TT & HĐ V - 50/c
(Tiếp theo)
Và
cuối cùng, hạt đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối của Tồn Tại, như chúng ta đã
đặt tên, chính là hạt Không Gian, viết tắt là hạt KG. Hạt KG là hạt có
thể tích cực tiểu tuyệt đối của Vũ Trụ. Đại dương không gian bao la,
"quan sát" ở tầm vĩ mô được thấy như môi trường "loãng" tuyệt đối, tưởng
chừng cho mọi thực thể đi xuyên qua (nhưng thực ra không phải thế, mà
chỉ có thể "thẩm thấu" qua!), "quan sát' ở tầm vi mô thì được thấy như
một khối mạng được kết thành từ vô vàn hạt KG, khổng
lồ khó tưởng tượng nổi và bền vững tuyệt đối cũng như cứng tuyệt đối.
Trong vai trò là nút mạnh thì hạt KG tuyệt đối không xê dịch, vì xê
dịch có khả năng làm xuất hiện Hư Vô. Nhưng nếu nó không di chuyển thì
Vũ Trụ lại chết cứng để rồi cũng xuất hiện Hư Vô. Chính vì vậy mà hạt KG
đã "chọn" cách nước đôi: di chuyển mà cũng không di chuyển, là cả hai
mà cũng không phải cả hai! Hạt KG chỉ
có nội tại giao động, còn bản thân nó không di chuyển. Chỉ có phần giao
động bị kích thích quá độ (tương tự như lượng cộng hưởng, lượng tử năng
lượng) là di chuyển. Có thể minh họa hiện tượng này như sóng nước: các
phần tử nước chỉ giao động, coi như đứng yên một chỗ, chỉ có năng lượng
được truyền đi.
Chúng ta đã biết Niutơn là người khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn và biểu thức tính lực hấp dẫn giữa hai vật là
Trong đó: G là hằng số hấp dẫn
M , m lần lượt là khối lượng của hai vật
r là khoảng cách giữa trọng tâm hai vật
Như
đã suy luận ở trên, lực hấp dẫn lớn nhất chỉ có thể bằng GMm, khi r =
1, nghĩa là bằng đơn vị khoảng cách giữa hai vật. Đơn vị khoảng cách
phải chăng là r = r1 + r2 ? Nhỏ hơn khoảng cách đó, r sẽ nhỏ hơn 0, xảy
ra hiện tượng lực hấp dẫn tăng ảo, tăng một cách lạm phát đến vô hạn một cách phi hiện thực. Không thể tin được một vật ở trong lòng Trái Đất (tức gần tâm Trái Đất hơn) lại chịu một lực hấp dẫn lớn hơn của một vật ở trên mặt Đất (ở xa tâm Trái Đất hơn)! Rất có
thể đây là ngộ nhận toán học dẫn vật lý học đến với điểm kỳ dị huyễn
hoặc và không gian giãn nở lạm phát, để rồi xây dựng nên một thuyết Vũ
Trụ Big Bang không tưởng!? Vậy điều kiện tiên quyết cho biểu thức trên còn sử dụng được là r phải lớn hơn hay không được nhỏ hơn 1.
***
Vào
khoảng 400 năm TCN, Arixtốt, nhà triết học, khoa học trụ cột của nền
văn minh HiLạp đã không đồng ý việc cho rằng không gian Vũ Trụ là chân
không, trống rỗng, không có gì, nghĩa là Hư Vô, mà cho rằng nó được lấp
đầy bởi một chất rất nhẹ, linh động, gọi là ête. Ông lý giải rằng trong
không gian tồn tại các chuyển động tự nhiên (hiểu như vốn dĩ, tự nó),
nếu không có gì cản chúng lại, chúng sẽ tăng dần vận tốc lên vô hạn. Đó
là điều phi lý. Nhưng ngược lại với điều đó, các nhà thần học Hồi Gíáo
lại chống đối và đi ngược lại với luận
thuyết của Aristote. Họ là những người theo thuyết nguyên tử và chấp
nhận chân
không.
Lão Tử là một đại hiền triết của thế giới cổ đại. Chúng ta
cho rằng học thuyết triết học của ông về tự nhiên cũng như xã hội mang
tính hợp lý cao độ. Ông đã xây dựng khái niệm "Đạo" để nói về thế giới
tự nhiên, về Vũ Trụ, và qua đó, về không gian. khái niệm Đạo của ông là
một khái niệm siêu việt, vừa là nguyên lý, vừa là bản thể của Vũ Trụ.
Ông nói: "Đạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó
uyên áo và tựa như làm chủ tể vạn vật. Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ
những rối loạn, che bớt ánh sáng, hòa đồng với trần tục; nó sâu kín
(không hiện) mà dường như trường tồn". Trong Đạo đức kinh có tới gần 40 thiên (chương) nhắc đến Đạo,
nhưng không phải theo nghĩa thông thường, mà có tính trừu tượng, khái
quát rất cao. Trước hết, Lão Tử dùng Đạo để chỉ bản nguyên của Vũ Trụ,
tổ tông của muôn loài. Đó là cái mà ông gọi là "Đạo thường", "Đạo vô
danh”. "Đạo thường" là đạo bản thể vĩnh cửu, bất biến, không giống cái
gì cả, do đó khó có thể nói rõ được về nó, mà chỉ có thể dùng trực giác
để lĩnh hội được phần nào mà thôi. Đạo ấy là vô thuỷ, vô chung nên "...
đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi". Có ý kiến
cho
rằng Đạo của Lão Tử là một thứ rất huyền bí, thoát trần, không thể dùng
ngôn ngữ, khái niệm để nói và nhận thức về nó, là một thứ siêu tự
nhiên, thần bí, khó hiểu, một thực thể tinh thần tuyệt đối... Thực ra,
theo Lão Tử, Đạo - cái bản nguyên của Vũ Trụ, vẫn có tính vật
chất, vẫn có thực chứ không phải là cái siêu nhiên. Ông viết: "Đạo là
cái gì... thâm viễn, tối tăm mà bên trong có cái tinh tuý, tinh tuý đó
rất xác thực và rất đáng tin"; "... có thể coi nó là mẹ của vạn vật
trong thiên hạ...". Vào thời khoa học mới bước đầu hình thành hiểu
biết của con người về tự nhiên chưa nhiều, mà quan niệm được như thế,
dù còn chất phác, ngây thơ, thì phải nói trí tuệ Lão Tử thật thâm hậu,
thật thiên tài.
Đến
thời Niutơn, quan niệm về không gian của cơ học cổ điển, kế thừa quan
niệm trước đó của trường phái nguyên tử luận cộng với những thành tựu
vừa mới khám phá được của Niutơn trong chuyển động cơ học, cũng cho rằng
không gian trống rỗng, không ảnh hưởng gì tới các qui luật của chuyển
động, và ông gọi đó là không gian tuyệt đối. Dù chính mình là nhân vật
đề xướng ra quan niệm không gian tuyệt đối nhưng bản thân Niutơn cũng
không giải thích được vì sao lực hấp dẫn lại có thể truyền tương tác qua
những khoảng cách chân không rộng lớn như vậy (?). Niutơn cũng như
nhiều nhà khoa học khác đã suy nghĩ "nát óc" vấn đề đó nhưng không giải
quyết được, đành "nhường lại" cho các thế hệ sau. Và cho đến hôm nay,
"Các thế hệ sau" vẫn chưa giải quyết dứt khoát được vấn đề hóc búa đó!
Khoa
học vật lý vẫn tiếp tục phát triển, tiến lên những bước dài. Với nhiều
hiện tượng Vũ Trụ đã khám phá, hầu hết các nhà vật lý đã hầu như đồng
thuận rằng phải có thứ gì đó, tương tự như ête mà Arixtốt đã hình dung,
lấp đầy Vũ Trụ. Mắcxoen, nhà vật lý kiệt xuất, người thợ xây cuối cùng
của vật lý cổ điển, cũng tin rằng phải có ête để làm môi trường "cưu
mang" sóng điện từ. Số đông các nhà khoa học thời đó tưởng rằng những
hiện tượng vật lý trong Vũ Trụ đã được khám phá hầu hết. Vật lý học chỉ
cần viết thêm vài trang nữa là hoàn thành sứ mạng của nó. Nhiệm vụ cuối
cùng của họ có lẽ tập trung tìm cho ra ête mà thôi.
Nhưng mấy ai học
được chữ ngờ!
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Khoa học và kỷ thuật phát triển mạnh, con
người bắt đầu tiếp xúc với những vật chất chuyển động nhanh, cỡ vận tốc
ánh sáng ( 300.000km/s trong chân không). Khi đó, xuất hiện nhiều hiện
tượng mâu thuẫn với các quan điểm cơ học của Newton. Cụ thể là: Không
gian, thời gian, khối lượng đều phụ thuộc vào chuyển động. Những khó
khăn đó, cơ học của Newton không thể giải đáp được. Từ đó, các nhà Thiên
văn học rút ra kết luận: Cơ học Newton ( tức cơ học cổ điển) chỉ áp
dụng cho những vật chất chuyển động với vận tốc nhỏ hơn nhiếu so với vận tốc ánh
sáng. Như vậy, cần phải xây dựng một cơ học mới, tổng quát hơn, áp dụng
cho tất cả các trường hợp.
Thí nghiệm nhằm mục đích khám phá sự
tồn tại của ête của Maikensơn và Mookly được coi là phát súng nổ đầu
tiên cho một cuộc cách mạng long trời lở đất trong vật lý học. Nó không
những không phát hiện ra ête mà còn trưng ra những mâu thuẫn nan giải về
vận tốc ánh sáng. Để giải quyết mâu thuẫn, Anhxtanh đã nên ra hai tiên
đề là vận tốc ánh sáng trong chân không là một bất biến đổi với mọi hệ
quy chiếu quán tính và mọi định luật vật lý đều giống nhau trong các hệ
quy chiếu quán tính. Từ đó ông xây dựng nên thuyết tương đối hẹp với
quan niệm mới rằng, không gian có tính tương đối và thời gian cũng có
tính tương đối, cụ thể là không gian và thời gian đều co lại theo chiều
chuyển động, phụ thuộc vào mức tăng vận tốc của vật.
Không dừng
lại ở đó, năm 1916, Anhxtanh lại đưa ra thuyết tương đối tổng quát. Với
thuyết này không gian và thời gian không những không còn đứng riêng rẽ, độc lập,
không ảnh hưởng tới nhau nữa, mà còn hòa quyện vào nhau thành một khối
không-thời gian. Không những thế, thuyết tương đối tổng quát còn chỉ ra
rằng nguyên nhân của lực hấp dẫn là do độ cong của không-thời gian gây
ra. Độ cong này (tức là độ lệch khỏi không gian Euclide) phụ thuộc vào
khối lượng và khoảng cách đến vật. Khối lượng càng lớn, khoảng cách đến
các khối vật chất đó càng gần thì
ảnh hưởng của vật chất đó lên không gian thời gian càng mạnh làm cho
không gian cong và thời gian kéo dài ra, trôi chậm lại.
Trên đây,
chúng ta đã trình bày sơ lược nhất lịch sử quan niệm của loài người về
Vũ Trụ, về không gian và thời gian. Thực ra đó là cuộc tìm câu trả lời "không gian là gì?"
và tranh luận dai dẳng giữa hai quan niệm không gian là Hư Vô hay không
Hư Vô, là trống rỗng tuyệt đối hay còn ẩn chứa cái gì đó. Cho đến nay,
hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận quan niệm về không gian và thời
gian do Anhxtanh nêu ra, mặc dù còn chứa nhiều mâu thuẫn và nghịch lý
khó lòng mà hiểu được.
Theo nguyên lý nước đôi của tự nhiên mà
chúng ta đề xướng, thì tự nhiên bao giờ cũng có hai mặt của nó, thể hiện
ra thành thế giới tương phản. Nghĩa là có mặt trái thì cũng có mặt
phải, có âm thì cũng có dương, mọi sự xảy ra đều có thể theo hai chiều
thuận nghịch. Nhưng nguyên lý nước đôi chỉ là tương đối, phần lớn tùy
thuộc vào mức độ xác đáng trong nhận biết, cảm thức và qui ước của con
người. Vì nguyên lý nhân quả - một nguyên lý cơ bản của tự nhiên, chỉ ra
rằng '"nhân" nào "quả" nấy. Hay có thể nói, trong tự nhiên có hai loại
chân lý gồm chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối
bao hàm cả phi lý,còn chân lý tuyệt đối thì chỉ có một.
Chính vì
vậy mà một học thuyết khoa học ra đời, muốn trở thành một chân lý tuyệt
đối của tự nhiên, phải không được có mâu thuẫn nội tại, không có nghịch
lý, phi lý. Thế mà không hiểu sao các nhà khoa học lại làm điều ngược
lại, chấp nhận những nghịch lý, phi lý phát sinh đầy rẫy trong các lý
thuyết vật lý hiện đại như các lý thuyết tương đối, thuyết BigBang,
thuyết Vũ Trụ giãn nở, thuyết lượng tử..., mà không tìm cách cố gắng
khắc phục chúng, loại trừ chúng.
Vì lẽ đó mà chúng ta không tin
vào tính đúng đắn của quan niệm về không gian và thời gian do Anhxtanh
khởi xướng. Nếu Vũ Trụ này lấp đầy không gian, mà không gian là Tự Nhiên
Tồn Tại, là cội nguồn vật chất như chúng ta đã quan niệm, còn thời gian
là một tồn tại ảo, chỉ là một thể hiện của vận động, chuyển hóa không
gian, thì dứt khoát thời gian không thể phối hợp với không gian để hình
thành nên một thứ không - thời gian bị cong đi do khối lượng như thế. Thực thể và cái bóng của nó không thể hòa quyện vào nhau được!
Nếu không -thời gian cong là nguyên nhân gây ra lực hấp dẫn, thì khối
lượng làm cong không - thời gian đã triển khai lực làm cong như thế nào
và cong theo hướng nào?
Chúng ta nghiêng về quan niệm Vũ Trụ hay không gian của Lão Tử: "Đạo
(là tên gọi ám chỉ Vũ Trụ, không gian) là cái gì chỉ mập mờ, thấp
thoáng; thấp thoáng mập mờ mà bên trong có hình tượng; mập mờ thấp
thoáng mà bên trong có vật; nó thâm viễn, tối tăm mà bên trong có cái
tinh túy; tinh túy đó rất xác thực, rất đáng tin. Từ xưa đến nay, đạo
tồn tại hoài, nó sáng tạo vạn vật...". "Thần hang bất tử (ám chỉ
Vũ Trụ, không gian. Đêm đêm nhìn lên bầu trời.chỉ thấy màu đen thăm thẳm
và các vì sao như nhìn vào một cái hang vĩ đại, huyền bí!), gọi là
Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu); cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất. Dằng dặc mà
như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt (hay không mệt)". Cụ thể hơn, nếu ai đó hỏi chúng ta: "Không gian là gì?". Chúng ta sẽ mạnh dạn trả lời: "Không
gian là một khối thể tích có cấu trúc kiểu mạng vĩ đại mà nút mạng là
những hạt Không Gian - thành phần đóng vai trò đơn vị nhỏ tuyệt đối của
Tồn Tại!".
***
Như
vậy, nói đến thế giới này có nghĩa là nói về Vũ Trụ. Nói về Vũ Trụ tức
là nói về không gian và vật chất. Không gian và vật chất xét cho cùng
chỉ là không gian, chỉ có thể là Tồn Tại. Vũ Trụ Tồn Tại là vốn dĩ thế,
là tự nhiên như thế, không do lý trí nào. Vì Tồn Tại tự nhiên như thế nên không thể có Hư Vô.
Một minh chứng hùng hồn rằng, nếu Vũ Trụ là Hư Vô vốn dĩ thì làm sao có
chúng ta ở đây để bàn luận về nó?
Cũng chính vì Tồn Tại là tự
nhiên nên không gian là vô thủy vô chung, là không có cội nguồn, gốc
gác. Nhưng đã là Tồn Tại thì phải thể hiện. Một Tồn Tại, nếu không phân
biệt được với xung quanh, thì sao biết là nó Tồn Tại, sao gọi là Tồn
Tại? Bất cứ thứ gì, không thể hiện thì không Tồn Tại, không phân biệt
được với xung quanh thì không thể gọi là Tồn Tại được. Nói cách khác,
thể hiện là điều kiện tiên quyết của Tồn Tại! Phân biệt được là đặc
trưng cơ bản của Tồn Tại. Mà phân biệt là phải phân biệt đến tận cùng
giới hạn, đến tận "chân tơ kẽ tóc", không những phân biệt được với xung
quanh, mà còn với chính bản thân mình. Vì vậy, để tránh nguy cơ bị Hư Vô
đi, Tồn Tại phải thường xuyên chuyển hóa, biến đổi, tức là phải thường
biến.
Một Tồn Tại thường biến, hay một không gian thường biến là
không gian luôn chuyển hóa, chuyển hóa về trạng thái, chuyển hóa về qui
mô thể tích, chuyển hóa về hình dạng..., và chuyển hóa phải xảy ra ở
từng hạt KG. Chuyển hóa không gian còn được gọi bằng một tên quen dùng
từ xưa tới nay, đó là "vận động không gian". Có thể nói, vận động là bản
chất của không gian, biểu hiện ra bằng một khái niệm mà loài người đã
xây dựng được bằng cảm thức (cho đến nay vẫn còn hiểu mơ hồ!), đó là
thời gian. Không gian tồn tại là vốn dĩ thế nên vận động cũng là vốn dĩ
thế.
Vì thể tích không gian là vô cùng bao la, vô cùng vĩ đại, nhưng không
phải lả vô tận, mà được tập hợp bởi vô vàn hạt KG thường biến, thì có
thể xảy ra sự trùng lắp trong chuyển hóa, dẫn đến sự không phân biệt
được giữa hạt KG nào đó với các hạt KG xung quanh, có thể làm xuất hiện
Hư Vô, nên trong quá trình chuyển hóa, một số hạt KG lâm vào trạng thái
bị kích thích tột độ, tương tự như cộng hưởng và để tránh nguy cơ phát
nổ làm xuất hiện Hư Vô, ngay lập tức trạng thái kích thích tột độ bị
giải tỏa, lượng kích thích quá độ của chúng (mà sau này được gọi là
lượng năng lượng nhỏ nhất tuyệt đối của Vũ Trụ) chuyển từ hạt KG này
sang hạt KG khác, được thấy như lan truyền qua các hạt KG ra khắp Vũ Trụ
với vận tốc cực đại Vũ Trụ (C = 3 . 10^10 cm/s). Các hạt kích thích tột
độ mà cũng không phải hạt kích thích tột độ ấy được chia làm hai phần
có trạng thái kích thích trái chiều nhau, đến lượt chúng, sẽ kết hợp với
nhau từng đôi một, và tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng
trường hợp mà hoặc trao đổi kích thích cho nhau để cùng về trạng thái
trung hòa hoặc kết hợp với nhau tạo thành hạt vật chất cơ bản đầu tiên
(chính xác hơn: thành một thực thể vật chất mà tính hạt thể hiện rõ hơn
tính sóng). Từ hạt vật chất cơ bản đầu tiên đó mà đa dạng vật chất, các
hành tinh, ngôi sao, thiên hà...hình thành!
Như đã trình bày, vận
động của Tồn Tại là vốn dĩ, là tự nhiên. Nhưng nhìn ở góc độ khác, vận
động cũng phải có lý do và nguyên nhân. Lý do duy nhất của vận động rõ
ràng là để thể hiện sự Tồn Tại (hay tồn tại), duy trì trạng thái tồn tại
vốn dĩ, tránh Hư Vô (hay hư vô). Còn nguyên nhân, cũng duy nhất của vận
động, là nhờ tác động trong vận động thường biến (vốn dĩ) của các hạt
KG bao quanh (bốn hạt) và để tránh nguy cơ bị trùng lắp trạng thái, mà
hạt KG đang xét, rối loạn quá trình biến đổi hài hòa, bị kích thích lên
trạng thái tột độ, gây ra hiện tượng giống như lan tỏa bức xạ (lan
truyền năng lượng) trong không gian. Đây rất có thể được coi như là "cú
hích" đầu tiên của vận động không gian (các nhà khoa học xưa nay cho
rằng, phải có "cú hích" khởi đầu cho vận động Vũ Trụ) và đóng luôn vai
trò là "giọt", là lượng tử, đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối của năng lượng.
Theo
nhận thức khoa học hiện nay, năng lượng là một thứ gì đó tiềm ẩn lực và
có khả năng sinh công đối với vạn vật, là khả năng làm biến đổi trạng
thái của vạn vật. Suy rộng ra, năng lượng là thứ gì đó hàm chứa khả năng
chuyển hóa trạng thái, tạo ra đặc tính vận động của Tự Nhiên Tồn Tại.
Nói như thế có nghĩa, khi các hạt KG dù vốn dĩ thường biến để bảo toàn
Tồn Tại, phủ định Hư Vô, thì cũng coi như trong chúng có hàm chứa năng
lượng làm động lực thực hiện quá trình tự nhiên đó.
Nói một cách
đơn giản, Vũ Trụ là Tự Nhiên Tồn Tại. Tự Nhiên Tồn Tại là không gian, và
không gian chính là thể tích. Dù đến ngày nay chưa biết bản chất thể
tích là gì nhưng trong tầm quan sát của loài người thì thể tích có quảng
tính, tức là nếu xét theo không gian Ơclít, bất cứ khoảng không gjan
nào cũng có bề dọc, bề ngang và bề sâu. Muốn biết được qui mô hay thể
tích của một khoảng không gian thì phải biết được độ dài (hay khoảng
cách) của ba bề đó, tức là phải định lượng được ba bề đó. Rõ ràng, trong
chiều sâu nhận thức, chúng ta thấy, thể tích là một thứ gì đó rất cụ
thể, tương tự như không khí vậy. Muốn xác định thể tích không gian,
trước tiên, phải xác định được khoảng cách. Muốn xác định khoảng cách,
phải xác định được điểm.
"Điểm" là gì? Điểm (toán học) là khái
niệm cơ bản trong toán học, được thừa nhận như một khái niệm xuất phát,
do Ơclít qui ước để xây dựng môn hình học, được hình dung như là cái gì
đó rất nhỏ bé, không có kích thước hay kích thước bằng không. Trong toán
học hiện đại, điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu
tượng. Còn trong vật lý, khái niệm điểm được hiểu như một chất điểm. Chất điểm là khái niệm cơ bản trong vật lý, là viên gạch đầu tiên dùng
để xây dựng nên môn cơ học, đó là thực thể mà kích thước chiếm không
gian có thể bỏ qua. Toán học quan niệm về điểm như thế khác nào cho điểm
là một Hư Vô! Có lẽ vật lý học quan niệm đúng hơn, nhưng không phải có
kích thước "chiếm" không gian mà có kích thước không gian thực sự, tức
là có một thể tích, dù nhỏ tới mức nào.
Theo triết học duy tồn,
mọi thứ, kể cả Vũ Trụ, đều được xây dựng nên từ đơn vị, và điểm chính là
đơn vị tuyệt đối của không gian, có lượng thể tích nhỏ nhất tuyệt đối
của Vũ Trụ. Giả sử có thể tích một khoảng không gian là V và a là đơn vị
khoảng cách (tương đối) thì có thể viết V = h . a^3 , trong đó h là hệ
số. Khi a là đơn vị khoảng cách nhỏ nhất tuyệt đối a = 1 và h = 1. Do đó
thể tích đơn vị nhỏ nhất tuyệt đối là V = 1, và đó chính là hạt KG hay
còn gọi là "điểm không gian".
Thể tích không gian là sự hợp thành
của thể tích các điểm KG, nhưng không thể nói không gian được hình thành
từ chỗ không có gì mà sự tồn tại không gian là vốn dĩ thế,là tự nhiên
như thế, không có khởi đầu cũng không có tột cùng. Nếu thể tích của hạt
KG là V = h . a^3 và số lượng hạt KG của một khoảng không gian là S thì
thể tích của khoảng không gian ấy rõ ràng là W = S . h . a^3. Vì hạt KG
là thường biến nên nó phải biểu hiện thời gian Trong quá trình tìm hiểu
Vũ Trụ, con người đã khám phá ra đặc tính cơ bản của mọi thực thể vật
chất là có khối lượng và có một năng lượng toàn phần.
Theo quan
niệm của lý thuyết cơ học cổ điển do Niutơn xây dựng, thì khối lượng là
một đại lượng cơ bản nhằm chỉ "sức ỳ" hay còn gọi là "quán tính" trong
chuyển động của vạn vật. Trong lý thuyết tương đối rộng do Anhxtanh khởi
xướng và được hầu hết các nhà vật lý học thừa nhận, khối lượng còn được
hiểu là khả năng làm cong không-thời gian, tạo ra trường hấp dẫn của
vạn vật.
Vì phơi bày ra quá nhiều nghịch lý, phi lý không giải
quyết được nên chúng ta tin thuyết tương đối rộng chỉ là một giải pháp
toán học được lập nên nhằm giải thích một số hiện tượng bí ẩn của Vũ
Trụ, một ngộ nhận khoa học của Anhxtanh, do đó cũng không tin quan niệm
khối lượng là nguyên nhân gây ra trường hấp dẫn của vạn vật. Chúng ta
vẫn tin vào Niutơn. Có lẽ quan niệm về khối lượng của Niutơn nếu không
là chân lý thì cũng đã rất gần chân lý.
Một hạt KG bất động, nó có
lượng thể tích nhỏ nhất tuyệt đối của Vũ Trụ, và bằng V = k . a^3, với k
là hệ số, a là kích thước (đường kính?) của hạt KG. Khi vận động, một
phần lượng thể tích đó chuyển hóa thành lượng năng lượng nhỏ nhất Vũ
Trụ: V = (k . a^3)/2 => E = m . c^2 ,với m là khối lượng nhỏ
nhất tuyệt đối của Vũ Trụ, c là tốc độ chuyển hóa (cũng là tốc độ di
chuyển) cực đại tuyệt đối của Vũ Trụ. Hay E = h . v (với h là hằng số Planck, v là tần số chuyển hóa cực đại của hạt KG.
Quan niệm của triết học
duy tồn cũng cho rằng, khối lượng là số đo quán tính, là đặc trưng cho
khả năng bảo toàn trạng thái chuyển động đang có của vật chất. và hơn
thế nữa, có ý nghĩa có thể là quan trọng bậc nhất theo hình dung quá cỡ
hoang tưởng của chúng ta, khối lượng chính là đặc trưng cản trở sự
chuyển hóa không gian, không cho hạt KG hóa thành Hư Vô, mà từ trạng
thái cộng hưởng, kích thích tột độ, chỉ có thể hạ xuống thành hạt KG
thông thường bằng cách "truyền" lượng kích thích "dư thừa" như một bức
xạ điện từ ra không gian. Lượng kích thích ấy đúng bằng mc2 ,
với m là khối lượng hạt KG, c là vận tốc cực đại của Vũ Trụ. Và đó cũng
được coi là "giọt" năng lượng tuyệt đối nhỏ nhất, đóng vai trò là đơn
vị năng lượng của Vũ Trụ. Nó hàm chứa một xung lực là f . t = m . c ,
với t là đơn vị thời gian nhỏ nhất tuyệt đối của Vũ Trụ. Qua đây chúng
ta cũng cảm nhận được, vì sao vận tốc trong Vũ Trụ bị giới hạn và chỉ
đạt giá trị cực đại tuyệt đối bằng c.
Cần nhấn mạnh lại rằng, quá
trình chuyển hóa từ hạt không gian thông thường đến "hạt" bức xạ, "hạt"
cơ bản đầu tiên của vật chất, là vốn dĩ thế, tự nhiên như thế. Nhưng
chúng ta giải phẫu ra một cách siêu hình như thế nhằm "thấy rõ" ngọn
ngành mà thôi! Còn nếu vẫn chưa hiểu nữa thì hãy nghe câu nói của nhà vật
lý Phạm Việt Hưng: "Vật lý tuy không phải là một hệ logic
hình thức, nhưng ngôn ngữ diễn đạt nó là toán học và ngôn ngữ thông
thường. Cả hai thứ ngôn ngữ này đều bất toàn, vậy làm sao có thể có một
hệ thống vật lý tuyệt đối hoàn hảo để coi là cuối cùng?".
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét