Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

DU LỊCH QUÁ KHỨ 14 ( Lại kể về loài chim)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tìm hiểu về loài Khủng Long Bay khổng lồ
Chúng ta biết rằng loài chim là chủ nhân của bầu trời, nhưng chúng không phải là những sinh vật đầu tiên bay lên và chắc chắn không phải là loài lớn nhất. Những sinh vật lớn đầu tiên rời mặt đất là những sinh vật phi thường, vượt ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Đó là loài bò sát, loài Dực Long. Chúng tiến hóa thành những chủng loài đa dạng. Một số kích cỡ bằng máy bay, là những sinh vật lớn nhất từng bay lên. Chúng có thể bay nửa vòng trái đất trong một lần cất cánh. Và những khả năng phi thường của loài dược long đã cho phép chúng thống trị bầu trời trong khoảng 150 triệu năm. Nhưng vì sao những sinh vật này cất mình vào không gian lần đầu tiên? Chúng bay như thế nào? Và tại sao sau khi thành cônh như vậy chúng lại biến mất?

Chim

Tìm hiểu chung về các loài chim 24/02/2017 ga con Vật nuôi 0 Khái quát về loài chim Chim (danh pháp khoa học: Ayes) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng. Chim đi, đứng bằng hai chân và đẻ trứng. Trong lớp chim có khoảng 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực tới châu Nam Cực. Hơn nữa, các loài chim có kích thước dao động khác nhau, từ loài chim nhỏ cỡ 5cm (như Mellisuga helenae – một loài chim ruồi) cho tới lớn cỡ 2,7m (như đà điểu). Theo các bằng chứng về hóa thạch thì chim được tiến hóa từ các loài khủng long chân thú (Theropoda) trong suốt kỷ Jura, vào khoảng 150 – 200 triệu năm về trước, với đại còn diện đầu tiên được biết đến, xuất hiện từ cuối kỷ Jura là Archaeopteryx (vào khoảng 105 – 150 triệu năm trước). Các nhà cổ sinh vật học đều coi chim là nhánh duy nhất của khủng long còn sống sót qua sự kiện tuyệt chủng cretaceous-tertiary vào xấp xỉ 65,5 triệu năm trước. các loài chim các loài chim Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm của loài chim như: có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng, chỉ số trao đổi chất cao, tim của chim có bốn ngăn, cùng vái một bộ xương nhẹ nhưng chắc. Đặc biệt, tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và có thể bay, trừ những một số loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số loài chim đặc hữu sống trên đảo. Chim cũng có hệ tiêu hóa và hệ hô hấp duy nhất đáp ứng cao cho hoạt động bay. Trong đó, có một số loài chim, đặc biệt là họ quạ và vẹt, nằm trong những loài chim thông minh nhất của giới động vật. Theo một số quan sát của các nhà khoa học thì nhiều loài sống thành bầy có thể truyền những kinh nghiệm cho thế hệ sau. Một loài chim hằng năm thường di trú đến những nơi rất xa, còn nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn. Chim là động vật thích sống thành bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, chúng tham gia vào những hoạt động bầy đàn như: hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công để chống lại kẻ thù. Chim thường có những loài đơn giao xã hội, mùa giao phối của chúng được diễn ra trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố, mẹ. Sau khi nở, chim non đều được chim bố mẹ chăm sóc trong một thời gian. Thực tế, nhiều loài chim có giá trị rất quan trọng đối với đời sống của con người, chủ yếu được sử dụng để làm thức ăn thông qua việc săn bắn hay chăn nuôi. Có một vài loài như phân bộ sẻ hay bộ Vẹt lại có vai trò làm cảnh. Đặc biệt, hình tượng chim được xuất hiện trong tất cả các mặt của văn hóa con người, từ tôn giáo, thần thoại đến thi ca và âm nhạc. Hiện nay, trên thế giối khoảng 120 -130 loài chim đã bị tuyệt chủng do hành động tàn phá của con người trong thế kỷ XVII, cùng với hàng trăm loài khác sau đó. Có khoảng 1.200 loài đang bị đặt trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng bởi các hoạt động của loài người, cho dù các tổ chức vẫn đang có những nỗ lực bảo vệ chúng. Đọc thêm Cho đàn ong ăn và uống Sự tiến hoá của các loài chim Chim được phân loại lần đầu tiên bởi Francis willughby và John Ray năm 1676. Sau đó, Carolus Linnaeus đã sửa đổi công trình này vào năm 1758 và để lại một hệ thống phân loại vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong hệ thống phân loại của Linnaeus, các loài chim được phân vào lớp Ayes. Việc phân loại này dựa trên nguồn gốc phát sinh đã xếp Ayes vào trong nhánh khủng long Theropoda (Khủng long chân thú). Ayes cùng với nhóm chị em Crocodilia (Bộ Cá sấu) là những nhóm duy nhất còn sống sót của nhánh bò sát archosaur. Xét theo sự phát sinh chủng loại, Ayes được xác định là hậu duệ của tổ tiên chung gần nhất của các loài chim hiện đại và Archaeopteryx lithographica. Như vậy, Archaeopteryx xuất hiện từ giai đoạn tithonia của Hậu Jura (150 – 145 triệu năm trước), là chi chim sớm nhất. Còn một số luận điểm khác, bao gồm jacques gauthier và những người ủng hộ hệ thông phylocode, đã xác định Ayes chỉ bao gồm các nhóm chim hiện đại, chứ không gồm các nhóm chim được biết đến qua hóa thạch và thay vào đó các nhà khoa học này đã xếp chúng vào nhóm lớn ayialae. Tất cả các loài chim hiện đại đều nằm trong phân lớp neornithes, được chia thành hai nhóm là: nhóm paleognathae, bao gồm các loài không biết bay như đà điểu và nhóm neognathae đa dạng hơn, chứa tất cả những loài còn lại, hai nhóm này thường được xếp ở cấp bậc siêu bộ. Tùy vào quan điểm phân loại có sự khác nhau, nhưng sổ lượng loài chim còn tồn tại dao động từ 9.800 – 10.050 loài. Theo các bằng chứng hóa thạch và phân tích sinh học chuyên sâu đã chứng minh dược, chim ỉà nhùng loài khủng long chân thú. Cụ thể hơn, chúng là thành viên của mamraptora, cùng với các nhóm khác như họ dromaeosauridae và họ oviraptoridae. Khi có nhiều chứng cứ cho thấy loài khủng long chân thú có mối quan hệ gần gũi với chim, thì những điểm khác biệt rõ ràng trước đây giữa chim và loài lại càng bị xóa nhòa. Còn theo một số phát hiện đã chứng tỏ thêm rằng có nhiều loài khủng long chân thú cổ nhỏ có lông vũ, lại càng góp phần làm rõ mới liên hệ giữa loài chim và loài khủng long. Quan điểm đồng thuận trong giới cổ sinh vật học hiện đại cho rằng lớp chim (Ayes) chính là họ hàng gần gũi nhất của cận bộ Deinonychosauria, bao gồm hai họ Dromaeosauridae và Troodontidae. Chúng cùng nhau tạo thành một nhóm gọi là Parayes. Ở chi cơ sở Microraptor của họ Dromaeosauridae, cũng có bộ lông vũ mà chúng có thể được chúng sử dụng để bay lượn. Hầu hết những loài Deinonychosauria cơ sở đều rất nhỏ bé, điều này gia tăng khả năng rằng tể tiên của tất cả các loài Parayes có thể đã từng sống trên cây và có khả năng chao lượn. Archaeopteryx của thời kỳ hậu Jura được biết đến là một trong những hóa thạch chuyển tiếp đầu tiên được tìm thấy và điều này giúp thêm cho học thuyết tiến hóa vào cuối thế kỷ XIX. Archaeopteryx có những đặc điểm của động vật bò sát như: Có răng, tay có móng vuốt, cùng một chiếc đuôi dài và giống thằn lằn. Tuy nhiên, nó cũng được trang bị riêng một đôi cánh tinh vi với những chiếc lông bay giống như những con chim hiện đại. Loài này tuy không được công nhận là tổ tiên trực tiếp của các loài chim hiện đại, nhưng vẫn là thành viên cổ xưa và nguyên thủy nhất của nhóm Ayes hay Ayialae và có thể chúng có mối quan hệ gần gũi với loài chim tổ tiên. Tuy vậy, vẫn có một số giả thuyết cho rằng Archaeopteryx thực sự là khủng long và không có mối quan hệ gần gũi nào hơn với chim so với các nhóm khủng long khác. Đọc thêm Phương pháp nuôi Họa Mi thi đá nguồn gốc của các loài chim nguồn gốc của các loài chim Trên thế giới, đã có rất nhiều tranh luận nổ ra về nguồn gốc của các loài chim. Khởi đầu, các nhà nghiên cứu tranh luận về chim bắt nguồn từ khủng long hay từ những Archosaur cổ xưa hơn. Trong phía những người ủng hộ giả thuyết khủng long, cũng có những bất đồng về Ornithischia hay khủng long chân thú mới gần hơn những loài thủy tổ. Dù Ornithischia (khủng long “hông chim”)có cấu trúc hông tương đồng với những loài chim hiện đại, chim vẫn được coi là loài bắt nguồn từ giống khủng long Saurischia (“hông thằn lằn”)đã tiến hóa cấu trúc hông của chúng một cách độc lập. Thực tế, bên cạnh hai nhóm trên, cấu trúc hông giống chim cũng được tiến hóa trong một nhóm khủng long chân thú riêng biệt, là Therizinosauridae. Đặc điểm phân bố của các loài chim Chim sống và sinh sản ở môi trường trên cạn cũng như ở cả bảy lục địa, trong đó loài chim sinh sản ở khu vực lạnh giá nhất là loài hải âu petren tuyết (Pagodroma nivea), chúng có thể sinh sản ở khu vực lấn sâu tới 440km trong châu Nam Cực, thể hiện tính đa dạng cao nhất về các loài chim thuộc những khu vực nhiệt đới. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng tính đa dạng cao là kết quả của tốc độ hình thành loài cao ở những khu vực này. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở khu vực có vĩ độ cao, tốc độ hình thành loài cao hơn nhưng lại có tốc độ tuyệt chủng lớn hơn so với vùng nhiệt đới. Thực tế, có họ chim có cuộc sống thích nghi ở cả môi trường đại dương, trong số đó có những loài chim biển chỉ vào bờ khi sinh sản và một số chim cánh cụt thể lặn ở độ sâu tới 300m. Mặt khác, nhiều loài chim đã thành lập quần thể giao phối ở những vùng được nhập con người. Trong đó, có những loài được nhập nội có chủ ý, ví dụ như loài trĩ đỏ, đã được đưa đi trên toàn thế giới như một loại chim để săn bắt. Còn các loài khác mang tính ngẫu nhiên, một ví dụ cụ thể là sự thành lập của quần thể vẹt thầy tu đuôi dài (Myiopsitta monachus) ở một số thành phố của Bắc Mỹ, sau khi chúng thoát ra khỏi tình trạng nuôi nhốt. Bên cạnh đó, có một số loài khác, bao gồm: Cò ruồi, diều vằn đầu vàng và vẹt mào ngực hồng (galah) đã mở rộng phân bố một cách tự nhiên bên cạnh khu vực phân bố gốc, bởi các hoạt động nông nghiệp đã tạo nên sinh cảnh mới thích hợp cho chúng.

Đọc thêm tại: http://caytrongvatnuoi.com/vat-nuoi/tim-hieu-chung-ve-cac-loai-chim/
Tìm hiểu chung về các loài chim 24/02/2017 ga con Vật nuôi 0 Khái quát về loài chim Chim (danh pháp khoa học: Ayes) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng. Chim đi, đứng bằng hai chân và đẻ trứng. Trong lớp chim có khoảng 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực tới châu Nam Cực. Hơn nữa, các loài chim có kích thước dao động khác nhau, từ loài chim nhỏ cỡ 5cm (như Mellisuga helenae – một loài chim ruồi) cho tới lớn cỡ 2,7m (như đà điểu). Theo các bằng chứng về hóa thạch thì chim được tiến hóa từ các loài khủng long chân thú (Theropoda) trong suốt kỷ Jura, vào khoảng 150 – 200 triệu năm về trước, với đại còn diện đầu tiên được biết đến, xuất hiện từ cuối kỷ Jura là Archaeopteryx (vào khoảng 105 – 150 triệu năm trước). Các nhà cổ sinh vật học đều coi chim là nhánh duy nhất của khủng long còn sống sót qua sự kiện tuyệt chủng cretaceous-tertiary vào xấp xỉ 65,5 triệu năm trước. các loài chim các loài chim Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm của loài chim như: có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng, chỉ số trao đổi chất cao, tim của chim có bốn ngăn, cùng vái một bộ xương nhẹ nhưng chắc. Đặc biệt, tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và có thể bay, trừ những một số loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số loài chim đặc hữu sống trên đảo. Chim cũng có hệ tiêu hóa và hệ hô hấp duy nhất đáp ứng cao cho hoạt động bay. Trong đó, có một số loài chim, đặc biệt là họ quạ và vẹt, nằm trong những loài chim thông minh nhất của giới động vật. Theo một số quan sát của các nhà khoa học thì nhiều loài sống thành bầy có thể truyền những kinh nghiệm cho thế hệ sau. Một loài chim hằng năm thường di trú đến những nơi rất xa, còn nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn. Chim là động vật thích sống thành bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, chúng tham gia vào những hoạt động bầy đàn như: hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công để chống lại kẻ thù. Chim thường có những loài đơn giao xã hội, mùa giao phối của chúng được diễn ra trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố, mẹ. Sau khi nở, chim non đều được chim bố mẹ chăm sóc trong một thời gian. Thực tế, nhiều loài chim có giá trị rất quan trọng đối với đời sống của con người, chủ yếu được sử dụng để làm thức ăn thông qua việc săn bắn hay chăn nuôi. Có một vài loài như phân bộ sẻ hay bộ Vẹt lại có vai trò làm cảnh. Đặc biệt, hình tượng chim được xuất hiện trong tất cả các mặt của văn hóa con người, từ tôn giáo, thần thoại đến thi ca và âm nhạc. Hiện nay, trên thế giối khoảng 120 -130 loài chim đã bị tuyệt chủng do hành động tàn phá của con người trong thế kỷ XVII, cùng với hàng trăm loài khác sau đó. Có khoảng 1.200 loài đang bị đặt trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng bởi các hoạt động của loài người, cho dù các tổ chức vẫn đang có những nỗ lực bảo vệ chúng. Đọc thêm Cho đàn ong ăn và uống Sự tiến hoá của các loài chim Chim được phân loại lần đầu tiên bởi Francis willughby và John Ray năm 1676. Sau đó, Carolus Linnaeus đã sửa đổi công trình này vào năm 1758 và để lại một hệ thống phân loại vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong hệ thống phân loại của Linnaeus, các loài chim được phân vào lớp Ayes. Việc phân loại này dựa trên nguồn gốc phát sinh đã xếp Ayes vào trong nhánh khủng long Theropoda (Khủng long chân thú). Ayes cùng với nhóm chị em Crocodilia (Bộ Cá sấu) là những nhóm duy nhất còn sống sót của nhánh bò sát archosaur. Xét theo sự phát sinh chủng loại, Ayes được xác định là hậu duệ của tổ tiên chung gần nhất của các loài chim hiện đại và Archaeopteryx lithographica. Như vậy, Archaeopteryx xuất hiện từ giai đoạn tithonia của Hậu Jura (150 – 145 triệu năm trước), là chi chim sớm nhất. Còn một số luận điểm khác, bao gồm jacques gauthier và những người ủng hộ hệ thông phylocode, đã xác định Ayes chỉ bao gồm các nhóm chim hiện đại, chứ không gồm các nhóm chim được biết đến qua hóa thạch và thay vào đó các nhà khoa học này đã xếp chúng vào nhóm lớn ayialae. Tất cả các loài chim hiện đại đều nằm trong phân lớp neornithes, được chia thành hai nhóm là: nhóm paleognathae, bao gồm các loài không biết bay như đà điểu và nhóm neognathae đa dạng hơn, chứa tất cả những loài còn lại, hai nhóm này thường được xếp ở cấp bậc siêu bộ. Tùy vào quan điểm phân loại có sự khác nhau, nhưng sổ lượng loài chim còn tồn tại dao động từ 9.800 – 10.050 loài. Theo các bằng chứng hóa thạch và phân tích sinh học chuyên sâu đã chứng minh dược, chim ỉà nhùng loài khủng long chân thú. Cụ thể hơn, chúng là thành viên của mamraptora, cùng với các nhóm khác như họ dromaeosauridae và họ oviraptoridae. Khi có nhiều chứng cứ cho thấy loài khủng long chân thú có mối quan hệ gần gũi với chim, thì những điểm khác biệt rõ ràng trước đây giữa chim và loài lại càng bị xóa nhòa. Còn theo một số phát hiện đã chứng tỏ thêm rằng có nhiều loài khủng long chân thú cổ nhỏ có lông vũ, lại càng góp phần làm rõ mới liên hệ giữa loài chim và loài khủng long. Quan điểm đồng thuận trong giới cổ sinh vật học hiện đại cho rằng lớp chim (Ayes) chính là họ hàng gần gũi nhất của cận bộ Deinonychosauria, bao gồm hai họ Dromaeosauridae và Troodontidae. Chúng cùng nhau tạo thành một nhóm gọi là Parayes. Ở chi cơ sở Microraptor của họ Dromaeosauridae, cũng có bộ lông vũ mà chúng có thể được chúng sử dụng để bay lượn. Hầu hết những loài Deinonychosauria cơ sở đều rất nhỏ bé, điều này gia tăng khả năng rằng tể tiên của tất cả các loài Parayes có thể đã từng sống trên cây và có khả năng chao lượn. Archaeopteryx của thời kỳ hậu Jura được biết đến là một trong những hóa thạch chuyển tiếp đầu tiên được tìm thấy và điều này giúp thêm cho học thuyết tiến hóa vào cuối thế kỷ XIX. Archaeopteryx có những đặc điểm của động vật bò sát như: Có răng, tay có móng vuốt, cùng một chiếc đuôi dài và giống thằn lằn. Tuy nhiên, nó cũng được trang bị riêng một đôi cánh tinh vi với những chiếc lông bay giống như những con chim hiện đại. Loài này tuy không được công nhận là tổ tiên trực tiếp của các loài chim hiện đại, nhưng vẫn là thành viên cổ xưa và nguyên thủy nhất của nhóm Ayes hay Ayialae và có thể chúng có mối quan hệ gần gũi với loài chim tổ tiên. Tuy vậy, vẫn có một số giả thuyết cho rằng Archaeopteryx thực sự là khủng long và không có mối quan hệ gần gũi nào hơn với chim so với các nhóm khủng long khác. Đọc thêm Phương pháp nuôi Họa Mi thi đá nguồn gốc của các loài chim nguồn gốc của các loài chim Trên thế giới, đã có rất nhiều tranh luận nổ ra về nguồn gốc của các loài chim. Khởi đầu, các nhà nghiên cứu tranh luận về chim bắt nguồn từ khủng long hay từ những Archosaur cổ xưa hơn. Trong phía những người ủng hộ giả thuyết khủng long, cũng có những bất đồng về Ornithischia hay khủng long chân thú mới gần hơn những loài thủy tổ. Dù Ornithischia (khủng long “hông chim”)có cấu trúc hông tương đồng với những loài chim hiện đại, chim vẫn được coi là loài bắt nguồn từ giống khủng long Saurischia (“hông thằn lằn”)đã tiến hóa cấu trúc hông của chúng một cách độc lập. Thực tế, bên cạnh hai nhóm trên, cấu trúc hông giống chim cũng được tiến hóa trong một nhóm khủng long chân thú riêng biệt, là Therizinosauridae. Đặc điểm phân bố của các loài chim Chim sống và sinh sản ở môi trường trên cạn cũng như ở cả bảy lục địa, trong đó loài chim sinh sản ở khu vực lạnh giá nhất là loài hải âu petren tuyết (Pagodroma nivea), chúng có thể sinh sản ở khu vực lấn sâu tới 440km trong châu Nam Cực, thể hiện tính đa dạng cao nhất về các loài chim thuộc những khu vực nhiệt đới. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng tính đa dạng cao là kết quả của tốc độ hình thành loài cao ở những khu vực này. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở khu vực có vĩ độ cao, tốc độ hình thành loài cao hơn nhưng lại có tốc độ tuyệt chủng lớn hơn so với vùng nhiệt đới. Thực tế, có họ chim có cuộc sống thích nghi ở cả môi trường đại dương, trong số đó có những loài chim biển chỉ vào bờ khi sinh sản và một số chim cánh cụt thể lặn ở độ sâu tới 300m. Mặt khác, nhiều loài chim đã thành lập quần thể giao phối ở những vùng được nhập con người. Trong đó, có những loài được nhập nội có chủ ý, ví dụ như loài trĩ đỏ, đã được đưa đi trên toàn thế giới như một loại chim để săn bắt. Còn các loài khác mang tính ngẫu nhiên, một ví dụ cụ thể là sự thành lập của quần thể vẹt thầy tu đuôi dài (Myiopsitta monachus) ở một số thành phố của Bắc Mỹ, sau khi chúng thoát ra khỏi tình trạng nuôi nhốt. Bên cạnh đó, có một số loài khác, bao gồm: Cò ruồi, diều vằn đầu vàng và vẹt mào ngực hồng (galah) đã mở rộng phân bố một cách tự nhiên bên cạnh khu vực phân bố gốc, bởi các hoạt động nông nghiệp đã tạo nên sinh cảnh mới thích hợp cho chúng.

Đọc thêm tại: http://caytrongvatnuoi.com/vat-nuoi/tim-hieu-chung-ve-cac-loai-chim/


Tiền thân của loài chim chính là... khủng long?



Tiền thân của loài chim chính là... khủng long?
(PLO)- Nếu nhìn ra cửa sổ, bạn có thể sẽ phát hiện được một con khủng long còn sống.
 
Những con bò sát khổng lồ tưởng chừng đã tuyệt diệt từ 66 triệu năm trước, thực ra không chỉ tìm được cách sống sót mà còn sinh sôi nảy nở sau thời kỳ bị tiêu diệt hàng loạt và trở thành các loài chim hiện nay.

Để nghiên cứu quá trình chuyển hóa đáng kinh ngạc này, các nhà khoa học không chỉ nhờ vào hóa thạch mà còn tận dụng các chứng cứ về tiến hóa có trong gene và mô mềm của các loài chim.

Nhà nghiên cứu về cổ sinh vật học Bhart-Anjan Bhullar của Trường ĐH Yale còn đi xa hơn khi vận dụng cả hai phương pháp này bằng cách so sánh những mẫu xương cổ đồng thời nghiên cứu sự tiến hóa của các loài vật hiện đại. Bhullar đã dùng “các phương pháp sinh học tiến hóa được kiểm chứng qua thời gian” để khám phá ra quá trình thay đổi của khủng long.

Bhullar cho biết nếu chỉ nhìn ở bề nổi, các loài khủng long cổ đại hoàn toàn khác biệt với các loài chim hiện đại: “Các loài chim đều nhỏ hơn rất nhiều. Sọ của chúng nhỏ hơn nhưng chim lại có não lớn hơn khủng long. Các loài chim cũng không có răng, mặt của chúng cũng ngắn hơn và cấu trúc cơ thể của chim khác xa với khủng long".

Tiền thân của loài chim chính là... khủng long? - ảnh 1
Khủng long không những không bị tuyệt chủng mà còn tiến hóa thành các loài chim đang sinh sôi nảy nở hiện nay. Ảnh minh họa


Tuy vậy, ông phát hiện ra rằng những thay đổi lớn này đều bắt nguồn từ nhiều tinh chỉnh nhỏ trong lúc con vật trưởng thành: “Ban đầu, đây có vẻ là hàng triệu thay đổi nhưng thực chất nhiều thay đổi này hoàn toàn có thể giải thích được nếu ta xem những loài chim hiện nay là những con khủng long đang trong giai đoạn trưởng thành.”

Đó là một kết luận trong nghiên cứu dài 2012 trang của nhóm khảo sát về sự thay đổi trong cấu trúc hộp sọ của khủng long. Theo đó, các đặc điểm như hộp sọ lớn hơn, mắt to hơn và mặt ngắn lại của loài chim đều giống với đặc điểm của những con khủng long con.

Không chỉ vậy, nhóm còn tìm hiểu về một đặc điểm bí ẩn khác của tiến hóa là mỏ chim. Mỏ trên của chim hiện đại là một mẫu xương lớn, vốn có nguồn gốc từ phần mỏm của khủng long. Tuy vậy, trong quá trình tiến hóa, xương mỏm mở rộng ra thành hình mũi nhọn hiện nay. Quá trình này diễn ra như thế nào?

Theo Bhullar, “điều này liên quan đến một số gene định hình cụ thể. Đây là những chỉ dẫn ban đầu để phôi phát triển thành hình dạng sinh vật khi ở trong trứng".

Nhóm nghiên cứu nhận ra khi thay đổi một số gene định hình này ở phôi gà sẽ khiến chúng tái tạo được khuôn mặt của các loài khủng long cổ. Thí nghiệm này đã cho ra kết quả phôi gà trong trứng “phát triển thành xương hàm tròn nhỏ giống với tổ tiên chúng".

Trong báo cáo tại hội nghị thường niên của Hội Cổ sinh vật học vào tháng rồi, nhóm nghiên cứu còn mô tả quá trình thay đổi từ xương hàm trên ở khủng long vốn to hơn và chứa phần lớn răng của khủng long lại bị thu nhỏ thành một cái mỏm chim nhỏ xíu và gần như khuyết răng qua quá trình tiến hóa. 

Qua từng yếu tố được phát hiện, nhóm nghiên cứu đang dần khai sáng một trong những quá trình tiến hóa toàn diện nhất trong lịch sử. Bhullar cho biết ông mong muốn có thể tạo ra một con “khủng long gà”; một thành tựu như vậy sẽ là món quà tuyệt vời mà thời gian và tiến hóa đã ban tặng cho con người.

“Chúng ta đều biết các loài sinh vật đều giữ lại nhiều đặc điểm của tổ tiên trong tiến trình lịch sử của các loài. Thậm chí trong từng chuỗi acid nucleid có trong gene sinh vật đều ẩn chứa một phần lịch sử. Đây sẽ là một kho tàng tiềm năng cho chúng ta giải thích lịch sử của sự sống và thậm chí là biết được tương lai sắp tới”.
Minh Trường (theo Smithsonianmag)

Nguồn gốc thực của loài chim là từ… khủng long

(Xã hội) - Những con khủng long ăn thịt đã dần tiến hóa thành những chú chim có kích thước nhỏ hơn sau hàng triệu năm.
Nguồn gốc thực của loài chim là từ… khủng long
Một nhóm các nhà khoa học vào hôm thứ 5 tuần trước đã mô tả một quá trình tiến hóa bất thường đang diễn ra trong khoảng thời gian 50 triệu năm, trong đó một dòng dõi của loài khủng long ăn thịt đã có rất nhiều đặc điểm dẫn đến sự xuất hiện của các loài chim đầu tiên.
Các nhà nghiên cứu, sử dụng kỹ thuật phát triển bởi các nhà sinh học về phân tử, đã tái tạo lại quá trình tiến hóa virus, kiểm tra 1.500 đặc điểm giải phẫu trong 120 loài khủng long khác nhau từ nhóm Theropod. Những loài hai chân ăn thịt khổng lồ như Tyrannosaurus Rex và Giganotosaurus cùng dòng giống với các loài chim bây giờ.
Những con chim đầu tiên được biết đến là loài quạ Archaeopteryx, sống ở Đức 150 triệu năm trước. Nó có những đặc điểm nguyên thủy như răng, đuôi dài và thiếu một xương đuôi, xương ức và các cơ xương khác,... cũng có một số thuộc tính giống với các loài chim hiện đại.
Các nhà nghiên cứu đã hoàn thành một cây phả hệ của dòng họ khủng long này và cả loài chim hậu thế. Những con khủng long giảm kích thước từ khoảng 440 pounds (200 kg) xuống còn 1,7 pound (0,8 kg) trong 12 giai đoạn.
Ngoài thu nhỏ bền vững, dòng này cũng được hưởng lợi từ những đặc điểm mới như lông vũ, xương đòn, cánh, mõm ngắn hơn và răng nhỏ hơn. Nghiên cứu cho thấy dòng này có được sự thích nghi tiến hóa với tốc độ nhanh hơn so với khủng long khác bốn lần.
Việc giảm kích thước cơ thể của loài khủng long bằng việc tiến hóa thành chim đã giúp chúng chiếm được các lợi thế về sinh thái so với các loài to lớn hơn .
‘Những thay đổi này có thể đã giúp những sinh vật sống sót trong thảm họa mà những con khủng long khác đã phải chịu – Đó là việc một tiểu hành tinh đã tấn công Trái đất 65 triệu năm trước. Khả năng bay lượn sẽ cho phép chúng đi tới những nơi xa hơn và phù hợp với khả năng thích nghi ,cộng với việc trở thành động vật máu nóng sẽ giúp chúng chống lại biến đổi khí hậu’, theo nhà cổ sinh vật học Michael Lee của trường Đại học Adelaide.

Phát hiện đột phá về nguồn gốc loài chim

(TNO) Sự phát hiện về loài khủng long lông vũ mới được đánh giá sẽ thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết về loài chim, theo tuyên bố của các chuyên gia quốc tế.
Hóa thạch của một sinh vật kích thước 30 cm từ Kỷ Jura đã thách thức cách nhìn nhận lâu nay về nguồn gốc của loài chim.


Phát hiện đột phá về nguồn gốc loài chim
Khủng long Eosinopteryx - Ảnh: ĐH Southampton
Trong một nghiên cứu đột phá, giới chuyên gia đã tiết lộ về sự tồn tại của loài khủng long Eosinopteryx trước khi khủng long được cho là tổ tiên của chim chóc xuất hiện trên bề mặt Trái đất.
Trước đây, giới khoa học cho rằng loài chim tiến hóa từ dòng khủng long gọi là theropod vào thời đầu Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 120 - 130 triệu năm.
Tuy nhiên, giả thuyết trên hiện bị lung lay sau khi hóa thạch của các khủng long có lông vũ được tìm thấy tại miền đông bắc Trung Quốc, từ thời Kỷ Jura.
Eosinopteryx được cho là đã tồn tại từ hơn 145 triệu năm trước, theo báo cáo trên chuyên san Nature Communications.
Đồng tác giả cuộc nghiên cứu là tiến sĩ Gareth Dyke của Đại học Southampton (Anh) đánh giá phát hiện mới càng khiến giới chuyên gia thêm nghi ngờ về giả thuyết liên quan đến hóa thạch nổi tiếng Archaeopteryx, được cho là thủy tổ của loài chim hiện đại.
Hóa thạch của Eosinopteryx cho thấy dù khủng long có lông vũ, chúng hoàn toàn không biết bay, do sải cánh ngắn và cấu trúc xương không phù hợp.
Chúng còn có ngón chân chuyên cho hoạt động đi trên mặt đất, và có ít lông hơn ở phần đuôi và chân sau.
Phi Yến
 
Thê giới động vật về loài chim

Mâu thuẫn về nguồn gốc ra đời của loài chim

  • 1 2 3 4 5
  • 1.173
Công trình nghiên cứu mới cho rằng loài chim ngày nay có nguồn gốc từ cách đây 100 triệu năm – một thời gian dài trước khi khủng long tuyệt chủng.
Trong công cuộc tìm kiếm tổ tiên của loài chim hiện đại, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả trái ngược nhau của hóa thạch và phân tích di truyền. Nghiên cứu hóa thạch cho rằng loài chim hiện đại có nguồn gốc cách đây 60 triệu năm, sau khi giai đoạn Cretaceous kết thúc cách đây 65 triệu năm, cũng là giai đoạn loài khủng long tuyệt chủng.
Nhưng các công trình nghiên cứu phân tử lại cho rằng khác biệt di truyền của nhiều giống chim xảy ra vào giai đoạn Cretaceous. Và một công trình nghiên cứu mới dựa trên phân tử cho rằng tổ tiên loài này đã xuất hiện sớm hơn thời điểm đề xuất 40 triệu năm. Trong công trình này các nhà khoa học áp dụng một phương pháp mới: nghiên cứu tỉ lệ biến dị giữa các nhóm trong loài.
Một đôi vẹt đuôi dài Nam Mỹ màu đỏ bay qua Công viên Quốc gia Madidi ở Bolivia. Theo một công trình nghiên cứu di truyền mới, các loài chim hiện đại có thể có nguồn gốc từ 100 triệu trăm nay, từ lâu trước khi loài khủng long tuyệt chủng. (Ảnh: Joel Satore/NGS)
Theo Joseph Brown, trưởng nhóm nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH Michigan tại Ann Arbor: “Mục đích của nghiên cứu là đưa ra một câu trả lời dứt khoát cho kết luận từ hai nguồn thông tin.”
Công trình nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí BMC Biology.
Phương pháp xác định niên đại
Khi muốn xác định niên đại của các sự kiện sinh học, nhà di truyền học phân tử dựa vào một lý thuyết tên đồng hồ phân tử. Sau những khoảng thời gian dài, sự biến dị diễn ra ở một tần suất khá đều đặn. Bằng cách đo đạc mức độ biến dị di truyền, các nhà khoa học có thể đánh giá vào thời điểm nào trong quá khứ các loài rẽ nhánh.
Trong những nhóm có họ xa, ví dụ như những họ hoặc bộ chim khác nhau, đồng hồ phân tử “bất thường” hơn mọi người nghĩ. Có lẽ điều này xảy ra là do những dòng chim khác nhau có thể nảy sinh biến dị ở tần suất khác nhau, vì vậy áp dụng một tốc độ duy nhất cho cả họ có thể dẫn đến kết quả không đáng tin cậy.
Cách đánh giá được cải thiện
Công trình là cuộc điều tra sát sao đầu tiên về khả năng những giả định kém về dữ liệu di truyền của loài chim dẫn đến sự khác biệt lên đến 50 hoặc 60 triệu năm giữa kiểm tra hóa thạch và kiểm tra di truyền.
Lời giải thích khả dĩ nhất là hai nguồn thông tin này giải quyết những giai đoạn đa dạng hóa khác nhau.
Dữ liệu di truyền được sử dụng trong giai đoạn các bộ gien có chung một tổ tiên, điều này có thể đẩy lên sớm hơn sự phát triển loài mới. Còn hóa thạch thì chỉ ghi nhận sản phẩm của quá trình tiến hóa.
Patrick O’Connor, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Ohio, Athens cho biết: “Có một điểm quan trọng cần nhấn mạnh là những dữ liệu này không nhất thiết phải đáng tin hơn hóa thạch. Thông tin mà chúng ta có được từ hóa thạch và các loài động vật ngày nay là một bộ dữ kiện bổ sung mà chúng ta nên kết hợp hơn vào quá trình nghiên cứu so với hiện nay.”
Patrick cũng cho biết thêm: “Công trình khuyến khích các nhà cổ sinh vật học tiếp tục tìm kiếm những hóa thạch của loài chim hiện đại trong địa tầng thuộc giai đoạn Cretaceous. Điều quan trọng ở đây là đã có những hóa thạch ủng hộ quan điểm tiến hóa loài chim dựa trên tiến hóa phân tử. Công trình này đã chứng thực cho một số những phát hiện gần đây.”
Cập nhật: 16/02/2008 Tuệ Minh (Theo National Geographic)

Nguồn gốc màu lông ở chim?

  • 1 2 3 4 5
  • 1.192
Tại sao chim lại có lông đỏ? Theo Esther del Val, thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Barcelona, Tây Ban Nha, và các đồng nghiệp, sắc tố đỏ tạo cho chim sẻ mỏ chéo (Loxia curvirostra) bộ lông màu đỏ, được tạo ra trong gan, chứ không phải da như những suy nghĩ trước đây.

Nghiên cứu mới cho thấy sắc tố đỏ tạo cho chim sẻ mỏ chéo bộ lông màu đỏ được tạo ra trong gan, chứ không phải da như những suy nghĩ trước đây.

Phát hiện của họ, được công bố trực tuyến trên tạp chí Naturwissenschaften cả Springer có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu sự tiến hóa của tín hiệu màu sắc ở loài chim.

Sắc tố có chức năng sinh lý quan trọng, bao gồm chống oxy hóa, điều chỉnh miễn dịch, và thuộc tính bảo vệ quang học. Sắc tố cũng được nhiều loài chim sử dụng như chất nhuộm màu, và chịu trách nhiệm cho màu đỏ, cam và vàng. Cụ thể, sắc tố đỏ ở loài chim có tác dụng như tín hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của một cá thể và khả năng tìm kiếm những nguồn thức ăn tốt của nó. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự biến đổi sắc tố diễn ra trực tiếp trong kén khi lông phát triển.


Nguồn gốc màu lông ở chim (Ảnh : crazy-frankenstein.com)
Del Val và nhóm nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy rằng, trái ngược với những dự đoán trước đây, gan là nơi tổng hợp sắc tố chịu trách nhiệm cho màu sắc của lông, chứ không phải da. Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần sắc tố trong gan, máu, da và lông của 7 con chim sẻ mỏ chéo, loài chim mà những con đực có lông ngực, đuôi và cổ màu đỏ. Họ đặc biệt quan tâm tới nguồn gốc giải phẫu của bộ lông đỏ của chim. Họ phát hiện rằng sắc tố đỏ của chim sẻ mỏ chéo đực nằm trong gan và máu, có nghĩa rằng sắc tố được tổng hợp trong gan rồi được đưa đến những mô bên ngoài qua dòng máu.

Del Val kết luận: “Sự bất đồng đáng ngạc nhiên này với những nghiên cứu trước đây đưa ra câu hỏi rằng liệu có những khác biệt về mặt giải phẫu giữa các loài đối với biến đổi sắc tố hay không. Hiểu rõ sự biến đổi cơ chế hình thành màu sắc giữa các loài có thể là chìa khóa để hoàn chỉnh quá trình tiến hóa khác nhau bao gồm tín hiệu màu sắc”.


Tham khảo:
Val et al. The liver but not the skin is the site for conversion of a red carotenoid in a passerine bird. Naturwissenschaften, 2009; DOI: 10.1007/s00114-009-0534-9
Cập nhật: 21/04/2009 G2V Star (Theo ScienceDaily)


Loài chim có nguồn gốc từ khủng long? Vấn đền này do thiếu bằng chứng hóa thạch trong một khoảng thời gian dài nên đã gây ra sự tranh cãi trong giới khoa học.

Nhà nghiên cứu Từ Tinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc phát biểu trên mạng tin của tạp chí “Tự nhiên” (Anh) ngày 24-9 rằng họ đã tìm thấy một hóa thạch “chim Anchiornis huxleyi” còn nguyên vẹn ở tỉnh Liêu Ninh phía Đông Bắc nước này.

Phát hiện này đã lấp đầy khoảng trống liên quan trong chuỗi tiến hóa giữa hai loài. Tạp chí trên cho biết trong tuần sau sẽ chính thức xuất bản một tài liệu liên quan đến vấn đề này.

Tài liệu sẽ cung cấp một bộ ảnh và các dữ liệu hữu quan về hóa thạch sinh vật cổ còn rất nguyên vẹn, cho thấy không chỉ chi trước và đuôi của động vật này có lông dài, mà trên hai chân của nó cũng mọc lông vũ, chứng tỏ trong quá trình tiến hóa từ chim đến khủng long có thể tồn tại một giai đoạn “bốn cánh”.

Nhà nghiên cứu này quy động vật nói trên vào loài “chim Anchiornis huxleyi”, được đặt tên để tưởng niệm nhà bảo tàng học nổi tiếng người Anh Thomas Henry Huxley, người đầu tiên đưa ra giả thiết chim có thể tiến hóa từ khủng long.

Trước đây người ta từng cho rằng “chim Anchiornis huxleyi” là loài chim rất nguyên thủy, nhưng các cuộc nghiên cứu sâu hơn cho thấy loài này thuộc Troodontidae, loài khủng long có cánh có mối liên hệ rất gần với loài chim nguyên thủy.

Tuy nhiên, lý luận này do thiếu bằng chứng hóa thạch trong một thời gian dài nên những người phản đối nói rằng một số hóa thạch của khủng long giống chim xuất hiện quá muộn, không đủ để giải thích quan hệ tiến hóa từ khủng long đến chim.

Nay kết quả xác định niên đại đối với hóa thạch tìm thấy tại Liêu Ninh cho thấy con “chim Anchiornis huxleyi” này sống vào giai đoạn cuối kỷ Jura- cách đây khoảng 155 triệu năm, sớm hơn niên đại của loài chim thủy tổ- cho đến nay là “loài khủng long giống chim” cổ xưa nhất.

Nhà nghiên cứu này còn cho rằng phát hiện nói trên không chỉ kết nối nhịp cầu tiến hóa từ khủng long đến chim, mà còn góp phần vào việc nghiên cứu nguồn gốc cũng như quá trình tiến hóa của lông vũ.

Loài chim cánh cụt cổ đại lớn như con người

19/12/2017 08:00 -
Gerald Mayr tại Viện nghiên cứu Senckenberg và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Frankfurt, Đức và cộng sự đã phân tích bộ xương hóa thạch của một loài cánh cụt khổng lồ (Kumimanu biceae) từng được khám phá tại Moeraki Formation ở Otago, New Zealand.


Nhóm nghiên cứu ước lượng, với chiều cao 1,77m và nặng hơn 100 kg, đây là loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới và sống cách đây khoảng 55 – 60 triệu năm. Hiện nay, cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) giữ kỷ lục loài chim cánh cụt còn sống lớn nhất, cũng chỉ cao 1,2m ở độ tuổi trưởng thành.

Công bố “Loài cánh cụt ở thế Paleocene từ New Zealand chứng minh nguồn gốc đa dạng của tính chất khổng lồ trong hóa thạch bộ Sphenisciformes” (A Paleocene penguin from New Zealand substantiates multiple origins of gigantism in fossil Sphenisciformes) của họ được xuất bản trên trên tạp chí Nature Communications hôm 12/12.

Bộ xương hóa thạch của loài K. biceae được hai nhà nghiên cứu Alan Tennyson và Paul Scofield tìm thấy vào năm 2004 trông có vẻ quá lớn so với kích thước của chim cánh cụt. Do vậy lúc đầu người ta giả định bộ xương này nguyên thủy là một con rùa. Sau khi nằm trên kệ trong hơn 10 năm, bộ xương hóa thạch cuối cùng cũng được kiểm tra lại và xác định thuộc về một loài chim cánh cụt. Gerald Mayr cho biết, nhiều khả năng tập tính của chim cánh cụt K. biceae “tương tự như chim cánh cụt hiện đại”.

Những con chim cánh cụt cổ đại có khả năng phát triển kích thước cơ thể khổng lồ, vượt xa các loài chim cánh cụt hiện đại lớn nhất. Để so sánh, chim cánh cụt hoàng đế – loài cao nhất và nặng nhất đang sinh sống trên Trái đất – chỉ có thể đạt được chiều cao khoảng 1,22 mét và trọng lượng 45 kg ở độ tuổi trưởng thành.

Thay vì có bộ lông màu trắng – đen như thường lệ, K. biceae màu nâu và có mỏ dài hơn so với chim cánh cụt hiện đại.

Chim cánh cụt đã tiến hóa từ những con chim biết bay cách đây hàng chục triệu năm. Chúng đánh mất khả năng bay lượn và thay vào đó là khả năng bơi lội. Sau khi sống trên mặt đất, một số loài chim cánh cụt trở nên lớn hơn. Chúng phát triển từ chiều cao ban đầu khoảng 80cm lên gấp đôi.

Công bố của Gerald Mayr và cộng sự chỉ ra, một số loài cánh cụt trở thành “kẻ khổng lồ” sớm ngay sau khi có cuộc tiến hóa đầu tiên và chuyển từ biết bay sang lặn. Vào thời điểm loài K. biceae còn sống, có thể chúng đã sống ở môi trường cận nhiệt đới ấm áp cùng với nhiều loài chim biển, rùa và cá mập khác.

Việc có được những thông tin về K. biceae đã góp phần đem lại những hiểu biết mới về quá trình tiến hóa của chim cánh cụt. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của K. biceae cho đến nay vẫn là điều bí ẩn. Nhiều khả năng, chúng phải cạnh tranh thức ăn với động vật biển có vú hoặc trở thành con mồi của những động vật ăn thịt khác.

Nguồn: http://www.ibtimes.co.uk/kumimanu-biceae-giant-human-sized-ancient-penguin-has-been-discovered-1651197
https://www.theguardian.com/science/2017/dec/12/fossil-hunters-find-man-sized-penguin-on-new-zealand-beach
Quốc Hùng dịch

Những loài chim không bao giờ... bay

Jeanny, Theo 10:07 01/06/2011

Những loài chim hiếm hoi trong tự nhiên bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn.

1. Chim Takahe
Loài chim này chỉ được tìm thấy tại New Zealand và đã được cho là tuyệt chủng cho đến khi người ta tìm thấy một vài cá thể ít ỏi ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison. Với chiều dài khoảng 63 cm, đây là một loài chim bé nhỏ, đôi cánh nhỏ yếu nhưng bù lại cặp chân chắc khỏe và chiếc mỏ to “khác thường”. Hiện nay, chỉ còn có khoảng 225 con còn sinh sống trong khu vực bảo tồn và các biện pháp bảo vệ được tăng cường để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài. Tuy vậy, quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp là một vấn đề rất lớn đe dọa đến loài chim quý hiếm này.
2. Chim cánh cụt
Chim cánh cụt thì chẳng còn xa lạ gì với chúng ta và mặc dù không bay được nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh. Loài cánh cụt sống chủ yếu ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 20 loài chim cánh cụt. Loài lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh. Thức ăn ưa thích của chim cánh cụt là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước.
3. Chim Kiwi
Đây là loài chim bản địa của đất nước New Zealand và được xem như là biểu tượng quốc gia. Chỉ có khoảng 5 loài thuộc giống chim này. Chim Kiwi rất bé nhỏ nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm. Bạn chỉ có nhìn thấy chúng vào ban ngày tại các khu vực bảo tồn dành riêng cho loài chim quý hiếm này. Chúng có khứu giác rất tốt và là một loài đặc biệt với lỗ mũi ở phần cuối của chiếc mỏ.
4. Đà điểu
 
Đây là loài lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46km/h. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn chớ dại mà đến gần loài chim này vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá “nguy hiểm khôn lường”.
5. Đà điểu đầu mào Cassowary
 
Dù bé hơn loài đà điểu nhưng giống đà điểu đầu mào Cassowary ở Úc cũng là một loài chim “to lớn” khác thường. Thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây và các loại cây trồng khác. Đây cũng là một giống chim hung dữ và rất nguy hiểm tuy nhiên chúng mới bị tuyệt chủng cách đây không lâu.
6. Chim Rhea
Là loài chim bản địa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim Rhea có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin. Chúng mất 6 tháng để trưởng thành nhưng chỉ đến khi được 2 tuổi mới bắt đầu quá trình sinh sản, phối giống.
7. Chim Kakapo
Đây là giống chim rất phổ biến ở New Zealand trước đây với rất nhiều hóa thạch cổ đại được tìm thấy ở khắp nơi. Tuy nhiên, loài chim Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được gấp rút thực hiện để ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây số lượng của loài đã tăng lên đáng kể. Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi ý nghĩa cái tên Kakapo có nghĩa là “ Cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “Cú vẹt”.
8. Chim Emu
Đây là giống chim bản địa lớn nhất ở nước Úc với chiều cao đến 2m, chúng cũng là một tay đua cự phách với tốc độ tối đa là 30m/h dẫu vẫn kém cạnh so với giống đà điểu. Chúng sống trong một điều kiện môi trường rất tốt và hầu như không có bất kỳ mối đe dọa nào cả. Có khoảng 3 loài chim khác nhau thuộc giống này tại Úc.
9. Chim cốc Galapagos
Có tên như vậy vì chúng là loài chim bản địa trên đảo Galapagos gần Ecuador. Đây là loài chim duy nhất trong giống chim cốc mất khả năng bay lượn và sống chủ yếu dưới nước và trên cạn. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác. Mùa sinh sản của chim cốc Galapagos thường bắt đầu vào các tháng lạnh giá từ tháng 7-10 vì khi đó chúng được đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào. Chỉ còn khoảng 1500 con còn lại trong tự nhiên nên nguy cơ tuyệt chủng của loài này cũng rất cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét