Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 76

(ĐC sưu tầm trên NET)

Charles de Gaulle

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Charles de Gaulle
Bundesarchiv B 145 Bild-F010324-0002, Flughafen Köln-Bonn, Adenauer, de Gaulle-cropped.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 8 tháng 1 năm 1959 – 28 tháng 9 năm 1969
Tiền nhiệm René Coty
Kế nhiệm Georges Pompidou
Nhiệm kỳ 1 tháng 6 năm 1958 – 8 tháng 1 năm 1959
Tiền nhiệm Pierre Pflimlin
Kế nhiệm Michael Debré
Tổng thống René Coty
Nhiệm kỳ 18 tháng 6 năm 1940 – 3 tháng 6 năm 1944
Tiền nhiệm Không có
Kế nhiệm Không có
Nhiệm kỳ 20 tháng 8 năm 1944 – 20 tháng 1 năm 1946
Tiền nhiệm Philippe Pétain (Quốc trưởng Pháp)
Kế nhiệm Félix Gouin
Thông tin chung
Đảng phái UDR
Sinh 22 tháng 11 năm 1890
Lille, Nord, Pháp
Mất 9 tháng 11 năm 1970
Colombey-les-deux-Églises, Haute-Marne, Pháp
Vợ Yvonne de Gaulle
Con cái Philippe
Élisabeth
Anne
Chữ ký Charles de Gaulle Signature 2.svg
Binh nghiệp
Phục vụ Pháp Cộng hoà Pháp
Lực lượng Pháp tự do Pháp quốc Tự do
Thuộc Quân đội Pháp
Lực lượng Pháp tự do
Năm tại ngũ 1912-1944
Cấp bậc Thiếu tướng
Tham chiến Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trận sông Somme
Trận Verdun
Chiến tranh thế giới thứ hai
Trận Montcornet
Trận Dinant
Trận Abbeville
Trận Dakar
Trận Paris
Charles de Gaulle hay Charles André Joseph Marie de Gaulle () hay Tướng de Gaulle; phiên âm tiếng Việt: Sác Đờ Gôn (22 tháng 11, 1890 - 9 tháng 11, 1970) là chính khách nổi tiếng của Pháp. Ông xuất thân là một quân nhân trong Quân đội Pháp. Năm 1940, khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức Quốc xã, ông đã vượt biên sang London, lãnh đạo tổ chức "Nước Pháp Tự do", thành lập chính phủ Pháp lưu vong, ra lời kêu gọi người Pháp tiếp tục kháng chiến chống sự chiếm đóng của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1958, ông thành lập nền Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp và giữ chức Tổng thống từ năm 1959 đến năm 1969.

Tiểu sử

Gia đình và thời niên thiếu

Sinh ra ở Lille ngày 22 tháng 11 năm 1890 trong một gia đình Thiên chúa giáo, lớn lên ở Paris, Charles de Gaulle là con trai của ông Henri de Gaulle, giáo sư văn học và lịch sử, và bà Jeanne Maillot. De Gaulle có 3 người em trai và một cô em gái, hai người trong số họ sau này đã tham gia kháng chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai:
Từ rất sớm, bố của Charles đã cho ông tiếp cận với các tác phẩm của Barrès, BergsonPéguy. Charles de Gaulle học một phần của chương trình tiểu học tại trường dòng của chủng viện Saint-Thomas-d'Aquin (ngày nay là Trường cấp ba Saint-Thomas-d'Aquin) ở Paris, phần còn lại ở Bỉ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp năm 1905 về quyết định tách biệt Nhà thờ và Quốc gia.
Đỗ thứ 119 trên 221 trong kỳ thi tuyển vào Trường Quân sự Saint-Cyr năm 1908 sau khi học lớp dự bị tại ngôi trường danh tiếng Học viện Thiên chúa giáo tư thục Stanislas ở Paris, ông ra trường năm 1912 (khóa Fès, mà thủ khoa là thống chế Juin trong tương lai) và gia nhập bộ binh. Được điều về Trung đoàn bộ binh 33 đóng ở Arras, sĩ quan trẻ de Gaulle được đặt dưới sự chỉ huy của Đại tá Pétain.

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Mang lon Trung úy ở đầu cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, ông được thăng lên hàm Đại úy vào tháng 1 năm 1915. Bị thương ở ngay trận đánh đầu tiên tại Dinant ngày 23 tháng 8 năm 1914, ông được thuyên chuyển đến Trung đoàn bộ binh 33 ở mặt trận Champagne để chỉ huy đại đội 7. De Gaulle lại một lần nữa bị thương ngày mùng 10 tháng 03 năm 1915 ở bàn tay trái, trong trận Somme. Sự thông minh cũng như lòng dũng cảm của ông trên mặt trận khiến chỉ huy Trung đoàn bộ binh 33 cho ông làm trợ lý của mình.
Ngày 2 tháng 3 năm 1916, Trung đoàn của ông bị tập kích và gần như bị nghiền nát hoàn toàn khi đang bảo vệ khu vực làng Douaumont, gần Verdun. Đại đội của ông bị nghiền nát và bao vây trong trận đánh. Theo thông tin chính thức, ông đã tổ chức một cuộc chọc phá vòng vây; trong trận đột kích, lưới đạn quân Đức quá dày khiến ông phải nhảy vào một hố đạn pháo để tránh, nhưng lính Đức nhảy vào theo và đâm ông bị thương ở đùi bên trái  Bị bắt làm tù binh, ông được đem đi băng bó và chăm sóc. Nhưng một người lính của trung đoàn ông đã cung cấp một câu chuyện hoàn toàn khác: «Chúng tôi bị bao vây và dưới lệnh của Đại úy chỉ huy de Gaulle, chúng tôi buộc phải buông súng đầu hàng.»
Sau một lần vượt ngục không thành, ông bị chuyển đến pháo đài Ingolstadt, ở Bavaria, một trại tù binh dành cho các sĩ quan cứng đầu. Tại đây ông gặp Georges Catroux, người sau này được phong Đại tướng (Général d'Armée), nhà báo Rémy Roure, nhà xuất bản Berger-LevraultNguyên soái Liên Xô tương lai Toukhatchevski. Vượt ngục năm lần nhưng đều thất bại. Ông được trao trả tự do sau khi chiến tranh kết thúc và về nhà vào tháng 12 năm 1918. Ông được nhận, vì những cống hiến trong cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất Chữ thập kỵ sĩ Bắc đẩu bội tinh, vào ngày 23 tháng 07 năm 1919.
Về thời kỳ bị tù đày này, tướng Perré đã phát biểu năm 1966: "Một trong những người bạn tôi bị giam cùng de Gaulle đã kể với tôi điều này. Quân Đức tôn trọng những sĩ quan Pháp đã dũng cảm chiến đấu bằng cách trả lại kiếm cho họ ở những dịp lễ quan trọng, chẳng hạn như khi đi lễ ở nhà thờ. Nhưng họ đã không trả cho Đại úy de Gaulle. Tưởng rằng bị quên do nhầm lẫn, de Gaulle đã phản đối một cách kịch liệt. Lính Đức ngạc nhiên, nhưng cũng đi điều tra lại về trường hợp đầu hàng của de Gaulle. Một khi đã có thông tin đầy đủ, quân Đức vẫn không trả lại kiếm cho Đại úy de Gaulle".

Giữa hai cuộc Thế chiến

Charles de Gaulle tiếp tục con đường binh nghiệp. Từ năm 1919 cho đến năm 1921, ông được gửi sang Ba Lan, quốc gia vừa mới giành quyền độc lập; nơi ông tham gia giúp đỡ thành lập và huấn luyện quân đội nước này trong cuộc chiến tranh thắng lợi trước Hồng quân Xô viết.
Khi trở về Pháp, Đại úy de Gaulle được phân giảng dạy tại l'École de Saint-Cyr (Học viện Saint-Cyr), trước khi được cử đi học tại École supérieure de guerre (Học viện Chiến tranh cao cấp) vào năm 1922.

Churchill và De Gaulle 1944

Chiến tranh thế giới thứ hai

De Gaulle đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của cuộc chiến tranh Ba Lan- Xô Viết, nên ông chủ trương dùng nhiều xe tăng, dùng cách vận chuyển nhanh chóng và giới hạn cách dùng chiến luỹ. Ông cũng học hỏi được nhiều bài học từ vị Thống Chế Jozef Pilsudski của nước Ba Lan, đây là nhân vật mà trước đó vài thập niên, đã từng chủ trương tạo dựng một liên bang châu Âu. Căn cứ vào các nhận xét từ cuộc chiến tranh tại Ba Lan, ông de Gaulle đã viết nhiều bài báo và cho xuất bản nhiều cuốn sách, đặc biệt là cuốn "Về Đạo Quân Chuyên nghiệp" (Vers l' Armée de Metiers = Towards the Professional Army, 1934). Trong tác phẩm này, ông de Gaulle đã đề nghị một loại quân đội cơ giới chuyên nghiệp với các sư đoàn thiết giáp đặc biệt, hơn là dùng cách phòng thủ tại chỗ, điển hình là Chiến Lũy Marginot.
Các quan điểm chiến thuật tương tự đã được nhiều nhà quân sự tài giỏi đề cập tới: J.F.C. Fuller của nước Anh, Dwight D. Eisenhower và George S. Patton của nước Mỹ, Heinz Guderian của nước Đức, Mikhail Tukhachevsky của nước Nga và Wladyslaw Sikorski của nước Ba Lan, nhưng các lý thuyết quân sự tân tiến của ông de Gaulle đã bị các sĩ quan cao cấp người Pháp bác bỏ, kể cả vị thầy cũ là Tướng Philippe Pétain, và rồi các liên lạc giữa ông de Gaulle với các cấp trên trở nên xấu đi, ngoại trừ với ông Paul Reynaud.
Như vậy trong 2 thập niên 1920 và 1930, do các quan điểm táo bạo, Thiếu tá de Gaulle đã bất hòa với các nhà lãnh đạo quân sự Pháp, vì vậy cho tới khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, ông de Gaulle chỉ là một vị Trung tá. Ngày 15/5/1940, Trung tá de Gaulle được giao trách nhiệm chỉ huy Sư đoàn 4 Thiết Giáp (the 4th Armoured Division).
Ngày 17/ 5/1940, đạo quân của Trung tá de Gaulle đã tấn công các lực lượng chiến xa Đức tại Montcornet. Với 200 chiến xa và không có máy bay khu trục yểm trợ, cuộc tấn công này đã không cản được bước tiến của quân xâm lăng Đức, nhưng đến ngày 28/5, các lực lượng thiết giáp của Trung tá de Gaulle đã khiến cho bộ binh Đức phải rút lui tại Caumont. Đây chỉ là một trong số rất ít các chiến thắng của quân đội Pháp trong suốt cuộc chiến. Nhờ chiến thắng kể trên, ông de Gaulle được Thủ tướng Pháp Paul Reynaud thăng chức Thiếu tướng và từ nay, ông được mọi người gọi là "Tướng de Gaulle". Ngày 6/6/1940, Thủ tướng Paul Reynaud bổ nhiệm Tướng de Gaulle làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Chiến tranh, rồi cử ông lo việc phối hợp với nước Anh. Vì chỉ là một nhân viên cấp thấp trong Chính phủ Pháp, Tướng de Gaulle đã không thành công khi phản đối việc nước Pháp đầu hàng Quân đội Đức Quốc xã. Ông đã không thuyết phục được chính phủ này di tản qua Bắc Phi để tiếp tục chiến đấu từ các thuộc địa của nước Pháp.
Tại nước Anh, Tướng de Gaulle là sĩ quan liên lạc với chính quyền Anh và ông đã đề nghị với Thủ tướng Churchill vào ngày 16/6 tại London, công cuộc kết hợp chính trị giữa nước Pháp và nước Anh. Khi chính phủ Pháp tạm thời dời về thành phố Bordeaux, Tướng de Gaulle đã dùng máy bay quay về nơi này và được biết tin rằng Tướng Pétain đã trở nên Thủ tướng cùng với ý định tìm kiếm cách đình chiến với quân đội Đức Quốc xã.
Vào ngày 16/6 này, Tướng de Gaulle đã thực hiện một quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời của ông và trong lịch sử mới của nước Pháp: ông từ chối chấp nhận nước Pháp đầu hàng và ông nổi loạn, chống lại chính quyền Pétain, khi đó được coi là hợp pháp. Tướng de Gaulle đã kêu gọi mọi người dân Pháp tiếp tục công việc chiến tranh chống lại nước Đức của Adolf Hitler.
Vào sáng ngày 17/6/1940, với 100,000 Franc Pháp do Paul Reynaud giao cho đêm hôm trước, Tướng de Gaulle lên máy bay, trốn khỏi thành phố Bordeaux, tránh được sự truy lùng của máy bay Đức và chiều hôm đó, ông đã hạ cánh xuống thành phố London. Từ nay, Tướng de Gaulle bác bỏ việc nước Pháp đầu hàng và ông bắt đầu xây dựng một phong trào kêu gọi mọi thành phần Pháp hải ngoại đoàn kết để chống lại quân Đức Quốc xã. Như vậy từ nay bắt đầu cuộc nội chiến Pháp giữa chính phủ Vichy đứng về phe Trục và nước Pháp Tự Do (the Free France) đứng đầu do Tướng de Gaulle, với lập trường bác bỏ cuộc đình chiến và tham gia vào các lực lượng Đồng minh để chống quân Đức.

Lãnh đạo các Lực lượng Pháp Tự Do 1940-45.

Ngày 18/6/1940, Tướng de Gaulle chuẩn bị nói chuyện với dân chúng Pháp qua đài phát
 Vào 25 tháng 8 năm 1944, ông đã đọc một bài diễn văn nổi tiếng, nhấn mạnh vai trò của người dân Pháp trong công cuộc giải phóng. «... Paris, Paris outragé, Paris brisé, Paris martyrisé, mais Paris libéré. Libéré par lui-même, libéré par son peuple, avec le concours des armées de la France, avec l’appui et le concours de la France tout entière, c’est-à-dire de la France qui se bat, c’est-à-dire de la seule France, de la vraie France, de la France éternelle...»
("... Paris, Paris bị lăng nhục, Paris tan nát, Paris bị đọa đày, nhưng Paris được giải phóng. Tự giải phóng, được nhân dân giải phóng, với sự hợp tác của quân đội Pháp, với sự hỗ trợ và sự hợp tác của toàn thể nước Pháp, nghĩa là của nước Pháp đấu tranh, nghĩa là của một mình nước Pháp, của nước Pháp thực thụ, của  nước Pháp vĩnh cửu.."
            Sau khi trở lại Paris, Tướng de Gaulle di chuyển văn phòng về Bộ Chiến tranh và công bố tiếp tục nền Cộng hòa thứ ba (the Third Republic), đồng thời bác bỏ tính cách hợp lệ của chính phủ Vichy.
            Kể từ tháng 9/1944, Tướng de Gaulle được coi là Tổng thống (President) của Chính phủ Lâm thời của nước Cộng Hòa Pháp (the Provisional Government of the French Republic).
            Vào năm 1945, Tướng de Gaulle đã phái Đạo Quân Viễn Chinh Pháp (the French Far East Expeditionary Corps) sang Đông Dương để thiết lập lại chủ quyền của nước Pháp, bổ nhiệm Đô Đốc d' Argenlieu làm Cao ủy Đông Dương thuộc Pháp (High Commissioner of French Indochina) và chỉ định Tướng Leclerc làm Tổng Tư lệnh của các lực lượng viễn chinh và tại Đông Dương.
            Dưới sự lãnh đạo của Tướng de Gaulle, quân kháng chiến Pháp cùng với các đạo quân thuộc địa, đã giải phóng gần như 1/3 diện tích của nước Pháp. Đạo quân này, được gọi là Lộ Quân Pháp Thứ Nhất (the French First Army) cũng chiếm được một diện tích lớn của lãnh thổ Đức khi các lực lượng Đồng Minh tràn vào nước Đức. Sự kiện này đã khiến cho nước Pháp trở nên một thành phần tích cực khi các đại diện Đức Quốc xã ký nhận đầu hàng.
            Ngày 20/11/1946, Tướng de Gaulle từ chức vì các xung khắc giữa các đảng phái chính trị và ông cũng không đồng ý về bản dự thảo Hiến pháp của nền Cộng Hòa Thứ Tư, bởi vì ông tin tưởng rằng bản dự thảo này đặt quá nhiều quyền lực vào trong tầm tay của một quốc hội với cách thay đổi tỉ lệ đảng phái. Các nhân vật thay thế Tướng de Gaulle là các ông Felix Gouin, Georges Bidault và Léon Blum.

Sau thế chiến thứ hai

Các công trình tưởng niệm

Nhiều tượng đài đã được xây để tưởng niệm cuộc đời ông Charles de Gaulle. Sân bay lớn nhất nước Pháp bên ngoài Paris được đặt theo tên ông là sân bay Charles de Gaulle.Ngoài ra hàng không mẫu hạm lớn nhất của Pháp cũng được đặt tên là Charles de Gaulle

Bí mật vụ mưu sát Tổng thống Pháp Charles de Gaulle

Vào những năm 1960 tại Pháp, một số người xem Charles de Gaulle là chính khách đáng tôn kính nhất, nhưng cũng có những kẻ coi ông là cái gai cần phải thanh toán. Chỉ trong vòng hai năm kể từ tháng 12/1960, đã xảy ra 8 vụ mưu sát bất thành nhắm vào ông.

Tổng thống Pháp Charles De Gaulle. (newgenevacenter.org)
Tổng thống Pháp Charles De Gaulle. (newgenevacenter.org)
Vào những năm 1960 tại Pháp, một số người xem Charles de Gaulle là chính khách đáng tôn kính nhất, nhưng cũng có những kẻ coi ông là cái gai cần phải thanh toán. Chỉ trong vòng hai năm kể từ tháng 12/1960, đã xảy ra 8 vụ mưu sát bất thành nhắm vào ông.
Thủ phạm gây ra các vụ mưu sát nhắm vào tổng thống De Gaulle là người của Tổ chức quân đội bí mật (OAS) hoặc của Hội đồng kháng chiến quốc gia (CNR). Cả hai tổ chức này đều điên cuồng chống đối việc De Gaulle trao trả độc lập cho Algeria và cho đây là hành động phản bội lại nước Pháp. Cho dù tất cả các vụ mưu sát nhắm vào De Gaulle đều gặp thất bại nhưng vụ mưu sát xảy ra vào tối ngày 22/8/1962 được đánh giá là táo bạo nhất và thành công nhất.
20h10' ngày 22/8/1962, khi chiếc Citroen chở De Gaulle đang di chuyển từ điện Elysee đến sân bay quân sự Villacoublay ngang đoạn thị trấn Petit-Clamart, thì bị tấn công. Từ cự ly 20 m, nhiều tay súng nấp trong chiếc xe tải hiệu Renault màu vàng đỗ bên vệ đường nổ súng vào chiếc Citroen trên có chở De Gaulle và con rể là Đại tá Marcel Julian. Cách 50 m về phía trước, trên một con đường nhỏ đâm ngang từ bên trái, từ một xe nhỏ hiệu Peugeot, hai tay súng ở trong xe bắn xối xả vào chiếc xe chở tổng thống làm hai bánh xe nổ tung, một viên đạn sượt qua đầu ông trong gang tấc.
Viên tài xế quyết định đạp ga tăng tốc, vượt qua mấy tay súng, chạy vào thị trấn ngoại ô Petit-Clamart. Lập tức, các tay súng tham gia vụ mưu sát vọt theo bắn tiếp và chỉ chịu biến mất khi có hai xe tuần tra của cảnh sát đến ứng cứu. De Gaulle vẫn bình yên vô sự. Tại sân bay Villacoublay, trước khi đáp trực thăng đến nhà nghỉ của gia đình ở Colombay-Deux-Églises, cách Paris 170 km, De Gaulle vẫn bình thản phủi những mảnh kính xe còn bám trên áo và nói đùa với Đại tá Marcel Julian: “Mấy tay đó bắn tồi quá!”.
Thông tin về vụ mưu sát lần thứ 8 không thành nhưng táo bạo nhất khiến Bộ Nội vụ Pháp phải triển khai một cuộc điều tra quy mô để bắt giữ toàn bộ thủ phạm. 45 phút sau khi sự việc xảy ra, thanh tra Maurice Bouvier, chỉ huy Phòng Cảnh sát tư pháp (PJ) của Sở Cảnh sát Paris, nhận lệnh phụ trách cuộc điều tra và đưa ngay các điều tra viên giỏi nhất của mình đến Petit-Clamart.
Họ thu thập các vỏ đạn vung vãi trên đường và lề đường, chụp ảnh các lỗ đạn và dấu bánh xe, hỏi han các nhân chứng. Có tất cả 6 viên đạn găm vào xe tổng thống và 4 viên khác găm vào xe hộ tống. Một viên đạn găm vào mũ sắt của viên cảnh sát đi xe môtô hộ tống và một viên khác trúng vào thùng bên của chiếc xe môtô hộ tống thứ hai. Nhiều viên đạn khác đã làm hư hại nhiều đồ vật ở các cửa hiệu hai bên đường.
10 phút sau, các điều tra viên đã tìm ra đầu mối đầu tiên. Đó là chiếc xe tải màu vàng hiệu Renault bỏ trống ở một quảng trường gần đó. Trong xe có rất nhiều vũ khí, mìn, lựu đạn. Biển số xe cho biết chiếc xe thuộc một điểm cho thuê xe ở thành phố nhỏ Joigny, cách Paris 75 km. Người chủ điểm cho thuê xe khai báo với cảnh sát là đã có một người đàn ông tên Jean François Murat thuê xe, tất nhiên đó là một cái tên giả.
Thanh tra Bouvier cho phát lệnh kiểm tra tất cả các khách sạn, nhà trọ và cả điểm cho thuê xe trong bán kính 300 km quanh thủ đô Paris. Việc làm kịp thời này đã giúp cảnh sát nắm được nhiều bằng chứng cho thấy tên Murat đã thuê nhiều chiếc xe khác nhau cho toán sát thủ tại nhiều thành phố xung quanh thủ đô Paris.
Ba ngày sau khi xảy ra vụ mưu sát, cảnh sát đã tìm ra đầu mối thứ hai khi các cư dân ở đại lộ Victor Hugo khai báo có thấy một chiếc xe tải màu vàng hiệu Renault đỗ trước một cửa hàng trong suốt cả buổi chiều ngày 22/8/1962. Nhiều người trên xe đã ra vào cửa hàng. Điều tra của cảnh sát cho biết đó là cửa hàng của gia đình Bertin. Cô con gái Monique Bertin là thư ký của một nhóm chính trị chủ trương không trao trả độc lập cho Algeria. Monique có một người anh tên Pascal, một sinh viên có chân trong một tổ chức cực hữu do Jean Pierre Naudin cầm đầu. Tổ chức này đang bị cảnh sát theo dõi
Tiến hành tra hỏi những người trong gia đình Bertin, cảnh sát biết rằng Pascal đã bỏ trốn sau khi xảy ra vụ mưu sát. Sau nhiều ngày bị thuyết phục, cuối cùng Monique cũng khai ra nơi Pascal đang lẩn trốn. Đó là một căn nhà nhỏ của gia đình ở vùng ngoại ô Saint-Denis. Chiều ngày 1/9/1962, cảnh sát ập vào ngôi nhà và bắt giữ Pascal. Kiểm tra tư trang của Pascal, cảnh sát tìm thấy hóa đơn mua những mẫu chữ bằng kim loại để gắn vào biển số xe nhằm mục đích sửa lại số xe.
Từ lời khai của Pascal, cảnh sát bắt tiếp Pierre Magade, một cựu lính nhảy dù từng tham chiến tại Algeria. Magade khai báo bị lôi kéo vào vụ mưu sát vào giây phút cuối cùng để thay thế cho một trong những tài xế tham gia vụ mưu sát. Từ lời khai của Magade, cảnh sát bắt tiếp 5 trong số những tên tham gia vụ mưu sát trong đó có 3 cựu lính nhảy dù, một viên chức làm việc ở Bộ Hàng không, một sĩ quan quân đội. Nhưng cảnh sát vẫn chưa tìm ra manh mối quan trọng nhất, đó là kẻ chủ mưu.
Trong khi đó mũi điều tra về cái tên Murat đã phát hiện ra hắn ta có gọi điện thoại đường dài từ khách sạn Britany ở thành phố Reims cho một người lạ mặt. Sau nhiều ngày tích cực thẩm tra, cảnh sát biết kẻ lạ mặt tên Henri Niaux, một sĩ quan 48 tuổi, có chân trong OAS. Bị bắt giữ ngay sau đó, nhưng chưa kịp khai nhận điều gì thì Niaux đã tự tử chết trong trại giam.
untitled-1-1348705383_480x0.jpg
Jean Pierre Bastien Thiry, kẻ cầm đầu vụ mưu sát.
Llục soát căn hộ của Niaux, cảnh sát tìm thấy một bộ quần áo bên trong có hai biên nhận thuê xe và hai biên nhận giặt ủi. Từ những chứng cứ này cảnh sát đã lần ra một nhân vật khác có biệt danh Didier hoặc Leroy. Mà theo lời khai của những tên tham gia vụ mưu sát, đó chính là kẻ đã tổ chức và chỉ huy cuộc mưu sát.
Lục hồ sơ về những kẻ tình nghi tham gia tổ chức OAS và CNR, với bản năng của một thanh tra chuyên nghiệp, Maurice Bouvier chú ý đến một cái tên, đó là Jean Pierre Bastien Thiry, 45 tuổi, cựu phi công chiến đấu, từng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Paris và làm cố vấn ở Bộ Hàng không. Bị thẩm vấn, lúc đầu Bastien-Thiry không chịu thú nhận gì cả. Thế nhưng khi kiểm tra căn hộ của ông ta, cảnh sát tìm thấy một mẩu báo bị xé từ một tờ báo phát hành ở Paris vào ngày 22/8/1962.
Trên mẩu báo có viết một chữ nguệch ngoạc “Hubert Leroy” cùng với tên và số điện thoại của một khách sạn ở Paris. Đó là khách sạn Terminus-Vaugirard, nằm ngay giữa tuyến đường mà Tổng thống De Gaulle thường đi từ điện Elysees đến sân bay Villacoublay. Cho người chủ khách sạn nhận dạng ảnh của Bastien Thiry, ông ta cho biết đó là người đàn ông đến thuê một phòng trong khách sạn dưới cái tên Hubert Leroy vào ngày 22/8/1962.
Trước những chứng cứ xác đáng này, Bastien Thiry đành phải thú nhận chính là kẻ đã tổ chức và chỉ huy vụ mưu sát nhắm vào tổng thống De Gaulle vào tối ngày 22/8/1962. Và thế là chỉ sau 25 ngày 14 giờ và 20 phút sau phát súng đầu tiên nhắm vào tổng thống De Gaulle, cảnh sát đã phá được vụ mưu sát táo bạo nhất nhắm vào tổng thống Pháp.
Vào ngày 21/5/1963, một tòa án quân sự đặc biệt đã kết án tử hình Jean Pierre Bastien Thiry, kết án tử hình vắng mặt Jean François Murat. Những kẻ còn lại tham gia vụ mưu sát đều bị kết án từ chung thân đến 15 năm tù. Nhiều thập niên sau khi xảy ra vụ mưu sát táo bạo nhắm vào tổng thống Charles de Gaulle vào tối ngày 22/8/1962, người ta mới biết Jean François Murat chính là một thành viên khét tiếng của tổ chức OAS. Hắn ta tên thật là Georges Watin, có biệt danh Gã thọt và đã đào thoát sang Paraguay và sống tại đó cho đến khi qua đời vào năm 1997.
(Theo ANTG/Historia)

"Kế hoạch hoàn hảo" cho vụ mưu sát Tổng thống Pháp Degaulle


( PHUNUTODAY ) - tất cả đều bất thành đó. Chuyện đã từng được tiểu thuyết hoá, được điện ảnh Pháp dựng thành phim. Tất cả đều là những tác phẩm thành công và ăn khách.


Những phát đạn không trúng đích

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, uy tín của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle ngày càng được nâng cao. Người dân Pháp xem ông như biểu tượng một người hùng, bởi ông là người  đứng đầu chính phủ kháng chiến Pháp chống lại gót giày xâm lược của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Ông là một trong những chính khách được kính trọng bậc nhất của nước Pháp và châu Âu, là biểu tượng của tính kiên định, tinh thần dân tộc và ý chí tự do.

Nhiều quốc gia bị nước Pháp đô hộ cũng nhìn thấy ở ông một sự cởi mở, đặt vào ông không ít hy vọng để có thể đạt đến độc lập mà đất nước không bị tàn phá tan nát bởi chiến tranh. Nhưng cũng chính vì thế, ông trở thành một trong những chính khách có nhiều kẻ thù nhất, đặc biệt là ngay trong lòng đất nước mà ông lãnh đạo.

Mang nặng  đầu óc thực dân thủ cựu, khư khư bám víu  vào quyền  lợi dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa sô-vanh, bọn cực hữu ở Pháp xem De Gaulle là "kẻ phản bội nước Pháp" khi ông quyết định trao trả độc lập cho Algérie. Ngoài mối thâm thù về tư tưởng, chúng còn hy vọng rằng nếu giết chết được De Gaulle, tình hình chính trị nước Pháp bị rối loạn sẽ tạo cơ hội cho chúng nắm lấy chính quyền!

Vì vậy, công tác bảo vệ Tổng thống luôn luôn được tổ chức chu đáo. Các cuộc di chuyển của ông đều được giữ bí mật tuyệt đối, luôn luôn thay đổi lộ trình và phải đến khi Tổng thống ngồi lên xe, tài xế mới được biết mình sẽ đi đến đâu, cho xe chạy đường nào. Trong khi đó, vị Tổng thống nước Pháp lại là một người kiên cường, có cách hành xử không ít ngẫu hứng, đôi khi cố chấp cho nên người ngoài cuộc càng khó đoán. Khi có việc phải di chuyển, ông  thường đi khá im lặng và mang theo rất  ít  nhân viên bảo vệ.

Ngày 22/ 08/ 1962, gần 8h tối, Tổng thống De Gaulle cùng gia đình rời điện Elysée. Ông bước lên chiếc Citroen quen thuộc. Một ôtô và hai mô tô hộ tống hai bên xe Tổng thống. Một cuộc di chuyển bình thường không mang tính chất lễ nghi.

Tài xế được lệnh chạy về hướng sân bay Villacoublay cách Paris 9 dặm về phía Tây Nam. Lúc 8h 10’, xe của Tổng thống đang lăn bánh trên đại lộ Libération. Đột nhiên, từ một chiếc xe tải đỗ bên đường, những loạt đạn nổ vang, nhằm thẳng chiếc xe chở Tổng thống.
1
Tướng De Gaulle

Con rể De Gaulle ngồi ở hàng ghế trước hét to: "Cúi xuống!". De Gaulle và vợ ở ghế sau vẫn ngồi yên không nhúc nhích. Tài xế chiếc Citroen không để lỡ một giây, cho xe lao vọt lên phía trước vượt qua làn đạn. Bình thản như thể việc vừa  mới xảy ra chỉ  là chuyện bình thường, vị Tổng thống nước Pháp vừa chết hụt nhíu mày: "Tại sao 3 anh cận vệ ở sau xe không bắn trả?"

Nhưng chưa hết.   

Trước mặt xe chở Tổng thống là một ngã ba. Cách 50m, đường Bois đâm ngang. Những tay súng nấp trong một chiếc xe nhỏ màu xanh chờ sẵn bên trái đường lập tức bắn xối xả vào chiếc Citroen. Kính xe vỡ tung tóe, hai bánh bên trái chiếc Citroen nổ tung, khiến nó chao đảo. Kệ, thay vì  ngừng lại, tài xế vẫn nhấn ga cho xe lao tới, tiếp tục tiến về phía trước để thoát khỏi làn đạn trên những bánh xe xẹp lép và chao đảo. Một nhân viên hộ tống đi mô tô cho xe lao lên ngang tầm chiếc xe chở Tổng thống, vừa che chở vừa bắn trả.

Nhưng ngay tức khắc, anh bị một viên đạn bắn trúng chiếc mũ bảo hiểm, hất văng xuống đường. Đạn vẫn tới tấp nã vào xe Tổng thống. Một viên đạn bay sướt qua đầu De Gaulle găm vào thùng xe. Chiếc Citroen tơi tả vẫn tiếp tục lượn lách. Chiếc xe hơi màu xanh đuổi theo và tiếp tục nã đạn. Đến ngoại ô vùng Petit - Clamart, xe cộ đông đúc đã che chắn cho chiếc Citreon.

Bọn khủng bố đành bỏ cuộc. Chúng kịp thời biến mất trước khi lực lượng tiếp ứng ập đến. Người lái xe cho Tổng thống quả là một tay cừ khôi. Chiếc Citreon vẫn giữ nguyên tốc độ dù bốn bánh đều xẹp lép. Một lát sau nó dừng lại ở sân bay Villacoublay.

De Gaulle và mọi người bước ra, không ai bị thương tích gì cả. Phủi vụn sơn và những mảnh kính vỡ trên quần áo, vị Tổng thống Pháp bình thản chê: "Đúng là những tay súng hạng bét. Có mấy chục thước mà cũng bắn trật! Vậy cũng đòi làm sát thủ! ". Sau đó ông lên máy bay bay về nhà nghỉ ở Colombey - les - Deux - Eglises cách Villacoublay 150 dặm, coi như không có việc gì xảy ra.

Truy lùng thủ phạm

Sau vụ ám sát, vị Tổng thống vừa thoát chết tỏ ra hết sức bình thường nhưng các cơ quan An ninh Pháp thì ngược lại. Cả bộ máy mật vụ, an ninh chìm nổi của nước Pháp sôi lên sùng  sục. Guồng máy lồng lên hết công suất. Các thám tử rà soát kỹ lưỡng con đường chạy qua vùng Petit - Clarmart suốt nhiều giờ liền. Họ thu nhặt vỏ đạn, chụp ảnh các lỗ đạn và dấu bánh xe. Cảnh sát bố ráp và giữ lại tất cả các nhân chứng.

Chiếc Citroen chở Tổng thống bị 6 viên đạn găm vào sườn, 4 viên khác găm vào xe hộ tống. Một viên bắn trúng mũ sắt của viên cảnh sát đi mô tô hộ tống. Chiếc mô tô trúng một phát đạn vào thùng. Nhiều cửa hiệu hai bên đường bị đạn phá hủy. Hàng vốc đạn khác  găm vào thân  cây, tường nhà bên đường. Nhưng rất may, không ai việc gì.

Cuộc điều tra vụ mưu sát được giao cho Maurice Bouvier, chỉ huy Đội hình sự của Cảnh sát tư Pháp (Police Judiciaire – P.J), Paris. Theo lệnh của Bouvier, những thám tử giỏi nhất của P.J nhập cuộc. Họ được giúp sức bởi các cơ quan thuộc Cục An ninh quốc gia toàn nước Pháp, các nhân viên an ninh quân đội và hàng ngàn cảnh sát địa phương.

Chưa đầy 1 giờ sau, Bouvier nhận được báo cáo đầu tiên: đã tìm được chiếc xe tải màu vàng bị bỏ lại quảng trường gần nơi nó nổ súng. Trong xe có súng trường tự động, đạn, lựu đạn và một quả mìn định hướng đã lắp ngòi nổ. Nếu chiếc Citreon bị buộc dừng lại, quả mìn này sẽ được những tên ám sát kích hoạt. Nó sẽ làm nổ tung chiếc xe có Tổng thống và gia đình ngồi bên trong. Lúc đó chắc chắn sẽ không một ai trong xe có thể sống sót.

Từ biển số chiếc xe vàng, cảnh sát tìm đến một garage ở Joigny cách Paris 80 dặm về phía Đông Nam. Run như cầy  sấy, ông chủ garage này  khai: ông ta đã cho Jean Francoise Murat, một diễn viên điện ảnh thuê chiếc xe tải  màu vàng.

Ít ra cũng đã lo được một cái tên, Bouvier ra lệnh: "Kiểm tra toàn bộ khách sạn, nhà trọ và garage trên toàn quốc". Hơn 60.000 địa chỉ được hỏi thăm. Kết quả cho biết: Murat (dĩ nhiên là tên giả) đã thuê rất nhiều xe ở nhiều địa  điểm rải rác trên toàn quốc. Điều này chứng tỏ tên này đã chuẩn bị cho nhiều toán khủng bố ở khắp nơi trong nước để sẵn sàng chờ De Gaulle. Không nghi ngờ gì nữa, y đã quyết tâm hạ sát Tổng thống cho bằng được.

Cùng lúc, toán thám tử lùng sục ở đại lộ Victor Hugo gần hiện trường được cư dân ở đây cho biết: chiếc xe tải màu vàng đã đỗ lại nhiều lần trước cửa hàng số 2 trong phố. Nó cũng nằm ở đó suốt buổi chiều ngày xảy ra sự việc. Một người khác bổ sung: "Có một chiếc Citreon màu xanh lá cây cũng đậu ở đó. Trong hai người đàn ông từ xe bước vào nhà có một người khoảng 40 tuổi, dữ tướng, tóc bù xù và đi nạng".

Dữ liệu được trao ngay cho bộ phận tàng thư. Chi tiết tưởng chừng như vặt vãnh đối với người bình thường hoá ra lại là một đầu mối cực kỳ đắt giá đối với những người  chịu trách nhiệm điều tra. Bộ phận tàng thư trả lời: "Trong danh sách bị truy nã hàng đầu có một kẻ tên Georges Watin, thuộc tổ chức OAS khét tiếng. Hắn có biệt hiệu là "Le boiteux" (Thằng què). Nhận dạng của “Thằng què” gần như trùng khớp với nhận dạng của kẻ đi nạng mà nhân chứng cung  cấp.

Tòa nhà số 2 phố Victor Hugo bị phong tỏa. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát phát hiện ra kẻ cần quan tâm là cô gái Monique Bertine. Cô ta thuê một căn hộ ở lầu ba trong dãy số 2.

Monique vốn là nhân viên thư ký của một nhóm chính trị bảo thủ, chống lại việc trao trả độc lập cho Algérie. Pascal, anh ruột cô có một người bạn thân là Pierre Naudin, kẻ từ lâu đã nằm trong hồ sơ cảnh sát với nghi vấn tham gia.
1
Bastien Thiry

Cảnh sát đã rất nhanh nhưng tên tội phạm còn nhanh hơn một bước. Khi cảnh sát tìm đến, căn hộ đã trống rỗng. Theo dấu vết của Monique, người ta lần ra địa chỉ của gia đình cô ở Paris. Mọi câu hỏi đều bị các thành viên trong gia đình chối phăng. Kiên trì dồn gia đình Monique vào ngõ cụt mâu thuẫn trong các bản cung, cuối cùng cảnh sát đã buộc họ thú nhận Pascal – con trai họ và bạn của y đã ẩn trốn ở căn hộ số 2, lầu 3 suốt mấy ngày liền sau vụ ám sát. Tuy nhiên, hiện tại hắn trốn ở đâu thì gia đình vẫn không ai chịu khai.

Mọi thành viên trong gia đình Pascal liền bị cách ly và giám sát chặt chẽ. Cuối cùng, tia sáng đã lộ ra. Do vô tình Monique để hở chuyện cô ta được chỉ định gặp Pascal vào chiều 4/ 9/1962 tại quầy sách trong cửa hàng bách hóa lớn của thành phố.

Biết mình sơ hở và đã bị lộ, Monique đã không đến điểm hẹn. Dù vậy, Pascal vẫn bị bắt. Mặc dù quày sách đã sắp đóng cửa, anh chàng sinh viên râu ria tua tủa, mắt trũng sâu vẫn kiên nhẫn đứng đọc, đúng hơn là giả vờ đọc để chờ ai đó. Thay vì gặp em gái, anh ta được cảnh sát đón tiếp.

Pascal ngoan cố không khai báo, phủ nhận mình có tham gia vụ ám sát nhưng lại không giải thích được những tờ hóa đơn mua mẫu chữ kim loại – để làm giả biển xe – đang nằm trong túi áo của mình.
s
De Gaulle

Trước đó, do ngẫu nhiên, một thành viên khác của nhóm ám sát bị tóm cổ tại Lyon. Một toán cướp có vũ trang đang bị tầm nã bỏ Marseilles chạy về Paris, trong đó có một tên lính không quân đào ngũ mập ú, bị lác mắt tên là Piere Magade. Y là người Pháp gốc Angérie. Rạng sáng, tốp cảnh sát có vũ trang ở rào chắn trên đường Marseilles – Paris phát hiện một chiếc Renault màu đỏ biển số Angérie đang vội vã tháo lui khi thấy đường đã bị cảnh sát án ngữ. Họ đuổi theo, và Pierre bị bắt.

Hắn được giải về trụ sở. Sau một ngày điều tra, Pierre thú nhận đã tham gia 4 vụ cướp ở Marseilles và Paris. "Thế còn vụ mưu sát, nói nốt đi chứ?". Viên cảnh sát hỏi cung hỏi vu vơ. Hiệu quả thu được quá bất ngờ. "Thôi được – Pierre nhún vai mệt mỏi – tôi sẽ khai tất". Và hắn thú nhận chính mình là kẻ giữ vô lăng chiếc xe Citreon màu xanh. Theo lời khai của hắn, một loạt tên họ, nhận dạng của bọn khủng bố bị thông báo truy nã.

Chẳng bao lâu, 5 tay súng trong nhóm khủng bố bị tóm. Tất cả đều là lính nhảy dù từng tham gia chiến tranh ở các thuộc địa. Ký ức về những thất bại ở các vùng đất xa xôi ấy, nhất là trận Điện Biên Phủ – Việt Nam luôn ám ảnh chúng. Chúng coi việc ám sát De Gaulle là một sự trả thù chính đáng, vì ông chủ trương trao trả độc lập cho các thuộc địa – nơi chúng đã đổ máu "để gìn giữ chúng cho nước Pháp!"

Qua khai thác, chúng khai cho cảnh sát tóm thêm một cựu sĩ quan khinh kỵ và một anh chàng con ông cháu cha đang làm ở Bộ Hàng không. Riêng nhân vật chủ mưu vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Tên Magade khai nhận bằng một sự tâng bốc không tiếc lời: "Ông ta là một "Đại tá", một nhà kỹ thuật lỗi lạc, một bộ óc siêu việt… Không ai có thể  tóm được ông ấy". Hắn chỉ ba hoa. Trong thực tế, Magade cũng không hề biết mặt "Đại tá".

Những cuộc vây ráp các khách sạn trên toàn quốc cũng thu được một kết quả. Tại một khách sạn kiểu Anh, cảnh sát đã lần được cái tên "Jean Francois Murat". Y thuê phòng ở chung với một phụ nữ và hai người đàn ông khác, trong đó có một người bị què.

Kiểm tra các số máy mà Murat đã đăng ký, cảnh sát bắt được Henry Niaux, 48 tuổi, một sĩ quan quân đội kỳ cựu, được thăng thưởng nhiều lần… Y là kẻ đã chứa chấp và tổ chức cơ sở vật chất cho toán khủng bố. Ngay trong đêm đầu tiên trong tù, Henry Niaux, vì không chịu nổi áp lực, đã tự phán quyết đời mình: y thắt cổ tự tử mà không chịu khai nữa lời.

Cảnh sát tổ chức khám nhà Niaux. Họ tìm thấy trong quần áo của y có 2 giấy biên nhận thuê xe, 2 biên nhận giặt ủi. Từ mớ tờ giấy này, cảnh sát đã bắt được người đàn ông đã chứa chấp Niaux. Ông ta khai: Henry Niaux chính là Jean Serge Bernier, một tay trùm tổ chức khủng bố. Ảnh, nhận dạng của y được đem đến cho ông chủ garage và được ông ta xác nhận: "Murat" chính là Henry Niaux.

"Đại tá" vẫn chưa bị bắt. Không ai trong số thành viên toán khủng bố bị bắt biết mặt y. Người ta chỉ biết hắn qua cái tên "Leroy" ngắn ngủn. Có tên cho biết: đã từng nghe Jean Pierre Naudin – tức "Thằng què" – nói về "Đại tá", một nhà kỹ thuật lớn, tốt nghiệp Bách khoa (tức Đại học Sorbonne). "Đại tá" chưa già lắm nhưng đã hói đầu. Tướng mạo ông ta phong độ và gợi cảm.

Trong tàng thư của cảnh sát về những kẻ có liên quan đến OAS không hề có một nhận dạng nào tương tự được lưu trữ. Danh hiệu "Đại tá" khiến Maurice Bouvier – người chỉ huy cuộc điều tra nghĩ đến việc tìm y trong danh sách các sĩ quan của toàn quân đội. Cục An ninh quân đội trả lời: "Chỉ có Jean Marie Bastien Thiry, 35 tuổi, Trung tá phi công là có đủ những đặc điểm đã nêu". Bastien Thiry, hiện đang là cố vấn kỹ thuật cấp cao của Bộ Hàng không. Khi  được thẩm vấn,  ông ta đã chối phăng tất cả.

Không thể bắt giữ một nhân vật cao cấp như vậy, nếu chỉ nghi ngờ mà chưa có bằng chứng. Nhưng Mauri Bouvier cũng không chịu bó tay. Lệnh khám nhà viên Trung tá được đưa ra.

Trong góc ngăn kéo của y, cảnh sát tìm được một mảnh báo ở Paris, số ngày 21/ 8. Nguệch ngoặc trên mảnh báo là những chữ viết tay đề tên "Hubert Leroy" và một số điện thoại. Số máy nói dẫn cảnh sát đến được khách sạn Terminus Vaugerad nằm giữa tuyến đường mà De Gaulle thường hay di chuyển từ điện Elysée ra sân bay.

Căn phòng có số điện thoại có lan can trông ngay ra đường, rất tiện cho việc quan sát. Chủ khách sạn đã chỉ vào tấm ảnh Bastein Thiry và nói: "Khoảng ngày 20, 21/8, người này đã thuê chung phòng khách sạn với Hubert Leroy".

Vậy là đủ, Bastien Thiry đành cúi đầu nhận tội.
Trả giá

Chính y là người tổ chức cuộc ám sát. Sau một thời gian nghiên cứu, y đã nắm vững một số tuyến đường mà Tổng thống hay di chuyển. Vốn là một nhà tổ chức quân sự đã được huấn luyện kỹ lưỡng, Bastier liền cho lập hai chốt canh phòng đợi De Gaulle. Chốt đầu, y giao cho "Thằng què" Jean Pierre Naudin chỉ huy. Còn chốt thứ 2, y sẽ trực tiếp chỉ huy bằng hiệu lệnh.

Tối 22/8, Naudin báo động cho Bastien biết xe của De Gaulle đã chạy vào tuyến đường có lập chốt. Bastien liền lái xe tới dãy nhà số 2, đại lộ Victor Hugo gần quảng trường Meudon bố trí các ổ phục kích.

Theo kế hoạch, khi nhận được hiệu lệnh, những tên khủng bố trong chiếc xe tải màu vàng sẽ nổ súng khiến chiếc xe chở De Gaulle phải chạy chậm lại, hoặc ngừng hẳn càng tốt, bằng cách bắn thủng lốp xe. Tiếp tục, chiếc Citroen màu xanh lá cây sẽ chặn đầu, các tay súng trong xe sẽ thực hiện việc xối đạn hạ sát De Gaulle. Công việc sẽ kết thúc bằng một quả mìn định hướng, xóa sạch tất cả.

Kế hoạch được hoạch định tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Bastien Thiry cho rằng "đó là một kế hoạch cực kỳ hoàn hảo và hoàn toàn không có xác suất cho sự thất bại". Y đặt tên cho nó là "Perfect plan" (kế hoạch hoàn hảo).

Quả là quá hoàn hảo, nhưng bộ óc chiến lược của viên sĩ quan phản loạn âm mưu khủng bố đã không thể dự liệu được hai trục trặc kỹ thuật rất nhỏ. Lúc xe De Gaulle lọt vào ổ phục kích thì trời đã tối. Bastien Thiry đã trải rộng tờ báo nhiều lần để ra hiệu nổ súng, nhưng vì ở cách quá xa – khoảng 200m - nên các tay súng trong xe tải không nhìn thấy rõ. Những phát súng chặn đầu đã nổ quá trễ nên không kịp để buộc xe chở Tổng thống phải dừng lại hẳn.

 Thứ hai, đó là khả năng phản ứng tuyệt vời trước nguy hiểm của người lái xe chở De Gaulle. Thay vì cho xe chạy chậm lại khi bị tấn công, anh lại cho chiếc xe đã bị bắn bể bánh phóng vọt lên trước, dũng cảm băng ngang trước tầm đạn của bọn khủng bố.

Dù chỉ chạy bằng mâm thay cho bánh, tay lái siêu việt của anh này cũng đã giúp đưa được chiếc xe thoát ra khỏi vùng nguy hiểm mà không bị lật nhào. Thời gian tấn công bị rút ngắn và khoảng cách quá xa khiến trái mìn định hướng chuẩn bị sẵn vô tác dụng. Tổng thổng Pháp thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Sáng 17/ 9/1962, Bastien đành phải ngồi viết lời thú tội trong văn phòng của thanh tra Bouvier. Ra toà, y bị tuyên án tử hình. Vốn xuất thân là một quân nhân, lại là một người đàn ông mã thượng, Tổng thống Charles de Gaulle đã giành cho kẻ cầm đầu vụ mưu sát mình một "ân huệ": một toán quân được chọn từ đơn vị không quân thuộc quyền Bastien Thiry trước đây sẽ đảm nhiệm thực hiện việc xử tử tay cựu thượng cấp của họ.

Tất cả những tên còn lại đều lĩnh các bản án đích đáng. "Kế hoạch hoàn hảo" hoàn toàn đổ sụp.

Sự nghiệp của De Gaulle đã không kết thúc bằng một cái chết bi thảm. Ngược lại, uy tín của ông lại tăng lên khi ký quyết định giảm từ tử hình xuống chung thân cho hai kẻ bị kết án vắng mặt là Murat – đã đào tẩu, và "Thằng què" Naudin – đã tự tử. Ông hành xử đúng tư thế của một người chiến thắng! Đó là điều mà những kẻ cuồng vọng tiến hành "Perfect plan" không bao giờ nghĩ ra được.

Ngọc Việt

Hồi Ký, Tuỳ Bút
Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương
Pierre Quatreponit





Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
Lời tựa
Nguyên bản tiếng Pháp: "L’Aveuglement, De Gaulle face à l’Indochine"

 Pierre Quatreponit, thời kỳ 1940-1945, là một thanh niên yêu nước, yêu thích binh nghiệp, đã trở thành một sĩ quan của trường Saint–Cyr trong thời gian xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ (1954). Không được tham gia chiến tranh Đông Dương, nhưng Quatreponit rất quan tâm đến những gì xảy ra nơi đây.Hoà bình đến, sau một chuyến đi Việt Nam về, Quatreponit nảy ra ý nghĩ tại sao nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đang ở trong tình trạng suy sụp kiệt quệ, lại để xảy ra một cuộc chiến tranh kéo dài chín năm, với một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời có khi còn lâu hơn thời gian lịch sử của nước Pháp, một dân tộc có truyền thống yêu độc lập, yêu tự do, hoà bình, hữu nghị, có sức sống mãnh liệt, có tinh thần đấu tranh liên tục giành quyền sống của mình, để rồi đi đến kết quả là mất xứ Đông Dương, một mất mát tuyệt đối: cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và ngoại giao.Quatreponit suy nghĩ đã đến lúc phải đưa ra ánh sáng nhiều vấn đề mà giới báo chí, giới chính trị thường né tránh nói đến. Ông đã sưu tầm tư liệu và viết cuốn: Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương.Mở đầu cuốn sách Quatreponit nói đến đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam. Ông nói đến đường đi nước bước sự xâm nhập của nước Pháp vào Đông Dương từ thế kỉ thứ XIX như thế nào - “Đạo đi trước, quân theo sau”.Thông qua cuốn sách, tác giả đã cho chúng ta thấy một số sai lầm lớn của De Gaulle.1. Quên bài họcChiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, rút ta bài học cay đắng mà nhân dân Pháp đã phải chịu đựng dưới thời phát xít Đức chiếm đóng, đúng ra De Gaulle phải buông tha các thuộc địa, trả lại độc lập, tự do. Trái lại, ông đã chủ trương trở lại, và lập lại chủ quyền của nước Pháp trên các thuộc địa, trong đó có Đông Dương.Đằng sau De Gaulle còn có những trùm tư sản thuộc địa, họ không muốn bỏ rơi món mồi béo bở cũ: đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…2. Sai lầm trong dùng người De Gaulle đặt tin tưởng tuyệt đối vào d’Argenlieu một thày tu trở thành Đô đốc, một con người chủ quan, kém sáng suốt, tham chức, tham quyền không có kinh nghiệm chiến tranh thuộc địa, lại làm Cao uỷ, kiêm Tổng tư lệnh.Cùng một lúc De Gaulle phái Leclerc làm chỉ huy quân sự, nhưng chỉ còn nắm bộ binh; đặt một tướng 4 sao dày dạn kinh nghiệm dưới một đô đốc 2 sao, hữu dũng vô mưu; mâu thuẫn giữa Leclerc và D’Argenlieu về chiến lược, sách lược không dung hoà được, cuối cùng Leclerc phải ra đi.Blaizot và Sabatier là hai đại tướng có kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Đông Dương, vì không ăn cánh, de Gaulle cho thải hồi bằng những lời lẽ bóng bảy để về Pháp, ngồi chơi xơi nước trong Hội đồng Quốc phòng chờ ngày về hưu.3. Sai lầm về bảo thủ, không lắng nghe lẽ phải- Nếu ý kiến của Leclerc được chấp nhận, chiến tranh đã không xảy ra.- Nếu nghe lời khuyên của Mountbatten, Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh ở Viễn Đông - Trong khi thế giới đang có xu hướng phi thực dân hoá, thì Đông Dương là xứ đang nằm ở giữa, vẫn bị trở lại chế độ thuộc địa. Nước Pháp ở xa cách 12.000km lại với một lực lượng nhỏ bé, trở lại xam lược là một phiêu lưu khó thành công - đã không có chiến tranh Việt - Pháp và cả chiến tranh Việt - Mỹ.4. Sai lầm về bỏ lỡ những thời cơ lập lại hoà bìnhSau chiến bại ở biên giới Việt Nam năm 1950, nếu Pháp thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu) đã kề vai sát cánh với Việt Nam, thế và lực đã thay đổi, nếu lúc ấy đặt vấn đề hoà bình thương lượng, thì phía Pháp còn cứu vãn được nhiều quyền lợi; sau Điện Biên Phủ nếu Pháp biết chịu nhân nhượng thì quyền lợi nước Pháp còn ít nhiều được cứ vãn. Rước Mỹ vào thay thế để đi đến thất bại, Mỹ mất hết và Pháp cũng mất hết.5. Sai lầm về hối cải muộn màngTừ năm 1945, de Gaulle chủ trương chiếm lại Đông Dương bằng bạo lực, mãi đến năm 1966, tại Phnom Penh sau 20 năm mới hồi tỉnh, ông tuyên bố: Chiến tranh ở Việt Nam là không thể thắng được. Ông khuyên Mỹ nên ngừng cuộc chiến ở Đông Dương.Một hối cải muộn màng, Mỹ phải trả giá, hơn 58.000 lính Mỹ tử trận, hàng triệu người Việt Nam bị hy sinh.6. Sai lầm về văn sửSau Chiến tranh thế giới thứ hai, de Gaulle có ảo tưởng gây những chiến thắng vang dội và dễ dàng ở các thuộc địa để kích thích sự phục hưng của nước Pháp đang bị kiệt quệ, suy sụp.Nhưng thời thế đã thay đổi, đến năm 1945, nước Việt Nam đã qua gần 100 năm bị Pháp đô hộ. Một phần nền văn hoá phương Tây đã xâm nhập vào đời sống người dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,… phải chăng là những người đã tiếp thu nền văn hoá văn minh Tây phương, nay họ lại biết kết hợp thêm với nền văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nên đã đưa cuộc chiến tranh đi đến thành công. Việt Nam đã trải qua 20 lần bị xâm lược, 20 lần đã tự giải phóng, không bị thôn tính, không bị đồng hoá, không bị tiêu diệt, vẫn giữ được trọn vẹn lãnh thổ, nền văn hoá của mình.Với truyền thống đó, trước sau, Pháp rồi Mỹ đều bị đuổi ra khỏi đất nước Việt Nam.Pháp và cả Mỹ, nếu có phần am hiểu về lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam, thì đã có thể không phiêu lưu mạo hiểm, đi đến những thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

*

Cuốn sách Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương có thể thức tỉnh một số người, về một số nhận thức chính trị:1. Có người nói: “Chiến tranh chống Pháp là không cần thiết cứu ngồi mà đợi cũng có độc lập”. Quatreponit đã cho ta thấy ý đồ xâm lược của De Gaulle, của thực dân Pháp ngay từ năm 1945, mặc dù phía ta có kiên trì hoà hoãn, kiên trì thương lượng hoà bình, Pháp vẫn không buông tha, chiến tranh là không thể tránh khỏi. Với ai muốn trở lại đời nô lệ, mà không hiểu điều này.2. Có người nói: cuộc chiến tranh chống Pháp đã đành, còn chiến tranh chống Mỹ là sai lầm, là một nội chiến, là “nồi da nấu thịt”. Quatreponit đã cho ta thấy rõ sau thất bại ở Điện Biên Phủ, lập tức Pháp bàn giao chiến trường Đông Dương, mời Mỹ thay thế; Mỹ nhảy vào thay thế Pháp là tất yếu, chiến tranh là không tránh khỏi.Đế quốc Pháp và Mỹ giống nhau ở chỗ: đánh giá thấp tinh thần chịu đựng gian khổ, dám hi sinh và lòng yêu quê hương, đất nước của ngời Việt Nam; đánh giá thấp vai trò và khả năng lãnh đạo của lánh tụ và Đảng lãnh đạo; sở dĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh làm nên được việc lớn, là nhờ biết dựa vào tiềm năng và trí thông minh của dân tộc Việt Nam, biết tập hợp mọi lực lượng đứng lên cứu nước.3. Qua đọc Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương giúp ta thấy rõ:- Nguồn gốc chiến tranh nhiều khi bắt nguồn từ một ảo tưởng, từ một tính toán sai lầm của một số người lãnh đạo quân sự, chính trị cấp cao.- Rõ ràng là, nếu De Gaulle không phạm vào “mù quáng”, thì chiến tranh đã không xảy ra.- Rõ ráng là nguồn gốc chiến tranh không phải là do các sĩ quan cấp thấp lại không phải là các binh sĩ; hàng vạn binh sĩ theo mệnh lệnh, theo những luận điệu lừa phỉnh, lao vào một cuộc chiến, chém giết mà có khi họ không hay biết đối thủ trước mắt của họ là ai.Nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam vốn không có hằn thù với nhau, không có lí do gì nhân dân hai nước lại đâm chém nhau.Điều mà nhân dân Việt Nam không muốn, đó là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (dù là thực dân Pháp, dù là đế quốc Mỹ…). Dân tộc Việt Nam luôn giữ tình hữu nghị với nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, và các dân tộc trên thế giới.Cuốn sách Sự mù quáng của tướng de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương của Quatreponit đã giúp cho chúng ta nhiều phát hiện mới, nhiều thông tin mới, lấy ra từ kho tư liệu của của nước Pháp, từ những lời kể lại, qua những tư liệu, sách, ghi lại của những nhân chứng lịch sử.Tác giả không những chịu khó sưu tầm mà còn dũng cảm đưa ra những sự thực đau lòng, dám giữa ban ngày phê phán những sai lầm, buộc tội De Gaulle, một thời là cứu tinh của nước Pháp, là một thần tượng của cả nước Pháp, dám đứng về lẽ phải mà phân tích và phê phán lịch sử.Tôi thành thực cảm ơn Đại tá Quatreponit đã viết nên một tác phẩm có giá trị với nhiều tư liệu, nhiều ý nghĩa thú vị. Một sự thức tỉnh cần thiết cho những ai còn ảo tưởng nghĩ rằng: “Cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ suốt 30 năm của Việt Nam là có thể tránh được”.Tôi xin trận trọng giới thiệu cuốn sách Sự mù quáng của tương de Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương đến toàn thể bạn đọc trong nước, ngoài nước cùng những ai yêu sự thật, yêu lịch sử.
Hà Nội, tháng 6 năm 2006
ĐẶNG VĂN VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét