TT & HĐ V - 50/d
Giải Mã Bí Ẩn Vũ Trụ #2: Điểm Kì Dị "Cởi Truồng"??? VTPLK#5
PHẦN V: THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính
qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã
đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra
những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
CHƯƠNG IX (XXXXX): CÁCH NHÌN MỚI VỀ BỨC TRANH
"Tư tưởng luôn luôn là sự khái quát, và sự khái quát là một thuộc tính của tư duy. Khái quát nghĩa là tư duy."
"Cái gì có lý là sự thật, và cái gì là sự thật sẽ có lý."
"Lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học."
"Không
phải tính tò mò, không phải sự kiêu căng, không phải việc cân nhắc lợi
ích, không phải trách nhiệm hay vì làm theo lương tâm mà chính là cơn
khát không chịu chấp nhận thỏa hiệp, đầy khốn khổ và không thể dập tắt,
dẫn chúng ta đến sự thật."
"Sự thật trong triết học có nghĩa là khái niệm và hiện thực bên ngoài phù hợp với nhau."
Hegel
"Nếu
những người đi trước thiếu tinh thần mạo hiểm, ngày nay sẽ không có đèn
điện, ra đa, máy bay, vệ tinh nhân tạo, cũng không có chất penicillin
và xe hơi."
F. Kedwell (Mỹ)
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Da Vinci (Ý)
"Người
nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà
những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người
thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy"
Norwood Russell Hanson
"Triết
học là lời phủ dụ của con người về tự nhiên, là ngọn đèn tỏa ánh sáng
gợi mở cho nhận thức tiến lên mỗi khi khoa học mù lòa và khoa học là sự
cố gắng phá tan màn đêm bế tắc đó bằng ngọn đèn triết học, nhờ thi ca
toán học."
NTT
"Không
thể hình dung nổi con người ngày nay lại sống thiếu toán học Không có
toán học, con người trở thành mù tịt. Nhưng có toán học, thì tư duy trừu
tượng bị lũng đoạn thái quá bởi tính trừu tượng chủ quan vô độ của con
người làm cho nhận thức khoa học về Vũ Trụ trở nên ảo tưởng, xa rời thực
tại và chân lý"
Thầy Cãi
"Loài người có thể hiểu được sự thực của Vũ Trụ như nó vốn dĩ, trước khi họ bị diệt vong!?"
NTT
***
Triết học duy vật biện chứng, nếu thay khái niệm "vật chất" bằng khái
niệm "tồn tại", đã ở rất gần chân lý về quan niệm thế giới. Hay có thể
nói, triết học duy tồn là bước phát triển vừa có tính kế thừa vừa có
tính cách mạng của triết học duy vật biện chứng.
Trong "giáo trình triết học Mác - Lênin (tên gọi khác của triết học duy vật biện chứng)" (NXB chính trị quốc gia, năm 2004) viết:
"Đương nhiên, quan niệm về sự thống nhất của thế giới lấy việc thừa nhận sự tồn tại của nó làm tiền đề. Không thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì không thể nói tới việc nhận thức thế giới.
(...) Như vậy, khái niệm tồn tại chỉ là tiền đề xuất phát của nhận thức triết học. Song vấn đề mà nhận thức triết học phải đi tới chính là quan niệm về sự tồn tại của thế giới.
Nói chung, chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất.
(...)
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại của thế giới tự nhiên là tiền đề cho sự thống nhất của nó; song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Ph. Ăngghen viết: "Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã". Sự khác nhau căn bản giưa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm không phải ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới mà ở chỗ chủ nghĩa duy vật cho rằng cơ sở của sự thống nhất thế giới là ở tính vật chất của nó....".
Về vấn đề thế giới này tồn tại hay không tồn tại, trước đây, nhà triết học Hy Lạp cổ đại tên là Pacmênit qua tác phẩm "Bàn về tự nhiên" và triết học trường phái Jaina ở Ấn Độ cổ đại đã từng đề cập đến. Triết học duy vật cũng thừa nhận thế giới này là tồn tại, nhưng vẫn chưa làm thấu tỏ được khái niệm tồn tại, vẫn sai lầm cho rằng bản chất của tồn tại là vật chất, chưa nhận thức được tồn tại và Tồn Tại. Chính vì vậy mà khi bàn về không gian và thời gian đã tỏ ra lúng túng, không dứt khoát được chúng là vật chất hay không phải vật chất.
Vào cuối thế kỷ XVII, khi đề xướng thuyết cơ học, Niutơn đã sai lầm khi cho rằng không gian và thời gian là những thực thể đặc biệt, không gắn bó gì với nhau và tồn tại độc lập bên cạnh vật chất cũng tương tự như các vật tồn tại độc lập bên cạnh nhau vậy. Đến lượt triết học duy vật biện chứng cũng quan niệm sai lầm nốt. Trong sách đã dẫn ở trên có viết: "Trên cơ sở các thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng không gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất. không gian và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất".
Ngày nay vật lý học không những vẫn chưa quan niệm được chính xác, mà còn quan niệm chìm sâu hơn trong lầm lạc về không gian và thời gian. Không gian và thời gian không thể hòa lẫn vào nhau thành một thứ hổ lốn co theo vận tốc và cong theo khối lượng được.
Nếu nhìn theo quan niệm của triết học duy tồn thì thật là đơn giản và sáng tỏ: không gian và thời gian là sự thể hiện của Tồn Tại và Vận Động, không co theo vận tốc cũng như cong theo khối lượng. Đúng thật là chúng gắn kết chặt chẽ với nhau, nhưng chỉ như hình với bóng dưới ánh mặt trời, không thể hòa lẫn vào nhau và cũng không thể vận động như vật chất.
Khi cho rằng bản chất của tồn tại là vật chất và thế giới này không có gì ngoài vật chất thì triết học duy vật biện chứng đã không bao hàm hết "cái có" của thế giới này. Tiếng chó sủa dù có nguyên nhân từ vật chất nhưng bản thân nó, một cách độc lập, phải là cái có, một tồn tại rõ ràng là phi vật chất. Cái có đó có vận động không? vận động là gì? Tại sao lại có vận động? Đây là những câu hỏi có tính "sống còn" đối với mọi trường phái triết học. Theo chúng ta biết, chưa có trường phái triết học nào, duy vật cũng như duy tâm, kể cả triết học duy vật biện chứng dù đã trả lời tương đối rốt ráo, nhưng vẫn chưa trả lời được rõ ràng và dứt khoát những câu hỏi đó.
Giáo trình đã nêu ở trên có viết: "Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi nói chung. Ph. Ăngghen viết: "Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất (...), bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong Vũ Trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến tư duy".
Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất", "là phương thức tồn tại của vật chất". Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động (...). Không thể có vật chất không có vận động và ngược lại không thể có sự vận động nào lại không phải là vận động của vật chất, không thuộc về vật chất. (...)
Với tính cách "là thuộc tính cố hữu của vật chất" theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất. (...). Những người theo quan điểm duy tâm hoặc siêu hình không đi tìm nguồn gốc của vận động ở bên trong bản thân sự vật, mà đi tìm nguồn gốc bên ngoài sự vật...".
Dù rằng triết học duy vật biện chứng quan niệm như trên về vận động đã rất gần với sự thật nhưng vẫn chưa là sự thật. Vì chưa nhận thức được Tồn Tại (tồn tại tuyệt đối) và chưa đưa ra được khái niệm đích đáng về Hư Vô (hư vô tuyệt đối) nên chưa thấy được vận động không phải chỉ là thuộc tính cố hữu của vật chất mà bao quát hơn, là thuộc tính cố hữu của Tồn Tại. Mặt khác, triết học duy vật biện chứng cũng không chính xác khi quan niệm rằng vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Vì triết học duy vật biên chứng cũng cho rằng bản chất của tồn tại là vật chất nên có thể hiểu câu trên là "vận động là phương thức tồn tại của...tồn tại" và đâm ra buồn cười. Hơn nữa, vận động, hay nói đúng hơn là chuyển hóa, luôn luôn biến đổi, nghĩa là tồn tại luôn luôn biến đổi, thế thì làm sao vận động lại là phương thức tồn tại được? Theo triết học duy tồn, chỉ có thể nói thế này: vận động là phương thức thể hiện Tồn Tại, đồng thời là phương thức chuyển hóa của tồn tại. Và đây cũng là quan niệm của triết học duy tồn mà các trường phái triết học khác chưa quan niệm được: dù là vốn dĩ thế, tự nhiên thế thì cũng có thể mường tượng, nguyên nhân của việc nảy sinh ra vận động chính là để bảo toàn Tồn Tại, không cho xuất hiện Hư Vô. Chính vì vậy, có thể nói ví von, vận động là "lẽ sống còn" của Tồn Tại nói chung và của vật chất nói riêng. Không có vận động thì không có Tồn Tại. Mà không có Tồn Tại thì làm sao có vật chất và thế giới này được? Không có thế giới này, nói bắt chước giọng Ăngghen, chỉ có Hư Vô là một suy nghĩ mê sảng thực sự!
Nói cách khác, Tồn Tại là chuyển hóa. Chuyển hóa để xác định sự Tồn Tại vốn dĩ. Do Tồn Tại hữu hạn và trạng thái chuyển hóa cũng hữu hạn, để tránh trùng lắp dẫn tới Hư Vô, một phần Tồn Tại đã chuyển hóa theo hướng làm hình thành nên vật chất. Nếu chuyển hóa Tồn Tại có nguyên nhân tự thân (nguyên nhân bên trong) thì vận động vật chất có nguyên nhân từ bên ngoài (không có vận động tự thân, trừ hạt KG). Nếu chuyển hóa Tồn Tại nhằm duy trì Tồn Tại thì vận động vật chất nhằm thay đổi, biến hóa vật chất (dĩ nhiên để Tồn Tại được duy trì). Vì mang bản chất của Tồn Tại nên trong quá trình vận động hình thành vật chất, tồn tại cũng có tính tự duy trì trạng thái tồn tại (tồn tại tương đối) đang có của mình. Tình hình đó làm nảy sinh ra sự cản trở vận động (xét cho tận cùng thì vận động là chuyển động đơn thuần cơ học), tức khối lượng, và khả năng làm biến đổi trạng thái tồn tại, tức năng lượng, của vật chất.
Suy ra từ những lập luận ở trên và đúc kết lại, chúng ta rút ra dược một nguyên lý vô cùng quan trọng, có lẽ là quan trọng bậc nhất của nhận thức tự nhiên. Chúng ta gọi đó là NGUYÊN LÝ TỰ NHIÊN. NGUYÊN LÝ TỰ NHIÊN phát biểu rằng Tồn Tại chuyển hóa không ngừng, chuyển hóa là để xác thực Tồn Tại, bảo toàn Tồn Tại. Nếu quan sát ở góc độ tồn tại thôi thì, vật chất luôn gìn giữ, luôn "muốn" bảo toàn tồn tại cũ, có sẵn (quán tính), dẫn đến nguy cơ xuất hiện Hư Vô, do đó vật chất phải vận động. Vận động vật chất là luôn làm tồn tại đổi mới, qua đó mà bảo toàn Tồn Tại. Đây là nguyên lý bao trùm thế giới, là nguyên lý số một của vận động. Tồn Tại, mọi cái có, mọi tồn tại trên thế giới này khi vận động đều nhất nhất phải tuân theo nguyên lý tự nhiên. Vì vậy mà nguyên lý này cũng là nguyên lý cội nguồn, gốc rễ của mọi nguyên lý, qui luật, định luật. Việc tuân thủ tuyệt đối nguyên lý này của vạn vật - hiện tượng là nguyên nhân sâu xa nhất của sự thống nhất thế giới.
Có bốn hệ quả được rút ra từ nguyên lý tự nhiên và hợp với nguyên lý tự nhiên tạo thành hệ thống năm nguyên lý tiền đề cơ bản cho vận động hay chuyển hóa Vũ Trụ. Chúng ta liệt kê:
1/ Nguyên lý bảo toàn Tồn Tại, bảo toàn vật chất: Tồn tại thường biến theo chu kỳ nhưng vĩnh cửu. Vật chất do không gian chuyển hóa thành và chuyển hóa về lại với không gian. Hai chuyển hóa ngược nhau ấy giống nhau về mọi phương diện, chỉ ngược nhau về chiều nên lượng vật chất hiện hữu luôn không đổi.
2/ Nguyên lý tương tác (nguyên lý tác động tương hỗ): vận động là một quá trình thuận nghịch hoàn chỉnh, trong đó tổng của mọi tác động và phản tác động luôn luôn bằng không
3/ Nguyên lý nhân - quả: Mọi quá trình chuyển hóa trong Vũ Trụ đều phải có nguyên nhân từ bên ngoài, do các tồn tại khác tạo ra. Chỉ riêng hạt KG là có nguyên nhân từ bên trong, tức từ chính nó, hay nói cách khác, chỉ riêng giao động của hạt KG là vận động tự thân.
4/ Nguyên lý cân bằng động: vận động Tồn Tại luôn trong trạng thái cân bằng động. Vũ Trụ là một hệ cân bằng động tuyệt đối và vĩ đại.
Chúng ta không đồng thuận với quan niệm của triết học duy vật biện chứng cho rằng mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Trong "Giáo trình triết học Mác - Lênin" (sách đã dẫn) có viết:
"Tất cả các sự vật - hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau (...).
(...).
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính qui định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy.(...)
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. (...).
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự "đồng nhất" của các mặt đó. Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(...).
(...). Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập qui định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển."
Trên cơ sở lý luận đó về sự vận động và những hiện tượng thường thấy (nhưng bị hiểu sai lạc) trong hiện thực khách quan, triết học duy vật biện chứng cũng nêu ra ba qui luật cơ bản của tự nhiên (mà chúng ta đã phản biện bác bỏ trong các chương trước của TT & HĐ).
Khi chúng ta nói Tồn Tại là cân bằng động tuyệt đối, thì điều đó có nghĩa mọi vận động của vạn vật cũng xảy ra trong thế cân bằng động. Một vật chuyển động đều có nghĩa là nó đi theo xu hướng động lực làm nó chuyển động và đã cân bằng với lực quán tính của nó. Lúc đầu nó vẫn giữ thế đứng yên, lập cân bằng động giữa nó với ngoại lực. Với ngoại lực lớn hơn lực quán tính, thế cân bằng động cũ bị phá vỡ. Vật phải chuyển động theo xu thế của ngoại lực mới để lập tức hình thành nên một trạng thái cân bằng động mới. Ở hiện tượng này có phải nguyên nhân của sự vận động (chuyển động) là do giải quyết mâu thuẫn nội tại và vật chuyển sang di dời vị trí là nó đã phát triển? Cái luận điểm cho rằng, mâu thuẫn là nguyên nhân của vận động và phát triển xem ra không thuyết phục. Thế giới là thường xuyên biến đổi và Vũ Trụ là đầy đủ, tình hình đó dẫn đến sự đa dạng, đa cấu trúc, đa kiểu vận động của vật chất dẫn đến có thể phân chia thành các lực lượng đối lập, có tính mâu thuẫn không những trong nội tại và cả "ngoại tại" vật chất. Mặt khác, không thể nói đến sự phát triển nếu chưa có qui ước. Đối với vật chất, không có vận động tự thân. Quá trình sét rỉ của một thanh sắt, một cách tuyệt đối, không thể là kết quả của giải quyết mâu thuẫn nội tại và càng không phải là một sự phát triển nếu chưa qui ước.
***
Triết học duy tồn cũng chia triết học của mình ra hai phần cơ bản là triết học tự nhiên và triết học xã hội. Trên đây chúng ta đã trình bày những nhận thức cơ bản nhất, cốt lõi nhất của nhận thức về tự nhiên thuộc triết học duy tồn. Sau đây chúng ta tiếp tục trình bày những nhận thức cơ bản và cốt lõi về sự hình thành và vận động xã hội của triết học ấy.
Sự sống là một dạng tồn tại của thế giới tự nhiên. Thế giới sinh vật là một dạng đặc thù của thế giới vật chất. Ở một điều kiện phù hợp chín muồi nào đó trong quá trình duy trì trạng thái tồn tại đã có, sự sống được nảy sinh. Tính đặc thù cơ bản của sự sống dùng để phân biệt với vật chất nói chung là sự tự giác trong quá trình chống lại sự biến đổi có thể gây hại đến cơ thể sinh vật của tác động ngoại cảnh (môi trường), nhằm duy trì trạng thái tồn tại đang có. Tính tự giác đó còn được gọi dưới những cái tên như "kiếm sống", "mưu sinh",..., và một cái tên bao quát nhất: "cố gắng sống còn".
Có thể cho rằng tiền sự sống là các chất hữu cơ và dạng sống đầu tiên trên Trái Đất là các thực thể đơn bào. Đơn bào đã có tính tự giác, mưu sinh bằng cách tiếp thu các chất hữu cơ phù hợp có sẵn trong đại dương (gọi là chất dinh dưỡng). Nhờ có tính tự giác, không những khả năng "cố gắng sống còn" được tăng cường, mà còn hun đúc được một khả năng đặc biệt khác về duy trì sự sống, duy trì giống loài, đó là sự sinh đẻ. Cũng nhờ có tính tự giác mà sự mưu sinh, cố gắng sống còn, từ những hình thức kiếm ăn thụ động tiến dần đến những hình thức kiếm ăn chủ động.
Một trong những thể hiện rõ ràng nhất của tính tự giác trong thế giới sinh vật là đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi.
Môi trường sồng trên Trái Đất là hữu hạn trong khi sự sinh trưởng của thế giới sinh vật có khuynh hướng vô hạn độ. Tình hình đó, đồng thuận với các thảm họa thiên nhiên (tác dụng phụ), không những đã khống chế khả năng phát triển về số lượng các cá thể giống loài sinh vật, mà còn gây ra cuộc cạnh tranh khốc liệt để cố gắng sống còn giữa các cá thể và các giống loài sinh vật.
Ngày nay, đã không ít nhà khoa học lên tiếng phản bác học thuyết tiến hóa của Darwin. Theo Wikipedia:
"Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Các quá trình tiến hóa làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như DNA và protein.
Sự sống trên Trái Đất khởi nguồn và sau đó tiến hóa từ một tổ tiên chung từ khoảng 3,8 tỷ năm trước. Sự tiến hóa thành loài mới và sự phân nhánh sự sống lặp lại có thể suy luận ra từ tập hợp những đặc tính sinh hóa và hình thái học chung, hay những chuỗi DNA chung. Những nét tương đồng này giống nhau hơn giữa những loài có tổ tiên chung gần gũi nhau hơn, và có thể dùng để tái dựng lịch sử tiến hóa từ những loài hiện tồn và những dấu vết hóa thạch. Hình ảnh về sự đa dạng sinh học trên hành tinh ngày nay hình thành từ cả sự hình thành loài và sự tuyệt chủng.
(...).
Nguồn gốc của đề xuất rằng một loại động vật có tổ tiên từ một loại động vật khác có thể lần ngược lên một vài triết gia Hy Lạp tiền-Socrates đầu tiên, như Anaximander và Empedocles. Đối lập với những quan điểm duy vật này, Aristotle hiểu toàn bộ sự vật tự nhiên, không chỉ những sinh vật, như là những sự hiện thực hóa bất toàn của những năng lực tự nhiên cố định khác nhau, được biết tới dưới tên "hình thức", "ý niệm", hay "loài". Đây là một phần trong triết lý mục đích luận của ông về tự nhiên trong đó mọi vật có một vai trò định trước để thực hiện những mệnh lệnh vũ trụ thần thánh. Nhà thơ và triết gia La Mã Lucretius đã đề xuất khả năng tồn tại những thay đổi tiến hóa của sinh vật. Những biến thể của tư tưởng này của Aristotle đã trở thành hiểu biết cơ bản của thời Trung Cổ, và được lồng ghép vào nền giáo dục Thiên Chúa giáo. (...).
Vào thế kỷ XVII phương pháp mới của khoa học hiện đại đã từ bỏ cách tiếp cận của Aristotle, và tìm cách giải thích cho các hiện tượng tự nhiên bằng các định luật tự nhiên giống nhau cho mọi vật hữu hình mà không cần phải giả thiết bất kì những mục loại cố định nào, hay bất kỳ trật tự vũ trụ thần thánh nào.
(...).
(...). Sơ đồ tiến hóa chính thức đầu tiên là lý thuyết "tiến hóa biến đổi" (transmutation) của Lamarck vào năm 1809 nêu ra rằng các thế hệ đồng thời liên tục tạo ra những dạng sống đơn giản đã phát triển mức độ phức tạp lớn hơn qua những nhánh song song với một cường độ tiến triển không đổi, và rằng ở mức độ địa phương những nhánh này thích nghi với môi trường bằng cách thừa hưởng những thay đổi gây ra bởi việc sử dụng hay không dùng đến những tập tính ở cha mẹ(quá trình này về sau được gọi là học thuyết Lamarck). Những ý tưởng này bị các nhà tự nhiên học có uy tín đương thời phê phán, xem là một phỏng đoán thiếu những chứng cớ thực tế. Đặc biệt, Georges Cuvier còn nhấn mạnh rằng các loài là cố hữu và không có liên hệ, những sự tương đồng giữa chúng chỉ phản ánh sự sáng tạo của thần thánh vì những lý do mang tính chức năng. Cùng thời gian đó, các ý tưởng của Ray về sự sáng tạo ban phát được William Paley phát triển thành một thứ thần học tự nhiên đề xuất những sự thích nghi phức tạp như bằng chứng về sự sáng tạo thần thánh, được Charles Darwin ngưỡng mộ.
Sự đột phá có tính phê phán khỏi quan niệm về những loài cố hữu khởi đầu với lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên, do Charles Darwin hệ thống hóa lần đầu tiên. Một phần chịu ảnh hưởng từ cuốn Khảo luận về nguyên lý dân số của Thomas Robert Malthus, Darwin nhận xét rằng sự phát triển quần thể có thể dẫn tới một "cuộc đấu tranh sinh tồn" trong đó những biến dị phù hợp sẽ thắng thế trong khi các cá thể khác bị diệt vong. Trong mỗi thế hệ, nhiều con non không thể sống sót tới tuổi sinh sản bởi nguồn tài nguyên hạn chế. Điều này có thể giải thích sự đa dạng động thực vật từ một tổ tiên chung thông qua sự vận hành của các quy luật tự nhiên theo cùng cách cho mọi loại sự vật. Darwin đã phát triển lý thuyết của ông về "chọn lọc tự nhiên" từ 1838 cho tới khi Alfred Russel Wallace gửi cho ông một lý thuyết tương tự năm 1858. Cả hai người đã trình bày những bài viết độc lập của mình cho Hội Linnean London. Vào cuối năm 1859, Darwin công bố cuốn "Nguồn gốc các loài" giải thích chi tiết về chọn lọc tự nhiên theo cách đã khiến cho thuyết tiến hóa được chấp nhận ngày càng rộng rãi."
Cho đến tận ngày nay, thuyết tiến hóa vẫn bị phản đổi từ một số nhóm người, nhất là những nhóm tôn giáo vẫn tin rằng sự sống được "kiến tạo" bởi một vị Thần hay Thiên Chúa toàn năng. Tuy vậy, cộng đồng khoa học không chấp nhận các lý luận phản đối đó bởi vì chúng hoàn toàn không đúng đắn, trích dẫn các câu của những người bôi nhọ để diễn dịch sai ý phương pháp khoa học, bằng chứng và các quy luật vật lý cơ bản. Ngoài ra người ta nói rằng toàn bộ thuyết tiến hóa, kể từ cuốn “Về nguồn gốc các loài” (1859) và cuốn “Nguồn gốc loài người” (1871) của Darwin đến những lý thuyết hiện đại sau này, đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. Phỏng đoán “vĩ đại” nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài – vì sự tiến hóa diễn ra liên tục và dần dần từng tí một (continuously and gradually) nên nếu loài A tiến hóa để biến thành loài B thì ắt phải có những loài trung gian nằm giữa A và B, được gọi là những thế hệ hay những mắt xích quá độ chuyển tiếp trong chuỗi tiến hóa từ A đến B. Những thế hệ này đã tuyệt chủng, nhưng theo Darwin, hóa thạch của chúng ắt phải nằm dưới lòng đất với số lượng lớn, và trước sau khoa học sẽ tìm thấy và phải tìm thấy. Nhưng phỏng đoán ấy càng “vĩ đại” bao nhiêu thì Darwin càng lo lắng bấy nhiêu về việc liệu có tìm thấy lượng hóa thạch đó hay không. Nếu không, lý thuyết của ông sẽ lâm nguy. chính Darwin đã bầy tỏ nỗi lo lắng này trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (Chương 9) như sau:
“… số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi”.
Michael Denton, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Úc, tác giả cuốn ““Evolution: A Theory in Crisis” (Tiến hóa: Một lý thuyết đang khủng hoảng), xuất bản năm 1985, trong đó viết:
“Bất chấp những nỗ lực khổng lồ trong việc đào xới địa chất ở khắp nơi trên trái đất và bất chấp việc khám phá ra nhiều dạng động vật kỳ lạ trước đây chưa hề biết, số lượng vô cùng lớn những mắt xích liên kết chuỗi tiến hóa bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy và hồ sơ hóa thạch hầu như vẫn gián đoạn như khi Darwin viết cuốn Về Nguồn gốc các loài”.
Đối với chúng ta, những người đại diện cho triết học duy tồn, vẫn khẳng định rằng, thuyết tiến hóa là một khám phá vĩ đại của loài người, nó luôn đúng. Chủ nghĩa thực chứng có cái hay là trưng ra bằng chứng rõ ràng, trực tiếp, khó lòng chối cãi, nhưng đôi khi nó cũng gây ngộ nhận ghê gớm, và nhất là làm giảm đáng kể mức độ trừu tượng của con người. Một tư duy khoa học mất đi sự tưởng tượng, thì đâu còn là tư duy khoa học nữa!?
Tinh thần tự giác mưu sinh trong môi trường thiên nhiên hạn định, có cả thuận lợi lẫn bất lợi và nguồn thức ăn bị khống chế do nhiều yếu tố đã gây ra tình trạng cạnh tranh, nhiều khi khốc liệt trong cố gắng sống còn. Cạnh tranh sinh tồn, hay với cái tên khác: "đấu tranh sinh tồn" là một qui luật cơ bản trong thế giới sinh vật. Nhờ tính cố gắng sống còn và qui luật đấu tranh sinh tồn mà hình thành nên quá trình tiến hóa - thích nghi, làm xuất hiện đa dạng giống loài sự sống trên Trái Đất.
Không có nước, không có sự sống! Khi mới xuất hiện sự sống đơn bào trong lòng nước. Vì chất dinh dưỡng nuôi sự sống đơn bào được nước vận chuyển đi khắp nơi trong lòng đại dương một cách dồi dào nên sự tự giác mưu sinh còn ở mức thấp, thụ động, thậm chí không "làm" cũng có "ăn". Dần dần, do sự phát triển lạm phát về số lượng cá thể đơn bào (phải nói, sự phát triển lạm phát số lượng cá thể sinh vật khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi là một qui luật của thế giới sinh vật), đã làm trạng thái cân bằng động cung ứng dinh dưỡng ấy bị phá vỡ (cung ít hơn cầu). Để thích nghi, cố gắng sống còn trong tình hình mới, sự sống đơn bào phải lập mối quan hệ cân bằng động mới trong việc tìm sống bằng cách tạo ra, tiến hóa lên một sự sống di chuyển kiếm ăn trong lòng đại dương. Tình hình cứ thế, xảy ra các quá trình tương tự kế tiếp nhau theo thời gian, hợp thành một quá trình vĩ đại gọi là tiến hóa - thích nghi. Quá trình tiến hóa - thích nghi là quá trình phát triển - kế thừa, gìn giữ những ưu việt đã có, tăng cường ưu việt mới, cải tạo sinh học bằng cách hoàn thiện cấu trúc chức năng sinh vật, biến đổi cơ thể sinh vật cho phù hợp, nhằm thích nghi với những biến đổi bất lợi, có tính ổn định lâu dài theo thời gian của môi trường, đạt hiệu quả cao trong việc mưu sinh, cố gắng sống còn.
Tiến hóa - thích nghi chính là nguồn gốc sinh ra muôn loài. Nhờ quá trình ấy mà sự sống mở rộng từ đơn bào đến đa bào, từ thụ động chờ ăn đến chủ động tìm ăn, từ cuộc sống trong nước đến cuộc sống trên cạn, từ cách sống chạy nhảy trên bộ đến cách sống bay lượn khắp không trung, từ to tát hộ pháp mà sức sống phong phanh như khủng long đến nhỏ nhắn tép riu mà sức sống phi thường như vi khuẩn, ..., ... Chính quá trình đó cũng là đầu mối sinh ra loài người - loài có tư duy trừu tượng, loài tự đinh ninh nhận mình là thống soái thế giới sinh vật trên Trái Đất (có lẽ cũng có gần đủ quyền năng đó nếu thoát ly được thế giới sinh vật, chế ngự được ung thư và lòng tham vô độ của chính mình!!!). Nếu tự giác bảo toàn tồn tại là đặc tính rõ ràng nhất để phân biệt vật chất đơn thuần với thế giới sjnh vật, thì lao động sáng tạo là đặc trưng rõ ràng nhất để phân biệt loài người với bộ phận sinh vật còn lại của thế giới sinh vật. Lao động sáng tạo là hoạt động tự giác cao nhất của chủ động phục vụ sống còn. Nó thay Tạo Hóa hoàn thiện nhanh chóng quá trình tiến hóa - thích nghi, nó tạo dựng được trên Trái Đất những thứ chưa từng xuất hiện trong môi trường thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Đặc biệt, nó mở ra ngày càng sâu rộng tầm quan sát và nhận thức của loài người đối với thế giới tự nhiên.
Không phải loài người được trang bị tư duy trừu tượng là nhờ một đấng thánh thần siêu nhiên nào ban phát, mà nhờ vào cuộc đấu tranh gian khổ trường kỳ để sinh tồn với một sức vóc tương đối nhỏ bé, một cấu trúc cơ thể không sẵn sàng chiến đấu, trong một phạm vi môi trường đặc thù, thích hợp cho tư duy trừu tượng hình thành và phát triển.
Tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ đã giúp loài người biết sống gắn kết hơn để duy trì sống còn như: hợp tác trong lao động, sống tương trợ theo cộng đồng, ..., ..., và quan trọng hơn cả là tìm ra được nguồn thức ăn mới (lúa nước), tự tạo ra được, có thể tích lũy để sống lâu dài mà không phải tìm kiếm thức ăn, từ đó mà tạo lập phương thức sống mới, được cho là cơ bản của loài người, chỉ loài người mới có, đó là định cư lâu dài và hợp quần xã hội.
Phương thức sống định cư lâu dài, tập hợp thành quần thể không phải chỉ khi xuất hiện loài người mới có mà đã có từ trước khi loài người xuất hiện rất lâu, có lẽ từ thời sơ sử sự sống trên Trái Đất vì tính ưu việt của nó, đó là một mặt, ít tốn năng lượng dùng cho mưu sinh, kéo theo lượng thức ăn cần cung cấp cũng ít đi, mặt khác là bảo vệ tốt hơn cho sự sống sinh vật trước các tai họa thiên nhiên. Vì lẽ đó, lúc đầu sự sống chỉ phát triển đến lối sống thực vật. Nhưng phương thức sống cố định tại chỗ trên cạn và hợp thành quần thể nương tựa vào nhau dần dần không còn đáp ứng được tính chủ động cố gắng mưu sinh để sống còn của toàn thể thế giới sinh vật nữa do tác động của qui luật phát triển lạm phát số lượng cá thể sinh vật trong một môi trường hạn định, làm một bộ phận sinh vật phải "biến" thành động vật. Sự "biến" đó là kết quả của quá trình tiến hóa - thích nghi, tưởng chớp nhoáng, nhưng thực ra là phải trải qua hàng tỷ năm.
Như vậy, từ một động vật giả nhân (vượn người tối cổ) phải đấu tranh sinh tồn lâu dài trong một môi trường tương đối khắc nghiệt đối với cơ thể sinh học đặc thù của giống loài mà sinh ra loài người được trang bị tư duy trừu tượng nhờ quá trình tiến hóa - thích nghi, từ giống loài tích cực chủ động kiếm ăn bằng hai bàn tay cùng với hai chân dùng để di chuyển mà tiến tới lao động sáng tạo, từ tập quán sống di cư, lang thang bầy đàn đến tập quán sống gia đình, định cư lâu dài, sản xuất lương thực, quây quần hợp thành xã hội phát triển, đã tổng hợp xây dựng nên một lối sống, một phương thức sống tối ưu để cố gắng sống còn trong thế giới sinh vật. Rõ ràng, nếu không có lao động sáng tạo, cách sống định cư ổn định và lối sống cộng đồng xã hội thì loài người không thể có được trình độ sống văn minh ngày nay.
Trước đây, khi lần đầu tiên nêu lên luận điểm lối sống cộng đồng xã hội là lối sống tối ưu của loài động vật có tư duy trừu tượng - loài người, chúng ta đã vô cùng áy náy với một trong những hiện tượng đặc trưng trong xã hội, đó là chiến tranh. Vì sao xã hội, hình thức tồn tại được cho là tối ưu để sống còn của sự sống, khi nó bao hàm cả chiến tranh, một hiện tượng có mục đích trái ngược với cố gắng duy trì sống còn?
Trong "giáo trình triết học Mác - Lênin (tên gọi khác của triết học duy vật biện chứng)" (NXB chính trị quốc gia, năm 2004) viết:
"Đương nhiên, quan niệm về sự thống nhất của thế giới lấy việc thừa nhận sự tồn tại của nó làm tiền đề. Không thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì không thể nói tới việc nhận thức thế giới.
(...) Như vậy, khái niệm tồn tại chỉ là tiền đề xuất phát của nhận thức triết học. Song vấn đề mà nhận thức triết học phải đi tới chính là quan niệm về sự tồn tại của thế giới.
Nói chung, chủ nghĩa duy vật hiểu sự tồn tại của thế giới như một chỉnh thể mà bản chất của nó là vật chất.
(...)
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại của thế giới tự nhiên là tiền đề cho sự thống nhất của nó; song sự thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Ph. Ăngghen viết: "Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã". Sự khác nhau căn bản giưa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm không phải ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới mà ở chỗ chủ nghĩa duy vật cho rằng cơ sở của sự thống nhất thế giới là ở tính vật chất của nó....".
Về vấn đề thế giới này tồn tại hay không tồn tại, trước đây, nhà triết học Hy Lạp cổ đại tên là Pacmênit qua tác phẩm "Bàn về tự nhiên" và triết học trường phái Jaina ở Ấn Độ cổ đại đã từng đề cập đến. Triết học duy vật cũng thừa nhận thế giới này là tồn tại, nhưng vẫn chưa làm thấu tỏ được khái niệm tồn tại, vẫn sai lầm cho rằng bản chất của tồn tại là vật chất, chưa nhận thức được tồn tại và Tồn Tại. Chính vì vậy mà khi bàn về không gian và thời gian đã tỏ ra lúng túng, không dứt khoát được chúng là vật chất hay không phải vật chất.
Vào cuối thế kỷ XVII, khi đề xướng thuyết cơ học, Niutơn đã sai lầm khi cho rằng không gian và thời gian là những thực thể đặc biệt, không gắn bó gì với nhau và tồn tại độc lập bên cạnh vật chất cũng tương tự như các vật tồn tại độc lập bên cạnh nhau vậy. Đến lượt triết học duy vật biện chứng cũng quan niệm sai lầm nốt. Trong sách đã dẫn ở trên có viết: "Trên cơ sở các thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng không gian và thời gian là những hình thức tồn tại khách quan của vật chất. không gian và thời gian gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất".
Ngày nay vật lý học không những vẫn chưa quan niệm được chính xác, mà còn quan niệm chìm sâu hơn trong lầm lạc về không gian và thời gian. Không gian và thời gian không thể hòa lẫn vào nhau thành một thứ hổ lốn co theo vận tốc và cong theo khối lượng được.
Nếu nhìn theo quan niệm của triết học duy tồn thì thật là đơn giản và sáng tỏ: không gian và thời gian là sự thể hiện của Tồn Tại và Vận Động, không co theo vận tốc cũng như cong theo khối lượng. Đúng thật là chúng gắn kết chặt chẽ với nhau, nhưng chỉ như hình với bóng dưới ánh mặt trời, không thể hòa lẫn vào nhau và cũng không thể vận động như vật chất.
Khi cho rằng bản chất của tồn tại là vật chất và thế giới này không có gì ngoài vật chất thì triết học duy vật biện chứng đã không bao hàm hết "cái có" của thế giới này. Tiếng chó sủa dù có nguyên nhân từ vật chất nhưng bản thân nó, một cách độc lập, phải là cái có, một tồn tại rõ ràng là phi vật chất. Cái có đó có vận động không? vận động là gì? Tại sao lại có vận động? Đây là những câu hỏi có tính "sống còn" đối với mọi trường phái triết học. Theo chúng ta biết, chưa có trường phái triết học nào, duy vật cũng như duy tâm, kể cả triết học duy vật biện chứng dù đã trả lời tương đối rốt ráo, nhưng vẫn chưa trả lời được rõ ràng và dứt khoát những câu hỏi đó.
Giáo trình đã nêu ở trên có viết: "Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi nói chung. Ph. Ăngghen viết: "Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất (...), bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong Vũ Trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến tư duy".
Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động "là thuộc tính cố hữu của vật chất", "là phương thức tồn tại của vật chất". Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động (...). Không thể có vật chất không có vận động và ngược lại không thể có sự vận động nào lại không phải là vận động của vật chất, không thuộc về vật chất. (...)
Với tính cách "là thuộc tính cố hữu của vật chất" theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc vật chất. (...). Những người theo quan điểm duy tâm hoặc siêu hình không đi tìm nguồn gốc của vận động ở bên trong bản thân sự vật, mà đi tìm nguồn gốc bên ngoài sự vật...".
Dù rằng triết học duy vật biện chứng quan niệm như trên về vận động đã rất gần với sự thật nhưng vẫn chưa là sự thật. Vì chưa nhận thức được Tồn Tại (tồn tại tuyệt đối) và chưa đưa ra được khái niệm đích đáng về Hư Vô (hư vô tuyệt đối) nên chưa thấy được vận động không phải chỉ là thuộc tính cố hữu của vật chất mà bao quát hơn, là thuộc tính cố hữu của Tồn Tại. Mặt khác, triết học duy vật biện chứng cũng không chính xác khi quan niệm rằng vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Vì triết học duy vật biên chứng cũng cho rằng bản chất của tồn tại là vật chất nên có thể hiểu câu trên là "vận động là phương thức tồn tại của...tồn tại" và đâm ra buồn cười. Hơn nữa, vận động, hay nói đúng hơn là chuyển hóa, luôn luôn biến đổi, nghĩa là tồn tại luôn luôn biến đổi, thế thì làm sao vận động lại là phương thức tồn tại được? Theo triết học duy tồn, chỉ có thể nói thế này: vận động là phương thức thể hiện Tồn Tại, đồng thời là phương thức chuyển hóa của tồn tại. Và đây cũng là quan niệm của triết học duy tồn mà các trường phái triết học khác chưa quan niệm được: dù là vốn dĩ thế, tự nhiên thế thì cũng có thể mường tượng, nguyên nhân của việc nảy sinh ra vận động chính là để bảo toàn Tồn Tại, không cho xuất hiện Hư Vô. Chính vì vậy, có thể nói ví von, vận động là "lẽ sống còn" của Tồn Tại nói chung và của vật chất nói riêng. Không có vận động thì không có Tồn Tại. Mà không có Tồn Tại thì làm sao có vật chất và thế giới này được? Không có thế giới này, nói bắt chước giọng Ăngghen, chỉ có Hư Vô là một suy nghĩ mê sảng thực sự!
Nói cách khác, Tồn Tại là chuyển hóa. Chuyển hóa để xác định sự Tồn Tại vốn dĩ. Do Tồn Tại hữu hạn và trạng thái chuyển hóa cũng hữu hạn, để tránh trùng lắp dẫn tới Hư Vô, một phần Tồn Tại đã chuyển hóa theo hướng làm hình thành nên vật chất. Nếu chuyển hóa Tồn Tại có nguyên nhân tự thân (nguyên nhân bên trong) thì vận động vật chất có nguyên nhân từ bên ngoài (không có vận động tự thân, trừ hạt KG). Nếu chuyển hóa Tồn Tại nhằm duy trì Tồn Tại thì vận động vật chất nhằm thay đổi, biến hóa vật chất (dĩ nhiên để Tồn Tại được duy trì). Vì mang bản chất của Tồn Tại nên trong quá trình vận động hình thành vật chất, tồn tại cũng có tính tự duy trì trạng thái tồn tại (tồn tại tương đối) đang có của mình. Tình hình đó làm nảy sinh ra sự cản trở vận động (xét cho tận cùng thì vận động là chuyển động đơn thuần cơ học), tức khối lượng, và khả năng làm biến đổi trạng thái tồn tại, tức năng lượng, của vật chất.
Suy ra từ những lập luận ở trên và đúc kết lại, chúng ta rút ra dược một nguyên lý vô cùng quan trọng, có lẽ là quan trọng bậc nhất của nhận thức tự nhiên. Chúng ta gọi đó là NGUYÊN LÝ TỰ NHIÊN. NGUYÊN LÝ TỰ NHIÊN phát biểu rằng Tồn Tại chuyển hóa không ngừng, chuyển hóa là để xác thực Tồn Tại, bảo toàn Tồn Tại. Nếu quan sát ở góc độ tồn tại thôi thì, vật chất luôn gìn giữ, luôn "muốn" bảo toàn tồn tại cũ, có sẵn (quán tính), dẫn đến nguy cơ xuất hiện Hư Vô, do đó vật chất phải vận động. Vận động vật chất là luôn làm tồn tại đổi mới, qua đó mà bảo toàn Tồn Tại. Đây là nguyên lý bao trùm thế giới, là nguyên lý số một của vận động. Tồn Tại, mọi cái có, mọi tồn tại trên thế giới này khi vận động đều nhất nhất phải tuân theo nguyên lý tự nhiên. Vì vậy mà nguyên lý này cũng là nguyên lý cội nguồn, gốc rễ của mọi nguyên lý, qui luật, định luật. Việc tuân thủ tuyệt đối nguyên lý này của vạn vật - hiện tượng là nguyên nhân sâu xa nhất của sự thống nhất thế giới.
Có bốn hệ quả được rút ra từ nguyên lý tự nhiên và hợp với nguyên lý tự nhiên tạo thành hệ thống năm nguyên lý tiền đề cơ bản cho vận động hay chuyển hóa Vũ Trụ. Chúng ta liệt kê:
1/ Nguyên lý bảo toàn Tồn Tại, bảo toàn vật chất: Tồn tại thường biến theo chu kỳ nhưng vĩnh cửu. Vật chất do không gian chuyển hóa thành và chuyển hóa về lại với không gian. Hai chuyển hóa ngược nhau ấy giống nhau về mọi phương diện, chỉ ngược nhau về chiều nên lượng vật chất hiện hữu luôn không đổi.
2/ Nguyên lý tương tác (nguyên lý tác động tương hỗ): vận động là một quá trình thuận nghịch hoàn chỉnh, trong đó tổng của mọi tác động và phản tác động luôn luôn bằng không
3/ Nguyên lý nhân - quả: Mọi quá trình chuyển hóa trong Vũ Trụ đều phải có nguyên nhân từ bên ngoài, do các tồn tại khác tạo ra. Chỉ riêng hạt KG là có nguyên nhân từ bên trong, tức từ chính nó, hay nói cách khác, chỉ riêng giao động của hạt KG là vận động tự thân.
4/ Nguyên lý cân bằng động: vận động Tồn Tại luôn trong trạng thái cân bằng động. Vũ Trụ là một hệ cân bằng động tuyệt đối và vĩ đại.
Chúng ta không đồng thuận với quan niệm của triết học duy vật biện chứng cho rằng mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Trong "Giáo trình triết học Mác - Lênin" (sách đã dẫn) có viết:
"Tất cả các sự vật - hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau (...).
(...).
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính qui định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy.(...)
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. (...).
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự "đồng nhất" của các mặt đó. Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(...).
(...). Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập qui định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển."
Trên cơ sở lý luận đó về sự vận động và những hiện tượng thường thấy (nhưng bị hiểu sai lạc) trong hiện thực khách quan, triết học duy vật biện chứng cũng nêu ra ba qui luật cơ bản của tự nhiên (mà chúng ta đã phản biện bác bỏ trong các chương trước của TT & HĐ).
Khi chúng ta nói Tồn Tại là cân bằng động tuyệt đối, thì điều đó có nghĩa mọi vận động của vạn vật cũng xảy ra trong thế cân bằng động. Một vật chuyển động đều có nghĩa là nó đi theo xu hướng động lực làm nó chuyển động và đã cân bằng với lực quán tính của nó. Lúc đầu nó vẫn giữ thế đứng yên, lập cân bằng động giữa nó với ngoại lực. Với ngoại lực lớn hơn lực quán tính, thế cân bằng động cũ bị phá vỡ. Vật phải chuyển động theo xu thế của ngoại lực mới để lập tức hình thành nên một trạng thái cân bằng động mới. Ở hiện tượng này có phải nguyên nhân của sự vận động (chuyển động) là do giải quyết mâu thuẫn nội tại và vật chuyển sang di dời vị trí là nó đã phát triển? Cái luận điểm cho rằng, mâu thuẫn là nguyên nhân của vận động và phát triển xem ra không thuyết phục. Thế giới là thường xuyên biến đổi và Vũ Trụ là đầy đủ, tình hình đó dẫn đến sự đa dạng, đa cấu trúc, đa kiểu vận động của vật chất dẫn đến có thể phân chia thành các lực lượng đối lập, có tính mâu thuẫn không những trong nội tại và cả "ngoại tại" vật chất. Mặt khác, không thể nói đến sự phát triển nếu chưa có qui ước. Đối với vật chất, không có vận động tự thân. Quá trình sét rỉ của một thanh sắt, một cách tuyệt đối, không thể là kết quả của giải quyết mâu thuẫn nội tại và càng không phải là một sự phát triển nếu chưa qui ước.
***
Triết học duy tồn cũng chia triết học của mình ra hai phần cơ bản là triết học tự nhiên và triết học xã hội. Trên đây chúng ta đã trình bày những nhận thức cơ bản nhất, cốt lõi nhất của nhận thức về tự nhiên thuộc triết học duy tồn. Sau đây chúng ta tiếp tục trình bày những nhận thức cơ bản và cốt lõi về sự hình thành và vận động xã hội của triết học ấy.
Sự sống là một dạng tồn tại của thế giới tự nhiên. Thế giới sinh vật là một dạng đặc thù của thế giới vật chất. Ở một điều kiện phù hợp chín muồi nào đó trong quá trình duy trì trạng thái tồn tại đã có, sự sống được nảy sinh. Tính đặc thù cơ bản của sự sống dùng để phân biệt với vật chất nói chung là sự tự giác trong quá trình chống lại sự biến đổi có thể gây hại đến cơ thể sinh vật của tác động ngoại cảnh (môi trường), nhằm duy trì trạng thái tồn tại đang có. Tính tự giác đó còn được gọi dưới những cái tên như "kiếm sống", "mưu sinh",..., và một cái tên bao quát nhất: "cố gắng sống còn".
Có thể cho rằng tiền sự sống là các chất hữu cơ và dạng sống đầu tiên trên Trái Đất là các thực thể đơn bào. Đơn bào đã có tính tự giác, mưu sinh bằng cách tiếp thu các chất hữu cơ phù hợp có sẵn trong đại dương (gọi là chất dinh dưỡng). Nhờ có tính tự giác, không những khả năng "cố gắng sống còn" được tăng cường, mà còn hun đúc được một khả năng đặc biệt khác về duy trì sự sống, duy trì giống loài, đó là sự sinh đẻ. Cũng nhờ có tính tự giác mà sự mưu sinh, cố gắng sống còn, từ những hình thức kiếm ăn thụ động tiến dần đến những hình thức kiếm ăn chủ động.
Một trong những thể hiện rõ ràng nhất của tính tự giác trong thế giới sinh vật là đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi.
Môi trường sồng trên Trái Đất là hữu hạn trong khi sự sinh trưởng của thế giới sinh vật có khuynh hướng vô hạn độ. Tình hình đó, đồng thuận với các thảm họa thiên nhiên (tác dụng phụ), không những đã khống chế khả năng phát triển về số lượng các cá thể giống loài sinh vật, mà còn gây ra cuộc cạnh tranh khốc liệt để cố gắng sống còn giữa các cá thể và các giống loài sinh vật.
Ngày nay, đã không ít nhà khoa học lên tiếng phản bác học thuyết tiến hóa của Darwin. Theo Wikipedia:
"Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Các quá trình tiến hóa làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như DNA và protein.
Sự sống trên Trái Đất khởi nguồn và sau đó tiến hóa từ một tổ tiên chung từ khoảng 3,8 tỷ năm trước. Sự tiến hóa thành loài mới và sự phân nhánh sự sống lặp lại có thể suy luận ra từ tập hợp những đặc tính sinh hóa và hình thái học chung, hay những chuỗi DNA chung. Những nét tương đồng này giống nhau hơn giữa những loài có tổ tiên chung gần gũi nhau hơn, và có thể dùng để tái dựng lịch sử tiến hóa từ những loài hiện tồn và những dấu vết hóa thạch. Hình ảnh về sự đa dạng sinh học trên hành tinh ngày nay hình thành từ cả sự hình thành loài và sự tuyệt chủng.
(...).
Nguồn gốc của đề xuất rằng một loại động vật có tổ tiên từ một loại động vật khác có thể lần ngược lên một vài triết gia Hy Lạp tiền-Socrates đầu tiên, như Anaximander và Empedocles. Đối lập với những quan điểm duy vật này, Aristotle hiểu toàn bộ sự vật tự nhiên, không chỉ những sinh vật, như là những sự hiện thực hóa bất toàn của những năng lực tự nhiên cố định khác nhau, được biết tới dưới tên "hình thức", "ý niệm", hay "loài". Đây là một phần trong triết lý mục đích luận của ông về tự nhiên trong đó mọi vật có một vai trò định trước để thực hiện những mệnh lệnh vũ trụ thần thánh. Nhà thơ và triết gia La Mã Lucretius đã đề xuất khả năng tồn tại những thay đổi tiến hóa của sinh vật. Những biến thể của tư tưởng này của Aristotle đã trở thành hiểu biết cơ bản của thời Trung Cổ, và được lồng ghép vào nền giáo dục Thiên Chúa giáo. (...).
Vào thế kỷ XVII phương pháp mới của khoa học hiện đại đã từ bỏ cách tiếp cận của Aristotle, và tìm cách giải thích cho các hiện tượng tự nhiên bằng các định luật tự nhiên giống nhau cho mọi vật hữu hình mà không cần phải giả thiết bất kì những mục loại cố định nào, hay bất kỳ trật tự vũ trụ thần thánh nào.
(...).
(...). Sơ đồ tiến hóa chính thức đầu tiên là lý thuyết "tiến hóa biến đổi" (transmutation) của Lamarck vào năm 1809 nêu ra rằng các thế hệ đồng thời liên tục tạo ra những dạng sống đơn giản đã phát triển mức độ phức tạp lớn hơn qua những nhánh song song với một cường độ tiến triển không đổi, và rằng ở mức độ địa phương những nhánh này thích nghi với môi trường bằng cách thừa hưởng những thay đổi gây ra bởi việc sử dụng hay không dùng đến những tập tính ở cha mẹ(quá trình này về sau được gọi là học thuyết Lamarck). Những ý tưởng này bị các nhà tự nhiên học có uy tín đương thời phê phán, xem là một phỏng đoán thiếu những chứng cớ thực tế. Đặc biệt, Georges Cuvier còn nhấn mạnh rằng các loài là cố hữu và không có liên hệ, những sự tương đồng giữa chúng chỉ phản ánh sự sáng tạo của thần thánh vì những lý do mang tính chức năng. Cùng thời gian đó, các ý tưởng của Ray về sự sáng tạo ban phát được William Paley phát triển thành một thứ thần học tự nhiên đề xuất những sự thích nghi phức tạp như bằng chứng về sự sáng tạo thần thánh, được Charles Darwin ngưỡng mộ.
Sự đột phá có tính phê phán khỏi quan niệm về những loài cố hữu khởi đầu với lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên, do Charles Darwin hệ thống hóa lần đầu tiên. Một phần chịu ảnh hưởng từ cuốn Khảo luận về nguyên lý dân số của Thomas Robert Malthus, Darwin nhận xét rằng sự phát triển quần thể có thể dẫn tới một "cuộc đấu tranh sinh tồn" trong đó những biến dị phù hợp sẽ thắng thế trong khi các cá thể khác bị diệt vong. Trong mỗi thế hệ, nhiều con non không thể sống sót tới tuổi sinh sản bởi nguồn tài nguyên hạn chế. Điều này có thể giải thích sự đa dạng động thực vật từ một tổ tiên chung thông qua sự vận hành của các quy luật tự nhiên theo cùng cách cho mọi loại sự vật. Darwin đã phát triển lý thuyết của ông về "chọn lọc tự nhiên" từ 1838 cho tới khi Alfred Russel Wallace gửi cho ông một lý thuyết tương tự năm 1858. Cả hai người đã trình bày những bài viết độc lập của mình cho Hội Linnean London. Vào cuối năm 1859, Darwin công bố cuốn "Nguồn gốc các loài" giải thích chi tiết về chọn lọc tự nhiên theo cách đã khiến cho thuyết tiến hóa được chấp nhận ngày càng rộng rãi."
Cho đến tận ngày nay, thuyết tiến hóa vẫn bị phản đổi từ một số nhóm người, nhất là những nhóm tôn giáo vẫn tin rằng sự sống được "kiến tạo" bởi một vị Thần hay Thiên Chúa toàn năng. Tuy vậy, cộng đồng khoa học không chấp nhận các lý luận phản đối đó bởi vì chúng hoàn toàn không đúng đắn, trích dẫn các câu của những người bôi nhọ để diễn dịch sai ý phương pháp khoa học, bằng chứng và các quy luật vật lý cơ bản. Ngoài ra người ta nói rằng toàn bộ thuyết tiến hóa, kể từ cuốn “Về nguồn gốc các loài” (1859) và cuốn “Nguồn gốc loài người” (1871) của Darwin đến những lý thuyết hiện đại sau này, đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. Phỏng đoán “vĩ đại” nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài – vì sự tiến hóa diễn ra liên tục và dần dần từng tí một (continuously and gradually) nên nếu loài A tiến hóa để biến thành loài B thì ắt phải có những loài trung gian nằm giữa A và B, được gọi là những thế hệ hay những mắt xích quá độ chuyển tiếp trong chuỗi tiến hóa từ A đến B. Những thế hệ này đã tuyệt chủng, nhưng theo Darwin, hóa thạch của chúng ắt phải nằm dưới lòng đất với số lượng lớn, và trước sau khoa học sẽ tìm thấy và phải tìm thấy. Nhưng phỏng đoán ấy càng “vĩ đại” bao nhiêu thì Darwin càng lo lắng bấy nhiêu về việc liệu có tìm thấy lượng hóa thạch đó hay không. Nếu không, lý thuyết của ông sẽ lâm nguy. chính Darwin đã bầy tỏ nỗi lo lắng này trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (Chương 9) như sau:
“… số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi”.
Michael Denton, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Úc, tác giả cuốn ““Evolution: A Theory in Crisis” (Tiến hóa: Một lý thuyết đang khủng hoảng), xuất bản năm 1985, trong đó viết:
“Bất chấp những nỗ lực khổng lồ trong việc đào xới địa chất ở khắp nơi trên trái đất và bất chấp việc khám phá ra nhiều dạng động vật kỳ lạ trước đây chưa hề biết, số lượng vô cùng lớn những mắt xích liên kết chuỗi tiến hóa bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy và hồ sơ hóa thạch hầu như vẫn gián đoạn như khi Darwin viết cuốn Về Nguồn gốc các loài”.
Đối với chúng ta, những người đại diện cho triết học duy tồn, vẫn khẳng định rằng, thuyết tiến hóa là một khám phá vĩ đại của loài người, nó luôn đúng. Chủ nghĩa thực chứng có cái hay là trưng ra bằng chứng rõ ràng, trực tiếp, khó lòng chối cãi, nhưng đôi khi nó cũng gây ngộ nhận ghê gớm, và nhất là làm giảm đáng kể mức độ trừu tượng của con người. Một tư duy khoa học mất đi sự tưởng tượng, thì đâu còn là tư duy khoa học nữa!?
Tinh thần tự giác mưu sinh trong môi trường thiên nhiên hạn định, có cả thuận lợi lẫn bất lợi và nguồn thức ăn bị khống chế do nhiều yếu tố đã gây ra tình trạng cạnh tranh, nhiều khi khốc liệt trong cố gắng sống còn. Cạnh tranh sinh tồn, hay với cái tên khác: "đấu tranh sinh tồn" là một qui luật cơ bản trong thế giới sinh vật. Nhờ tính cố gắng sống còn và qui luật đấu tranh sinh tồn mà hình thành nên quá trình tiến hóa - thích nghi, làm xuất hiện đa dạng giống loài sự sống trên Trái Đất.
Không có nước, không có sự sống! Khi mới xuất hiện sự sống đơn bào trong lòng nước. Vì chất dinh dưỡng nuôi sự sống đơn bào được nước vận chuyển đi khắp nơi trong lòng đại dương một cách dồi dào nên sự tự giác mưu sinh còn ở mức thấp, thụ động, thậm chí không "làm" cũng có "ăn". Dần dần, do sự phát triển lạm phát về số lượng cá thể đơn bào (phải nói, sự phát triển lạm phát số lượng cá thể sinh vật khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi là một qui luật của thế giới sinh vật), đã làm trạng thái cân bằng động cung ứng dinh dưỡng ấy bị phá vỡ (cung ít hơn cầu). Để thích nghi, cố gắng sống còn trong tình hình mới, sự sống đơn bào phải lập mối quan hệ cân bằng động mới trong việc tìm sống bằng cách tạo ra, tiến hóa lên một sự sống di chuyển kiếm ăn trong lòng đại dương. Tình hình cứ thế, xảy ra các quá trình tương tự kế tiếp nhau theo thời gian, hợp thành một quá trình vĩ đại gọi là tiến hóa - thích nghi. Quá trình tiến hóa - thích nghi là quá trình phát triển - kế thừa, gìn giữ những ưu việt đã có, tăng cường ưu việt mới, cải tạo sinh học bằng cách hoàn thiện cấu trúc chức năng sinh vật, biến đổi cơ thể sinh vật cho phù hợp, nhằm thích nghi với những biến đổi bất lợi, có tính ổn định lâu dài theo thời gian của môi trường, đạt hiệu quả cao trong việc mưu sinh, cố gắng sống còn.
Tiến hóa - thích nghi chính là nguồn gốc sinh ra muôn loài. Nhờ quá trình ấy mà sự sống mở rộng từ đơn bào đến đa bào, từ thụ động chờ ăn đến chủ động tìm ăn, từ cuộc sống trong nước đến cuộc sống trên cạn, từ cách sống chạy nhảy trên bộ đến cách sống bay lượn khắp không trung, từ to tát hộ pháp mà sức sống phong phanh như khủng long đến nhỏ nhắn tép riu mà sức sống phi thường như vi khuẩn, ..., ... Chính quá trình đó cũng là đầu mối sinh ra loài người - loài có tư duy trừu tượng, loài tự đinh ninh nhận mình là thống soái thế giới sinh vật trên Trái Đất (có lẽ cũng có gần đủ quyền năng đó nếu thoát ly được thế giới sinh vật, chế ngự được ung thư và lòng tham vô độ của chính mình!!!). Nếu tự giác bảo toàn tồn tại là đặc tính rõ ràng nhất để phân biệt vật chất đơn thuần với thế giới sjnh vật, thì lao động sáng tạo là đặc trưng rõ ràng nhất để phân biệt loài người với bộ phận sinh vật còn lại của thế giới sinh vật. Lao động sáng tạo là hoạt động tự giác cao nhất của chủ động phục vụ sống còn. Nó thay Tạo Hóa hoàn thiện nhanh chóng quá trình tiến hóa - thích nghi, nó tạo dựng được trên Trái Đất những thứ chưa từng xuất hiện trong môi trường thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Đặc biệt, nó mở ra ngày càng sâu rộng tầm quan sát và nhận thức của loài người đối với thế giới tự nhiên.
Không phải loài người được trang bị tư duy trừu tượng là nhờ một đấng thánh thần siêu nhiên nào ban phát, mà nhờ vào cuộc đấu tranh gian khổ trường kỳ để sinh tồn với một sức vóc tương đối nhỏ bé, một cấu trúc cơ thể không sẵn sàng chiến đấu, trong một phạm vi môi trường đặc thù, thích hợp cho tư duy trừu tượng hình thành và phát triển.
Tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ đã giúp loài người biết sống gắn kết hơn để duy trì sống còn như: hợp tác trong lao động, sống tương trợ theo cộng đồng, ..., ..., và quan trọng hơn cả là tìm ra được nguồn thức ăn mới (lúa nước), tự tạo ra được, có thể tích lũy để sống lâu dài mà không phải tìm kiếm thức ăn, từ đó mà tạo lập phương thức sống mới, được cho là cơ bản của loài người, chỉ loài người mới có, đó là định cư lâu dài và hợp quần xã hội.
Phương thức sống định cư lâu dài, tập hợp thành quần thể không phải chỉ khi xuất hiện loài người mới có mà đã có từ trước khi loài người xuất hiện rất lâu, có lẽ từ thời sơ sử sự sống trên Trái Đất vì tính ưu việt của nó, đó là một mặt, ít tốn năng lượng dùng cho mưu sinh, kéo theo lượng thức ăn cần cung cấp cũng ít đi, mặt khác là bảo vệ tốt hơn cho sự sống sinh vật trước các tai họa thiên nhiên. Vì lẽ đó, lúc đầu sự sống chỉ phát triển đến lối sống thực vật. Nhưng phương thức sống cố định tại chỗ trên cạn và hợp thành quần thể nương tựa vào nhau dần dần không còn đáp ứng được tính chủ động cố gắng mưu sinh để sống còn của toàn thể thế giới sinh vật nữa do tác động của qui luật phát triển lạm phát số lượng cá thể sinh vật trong một môi trường hạn định, làm một bộ phận sinh vật phải "biến" thành động vật. Sự "biến" đó là kết quả của quá trình tiến hóa - thích nghi, tưởng chớp nhoáng, nhưng thực ra là phải trải qua hàng tỷ năm.
Như vậy, từ một động vật giả nhân (vượn người tối cổ) phải đấu tranh sinh tồn lâu dài trong một môi trường tương đối khắc nghiệt đối với cơ thể sinh học đặc thù của giống loài mà sinh ra loài người được trang bị tư duy trừu tượng nhờ quá trình tiến hóa - thích nghi, từ giống loài tích cực chủ động kiếm ăn bằng hai bàn tay cùng với hai chân dùng để di chuyển mà tiến tới lao động sáng tạo, từ tập quán sống di cư, lang thang bầy đàn đến tập quán sống gia đình, định cư lâu dài, sản xuất lương thực, quây quần hợp thành xã hội phát triển, đã tổng hợp xây dựng nên một lối sống, một phương thức sống tối ưu để cố gắng sống còn trong thế giới sinh vật. Rõ ràng, nếu không có lao động sáng tạo, cách sống định cư ổn định và lối sống cộng đồng xã hội thì loài người không thể có được trình độ sống văn minh ngày nay.
Trước đây, khi lần đầu tiên nêu lên luận điểm lối sống cộng đồng xã hội là lối sống tối ưu của loài động vật có tư duy trừu tượng - loài người, chúng ta đã vô cùng áy náy với một trong những hiện tượng đặc trưng trong xã hội, đó là chiến tranh. Vì sao xã hội, hình thức tồn tại được cho là tối ưu để sống còn của sự sống, khi nó bao hàm cả chiến tranh, một hiện tượng có mục đích trái ngược với cố gắng duy trì sống còn?
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét