TT & HĐ V - 50/b
(Tiếp theo)
Con người, trước hết hiểu không gian và thời gian một cách có hệ
thống thông qua cơ học Newton. Theo đó, không gian, thời gian không
những không liên hệ gì với vận động mà ngay bản thân chúng cũng tách rời
nhau. Không gian thời gian là hai khái niệm, một cái chỉ “ quảng tính”của vật, một cái chỉ "độ lâu mau" trong vận động của vật.
Vì vậy, chúng ta vẫn coi không gian và thời gian là hai phạm trù vật lý
khác nhau.
Ngày nay, khả năng nghiên cứu của con người đã vươn tới tầm Vũ Trụ,
tiếp xúc với những đối tượng vật lý có những đặc tính mới mẻ như các sao
Notron, các Lỗ Đen….. là những vùng có sự tập trung vật chất rất lớn mà
trên hành tinh chúng ta chưa từng có. Trong điều kiện đó, thuyết tương
đối hẹp tỏ ra còn “ hẹp” chưa đáp ứng được tình hình thực tế đặt ra. Cho
nên, Einstein đã xây dựng nên thuyết tương đối rộng hay còn gọi là
thuyết tương đối tổng quát.
Theo thuyết tương đối rộng ( tổng quát) Einstein chia làm hai phần,
đó là: Từ không gian, thời gian đến “ Không – thời gian” và từ không
gian, thời gian với khối lượng đến “ Không – thời gian cong”.
Trong thuyết tương đối hẹp, mọi vật chất có khối lượng đều chuyển động với vận tốc không thể vượt qua vận tốc ánh sáng. Cho nên quĩ đạo của chúng đều nằm trong nón ánh sáng mà thôi. Trong phạm vi này, không gian và thời gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, Có nghĩa là không gian và thời gian đã "xích" gần lại với nhau khi cùng có quan hệ khăng khít với vận tốc, chúng không còn là hai cái "trống rỗng" không liên hệ với cái gì và không bị bất cứ cái gì ảnh hưởng.
Đến đây, thuyết tương đối rộng (tổng quát) quan tâm đến trường hấp dẫn giữa các đối tượng vật chất, nhất là những đối tượng vật chất có khối lượng lớn, còn gọi là thuyết tương đối rộng, hay là thuyết hấp dẫn Einstein.
Đây là điều trái ngược với một trong những khẳng định của lý thuyết
tương đối hẹp ( là không một dạng vật chất nào có thể chuyển động nhanh
hơn vận tốc ánh sáng).
Trong khi đó, theo thuyết tương đối rộng ( tổng quát) thì lực hấp dẫn
và lực quán tính đều có chung một tác dụng như nhau và trường hấp dẫn là biểu hiện của độ cong của không gian thời gian: Nó thể hiện một đặc tính của không
gian và thời gian: không gian, thời gian cong lại bởi quán tính của vật
chất. Độ cong này ( tức là độ lệch khỏi không gian Euclide) phụ thuộc vào
khối lượng và khoảng cách đến vật.
Điều này phụ thuộc với tiên đoán của thuyết tương đối rộng của
Einstein: có nghĩa là không gian và thời gian có mối quan hệ gắn bó với
nhau. Chúng phụ thuộc vào khối lượng vật chất tồn tại trong không gian
thời gian đó. Khối lượng càng lớn, khoảng cách đến các khối vật chất đó
càng gần thì ảnh hưởng của vật chất đó lên không gian thời gian càng
mạnh làm cho không gian cong và thời gian kéo dài ra, trôi chậm lại. Với học thuyết này, Einstein vẫn quan niệm rằng vật chất và không - thời gian là hai thứ hoàn toàn khác nhau.
Hoàn toàn khác với quan niệm không gian tuyệt đối và thời gian tuyệt
đối, không làm ảnh hưởng đến cái gì và cũng không bị cái gì làm ảnh
hưởng theo quan niệm của cơ học cổ điển. Không gian thời gian trong cơ
học hiện đại ( theo thuyết tương đối) mang tính chất tương đối phụ thuộc
sâu sắc vào vật chất, cũng như phụ thuộc vào vận động. Hay nói cách
khác: không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất đặc biệt (!).
Không có không gian và thời gian bên ngoài vật chất vận động. Như Lê Nin
đã nói: “Thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật
chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời
gian”.
Nói tóm lại, các quan niệm về không gian và thời gian
của các nhà khoa học và các bậc hiền triết từ xưa tới nay đều có đúng có
sai. Song, có lẽ gần chân lý nhất là nhận thức của triết học Mác-Lênin. Theo Wikipedia, nhận thức đó là:
"Không gian, thời gian là một
cặp phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một phương thức
tồn tại của vật chất (cùng với phạm trù vận động, trong đó không gian
chỉ hình thức tồn tại của khách thể vật chất
ở ví trí nhất định, kích thước nhất định và ở một khung cảnh nhất định
trong tương quan với những khách thể khác. Trong khi đó thời gian chỉ
hình thức tồn tại của các khách thể vật chất được biểu hiện ở mức độ lâu
dài hay mau chóng (độ dài về mặt thời gian),
ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. Ph.Ăng-ghen đã
chỉ rõ phạm vi nghiên cứu của Triết học Mác-Lenin về vấn đề này, theo
đó, Không gian và thời gian là không gian và thời gian vật chất. Không
có không gian và thời gian thuần túy bên ngoài vật chất và "Dĩ nhiên,
cả hai hình thức tồn tại này của vật chất nếu không có vật chất sẽ là
hư vô, là những quan niệm trừu tượng trống rỗng tồn tại trong đầu óc của
chúng ta".
(...)
Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật
chất và là phương thức tồn tại của vật chất. Theo chủ nghĩa Mác-Lenin
thì không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian
và thời gian. Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ở
ngoài vật chất".
Tuy nhiên, quan niệm về không gian và thời gian đến thời Einstein vẫn chưa rõ ràng nếu không muốn nói là vẫn mờ mịt, khó hiểu.
Cuộc nghiền ngẫm của chúng ta về không gian
và thời gian dọc bước đường phiêu lưu "đi tìm cái gì đó" rốt cuộc đã cho
chúng ta cách nhìn mới về chúng. Không gian và thời gian là hai thứ gắn
liền mật thiết với nhau như hình với bóng, nhưng chúng vẫn độc lập với
nhau, không thể hòa quyện vào nhau thành "món súp" không-thời gian, có
thể co giãn tùy theo vận tốc hay bị khối lượng làm cong đi như Anhxtanh
quan niệm.
Rõ ràng với quan niệm như thế, sẽ phải đặt ra câu hỏi hoài nghi, nếu không gian và thời gian tồn tại như một thực thể không - thời gian cong thì tương lai được hợp thành như thế nào và quá khứ được lưu giữ ở đâu, chúng có... cong không?
Nhắc lại, thế giới này lấp đầy Tồn Tại. Hay nói cách
khác, Vũ Trụ lấp đầy không gian. Nếu chúng ta có khả năng quan sát khắp
Vũ Trụ này thì cũng không thấy được một chút Hư Vô nào. Vì nếu có phát
hiện ra một kẽ hở không gian nào, kẽ hở đó sẽ hiện thực nên lại là cái có,
tức Tồn Tại rồi! Nhưng có thể nào khoét một khoảng không gian ra khỏi đó
để làm xuất hiện Hư Vô không? Không, không bao giờ!
Cũng giống
như nếu mặt đất này toàn đại dương mà không có lục địa, làm thế nào
chúng ta mang nước ra khỏi đại dương, tạo lỗ hổng không khí được?
Chúng
ta cũng phân không gian thành hai dạng, tương đối và tuyệt đối, viết
phân biệt là không gian và Không Gian. Không Gian là thể tích của thực
thể vật chất (các thiên thể, các vì sao...), còn không gian là thể tích
của Vũ Trụ. Không gian bao hàm Không Gian! Nếu không gian đúng thật là
Tự Nhiên Tồn Tại duy nhất thì vật chất không thể tự nhiên có được, nó
phải được bao hàm bởi không gian, xuất sinh từ không gian và khi không
còn tồn tại nữa lại trở về với không gian, nghĩa là trở về với Tồn Tại.
Khi một người chết đi, cấu trúc vật chất và vật chất tạo dựng nên người
đó (cũng là thứ hun đúc nên tinh thần người đó!) sẽ chấm dứt hình dạng,
trạng thái tồn tại "cũ", biến hóa thành một cách thức tồn tại mới hoặc
trở về với không gian, tức là Tồn Tại, chứ không thể thành Hư Vô.
Sự
khác nhau giữa tồn tại và hư vô là tồn tại thì có nội dung còn hư vô
thì không. Nghĩa là khi nói đến một cái gì đó tồn tại thì phải hình dung
được nó được xây dựng nên từ cái gì và tồn tại đối với cái gì. Đặc tính
cơ bản của tồn tại là hiện hữu. Hiện hữu ở đây là hiện hữu khách quan,
không phụ thuộc vào cảm tính của con người, không phụ thuộc việc con người có quan sát hay không, mà là hiện hữu trước tồn tại (!).
Trước hư vô, tồn tại có muốn cũng không thể hiện hữu! Thí dụ, một phân tử
nitơ trong khí quyển là một tồn tại. Nó có thể tương đối không hiện hữu
trước con người nhưng tuyệt đối hiện hữu trong bầu khí quyển trước các
phân tử khí khác bao quanh nó. Hoặc một con voi đang ở sở thú và chúng
ta đang ở nhà. Nó dứt khoát phải là một tồn tại vì nó hiện hữu khách
quan trong sở thú, dù có thể rằng không hiện hữu trước chúng ta. Một tồn
tại có thể không hiện hữu trước cảm tính con người, nhưng một hiện hữu
dứt khoát phải tồn tại. Hay nói, tồn tại là tiền đề tất yếu của hiện thực.
Hư vô rõ ràng là không hiện hữu, nhưng có thể vẫn tồn tại, còn Hư Vô
thì không hiện hữu khách quan cũng không tồn tại. Điều đó cho thấy,
muốn Tự Nhiên Tồn Tại thì phải tồn tại đã, và chỉ có thể tồn tại khi có
hiện hữu khách quan. Hiện hữu khách quan là phương thức thể hiện cơ bản
nhất của tồn tại. Vậy thì một tồn tại muốn được gọi là tồn tại thì tiên
quyết phải hiện hữu một cách khách quan, tức là phải thể hiện. Thể hiện ở
đây là phải thể hiện đến từng chi tiết nhỏ nhất tuyệt đối, đến tận cùng
"chân tơ kẽ tóc" không gian và tận cùng giới hạn khoảng khắc thời gian.
Mục đích của sự thể hiện ấy là để tồn tại được nhận diện, được khẳng định. Một tồn tại
phải được nhận diện nếu còn muốn tồn tại, mà nhận diện là có nghĩa phải
phân biệt được. Phân biệt ở đây là vừa phải phân biệt với tồn tai xung
quanh, vừa phải phân biệt với chính nó đến giới hạn tuyệt đối của khoảng
khắc. Chính vì thế mà tồn tại luôn thường biến, biến hóa không ngừng.
Muốn như thế tồn tại phải vận động không ngừng. Cuối cùng, có thể khẳng
định, tồn tại là hiện hữu khách quan, biến hóa và vận động không ngừng
một cách tự nhiên.
Vì biểu hiện của không gian là thể tích nên
"đến tận cùng chân tơ kẽ tóc" không gian tức là đến tận cùng tuyệt đối
giới hạn kích thước không gian. Còn "tận cùng giới hạn khoảng khắc" thời
gian là đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối của thời gian. Có thể nói nếu loại bỏ thời gian ra khỏi quan sát thì Vũ Trụ là một HiệnTại vĩ đại không có quá khứ và tương lai.
Nhưng cụ thể,
thời gian là gì? Từ ngàn xưa, loài người đã biết đến không gian và thời
gian. Cũng từ lâu đã có rất nhiều, không biết bao nhiêu, các bậc thánh
hiền, minh triết, danh tài khoa học tìm hiểu, suy tư về chúng. Nhưng cho
đến tận ngày nay, người ta vẫn không biết một cách đích xác và cụ thể
chúng là gì. Dò tìm trên mạng, chúng ta toàn thấy những bài viết không
trừu tượng thì cũng mông lung mơ hồ, không duy tâm tín ngưỡng thì cũng
siêu hình áp đặt chủ quan về không gian và thời gian. Không gian là Tồn
Tại, là cội nguồn của vật chất. Còn thời gian, có lẽ Wikipedia nói gần
thực tế hơn cả: "Từ "thời gian" có trong tất cả các ngôn ngữ của loài
người. Khái niệm thời gian có thể có cả ở động vật.
Định nghĩa về thời gian là định nghĩa khó nếu phải đi đến chính xác. Đa
số chúng ta ai cũng phải dùng từ đó và nói đến nó, ví dụ "thời gian
trôi",... và do đó dứt khoát phải có một cách hiểu chung nhất. Thời gian
là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Các
nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" vận động không ngừng (luôn vận
động). Giả sử rằng nếu mọi vật trong Vũ Trụ
đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động
song hành cùng nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó
có những chuyển động khó xác định. Vì thế để xác định thời gian người
ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại
nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn...".
Quan
niệm về thời gian như vậy vẫn có cái vẻ lờ mờ, rắm rối, chưa được sáng
tỏ, gợi cho chúng ta cái cảm giác thời gian là một thực tại. Một tồn tại
thực thì phải có nội dung, phải thể hiện. Từ xưa tới nay, người đời đã
nói rất nhiều về thời gian, nhưng đã có bao giờ ai thấy được thời gian
chưa? Chắc chắn là chưa rồi! Có quan sát mỏi mắt cũng không thể thấy
được trực tiếp thời gian. Ấy vậy mà chúng ta vẫn cứ cảm giác thời gian
tồn tại đây đó bàng bạc. Có như thế là vì không thể tách rời thời gian ra khỏi không gian, tức ra khỏi Vũ Trụ bởi nó là đặc trưng cơ bản của vận động mà vận động lại là yếu tố manh tính "sống còn"của Tồn Tại! Nó cứ như một dòng trôi rộng lớn không bờ không
bến, cuốn trôi tất cả các sự kiện trong Vũ Trụ, từ tương lai, đến hiện
tại và về quá khứ. Nhưng tương lai ở đâu, hiện tại là sao, quá khứ nơi
nào, thì thật là bất định. Nếu tương lai là đại dương chứa đựng tất cả
các sự kiện xảy ra cùng lúc để trôi về quá khứ thì Vũ Trụ sẽ không có
lịch sử và phải ngẫm nghĩ lại hiện tại của nó. Còn nếu các sự kiện phải
"chờ" đến lượt trôi về quá khứ thì tương lai cũng phải có quá khứ, hiện
tại, tương lai. Quá khứ và hiện tại cũng tương tự như thế. Vậy tình
hình sẽ như thế nào!?
Nói chung, quan niệm từ trước đến nay mâu
thuẫn mà suy tư trừu tượng của con người không thể giải quyết được. Chỉ
còn một cách hiểu duy nhất, mà thật giản dị và cũng là quan niệm của
triết học duy tồn, thời gian là một tồn tại ảo, có nội dung ảo, không
phải thực tại. Nói chính xác hơn, thời gian là biểu hiện thường biến của
tồn tại, của vận động và chuyển hóa không gian. Vì vận động là bản chất
của tồn tại nên thời gian phải gắn bó với không gian như hình với bóng,
nhưng không thể hòa quyện với không gian thành thứ "hổ lốn" không-thời
gian co duỗi theo vận tốc và uốn cong theo khối lượng như Anhxtanh hình
dung được! Những khái niệm như quá khứ, hiện tại, tương lai, thời gian
trôi, vĩnh viễn...được xuất sinh từ sự trừu tượng của con người.
Có thể nói, Tồn Tại phải vận động.Ở đâu có vận động, ở đó có thời gian. Nói cách khác, nếu gọi không gian là Tồn Tại thì thời gian là Vận Động, cái bóng của không gian và như thế chúng ta hiểu vì sao thời gian hiện diện khắp Vũ Trụ.
***
Từ
đây, triết học tự nhiên của triết học duy tồn đã khẳng định dứt khoát
rằng, không thể có Hư Vô trong thực tại. Ngay bản thân tư duy trừu tượng
có thể hình dung ra bất cứ thứ gì nhưng không thể hình dung ra Hư Vô dù
cố gắng đến cỡ nào. Bất cứ thứ gì, nếu hình dung ra được, tưởng tượng
ra được, đều là tồn tại, dù là tồn tại ảo. Khi chúng ta hình dung ra một
tiếng thét, vì nó không có nội dung gì cả, thì cho nó là một
Hư Vô? Nó không thể Hư Vô được mà chỉ có thể hư vô! Xét về nguyên nhân
gây ra thì tiếng thét là kết quả của một vận động vật chất nên nó là "Có",
vậy nó tồn tại. Xét bản thân tiếng thét một cách độc lập, phải coi nó
là một tồn tại ảo, nên nó vẫn là "Có", tức tồn tại.
Vô hình dung với quan niệm như thế, chúng ta đã trả lời được thắc mắc của nhà bác học Pascal,khi ông ngước nhìn lên Vũ Trụ: "Sao phải có cái gì đó chứ không phải là không có gì?".
Vũ
Trụ, như từ xưa tới nay loài người quan sát và nhận thức, chỉ có không
gian và vật chất. Nếu loại bỏ được vật chất sẽ chỉ còn lại không gian,
và nếu loại bỏ cả không gian, thì lúc đó Vũ Trụ thực sự là Hư Vô. Khi Vũ
Trụ Hư Vô thì đến một thể tích nhỏ nhất cũng không có. Vậy thì có Vũ
Trụ Hư Vô không? Một bộ não biết tư duy trừu tượng, biết suy lý giỏi nhất
cũng phải trả lời phủ định trước câu hỏi đó!
Nếu không có Vũ Trụ
Hư Vô thì cũng không thể loại bỏ không gian ra khỏi Vũ Trụ (thật là
hoang mang khi loại không gian ra khỏi Vũ Trụ vì không biết nhét không
gian vào đâu!?). Thế còn vật chất? Có thể loại bỏ khỏi Vũ Trụ trong
tưởng tượng được không? Về mặt lôgic, có thể được vì không gây mâu thuẫn
nào, miễn tìm được chỗ chứa (!). Và chúng ta đã có giải pháp mà trước
kia đã từng một lần hình dung: Vũ Trụ là một đại dương thể tích không
gian vĩ đại được ví như nước. Vật chất là tất cả các khối băng trôi lềnh
bềnh trong đó. Băng tan thành nước (tức thành không gian), nước đóng
lại thành băng (tức vật chất). Suốt quá trình đó thể tích không gian
(tức Vũ Trụ) không đổi, Vũ Trụ không "suy suyển", vẫn bảo toàn. Sự hình
dung đó đã dẫn dắt chúng ta tới quan niệm: vật chất là thứ được xuất
sinh ra từ không gian. Nhưng sự xuất sinh đó hình thành bằng cách nào?
Để
trả lời được câu hỏi đó, trước hết chúng ta hình dung rằng vật chất, vì
lý do nào đó chuyển hóa hoàn toàn vào không gian (có thể tưởng tượng
được điều đó nhưng không thể xảy ra trong thực tế vì "vướng" nguyên lý
bảo toàn-một nguyên lý cơ bản của tự nhiên: lượng vật chất trong không
gian được bảo toàn, đó là có thêm bao nhiêu lượng vật chất được chuyển
hóa thành từ không gian thì có bấy nhiêu lượng vật chất chuyển hóa trở
lại thành không gian). Lúc đó, như đã quan niệm, Vũ Trụ là một Tồn Tại
vĩ đại và Tồn Tại vĩ đại cũng chính là không gian với lượng thể tích khó
mà xác định được.
Vấn đề không gian vô hạn hay hữu hạn là vấn đề
gây khốn khổ bậc nhất cho trí tuệ loài người, làm kiệt sức biết bao
nhiêu bộ não trác tuyệt của họ. Quan niệm hướng nào theo một trong hai
hướng ấy đều bộc lộ ra những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết được. Về
phía vô cùng lớn, nếu cho rằng Vũ Trụ hữu hạn (tức không gian hữu hạn!),
thì ngoài ranh giới hữu hạn là gì nếu không phải Hư Vô? Lại phải nghĩ
về một Vũ Trụ vô hạn. Nhưng nếu Vũ Trụ vô hạn, thì nguyên lý bảo toàn
tồn Tại (là nguyên lý "gốc" của tự nhiên, nguyên lý mà từ đó suy ra nguyên lý bảo toàn năng lượng), một nguyên lý cơ bản thuộc hàng bậc nhất của Tự Nhiên Tồn Tại,
sẽ mất hết ý nghĩa. Về phía vô cùng nhỏ, triết học duy vật biện chứng
(triết học Mác- Lênin) cho rằng Vũ Trụ vô tận, "Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận"
(lời Lênin). Nhưng nếu Vũ Trụ có thể tích nhỏ vô tận ở phía vô cùng
nhỏ, thì làm sao chúng hợp thành một đại dương thể tích không gian bao
la được? Còn nếu sự nhỏ của không gian ở phía vô cùng nhỏ (vô cùng nhỏ
hay vô cùng lớn là nói về sự rất nhỏ hay rất lớn, chứ không phải nói về
cái nhỏ vô hạn hay lớn vô hạn) là có tận cùng giới hạn thì có cái sau
tận cùng đó không?
Thế sao trong toán học vẫn có những hiện tượng
lôgic nói về sự vô tận ở cả hai phía qui mô vô cùng lớn và vô cùng nhỏ?
Đó có thể là do sự hoang tưởng quá lố chưa bị/được khống chế của tư duy
trừu tượng!
Toán học được sinh ra do nhu cầu cuộc sống, dần dần
được phát triển thành ngôn ngữ không thể thay thế của khoa học, nhất là
vật lý học, trên con đường đi khám phá thế giới. Nhưng trong quá trình
phát triển, do bị lũng đoạn bởi mặt trái tự do vô lối của tư duy trừu
tượng, toán học vừa đạt được những thành quả huy hoàng vừa dần xa rời
thực tại. Có thể ví toán học như ngọn thái sơn kim cương tỏa ra lấp lánh
muôn sắc màu. Nó sinh ra từ thực tại, chỉ ra những điều tiềm tàng trong
thực tại, nhưng không phải thực tại mà là thực tại ảo huyền thoại.
Trước đây, người ta cứ tưởng toán học là ngọn thái sơn chân lý bất di
bất dịch, nhưng thực ra nó còn đại diện cho cả những nghịch lý vượt sức tưởng tượng nhưng hợp lôgic
nữa. Thí dụ:
1 + 1 = 2
là điều không ai chối cãi được. Nhưng nếu nghĩ kỹ thì thấy nó chỉ đúng trong qui ước Vì:
"1 quả táo + 1 quả táo" không thể bằng "1 quả táo + 1 đống táo"
Vả lại, 2 là cái gì mà 1 + 1 bằng nó?
Lại
nữa, tại sao một số lớn hơn số 0 (>0) đem chia cho một số lớn
hơn số 0, nhưng nhỏ hơn số 1 lại cho kết quả lớn hơn nó? Thí dụ có 5 kg
thịt chia cho 5 người được 1 kg/ng nhưng đem chia cho 0,5 người thì được
10 kg/ng. Sao kỳ thế? Thực ra phép toán 5/0,5 là sai. Phép toán đúng
trong thực tế phải là 5/(5 . 2 . 0,5) = 1 kg/ng. (Chia thịt cho một
nửa người là chuyện tiếu lâm!)
Thí
dụ trên đã dẫn chúng ta đến một kết luận tầm thường: trong thực tế đời
sống, muốn cho phép chia có nghĩa, bao giờ số chia cũng phải lớn hơn
hoặc bằng 1.
Quan niệm tầm thường đó dã dọn đường cho chúng ta đến với một quan niệm
thực sự lớn lao. Đó là, mọi thực thể, mọi tồn tại thực cũng như mọi hệ
thống trong Vũ Trụ này đều được xây dựng nên từ đơn vị, tức từ cái 1,
tuyệt đối hay tương đối. Chẳng hạn con bò là đơn vị tuyệt đối của đàn
bò. Đơn vị tuyệt đối của giống loài bò là tế bào bò. Có thể chọn kg là
đơn vị (tương đối) của thịt bò. Không ai chọn thịt bò làm đơn vị tính
toán số lượng đàn bò cả. Tương tự như vậy, trong khi con người rõ ràng
là đơn vị tuyệt đối của xã hội vì không có con người thì không có xã hội
loài người. Nhưng vì sao người ta vẫn coi gia đình là tế bào của xã
hội? Thực ra gia đình chỉ là đơn vị tương đối của một xã hội đã nhấn
mạnh tính tư hữu mà thôi.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng vật chất và năng lượng là có tính
liên tục. Nhờ vấp phải "tai biến tử ngoại" và trong quá trình tìm cách
giải quyết nó, họ đã phát hiện ra rằng chúng có tính gián đoạn, là gồm
những đơn vị rất nhỏ gọi là lượng tử năng lượng và lượng tử vật chất
(foton) tạo thành.
Theo
quan niệm của chúng ta thì thế giới này vừa liên tục vừa gián đoạn, là
cả hai mà cũng không phải cả hai (nghĩa là không thể hiện cùng một lúc
được). Khi thấy nước liên tục thì nó không thể gián đoạn, và ngược lại,
khi thấy nó gián đoạn thì không thấy nó liên tục nữa. Ánh sáng cũng vậy, vừa
là sóng, vừa là hạt, là thế nhưng cũng không phải thế. Nếu tồn tại thực
là gián đoạn thì tồn tại ảo là liên tục. Chỉ có quan niệm như thế thì
mới thỏa mãn được đặc tính "nước đôi" của Vũ Trụ mà chúng ta đã nêu ra
trên bước đường hành trình của mình.
Vậy
thì hạt đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối của vật chất là gì? Đến nay chưa ai
biết nó là gì, nhưng có thể phỏng đoán đó là một giả thực thể lưỡng
tính: khi di chuyển thì có tính năng lượng (tính gián đoạn), khi đứng
yên thì có tính sóng (tính liên tục).
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét