưa sang Pháp.
Không
nán lâu ở Ulm, Napoléon tiến thẳng đến Vienne theo hữu ngạn Sông
Danube. Trong lúc truy kích, quân Pháp còn bắt thêm được rất nhiều tù
binh. Số tổn thất của quân Áo đến lúc này đã lên tới 61.000 người
(32.000 người ở Ulm, 29.000 người bị bắt trước khi thành Ulm thất thủ)
chưa kể số bị thương, bị chết, mất tích và số bị bắt trong quá trình
truy kích.
Quân Pháp tiến nhanh đến Vienne. Khối liên minh
lúc này chỉ còn trông vào quân Nga và sự gia nhập liên minh của quân
Phổ. Cho nên vấn đề đặt ra cho Napoléon là phải kết thúc chiến cục trước
khi nước Phổ nhảy vào khối liên minh.
Hạ thành Vienne xong (không tốn một viên đạn), Napoléon cấp tốc vượt Sông Danube và xông thẳng vào quân Nga lúc nàyđang
ở bên tả ngạn Sông Danube, cũng vừa qua cầu. Ý định của Napoléon là
chặn đường rút lui của quân Nga đang hối hả rút về phía Bắc. Kutuzốv,
tổng chỉ huy quân đội liên minh đã thấy rõ, muốn thoát chết thì chỉ còn
cách gấp rút lui quân về Onrăng ở phía Nam Onmát. Để cuộc lui quân được
tiến hành có tổ chức, đồng thời tạo điều kiện cho quân sĩ luôn luôn sẵn
sàng, ông đã ra lệnh: "Cần thiết phải biên chế từng khối theo từng tiểu đoàn để tiến quân và cũng để tiến công được thuận lợi”. Thế là từ sau cuộc vượt Sông Danube bất ngờ của quân Pháp, ý định chiến lược của Napoléon và của Kutuzốv đại để như sau: - Kutuzốv chủ trương tránh quyết chiến , tiếp tục lui quân về phía sau để bảo
toàn quân Nga, và kéo dài chiến tranh nhằm có đủ thời gian cho quân đội
Phổ quyết định dút khoát tham chiến và gây cho tuyến hậu phương của
Napoléon phải kéo dài mãi ra và nhất là với ý đồ làm cho quân Pháp bị
tiêu hao nặng trong quá trình đuổi theo quân Nga.
Về
phía Napoléon thì lại chủ trương muốn quyết chiến chớp nhoáng với quân
Nga nhằm tiêu diệt sinh lực của quân Nga trước khi quân Phổ tham chiến
(nếu để quân Phổ tham chiến thì so sánh lực lượng sẽ không có lợi cho
quân Pháp). Vì vậy Napoléon truy sát gót quân Nga, buộc quân Nga phải quyết chiến sớm và kết thúc gọn được ngay chiến tranh.
Mặc
dù suốt chặng đường lui quân dài hơn 400 km từ Bờraonao đến Onmát,
Kutuzốv gặp bao nỗi khó khăn và hiểm nguy nhưng với tài tổ chức và chỉ
huy của mình, cuối cùng ông đã đưa được 75.000 quân Nga hầu như đã kiệt
sức về tới Onmát, tránh được sự đầu hàng nhục nhã và truy sát gấp của
Napoléon. Như vậy, cuộc rút lui chiến lược của Kutuzóv đã đạt được mục
đích đề ra là cứu thoát đại bộ phận quân Nga khỏi ba tiêu diệt; còn
Napoléon thì không những không đạt được mục đích đề ra là truy kích gấp
buộc Kutuzốv phải giao chiến để tiêu diệt chủ lực quân Nga kết thúc sớm
chiến tranh, mà còn buộc phải để lại một số quân ở các thành phố Áo nhằm
bảo vệ hậu phương và các kho cung cấp lương thảo, vũ khí của mình.
Quân Nga vừa rút về đến Onmát có địa thế thuận lợicho việc phòng thủ thì gần 15.000 tàn quân Áo cũng vừa chạy tới. Song khi về đến Onmát, điều mà Kutuzốv quan tâm hơncả
là vừa lo củng cố, chấn chỉnh và tập trung quân liên minh lại vừa suy
nghĩ và xem xét đến hành động của Napoléon. Khi tới Onmát, Kutuzốv trù
tính nếu quân Pháp còn tiến công thì tốt nhất là cứ tiếp tục rút lui.
Ông phân tích: ''Nếu Napoleon càng tiến sâu bao nhiêu thì hắn càng yếu đi bấy nhiêu vì càng ở xa các đơn ví dự bị của hắn, và khi hắn tiến sâu vào Galixia tôi sẽ đào mồ chôn bọn Pháp ở đấy”. Quả
nhiên đúng như vậy, khi sắp đến gần Onmát, mặc dầu quân Pháp đã mệt mỏi
nhưng Napoléon vẫn thúc đội tiền vệ đuổi gấp Kutuzốv. Trước hành động
đó, với kế hoạch đã được trù tính trước, Kutuzốv hạ lệnh cho liên quân
rút lui, nhưng kế hoạch rút lui của ông không sao thực hiện được vì ông
đã vấp phải một trở lực lớn. Hoàng đế Aleksanđr là một con người không
hiểu gì về chiến tranh, nhưng lại hám danh, muốn quyết chiến và mở ngay
một trận công kích vào quân Pháp. Không để ý gì đến ý kiến của
Kutuzốv, Ateksanđr liền quyết định tấn công và bác bỏ kế hoạch rút lui
của Kutuzốv. Không những thế, Aleksanđr còn làm một điều dại dột nữa là
đã uỷ nhiệm cho tướng Vâyrôchiê người đã từng bị Napoléon đánh cho thua
tơi bời ở nhiều nơi, nắm quyền chỉ huy liên quân Nga - Áo, nghiên cứu
kế hoạch tấn công.
Bản đồ bố trí quân lực của hai bên trước trận chiến. Quân Pháp ở phía tây và liên quân ở phía đông
Đang
truy kích quân Nga, Napoléon bỗng cho đội tiền vệ dừng ngay khi thấy
quân Nga không rút lui nữa, đóng quân ở lại Onmát và đang chuẩn bị tấn
công lại quân Pháp. Với tài suy xét, Napoléon đã đoán và xác định được
ngay ý đồ của Aleksanđr là muốn quyết chiến với ông. Cho nên, một mặt
ông cho quân đội dừng lại ở Briun và phái ra phía trước, cách Briun
10km, cho một số đơn vị chiếm giữ những địa hình có lợi, mặt khác ông
đóng vai như một người sợ hãi, nhu nhược và nhất là sợ phải quyết chiến
với quân Nga - Áo nhằm để kích thích tính chủ quan và kiêu căng của
Aleksanđr. Ông còn khéo léo gọi cho đối phương thấy đây là thời cơ có
một không hai để dễ dàng đánh bại quân Pháp, và kích động quân Nga tấn
công ngay. Để thực hiện âm mưu ấy, thoạt tiên Napoléon ra lệnh cho các
đơn vị tiền vệ bắt đầu rút lui và bỏ ngỏ các điểm Pờrátđen, rồi cử
Savari tướng thân cận của mình đến gặp Aleksanđr đưa đề nghị đình chiến
và hoà bình, và cuối cùng Napoléon còn chỉ thị cho Savari nhân danh
Napoléon cho gặp riêng nếu trường hợp khước từ thì Savari phải yêucầu
Aleksanđr phái người tin cẩn đến gặp Napoléon để đàm phán. Về phía quân
Nga, người ta vui mừng đắc chí: Bonaparte đã hoảng sợ! Bonaparte đã
kiệt sức, đã bị thua. Trước hết, đừng để Bonaparte chạy thoát
Aleksanđr trúng kế và đã cử Đôngôrucốv con người mà sau nàytrong báo chí công khai, Napoléon đã gọi là ''anh phổi bò'' đến
gặp Napoléon. Trước mặt Đôngôrucôv, Napoléon vẫn thủ vai một người bối
rối sợ sệt để cho Đôngôrucôv không còn nghi ngờ gì về mình là vờ vĩnh.
Trong khi hội kiến Napoléon đã tỏ ra hết sức mềm dẻo và nhũn nhặn trước
những lời lẽ trịch thượng cứng rắn của Đôngôrucốv. Song ông cũng biết
rằng không nên quá cường điệu vai trò ấy, khi cuộc hội kiến sắp kết
thúc. Bằng những lời lẽ tuyên bố hết sức khéo léo không thể chấp nhận
những điều kiện do Đôngôrucốv đưa ra (Đôngôrucốv yêu cầu Napoléon từ bỏ
Italia và các nước khác bị chinh phục). Napoléon đã làm cho ông Hoàng
thân phổi bò này không những không giảm bớt mà còn tăng thêm ấn tượng
chung cho rằng ông do dự, sợ hãi và hiện đang suy yếu, muốn rút lui.
Trận
Austerlitz do đó đã xảy ra đúng vào lúc lực lượng hai bên gần xấp xỉ
bằng nhau: Napoléon có gần mười vạn, Aleksanđr có hơn chín vạn quân. Thế
là trước khi trận chiến diễn ra, do có mưu kế nênNapoléon đã dụ được Aleksanđr sa vào bẫy để ông ta đánh đòn tiêu diệt mà bấy lâu nay ông ta hằng ấp ủ kể lừ ngày ông từ bỏ ý định
tiến sang nước Anh và hướng các lực lượng chính của mình ra chống lại
cuộc liên minh quân sự lần thứ ba (Nga - Áo). Tài ba của Napoléon là ở
chỗ ông ta đã biết dùng mưu kế để giải quyết sự thống nhất giữa hai mặt
khách quan và chủ quan. Mặt khác, nơi đây có đủ điều kiện cho phép ông
triển khai ngay tức khắc mười vạn quân và để bày một thế trận tấn công
chớp nhoáng tiêu diệt đối phương.
Để tiến hành cuộc giao
chiến, cả hai bên đều gấp rút triển khai kế hoạch tác chiến của mình.
Hơn chín vạn liên quân theo lệnh của Vâyrôchiê đã từ Onmát kéo về tập
trung quanh Visan. Ý định tiến công của viên tướng Nga Vâyrôchiê là
không đánh thẳng từ Visan về Briun, nơi đại quân Pháp đóng, mà lại hành
quân từ Visan xuống Austerlitz, lấy đó làm trận địa xuất phát tấn công
và hình thành một mũi vu hồi lớn về phía sau quân Pháp để cắt đường rút
về Vienne. Thực hiện kế hoạch trên vào ngày 1 tháng 1 2, toàn bộ liên
minh quân Nga - Áo đã tới làng và hình thành bốn khối tiến công. Hướng
tiến công chủ yếu là từ Làng Austerlitz đánh xuống phía Tây Nam hướng
cánh phải của quân Pháp.
Kutuzốv phản đối kế hoạch bố trí
quân của Vâyrôchiê. Theo ý ông thì Phải mau chóng thu thập những tin tức
chính về lực lượng và việc bố trí quân của đối phương, rồi sau đó mới
làm kế hoạch dàn quân. Song ý kiến của Kutuzốv không được ai chú ý tới. Chiều tối ngày 1-12-1805, kế hoạch tấn công do Vâyrôchiê thảo ra đã được Aleksanđr thông qua.
Khi
nhận kế hoạch, một số tướng lĩnh Nga có kinh nghiệm đều cho rằng đó là
do sự dốt nát của Vâyrôchiê về các vấn đề chiến tranh nêntrong
bản đồ không thấy Vâyrôchiê nói gì đến lực lượng và ý định đối phương,
không thấy nói gì đến hành động của từng khối quân và việc bố trí thành
từng khối chỉ là phỏng chừng, cũng chẳng tính toán gì đến việc phối hợp
lẫn nhau ở ngoài chiến trường. Vâyrôchiê còn chủ quan đến nỗi khi một
tưởng Nga hỏi rằng: ''Phải làm gì để đề phòng trường hợp quán Pháp chuyển sang tấn công''? thì Vâyrôchiê trả lời: ''Không thể có trường hợp đó được”. Bagrachioong sau khi đọc bản kế hoạch đó đã phải kêu lên: ''Ngày mai chúng ta sẽ bị đánh tan mất thôi!". Bản
kế hoạch không những chủ quan, thiếu những điều cụ thể, mà còn viết
bằng tiếng Đức nên phải mất nhiều thì giờ để dịch sang tiếng Nga. Vì
vậy, khi quân đội nhận được kế hoạch thì đã quá chậm.
Còn
gần mười vạn quân Pháp thì bố trí như thế nào? Với tài phát hiện và phán
đoán được đúng ý định tấn công của Aleksanđr, Napoléon tính rằng ở
Austerlitz quân Nga - Áo sẽ được tập trung thành những khối lớn tiến
công về hướng Nam và hình thành một mũi vu hồi lớn để rồi sau đó sẽ tìm
cách đánh chặn đường đến Vienne, đến Danube và bao vây hoặc đuổi quân
Pháp lên phía Bắc đồn vào núi. Từ cơ sở nhận định như vậy, Napoléon hạ
quyết tâm là bằng tác chiến hợp đồng binh chủng giữa bộ binh, kỵ binh và
pháo binh, tấn công chớp nhoáng tiêu diệt quân liên minh, dùng hành
động mau lẹ làm cho quân liên minh không kịp trở tay đối phó, không sao
đoán được ý định của quân Pháp và lấy khu vực Nam cao điểm Pờrátđen làm
khu vực quyết chiến. Cho lên suốt trong quá trình Aleksanđr điều quân từ
Visan xuống Austerlitz, Napoléon bí mật đưa dần quân Pháp từ Briun lên
tăng cường cho các đơn vị tiền tiêu thành những khối tập trung lớn bố
trí ở phía Đông suối Gômbathờ (khối ở quanh Puntôvích là khối tập trung
lớn nhất), triển khai trên một chính diện rộng từ Bắc xuống Nam chừng
7km. Ông cũng không quên cài sẵn một mũi quân lớn nữa bí mật bố trí
quanh khu vực Sông Bônava và do Đavu chỉ huy. Mũi này có nhiệm vụ đánh
chặn đầu và đuổi dồn đối phương lên phía Bắc để tạo điều kiện cho chủ
lực quân Pháp bố trí ở quanh khu vực Puntôvích đánh tiêu diệt. Mục đích
duy nhất của Napoléon trong lần dàn quân này là quyết bẻ gãy cuộc tấn
công của đối phương. Vì vậy, ông cho tập trung quân thành những gọng kìm
lớn để giáng đòn quyết định vào sườn quân liên minh khi có thời cơ hoặc
khi chúng đã bộc lộ sơ hở sa vào cạm bẫy của ông. Cuối cùng ông cũng
không quên dành lại cho trận đánh một tiểu đoàn cận vệ mạnh ở phía sau
làm lực lượng dự trữ (đội dự bị mạnh). Thế là Napoléon đã bày xong thế
trận vận động tấn công tiêu diệt quân liên minh với ba thế rất lợi hại: thế kìm (cánh quân của Lan, Muyra và Bécnađốt) thế công (cánh quân của Sun và Mây), thế chặn (cánh
quân của Đau). Cả ba thế này sẽ cùng nhau phát huy tác dụng dưới sự
điều khiển nhịp nhàng và khéo léo của một nhạc trưởng có tài Napoléon
Bonaparte. Cả ba thế đó được lực lượng mạnh tác động vào, lực ở đây là
những quân đoàn tinh nhuệ của Napoléon vốn dày dạn kinh nghiệm tác chiến
hợp đồng binh chủng sẽ làm cho sức mạnh của gần mười vạn quân Pháp có
mặt ở chiến trường nhân lên gấp bội. Đặc biệt các mũi tiến công của quân
Pháp ở Austerlitz hình thành nên ba thế trên đều nhằm vào hai bên sườn
quân liên minh mà công kích, khi đã dồn được hơn chín vạn quân liên minh
vào bẫy. Theo Napoléon thì đây vừa là sơ hở vừa là điểm yếu của đối
phương, công kích vào đó thì dễ chia cắt được đội hình của đối phương dễ
tạo ra thời cơ đánh tiêu diệt. Cho nên các nhà nghiên cứu và viết về
nghệ thuật quân sự của Napoléon đều nhất trí cho rằng trong nghệ thuật
lập thế trận tấn công, bao giờ ông cũng tuân theo một thứ lôgic hầu như
đã trở thành một nguyên tắc: Tập trung quân và công kích mạnh mẽ vào hai bên sườn đối phương.
Đòn
tấn công quyết định của quân Pháp vào khu vực trung tâm của liên quân.
Các tướng St. Hilaire và Vandamme đã cắt đôi binh lực địch và chiếm được
vị trí quan trọng về chiến lược cho Pháp.
Đêm
ngày 1-12-1805 đã tới, cả hai bên đều đã triển khai xong lực lượng và
chỉ chờ đến rạng sáng là bước vào cuộc đọ sức quyết liệt này. Và sáng 2
tháng 12, khi trời chưa sáng rõ, người ta đã thấy Napoléon rời bản doanh
ra phía trước, và như theo lời của những nhà chép sử đương thời thì
Napoléon đích thân ra chỉ huy trận đánh lịch sừ này từ đầu đến cuối, và
hầu hết các Nguyên soái có tên tuổi của ông đều có mặt đông đủ như: Lan,
Mura, Bécnađốt ở cánh trái, với ba khối quân Sun, Nây ở cánh giữa với
hai khối tập trung lớn chủ yếu cùng với đại bộ phận số pháo có trong
trận đánh này; Đavu ở cánh phải. Trời sáng rõ, từ trên đài chỉ huy của
mình, Napoléon thấy quân liên minh Nga – Áo từ phía Austerlitz chia làm
bảy mũi lớn ào ào tấn công về phía quân Pháp, đại bộ phận tấn công chính
về phía Nam, khoảng giữa cao điểm Pờrátđen và dải Hồ Đatran. Còn quân
Pháp thì sẵn sàng và vẫn kín đáo nấp sau những chướng ngại thiên nhiên,
hình thành thế trận hình cánh cung.
Qua tình huống trên, Napolêon nhận định ý định
tiến công của quân Nga - Áo đúng như ông đã phán đoán và nắm chắc. Đặc
biệt ông lấy làm lạ rằng Vâyrôchiê không những không cho quân lên chiếm
cao điểm Pờrátđen mà còn để hở hai bên sườn, nhất là ở bên sườn trái.
Hơn nữa ông còn phát hiện ra một điểm nữa là trong quá trình tiến công,
các mũi của quân liên minh dù ở cánh trái hay cánh phải đều không có sự
phối hợp lẫn nhau gì cả. Từ trên cơ sở nhận định đó, một mặt Napoléon ra
lệnh cho Sun và Nây lặng lẽ đưa quân và pháo lên chiếm lĩnh cao điểm
Pờrátđen, mặt khác ông giả đò để ngỏ sườn phải, không phòng giữ và cố ý
giấu kín sườn trái để nhử quân Nga - Áo tiến sâu hơn nữa; do đó ông đã
lệnh cho Lan và Muyra đánh kiềm chế bằng những lực lượng nhỏ, lệnh cho
Đavu đánh cầm chừng để thu hút chủ lực đối phương về phía đó. Trong khi
đó, Vâyrôchiê chẳng những không hay gì đến ý đồ của Napoléon mà
cũng chẳng chú ý đến thế trận đã được giương sẵn của Napoléon. Do phán
đoán đúng, xử trí đúng như Napoléon thường nói: Dù những tình huống vừa
qua chưa lấy gì làm gay cấn lắm nhưng đã tạo ra một tình huống của gần
mười vạn quân Pháp đổ ra tấn công chớp nhoáng quyết định số phận của hơn
chín vạn quân liên minh. Thực tiễn này cho thấy trong quá trình điều
khiển thế trận, xử trí và đối chọi tình huống, Napoléon đã biết căn cứ
trạng thái địch, ta mà khêu gợi tình huống để tạo ra thời cơ có lợi; và
ông cũng đã biết dùng mưu để dụ đối phương vào tròng.
Khi
thấy quân liên minh đã bộc lộ sơ hở và có những mũi đã đi qua cao điểm,
Napoléon quyết định mở đợt tiến công quyết liệt vào sườn những khối quân
chủ lực Nga - Áo đang đi qua dưới chân phía Nam cao điểm. Bằng hoả lực
tập trung và mãnh liệt của pháo binh đặt ở trên cao điểm, Napoléon ngay
từ phút đầu đã gây nên nhiều thiệt hại lớn cho bên liên quân. Đội hình
tiến công của quân Nga - Áo bỗng trở nên rối loạn. Tiếp sau cuộc nã pháo
dữ dội, bất ngờ và kéo dài không tâu này, dưới sự yểm trợ của pháo
binh, bộ binh và kỵ binh từ trên ba hướng chia cắt đối phương từ hướng
cánh Bắc đánh ra, từ trên cao điểm (hướng tập trung ở cánh giữa) đánh
xuống, từ hướng Nam đánh lên, chẳng khác nào như những móng nhọn của đại
bàng dưới ra rồi quặp vào quắp lấy con mồi. Thế là bằng những lực lượng
tập trung lớn của mình ở trên cao điểm đã chiếm lĩnh được từ trước và ở
quanh khu vực Puntôvích và bằng mũi điểm đánh chặn của Đavu, Napoléon
đã đè bẹp được đái bộ phận quân chủ lực đối phương. Đến lúc này, rõ ràng
ba thế lúc ban đầu của Napoléon đã tạo nên một thế diệt mạnh như bão
cuốn. Thế diệt ấy đã nhân lên gấp bội sức mạnh của gần mười vạn quân
Pháp có mặt ở chiến trường. Số phận của hơn chín vạn quân liên minh vì
thế đã được định đoạt. Hàng trung đoàn bị chết đuối hoặc làm mồi cho đạn
đại bác của quân Pháp tiêu diệt. Còn một số khác thì đầu hàng. Đội kỵ
binh cận vệ Nga hầu như bị tiêu diệt ngay từ lúc trận chiến đấu ở vào
giai đoạn quyết liệt, do đó sau một trận giao chiến ác liệt với đội kỵ
binh cận vệ của Napoléon, kỵ binh Nga đã quay lui. Lập tức kỵ binh Pháp
xung phong vào đội hình liên quân, chia cắt đối phương ra mà tiêu diệt,
sau đó lại truy đuổi tàn quân Nga - Áo đến tận Làng Austerlitz. Mặc dầu
khâm phục tinh thần dũng cảm của binh lính Nga, sau này Napoléon cũng đã
có lần nói: ở Austerlitz người Nga đã tỏ ra dũng cảm hơn các trận khác? Song,
các tướng soái Pháp không khỏi không lấy làm ngạc nhiên về sự cực kì
ngu muội của các cuộc hành binh, sự dốt nát của quân Nga. Đáng lẽ chạy
sang ứng cứu cho chủ lực đang bị khốn đốn thì lại dành hết thời gian
chiến đấu vào việc công kích một cứ điểm không quan trọng mà ở đó quân
Pháp chỉ cần một lực lượng nhỏ không đáng kể cũng đủ phòng giữ được hàng
giờ. Cuối cùng, khi đã thấy được phải vừa đánh vừa rút lui thì lại tiến
hành thiếu khẩn trương và thiếu nghệ thuật, đến nỗi làm cho hàng nghìn
binh lính thuộc quân đoàn của y bị đuổi dồn đến vùng hồ để rồi bị chết
chìm ở đó. Vì sau khi nắm được cuộc điều quân ấy của Buxơveđen, Napoléon
đã ra lệnh nã đại bác lên mặt nước đóng băng. Số sống sót, đều bị bắt
làm tù binh. Đó là lỗi lầm của Buxơvơđen. Song bao trùm lên là lỗi lầm
của tên tướng bất tài Vâyrôchiê còn tồi tệ hơn nữa. Khi trận đánh đã ở
giai đoạn quyết định, Vâyrôchiê do sự dốt nát của mình về bố trí lực
lượng nênđã không lấy được ở đâu ra một sư đoàn nào làm lực
lượng dự bị phản kích vào quân Pháp để ứng cứu cho hàng vạn quân đang bị
quân Pháp bao vây và đuổi dồn về dải hồ nửa đóng băng. Chính Napoléon
đã phát hiện ra điều đó nên trận đánh sắp kết thúc, ông ta đã tung ra
nốt những tiểu đoàn dự trữ mạnh của mình ra để giải quyết gọn chiến
trường. Trong cuốn Đờihoạt động chính trị và quân sự của Napoléon, Frơnin, có trích lời nhận định của Napoléon ''Do sự bố trí quân mù quáng của Vâyrôchiê nên hắn không có một sư đoàn nào để làm lực lượngdự trữ. Từ
thực tiễn sinh động trên, thực tế diễn ra ở vào giai đoạn quyết định
của trận đánh, lại lần nữa cho thấy trong khi điều khiển thế trận và đối
chọi tình huống, Napoléon luôn luôn biết phát hiện những sai lầm của
đối phương để rồi có quyết tâm xử trí kịp thời, chính xác và đúng đắn.
Nói cách khác là trong quá trình thực hiện mục đích của trận đánh,
Napoléon luôn luôn vươn lên giành quyền chủ động điều khiển thế trận và
tìm cách biến hoá thế trận theo các mưu kế của ông.
Lúc này liên quân đã bị chia cắt nhiều. Napoléon cho đánh vào cánh trái bằng các đơn vị dự bị tinh nhuệ để kết thúc trận chiến.
Ngày
mùa Đông ngắn ngủi ấy kết thúc. Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đã
lặn và nhờ có bóng tối của đêm đen, Ateksanđr và Francois đã thoát chết
và không bị bắt. Aleksanđr mất tự chủ run cầm cập như sắp lên cơn sốt
rét và khóc lóc. Mấy ngày sau, còn phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn hơn
rữa. Kutuzốv trúng đạn bị thương ở lông mày bên phải, đã phải vất vả
lắm mới thoát khỏi tay quân Pháp.
Đêm đến thì mọi việc đã
xong xuôi, chừng 5.000 quân Nga - Áo bị giết, 20.000 bị bắt cầm tù, hầu
hết pháo của liên quân bị tước và nhất là đội quân Nga - Áo đã bị tiêu
diệt thực sự, số tàn quân bỏ chạy tán loạn đi tứ phía, để lại rất nhiều
kho tàng quân trang, quân dụng và lương thực. Đó là những nét lớn về kết
quả của cuộc chiến thắng đó. Quân Pháp bị thiệt mất ngót chín nghìn
người so với con số chín vạn bên liên minh. Có được kết quả ấy là do
Napoléon tạo được thế trận hay, có mưu kế giỏi nên ông đã thực hành tiến
công như vũ bão và chưa trọn một buổi đã nghiền nát chín vạn quân liên
minh.
Ngày hôm sau, trong tất cả các quân đoàn người ta đọc bản Nhật lệnhcủa Napoléon. Hỡi
các binh sĩ! Ta rất lấy làm hài lòng về các người, các người đã chứng
minh lòng son dạ sắt của các người trong trận Austerlitz! Các người đã
tô điểm lá quốc kỳ của các người bằng một vinh quang bất diệt! Một đội
quân do các Hoàng đế Nga và Áo chỉ huy đã bị tiêu diệt hoặc tan tác
trong chưa đầy bốn tiếng đông hồ, những kẻ thoát được viên đạn của các
người thì bị chìm dưới đáy hồ…
Bốn tiếng đồng hồ ở đâyxảy ra ở vào giai đoạn quyết liệt nhất, từ buổi trưa trở đi.
Chiếc cột của Quảng trường Vendôme tại thủ đô Paris được đúc bằng pháo chiến lợi phẩm của quân Pháp trong trận Austerlitz.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét