Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 124

(ĐC sưu tầm trên NET)

Mộ tổ báo trước vận số 7 đời của gia tộc. Phải chăng số phận con người đã được định trước?



(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Nghiêm Tung (1480  -1567 ) được liệt vào danh sách sáu đại gian thần của triều đại nhà Minh. Cha con của Nghiêm Tung dùng quyền thế khuynh đảo thiên hạ trong 20 năm liền khiến người người oán hận.
Con trai của Nghiêm Tung là Nghiêm Thế Phan cuồng vọng, cao ngạo đến cực điểm. Thậm chí khi khoe khoang về bảo vật trong gia đình, Nghiêm Thế Phan từng cười lớn mà nói: “Trong triều đình không ai giàu có bằng ta.”
Nhưng từ sau khi vợ của Nghiêm Tung qua đời thì ông ta không thể được tham gia triều chính. Nghiêm Tung nhận được chiếu thư của Thế Tông thường không biết nói gì.
Sau khi vợ là Âu Dương Thị qua đời, Nghiêm Tùng liền mời mấy chục thầy địa lý tìm huyệt cát để an táng. Ông ta nói với các vị thầy địa lý: “Đời ta giàu sang phú quý cũng xem như đến đỉnh điểm rồi, còn ước vọng nào hơn? Chỉ hy vọng các vị giúp ta chọn một miếng đất có phong thủy đại phú quý để con cháu ta sau này có thể giàu sang phú quý như ta. Vậy thì ta chết cũng mãn nguyện rồi!”
Những vị thầy phong thủy này lập tức đồng ý. Chưa đầy một tháng sau, một vị thầy phong thủy nói: “Ở trên núi có một huyệt mộ, nếu chôn cất ở đó thì con cháu của ngài nhất định sẽ được phú quý, trường thọ giống như ngài.”


(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Nghiêm Tung lập tức cho kẻ dưới đi mời các vị thầy phong thủy cùng đến nơi đó khảo sát. Một vị thầy phong thủy trong số họ nói: “Nếu như chôn ở chỗ này thì con cháu tuy rằng có thể được giàu sang phú quý nhưng mà không được lâu dài. Nhiều nhất thì chỉ có thể kéo dài được đến sáu hoặc bảy đời là hết.” Tất cả mọi người đều cho rằng vị thầy phong thủy này nói đúng.
Sau một vài suy nghĩ, Nghiêm Tùng định mua mảnh đất này. Khi động thổ, phát nhiện dưới đất có một ngôi mộ cổ. Ông ta vô cùng kinh ngạc, lập tức ra lệnh cho người đào ngừng lại. Khi lau sạch bia mộ xem xét, ông ta vô cùng sợ hãi bởi đó chính là ngôi mộ của cụ tổ 7 đời của mình. Nghiêm Tung vội vã lấp huyệt mộ lại và chôn một mốc làm dấu hiệu ở bên trên.
Hóa ra là tại chính chỗ đó, tổ tiên của Nghiêm Tung cũng đã từng được chôn cất nên bảy đời con cháu mới được giàu sang phú quý. Đời của Nghiêm Tung vừa vặn là đời thứ bảy.
Sau khi khai mở huyệt xong, gia tộc Nghiêm Tung lập tức suy vong. Năm Gia Tĩnh thứ 41 (năm 1562), ở Sơn Đông có một vị đạo sĩ nổi tiếng khắp kinh thành về việc bói quẻ qua viết chữ là Lam Đạo Hành. Đại học sỹ  nhà Minh là Từ Giai đã giới thiệu Lam Đạo Hành cho vua Thế Tông. Một lần khi Lam Đạo Hành vừa viết chữ: “Hôm nay có gian thần tấu sự” thì đúng lúc Nghiêm Tung đi qua.
Vua Thế Tông vốn đã chán ghét cha con Nghiêm Tung từ lâu. Cuối cùng thì quyền thế của cha con Nghiêm Tung cũng bị mấy chữ này của Lam Đạo Hành đạp đổ. Nghiêm Thế Phan bị chém đầu. Trước khi bị hành hình, Nghiêm Thế Phan kêu gào khóc thảm thiết một hồi. Hơn nữa, toàn bộ gia sản nhà họ Nghiêm cũng bị tước, Nghiêm Tung bị bãi chức, không có nhà để về.
Hai năm sau, Nghiêm Tung mắc bệnh nặng qua đời. Lúc Nghiêm Tung chết, thi thể được chôn mà không có quan tài, càng không có ai đến tiễn đưa.
Câu chuyện này do chính con cháu của Nghiêm Tung là Nghiêm Bỉnh Liễn kể lại. Sau này được ghi chép vào cuốn “Tử bất ngữ” và được lưu truyền đến ngày nay.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

3 câu chuyện nhân quả: Phải chăng người xấu vẫn sống tốt?



nhan qua

Câu chuyện về quan huyện họ Vương
Ở huyện Hiến có một vị quan huyện họ Vương. Mỗi khi xử kiện cho dân, ông luôn biết cách moi tiền người ta. Tuy nhiên, mỗi lần ông tích luỹ được một khoản tiền thì lại có việc ngoài ý muốn cần phải chi tiêu. Tại miếu Thần Hoàng có một người tu Đạo, một buổi tối ông ta nghe thấy hai tên quỷ cầm cuốn sổ quan trạng nói chuyện với nhau.
Một tên nói: “Lão ta hôm nay kiếm được rất nhiều tiền, chúng ta sẽ dùng cách gì để lão tiêu hết chúng đi đây?”
Tên còn lại suy nghĩ một hồi rồi nói: “Có Thuý Vân đủ rồi, không cần phức tạp làm gì.”
Bởi vì miếu này thường có quỷ lúc ẩn lúc hiện nên người tu Đạo cũng chẳng lấy làm sợ hãi. Chỉ có điều ông ta không biết Thuý Vân là ai, cũng chẳng biết hai tên quỷ nhỏ đang tính tiêu tiền của ai.
Qua một thời gian, có một cô nương tên là Thuý Vân chuyển đến huyện Hiến. Quan huyện họ Vương kia rất mực sủng ái cô ta, vì cô mà tiêu hết tám, chín phần tiền tích luỹ được. Ông ta còn tự dưng mọc một cái mụn ác tính, cầu đủ loại danh y đến chữa, đến lúc khỏi bệnh thì tiền tích được cũng đã hết sạch.
Nhiều người đoán họ Vương cả đời xảo quyệt như vậy, tính ra chắc cũng phải tích được ba, bốn vạn lượng vàng, vậy mà đến cuối đời ông ta mắc phải bệnh dại, đến cái quan tài cũng không có mà chôn.
Những câu chuyện huyền bí về nhân quả
Vào thời Ung Chính, Tô Đẩu Nam uống rượu cùng với một người bạn bên sông Bạch Câu. Tô Đẩu Nam vừa uống rượu vừa oán trách nói: “Ông Trời không có mắt, thiện không được thiện báo, ác chẳng có ác báo”…
Vừa lúc đó, có một người lạ mặt đi qua, thấy vậy liền nói: “Ông nghĩ thế gian này không tồn tại báo ứng ư? Vậy ông nghĩ xem: Kẻ háo sắc, thể nào cũng mắc bệnh khó chữa; kẻ bài bạc, thể nào cũng thua sạch; kẻ cướp giật, thể nào cũng bị bắt; kẻ sát nhân, thể nào cũng đoản mệnh; đây đều là nhân quả báo ứng cả. Đương nhiên, cùng là háo sắc, nhưng trời sinh nhiều ít khác nhau; cùng là con bạc, nhưng thủ đoạn cao thấp khác nhau; cùng là cướp, nhưng băng đảng và cách uy hiếp khác nhau; cùng là giết người, nhưng có cố ý và vô ý;
Vậy thì báo ứng của họ tất nhiên cũng phải tuỳ thuộc vào điều đó mà nhận lấy. Dù cho có báo ứng, có người lấy công chuộc tội, có người nhận báo ứng một cách rõ ràng, có người lại mờ mờ mịt mịt mà chịu báo ứng.
Cũng có người do phúc phận chưa hết, nên báo ứng sẽ lưu lại về sau. Hoàn cảnh không giống nhau, thì đều phải sắp xếp cho hợp lý. Tất cả đều được sắp xếp rất tinh vi ảo diệu! Ông chỉ dựa vào ý kiến cá nhân mà nói Trời không sáng suốt thì quả thật là không cẩn trọng lời nói của mình rồi.”
“Cũng lấy ông mà nói, trong mệnh của ông sẽ làm đến Quan thất phẩm. Bởi vì lắm mưu nhiều kế, nên trời phạt chỉ có thể làm đến Quan bát phẩm. Lúc ông từ Cửu phẩm thăng lên thành Bát phẩm, trong lòng đắc ý kế sách của mình đã thành công. Nói không chừng, chính kế sách ấy lại thể hiện tâm tính của ông, Thần liền giáng ông từ Thất phẩm xuống thành Bát phẩm ấy chứ.”
Tiếp đó, người này đến bên cạnh ông bạn của họ Tô, nói nhỏ vào tai ông ta: “Những việc kia ông đều đã quên rồi sao?”
Người bạn đó nghe xong, toàn thân phát lạnh, liền hỏi: “Việc riêng của cá nhân tôi, ông làm sao biết được?”
Người lạ mỉm cười rồi nói: “Việc của nhân thế, Thần Linh đều thấu, nào chỉ có mỗi tôi biết đâu!”. Nói rồi ông ta liền bỏ đi, ra khỏi cửa, thoáng chốc đã chẳng thấy bóng dáng đâu. Thiện ác cho đến cuối cùng sẽ đều có nhận báo ứng, nhân quả chẳng sót một ai!
Mơ thấy cha, tâm bình an.
Ở huyện nọ có một người họ Thôi đi kiện cáo các cường hào ác bá. Nhưng anh là người đúng, vậy mà lại thua kiện. Anh ta cảm thấy rất bất bình, trong lòng có ý muốn tự vẫn.
Tối nằm ngủ, anh ta mơ thấy người cha đã mất của mình về báo mộng, nói: “Lừa được người khác, cũng không lừa nổi Thần. Người có cấu kết với nhau, chứ Thần thì không. Người thế gian càng chịu khổ bao nhiêu, trái lại Thần lại càng hài lòng bấy nhiêu.
Hôm nay bọn cường hào đó được đắc ý, đều nhiều nhất là mười năm sau, cũng phải khiếp sợ trước bản phán xét tội nghiệp của mình thôi. Ta làm quan ở âm gian, nhìn thấy Phán ti ghi vào sổ như vậy rồi, con còn giận cái gì đây?”
Tỉnh dậy họ Thôi kia liền chẳng còn chút oán hận nào nữa, cũng chả bao giờ nhắc đến việc này nửa lời.
Minh Xuân

Số mệnh của con người phải chăng đã được định sẵn? Xem tướng mặt biết trước tương lai



(Ảnh minh họa/Nguồn: Sưu tầm)
(Ảnh minh họa/Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao người ta có thể biết trước được tương lai, quá khứ của một người nào đó chỉ bằng cách xem tướng mặt? Phải chăng số mệnh của một người là đã được định sẵn từ trước rồi? Hãy cùng xem câu chuyện Viên Thiên Cang xem tướng cho ba vị quan lớn thời nhà Tùy, Đường dưới đây!
Lúc Viên Thiên Cang – người tinh thông tướng thuật sống vào cuối nhà Tùy, đầu nhà Đường mới tới Lạc Dương, sau khi đã sắp xếp ổn thỏa chỗ ở tại đây thì trong nhà ông lúc nào cũng rất đông người đến chơi. Bất luận là những vị quan lớn, sự nghiệp hiển vinh trong triều đình hay là nhân sĩ các cấp trong xã hội đều thường xuyên lui tới đây.
Lúc ấy ba người là Đỗ Yêm, Vương Khuê, Vi Đĩnh đều đến gặp Viên Thiên Cang để nhờ ông xem tướng cho. Viên Thiên Cang nhìn Đỗ Yêm rồi nói: “Vị quan này, bên trái mũi đầy đặn rõ rệt, gương mặt phóng khoáng”.
Ông lại nhìn Vương Khuê và nói: “Vị quan này có đường nối từ hai cánh mũi xuống khóe miệng thẳng và rõ nét, hơn nữa, thiên đình và địa các thẳng nhau. Cho nên, từ hiện tại mà đoán thì nội trong mười năm có thể làm đến chức quan ngũ phẩm.”
Sau đó, Viên Thiên Cang lại nhìn Vi Đĩnh và nói: “Vị quan nhân này có khuôn mặt với đường nét và góc cạnh rõ ràng, nhất định sẽ có quý nhân trợ giúp. Lúc mới đầu sẽ nhậm chức quan võ.”
Sau rồi, ông mới nói với Đỗ Yêm rằng: “Sau hai mươi năm nữa, ta e rằng ba vị hiền sĩ sẽ đồng thời bị trừng phạt, bị cách chức. Nhưng mà điều này chỉ là tạm thời thôi, rất nhanh chóng các vị lại được triệu hồi và trả lại địa vị.”
Không lâu sau, Đỗ Yêm được lên chức quan Ngự Sử. Trong năm Đường Cao Tổ Vũ Đức, Đỗ Yêm lại làm chức Thiên sách phủ binh tào. Vương Khuê nhậm chức Trung doãn, thuộc hạ của Thái Tử. Vào những năm cuối triều nhà Tùy, Lý Thế Dân cũng tiến cử Vi Đĩnh.
Năm thứ sáu niên hiệu Vũ Đức, ba người họ đều bị đi đày, lưu vong đến Tuyển Châu. Lúc ba người đến địa phận Ích Châu gặp Viên Thiên Cang, Đỗ Yêm vừa khóc vừa nói: “Những lời mà Viên Công nói lúc ở Lạc Dương, tất cả đều đúng hết giống như là Thần linh báo trước vậy. Tình huống bây giờ như thế này, xin ngài hãy xem tướng cho chúng tôi một lần nữa đi!”
Viên Thiên Cang nói: “Cốt pháp của các vị còn lớn hơn cả lúc trước rất nhiều, nên không lâu nữa các vị sẽ được trở về, cuối cùng nhất định sẽ được hưởng thụ vinh hoa phú quý!”
Đến tháng 6 năm thứ chín niên hiệu Vũ Đức, ba người đều được triệu hồi trở về kinh thành. Khi trở về họ lại đi qua Ích Châu, ba người lại đến thăm Viên Thiên Cang. Viên Thiên Cang nói: “Đỗ Yêm về kinh thành sẽ được làm quan Tam phẩm, tuổi thọ thì ta không biết. Hai vị Vương Khuê và Vi Đĩnh sau này làm đến quan Tam phẩm và đều trường thọ. Nhưng đến lúc tuổi cao thì con đường làm quan không rộng mở nữa,  Vi Đĩnh thì sẽ nổi bật hơn một chút.”
Đỗ Yêm trở về kinh thành thì được trao tặng Ngự Sử đại phu, kiểm soát Lại bộ thượng thư. Vương Khuê không lâu thì nhậm chức Thị trung, làm quan Thứ sử ở Đồng Châu. Vi Đĩnh nhiều năm làm quan Thứ Sử ở Mông Châu, thậm chí khi chết ông vẫn đang đương chức. Hết thảy những điều này đều đúng như lời mà Viên Thiên Cang đã tiên đoán trước đó.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét