Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

BINH PHÁP TÔN TỬ - 36 KẾ 3/15 (Kế sách thứ mười lăm: )

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kế thứ 15:
ĐIỆU HỔ LY SƠN
(Dụ hổ rời núi)

Điệu hổ ly sơn sách lược bàn
Lôi hùm xuống núi dễ gì gian
Đầy mưu hổ dụ khôn này Đức
Cạn kế hang rời dại ấy Nhan
Núi hẻm chui luồn không hẳn dễ
Hang sâu ẩn nấp có đâu toàn
Người thua kẻ thắng do bày kế
Điệu hổ ly sơn sách lược bàn

 
36 kế - Kế Thứ 15: Điệu hổ ly sơn

Kế thứ 15: ĐIỆU HỔ LY SƠN
Yếu quyết: Đãi thiên dĩ khốn chi, dụng nhân dĩ dụ chi, vãng kiển lai phản
Nghĩa là: Dụ địch vào khu vực mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sở trường địch không dùng được. Tấn công trực tiếp tưởng là gây nguy hiểm nhưng thực tế công địch bằng việc dụ ra khỏi vùng sở trường mới thực sự là cuộc công kích mãnh liệt nhất.
Bọn hổ khi trong núi của chúng, chúng đã mạnh mẽ, lại thông thuộc địa hình, thời tiết, vào trong núi để bắt chúng thực là khó lắm. Thay vì thế, cách bắt hổ là dụ chúng ra khỏi núi, ra nơi mà chúng không còn lợi thế để mà bắt.
Có câu: “Hổ lạc bình nguyên bị khuyển khi” nghĩa là Hổ lạc xuống đồng bằng bị chó khinh, chính là như vậy.
Ứng dụng đầu tiên và rất quan trọng của chiêu này là trong thương thảo các phi vụ làm ăn. Lựa chọn địa điểm thương thảo nằm ngoài khu vực của đối phương là một yếu lĩnh thường được sử dụng. Về tâm lý, đối phương tự nhiên bớt tự tin đi rất nhiều, mất thời gian để ổn định tâm thế vào cuộc thương thuyết. Ta cũng dễ dàng tạo thêm một số yếu tố gây áp lực khi cần thiết.
Thực tế chiêu này đã được dùng rất nhiều tại Tổng đàn Binh Gia Môn từ khi được thành lập, các vụ thương thảo của BGM và các công ty thành viên tại tổng đàn đã đem lại nhiều thành tựu hơn hẳn là thương thuyết ở văn phòng người ta. Về tâm lý, các thành viên có cảm giác trên đất nhà, tự tin hơn rất nhiều khi đá lưỡi. Vì vậy, nhiều hợp đồng đã đạt được chỉ trong một thời gian ngắn. Điều này có thể được thừa nhận bởi rất nhiều thành viên hiện đang sử dụng Bingfa Village như đất nhà để lùa hổ vào.
Trong chiêu này, từ quan trọng nhất là “Điệu” có nghĩa là dụ, lùa. Không dễ gì dụ hổ rời khỏi núi, nếu miếng mồi không đủ hấp dẫn. Tạo ra miếng mồi hấp dẫn là một nghệ thuật, cần nắm rõ đối phương, hiểu đối phương thích gì, muốn gì thì mới có thể tạo ra được.
Ví dụ như khi kêu gọi đầu tư quốc tế, chính phủ một nước phải tạo ra các điều kiện hấp dẫn để bọn hổ lớn tới: các chính sách thuế, chính sách ưu đãi chính là các mồi dụ. Một khi tới rồi, đã đầu tư rồi, thật khó lòng mà rút đi sau này. Singapore được đánh giá là đứng đầu thế giới về các trò để lùa, dụ và vì vậy tuyệt đại đa số Fortune 500 đặt đầu não châu Á tại Singapore.
Tương tự như vậy với chính sách chiêu dụ nhân tài, tạo ra điều kiện môi trường y tế giáo dục tốt, văn hóa đa phương, sắc tộc bình hòa, cơ hội phát triển chính là mồi dụ nhân tài tới và ở lại. Đây chính là lý do mà tại Singapore có tới 40% dân số là người nước ngoài. “Nguồn vốn con người” mới đích thực là nguồn vốn mạnh nhất của Singapore ở thời điểm hiện tại.
Thêm một yếu tố nữa quan trọng đó là “Sơn”. Nếu trong núi, tài vật dư dật, hổ luôn no nê hả hê thì việc dụ ra khỏi núi thực khó khăn hơn nhiều là khi hổ đói. Vì vậy, việc dụ hổ, ngoài việc hiểu về hổ còn phải hiểu về núi nữa. Nhiều quốc gia có nhiều nhân tài, về mặt trí tuệ được đánh giá cao trên tầm quốc tế, nhưng lại không dung dưỡng nhân tài, để lũ hổ ấy đói kém triền miên, thì khi có mồi dụ, chúng sẽ ra đi thôi. Và như vậy, việc chảy máu nhân tài chẳng qua là một quá trình tự nhiên mà thôi.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét