TT & HĐ V - 50/a

 
4 đồ hình thần bí của Á Đông lưu truyền ngàn năm đến nay nhân loại vẫn chưa hiểu thấu
Người Á Đông từ thời thượng cổ đã lưu truyền 4 bức đồ hình thần bí, chứa đựng bí ẩn của vũ trụ. Hàng ngàn năm nay, nhân loại nghiên cứu chúng chuyên chú không mệt mỏi, nhưng đến nay vẫn chưa thể hiểu thấu. Đó là: Thái cực, bát quái, hà đồ và lạc thư. Hãy cùng Huyền Bí TV tìm hiểu và suy ngẫm bạn nhé!


PHẦN V: THỐNG NHẤT
 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky

"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey

"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci

"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein

"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG IX (XXXXX): CÁCH NHÌN MỚI VỀ BỨC TRANH

"Tư tưởng luôn luôn là sự khái quát, và sự khái quát là một thuộc tính của tư duy. Khái quát nghĩa là tư duy."
"Cái gì có lý là sự thật, và cái gì là sự thật sẽ có lý."
"Lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học."
"Không phải tính tò mò, không phải sự kiêu căng, không phải việc cân nhắc lợi ích, không phải trách nhiệm hay vì làm theo lương tâm mà chính là cơn khát không chịu chấp nhận thỏa hiệp, đầy khốn khổ và không thể dập tắt, dẫn chúng ta đến sự thật."
"Sự thật trong triết học có nghĩa là khái niệm và hiện thực bên ngoài phù hợp với nhau."
Hegel

"Nếu những người đi trước thiếu tinh thần mạo hiểm, ngày nay sẽ không có đèn điện, ra đa, máy bay, vệ tinh nhân tạo, cũng không có chất penicillin và xe hơi."
F. Kedwell (Mỹ)
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Da Vinci (Ý)

"Người nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy"
Norwood Russell Hanson
 
"Triết học là lời phủ dụ của con người về tự nhiên, là ngọn đèn tỏa ánh sáng gợi mở cho nhận thức tiến lên mỗi khi khoa học mù lòa và khoa học là sự cố gắng phá tan màn đêm bế tắc đó bằng ngọn đèn triết học, nhờ thi ca toán học."
NTT
 
"Không thể hình dung nổi con người ngày nay lại sống thiếu toán học Không có toán học, con người trở thành mù tịt. Nhưng có toán học, thì tư duy trừu tượng bị lũng đoạn thái quá bởi tính trừu tượng chủ quan vô độ của con người làm cho nhận thức khoa học về Vũ Trụ trở nên ảo tưởng, xa rời thực tại và chân lý"
Thầy Cãi

"Loài người có thể hiểu được sự thực của Vũ Trụ như nó vốn dĩ, trước khi họ bị diệt vong!?"
NTT


 
 
Sau khi khép lại tập ghi chép cuộc hành trình có tựa đề: "Đi tìm cái gì đó" mà sau này chúng ta đặt lại là "Thực Tại và Hoang Đường" của anh Hoang Tưởng, chúng ta sắp xếp lại bàn làm việc cho gọn ghẽ rồi bỏ đi lang thang, tìm gặp bạn bè ăn nhậu, nói chuyện tào lao, xả hơi cho đỡ mệt. Lúc đầu, chúng ta muốn quên đi tất cả những điều đã viết vì nghĩ rằng, nhờ cuộc phiêu lưu của anh Hoang Tưởng, chúng ta đã hoàn thành ước nguyện lớn lao trước đây của đời mình: tìm hiểu căn nguyên Vũ Trụ. Nhưng vì biết tỏng Hoang Tưởng là một gã có bản tính chúa đặt điều, nên một sự nghi ngờ ngày càng lớn đè nặng tâm can chúng ta: biết đâu chừng đống tài liệu nhật ký hành trình "Thực Tại và Hoang Đường" chẳng phải là "Đại ngộ kinh thư" như chúng ta từng rêu rao mà đơn giản chỉ là một công trình thêu dệt đại tào lao của tâm hồn hoang tưởng quá trớn của chính chúng ta chứ chẳng phải của anh Hoang Tưởng hay của một ai khác!
Thế là chúng ta lôi xấp "Thực Tại và Hoang Đường" đọc lại từ đầu chí cuối.
Quá trình đọc lại đó làm chúng ta dần nhớ lại tất cả. Nhớ rằng ngày xưa, vì tò mò thái quá, chúng ta muốn tìm hiểu căn nguyên Vũ Trụ. Vì ít học, và trước khối kiến thức khoa học cao nghễu nghện của loài người, chúng ta thấy mình không có mảy may chút khả năng nào thực hiện được điều đó. Nhưng rồi niềm đam mê muốn khám phá căn nguyên Vũ Trụ cứ đeo đẳng chúng ta suốt năm này qua năm khác cuối cùng đã đưa chúng ta đến suy nghĩ điên rồ (và nếu đúng, đây cũng là một nhận thức "sáng suốt" về tự nhiên!): loài người tưởng rằng chỉ có duy nhất con đường của kiến thức khoa học cao siêu mới có khả năng tìm hiểu được căn nguyên Vũ Trụ. Nhưng nếu Vũ Trụ không phải do Chúa (đại diện cho lý trí, sự cố ý) sinh ra mà do Tạo Hóa (đại diện của tự nhiên, vô tình) sinh ra, thì vì không dựa trên cơ sở khoa học nào (tự nhiên làm gì có tư duy trừu tượng!?), nên căn nguyên Vũ Trụ, sự vận hành Vũ Trụ còn rất có thể được xây dựng nên theo cách, theo những nguyên lý giản dị, đơn sơ bậc nhất. Bám vào suy nghĩ đó, chúng ta quyết định phải tìm cho ra căn nguyên Vũ Trụ theo cách của mình. Nhưng cách nào?
                                       ***
Lúc đó không biết nhưng sau này mới biết, Vì chìm đắm thái quá trong si mê tìm hiểu Vũ Trụ mà chúng ta tưởng mình cùng bạn bè đã thực hiện cuộc leo lên chiếm lĩnh đỉnh Tu-Di huyền thoại, hay còn gọi một cách "thất phu" hơn là "cuộc hành trình vô tiền khoáng hậu đi tìm cái gì đó". Nhưng đó chỉ là sự lầm tưởng, ngộ nhận. Cũng do chìm đắm trong si mê đến mức mù quáng mà lúc đó chúng ta đâu biết rằng không phải chúng ta thực hiện cuộc phiêu lưu trong hiện thực mà do tâm trạng chúng ta đã thăng hoa làm cho thể tạng phân định thành hai thể, một là "linh hồn Hoang Tưởng", mà hồi đó chúng ta gọi là anh Hoang Tưởng, vi vu khắp góc bể chân trời, cưỡi ngựa xem hoa trong cõi Hoang Đường, hai là "thân xác Hiện Thực", mà hồi đó chúng ta gọi là anh Hiện Thực, ngồi "đồng" ở xó nhà, tay lăm lăm bút để ghi chép. Linh hồn Hoang Tưởng thu thập thông tin từ những gì quan sát được, rồi thông qua tuyến thần giao cách cảm, báo về cho thân xác Hiện Thực biết. Thân xác Hiện Thực tiếp nhận các thông tin đó, ngoáy bút lia lịa, tập hợp lại thành một pho nhật ký hành trình đồ sộ mà chúng ta đặt tên là "Thực Tại và Hoang Đường"...
Đang ghi chép như điên thì đột nhiên anh Hoang Tưởng lạc đi đâu mất dạng, không gửi thông tin về nữa. Chờ mãi không được, chúng ta đành kết thúc "cuốn" nhật ký hành trình. Dù sao thì nhật ký hành trình "Thực Tại và Hoang Đường" của anh Hoang Tưởng mà chấp bút là anh Hiện Thực, cũng gần như thỏa mãn ước nguyện ban đầu của chúng ta.
Thật là kỳ lạ và không ngờ, quá trình ghi chép đó đã đưa chúng ta đến một sự hình dung hoàn toàn mới mẻ về căn nguyên tạo thành, về phương thức vận hành của Vũ Trụ. Nó vẫn tiếp thu, kế thừa kiến thức cũ, vẫn thừa nhận hầu hết những thành tựu khoa học của nhân loại trong quá khứ, nhưng lại hoàn toàn trái ngược với quan niệm hiện nay về Vũ Trụ.
Lúc đầu, khi đi những bước đầu tiên, chúng ta chỉ có tham vọng tầm thường là bằng cách gần với triết học nhất, cũng tức là bằng cách đơn giản nhất, làm sao vẫn tiếp cận được cách nhìn cao vợi đến mức phi phàm của khoa học ngày nay về Vũ Trụ. Chẳng hạn, có thể tìm ra cách giải thích về sự tồn tại của trường hấp dẫn bằng kiến thức phổ thông hoặc chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh bằng kiến thức thông thường. Nhưng các quan sát thu lượm được trên "con đường của những gã nhà quê" mà chúng ta từng ngộ nhận hay trên suốt chặng hành trình "đi tìm cái gì đó" của anh Hoang Tưởng mà sau này chúng ta xác nhận, đã buộc chúng ta phải quan niệm lại Vũ Trụ, phải hình dung ra những điều trái ngược, chống lại tất cả.
Điều đó làm chúng ta hoang mang ghê gớm. Không lẽ một kẻ thất phu,với vốn liếng kiến thức cao không quá ngọn cỏ, lại có thể hình dung ra Vũ Trụ đúng hơn các nhà khoa học nói chung hay các bậc thiên tài khoa học nói riêng. Từ đó dẫn chúng ta đến nghi ngờ rằng nhật ký hành trình mà chúng ta ghi chép cho anh Hoang Tưởng có thể chỉ là một khối bịa đặt bố láo hay ít ra chỉ là một đống những thu lượm tào lao của anh Hoang Tưởng. Trên đời, chúng ta rất ghét những kẻ háo danh. Bịa đặt trắng trợn để mưu cầu nổi tiếng là những kẻ háo danh mạt hạng nhất!
Nhưng có thật thế không? Có lẽ nghi kỵ của chúng ta đối với anh Hoang Tưởng là không phải. Sống hòa quyện nhau trong cùng một cơ thể đã lâu, chúng ta biết bản chất anh Hoang Tưởng không háo danh quá đáng như thế. Anh Hoang Tưởng có thể là dốt nát nhưng có một tâm hồn rất yêu khoa học, nhất là yêu vật lý, và dù là một con người ở thể ảo, luôn có một tính cách thậm chân thành, có lối sống tròn trịa trách nhiệm.
Vậy đừng bộp chộp ngờ vực anh Hoang Tưởng, tội nghiệp! Nghĩ oan sai về người khác là một lỗi lầm đáng trách. Ở xã hội loài người, hiện tượng người bị hiểu oan sai là phổ biến. Đó là một thực trạng gây nhiều buồn phiền. Cho nên việc vu oan cho người khác, dù vô tình hay hữu ý, cũng là một sự vô cùng tác tệ. Mà vu oan cho chính mình thì còn tác tệ tới cỡ nào? Hoang Tưởng là ai nếu không phải là bộ phận hợp thành trọng yếu của thể tạng chúng ta!?
So đo mãi, chúng ta quyết định lôi ra, đọc lại từ đầu chí cuối toàn bộ bộ nhật ký hành trình của anh Hoang Tưởng mà chúng ta từ lâu đã cất kỹ trong hộc tủ, tưởng không bao giờ thấy lại nó nữa.
Quả thật, sau khi đọc lại xấp nhật ký một cách kỹ càng chúng ta mới cảm thấy được những ý tưởng táo bạo, không phải là không có lý, đóng vai trò như những cơn gió thoảng mang hơi hướng cách mạng mà khi ghi chép, vì vội vã do hối thúc, chúng ta đã bỏ qua, không chú ý tới. Những ý tưởng đó manh nha hợp thành một hệ thống quan niệm hoàn toàn mới về sự sinh thành Vũ Trụ. Nhưng những ý tưởng đó vẫn nằm rải rác trong xấp nhật ký dày cộm, chưa được thâu tóm lại vì anh Hoang Tưởng, như đã nói, vào giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình, bỏ đi đâu đó lưu lạc mất dạng. Bởi vậy, cuốn nhật ký như công trình dang dở, như một cơ thể sinh vật có đầu không đuôi, thật đáng tiếc!...
Sau khi đọc xong lần cuối xấp nhật ký hành trình ghi có phần lộn xộn ý kiến của linh hồn Hoang Tưởng và của cả thân xác Hiện Thực nữa, suy đi tính lại, chúng ta thấy cần viết thêm một chút (chương XXXXX của toàn bộ tập sách hay chương IX của phần V tập sách) để tạm thời hoàn thiện xấp nhật ký hành trình. Nội dung của phần viết này nhằm cố gắng thu gom lại những ý tưởng trọng yếu xây dựng nên quan niệm mới toanh về sự tồn tại và vận động của Vũ Trụ, về một trường phái triết học mới có khả năng bao trùm cả triết học duy tâm lẫn triết học duy vật. Tên gọi trường phái triết học này, theo tâm huyết của anh Hoang Tưởng, là "Triết học duy tồn tại" hay tóm tắt là "Triết học duy tồn" (THDT).


                                                 ***
Triết học duy tồn (THDT) cũng chia làm hai phần: triết học tự nhiên và triết học xã hội. Vì nguồn gốc XH bắt đầu từ TN nên vận động XH thực ra cũng là vận động TN và những qui luật vận động XH cũng là hoặc cũng có thể rút ra từ những qui luật TN. Cho nên khi xem xét những quá trình vận động XH, để tránh sai lầm hầu tiếp cận chân lý, phải gắn chúng với điều kiện hoàn cảnh TN mà xem xét. Nhưng để đơn giản hóa, đỡ phức tạp, chúng ta phân ra thành hai bộ phận, triết học TN và triết học XH, để dễ bề nghiên cứu. Tiếp theo đây là phần về triết học TN.
Theo Wikipedia thì: "Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận. Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền". Còn theo "Giáo trình triết học Mác-Lênin" của Bộ Giáo dục và đào tạo (NXB chính trị quốc gia, 2004) thì: "Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ tkế kỷ VIII đến thế kỷ VI - TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp. Theo người Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ "triết". Với chữ hình tượng này, người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất đối tượng, triết học chính là "trí", là sự hiểu biết sâu sắc của con người.
Theo người Ấn Độ, triết học được đoc là "darshana". Darshana có nghĩa là "chiêm ngưỡng" nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là "con đường suy ngẫm" để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hi Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hi Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là "philosophia", ngĩa là "yêu mên sự thông thái". Với ngưới Hi Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của mọi người
Như vậy, cho dù phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tai với tư cách là một hình thái ý thức xã hội....Khái quát lại, có thể hiểu: "Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy".
Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống..."
Theo triết học duy vật, thứ tồn tại trước tiên và duy nhất là vật chất. không thể có Thượng Đế, thần thánh hay ma quỉ trên thế giới này. Đối với triết học duy tâm thì ngược lại, thế giới này không thể tự nhiên sinh ra mà phải do một sức mạnh tinh thần, phi vật chất, một đấng tối cao gọi là Thượng Đế sáng tạo ra.
Khi nêu ra những quan niệm của mình, mỗi trường phái triết học nói trên đều trưng ra những lập luận bảo vệ có lý, không phải là không có sức thuyết phục. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa vật chất và tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Đến nay, cuộc đấu tranh đó vẫn chưa ngã ngũ. Những hiện tượng tâm linh vẫn xảy ra nhan nhản trong xã hội nói lên nhận thức của con người vẫn còn mù quáng, bế tắc, không còn biết đặt niềm tin vào đâu, vào duy vật hay duy tâm, vào vô thần hay hữu thần.
Còn triết học duy tồn (THDT) thì sao? THDT cho rằng, trên thế giới này, có trước tất cả mọi thứ, quyết định mọi thứ, cả vật chất lẫn tinh thần, là Tồn Tại. Nhưng Tồn Tại là gì? Là thế giới bên ngoài, là cái Có tự nhiên, khách quan, vốn dĩ, độc lập với ý thức và tư duy của con người. Khi nói: "Thế giới này không có gì ngoài Tồn Tại" là ta muốn nói đến một thứ gì đó có bản chất ngược với Tồn Tại, tương phản tuyệt đối với Tồn Tại. Nếu Tồn Tại là cái Có, Có ở đây là có tuyệt đối, thì ngược với Tồn Tại là cái không có gì, cái Không, Không ở đây là không tuyệt đối. Giống như cái "Có" chúng ta gọi là "Tồn Tại", thì cái không đó chúng ta gọi là "Hư Vô". Khái niệm hư vô có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa tương đối và nghĩa tuyệt đối. Khi chúng ta nhìn vào bầu trời, trời trong, chúng ta không thấy gì dù ở đó "đầy ngập không khí", thì đó chính là hư vô tương đối. Nhìn vào căn phòng không có ai chúng ta nói không thấy gì cả, nhưng không khí vẫn "có đầy" phòng, chỉ tại mắt chúng ta "kém quá", thì khoảng trống rỗng của căn phòng rõ ràng là không có gì, nhưng chỉ là không có gì tương đối, nghĩa là hư vô tương đối thôi. Câu nói phía trên "Thế giới này không có gì nếu không có Tồn Tại" cũng chỉ ám chỉ về hư vô tương đối, chỉ khi nói "Thế giới này không có gì nếu không có Tồn Tại và cả thế giới này" thì nó mới ám chỉ đến hư vô tuyệt đối. Để phân biệt giữa khái niệm tuyệt đối và khái niệm tương đối thì khi viết thường "hư vô" hay "hư vô tương đối" thì chúng ta hiểu đó là nói về hư vô tương đối, khi viết hoa "Hư Vô" hay "hư vô tuyệt đối" thì chúng ta hiểu đó là nói về hư vô tuyệt đối. Đối với khái niệm tồn tại cũng tương tự. Có thể lấy ví dụ: quả táo, hòn đá, vật chất...là tồn tại, còn không gian, Vũ Trụ, thế giới khách quan không lệ thuộc vào tư duy con người...là Tồn Tại. Nói cách khác, tồn tại là tồn tại "trong thời gian" (tức là không vĩnh viễn), Tồn Tại là tồn tại "ngoài thời gian" (tức là vĩnh viễn). Còn hư vô là tồn tại hay Tồn Tại mà không hiện hữu, và Hư Vô là không hiện hữu cũng không tồn tại hay Tồn Tại.
Thế giới này vốn dĩ lấp đầy Tồn Tại. Nói như thế có nghĩa THDT quan niệm rằng, ở đâu cũng Tồn Tại, lúc nào cũng Tồn Tại. Vì không thừa nhận có Thượng Đế nên còn cho rằng, Tồn Tại là vốn dĩ có, là có sẵn như thế, là tự nhiên như thế. Chính vì vậy mà anh Hoang Tưởng đã đặt tên cho thế giới này là Tự Nhiên Tồn Tại.
Người xưa từng đặt tên cho thế giới này là Vũ Trụ. Như vậy, theo THDT, Vũ Trụ chính là Tự Nhiên Tồn Tại. Nếu Vũ Trụ là Tồn Tại thì không thể Hư Vô. Thật vậy, quan sát khoa học hiện nay dù đã vươn tới một tầm rộng lớn khoảng 14 tỷ năm ánh sáng, đều thấy ở đâu cũng Tồn Tại, nghĩa là có, nếu không có gì, thì tối thiểu vẫn còn một khoảng không gian rống rỗng, chứ tuyệt nhiên, không thấy một tý ti Hư Vô nào.
Thật kỳ lạ, chúng ta đưa ra khái niệm "Hư Vô" để chỉ một thứ có bản chất trái ngược với Tồn Tại để làm rõ thêm khái niệm "Tồn Tại", thế thôi, chứ chưa bao giờ thấy Hư Vô ở bất kỳ đâu cả. Vì làm sao mà thấy được cái tuyệt đối không có gì!? Chúng ta có thể suy nghĩ về Hư Vô dựa vào Tồn Tại chứ không thể thấy nó trong thực tại. Ngay cả hình dung hay mường tượng về nó cũng không nốt. Nếu trong Vũ Trụ này, ai đó nói rằng đã thấy một Hư Vô, thì vì cái Hư Vô ấy là một hiện hữu, một cái "có", nên vẫn là Tồn Tại. Hư Vô là không có tên, không thể quan niệm, không thể nghĩ hay luận bàn về nó!
Lập luận về Tồn Tại như thế, có thể sẽ có người cãi khi quan sát một vùng nào đó của khoảng không Vũ Trụ, nếu không thấy một vật chất nào (một hành tinh, một thiên thể, một thực thể vật chất nào), thì vì khoảng trống rỗng đó là một thực tại nên đó là Hư Vô chứ không phải Tồn Tại. Cách gọi Tồn Tại chỉ là qui ước. Suy nghĩ như thế là sai lầm. Đành rằng mọi khái niệm ổn định được là do qui ước. Nhưng việc cho rằng khoảng không đó là một Tồn Tại theo  định nghĩa là một điều hiển nhiên. Vì đó là cái có tự nhiên. Không thể phủ định được khoảng không đó có kích thước, có bề dài, bề rộng và bề sâu. Hơn nữa, chúng ta chưa quan sát được ở tầng vi mô của không gian.
                           
                                                  ***
Nhớ lại, khi lần đầu tiên tiếp xúc với thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh do sự tò mò muốn hiểu biết của mình trước một đối tượng mà cả thế giới thời bấy giờ hết lời ca ngợi và ngưỡng mộ, Chúng ta chẳng hiểu gì cả. Chúng ta đã không tin nổi không gian và thời gian, theo quan niệm của nhà bác học lừng danh thế giới lại sống động như thế. Nhưng nếu không nắm bắt được bản chất vận động không-thời gian của Anhxtanh thì làm sao có thể hiểu được thuyết tương đối? Đã không hiểu được thuyết tương đối thì cũng làm sao có cơ may phám phá ra căn nguyên Vũ Trụ, nỗi khát vọng lớn nhất của chúng ta.
Thế là từ đó điều đầu tiên chúng ta làm là tập trung suy nghĩ về hành tung và xử sự của không gian và thời gian.
Phải nói loài người, vào thời tiền sử, đã biết đến sự tồn tại của không gian và thời gian. Từ đó đến nay đã có biết bao nhiêu quan niệm về chúng ra đời nhưng cho đến nay có lẽ chỉ có quan niệm khoa học của Anhxtanh là được thừa nhận rộng rãi. Nhưng thừa nhận rộng rãi không có nghĩa đã là chân lý!
Vào thời cổ đại, con người quan niệm về không gian và thời gian còn đơn sơ và mộc mạc. Theo các Triết gia Phương Đông, đặc biệt các Triết gia Ấn Độ có những nhận thức như sau:
Theo họ không gian, thời gian có giới hạn ở một số chiều và vô biên ở một số chiều, rồi có lúc lại cho rằng: không có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc. Bởi lẽ, nó không vĩnh hằng và cũng không phải không vĩnh hằng bởi vì bản thân nó là không thực có.
Còn các Triết gia Phương Tây mà nổi bậc nhất là các Triết gia Hy Lạp, vào thế kỳ thứ V trước công nguyên lại nghĩ khác. Triết gia cổ đại Democrite quan niệm về không gian đã cho rằng: Các nguyên tử không phân chia ra được mà chuyển động trong không gian trống rỗng của thế giới. Như vậy đã xem thế giới là chân không, là cái giới hạn các vật thể và ngược lại các vật thể giới hạn chân không. Còn Aristote lại không thừa nhận chân không mà lấp đầy một chất gọi là ête. Trong thiên nhiên không có cái trống rỗng. Ông giải thích rằng: Vì thiên nhiên sợ cái trống rỗng cho nên khi một vật di động khỏi vị trí cũ thì lập tức không khí chung quanh ập đến lấp đầy cái trống vừa được tạo ra đó. Aristote cũng phân chia không gian làm hai phần: Thế giới từ Mặt Trăng trở lên là thế giới của Trời, thế giới đó là cao nhất và do Chúa chi phối. Còn thế giới từ Mặt Trăng trở xuống là thế giới của đất, là thế giới trần tục.
Về mặt thời gian, lúc bấy giờ người ta cho rằng thời gian như một tấm lụa trải dài vô cùng bằng phẳng nơi nào cũng như nơi nào. Bên cạnh những quan niệm không gian, thời gian nêu trên, còn một quan niệm khác mang tính duy tâm cho rằng: Không gian thời gian là sản phẩm của sự tưởng tượng của con người đặt ra, xuất phát từ ý thức của con người. Tóm lại, trong giai đoạn này những quan niệm về không gian thời gian không được xây dựng trên một cơ sở khoa học nào.
Quan niệm về không gian và thời gian của Cơ học cổ điển mà điển hình là cơ học của Newton, có sự kế thừa các quan niệm của giai đoạn trước thuộc trường phái Nguyên tử luận. Tuy nhiên, đến giai đoạn này, những quan niệm về không gian, thời gian được xây dựng có cơ sở khoa học, có hệ thống và phù hợp với các chuyển động cơ học được quy định bởi các định luật của Newton.
Theo Newton, không gian được chia làm hai loại đó là không gian tuyệt đối và không gian tương đối.
Không gian tuyệt đối là cái trống rỗng để chứa mọi vật, nó tuyệt đối thấu suốt, không tác dụng lên cái gì và không chịu tác dụng của cái gì. nó có ba chiều, liên tục, vô hạn, đồng nhất, đẳng hướng, không chuyển động và có các phần tử hoàn toàn giống nhau. Không gian tuyệt đối tự nó từ xưa đến nay và mãi mãi về sau vẫn tồn tại như vậy không bao giờ thay đổi. Hình học của nó là hình học Euclide.
Không gian tương đối là không gian cụ thể, do các vật thể vật chất của chất rắn, chất lỏng, chất khí…chiếm chỗ. Đó là không gian cụ thể của hòn đá, căn nhà, trái đất….Theo Newton, không gian tương đối luôn luôn trùng với một khoảng nào đó của không gian tuyệt đối. Khoảng không gian đó hoàn toàn như nhau về độ lớn và hình dạng.
Về thời gian, theo Newton cũng được chia làm hai loại, đó là thời gian tuyệt đối và thời gian tương đối.
Thời gian tuyệt đối là sự lâu dài thuần tuý, là cái trống rỗng chứa các biến cố ( của một sự kiện hiện tượng bất kỳ nào đó xảy ra trong không gian và thời gian) không phụ thuộc vào cái gì và cũng không chịu ảnh hưởng của cái gì. nó có một chiều, liên tục, vô hạn, đồng nhất và trôi đều đặn từ quá khứ đến tương lai. Thời gian tuyệt đối tự nó từ xưa đến nay và mãi về sau này vẫn tồn tại như vậy, không bao giờ thay đổi. Thời gian tuyệt đối ở chổ nào cũng như chổ nào và lúc nào cũng trôi đều đặn như lúc nào.
Thời gian tương đối là thời gian thông thường, là thời gian biểu kiến. Đó là sự lâu dài cụ thể mà giác quan ta cảm thấy có được nhờ có một quá trình nào đó. Thí dụ như dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời mà xác định ra năm, tháng, ngày, giờ…v…v… những quá trình mà ta coi đều đặn được dùng làm “ Đồng hồ” để đo thời gian.
Tóm lại quan niệm về không gian và thời gian của Newton đã có nhiều mặt tiến bộ hơn so với những quan niệm của trường phái Duy Tâm, siêu hình. Ông thừa nhận không gian và thời gian có tính chất khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Tuy nhiên, quan niệm của Newton vẫn còn hạn chế, làm cho khái niệm không gian và thời gian theo cơ học Newton chưa mang tính tổng quát.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Khoa học và kỷ thuật phát triển mạnh, con người bắt đầu tiếp xúc với những vật chất chuyển động nhanh, cỡ vận tốc ánh sáng ( 300.000km/s trong chân không). Khi đó, xuất hiện nhiều hiện tượng mâu thuẫn với các quan điểm cơ học của Newton. Cụ thể là: Không gian, thời gian, khối lượng đều phụ thuộc vào chuyển động. Những khó khăn đó, cơ học của Newton không thể giải đáp được. Từ đó, các nhà Thiên văn học rút ra kết luận: Cơ học Newton ( tức cơ học cổ điển) chỉ áp dụng cho những vật chất chuyển động với vận tốc nhỏ so với vận tốc ánh sáng. Như vậy, cần phải xây dựng một cơ học mới, tổng quát hơn, áp dụng cho tất cả các trường hợp. Đó là lý do ra đời của môn cơ học tương đối tính hay là thuyết tương đối hẹp và môn cơ học tương đối tổng quát hay là thuyết tương đối rộng của  Anbe Anhxtanh.
Để xây dựng thuyết tương đối hẹp,  Anhxtanh đã đưa ra hai tiên đề dựa trên kết quả đo vận tốc ánh sáng, đó là: Vận tốc ánh sáng trong chân không là một bất biến đổi với mọi hệ quy chiếu quán tính.
Mọi định luật vật lý đều giống nhau trong các hệ quy chiếu quán tính. Từ đó, Einstein đã xây dựng được không gian và thời gian. Theo ông, không gian có tính tương đối và thời gian cũng có tính tương đối.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH