TT & HĐ V - 50/g
(Tiếp theo)
Kitô
Giáo ra đời sau đạo Phật, vào thời đoạn Đế quốc La Mã còn thịnh trị,
tức là tầng lớp thống trị của nó còn đủ sức mạnh áp bức quần chúng cần
lao bị trị. Đạo này (trong quá trình tồn tại của nó, có lẽ tiếp thu
những quan niệm của đạo Phật, sau này bị lũng đoạn không ít bởi tầng lớp
thống trị để phục vụ cho việc cai trị, xóa nhòa tính đối kháng trong
mâu thuẫn quyền lợi giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị) giải
thích một cách mơ hồ và yếm thế nguyên nhân gây ra những khổ đau, đầy ải
bất hạnh trong xã hội và cách thức giải thoát chúng. Theo Wikipedia
thì:
"Đức Chúa Giê-su sáng lập Kitô giáo vào khoảng năm 26 ở Do Thái. Đức
Chúa Giê-su giáng sinh vào năm 1 Công Nguyên, tại làng Bethlehem xứ
Judea. Trú quán của Giê-su là làng Nazareth, xứ Galilee. Đức chúa Giê-su
khởi hành truyền bá Phúc Âm trong xứ Galilee lúc khoảng 30 tuổi.
Các tôn giáo trên thế giới đều dạy con người phải tự mình làm các
điều lành thánh thiện, tu tâm dưỡng tính để tự cứu mình hay để được
siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của đạo để được lên
thiên đàng. Cơ Đốc Giáo khẳng định là mọi người sinh ra đều mắc phải tội
tổ tông truyền(do phạm luật Chúa Cha đã truyền dạy " Các ngươi được
phép ăn tất cả trái cây trong vườn địa đàng, nhưng không được ăn cây ở
giữa khu vườn nếu ăn các ngươi sẽ phải chết ") do nghe lời con rắn xúi
dục, tham lam muốn bằng Thiên Chúa nên đã bị phạt làm người phải chịu
chết và sinh con đau đớn, nên Chúa Cha đã ban Con Một của mình là Đức
Chúa Giê-su xuống thế gian chịu chết trên thập giá để làm giá cứu chuộc.
Nếu ai muốn được cứu thì chỉ cần chấp nhận và tin tưởng vào sự ban cho
như không này như lời tiên tri I-sai-a: "Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến
suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến,
mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá" I-sai-a.
Cuộc đời của Chúa Giê-su được ghi lại trong bốn sách Phúc Âm Tin
Mừng theo thánh Mát-Thêu (Mathew), Maco, Lu-ca và Gio-an. Phúc Âm
Mát-Thêu cho biết gia phả của Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít
và sanh bởi Đức nữ đồng trinh Ma-ri-a. Hai điều này làm ứng nghiệm lời
tiên tri: "Có một chồi sẽ nứt từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra
trái" và "Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai và sanh một con trai"
(I-sai-a). Phúc Âm Ma-thi-ơ đã trưng dẫn tất cả 16 lần các lời tiên tri
nói về Đấng Mê-si ở Cựu Ước được ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su ở Tân
ước để thuyết phục người Do Thái chấp nhận Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si
của mình. Phúc Âm Mác bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con của Đức Chúa Trời
và là Đấng Cứu Thế của nhân loại. Phúc Âm Lu-ca bày tỏ Đức Chúa Giê-su
là Con của Đấng Rất Cao, Chúa Con sẽ ngồi trên ngôi Đa-vít trị vì đời
đời, nước Chúa vô cùng. Phúc Âm Giăng bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa
Trời Ngôi Hai trở thành nhục thể để đem sự cứu chuộc đến cho nhân loại.
Trong thời gian ba năm rao giảng tin mừng, Đức Chúa Giê-su làm
nhiều phép lạ như: hóa nước thành rượu, làm người chết sống lại, người
mù được sáng, người què được đi... hầu để chứng tỏ Giê-su là Đấng Mê-si
hay Đấng Christ, đã đến trong thế gian để làm ứng nghiệm các lời tiên
tri trong Cựu Ước. Ngoài các dấu kỳ phép lạ, Đức Chúa Giê-su công khai
xác nhận mình là Đấng Mê-si hay Đấng Christ, "Ta, người đang nói với
ngươi đây, chính là Đấng đó" (Giăng). Ngoài các dấu kỳ phép lạ đã làm,
Đức Chúa Giê-su còn giảng dạy là mỗi người phải hết lòng yêu mến Đức
Chúa Trời và thương kẻ lân cận như mình. Chúa Giê-su kêu gọi mọi người
phải thay đổi lòng mình, ăn năn và tin nhận Thiên Chúa để được cứu rỗi
và thừa hưởng nước Trời.
Sau 3 năm giảng dạy về nước Trời, dân Do Thái tin theo Dức chúa
Giê-su rất đông làm cho các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo coi chúa Giê-su là
một mối đe dọa cho Do Thái Giáo. Nên họ đã bắt chúa Giê-su đem đến
trường án vội vã kết tội chúa Giê-su đã phạm thượng, vì đã xưng mình là
Con của Đức Chúa Trời, rồi họ đóng đinh chúa Giê-su trên thập tự giá cho
đến chết.
Các sách Phúc Âm kể tiếp: Sau khi người ta đã đem chúa Giê-su chôn
trong mồ, đến ngày thứ ba, Đức Chúa Giê-su sống lại. Sau khi sống lại,
Chúa hiện ra với các môn đồ trong 40 ngày để ban Chúa Thánh Thần và sai
các ông đi rao giảng và làm chứng cho Ngài đến tận cùng Trái Đất. Sau
đó,chúa Giê-su thăng thiên trước sự chứng kiến của các môn đồ. Như sách
Công vụ các Sứ đồ 1:9-11 ghi: Sau khi nói chuyện với các môn đồ lần chót
xong, Đức Chúa Giê-su được cất lên trời. Các môn đồ ngó theo cho đến
khi có một đám mây đến tiếp Chúa khuất đi, không thấy nữa. Đoạn, có hai
thiên sứ mặc áo trắng hiện đến bảo các môn đồ rằng:chúa "Giê-su này đã
được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các
ngươi đã thấy Chúa lên trời vậy". Chúa Giê-su cùng các thánh đồ sẽ trở
lại thế gian này đánh bại Sa-tan để thành lập vương quốc của Chúa. Chúa
sẽ ngồi trên ngôi Đa-vít trị vì đời đời, nước Chúa vô cùng. Bấy giờ "họ
sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá
gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh.
Muông sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con; bò con, sư tử con với
bò nuôi mập cùng chung một chỗ, một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi. Bò
cái sẽ ăn với gấu; các con nhỏ chúng nó nằm chung, sư tử ăn cỏ khô như
bò. Trẻ con đương bú sẽ chơi kề rắn hổ mang, trẻ con thôi bú sẽ thò tay
vào hang rắn lục. Nó chẳng làm hại, chẳng giết ai" (I-sai).
Sau khi Chúa Giê-su thăng thiên độ 10 ngày, đến ngày lễ Ngũ Tuần,
các môn đồ của Chúa Cứu Thế đang nhóm lại để ăn lễ Ngũ Tuần theo truyền
thống của Do Thái Giáo thì "thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng
gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc
từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người. Hết thảy
đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh" (CV 2:2-4).
Sau khi nhận được Đức Thánh Linh, các môn đồ của Đức Chúa Giê-su
đi ra rao giảng cho mọi người biết Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế đã chết
trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại. Nếu ai bằng lòng tin nhận
Chúa Giê-su và sự chết của Chúa trên thập tự giá là để đền tội cho mình
thì người đó được cứu chuộc bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Như Sứ đồ
Phi-e-rơ xác định trước Toà Công Luận Do Thái rằng: "Chẳng có sự cứu rỗi
trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho
loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (CV 4:12). Sứ đồ Phao
lô vốn là một thành viên của môn phái Pha-ri-seu, từng hăng say bắt bớ
và sát hại người tin theo chúa Giê-su. Nhưng sau khi trở lại tin nhận
Chúa và trở thành một sứ đồ đầy lòng nhiệt huyết rao giảng Tin Mừng, ông
tuyên bố: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Mừng đâu, vì là quyền
phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin" (Rô 1:16).
Dù Cơ Đốc Giáo bị Do Thái Giáo bắt bớ từ năm 35 đến năm 44, và
sau đó bị các Hoàng Đế La Mã bách hại từ năm 64 đến năm 312, Cơ Đốc Giáo
vẫn bành trướng mạnh trong đế quốc La Mã. Vào thế kỷ II, Cơ Đốc Giáo đã
trở thành một tôn giáo có tổ chức hoàn bị với các giáo lý chính xác.
Đến thế kỷ IV, Cơ Đốc Giáo đã lan tràn đến Tây Ban Nha, Ba-Tư và miền
đông Ấn Độ.
Đến cuối thế kỷ IV, các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Đông nằm trong lãnh
thổ của Đông Đế quốc La Mã được chia ra làm bốn giáo khu. Bốn giáo khu
đó là Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ), An-ti-ốt (Syria), Giê-ru-sa-lem
(Do-Thái) và Alexandria (Ai Cập). Các giáo khu này trực thuộc Đông Giáo
hội, đặt dưới quyền quản trị của một Giáo Trưởng, tòa thánh ở
Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ. Các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Tây nằm trong lãnh
thổ của Tây Đế quốc La Mã trực thuộc Giáo Khu Rô-ma, cũng gọi là Tây
Giáo hội. Tây Giáo hội đặt dưới quyền quản trị của một Giám mục, tòa
thánh ở La Mã, Ý. Đông Giáo hội và Tây Giáo hội có nhiều bất đồng về
giáo lý và quyền hạn giữa chức Giám mục ở La Mã và Giáo trưởng ở
Constantinople. Sự việc này là mầm móng gây ra mối chia rẽ giữa hai giáo
hội từ thế kỷ V. Đến năm 1054, Tây Giáo hội và Đông Giáo hội chính thức
dứt phép thông công lẫn nhau, rồi xem nhau như thù nghịch từ dạo đó cho
đến nay.
Năm 1517, Tu sĩ Martin Luther phát khởi phong trào Cải Chánh Giáo
hội Công giáo Rôma. Martin Luther cho rằng: Sự cứu chuộc là nhờ ân điển
bởi đức tin vào sự ban cho của Đức Chúa Giê-su mà thôi, không phải nhờ
làm việc lành để được cứu. Điều Martin Luther tin tưởng trái với truyền
thống của Giáo hội Công giáo Rôma đã có hơn một ngàn năm trăm năm qua là
"sự cứu chuộc là nhờ ân điển bởi đức tin vào công lao của Đức Chúa
Giê-su cộng thêm việc làm phước đức của tín hữu". Vì giáo lý cứu rỗi
khác biệt với Giáo hội Công giáo Rôma, nên Martin Luther và nhóm người
theo phái Cải Chánh của Martin Luther tách rời khỏi Giáo hội Công giáo
Rôma để thành lập Giáo hội Tin Lành Lutheran. Cũng trong thế kỷ 16 này
và các thế kỷ kế tiếp, một số Giáo hội Cải Chánh khác được thành lập
như: Reformed and Presbyterian, Anglican Communion, Báp-tít, Anh Em
(Quakers), Congregationalists, Giám Lý, Ngũ Tuần, Disciple of Christ,
Unitarians, Universalists, Evangelicals, Fundamentalists...
Đến năm 1962, Công đồng Vatican II của Giáo hội Công giáo Rôma
không còn coi Tin Lành Cải Chánh là "Thệ Phản" hay "Đạo Lạc", nhưng coi
là "Anh Em Tách Rời".
Tạp chí Life, xuất bản tháng 12 năm 1999 cho biết: Dầu phải trải
qua các cuộc bắt bớ của Do Thái Giáo và các cơn bách hại của các Hoàng
Đế La Mã, Cơ Đốc Giáo đã trở thành một tôn giáo lớn nhất thế giới, có số
tín hữu vào khoảng trên hai tỷ người, với khoảng 2.000 hệ phái".
Cũng theo Wikipedia:
"Thiên
đàng hay Thiên đường (chữ Hán 天堂; thiên: trời, tầng trời, cõi trời;
đường hay đàng: cái nhà, cõi) là khái niệm về đời sau được tìm thấy
trong nhiều tôn giáo và các tác phẩm triết học.
Những người tin vào thiên đàng cho rằng thiên đàng (hoặc Hoả ngục)
là chỗ ở trong đời sau của nhiều người hoặc toàn thể nhân loại. Trong
một số trường hợp, có những người, theo truyền thuyết hoặc theo lời
chứng, có những trải nghiệm cá nhân giúp hiểu biết về Thiên đàng. Họ tin
rằng những trải nghiệm họ có được là để thuật lại cho người khác biết
về sự sống, Thiên đàng và Thiên Chúa.
(...). Thiên đàng thường được hiểu là nơi chốn của phước hạnh, đôi khi được hiểu là chỗ ở phước hạnh vĩnh cửu.
Trong
phần lớn các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, thiên đàng là sự
trở lại tình trạng trước khi sa ngã của loài người, sự tái lập Vườn
Eden, ở đó con người được tái hợp với Thiên Chúa trong tình trạng toàn
hảo và tự nhiên của sự sống đời đời. Tín hữu Cơ Đốc tin rằng sự tái hợp
này giữa con người và Thiên Chúa được hoàn tất qua sự hi sinh của Chúa
Giê-su Cơ Đốc khi ngài chết trên thập tự giá vì tội lỗi của loài người.
Quan niệm phổ biến của hầu hết các tôn giáo là khi vừa lìa đời,
con người sẽ bước ngay vào thiên đàng. Tuy nhiên, không phải tất cả tín
hữu Cơ Đốc chia sẻ niềm tin này. Nhiều người trong cộng đồng Cơ Đốc giáo
tin rằng trước khi vào thiên đàng cần phải chờ đợi "cho đến khi thế gian này qua đi".
Trong thần học Cơ Đốc,
có hai khái niệm hỗ tương về thiên đàng thường được gọi là "sự sống lại
của thân xác" và "sự bất diệt của linh hồn". Trong khái niệm đầu, linh
hồn sẽ không lên thiên đàng cho đến khi có sự phán xét sau cùng là lúc
thân xác được hồi sinh và mọi người chịu xét xử. Trong khái niệm sau, linh hồn
lên thẳng thiên đàng sau khi chết. Cả hai khái niệm này được kết hợp
trong học thuyết hai lần phán xét, theo đó linh hồn chịu phán xét lần
đầu sau khi chết để vào ở một nơi phước hạnh tạm thời (paradise) trong khi chờ đợi sự phán xét lần thứ hai trong ngày tận thế.
(...).
Thuyết Phổ độ nói rằng, chúng ta đều biết là trên chín tầng mây có
thiên đàng còn dưới lòng đất chẳng có gì cả vì lòng đất không có không
khí, tối như mực, nhiệt độ lại quá cao không gì có thể ở được. Những
người sinh thời sống tốt khi chết đi sẽ lên thiên đàng, thành hồn ma tốt
còn những người sinh thời sống không tốt khi chết đi vẫn lên thiên
đàng, thành hồn ma xấu.
Những người không tôn giáo có vẻ đều tin vào thuyết này và họ tin
rằng, họ đang cần có phước hạnh vĩnh cửu. Theo niềm tin của họ, hỏa
ngục (tức địa ngục) cùng ma quỷ chỉ là mê tín, vì dưới lòng đất chẳng có
gì và nhiệt độ quá cao.
(...)
Theo dòng lịch sử, một trong
những nguyên nhân chia cắt Cơ Đốc giáo là
các quan điểm dị biệt về điều kiện được vào thiên đàng. Từ thế kỷ 16 đã
hiện hữu ba quan điểm của ba trào lưu Cơ Đốc chính yếu: Công giáo Rôma,
Chính Thống giáo và Kháng Cách.
(...)
Giáo huấn Công giáo về thiên đàng được trình bày trong Giáo lý của Giáo hội Công giáo: "Những
ai chết trong ân điển và tình bằng hữu của Thiên Chúa được thanh tẩy
hoàn toàn và sống đời đời... Sự sống trọn vẹn này với Thiên Chúa... được
gọi là thiên đàng. Đó là mục tiêu tối hậu và là sự ứng nghiệm đầy trọn
những khao khát sâu xa nhất của con người, đó là tình trạng phước hạnh
tuyệt đối và vĩnh hằng."
Sau khi chết, mỗi linh hồn phải đối diện với "sự phán xét đặc biệt" để hoặc sẽ vào thiên đàng sau khi ở Luyện ngục (Purgatory),
hoặc vào thẳng thiên đàng, hoặc vào Hỏa ngục. Ý niệm này khác với quan
điểm "sự phán xét chung" hoặc "sự phán xét sau cùng" khi Chúa Cơ Đốc trở
lại để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
(...)
Thiên đàng là nơi chốn dành cho những ai đã được thanh tẩy, người chết trong tội lỗi không được phép vào. "Những
ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy
hoàn toàn sẽ sống đời đời với Chúa Kitô. Họ đời đời giống Thiên Chúa,
vì họ "nhìn thấy Ngài" mặt đối mặt." (Giáo lý Giáo hội Công giáo 1023) "Những
ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy
không trọn vẹn, dù không được chắc chắn sự cứu rỗi đời đời, phải trải
qua sự thanh tẩy sau khi chết, cũng sẽ đạt được sự thánh khiết cần thiết
để bước vào sự vui thoả của Thiên Chúa." (Giáo lý Giáo hội Công giáo 1054).
Nếu một người chịu rửa tội đúng cách, khi chết người ấy sẽ lên
thiên đàng (theo đức tin Công giáo Rôma, thánh lễ rửa tội (báp têm)
xoá sự trừng phạt hiện thời hay vĩnh cửu của mọi tội). Nếu một người
không bao giờ phạm trọng tội, trong khi đã được xoá các khinh tội trước
khi chết, người ấy sẽ vào thiên đàng.
Song, đa phần sẽ vào thiên đàng sau khi qua Luyện ngục (hoặc "nơi
thanh tẩy"). Trong Luyện ngục, linh hồn phải chịu trừng phạt vì những
tội đã phạm khi còn sống, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Nếu một
người dự thánh lễ, xưng tội đúng cách, cũng như đã được đại xá (plenary indulgence),
sau khi chết sẽ vào thiên đàng. Có nhiều cách để được đại xá, chiếu
theo các thánh chỉ của Giáo hoàng. Để được đại xá, cần phải dự thánh lễ
xưng tội đúng cách, ăn năn, dự Bí tích Thánh thể đúng cách, đọc một số
lần các kinh như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh
và làm số công đức. Hơn nữa, người ấy cần phải giữ mình khỏi mọi tội,
trọng tội cũng như khinh tội, trong khi thực thi những điều này...".
Phải
cho rằng sự ra đời của hai tôn giáo ấy là kết quả nỗi bức xúc tích tụ
trong thời gian dài của tầng lớp bình dân cần lao trong quá trình đấu
tranh đòi quyền lợi với tầng lớp thống trị trong xã hội. Vì xảy ra trong
một thời đoạn mà bạo lực được khẳng định, sự áp bức bất công của tầng
lớp thống trị đối với tầng lớp cần lao bị trị tồn tại như một lẽ đương
nhiên, thêm nữa là có ưu thế hầu như áp đảo trước sự phản kháng liên tục
của tầng lớp bị trị, và nhất là về sau còn bị sự phủ dụ của tầng lớp
thống trị lũng đoạn, nên những luận giải của hai "đạo" đó về mọi gian
nan, khổ ải, đói nghèo... xảy ra trên thế gian của quần chúng bình dân
đều mê tín, mù quáng, đều hầu như có nguyên nhân "tự mình", và như thế,
đều sai lầm. Từ sai lầm đó mà dẫn đến việc đề ra những tiêu chí hành
động "diệt khổ" đầy yếm thế, cải lương và cũng sai lầm nốt.
Hãy đọc bài "Nguồn Gốc của Khổ và sự Diệt Khổ" ( Tương Ưng BK IV, phần số XI: Bhagandha-Hatthaha, tr 512-517 ) đăng trên mạng:
" Một thời Thế Tôn đang trú tại một thị trấn tên là Uruvelakappa của người dân Mallas. Lúc đó viên trưởng thôn là Bhadraka đến tiếp kiến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và thưa rằng:
-Bạch Thế Tôn, thật lành thay nếu Thế Tôn giảng cho con nghe về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ .
- Này trưởng thôn, nếu ta giảng cho ông về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ dựa vào sự kiện trong quá khứ, nói rằng: ‘trong quá khứ nó như vậy ’, có thể ông sẽ khởi lên hoang mang và nghi ngờ. Và nếu ta giảng cho ông về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ dựa vào sự kiện trong tương lai, nói rằng, ‘trong tương lai nó sẽ như vậy’, có thể ông sẽ khởi lên hoang mang và nghi ngờ. Này trưởng thôn, thay vào đó, khi ta đang ngồi đây, và ông đang ngồi ở đó, ta sẽ giảng cho ông nghe về nguồn gốc của khổ và con đường diệt khổ. Hãy lắng nghe và chú tâm thật kỹ, ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn,” Bhadraka đáp lại.
Thế Tôn nói như sau :
- Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào? Nếu có người nào ở tại Uruvelakappa này bị hành hình, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng, hay tuyệt vọng không ?
- Thưa có những người như thế, bạch Thế Tôn
- Nhưng có người nào trong cùng hoàn cảnh như vậy mà ông không khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng, hay tuyệt vọng không ?
- Thưa có những người như thế, bạch Thế Tôn
- Này trưởng thôn, tại sao đối với một số người ở tại Uruvelakappa ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng khi họ bị hành hình, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, trong lúc đối với một số người khác ông lại không khởi tâm như thế ?
- Bạch Thế Tôn, đối với những người ở Uruvelakappa mà con có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng khi họ bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, đó là những người con có lòng ái dục đối với họ. Nhưng đối với những người ở Uruvelakappa mà con không khởi lên những cảm xúc ấy, đó là những người con không có lòng ái dục đối với họ.
– Này trưởng thôn, bằng nguyên tắc này đã được trông thấy, hiểu biết, đo lường và thấu đạt, hãy áp dụng phương pháp này đối với quá khứ và tương lai, như sau : “Bất cứ khổ đau nào đã khởi lên trong quá khứ, tất cả những gì đã sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn; vì ái dục là gốc rễ của khổ đau. Bất cứ khổ đau nào sinh khởi trong tương lai, tất cả những gì sẽ sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn; vì ái dục là gốc rễ của khổ đau ”.
- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật tuyệt vời thay, bạch Thế Tôn ! Thật khéo nói thay lời dạy này của Thế Tôn: ‘Bất cứ khổ đau nào đã khởi lên trong quá khứ, tất cả những gì đã sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau’. Bạch Thế Tôn,
con có người con trai tên là Ciravāsi sống ớ căn nhà ngoài xa. Con
thường dậy sớm và gởi một người đi đến đó, nói với anh ta,’Anh hãy đi
đến đó và thăm hỏi xem nó như thế nào.’ Bạch Thế Tôn, cho đến khi anh ấy trở về, con cảm thấy lo âu bồn chồn, nghĩ rằng, ‘Hy vọng cậu bé không bị ốm đau gì !’
- Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Nếu Ciravāsi bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng không ?
- Bạch Thế Tôn, nếu Ciravāsi bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, thậm chí đời con sẽ trở thành vô nghĩa, làm sao con không khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng ?
- Này trưởng thôn, cũng vậy bằng phương cách này, có thể hiểu như sau: ‘Bất cứ khổ đau nào khởi lên, tất cả những gì sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau .’
- Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Trước đây khi ông chưa trông thấy hay nghe nói về vợ ông, ông có khởi sinh lòng ham muốn, luyến ái đối với bà ấy không ?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Này trưởng thôn, vậy thì có phải chỉ sau khi ông trông thấy hay nghe nói về vợ ông, ông mới khởi sinh lòng ham muốn, luyến ái đối với bà ấy?
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Nếu vợ ông bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng không ?
- Bạch Thế Tôn, nếu vợ con bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, thậm chí đời con sẽ trở hành vô nghĩa, làm sao con không khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng ?
- Này trưởng thôn, cũng vậy bằng phương cách này, có thể hiểu như sau: ‘ Bất cứ khổ đau nào khởi lên, tất cả những gì sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau' ."
Nhưng
đạo Phật vẫn chưa giải thích được đến tận cùng: nguồn gốc của duyên
khởi, của ái dục. Thử hỏi, nếu những thứ đó không hiện diện, thì con
người có còn hiện diện nữa hay không? Đạo Ki - Tô ra đời cũng với những
giáo lý giải thích nguyên nhân nỗi khổ đau và cách thức tiêu trừ khổ đau
cho quần chúng cần lao theo xu hướng tương tự như Đạo Phật, tức là cũng
đầy tín ngưỡng mê lầm, mù quáng, yếm thế và cải lương. Tuy nhiên, với
quan niệm đầy bi quan, bất lực, bế tắc bị hạn chế bởi nhận thức thế giới
của thời đại bấy giờ về một xã hội mà quần chúng cần lao được sống một
cuộc sống tươi vui, hạnh phúc hơn, hai thứ tôn giáo ấy cũng vẽ nên được
hai bức tranh tuyệt đẹp, đẹp đến không thể mô tả cụ thể được là Niết Bàn
và Thiên Đàng, về cuộc sống con người khi đã "gột rửa" hết mọi tội lỗi
gọi là Niết Bàn và Thiên Đàng. Thực ra đó là hai ảo tưởng hình thái xã
hội được cho là tuyệt đối tốt đẹp, có tính thần thánh mà hai tôn giáo đã
hình dung ra được để phủ dụ quần chúng cần lao. Dù bị cho là yếm thế,
mù quáng, cải lương nhưng những giáo điều của hai tôn giáo ấy về khổ và
diệt khổ cũng có những nét hợp lý, nhất là nét hiền dịu, giàu lòng nhân
ái và hai hình dung về hình thái xã hội dẹp đẽ lý tưởng đã phủ dụ được
tầng lớp cần lao tin theo, đã phù hợp với nguyện vọng ngàn đời về cuộc
sống con người. Điều vừa nói phải chăng là lời giải thích cho sự tồn tại
hàng ngàn năm nay của đạo Phật và đạo Ki - Tô.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
|
Nhận xét
Đăng nhận xét