Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

BINH PHÁP TÔN TỬ 2/2 (Nội dung)

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Trung Quốc Đã Áp Dụng Binh Pháp Tôn Tử Để Độc Chiếm Biển Đông Như Thế Nào?



Tôn Tử, tên Vũ (Võ), tự Trường Khanh, không rõ năm sinh năm mất. Sống cùng thời với Khổng Tử (cuối thời Xuân Thu: năm 551-479 trước Công Nguyên), người Lạc An, nước Tề (nay là huyện Huệ Dân, tỉnh Sơn Đông), được coi là nhà lý luận quân sự nổi bật nhất thời cổ đại Trung Quốc.
 Binh pháp Tôn tử là tác phẩm lý luận quân sự sớm nhất và xuất sắc nhất trong Vũ kinh thất thư (7 cuốn binh thư được lưu truyền rộng rãi nhất) ở Trung Quốc. Theo các nhà khoa học quân sự hiện đại của Trung Quốc, Binh pháp Tôn tử chứa đựng những tư tưởng triết học quân sự sâu sắc và hoàn chỉnh; 13 thiên binh pháp của Tôn tử đã tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc thời cổ đợi, đúc thành một hệ thống lý luận quân sự tinh thâm uyên bác, đã từng bồi dưỡng nên những quân sư thiên tài trong lịch sử chiến tranh Trung Quốc như Tôn Tẫn ( mà nhiều nhà sử học cho là cháu đích tôn của Tôn tử), Úy Liêu thời Chiến Quốc, Hàn Tín đời Hán, Lý Tịnh đời Đường, Nhạc Phi đời Tống và nhiều danh tướng khác. Các nhà sử học cho rằng tất cả những mưu lược được truyền tụng lâu nay trong Tam Quốc chí về cơ bản, đều lấy trong Binh pháp Tôn tử.
Trong tác phẩm quân sự nổi tiếng làm cơ sở lý luận cho cuộc chiến tranh cách mạng Trung Quốc, cuốn Luận trì cửu chiến (Bàn về đánh lâu dài), lãnh tụ Mao Trạch Đông đã nhắc đến phương châm “biết người biết ta, trăm trận không nguy” của Tôn tử và coi đó là một chân lý khoa học. Các tướng lãnh Trung Quốc cố nhiều người nghiên cứu rất sâu Binh pháp Tôn tử, nổi tiếng nhất là nguyên soái Lưu Bá Thừa và đại tướng Quách Hóa Nhược.

Ở Việt Nam, thế kỷ thứ XIII, đời Trần, trong cuốn Binh thư yếu lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn soạn cho các tướng sĩ học tập có trích dẫn nhiều đoạn trong Binh pháp Tôn tử. Cuốn Binh thư yếu lược hiện còn lưu hành, được biết là do người đời sau viết lại (bản gốc đã thất truyền) nhưng Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, người bạn chiến đấu của Trần Quốc Tuấn, đã viết trong lời giới thiệu sách Vạn Kiếp tông bí truyền thư. “Tôn Vũ nước Ngô đem nữ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc làm nước Tần, nước Tấn phải sợ, nêu cao danh tiếng với các nước chư hầu, thế là người giỏi bày trận thì không cần đánh vậy”. Như thế chúng ta thấy ít nhất từ đời nhà Trần, các tướng lãnh Việt Nam 3 lần đánh quân Nguyên 3 lần thắng, đều tinh thông binh pháp Tôn tử.
Đến thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch Binh pháp Tôn tử làm tài liệu huấn luyện cho các cán bộ quân sự cách mgng trên chiến khu Việt Bắc. Người đã viết về “Phép dụng binh” của Tôn tử như sau:
 “Ông Tôn Tử là một nhà quân sự có tiếng nhất ở Trung Quốc. Ông sinh hơn 2000 năm trước. Ngày nay, chẳng những trường học Trung Quốc mà trường học quân sự các nước cùng lấy phép dụng binh của ông làm gốc và ra sức nghiên cứu. Về phép ông Tôn Tử tuy đã lâu đời nhưng những nguyên tắc của ông đến nay vẫn đúng. Nguyên tắc dụng binh của Tôn Tử chẳng những đúng về quân sự mà về chính trị cũng rất hay”.
 Cuốn Binh Pháp Tôn tử mà các bạn đang cầm trong tay, được xuất bản cũng không ngoài tinh thần đó. Đại tướng Quách Hoá Nhược, nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc được mời viết lời giới thiệu. Ông viết: “Bộ truyện này có giá trị đặc sắc về học thuật. Các sự kiện được chọn lựa một cách nghiêm túc, trung thành với các sự thực lịch sử, phù hợp với tư tưởng chủ đạo của Binh pháp Tôn tử, tập trung phản ánh tinh hoa của trước tác đó, thể hiện được trình độ nghiên cứu học thuật hiện nay đối với Binh pháp Tôn tử. Tính khoa học và tính giản dị dễ hiểu làm cho bộ sách này trở thành người thày và người bạn tốt của đông đảo độc giả thanh thiếu niên Trung Quốc”.
 2 chuyên gia nhiều năm nghiên cứu Binh pháp Tôn tử ở Ban nghiên cứu chiến lược của Viện khoa học quân sự Trung Quốc là Ngô Như Tung và Hoàng Phác Đân được giao trách nhiệm viết lời giới thiệu, tóm tát nội dung 13 thiên Binh pháp Tôn tử, chú giải và thẩm định toàn bộ nội dung lời dân giải của hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, dùng để minh họa cho những luận điểm quân sự của Tôn tử. Phần dẫn giải các trận đánh nói trên, Nhà xuất bản đã mời các giáo sư, giảng viên đại học hữu quan biên soạn dựa theo các sử liệu, tham khảo bộ sách Trung Quốc cổ đại chiến tranh chiến lệ tuyển biên của Viện khoa học quân sự Trung Quốc và bộ Trung Quốc quân sự sử.

8 chiến thuật lợi hại nhất trong ‘Binh pháp Tôn Tử’, hiểu được một nửa là có thể thành công trong đời



Không chỉ là kiệt tác quân sự, “Binh pháp Tôn Tử” còn là một tác phẩm văn học ưu tú với nhiều câu nói nổi tiếng, được hậu thế nghìn năm nằm lòng như: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng“, “Đánh chỗ địch không phòng bị, hành động lúc địch không ngờ tới“… Cuốn binh thư ấy thực sự là cẩm nang cho người đời. 
Người ta nói “Binh pháp Tôn Tử” là cuốn sách ai đọc vào cũng có được thu hoạch. Người làm quan đọc vào thì biết được thuật chính trị, tiến thoái chốn quan trường, kẻ làm giàu đọc vào thì biết quy luật thị trường, kinh doanh. Người trí thức đọc để thấy cái hay trong câu chữ, văn phong, đến ngay người ít học đọc cuốn sách ấy cũng hiểu được thế nào là mưu lược, là nghệ thuật chiến tranh, binh chinh thiên hạ.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi là một cuốn binh thư phục vụ chiến tranh, “Binh pháp Tôn Tử” khiến người ta say mê hàng nghìn năm qua bởi những giá trị tiềm ẩn, khai phá mãi không hết. Dưới đây là 8 câu trích dẫn kinh điển nhất, cũng là 8 chiến thuật lợi hại nhất trong tác phẩm, có thể làm cẩm nang ứng xử tuyệt vời cho con người thời hiện đại.
1. Binh không có thế cố định, nước không có hình cố định, người biết dựa vào thay đổi tình hình địch mà giành chiến thắng thì gọi là thần vậy
Nguyên văn: Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần (Tôn Tử binh pháp – Hư thực thiên). 
Tôn Tử cho rằng, tình thế trên chiến trường thay đổi khôn lường, không nên câu nệ vào bất kỳ một hình thức tác chiến nào, cũng giống như nước vốn không có hình thái cố định, rót vào bình tròn thì nước hình tròn, vào bình vuông thì nước hình vuông.
Có thể căn cứ vào quân số định nhiều hay ít, trang bị tốt hay kém, sỹ khí cao hay thấp, tố chất của viên chỉ huy như thế nào, cung ứng quân nhu ra sao mà lựa chọn đối sách cơ động, linh hoạt, vậy mới có thể giành thắng lợi.
Mấy câu này, hẹp có thể dụng binh tất thắng, rộng có thể dùng để xét đoán sự việc, cân nhắc thời thế, tìm ra sách lược chu toàn nhất. Trong cuộc sống, kỳ thực nhiều khi tình thế còn nguy hiểm, gian nan hơn cả trên chiến địa. Người cơ trí, linh hoạt, chủ động ứng phó, không máy móc giáo điều, rập khuôn cách cũ mới có thể thành công.


Trong cuộc sống, kỳ thực nhiều khi tình thế còn nguy hiểm, gian nan hơn cả trên chiến địa. Ảnh dẫn theo 24h.com.vn

2. Người biết lúc nào có thể đánh, lúc nào không thể đánh thì sẽ thắng 
Nguyên văn: Tri khả dĩ chiến dữ bất khả dĩ chiến giả, thắng (Tôn tử binh pháp – Mưu công thiên)
Tướng lĩnh có thể xem xét thời, cân nhắc thế, biết địch biết ta, trong chiến tranh giỏi áp dụng các chiến thuật cơ động, linh hoạt, có thể đánh thắng được thì mới đánh, không thể đánh thắng được thì không đánh, không bị tình cảm chi phối, không hành động mù quáng, như vậy sẽ tự khắc sẽ đánh thắng.
Trong cuộc sống, người biết tiến biết lùi, biết nhanh biết chậm, hiểu rõ thực hư, xét việc rõ ràng, tỉnh táo minh bạch, không cố chấp bảo thủ, mới đương đầu được với những tình thế hiểm hóc; nguy khốn nhất, mới có thể định tâm vững vàng trước thử thách, phong ba.
3. Kẻ giỏi dùng binh, tránh nhuệ khí địch, đánh khi địch mỏi mệt
Nguyên văn: Thiện dụng binh giả, tị kỳ nhuệ khí, kích kỳ đọa quy (Tôn tử binh pháp – Quân tranh thiên)
Tướng lĩnh giỏi chỉ huy tác chiến, phải biết tránh nhuệ khí của địch, đợi đến khi kẻ địch sa sút, mệt mỏi thì mới tấn công. Về nguyên tắc, điều đó giống với sách lược “Tị thực tựu hư” (Tránh chỗ địch mạnh, tập trung binh lực, đánh chỗ sơ hở, binh lực mỏng).
Cả hai đều nói rõ rằng, khi ta và địch thế lực tương đương, có thể nhượng bộ tạm thời để bảo toàn nhuệ khí, làm cho địch mệt mỏi chán nản, làm giảm ưu thế của địch, đợi khi thời cơ chín muồi, thì đánh địch đòn chí mạng. 


Ảnh dẫn theo: ent.sina.com.cn

4. Đánh chỗ địch không phòng bị, đánh chỗ địch không ngờ tới 
Nguyên văn: Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý (Tôn Tử binh pháp – Kế thiên)
Nhân lúc kẻ địch không phòng bị mà tấn công, dùng phương thức kẻ địch không ngờ tới để tiến đánh. Tác chiến đánh địch, nên chọn nơi địch phòng bị mỏng nhất, lúc địch lơ là không để ý nhất. Khi địch không phòng bị, đột nhiên xuất kích, thì sẽ bất ngờ giành chiến thắng.
Cổ kim Đông Tây đã có rất nhiều trường hợp như vậy. Nhật Bản tập kích Trân Châu cảng thành công là một ví dụ. Hiện nay chiến thuật này đã áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác.
5. Biết địch và biết mình, trăm trận bất bại. Không biết địch chỉ biết mình, một thắng một thua. Không biết địch cũng không biết mình, đánh đâu thua đó 
Nguyên văn: Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi (Tôn Tử binh pháp – Mưu công thiên)
Đây là một trong những câu nói kinh điển nhất, được nhiều người biết đến nhất trong “Binh pháp Tôn Tử”. Khi đã hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu quân địch cũng như quân mình thì trăm trận trăm thắng, mãi mãi bất bại.
Đây là nguyên tắc chiến tranh nổi tiếng Đông Tây. Khi lâm chiến ắt phải hiểu rõ so sánh tương quan lực lượng giữa ta và đối phương, lấy cái mạnh của mình đánh cái yếu của địch. Khi chắc thắng thì đánh, không chắc thì không đánh.
Dựa theo tình hình quân địch thay đổi mà lựa chọn phương thức thích hợp nhất, thời cơ thích hợp nhất để tấn công. Vì vậy, tự nhiên sẽ đánh đâu thắng đó. Đồng thời nguyên tắc này vượt xa khỏi phạm vi chiến tranh, nó thích hợp áp dụng với tất cả các công việc khác.
Trong các lĩnh vực khác, việc “biết mình biết người” cũng vô cùng quan trọng. Khi đã hiểu rõ đối phương, đặc biệt hiểu rõ mình, thì mưu kế sáng tỏ, sách lược cũng rõ ràng. Không biết người, chỉ biết mình thì hoá thành tự phụ, biết người mà không biết mình lại hoá thành tự ti, chẳng biết người cũng chẳng biết mình thì chính là ngu tối vậy.


Biết người biết ta trăm trận trăm thắng: Ảnh dẫn theo taici.org

6. Phép dụng binh, hơn 10 lần thì bao vây, hơn 5 lần thì đánh, hơn 2 lần thì chia nhỏ ra đánh, ngang nhau thì có thể đánh, ít hơn thì có thể chạy trốn, không bằng thì có thể tránh
Nguyên văn: Dụng binh chi pháp, thập tắc vi chi, ngũ tắc công chi, bội tắc phân chi, địch tắc năng chiến chi, thiểu tắc năng đào chi, bất nhược tắc năng tị chi (Tôn Tử binh pháp – Mưu công thiên)
Phép dụng binh căn bản là căn cứ vào tình hình ta và địch mạnh yếu khác nhau mà lựa chọn phương châm khác nhau. Khi ta mạnh địch yếu thì tập trung ưu thế binh lực, bao vây, tấn công, tiêu diệt địch. Khi ta và địch xấp xỉ nhau, nên tìm cách phân tán lực lượng địch, tấn công quyết đoán, đánh bại địch.
Khi địch mạnh ta yếu, thì tránh giao chiến, có thể chạy được thì chạy, lựa chọn chiến thuật cơ động linh hoạt. Nếu không, hoặc là ngồi để tuột mất thời cơ, hoặc là mạo hiểm giao chiến, dẫn đến thất bại. Là nguyên tắc trong chiến tranh, câu này đến nay vẫn còn nguyên giá trị học tập theo.
Trước tình thế khó khăn, gian nan, khi bị đặt vào nơi hiểm địa, sống chết gang tấc cần phải tỉnh táo đánh giá tình hình, có thể tiến được thì tiến, nên lùi thì hãy lùi. “Địch” mà binh pháp nói cũng chính là thử thách khó khăn, chướng ngại cản đường người ta. Nếu có thể vượt qua thì ráng sức, nếu không vượt qua được thì tạm hoà hoãn, chờ thời, ấy cũng là biết rõ tình thế, liệu sức mình vậy.
7. Đưa vào nơi mất để mà còn, rơi vào chỗ chết để mà sống
Nguyên văn: Đầu chi vong địa nhiên hậu tồn, hạm chi tử địa nhi hậu sinh (Tôn Tử binh pháp – Cửu địa thiên)
Đưa quân vào chỗ chắc chắn chết, vào tình cảnh tuyệt vọng, thì trái lại có thể chuyển nguy thành an, giữ lại được, giành chiến thắng. Đây cũng là một phương pháp thần kì để giành chiến thắng.
Khi gặp tình huống nguy cấp, khi đã chỗ hiểm không còn đường rút, có thể đưa quân đến ranh giới sống chết, quân sĩ như con tốt sang sông, chỉ có thể tiến chứ không thể lùi. Để tìm được sinh tồn của bản thân, tất sẽ liều chết chiến đấu, như vậy trái lại có thể chuyển bại thành thắng.
Đây là chiến thuật là Hàn Tín đã sử dụng năm xưa để đánh bại 20 vạn quân Triệu trong trận Bối Thuỷ. Khi ấy, Hàn Tín chỉ có vỏn vẹn 3 vạn quân mã, lại phải chinh chiến xa nhà, hiện đã vượt sông, khó thể lùi lại.
Hàn Tín bày trận “bối thuỷ” (quay lưng ra sông), thách đánh quân Triệu, sau đó giả thua, toàn quân rút về bờ sông. Khi đến bờ sông, rơi vào đường cùng, quân sĩ hăng hái, chiến đấu liều chết. Đánh nhau nửa ngày, Quân Triệu dù đông vẫn không sao thắng được, bèn rút lui về. Trước đó, Hàn Tín đã mật sai 2 nghìn quân kỵ lẻn đến trại Triệu, đổi hết cờ xí thành cờ quân Hán. Quân Triệu về trại, tưởng trại đã mất, tinh thần hoảng loạn, lòng quân hoang mang, không đánh tự vỡ.
Khi ấy, Hàn Tín hợp binh, hai mặt giáp công, quân Triệu đại bại, 20 vạn quân như ong vỡ tổ. Đó là trận chiến lưu danh tên tuổi Hàn Tín vào lịch sử, là ví dụ kinh điển nhất cho chiến thuật “Đưa vào nơi mất để còn, rơi vào chỗ chết để sống“.


“Đưa vào nơi mất để còn, rơi vào chỗ chết để sống”. Ảnh dẫn theo mgkizzia.com

8. Trăm trận trăm thắng, không phải là tướng giỏi nhất trong những tướng giỏi. Không đánh mà khuất phục được địch, đó mới là tướng giỏi nhất trong những tướng giỏi. 
Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã; bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã (Tôn Tử binh pháp – Mưu công)
Câu này phản ánh nội dung quan trọng nhất trong quan niệm chiến tranh của Tôn Vũ. Ông cho rằng, mục đích của chiến tranh là “có thể giữ mình không tổn hại mà toàn thắng”.
Trăm trận trăm thắng thực ra đã rất khó làm được, cho dù toàn thắng đi chăng nữa, giết địch 1 vạn thì mình cũng phải mất 3 nghìn, chịu tổn thất rất lớn. Nếu có thể vận dụng mưu lược và các biện pháp ngoại giao giành thắng lợi, tức là “Không đánh mà khuất phục quân địch” mới là thượng sách.
Do đó ông nói: “Đánh địch tốt nhất là đánh bằng mưu kế, tiếp đến là đánh bằng ngoại giao, kế tiếp là đánh vào quân địch, thấp nhất là đánh vào thành trì địch“. (Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ thứ công thành). 
***
Dù là một binh gia nổi tiếng, sáng tác nên bộ kinh điển về binh pháp nhưng Tôn Vũ thực chất không phải là người cuồng tín chiến tranh. Ông trái lại chỉ coi chiến tranh là biện pháp hạ sách nhất, động binh là chiến lược bất đắc dĩ phải dùng. Binh chinh thiên hạ chỉ là một loại phương tiện chứ không phải mục đích. Trái lại, an dân, yên định xã tắc mới chính là mục đích cao cả nhất của chiến tranh.
Cũng như vậy, đấu tranh, giành giật không phải là phương tiện chủ đạo để duy trì sự sống. Nhiều người cho rằng cuộc sống này là một cuộc đấu tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Thử suy nghĩ một chút, nếu xã hội loài người chỉ toàn là tranh đấu hơn thua như thế chẳng phải cũng chẳng khác là mấy so với thế giới của động vật sao?
Con người sinh ra là có thiện tính, vốn đã mang sẵn trong mình những điều nhân nghĩa, thuần thiện. Quan hệ giữa người với người không phải xây dựng nên từ những cuộc chiến tranh mà chính từ sự bao dung, nhân ái, không phải từ gươm đao mà là từ những bông hồng, không phải từ khói lửa mà là từ những cánh chim bồ câu hoà bình.
Hải Sơn

Giành chiến thắng mỗi ngày: Binh pháp Tôn Tử cho đời thường

30/10/2016 09:33 AM | Sống

Đừng vội bắt đầu một thói quen mới khi hoàn cảnh xung quanh vẫn còn đang cản trở bạn làm điều đó.

Giành chiến thắng mỗi ngày: Binh pháp Tôn Tử cho đời thường
Mỗi ngày của bạn đều căng thẳng như một trận đấu sinh tử, mà chiến thắng của cuộc chiến đó chính là thành công của bạn. Tại sao không thử những bí kíp chiến trận của người xưa để tự mình thành chiến lược gia điều binh khiển tướng chính đời mình.
Tôn Vũ là một chiến lược gia tài ba trong lĩnh vực quân sự thời Trung Hoa cổ đại. Không chỉ là tác giả của cuốn sách nổi tiếng, Binh Pháp Tôn Tử, ông còn là bậc thầy của thứ “quyền lực mềm” và cha đẻ của phương pháp “chiến tranh linh hoạt”. Ông luôn ưu tiên chiến thắng không cần đổ máu, hay ít nhất là thắng những trận đánh đơn giản nhất trước tiên bất cứ khi nào có thể.
“Trong quân sự, chiến lược gia đại tài chỉ đánh những trận bách chiến bách thắng.” - Tôn Vũ viết. Ông khuyên binh lính của mình “tiến quân theo những lộ trình không thể lường trước và tấn công vào những cứ điểm không được phòng thủ kĩ càng”. “Chiến thuật quân sự cũng như nước vậy. Theo lịch trình tự nhiên, nước sẽ chảy từ nơi cao và đổ nhanh xuống thấp. Vì thế, trong chiến tranh, chiến thuật là tránh cái gì mạnh và tấn công vào những nơi yếu thế.”
Phương pháp của Tôn Tử vượt ra ngoài cả lĩnh vực quân sự bởi chúng tập trung vào phương pháp tìm ra con đường dễ nhất để hiện thực hóa mục tiêu. Cách tiếp cận của ông có thể được áp dụng vào mọi lĩnh vực từ thúc đẩy kinh doanh và thiết lập mục tiêu cho đến việc giảm cân và hình thành thói quen tốt.


Hãy nói về cách áp dụng các chiến lược quân sự vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Trận chiến lập thói quen tốt
Chúng ta rất hay gắng sức để xây dựng những thói quen mới, giành được những mục tiêu lớn, và nếu không thì cũng là “chiến thắng trong cuộc sống” chỉ bằng sức lực của mình. Chúng ta đối mặt trực diện với kẻ thù - trong trường hợp này là những thói quen xấu - ở thời điểm mà chúng lớn mạnh nhất. Ví dụ:
Chúng ta cố gắng theo một kế hoạch ăn kiêng nghiêm ngặt khi chúng ta ăn tối với bạn bè Chúng ta cố gắng viết một cuốn sách ở trong một môi trường ồn ã Chúng ta cố gắng ăn uống lành mạnh trong một ngôi nhà tràn đầy đường kẹo Chúng ta cố gắng làm bài tập về nhà khi đang mở ti vi Chúng ta cố gắng tập trung khi đang sử dụng điện thoại thông minh với rất nhiều các ứng dụng mạng xã hội và những thứ khiến ta xao lãng khác
Và khi chúng ta thất bại trong việc chinh phục những mục tiêu, chúng ta đổ lỗi cho bản thân mình đã “không đủ khao khát” và không có đủ ý chí.
Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, thất bại không phải là hậu quả của thiếu ý chí mà là hậu quả của một chiến lược nghèo nàn.
Những nhà lãnh đạo quân sự tài ba bắt đầu từ việc giành chiến thắng trong những trận đánh đơn giản và cải thiện dần dần vị thế của họ. Họ chờ cho đến khi lực lượng đối lập yếu dần đi và tinh thần suy giảm trước khi tấn công trực diện kẻ thù. Vì vậy, tại sau lại phải bắt đầu trận chiến ở những nơi được bảo vệ gắt gao? Tại sao lại bắt đầu những thói quen mới trong khi hoàn cảnh đang ngăn cản không cho phép ta làm?
Tôn Tử không bao giờ để quân lính của mình xung trận khi địa thế không ủng hộ họ. Ông sẽ không cho tấn công ở căn cứ mà kẻ thù đang mạnh nhất.
Tương tự trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta nên bắt đầu cải thiện những điểm dễ trong thói quen trước, hãy xây dựng điểm mạnh của mình, thiết lập một vị trí tốt từ đó tấn công những thay đổi khó nhằn nhất về sau.
Tôn Tử, bậc thầy của thói quen
Hãy áp dụng những lời dạy của Tôn Tử để xây dựng những thói quen tích cực hơn. Dưới đây là một số ví dụ về việc ứng dụng các suy ngẫm của ông trong chiến tranh vào cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ 1:
Tôn Tử: “Bạn có thể nắm chắc được phần thắng trong cuộc tấn công của mình nếu bạn chỉ tấn công những nơi không được phòng thủ.”
Áp dụng: “Bạn có thể nắm chắc được phần thắng trong thói quen của mình nếu bạn chỉ xây dựng những thói quen đơn giản để duy trì.”
Ví dụ 2:
Tôn Tử: “Người chiến thắng là người biết khi nào nên đánh khi nào nên ngừng”
Áp dụng: “Người cải thiện được hành vi của mình là người biết nên bắt đầu từ thói quen nào và cái nào thì nên để sau”
Ví dụ 3:
Tôn Tử: “Một vị tướng tài sẽ tránh một đội quân đang thiện chiến nhưng sẽ tấn công khi quân lính đã rệu rã và muốn thoái lui”
Áp dụng: “Một con người thông minh sẽ tránh những thói quen xấu nào đang mạnh nhất, nhưng sẽ tấn công nơi chúng yếu và dễ thay đổi.”
Đánh những trận mà bạn chắc chắn sẽ thắng
Trở nên tốt hơn không đơn giản là vấn đề của ý chí hay đạo đức làm việc. Nó là một vấn đề của chiến lược. Cái mà mọi người vẫn giả định là thiếu ý chí hoặc không sẵn sàng thay đổi chỉ là hậu quả của việc cố gắng xây dựng thói quen tốt trong môi trường xấu.
Nếu bạn đang cố gắng đọc thêm nhiều sách, đừng đọc nó ở trong phòng có nhiều trò chơi điện tử, Netflix và tivi. Hãy chuyển đến địa điểm ít gây xao lãng hơn. Nếu bạn đang thừa cân, đừng gắng theo một chương trình luyện tập cho các vận động viên điền kinh ở trường. Sau này bạn có thể đạt đến mốc đó, nhưng ngay bây giờ thì nó vẫn chưa phải là cuộc chiến cho bạn. Hãy bắt đầu với một thay đổi bạn có thể làm chủ nó. Nếu xung quanh bạn là những con người muốn phá hoại mục tiêu của bạn, hãy tiếp tục dự án của mình ở một nơi khác hoặc làm quen với những con người có cùng tư tưởng với mình. Nếu bạn đang cố gắng gắn bó với thói quen viết lách khi con bạn ở nhà và nhà bạn là một mớ hỗn độn, hãy làm việc đó ở một thời điểm khác. Hãy chuyển sang một thời điểm ít thứ vướng bận bạn hơn.
Hãy xây dựng thói quen của bạn trong hoàn cảnh bạn dễ dàng thực hiện nó.
Hãy xác định lại tình thế. Hãy vẽ ra cuộc chơi mà lợi thế rõ ràng đã nghiêng về phía bạn. Nó nghe có vẻ đơn giản nhưng đã bao lâu bạn thấy bản thân mải miết chiến đấu với những cuộc chiến khó nhằn và lờ đi những trận đấu dễ dàng? Cần rất nhiều thời gian để chiến đấu trong những trận đánh khó. Hãy thắng những trận đơn giản trước đã.
Lối đi thông minh nhất cho sự tiến bộ là lối đi có ít cản trở nhất. Hãy chiến đấu cho những trận đánh mà ở đó bạn chắc chắn là người chiến thắng.
PV
Theo Trí Thức Trẻ/Readstation/Lifehack
Câu chuyện của người thành công
BINH PHÁP TÔN TỬ - CẨM NANG TUYỆT VỜI CHO KINH DOANH, CUỘC SỐNG.
Cách thức tiếp cận của Binh pháp Tôn Tử được cho là có thể áp dụng vào mọi thứ trong cuộc sống từ chiến lược kinh doanh, cải thiện bản thân cho tới... giảm cân.
Tôn Tử là một trong những chiến lược gia quân sự tiếng tăm nhất tại Trung Quốc, ông cũng đồng thời là chủ nhân của cuốn sách "Binh pháp Tôn Tử" nổi tiếng trong lịch sử.
Với khả năng xoay chuyển tình thế cuộc chiến nhanh chóng, sử dụng yếu thắng mạnh, Tôn Tử vẫn được biết tới với biệt tài chiến thắng quân địch mà không tiêu tốn nhiều nhân mạng hay chiến thắng nhanh chóng chỉ với những binh pháp mà ông đề ra.
Tôn Tử từng nói rằng: "Trong chiến tranh, các nhà điều binh chỉ tìm tới chiến trường khi họ chắc chắn rằng mình sẽ chiến thắng". Ông khuyên binh lính của mình tiếp cận những vùng địch không ngờ tới hoặc tấn công những điểm không được phòng vệ. "Chiến thuật trên chiến trường giống như nước, nước bỏ vị trí cao để chảy vào chỗ trũng. Trong chiến tranh cũng vậy, cách tốt nhất là tránh những điểm mạnh và tập trung tấn công những điểm yếu của quân thù".
Những kiến thức của Tôn Tử có thể áp dụng rộng hơn cả chiến trường do chúng tập trung vào cách thức nhanh, đơn giản nhất để đạt được mục đích. Cách thức tiếp cận của Tôn Tử được cho là có thể áp dụng vào mọi thứ trong cuộc sống từ chiến lược kinh doanh, cải thiện bản thân cho tới... giảm cân.
Vậy, binh pháp Tôn Tử có thể áp dụng được những điểm nào vào cuộc sống hàng ngày?
1. Đấu tranh để cải thiện thói quen
Con người phát sinh ra thói quen mới liên tục, lý do cơ bản vì họ luôn tìm những cái đích mới nên họ cần có những thói quen mới để phù hợp với những đích đến mới này. Để "chiến thắng trong cuộc sống", con người cần có những thói quen tốt. Chính vì thế, ai cũng cần nỗ lực chiến đấu với thói quen xấu thậm chí là cả những thói quen tưởng chừng khó từ bỏ nhất.
Ví dụ như trong cuộc sống, chúng ta có thói quen học tập tại những nơi ồn ào, làm việc khi những người khác chơi hay thay đổi khẩu phần ăn "kém ngon" hơn để có sức khoẻ tốt... Đó là những thói quen tốt đã chiến thắng bản thân dù điều kiện xung quanh hướng con người tới dần với những thói quen xấu.
Và khi thất bại trong quá trình hình thành những thói quen hay tới được đích, con người thường cho rằng họ chưa có đủ điều kiện để thành công, chưa chiến thắng được bản thân. Tất cả những ngộ nhận đó đều cho thấy một điều, họ chưa có kế hoạch tốt cho việc phát triển bản thân.
2. Hiểu bản thân, có chiến lược tốt sẽ là chìa khoá dẫn tới thành công.
Các chiến lược gia chiến thắng bằng những thành công nhỏ trên chiến trường sau đó cải thiện vị trí bản thân. Họ chờ đợi cho tới khi đối thủ yếu đi hoặc gặp điều kiện không thuận lợi để rồi tấn công tổng lực. Tại sao phải chiến đấu khi đối phương chuẩn bị kĩ càng và khả năng chiến thắng không cao? Tại sao phải hình thành những thói quen mới khi điều kiện xung quanh gây khó khăn cho bản thân?
Tôn Tử không bao giờ ra quân khi gặp phải điều kiện bất lợi, ông sẽ không tấn công vào những vị trí mà quân địch mạnh mẽ nhất. Điều này có thể áp dụng trong cuộc sống khi mà con người nên cải thiện bản thân từ những điều nhỏ nhất, đơn giản nhất sau đó xây dựng những thói quen nhỏ thành thói quen lớn và dần dần trở thành con người hoàn thiện hơn để có thể tấn công những mục tiêu lớn hơn trong đời.
3. Hình thành thói quen dễ duy trì
Trong chiến thuật của Tôn Tử, ông cho rằng thành công trên chiến trường chỉ tới khi quân lính tấn công những vị trí không được phòng thủ. Tập trung vào điểm yếu của quân địch giúp giảm thiểu được thiệt hại về quân số, mang tới chiến thắng chắc chắn đồng thời có thể đẩy cao sĩ khí binh lính.
Đối với cuộc sống cũng vậy, bạn chỉ có thể đạt được những thói quen tốt khi hướng tới những thói quen bạn có thể duy trì. Tập trung hình thành những thói quen khó duy trì sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng cho bản thân, dễ bị thay đổi và không đạt được mục đích ban đầu.
4. Xác định làm gì trước, làm gì sau
Tôn Tử từng nói: "Tôi sẽ chiến thắng nếu biết khi nào nên đánh và khi nào không nên đánh". Có những trận chiến với tỷ lệ bại trận cao thì tốt nhất không nên ra quân, dành lực cho những trận chiến chắc chắn hơn để bảo toàn lực lượng, điểm mấu chốt là phải lựa chọn tình huống tốt hơn và ra tay chỉ khi cần thiết.
Thành công sẽ tới khi con người biết lựa chọn đâu là điều cần làm trước, điều nào có thể để lại sau. Quá tham lam thực hiện tất cả các mục đích cùng một thời điểm sẽ mang lại kết quả trái với chờ đợi.
5. Gặp khó khăn? "Chuồn" là thượng sách
Trong định nghĩa của Tôn Tử thì một tướng quân tài ba là người biết tránh khi địch mạnh mẽ về tinh thần cũng như lực lượng nhưng sẽ tấn công tức thì khi tinh thần quân địch rệu rã. Đối với cuộc sống thường nhật, sẽ rất khó khăn khi muốn ăn kiêng khi đi hẹn hò với bạn bè... hãy tránh những hành động có thể khuếch đại thói quen xấu và loại bỏ những thói quen này khi chúng dễ thay đổi và yếu nhất.
Kết
Để cải thiện bản thân hay hình thành những thói quen tốt không phải là công việc một sớm một chiều. Thành công sẽ tới từ chiến lược chứ không phải là ước muốn, một chiến lược tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho dù người thực hiện có muốn làm nó hay không.
Toàn bộ những mưu kế của Tôn Tử đều chú trọng vào việc làm những điều dễ trước và tiếp cận điều khó sau.
Toàn bộ những mưu kế của Tôn Tử đều chú trọng vào việc làm những điều dễ trước và tiếp cận điều khó sau.
Nếu như muốn đọc sách hay làm việc, đừng thực hiện nó trong một căn phòng có TV màn hình lớn, nhiều thứ để giải trí khác như máy nghe nhạc hay máy chơi game. Hãy chuyển tới một căn phòng yên tĩnh hơn, có không gian riêng.
Nếu như đang quá cân, đừng vội tìm tới những chương trình giảm cân cho vân động viên hay người nổi tiếng, hãy thay đổi những việc nhỏ nhất từ khẩu phần ăn, lượng hoạt động mỗi ngày...
Hãy xây dựng các thói quen tốt dễ thực hiện nhất, hãy chiến thắng những trận chiến đơn giản nhất trước tiên.
Theo Trí Thức Trẻ


Chiến lược gia quân sự Tôn Tử và tuyệt tác “Binh pháp Tôn Tử”

Tôn Tử, một vị tướng quân cấp cao trong lịch sử Trung Quốc, được biết đến như một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại.

xuan thu, vua Tề, Tôn tử và binh pháp Tôn Tử, Hách Lỗ, chiến tranh,
Tôn Tử, là vị tướng vĩ đại của Trung Quốc và là chiến lược gia quân sự, ông đã biên soạn kiệt tác “Binh Pháp Tôn Tử” nổi tiếng. (tranh SM Yang / The Epoch Times)
Tên thật của Tôn Tử là Tôn Vũ, sinh vào năm 535 trước công nguyên. Ban đầu, ông là một quý tộc của Nhà Tề vào cuối thời Xuân Thu (770-481 tCN). Sau khi chiến tranh nổ ra ở nước Tề ông đã rời đến nước Ngô. Ở đó, ông sống cuộc đời ẩn dật, dành thời gian và tâm huyết cho việc nghiên cứu binh pháp.
Khoảng năm 512 tCN, Tôn Tử đầu quân cho nước Ngô, phụng sự vua Hách Lỗ với vai trò của một vị tướng và nhà chiến lược. Kinh nghiệm trận mạc thôi thúc ông viết ra các chiến lược của mình trong cuốn Binh Pháp Tôn Tử, một tuyệt tác binh thư giá trị của Trung Quốc.
“Binh Pháp Tôn Tử” đã trở nên rất nổi tiếng, được tham khảo và nhắc đến thường xuyên trong các triều đại sau đó, đặc biệt là trong thời Chiến Quốc hỗn loạn (475-221 tCN) ngay sau thời Xuân Thu.
Một ngày, Vua Hách Lỗ của Ngô triệu gọi Tôn Tử và nói: “Ngươi đã viết 13 chương cho Binh Pháp Tôn Tử và có vẻ như  lý luận của mỗi chương là khá hoàn hảo. Tuy nhiên, nó là lý luận và không một ai biết thực hành các lý thuyết đó như thế nào”.
Tôn Tử tâu với nhà vua, “Hoàng thượng có thể cử ai đó và cho phép thần chứng minh lý thuyết của mình? Sau đó bệ hạ sẽ hiểu được binh pháp này”.
Nhà vua ngay lập tức truyền lệnh để gửi 180 nô tài từ cung điện của mình để đóng giả làm quân đội. Sau khi các nô tài đến, Tôn Tử chia họ thành hai nhóm và chỉ định hai thê thiếp yêu thích của nhà vua làm đội trưởng của mỗi đội.
Lúc đầu, những nô tài đã không cho là Tôn Tử nghiêm túc. Khi Tôn Tử lệnh cho họ phải quay sang bên phải, họ chỉ cười khúc khích và đùn đẩy nhau. Tôn Tử yêu cầu các nô tài không xem buổi luyện tập như một trò đùa và cảnh báo họ đừng mắc sai lầm nếu không sẽ bị trừng phạt theo quân pháp.
Nhưng ông chấp nhận việc các người hầu không hiểu được hướng dẫn của ông ngay lập tức. Nhìn chung, trách nhiệm của ông là đảm bảo các mệnh lệnh được rõ ràng. Tuy nhiên, khi buổi luyện tập bắt đầu một lần nữa, những người hầu vẫn cười cợt và không chú ý đến Tôn Tử.
Tôn Tử giận dữ nhìn vào các đội trưởng và nói: “Cả hai người, là đội trưởng mà không đáp ứng được nhiệm vụ giám sát nên phải chấp nhận sự trừng phạt.” Sau đó, ông ra lệnh xử trảm ngay hai người phi tần yêu của nhà vua. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của nhà vua, Tôn Tử vẫn kiên định, hai phi tần ngay lập tức bị xử trí theo quân pháp.
Sau khi mất hai ái thiếp, nhà vua đã không còn tâm trạng để quan sát cuộc tập trận tiếp theo. Tôn Tử rất thất vọng mà tâu rằng: “Vậy thì, hoàng thượng chỉ muốn chiến đấu trên giấy và không có ý định chỉnh lý quân đội.”
Nghe điều này, nhà vua nhận ra rằng Tôn Tử thực sự là một nhà binh pháp kiệt xuất. Tôn Tử luận giải rằng ông không làm theo những lời kháng nghị của nhà vua bởi vì, trên chiến trường, vị tướng là người chỉ huy tối cao. Trong sự khốc liệt của trận chiến nơi chiến tuyến, ngay cả nhà vua cũng không thể đảo lộn các mệnh lệnh của tướng. Theo Tôn Tử, nhà vua toàn tâm tin tưởng và hiểu rằng các vị tướng thừa biết những việc họ đang làm và đúng với chức trách của họ.
Khi Tôn Tử trở lại cuộc diễn tập, những người hầu tuân phục mọi mệnh lệnh của ông một cách chính xác và ngay lập tức. Tôn Tử sau đó được bổ nhiệm làm một vị tướng và sau đó chinh phục nước Sở ở phía Tây và các vùng đất giữa phía bắc của Trung Quốc.
Trong suốt cuộc đời của mình, Tôn Tử không chỉ đạt được những chiến công lừng lẫy, mà còn để lại kho tàng tri thức quý giá về Binh pháp, đặc biệt là cuốn Binh pháp Tôn Tử, vỏn vẹn 13 chương và 5.000 nhưng phản ánh đầy đủ triết lý quân sự của ông.
“Binh Pháp Tôn Tử” bao gồm hầu như tất cả các lý thuyết quân sự như chiến lược, tâm lý học, khí tượng học, và địa hình. Ngoài ra, nó cũng bao gồm chính trị, kinh tế, lịch sử, triết học, văn học và khoa học tự nhiên. Vì vậy, sau khi công bố, các chính trị gia Trung Quốc, chiến lược gia, nhà triết học, nhà văn đã tham khảo nó và coi đó như một phần quan trọng của chiến lược quân sự.
Đáng chú ý, nó còn lan rộng ra thế giới. Ngay từ thời nhà Đường, nó đã được biết và đọc bởi người Nhật. Ngày nay, các lý thuyết và ý tưởng của Binh pháp Tôn Tử thường được sử dụng trong quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh hiện đại và quản lý xã hội.
Theo Binh pháp Tôn Tử, trạng thái cao nhất mà một lực lượng quân đội tinh nhuệ cần đạt được chính là “chinh phục đối thủ mà không cần chiến đấu”, có nghĩa là chiến thắng vẻ vang nhất chính là không cần phải sử dụng một người lính nào.
Tôn Tử ủng hộ “Dự phòng chiến tranh” trong Binh Pháp Tôn Tử, ông lưu ý rằng: “Chiến tranh là một sự kiện trọng đại của quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về sự sống chết của con người, mà còn là lẽ tồn vong của đất nước. Vì vậy, chúng ta phải cân nhắc kỹ càng các nguyên do để bắt đầu một cuộc chiến”.
Ngoài ra, Tôn Tử cảnh báo vua và tướng lãnh rằng không gây chiến vì sự tức giận. Từ quan điểm của ông, mọi người nên suy nghĩ hai lần trước khi bắt đầu một cuộc chiến tranh và đưa ra quyết định dựa trên lợi ích của đất nước.
Binh pháp Tôn Tử được coi là một cuốn sách về sách lược quân sự để giành chiến thắng trong trận chiến. Tuy nhiên, nó cũng là cuốn sách dạy người ta hiểu rằng mục đích của việc sử dụng lực lượng quân sự là để tránh khỏi tình trạng hỗn loạn và khuyến khích hòa bình.
Hơn nữa, những người ủng hộ chiến tranh có thể được soi sáng bởi các lý thuyết trong Binh pháp Tôn Tử, họ hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống và cuối cùng buông bỏ vũ khí.
Từ những lời dạy trong sách, con người trong lịch sử đã hiểu làm thế nào để cải thiện cuộc sống của họ bằng việc nâng cao tư cách đạo đức, vua và triều thần đã học được cách quản lý công việc quốc gia thông qua đạo đức.
Ngày nay, lãnh đạo từ tất cả các tầng lớp xã hội đều sử dụng “Binh pháp Tôn Tử” như một định hướng cho việc hoạch định chiến lược và quản lý.
Theo Đại Kỷ Nguyên



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét