Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 19

-Từ yêu nước cực đoan, hóa thành cay cú vu khống, lưu manh côn đồ mới nhanh làm sao!
-Thật là thấm thía chân lý: "Ngu ngốc + quá khích = Đại phá hoại".
-Danh ngôn Anhxtanh:
+"Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả".
+"Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên".
+"Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi thấy mơ hồ: Tôi điên hay người khác điên?"
+"Tôi nghĩ và nghĩ hàng năm hàng tháng. Chín mươi chín lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Lần thứ một trăm tôi đúng."
+"Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau."
+"Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn." 
+"Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng bản thân bằng cách làm rộng vòng tròn của lòng trắc ẩn để ôm lấy mọi sinh vật sống và tất cả sắc đẹp của thiên nhiên. "
+"Giận dữ chỉ náu mình trong lồng ngực của những kẻ ngu xuẩn."
+"Những tâm hồn vĩ đại luôn va phải sự chống đối mãnh liệt từ những trí óc tầm thường."
+"Nếu hầu hết chúng ta đều xấu hổ vì quần áo xoàng xĩnh và đồ đạc tồi tàn, hãy xấu hổ hơn vì những ý tưởng xoàng xĩnh và triết lý tồi tàn... Sẽ thật là một tình huống đáng buồn nếu thứ bao bên ngoài lại tốt đẹp hơn xác thịt bọc bên trong nó".  
-Nhà nước vừa là kẻ bị phán xét vừa là trọng tài, nếu không phân xử kịp thời và đích đáng, thì đó là nguy cơ của tai họa. 

---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
DOÃN NHƯ LÂN LỘT MẶT NẠ CỦA NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG VÀ ĐỒNG BỌN
 
KBCHN386 - " Việt BCôn đồ" Giaùi hăm bắn hoặc cho đàn em thanh toán nhà báo Nguyễn Phương Hùng

Chủ nghĩa yêu nước cực đoan, tâm lý bầy đàn là những thói xấu của người Việt.

Chủ nghĩa yêu nước cực đoan.
Cứ hễ ai nói gì không hay về Việt Nam, là ở đó có những quần thể cư dân mạng bước vào thể hiện hổ báo. Bất kể đúng sai, bất kể các khía cạnh của vấn đề, phải cãi nhau trước đã. Như mấy hình ảnh về biển báo trước các cửa hàng ở nước ngoài với những dòng chữ Việt rõ to về việc không vứt rác, không khạc nhổ… chưa gì mà các bạn trẻ đã ùn ùn kéo tới “ném đá”, chửi rủa.
Nhớ đợt rồi, FB của ông chủ Microsoft có đăng một cái ảnh điện đóm ở Việt Nam. Vậy là, người ta đổ xô nhau và nói cười, bình buận, chửi bới, “đặc trưng của Việt Nam nè”, “Ồ, BG thật quan tâm tới Việt Nam, tự hào quá!”. Cả “Việt Nam điểm danh” cũng có. Hài hước! Một đất nước từng thua Việt Nam, giờ quay lại cười vào mặt mình như vậy, mà cũng đủ can đảm nói cười. Nếu bạn đừng hùa vào đám đông, thử ngồi yên và đọc các lời bình, chắc cũng nhận ra căn nguyên vấn đề và cảm thấy xót xa như tôi.
Đợt rồi tôi có viết một bài về Sài Gòn, tôi nói nó tạp nham, những thứ nổi bật nhất ở đây không có tí mùi đặc trưng của người Việt. Thế là như đúng rồi, tôi bị các bạn ấy hù tát cho một cái vào mặt. Sợ thật. Tôi cam đoan là 80% người đọc muốn đánh, chửi, giết tôi, không đọc hết bài viết. Cứ thấy nó chê Sài Gòn của mình, là phải chửi nó ngu trước. Bởi, chẳng biết tới khi nào người ta mới can đảm nhìn nhận những hạn chế của đất mình mà làm cho nó tốt hơn. Chứ không phải xỉ vả những kẻ “thiếu yêu nước” rồi ru ngủ một thế hệ bằng lòng dân tộc cực đoan của mình.
Tính nhược tiểu
…Nó như vầy:
– Phó thủ tướng Đức là người gốc Việt đó!
– Quán quân MasterChef 3 là người gốc Việt đó!
– Thằng bé dễ thương trong Gangnam style là người gốc Việt đó!
Cứ cái gì hay ho trên thế giới, dính líu một tí tới máu Việt là người ta vui như họ hàng trong 3 đời nhà mình vừa làm được chuyện đại sự. Tôi chẳng biết tại sao chúng ta lại phải tự hào, trong khi đất nước nuôi lớn họ không phải là Việt Nam. Phó thủ tướng Đức còn từng có một lần bảo rằng không muốn quay về Việt Nam, vậy thì bà con gì mà vui? Cả những nhân vật khác, chúng ta tự hào, mời họ phỏng vấn báo chí các kiểu, mà đến tiếng Việt cũng chỉ biết nói ngọng nghịu “Xin chào”. Họ mất gốc rồi, việc tung hô những tấm gương đó chẳng khác nào việc chúng ta đang mất lòng tin vào người trẻ đang sống trên đất Việt. Vì không tin bản thân và bạn bè làm được những việc lớn nên người ta mới phải vin vào sự thành công những người Việt Nam mất gốc khác.
Dù rằng đất nước nuôi ông trong thời gian quan trọng nhất của đời người là Pháp, nhưng nếu nói GS.Ngô Bảo Châu làm rạng danh nước nhà tôi còn đồng ý được. Ít ra ông nói rành rỏi tiếng Việt, biết nhà mình ở đâu trên dải đất hình chữ S.
Thành ra, sống trong một xã hội mà người ta tôn vinh “người ngoài”, thiếu niềm tin vào “người trong”, riết cũng mất tự tin khi làm bất cứ điều gì. Ra nước ngoài vài năm rồi quay về với cái mác Việt kiều chắc dễ thành công hơn.
Tâm lý bầy đàn
Một cách vô thức, đứa trẻ sinh ra đã cảm thấy áp lực với việc phải giống “con nhà người ta”. Mặc kệ nó thích thể loại nghệ thuật gì, mở mắt ra là phải học ba lê, học vẽ, học ngoại ngữ, học bơi… cho bằng bạn bằng bè. Tâm lý đám đông lớn lên, người ta không cần phải biết bản thân mình thích gì, cứ mọi người chọn gì, mình cũng sẽ chọn đó. Chưa biết mình đam mê gì cũng thi đại học rồi lên thành phố với chúng bạn. Vì ai cũng như vậy cả, học hết cấp 3 phải lên đại học!
Riết như tôi hồi mấy năm trước, ra trường ngồi nhà chưa kịp biết có nên mở quán café hay không, đã bị mẹ gặng hỏi: “Sao bạn con đi làm văn phòng cả rồi mà con cứ ở nhà?” Vậy cái lý nào cho việc ra trường là phải đi làm ngày 8 tiếng? Gánh nặng bầy đàn nó phổ biến tới mức tôi sẽ bị chửi tơi tả là thiếu hiểu biết nếu sử dụng đến, nó đi sâu vào tiềm thức người Việt tới mức chẳng ai thấy nó bất thường mà đổi thay. Người ta xem đó là cuộc sống, là nghiễm nhiên nên như vậy.
Dễ thấy nhất thì cứ lên mấy diễn đàn đang ùa nhau ném đã một nhân vật. Cứ lặng lẽ ngồi xem rồi thử hỏi một vài người quen biết, xem chuyện gì đang xảy ra. Tôi cam đoan là người ta cũng chẳng tức giận gì nhiều. Thấy mọi người chửi thì ùa vào cho vui thôi. Kiểu nó vậy! Còn nếu mà bạn muốn nói ngược lại điều đám đông đang nói, thì bạn sẽ sớm có đủ gạch đá để xây nhà vì tỏ ra nguy hiểm đấy!
Kết.
Ngay cả khi tôi viết cái bài này, tôi cũng chẳng mong mình nhận được sự hưởng ứng tích cực. Dù rằng đó là một tham vọng. Vì tôi nói xấu người Việt, tôi moi móc khí chất yếu kém của xã hội trong khi bản thân chắc chưa làm được gì hay ho. Vậy đó, sinh ra là người Việt Nam, làm gì cũng lo sợ và cảm thấy nặng nề! 

Theo Edaily.vn

  
KBCHN381 - Côn đồ Hà Nội tung hoành vu khống người
Nick Vũ Hà, một phụ nữ có đời sống cá nhân không đạo đức, là thành viên của nhóm Trần Hải Yến, Bùi Gia Việt vô cớ xông vào định đánh bà Hương Vi. Nhưng nhà báo Nguyễn Phương Hùng đã cố gắng ngăn chặn xô xát trong lúc chờ công an phường Thụy Khuê đến xử lý. Kết quả công an không xử vì tố cáo vu vơ không bằng chứng

Đỗ Hữu Hằng, Sáng lập viên VHK là thế này sao?
  
Sơn Thanh : Gặp Lê Xuân Nghĩa tại Thanh Hóa ...

Kích Động Lòng Yêu Nước Cực Đoan

Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý không một thứ tình cảm nào có thể sánh bằng. Yêu cha yêu mẹ, yêu thầy yêu cô, yêu bạn yêu bè, yêu quê cha đất tổ, thậm chí “tử vì đạo” cũng không thể sánh được với lòng yêu nước. Bởi vì “tử vì đạo” là chết cho tôn giáo riêng của mình chứ chưa phải chết cho đất nước.
Chính vì lòng ái quốc thiêng liêng, cao quý như thế cho nên khắp nơi trên thế giới, tại thủ đô hoặc các thành phố hoặc những nơi gọi là di tích lịch sử, dân tộc nào cũng có truyền thống tạc tượng, lập tượng đài…để nhớ và tôn vinh những vị đã được cả dân tộc ghi nhận là “những nhà ái quốc.” Riêng dân tộc ta còn lập miếu đền – suốt năm nhang khói – không phải chỉ để tôn thờ mà còn để nhắc nhở con cháu muôn ngàn đời sau về lòng ái quốc. Khi nhìn thấy miếu đền, chúng ta thấy lịch sử sống lại và các vị anh hùng dân tộc vẫn còn ở với chúng ta.
Sống trong lòng dân tộc mà một người nào đó không có lòng ái quốc thì giống như một thứ “ngoại kiều” trục lợi trên quê hương mình mà không hề “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Không có lòng ái quốc giống như “gỗ mục” như “bèo giạt mây trôi” – thời bình có thể làm gián điệp cho ngoại bang còn khi đất nước lâm nguy có thể sẵn sàng làm tay sai bán nước nếu bản thân mình hoặc gia đình mình có lợi.
Mặc dù lòng ái quốc thiêng liêng và cao cả như thế nhưng không phải là chuyện khó làm. Tùy theo hoàn cảnh, trình độ và vị trí – mỗi người có thể bày tỏ lòng yêu nước một cách khác nhau.
1.- Đối với người bình thường (thứ dân) thì trong thời bình là một công dân tốt, đóng thuế đầy đủ, tuân thủ luật pháp quốc gia. Thời chiến thì bản thân mình hoặc khích lệ con em hăng hái tòng quân giết giặc, tham gia vào các công binh xưởng, các nhà máy, nông công trường cung cấp tất cả những gì cần thiết cho chiến tường, bỏ bớt những ham thích cá nhân (xin xem “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo) trong tinh thần “hâu phương yểm trợ tiền tuyến”. Như thế có thể gọi là một công dân yêu nước.
2.- Nếu là một người khá giả có thể đóng góp tiền bạc cho chính phủ để mua sắm vũ khí, yểm trợ cho binh sĩ ngoài tiền tuyến và gia đình họ. Như thế gọi là một công dân danh dự của đất nước.
3.- Khi quốc biến, nếu quốc gia cần cũng phải cởi áo tu hành để theo tiếng gọi của non sông. Như thế gọi là bậc tu hành yêu nước.
4.- Dũng cảm chiến đấu, khích lệ đồng đội chiến đấu, tạo nên những chiến công hiển hách như thế gọi là quân nhân yêu nước, hoặc cao hơn – một anh hùng.
5.- Dù sức yếu nhưng tử chiến, quyết không đầu hàng giặc như thế gọi là “dũng tướng” được cả dân tộc tiếc thương như Cụ Hoàng Diệu và Phò Mã Nguyễn Lâm tuẫn tiết ở Thành Hà Nội trước sức công phá của giặc Pháp.
6.- Bị giặc bắt vẫn hiên ngang không khuất phục mà dõng dạc hô to “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc ! “ như Trần Bình Trọng là khí phách nuôi dưỡng uy linh dân tộc.
7.- Đất nước bị Thực Dân Pháp đô hộ, dày xéo, nhục mạ, bóc lột… sức yếu không thể làm cách mạng hoặc dấy binh khởi nghĩa, sáng tác “những vần thơ rướm máu” để nói lên nỗi nhục của dân tộc như Cụ Nguyền Đình Chiểu là bậc chí sĩ yêu nước.
8.- Trước thế nước ngả nghiêng không “bàn thối”, xốc gươm giết kẻ phản quốc như Cù Thị, Ai Vương, Thiếu Qúy và đoàn tùy tùng của sứ Tàu để chặn đứng âm mưu dâng nước ta cho nhà Hán như thế gọi là “bầy tôi lương đống” một lòng vì dân vì nước, lưu danh muôn thuở: Tể Tướng Lữ Gia.
9.- Thấy dân chúng lầm than trước nạn Bắc Phương giày xéo, dấy binh, tập họp dân chúng xây dựng lực lượng vũ trang khởi nghĩa, đánh đuổi quân thù, kiến tạo nền độc lập tự chủ dù không lâu dài … như hai Bà Trưng-Triệu là biểu tượng tuyệt vời của lòng yêu nước của dân tộc ta.
10.- Đất nước bị quân xâm lược đô hộ, bóc lột, giày xéo, nhục nhã… hy sinh đời sống cá nhân, bôn ba làm cách mạng, ngục tù không sờn chí, khơi dậy lòng ái quốc trong quần chúng, từng bước xây dựng cơ sở cách mạng và lực lượng vũ trang rồi thanh thế mỗi lúc mỗi mạnh, cuối cùng đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, xây dựng nền độc lập tự chủ…người lên đoạn đầu đài, kẻ bỏ thân nơi chiến địa, người bị lưu đày, người chết trong ngục tù… đều là các anh hùng của dân tộc.
11.- Không phải chỉ sống trên quê hương mới thương dân yêu nước. Có rất nhiều người sống xa Tổ Quốc suốt đời mà vẫn nhớ về cội nguồn. Trong Thế Chiến I, nhiều người Việt Nam bị bắt đi lính cho Pháp. Sau khi chiến tranh chấm dứt, kẻ sống sót trở về được gia nhập quốc tịch Pháp, hưởng hưu bổng, lấy vợ Pháp, sinh con đẻ cái, nhận nơi này là quê hương thứ hai – nhưng Việt Nam vẫn canh cánh bên lòng. Có rất nhiều người du học hoặc trí thức trốn tránh ách thực dân lưu vong qua Pháp rồi trở thành giáo sư đại học, khoa học gia, viện sĩ Viện Hàm Lâm…tuy sống ở đó, tuân thủ luật pháp xứ người nhưng lòng thì vẫn hướng về quê cha đất tổ và luôn có những việc làm ái quốc.
Lòng yêu nước có sức mạnh vạn năng. Nó có thể tạo nên những chiến công hiển hách, xây dựng đất nước từ nô lệ trở thành độc lập, từ bị ngoại bang khinh rẻ trở nên được kính nể, từ đống hoang tàn đổ nát trở nên phú cường như Nhật Bản, Do Thái chẳng hạn. Một dân tộc có lòng yêu nước, nếu có lãnh đạo và được tổ chức tốt, dù nhỏ bé có thể đánh thắng bất kỳ một đạo quân xâm lược hùng mạnh nào. Thông thường lòng yêu nước được khơi dậy khi:
– Đất nước bị ngoại bang xâm chiếm, đô hộ.
– Đất nước bị ngoại bang đe dọa, uy hiếp.
– Bờ cõi bị xâm lấn.
– Danh dự của đất nước bị tổn thương.
– Một đôi khi lòng yêu nước còn được bộc lộ qua những trận đấu thể thao như “Giải Túc Cầu Thế Giới” (World Cup) chẳng hạn. Nhưng lòng yêu nước này chỉ là thứ tự ái, lửa rơm sớm lụi tàn.
Ngày nay khi một nước nhỏ bị nước lớn hiếp đáp, lòng yêu nước được thể hiện qua hình thức biểu tình- thường là trước các tòa đại sứ hoặc tòa lãnh sự của nước thù nghịch. Những cuộc biểu tình này thường là tự phát.
Mới đây nhất khi Hoa Lục xâm lấn Bãi Cạn Scarborough của Phi Luật Tân và đưa tàu chiến và tàu ngư chính tới Đảo Senkaku để uy hiếp Nhật Bản thì tại ba quốc gia nói trên đều nổ ra các cuộc biểu tình. Tuy nhiên phong cách biểu tình tại ba quốc gia đó lại hoàn toàn khác nhau.
– Tại Phi Luật Tân, dân chúng chỉ biểu tình một hai lần rồi để chính phủ tìm phương giải quyết và cũng không bày tỏ thái độ, hiếu chiến hoặc “bài Hoa” đập phá các sơ sở thương mại của người Tàu.

Phippines tổ chức biểu tình trật tự tại Manila. http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-18030805
– Nhật Bản, sau những cuộc biểu tình ở Trung Quốc, họ chỉ tổ chức một cuộc biểu tình quy mô trong ôn hòa, trật tự và không hề có khẩu hiệu khiêu khích.

Nhật biểu tình tổ chức trật tự – 22 Sep 2012
http://bigstory.ap.org/article/japan-anti-china-protest-over-islands-row

Cảnh Trung Hoa biểu tình ở Beijing ngày 15 tháng 9, 2012

Đập phá của hàng bán đồ Nhật – 16 Sep 2012 –
http://www.theatlantic.com/infocus/2012/09/
– Riêng tại Hoa Lục, Tuổi Trẻ Online đưa tin: “ Theo hãng AFP, hôm qua 16 Tháng 9, làn sóng biểu tình phản đối Nhật tiếp tục bùng nổ tại 50 thành phố lớn ở Trung Quốc. Tại Thẩm Quyến, đám đông biểu tình đã cầm khẩu hiệu đòi “tắm máu” nước Nhật. Nhóm này đã đụng độ với cảnh sát. Lực lượng an ninh đã phải dùng tới hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông cuồng nộ. Kênh truyền hình Cable TV của Hongkong cũng đã cho phát các đoạn băng quay cảnh hơn 1000 người biểu tình đốt cờ Nhật và tràn vào đập phá một khách sạn bên cạnh Lãnh Sự Quán Nhật ở Quảng Châu. Những người biểu tình còn đòi gây chiến và cấm vận kinh tế Nhật. Ở Thanh Đảo, mười nhà máy hợp tác với công ty Nhật bị dân Trung Quốc đập phá. Báo Yomiuri Shimbun dần nguồn Đại Sứ Quán Nhật tại Bắc Kinh cho biết đã xảy ra các vụ phóng hỏa và các dây chuyền sản xuất bị phá hủy. Theo Reuters, nhiều đại lý xe hơi Toyota ở Trung Quốc bị đốt phá, một số lượng lớn xe bị phá hủy. Nhiều siêu thị và trung tâm thương mua sắm do Nhật đầu tư tại ít nhất năm thành phố ở Trung Quốc bị đập phá. Đám biểu tình còn xông vào các siêu thị hôi của. Hãng tin BBC dẫn lời một nhân chứng ở Thành Phố Tây An kể máy ảnh của anh đã bị giật và đập phá vì mang nhãn hàng của Nhật. Các xe hơi mang thương hiệu Nhật bị chận lại một cách ngang nhiên trên đường phố, tài xế bị lôi ra ngoài, còn chiếc xe đó bị đập phá, đốt cháy. Trên mạng SinaWeibo, nhiều cư dân mạng Trung Quốc tiết lộ họ không dám lái xe thương hiệu Nhật trong hai ngày cuối tuần. Tại Bắc Kinh, nhiều người quá khích đốt cờ Nhật. Khung cảnh tương tự cũng diễn ra trước Lãnh Sự Quán Nhật ở Thượng Hải.”
Rồi vào ngày 30/11/2012 mới đây, khi hai tàu cá của Hoa Lục cố tình tiến sát để làm đứt giây cáp của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh của Việt Nam thì trên mạng Facebook đã xuất hiện những đoạn Video ngụy tạo hình ảnh hải quân Trung Quốc bắn chìm một tàu thăm dò dầu khí của Viêt Nam – không ngoài mục đích kích thích thanh niên Tàu cho thêm hăng máu.
Chiến dịch khích động lòng yêu nước cực đoan của Trung Quốc đã gây tác hại nghiêm trọng về kinh tế cho cả hai Hoa- Nhật và làm căng thẳng thêm tình hình. Hiện nay số lượng sản xuất xe hơi của các hãng Toyota và Honda tại Hoa Lục đã giảm 40% và Nhật Bản đang suy tính chuyển hướng các nhà máy sản xuất xe hơi qua Thái Lan và Việt Nam. Một cuộc thăm dò dư luận do chính phủ Nhật tiến hành mới đây cho thấy 80% dân Nhật bắt đầu chán ngán người Tàu, điều mà từ 1950 tới nay không hề có.
Việc khích động lòng yêu nước cực đoan, bài ngoại gây khó khăn cho tiên trình hỏa giải (nếu có) và cuối cùng”gậy ông đập lưng ông” giống như “phù thủy lụy âm binh”. Khi mà hằng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ xuống đường hò hét những khẩu hiệu hiếu chiến, sắt máu mà sau đó chính quyền không làm được thì sẽ bị tố cáo là ươn hèn.
Tại Hoa Lục hiện nay vẫn có những học giả công tâm như Lý Lệnh Hoanói rằng không có một cơ sở nào pháp lý nào để chứng minh Đường Lưỡi Bò là của Trung Quốc. Rồi khi Ô. Mã Anh Cửu ồn ào “ăn có” vào chuyện Senkaku, cựu Tổng Thống Lý Đăng Huy (1988-2000) cũng khẳng khái nói Senkaku chẳng ăn nhập gì tới Đài Loan thì lập tức hai ông này bị đám đông cuồng nhiệt chụp cho cái mũ “phản quốc”! Thực ra hai ông này có phản quốc gì đâu. Họ chỉ cất lên tiếng nói trung thực và hoàn toàn vì lợi ích của Trung Quốc là xin đừng đẩy 1.3 tỉ dân vào một cuộc chiến hoàn toàn phi nghĩa không lối thoát.
Đồng ý là ngoài những tranh chấp về Đảo Senkaku, Trung Hoa và Nhật Bản còn có những cọ sát đau thương về lịch sử, đó là Cuộc Thảm Sát Nam Kinh năm 1937 khi Nhật chiếm đóng Trung Hoa, khiến người Trung Hoa không sao quên được mối hận này, khi mà họ sắp sửa trở thành siêu cường và muốn rửa nhục. Thế nhưng thế giới ngày hôm nay lại không giải quyết những cọ sát của lịch sử theo kiểu “thù dai “ như người Tàu.
Lịch sử thì không thể thay đổi nhưng chính sách ngoại giao thì có thể thay đổi cho phù hợp với quyền lợi quốc gia mỗi thời kỳ.
– Thử hỏi con số 1 triệu người Việt chết đói năm Ất Dậu (1945) khi Nhật chiếm đóng Đông Dương có kinh hoàng và uất hận hơn 300,000 người chết trong Cuộc Thảm Sát Nam Kinh không?
Thế nhưng người Việt lại biết quên đi quá khứ để hướng về tương lai. Trước 1975, Nhật Bản đã viện trợ cho Miền Nam dưới kế hoạch “Bồi Thường Chiến Tranh” bằng các công trình như Nhà Máy Xi-măng Hà Tiên, Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa, Thủy Điện Đa Nhim, Lò Nguyên Tử Đà Lạt v.v.. Còn bây giờ, Nhật Bản cũng đã viện trợ, cho vay, hùn vốn giúp Việt Nam qua các công trình như Cầu Cần Thơ, Nhà Máy Điện Nguyên Tử Ninh Thuận, phóng vệ tinh viễn thông, xây dựng Trung Tâm Vũ Trụ lớn nhất Đông Nam Á ở Hòa Lạc (Hà Nội), giúp huấn luyện thủy thủ tàu ngầm và là quốc gia có số đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với nhiều công trình và 208 doanh nghiệp.
– Nhìn rộng hơn nữa trong Thế Chiến II, Hoa Kỳ đã tử chiến với Đức và Nhật như thế nào? Cả triệu người đã ngã xuống thế nhưng sau đó họ trở thành đồng minh chiến lược cho tới bây giờ vì họ biết quên đi quá khứ để hướng về tương lai.
Ngụy tạo chứng cớ về chủ quyền biển đảo, bịa đặt tin tức, kích thích lòng yêu nước cực đoan cùng sự hung hăng hiếu chiến, Hoa Lục khiến Đông Nam Á, Nhật Bản và cả thế giới lo sợ.
Nhưng khác với Hoa Lục, Nhật Bản không ồn ào, không kích động quần chúng, lầm lì như một kiếm sĩ đi trong mùa đông tuyết phủ. Nhật Bản đang âm thầm chuyển hướng từ “phòng vệ” qua hợp tác và viện trợ để mở rộng “bản đồ quân sự “ của mình. Trước sự do dự của Mỹ trong việc yểm trợ đồng minh, Nhật Bản thay vì tiếp tục theo sách lược “núp dưới cái dù của Mỹ” như trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, đang tìm cách “tự đứng trên đôi chân” của mình.
Theo Nghiên Cứu Biển Đông thì “Nhật Bản đang âm thầm bày thế trận để chống lại Trung Quốc tại Đông Nam Á, cung cấp chuyên gia quân sự giúp đào tạo về giảm nhẹ thiên tai cho Campuchia và Đông Timo; Nhật Bản cũng có kế hoạch giúp đào tạo y tế cho các thủy thủ làm việc trên tàu ngầm mới mua của Việt Nam. Nhật Bản đang đàm phán về việc cung cấp 10 tàu tuần duyên nhỏ cho Phi Luật Tân với giá khoảng 12 triệu đô-la/chiếc. Nhật Bản cũng cho biết có thể cung cấp những tàu tương tự như vậy cho Việt Nam. Trong năm tới, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Indonesia và Việt Nam. Úc Đại Lợi, Việt Nam và Mã Lai cũng có thể là nước đầu tiên được phép mua các tàu ngầm Lớp Soryu của Nhật là thế hệ tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel tân tiến nhất thế giới.” Lời tuyên bố ngày 6/12/2012 của Tư Lệnh Thái Bình Dương – Đô đốc Samuel Locklear mà Đài VOA đưa tin “ Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông và Đông Bắc Á với Trung Quốc.” đã khẳng định chọn lựa “tự đứng trên đôi chân” là chọn lựa sinh tử của Nhật Bản.
Lòng ái quốc giống như tấm gương cần được lau chùi, như ngọn lửa thiêng không bao giờ để tắt. Khi thế nước nghiêng ngả, ngoại bang chực chờ xâm lấn – biểu tỏ lòng yêu nước là điều phải có. Nhưng cần biểu tỏ một cách chừng mực, vừa đủ để không gây khó khăn cho chính quyền, vừa phải đối đầu với ngoại bang vừa phải đối đầu với các cuộc biểu tình trong nước, cách mà người dân Nhật Bản và Phi Luật Tân đang hành xử.
Cách đây ít lâu khi Pháp phản đối cuộc xâm lăng của Mỹ vào Iraq, đài truyền hình cực đoan bảo thủ của Mỹ là Fox News đã kích động phong trào tẩy chay hàng hóa Pháp nhưng không thành công. Sở dĩ Fox News không thành công là vì nhận thức của dân Mỹ rất cao. Nếu Mỹ chính thức phát động phong trào bài Pháp thì Pháp lập tức trả đũa bằng cách tẩy chay hàng hóa Mỹ. Khi đó Mỹ sẽ lao vào cuộc chiến tranh kinh tế vô ích với Pháp trong khi Mỹ còn đang cố gắng thuyết phục Âu Châu đứng về phe Mỹ trong cuộc chiến tranh này.
Yêu nước là điều kiện CẦN nhưng chưa Đủ. Lịch sử chứng tỏ rằng dù lòng yêu nước có tuyệt vời, cuồng nhiệt tới đâu đi nữa mà sức yếu thì vẫn bị diệt vong. Song song với lòng yêu nước, muốn giữ nước cần phải chuẩn bị chiến tranh như: mua sắm vũ khí tối tân, dự trữ lương thực và nguyên liệu chiến lược, huấn luyện binh sĩ sẵn sàng chiến đấu, cảnh giác cao độ, có kế hoạch phòng thủ tinh vi, trong thì trên dưới một lòng, vỗ an dân chúng, ngoài thì tranh thủ chính nghĩa, liên kết xa gần để tạo thế liên minh, âm thầm, không tỏ ra hiếu chiến, bề ngoài thì nhã nhặn, nhịn nhục nhưng bên trong là cả một khối thép mà khi kẻ thù đụng đến thì “ôm đầu máu” hay “chui vào ống đồng” mà chạy.
Câu chuyện nuôi gà chọi Thời Xuân Thu Chiến Quốc cho chúng ta bài học đó. Truyện kể rằng Tề Hoàn Công là ông vua rất mê đá gà. Trong bầy có con gà quý gọi là Kim Kê. Tề Hoàn Công cho tuyển một bậc thầy về nuôi gà chọi để chăm sóc con này. Cứ lâu lâu Tề Hoàn Công lại hỏi con Kim Kê đem đá được chưa? Ông thầy gà đáp: Dạ chưa.
Tề Hoàn Công hỏi: Tại sao vậy?
Vị kê sư đáp: Con Kim Kê chưa đá được vì tính nó chưa đằm.
Tề Hoàn Công lại hỏi: Chưa đằm là sao?
– Con Kim Kê còn hăng lắm. Nghe gà khác gáy nó lồng lộn tức khí muốn chui ra khỏi chuồng đá nhau ngay.
Ít lâu sau Tề Hoàn Công lại hỏi: Con Kim Kê đá được chưa?
– Cũng vẫn chưa được. Vì con Kim Kê tuy nghe tiếng gà khác gáy nó bớt tức khí nhưng hãy còn hung hăng, ra trận chưa chắc thắng.
Ít lâu sau Tề Hoàn Công lại hỏi: Gà đá được chưa?
-Tâu đại vương, được rồi.
Tề Hoàn Công hỏi: Tại sao vậy?
Vị kê sư đáp:
– Thần đã ra công ngày đêm tập cho nó bình tĩnh. Bây giờ nghe gà khác gáy nó không lồng lộn chạy quanh chuồng để tìm lỗ chui ra, cũng không gáy đáp lại mà nó đứng ngửng cao đầu nghe ngóng chứng tỏ nó đang suy nghĩ về đối thủ cho nên thần nghĩ rằng con Kim Kê có thể xuất trận và có cơ may thắng.
Sau hết, một nước nhỏ muốn thắng một cường địch mạnh hơn mình cả chục lần không phải dễ. Điều tất yếu là phải có chính nghĩa và toàn dân phải được trang bị bằng lòng ái quốc. Thế nhưng xin nhớ cho lòng ái quốc là tình cảm vô cùng thiêng liêng, nó cần được khơi dậy đúng lúc. Lòng yêu nước không phải là một thứ “thời trang” để trình diễn. Ồn ào để tỏ ra mình yêu nước có khi chỉ là yêu nước “dỏm”, giặc tới thì trốn hoặc hủy hoại thân thể để được “miễn dịch” hoặc mượn tiếng du học để trốn lính, hoặc chạy chọt để xin thuyên chuyển về đơn vị không tác chiến. Kẻ lầm lầm, lì lì sống bình thường, không bàn tán gì về quốc sự, khi quốc biến có khi lại là kẻ có lòng yêu nước tuyệt vời không biết chừng. Xin nhớ cho chỉ khi nào đất nước nổ ra chiến tranh mới biết ai thật sự yêu nước, ai yêu nước “dỏm”: “Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần”.
Tham vọng cuồng điên về lãnh thổ và biển đảo đã là một sai lầm, kích động thêm lòng yêu nước cực đoan – đã đẩy Hoa Lục vào đường hầm không lối thoát. Có thể vì thấy mình quá mạnh cho nên Hoa Lục không còn biết sợ ai nữa chăng? Ban bố lệnh chặn giữ, khám xét các tàu qua lại trên Biển Đông mới đây, Hoa Lục đã khiến “Biển Đông” không còn là vấn đề song phương, đa phương nữa mà là “Vấn đề quốc tế”. Qua chuyển động mới nhất này, Hoa Lục đã gửi cho thế giới một tín hiệu là “Chúng tôi đang làm chủ Biển Đông”, không có luật pháp quốc tế ở đây mà chỉ có luật pháp của Trung Quốc. Hành động ngang ngược này chắc chắn đầy Đông Nam Á và thế giới vào một cuộc khủng hoảng mới. Nhưng xin các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh nhớ cho chuyện Biển Đông lớn hơn cả chuyện Vịnh Ba Tư. Vịnh Ba Tư không có các đại cường dính vào. Ngoài các quốc gia Đông Nam Á – Biển Đông là hải lộ sinh tử của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Úc Châu, Ấn Độ và Nga. Không một ai có quyền độc chiếm hay áp đặt một luật lệ riêng – nói khác – làm bá chủ vùng này. Kẻ nào có tham vọng bá chủ vùng này tức thách thức với toàn thế giới.
Đào Văn Bình
( California 14-12-2012)

  
Lê Xuân Nghĩa hôm 8-3. Chủ nghĩa yêu nước.Sống và làm việc theo Pháp Luật Việt Nam

Thể hiện tình cảm yêu nước một cách tỉnh táo, để không bị lợi dụng
Lòng yêu nước chân chính không song hành cùng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và không đồng nghĩa với hành động quá khích. Tình cảm yêu nước được thể hiện một cách đúng đắn, tỉnh táo và sáng suốt sẽ làm tăng thêm sức mạnh dân tộc, quốc gia; và tình hình sẽ ngược lại, nếu tình cảm đó bị kẻ xấu lợi dụng.
         
Điều đó không chỉ tồn tại trên lý thuyết, mà đã được thực tiễn khẳng định. Những ngày gần đây, trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển  1982 (UNCLOS 1982), nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã sôi nổi thể hiện lòng yêu nước chân chính bằng nhiều hình thức phong phú. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[1]. Theo đó, trong nửa tháng qua, đã có hàng trăm cuộc mít tinh, hội thảo, tuần hành ôn hòa của đồng bào ta ở trong nước và ở nước ngoài kiên quyết phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, ủng hộ chủ trương và đối sách của Chính phủ ta trong việc yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng triệu trái tim người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đang ngày đêm hướng về vùng biển Hoàng Sa với những hành động thiết thực, để góp phần hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam và bà con ngư dân của chúng ta yên lòng, kiên trì bám trụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Tuy nhiên, một số kẻ nhân danh “lòng yêu nước” đã lợi dụng tình hình đó để gây rối an ninh, trật tự, làm mất đi sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Ở một số cuộc tuần hành tại Bình Dương và khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), hàng nghìn công nhân và người lao động đã bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục đốt nhà, đập phá tài sản của công ty, hành hung người lao động nước ngoài, khiến tình hình an ninh, trật tự nơi đây trở nên hỗn loạn, làm xấu hình ảnh một nước Việt Nam hòa bình và ổn định, phá hoại môi trường đầu tư tại Việt Nam. Ở một số cuộc tuần hành khác, chúng tụ tập những người có tư tưởng cực đoan; kêu gọi, dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin mang theo băng rôn, khẩu hiệu chống Đảng và thể chế chính trị hiện hành để gây áp lực đối với chính quyền, đòi thay đổi chế độ chính trị. Trên các trang mạng trong những ngày này, một số kẻ bất mãn, thoái hóa biến chất, phản bội đã vào hùa với một số cơ quan truyền thông phương Tây, vốn thiếu thiện chí với Việt Nam, gia tăng các bài viết xuyên tạc tình hình trong nước, vu khống Đảng, Chính phủ mà trực tiếp là công đoàn các cấp đã không chăm lo bảo vệ quyền lợi của công nhân, xem đó là nguyên nhân sâu xa của các cuộc biểu tình, bạo động(!); từ đó, họ kêu gọi Việt Nam phải thực hiện chế độ đa đảng, đòi thành lập các tổ chức công đoàn đối lập, v.v, mà mục tiêu thực chất là nhằm thủ tiêu vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trong đó có Công đoàn Việt Nam. Bằng những thủ đoạn nói trên, họ hòng vừa được tiếng là “yêu nước”, nhưng lại tạo ra được sự mất ổn định chính trị trong xã hội, tạo thêm cớ cho phía Trung Quốc gia tăng áp lực lên Chính phủ ta; qua đó, gây nên sự chia rẽ giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, làm phân tán sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ trước tình hình đang xảy ra trên Biển Đông, tạo cơ hội thuận lợi cho các thế lực thù địch tiến hành “cách mạng màu” nhằm lật đổ chế độ chính trị hiện hành. Thủ đoạn của họ thật là tinh vi và nham hiểm, nên mỗi người dân chúng ta cần phải tỉnh táo, cảnh giác, để không mắc mưu họ và không có những hành động vi phạm pháp luật khi thể hiện tình cảm yêu nước.
Nhìn lại những cuộc tuần hành của đông đảo đồng bào trong nước và ở nước ngoài phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta trân trọng ghi nhận tình cảm yêu nước thiết tha, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng kịch liệt phản đối những hành động quá khích của một nhóm người bị kẻ xấu xúi giục, kích động. Lòng yêu nước chân chính khác xa với chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chúng ta phản đối Trung Quốc có hành động sai trái, nhưng cần phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, những người có lương tâm, tôn trọng lẽ phải. Chúng ta không chống lại toàn thể nhân dân Trung Quốc. Bản thân những người lao động và các nhà đầu tư chân chính người Trung Quốc làm ăn hợp pháp tại Việt Nam không phải là những người có lỗi. Họ cũng mong muốn có một môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, ổn định, không chỉ để làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Do đó, những hành động phân biệt, đối xử, kỳ thị dân tộc không phải là hành động có văn hóa, không phải là hành động yêu nước như ai đó cổ súy và ngộ nhận. Ngược lại, những hành động đó chỉ làm tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh của một Việt Nam thanh bình, yêu chuộng hòa bình, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và du khách quốc tế, gây thêm khó khăn cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta. Những hành động mượn danh “lòng yêu nước” đó không đại diện cho tiếng nói yêu nước của nhân dân Việt Nam, không phải là hành động xây dựng đất nước, mà ngược lại, là hành động phá hoại đất nước. Những hành động đó đã bị dư luận trong và ngoài nước phê phán; những người có hành vi vi phạm pháp luật đã bị bắt, tạm giam và sẽ bị các cơ quan chức năng của Việt Nam xử lý nghiêm khắc trong thời gian tới.
Cần thấy rằng, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa nói chung, vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam nói riêng, chính nghĩa thuộc về chúng ta. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; cộng đồng quốc tế cũng không ai ủng hộ những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc qua vụ hạ đặt giàn khoan lần này. Kiên quyết sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp nước ta và luật pháp quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của đất nước; nhưng đồng thời cũng phải quyết tâm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước là chủ trương và thái độ nhất quán của chúng ta. Kinh nghiệm của lịch sử và hiện tại đều cho thấy: để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chúng ta phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; phải kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, lấy sức mạnh bên trong, sức mạnh nội lực làm nhân tố quyết định. Do vậy, các hành động yêu nước góp phần làm tăng sức mạnh nội lực của quốc gia đều cần được ủng hộ; các hành động quá khích, vi phạm pháp luật dưới cái mác “yêu nước” phải bị lên án, vì các hành động đó chỉ tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng để làm suy yếu đất nước từ bên trong. Trên tinh thần đó, chúng ta cần phải tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo kế sách giữ nước mà Đảng ta đã nêu trong Nghị quyết Trung ương tám (khóa IX và khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đó là “giữ cho trong ấm, ngoài êm”. Để thực hiện được kế sách đó, cách thể hiện tình cảm yêu nước đúng đắn của mỗi người Việt Nam lúc này là hãy góp phần chăm lo xây dựng cho “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất”[2]. Việc làm thiết thực hiện nay là chúng ta hãy đồng lòng cùng Đảng và Chính phủ kiên trì thực hiện chủ trương kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), và đúng theo tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông; đồng thời, quyết tâm giữ vững môi trường ổn định để xây dựng đất nước. Đó là cách thể hiện tình cảm yêu nước một cách tỉnh táo nhất, phù hợp nhất./.
NGUYÊN VŨ

[1] - Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 171.
[2] - Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) , Nxb CTQG, H. 2013, tr. 169.

Yêu nước bằng cách cướp phá: Hãy dừng lại!

Thứ tư, 14/05/2014, 12:56 (GMT+7)
(Xã hội) - Khi nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược lộng hành hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, thì mỗi tiếng nói, mỗi hành động của người dân Việt thể hiện tinh thần yêu nước đều rất đáng trân trọng. Nhưng đừng để sự căm phẫn dẫn đến sai lầm, yêu nước bằng cách cướp phá chẳng khác nào “giặc nội xâm” sẽ có tội với cả dân tộc.
Những ngày qua, tinh thần yêu nước của dân tộc ta sục sôi hơn bao giờ hết. Từ những cụ già, cựu chiến binh mắt mờ tay run đến những em nhỏ còn đang cắp sách đến trường, từ phụ nữ chân yếu tay mềm cho đến cánh đàn ông vai dài sức rộng…, tất cả họ, đều một lòng một dạ thể hiện nhiệt huyết với non sông Đất Việt. Hàng ngàn người dân khắp ba miền đất nước xuống đường phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, cộng đồng người Việt tại các nước cũng tuần hành trước Đại sứ quán Trung Quốc của đất nước họ đang sinh sống, để yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay hành động xâm lược của mình. Những bài thơ, khúc hát hướng về biển đảo luôn tràn ngập trên các diễn đàn, mạng xã hội. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên khắp thế giới.
Những hình ảnh cao đẹp và đáng quý ấy tràn ngập trên khắp các báo thế giới. Và họ dành cho Việt Nam một cái nhìn thân thiện và những lời khen ngợi như: “đây là hành động đáng quý” (theo New York Times)…
Nhưng lòng yêu nước và những hình ảnh cao đẹp ấy đã bị những kẻ xấu lợi dụng kích động thành bạo loạn, cướp phá, hôi của… khi hàng ngàn công nhân bỏ ngày làm để xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc bằng cách tổ chức đập phá các công ty có chữ Trung Quốc hoặc có người Trung Quốc làm quản lý trong khu công nghiệp VSIP1 và 2…
Chúng ta phản đối những người đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, điều đó không có nghĩa là bắt toàn thể nhân dân Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Chúng ta phản đối những người đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, điều đó không có nghĩa là bắt toàn thể nhân dân Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Đó là yêu nước theo “cái đầu quá nóng”, mà quên mất rằng phải phân biệt rạch ròi giữa hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc với tư tưởng của nhiều người dân Trung Quốc vốn yêu chuộng hòa bình và lẽ phải. Không ít trí thức và học giả Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo nhà cầm quyền về hành động gây rối trên biển Đông, trong khi các doanh nghiệp vẫn sát cánh cùng Việt Nam trong hợp tác kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chúng ta phản đối những người đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, điều đó không có nghĩa là bắt toàn thể nhân dân Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Những người qua làm ăn, sinh sống ở Việt nam, họ không có lỗi trong chuyện này và họ không chịu trách nhiệm thay cho nhà cầm quyền. Hãy nghĩ đến những người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại Trung Quốc, liệu họ có bị đối xử bất công như vậy không?
Những hành động quá khích không chỉ làm xấu đi hình ảnh đất nước con người Việt Nam, đi ngược lại đối sách của Chính phủ ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mà còn gạt bỏ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam-một yếu tố rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Chưa kể, để kẻ xấu lợi dụng, kích động phá hoại, sẽ dễ sập bẫy âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Ở ngoài biển, họ đang khiêu khích để chờ chúng ta mắc mưu rồi nổ súng trước. Ở trên bờ, rất có thể họ đang kích động quần chúng yêu nước cực đoan đập phá, gây rối. Họ đang thèm khát một cái cớ để tăng cường và công khai gây hấn ở cường độ cao hơn. Họ đang cần những chứng cứ, dù giả dối, để tố cáo Việt nam ra thế giới.
Người dân TP.HCM phản đối ôn hòa trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc sáng ngày 10/5
Người dân TP.HCM phản đối ôn hòa trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc sáng ngày 10/5
Theo thông tin đã có một vài người dân Trung Quốc bị hành hung, có thể các công nhân vốn là những người cả tin ít hiểu biết đã bị thành phần phản động giật dây nhưng nguy hiểm và khả năng cao hơn là tình báo nước ngoài nhằm tạo cơ hội cho Trung Quốc lên tiếng đòi bảo vệ người Hoa như Nga làm ở Crimea?.
Ngoài biển khơi hiểm nguy kia, quân ta còn đang chiến đấu, còn đang căng thẳng khôn cùng, đối phó khó khăn, thì cớ gì, trong đất liền vốn dĩ là hậu phương vững chắc lại tự gây sóng gió, tự gây rối loạn. Dẹp giặc ngoại xâm chưa xong lại phải lo dẹp loạn, dẹp những thành phần chống phá, thừa nước đục thả câu… há chẳng phải có lợi cho một số người có âm mưu “đen tối” sao.
Nếu cứ vấp phải những sai lầm này do sự bốc đồng, thiếu kiềm chế thì mọi nỗ lực của chúng ta, của Chính phủ, của anh em chiến sĩ ngoài xa khơi coi như đổ sông, đổ biển.
Hãy dừng lại, hãy thật sự tỉnh táo và thể hiện tinh thần yêu nước đúng theo chủ trương của Chính Phủ. Chuyện gì cũng sẽ có cách giải quyết, hãy tin tưởng rằng chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng, hãy dõi theo những chiến sỹ ngoài hải đảo và hãy làm một hậu phương vững chắc cho họ, một hậu phương không quá nhiều sóng gió! 
Hơn lúc nào hết, hậu phương có đoàn kết thì tiền tuyến mới chắc tay súng. Giữ ổn định tình hình trong nước chính là cách giúp các chiến sĩ Hải quân – Cảnh sát biển – Kiểm ngư chiến thắng.
Đây là lúc cần các bạn đứng lên giúp đỡ những người lính của chúng ta. Không ai có quyền cấm bạn yêu nước, nhưng hãy yêu nước đúng cách bằng cả một trái tim nóng và một cái đầu biết suy nghĩ!
Phản đối Trung Quốc xâm lược: Không nên có hành vi quá khích

Phản đối Trung Quốc xâm lược: Không nên có hành vi quá khích

Khoảng hơn 1.000 công nhân tại các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1, KCN Việt Hương và Sóng Thần 1 đang rất quá khích, đập phá bảng hiệu của các nhà máy. Trong những ngày qua, hình ảnh đoàn...
Sẽ xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng diễu hành để gây rối, phá hoại tài sản

Sẽ xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng diễu hành để gây rối, phá hoại tài sản

Sáng 14-5, trao đổi với  phóng viên Báo Bình Dương, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND  tỉnh Bình Dương cho biết, trong ngày 13-5 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 19.000 công...
Bạch Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét