Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KÝ ỨC CHÓI LỌI 89
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Giáp lá cà trên đồi Phẫu Trung đoàn
Anh hùng giữa đời thường: Người giữ cao điểm 438
Chỉ khi mặc quân phục, ông Nguyễn Nho Bông mới khiến bà con làng xóm nhớ ra ông là thiếu tá - Anh hùng lực lượng vũ trang
Phải đến khi nhìn thấy tấm hình
mặc quân phục thiếu tá phía trên khung kính giữ giấy chứng nhận, tôi mới
tin người đàn ông đang chống gậy sau gian hàng tạp hóa sơ sài ở cái
thôn nghèo của xã Trường Giang (Nông Cống, Thanh Hóa) là Anh hùng lực
lượng vũ trang Nguyễn Nho Bông, người đã kiên cường giữ điểm cao phía
tây Đồng Đăng (Lạng Sơn) suốt những ngày đầu chiến tranh tháng 2.1979.
Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Nho Bông
sinh năm 1945, nhập ngũ tháng 9.1969, khi được tuyên dương là trung úy,
Đại đội trưởng công binh thuộc Tiểu đoàn 15, Sư đoàn 3, Quân đoàn 14,
Quân khu 1. Trong đợt chiến đấu chống quân xâm lược ở biên giới phía
bắc, Đại đội trưởng Bông chỉ huy đơn vị diệt nhiều sinh lực địch với sự
linh hoạt, đánh nhanh, đánh mạnh chiếm lại điểm cao và kiên quyết chốt
giữ trận địa. Ngày 20.12.1979, Nguyễn Nho Bông được tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang và Huân chương Quân công hạng ba.
72 tuổi, chân bước run rẩy, ông chỉ căn nhà vừa xây xong và bảo: “Căn
nhà khánh thành tháng 7.2015, do đơn vị, địa phương và các nhà hảo tâm
giúp đỡ xây dựng, chứ tôi lấy đâu ra tiền”. Ngược dòng hồi ức, ông kể:
Nhập ngũ tháng 9.1968, ông vào chiến đấu ở địa bàn Quảng Nam - Quảng
Ngãi, tháng 6.1976 cơ động lên Đồng Đăng (Lạng Sơn) bảo vệ biên giới.
Buổi sáng 17.2.1979 khi phía Trung Quốc bắn pháo sang đất ta, ông còn
thắc mắc: “Sao năm nay sấm dậy sớm thế?”. Chỉ đến khi những người lính
trên tuyến 1 chạy về báo, ông mới biết chiến tranh. “Chúng tôi chậm được
thông báo vì đường dây hữu tuyến đã bị thám báo địch cắt từ đêm hôm
trước, vô tuyến thì không có. Lúc ấy 1/3 quân số của sư đoàn rút về Hà
Bắc làm kinh tế, số ở lại cũng mỗi người chỉ có 1 khẩu AK, 3 băng đạn, 3
quả lựu đạn nên khi bị bao vây, chúng tôi toàn lấy vũ khí của địch đánh
địch”, ông Bông kể tiếp.
Kết thúc hơn 1 tháng kiên cường giữ chốt trên cao điểm 438, đơn vị
ông hy sinh 14 người. “Sở dĩ thương vong ít là vì lính chúng tôi toàn
người Bình Định đã qua chiến đấu miền Nam nên có kinh nghiệm trận mạc và
rất lì đòn. Hơn 1 tháng trời không có sự chi viện từ tuyến sau, tôi xếp
thi hài anh em hy sinh vào hầm chữ A, gắn tên tuổi cẩn thận để sau này
tiện cho công tác thương binh liệt sĩ. Nhìn lính mình nằm như ngủ, nghẹn
không khóc nổi”, ông Bông nhớ lại.
“Trận đánh kinh tế” đầu đời
Năm 1990, thiếu tá Nguyễn Nho Bông, Phó tham mưu trưởng trung đoàn
xin về nghỉ hưu tại xã Trường Giang (Nông Cống, Thanh Hóa) cho dù cấp
trên giữ lại nài nỉ: “Nếu thấy tác chiến vất vả quá thì cho lên sư đoàn
phụ trách nhà truyền thống”. Ông bảo: “Tôi không đành lòng nhìn vợ nuôi 3
đứa con nhỏ, bố mẹ già trong căn nhà tre dột nát, thiếu thốn mỗi bữa
ăn”.
Số tiền 200 đồng mang về, việc đầu tiên là ông mua mấy bao gạo
chống đói cho cả gia đình, họ hàng làng xóm xung quanh. “Trận đánh kinh
tế” đầu đời của ông là nuôi lợn ngay tại vườn nhà. Hơn 1 năm cắm cúi với
cám bã, ông nhất quyết: “Phải làm gì khác người, cho dân làng cùng
nhanh làm giàu”. Ông vay mượn hơn 10 triệu đồng, ra Hà Nội la cà các
làng nghề tìm hiểu và rinh hẳn 1 chiếc máy làm miến gạo chạy dầu về làm
ăn. Sản phẩm của ông ngay lập tức đáp ứng cả vùng bởi giá rẻ, chất lượng
tốt và ông trở thành “điển hình làm kinh tế” trong huyện. Từ mô hình
của ông, nhiều người học theo, dần làm lên thương hiệu miến gạo Trường
Giang, cùng với nón lá như bây giờ.
Công việc thường ngày của Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Nho Bông là bán hàng tạp hóa
Cuối năm 1996, ông bị tai nạn giao thông rất nặng, phải vào điều
trị tại Bệnh viện Quân khu 4 cả năm trời. Hồi ấy ai cũng tưởng ông không
qua nổi, thế nhưng một lần nữa ông không đầu hàng, gượng thoát khỏi
tình trạng bị liệt, nhúc nhắc tập ngồi, tập đi và sau vài năm trời, lại
trở về quê nhà với gia tài gần như tay trắng, do phải bán đồ trong nhà
đi mua thêm thuốc thang đặc trị, chăm sóc.
Buổi chiều đầu năm ở vùng chiêm trũng Nông Cống, Thanh Hóa, gió
bấc lùa vào căn nhà trống, rét lìm lịm. Anh hùng lực lượng vũ trang
Nguyễn Nho Bông chập chững lần tường đưa tôi ra phía sau, chỉ căn nhà cũ
xiêu vẹo kể: Lính cũ của tôi ở đơn vị chẳng còn ai, anh em chỉ huy Sư
đoàn 3 (Quân khu 1) mới lên đọc truyền thống ngày xưa tìm về thăm, thấy
con nhỏ, bệnh tật, nhà cửa quá lụp xụp khó khăn nên làm văn bản đề nghị
tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ việc xây nhà mới, cùng với số tiền 100 triệu đồng
do cán bộ chiến sĩ sư đoàn đóng góp. UBND tỉnh đồng ý chi 110 triệu; một
ngân hàng tặng 50 triệu đồng. Thêm một số khoản giúp đỡ của nhóm hội
đồng hương, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tính ra giờ vẫn nợ tiền xây nhà
cả trăm triệu...
Tôi chụp hình ông mặc quân phục, ông cười gượng: “Nhà tui có bộ bàn
ghế là đáng giá nhất, cũng do các chú ở Sư đoàn 3 mang về tặng hôm tân
gia 27.7.2015”. Rồi trầm ngâm: “Vất vả bao nhiêu tôi cũng không kêu vì
đồng đội hy sinh cho mình được sống, nên phải sống tốt cho xứng đáng.
Tuổi cao sức yếu cũng sắp theo anh em rồi, chỉ mong được kể cho thế hệ
trẻ biết về những người rất trẻ tuổi 18 - 20 đã nằm xuống cho yên ấm hòa
bình hôm nay”, ông nói với tôi vậy, khi lần tay mở sớm tờ lịch của ngày
17.2.2017 trong buổi chiều rét buốt. 38 năm trước, biên giới cũng rét
như bây giờ.
Ngày 20.12.1979, Chủ tịch nước đã ký lệnh số
187/LCT phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 29
cán bộ chiến sĩ, dân quân tự vệ có thành tích chiến đấu ở biên giới
phía bắc. 38 năm trôi qua kể từ tháng 2.1979, PV Báo Thanh Niên đã tìm gặp lại những người anh hùng đang sống bình dị giữa đời thường...
Mai Thanh Hải
Anh hùng LLVTND trong chiến tranh biên giới phía Bắc
Đồng chí Trần Ngọc Sơn
sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội. Nhập ngũ tháng 5-1978. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, tiểu
đội phó C16 công binh, E12, F3, QĐ14, QK1, đoàn viên TNCS HCM.
Ngày
17-2-1979, địch được pháo binh yểm trợ bắn phá dữ dội vào trận địa ta,
sau đó dùng lực lượng bộ binh tiến công chiếm trận địa chốt của đại đội.
Trần Ngọc Sơn chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, biết cơ động, nghi binh
lừa địch, chờ quân địch đến gần mới nổ súng, khi dùng lựu đạn, khi dùng
tiểu liên bắn. Đồng chí bị thương vẫn tiếp tục ở lại chiến đấu, đến khi
chỉ còn 1 quả lựu đạn, Trần Ngọc Sơn dũng cảm chờ địch đến gần mới ném
vào giữa đội hình địch. Trận này đồng chí đã diệt 70 tên địch và anh
dũng hy sinh.
Ngày 20-12-1979, liệt sĩ Trần Ngọc Sơn được Chủ
tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương
Quân công hạng 3.
chiangshan:
Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Linh
Đồng chí Phan Đình
Linh sinh năm 1953, dân tộc Kinh. Quê xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh. Nhập ngũ tháng 8-1971. Khi hy sinh đồng chí là trung uý, học
viên trường Sĩ quan chính trị, thực tập tại C10, D6, E677, F346, QK1,
đảng viên ĐCSVN.
Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ở biên
giới phía Bắc, Phan Đình Linh là học viên trường SQ chính trị đi thực
tế ở đơn vị cơ sở. Nhưng đồng chí đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng
cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, chỗ nào khó khăn, nguy hiểm đều có mặt,
kịp thời động viên đơn vị giữ vững quyết tâm, kiên quyết đánh địch.
Ngày
19-2-1979, địch cho lực lượng lớn đánh phá ác liệt và tấn công vào đội
hình của đơn vị. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt hơn. Đến 10 giờ địch
đã chiếm được một số đoạn giao thông hào. Đại đội chỉ còn 4 người, đạn
dược ít dần. Phan Đình Linh chỉ huy đơn vị bám sát địch, cướp súng địch
đánh địch. Khi hết đạn đồng chí dùng lưỡi lê đâm chết 1 tên. 1 tên khác
xông đến, đồng chí khôn khéo quật ngã tên này. Địch ném lựu đạn về phía
đồng chí, Phan Đình Linh nhặt ném trả lại, diệt nhiều tên, buộc chúng
phải lui về phía sau. Trận này đồng chí diệt hàng chục tên địch và đã
anh dũng hy sinh ngay trên trận địa.
Ngày 20-12-1979, liệt sĩ
Phan Đình Linh được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng
LLVTND và Huân chương Quân công hạng 3.
chiangshan:
Anh hùng liệt sỹ Trần Trọng Thường
Đồng chí Trần
Trọng Thường sinh năm 1958, dân tộc Kinh. Quê xã Thanh Sơn, huyện Nam
Thanh, tỉnh Hải Hưng. Nhập ngũ tháng 6-1977. Khi hy sinh đồng chí là hạ
sĩ, tiểu đội trưởng C51, D5, E12, F3, QĐ14, QK1, đoàn viên TNCSHCM.
Trong
đợt chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, Trần Trọng Thường chiến
đấu ở tây bắc Đồng Đăng (Lạng Sơn). Mặc dù lực lượng địch đông được pháo
bắn yểm trợ đánh phá ác liệt, Trần Trọng Thường đã bình tĩnh chờ địch
đến gần mới nổ súng, diệt 7 tên, chỉ huy tiểu đội diệt nhiều địch.
Từ
ngày 25 đến 28-2, địch sử dụng lực lượng lớn đánh phá vào khu vực trận
địa của đơn vị. Trần Trọng Thường động viên tiểu đội giữ vững quyết tâm
đánh địch. Riêng đồng chí diệt 39 tên, thu 1 súng, cùng tiểu đội diệt
nhiều tên khác.
Ngày 2-3-1979, sau khi diệt một số địch thì súng hết đạn, địch xông đến, đồng chí dùng báng súng đập chết 1 tên.
Ngày 3-3-1979, trong lúc đang dẫn đầu một bộ phận tiến công vào đội hình địch thì đồng chí bị trúng đạn và anh dũng hy sinh.
Ngày
20-12-1979, liệt sĩ Trần Trọng Thường được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy
tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng 3.
chiangshan:
Anh hùng liệt sỹ Hoàng Quý Nam
Đồng chí Hoàng Quý
Nam sinh năm 1950, dân tộc Kinh. Quê xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá. Nhập ngũ tháng 1-1973. Khi hy sinh đồng chí là thiếu uý, đại
đội trưởng C42, D4,, E12, F3, QĐ14, QK1, đảng viên ĐCSVN.
Từ
ngày 17 đến 25-2-1979, Hoàng Quý Nam chiến đấu ở khu vực Đồng Đăng (Lạng
Sơn). Đ/c đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy đơn vị đánh
địch diệt hơn 400 tên, phá hủy 6 xe quân sự, 3 xe tăng. Riêng đồng chí
diệt 2 xe tăng và hàng chục tên địch.
Từ ngày 17 đến 19-2, tuy bị
mất liên lạc với tiểu đoàn, Hoàng Quý Nam vẫn chỉ huy đơn vị kiên quyết
bám trụ pháo đài sát thị trấn Đồng Đăng, đánh địch quyết liệt, giàng
giật với địch từng công sự, hầm hào, đẩy lùi hàng chục đợt tiến công.
Đơn vị đồng chí đã diệt hơn 300 tên, riêng đồng chí diệt 2 xe tăng và
hơn chục tên địch.
Ngày 20-2, địch thấy lực lượng ta ít nên dùng
pháo bắn phá ác liệt và cho xe tăng, bộ binh ồ ạt tấn công. Chúng dùng
bộc phá phá sập cửa hâm, vây quanh gọi hàng. Hoàng Quý Nam chiến đấu
kiên cường, bị thương vẫn không rời trận địa.
Ngày 23-2-1979,
địch lại mở liên tiếp nhiều đợt tiến công vào trận địa ta. Đồng chí chỉ
huy đơn vị chiến đấu quyết liệt, diệt gần 100 tên, đánh lui nhiều đợt
xung phong. Đồng chí đã anh dũng hy sinh trong khi đang chỉ huy đơn vị
chiến đấu.
Đồng chí được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.
Ngày
20-12-1979, liệt sĩ Hoàng Quý Nam được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng
danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng 3.
chiangshan:
Anh hùng Nguyễn Nho Bông
Đồng chí Nguyễn Nho Bông
sinh năm 1945, dân tộc Kinh. Quê xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh
Thanh Hoá. Nhập ngũ tháng 9-1969. Khi được tuyên dương đồng chí là trung
uý, đại đội trưởng C1 công binh, D15, F3, QĐ14, QK1, đảng viên ĐCSVN.
Trong
đợt chiến đấu chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, đ/c đã mưu trí,
linh hoạt, chiến đấu dũng cảm, chỉ huy đại đội diệt 270 tên địch, phá
huỷ 3 xe tăng, thu 40 súng các loại. Riêng đồng chí diệt 39 tên, bắn
cháy 1 xe tăng, thu 6 súng.
Ngày 19-2, 1 tiểu đoàn địch đóng trên
điểm cao 438 (tây Đồng Đăng) để ngăn chặn bước tiến công của ta. Đồng
chí chỉ huy đơn vị chiến đấu dũng cảm, linh hoạt, đánh nhanh, đánh mạnh
vào đội hình địch, diệt 1 đại đội địch, chiếm lại điểm cao này.
Ngày
20-2, địch cho 2 tiểu đoàn có hoả lực mạnh được pháo binh chi viện bắn
phá ác liệt hòng chiếm lại điểm cao 438. Tuy quân số đại đội có hao hụt,
Nguyễn Nho Bông cùng chính trị viên động viên bộ đội đánh địch, kiên
quyết giữ vững trận địa. Đơn vị đã diệt gần 100 tên địch, thu 8 súng.
Ngày
1-3, Nguyễn Nho Bông chỉ huy đại đội cùng đơn vị bạn diệt 1 đại đội
địch, đánh lui các đợt tiến công của địch. Trong quá trình chiến đấu,
Nguyễn Nho Bông dũng cảm, mưu trí, giật súng B-40 trong tay địch, đập
chết 1 tên. 1 tên khác dùng lê xông đến, đồng chí nhanh chóng dùng súng
ngắn bắn hắn bị thương rồi dùng lê diệt tên này. Thấy địch bỏ chạy, đồng
chí liền đuổi theo, dùng lựu đạn, súng địch diệt địch. Trận này riêng
đồng chí diệt 29 tên, bắn cháy 1 xe tăng địch.
Ngày 20-12-1979, Nguyễn Nho Bông được Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng 3.
Lão nông anh hùng từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ
06:31 04/05/2016
26136
Đại tá anh hùng Nguyễn Văn Bảy, người phi công từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ
năm xưa ngày ngày thả cá, làm vườn... sống cuộc đời một người nông dân
bình dị.
Phi công Nguyễn Văn Bảy (còn gọi là Bảy A,
sinh năm 1936) quê ở Lai Vung, Đồng Tháp. Trong cuộc chiến với không
quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, người cựu phi công này đã lái
chiếc MiG17, xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ.
Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt
đẳng cấp aces - một danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành
cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối
phương đạt con số từ 5 trở lên.
Nhà ông Bảy nằm giữa đồng. Phía trước là
con kênh, ranh giới hành chính giữa thị trấn Lai Vung với xã Tân Dương
(Đồng Tháp). Sau những chiến công lẫy lừng, ông được phân công đảm nhiệm
những chức vụ quan trọng trong Không quân Việt Nam. Kể từ khi nghỉ hưu,
ông chọn mảnh đất này để đào ao nuôi cá, trồng lúa, làm vườn...
Khu vườn của ông là một luống đất cao bao
bọc 6 công lúa sau nhà. Ông trồng lên đó với đủ thứ cây trái như mít,
mãng cầu, vú sữa, khoai mì, ca cao, cà phê...
Ông khoe từng có cây khoai mì củ nặng 90
kg. Còn ca cao, cà phê đều có hoa, trái tươi tốt. Ngoài ra, cựu phi công
còn đào ao trồng sen, nuôi cá.
Ông cho biết, sống ở thành phố một thời gian nhưng không thoải mái nên về nhà có nhiều việc để làm, thảnh thơi.
Công việc tuy cũng có nhiều lúc vất vả nhưng ông không hề nản. Ông bảo, càng làm việc càng khỏe người.
Ông làm dớn bắt cá không phải để cải thiện
bữa ăn mà để...chơi. Vì cá trong ao sen là ông thả nuôi. Cá ở đây không
cho ăn thức ăn, tự nó lớn. Khi nào có khách đến nhà ông sẽ bắt cá đãi
khách.
Những cây vú sữa của ông điều rất sai quả.
Ông Bảy có một ao cá sau nhà vừa làm thức ăn vừa để tiếp đãi bạn bè.
Những lúc rảnh rỗi, ông sang nhà hàng xóm để lai rai vài ly rượu đế.
Người cựu binh cho biết, đời ông luôn gắn
với những số 7. Đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp (từ
lớp 3 lên lớp 10), lái chiếc MiG17 bắn rơi 7 máy bay Mỹ, được phong Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967.
Ông Bảy nói chuyện giản dị, vui tính, hào
sảng. Ít ai nghĩ rằng người nông dân này đã trở thành huyền thoại của
phi công Việt Nam.
Ông lấy một con trăn nhà hàng xóm ra quấn
vào người bảo: "Con này nhỏ xíu, hồi đó trăn tao nuôi to gấp đôi, gấp 3
con này mà hiền khô".
Ông cùng vợ là bà Trần Thị Niên sống tại
quê nhà. Lúc ông cưới vợ được một tuần cũng là lúc ông nhận nhiệm vụ lên
đường chiến đấu.
Chiếc áo lính hàm đại tá với đầy huy chương
trên ngực được ông treo trang trọng trong nhà. Ông từng bắn hạ chiếc F4
huyền thoại của Mỹ.
Ban liên lạc CLB truyền thống Không quân
phía nam vừa gửi tặng ông một mô hình bay mô phỏng lại trận chiến trên
không với tấm ảnh chân dung của ông. Nội dung có đoạn: Kính tặng anh
hùng Nguyễn Văn Bảy, phi công huyền thoại MiG17, kỷ niệm anh tròn 80
tuổi, tròn 50 năm anh cưới chị Trần Thị Niên, tròn 50 năm anh bắn rơi
chiếc F4 trên bầu trời Hà Bắc (26/4/1966).
.
Nụ cười của lão nông 80 tuổi, cựu phi công oanh liệt một thời.
Phi công Nguyễn Văn Bảy thuộc biên chế của Trung đoàn Không quân tiêm
kích 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) và tham gia chiến trận đầu tiên trên
vùng trời Bắc Sơn - Chi Lăng. Ông có 13 lần cùng đồng đội (mỗi người một
chiếc máy bay) xuất kích, trong đó có 7 lần ông ra tay và cả 7 lần,
địch đều phải trả giá đắt.
Chiến công đầu tiên của ông Bảy được lập ngày 21/6/1966. Hôm đó biên
đội 4 chiếc MiG17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay
trinh sát RF8A được hộ tống bởi chiếc F8 Crusader vốn được mệnh danh là
"hiệp sĩ thánh chiến" của Phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành
Trung đã tiêu diệt chiếc RF8A; còn phi công Bảy hạ chiếc F8E do Cole
Black điều khiển.
Đến các ngày 24 và 29/6/1966, phi công Bảy tiếp tục lập công - bắn
rơi máy bay F4C và F105D trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội.
Ngày 21/9/1966, trên bầu trời Chí Linh (Hải Dương), 16 máy bay F4 và
F105 của Mỹ chia thành nhiều tốp, nhiều tầng, nhiều hướng bao vây biên
đội 4 máy bay của ông Bảy. Trận này, Mỹ bị biên đội ông Bảy hạ 3 chiếc,
trong đó phi công Bảy hạ một chiếc F4.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét