KIẾP GIANG HỒ 4
(ĐC sưu tầm trên NET)
Giang hồ Sài Gòn trước 1975: Trùm du đãng Mã Thầu Dậu
Mã Thầu Dậu nhận tất cả đơn đặt hàng giải
quyết ân oán trong đời thường và trong làm ăn. "Tiền nào của ấy" nên mỗi
dịch vụ đều có mức giá khác nhau.
Trùm du đãng một
vùng rộng lớn không hành xử như đám du đãng cắc ké. Chợ Lớn có trùm du
đãng ba Tàu Mã Thầu Dậu (Con ngựa đầu gà) nổi tiếng với vai trò đâm thuê
chém mướn.
Trùm bảo kê
Mã Thầu
Dậu xuất thân từ một đứa bé con nhà người Hoa gốc Quảng Đông nghèo. Tuổi
thơ Mã Thầu Dậu trải qua nhiều cơ cực, từ bửa củi thuê, bưng cà phê,
bưng hủ tiếu đến cả rửa chén bát thuê. Mã Thầu Dậu khởi nghiệp trùm du
đãng khét tiếng trên hè phố La Kai (đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 ngày
nay). Hắn nổi danh nhờ những vụ trừ khử đám du thủ du thực cho các chủ
tiệm buôn giàu có người Hoa và dần đi theo con đường đâm thuê chém mướn
chuyên nghiệp.
Khu vực chợ Lớn xưa
|
Băng du đãng Mã Thầu Dậu hùng cứ trong một khu vực
rộng lớn từ Chợ Quán vào tận khu Đại Thế Giới và đặt đại bản doanh tại
rạp hát Hào Huê trên đường Nguyễn Hoàng, quận 5 (Trần Phú ngày nay). Các
tên du đãng cắc ké đều phải lánh xa lãnh địa của trùm du đãng khét
tiếng Mã Thầu Dậu.
Trong lãnh địa, hễ có tiệm buôn, quán
ăn nào mới khai trương là lập tức, Mã Thầu Dậu tung đàn em đi khủng bố
tinh thần chủ nhân. Nhiều tên du đãng mặc áo chim cò dài tới gối, mặc
quần bó ống tuýp, phì phèo điếu thuốc vẻ mặt kênh đời rất ngầu đứng
trước cửa tiệm buôn vừa khai trương khiến nhiều người khiếp vía không
dám vào tiệm buôn mua hàng.
Bị đàn em Mã Thầu Dậu phong
tỏa tiệm buôn, quán ăn mới khai trương, các chủ kinh doanh người Hoa đối
mặt với nguy cơ ế ẩm, sớm đóng cửa dẹp tiệm nên họ phải tìm gặp Mã Thầu
Dậu năn nỉ ỉ ôi để hắn buông tha và chấp nhận nộp tiền hàng tháng. Theo
"luật của Mã Thầu Dậu", cơ sở làm ăn nhỏ nộp ít tiền, cơ sở lớn thì nộp
nhiều tiền. Mã Thầu Dậu nghiễm nhiên thu tiền bảo kê người mới ra làm
ăn trong lãnh địa của y. Bù lại, hễ ai quậy phá, quịt tiền tiệm buôn
hoặc quán ăn nào trong lãnh địa, lập tức Mã Thầu Dậu sai đàn em trừng
trị thích đáng.
"Giang sơn nào anh hùng ấy"
Năm
1966, trùm du đãng khét tiếng Đại Cathay nhận thấy lãnh địa của Mã Thầu
Dậu có nguồn lợi béo bở nên nảy ý định bành trướng. Đại Cathay phóng xe
gắn máy Goebel, theo sau là "cận thần" Lâm chín ngón cùng 9 tên du đãng
đèo nhau trên xe gắn máy Goebel. Nhiều người xớ rớ trước rạp hát Hào
Huê thấy sự chẳng lành nháo nhào bỏ chạy. Đội quân du đãng xâm lăng của
Đại Cathay rượt chém đàn em Mã Thầu Dậu túi bụi.
Để đối
phó lại, đàn anh Mã Thầu Dậu nhanh trí tổ chức phục kích. Đội quân xâm
lăng của Đại Cathay say máu đuổi chém lọt ổ phục kích của Mã Thầu Dậu.
Nhiều tên du đãng ba Tàu huơ mã tấu xông ra rượt chém đội quân xâm lấn
của Đại Cathay. Một số tên mất tinh thần chạy trốn vào rạp hát Hào Huê.
Du đãng ba Tàu dập hai cánh cửa sắt rạp hát, nhốt luôn mấy tên tù binh.
Lâm chín ngón liều mạng vung mã tấu chém đứt dây xích khóa cửa một con
hẻm, mở đường máu dìu đàn anh Đại Cathay chạy thoát. Sau lần thoát chết
trong gang tấc, Đại Cathay mất mặt bầu cua trên chốn giang hồ không dám
lai vãng vào Chợ Lớn nữa.
Sau vụ đó, băng nhóm của Mã
Thầu Dậu càng nổi danh. Những người làm ăn có phát sinh mâu thuẫn cũng
nhờ Mã Thầu Dậu trừng trị đối thủ. Mã Thầu Dậu nhận tất cả đơn đặt hàng
giải quyết ân oán trong đời thường và trong làm ăn. "Tiền nào của ấy"
nên mỗi dịch vụ đều có mức giá khác nhau. Có điều, Mã Thầu Dậu không bao
giờ thu tiền trước của khách hàng. Nhận việc rồi, Mã Thầu Dậu mới cử
đàn em theo dõi đường đi nước bước, gia thế của người cần "xử lý".
Có
người đang đi trên đường vô cớ bị du đãng ba Tàu đánh dằn mặt để đời.
Lại có người đang đi trên đường vô cớ bị mấy tên du đãng xúm lại đánh
hội đồng tả tơi mang thương tích trầm trọng. Cũng có người đang ở nhà
bỗng dưng bị đám du đãng ba Tàu chạy xe gắn máy Goebel kéo tới đập phá
tan nát nhà cửa…
Ăn chơi như trùm du đãng
Vì
có nhiều tiền từ bảo kê và đâm thuê chém mướn nên Mã Thầu Dậu rất chải
chuốt. Y đeo kính đen gọng bự, mặc áo chim cò hở ngực, đeo dây chuyền
dài lủng lẳng mặt đồng đô la, tay đeo lắc vàng tây bự tổ bố, mặc quần bó
ống tuýp, đi giày Chicago láng bóng. Mã Thầu Dậu ngậm thuốc thơm, ngự
trên xế hộp Peugoet 203 mui trần dạo chơi trong Chợ Lớn. Đàn anh Mã Thầu
Dậu ăn nhà hàng, ngủ khách sạn, chơi đĩ hạng sang... Đám du đãng đàn em
của Dậu cũng hưởng ơn mưa móc của đàn anh mà tụ tập nhậu nhẹt, cờ bạc,
hút xách, chơi gái tùm lum. Nhiều người hiền lành không dám ngó mặt đám
du đãng vì sợ bị chúng đánh bất tử.
Sau ngày giải phóng,
chính quyền cách mạng chủ trương lành mạnh hóa xã hội. Trùm du đãng đâm
thuê chém mướm Mã Thầu Dậu bị bắt đi tập trung cải tạo dài hạn. Trong
trại cải tạo, Mã Thầu Dậu sống thiếu thốn mọi thứ, lại phải đổ mồ hôi
lao động.
Sau gần 8 năm đi tập trung cải tạo, Mã Thầu Dậu
được trả tự do. Về đời, Mã Thầu Dậu tỏ ra ăn năn sám hối làm ăn kiếm
sống lương thiện. Phận số Mã Thầu Dậu diễm phúc hơn nhiều đàn em du đãng
vùi thây trong bãi tha ma ở một số trại cải tạo.
Thuở hỗn mang
Trước năm 1975, cao bồi, du đãng hoành hành
khắp Sài Gòn - Chợ Lớn. Hầu như khu vực nào trong thành phố cũng đều
có đàn anh xếp sòng du đãng, nhũng nhiễu lương dân. Du đãng phá xóm,
phá làng, ăn quịt, bắt địa (trấn lột), giựt dọc. Chúng thường tụ tập
thục (chọc) bi da, nhậu nhẹt, hút xách rồi văng tục chửi thề ỏm tỏi. Hễ
thấy thanh niên nào có vẻ kênh kiệu thì chúng kiếm chuyện, gây gổ đánh
"hội đồng" gây thương tích nặng. Đang ngồi trong quán nước, hễ thấy ai
ngó mình, chúng sẽ kiếm chuyện rồi đả thương người vô tội. Bọn chúng
còn đứng bến bắt địa các chủ xe lam, xe đò... Trong phạm vi rộng lớn
của thành phố đều có các trùm du đãng.
|
Theo Người Đưa Tin
So với Mã Thầu Dậu, vốn chỉ "hữu dũng vô mưu" thì Tín Mã Nàm lại là nhân vật cộm cán ở khu vực Chợ Lớn có tài mưu lược. Nhiều người biết về xuất xứ của y đã cho rằng, Tín Mã Nàm là nhân vật số 2 của Hồng Môn hội bên Trung Hoa.
Vì thế, cách điều hành của trùm hắc đạo ở khu vực Chợ Lớn
này cũng có nét tương đồng với Hồng Môn hội. Là một tay tinh thông võ
thuật, có thể hình hộ pháp và khi trở thành trùm các băng đảng trong thế giới
ngầm của cộng đồng người Hoa, Tín Mã Nàm từng khiến "tứ vương" giang hồ
Sài Gòn trước 1975 là Đại - Tỳ - Cái - Thế cũng phải nể phục. Xung
quanh đại ca giang hồ này có không ít giai thoại.
Tiếng sét ái tình của con ngựa điên
Tín Mã Nàm xuất thân trong một gia đình người Hoa Nùng di cư vào Nam ở khu Tự Do thôn quận 6. Bản tính thanh niên Hoa Nùng rất chịu chơi nên thường đăng vào sắc lính biệt kích Mỹ dữ dằn. Chú bé Nàm chẩy (nghĩa là thằng Nam) sớm bỏ nhà lăn lóc bụi đời rồi dấn thân vào chốn giang hồ. Tính tình Nàm chẩy hơi điên điên nên có biệt danh Tín Mã Nàm (Nam ngựa điên) rất liều lĩnh khiến dân giang hồ đều nể mặt. Tín Mã Nàm sớm trở thành đàn anh đứng đầu một băng du đãng hoạt động theo phong cách Hồng Môn hội hắc đạo bên Trung Hoa.
Đàn anh Tín Mã Nàm điều hành đám đàn em hoạt động kinh tế đen trong nhiều năm ở Chợ Lớn. Tín Mã Nàm là đầu mối cung ứng thuốc phiện cho những động hút ở Chợ Lớn. Y còn buôn rượu lậu bỏ mối cho nhiều phòng trà, vũ trường nhà hàng ở Chợ Lớn. Ông chủ doanh nghiệp nào tỏ ra cứng đầu đều bị Tín Mã Nàm sai đàn em sửa trị tởn tới già. Do vậy, ai nấy răm rắp nhận hàng giá cao của Tín Mã Nàm.
Thời kỳ bạch phiến lan tràn khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, Tín Mã Nàm nhanh chóng nắm bắt cơ hội hái ra nhiều tiền. Y sớm trở thành đầu mối lớn cung ứng bạch phiến cho những điểm bán lẻ khắp Chợ Lớn.
Một lần, Tín Mã Nàm vào chơi phòng trà ca nhạc Triều Châu Lệ Uyển trên đường Tổng đốc Phương quận 5 (Châu Văn Liêm ngày nay) bị tiếng sét ái tình từ cô ca sĩ xinh đẹp Thục Vy đang hát trên sân khấu. Sau đó, Tín Mã Nàm cử đàn em tìm hiểu nhân thân, lai lịch, gia đình của Thục Vy. Biết cô ca sĩ xinh đẹp đã có chồng và một con thơ, Tín Mã Nàm rắp tâm chiếm đoạt Thục Vy cho bằng được. Thế là y sai đàn em đâm mù đôi mắt của chồng Thục Vy rồi giở nhiều thủ đoạn ép Thục Vy làm vợ mình. Kết cục, gia đình cô ca sĩ xinh đẹp tan nát, người chồng hiền lành bị mù đôi mắt lê la dắt đứa con gái nhỏ đi ăn xin. Nhiều người kể rằng tuy Thục Vy sống trong nhung lụa bên cạnh Tín Mã Nàm nhưng luôn thương nhớ chồng con. Tuy nhiên, do phận liễu yếu đào tơ, cô đành phải cắn răng chung sống với Tín Mã Nàm.
Tín Mã Nàm kiếm được nhiều tiền nhờ hoạt động kinh tế đen. Y làm chủ một tiệm uốn tóc trang điểm làm đẹp ở Chợ Lớn. Giang hồ đồn thổi rằng Tín Mã Nàm đã từng gởi mấy chục triệu đồng (thời ấy giá vàng chưa tới 10.000 đồng mỗi lượng) trong ngân hàng.
Toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Hoa kiều Chợ Lớn đều có cổ phần của giới hắc đạo (ảnh minh họa)
Làm tay sai cũng không thoát lưới trời
Nhiều người dân Sài Gòn còn nhớ câu chuyện, một lần có đàn em của Tín Mã Nàm phạm tội giết người, bị câu lưu trong bót cảnh sát quận 5. Tín Mã Nàm liều lĩnh ra mặt, mời Trưởng ty cảnh sát quận 5 đi nhậu tại nhà hàng Ái Huê rồi gởi quà là nhẫn hột xoàn bự cho vợ Trưởng ty cảnh sát. Tín Mã Nam không quên dúi phong bì đựng tiền dày cộm biếu con Trưởng ty cảnh sát quận 5.
Dù vậy, sau tiệc nhật, Trưởng ty cảnh sát quận 5 vẫn không thả đàn em Tín Mã Nàm ra. Trùm hắc đạo Chợ Lớn Tín Mã Nàm nhiều lần khủng bố tinh thần Trưởng ty cảnh sát quận 5 buộc ông này đành thả đàn em Tín Mã Nàm ra khỏi bót vì muốn bảo toàn mạng sống vợ con.
Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, trung tá không quân Lê Ngọc Trụ, (đàn em của thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan vây cánh Nguyễn Cao Kỳ) về giữ chức vụ Trưởng ty cảnh sát quận 5. "Cò" Trụ triệt để bài trừ du đãng ra lệnh toàn thể nhân viên công lực dưới quyền lùng bắt sạch du đãng. Nhiều tên du đãng Ba Tàu bị hốt về bót quận 5 nằm khám, mấy chú cảnh sát thay nhau tra tấn, hành hạ du đãng cho bỏ ghét. Quần áo, dây nịt của đu đãng bị tịch thu cắt xé tan nát. Đồ trang sức đúng điệu du đãng bị vứt bỏ. Cái tên "cò" Trụ nổi tiếng bài trừ du đãng trở thành nỗi ám ảnh trong giới giang hồ Chợ Lớn. Kể cả dân chơi Chợ Lớn cũng phải khiếp sợ oai danh "cò" Trụ.
Sợ oai "cò" Trụ, Tín Mã Nàm phải lui vào bóng tối không dám xuất đầu lộ diện trong một khoảng thời gian dài. Cũng từ đó, lương dân Chợ Lớn được sống trong yên bình.
Cũng có giai thoại cho rằng, dưới thời Diệm - Nhu, toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Hoa kiều Chợ Lớn đều có cổ phần của giới hắc đạo. Toàn bộ nhà hàng, sòng bạc, tiệm hút..., đều do giới này quản lý hoặc hùn hạp.
Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính tháng 11/1963, do tham lam, chính Tín Mã Nàm đã khiến giới hắc đạo suy yếu. Bắt tay với khá nhiều tướng lĩnh, chính khách thuộc phe đảo chính, "con ngựa điên" đã bán đứng một số cơ sở kinh tài của các bang hội cho chính quyền mới, tố họ là cơ sở kinh tài của Diệm - Nhu. Mặt khác, Tín Mã Nàm cũng tố cáo và giao nộp cho cảnh sát một loạt tay giang hồ Hoa kiều không ăn cánh với y như Hỏi Phoòng Kin, Sú Hồng, Cọp Chảy, Quầy Thầu Hao, Hắc Quẩy Chảy... nhằm củng cố địa vị "vua hắc đạo" của mình. Vì vậy, Tín Mã Nàm được trung tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng ty cảnh sát quận 5 trọng dụng và ưu đãi, trong khi nhiều đàn em oán giận và tìm cách trả đũa.
Sau giải phóng, công an thành phố Hồ Chí Minh tung quân lùng bắt Tín Mã Nàm vì hắn đã gây nhiều tội ác trong chế độ cũ. Y phải cải dạng, trốn chui trốn nhủi. Tuy nhiên, cơ quan công an đã bắt được hai tên Hải Phòng Kim, Tài Xè là đàn em của Tín Mã Nàm. Sau đó, cơ quan công an còn tiếp tục bắt được nhiều đàn em của Tín Mã Nàm. Duy chỉ có đàn anh Tín Mã Nàm là vẫn "bặt vô âm tín".
Năm 1979, Tín Mã Nàm định vượt biên ra nước ngoài thì được nhân viên tình báo Trung Quốc ở Chợ Lớn móc nối. Hắn được những người đồng chủng Trung Quốc giao nhiệm vụ nổ bom ở Chợ Lớn gây rối an ninh trật tự nhằm khủng bố tinh thần dân chúng, khiến họ không tin tưởng chính quyền Cách mạng nữa. Công an thành phố đã khổ công lần ra dấu vết Tín Mã Nàm và bắt được y. Kết cục, Tín Mã Nàm phải trả một giá rất đắt, tương xứng những tội lỗi do y gây ra.
Để loại trừ ung nhọt tàn tích của chế độ cũ đầy nhiễu nhương nhằm xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn, chính quyền Cách mạng đã trừng phạt thích đáng tên tội phạm khét tiếng Chợ Lớn. Nhân tâm Chợ Lớn thán phục công an Cách mạng chí công vô tư, tài giỏi truy bắt tên tội phạm đầu sỏ nguy hiểm, nhằm bảo vệ cuộc sống nhân dân yên bình. Họ bảo công an Cách mạng cao cả hơn hẳn cảnh sát chế độ cũ chuyên ăn hối lộ, ích kỷ tới mức chỉ lo bảo toàn mạng sống của mình và vợ con nên dung túng cho đám du đãng ba Tàu lộng hành tác oai tác quái lương dân Chợ Lớn.
Trung Nghĩa
Tiếng sét ái tình của con ngựa điên
Tín Mã Nàm xuất thân trong một gia đình người Hoa Nùng di cư vào Nam ở khu Tự Do thôn quận 6. Bản tính thanh niên Hoa Nùng rất chịu chơi nên thường đăng vào sắc lính biệt kích Mỹ dữ dằn. Chú bé Nàm chẩy (nghĩa là thằng Nam) sớm bỏ nhà lăn lóc bụi đời rồi dấn thân vào chốn giang hồ. Tính tình Nàm chẩy hơi điên điên nên có biệt danh Tín Mã Nàm (Nam ngựa điên) rất liều lĩnh khiến dân giang hồ đều nể mặt. Tín Mã Nàm sớm trở thành đàn anh đứng đầu một băng du đãng hoạt động theo phong cách Hồng Môn hội hắc đạo bên Trung Hoa.
Đàn anh Tín Mã Nàm điều hành đám đàn em hoạt động kinh tế đen trong nhiều năm ở Chợ Lớn. Tín Mã Nàm là đầu mối cung ứng thuốc phiện cho những động hút ở Chợ Lớn. Y còn buôn rượu lậu bỏ mối cho nhiều phòng trà, vũ trường nhà hàng ở Chợ Lớn. Ông chủ doanh nghiệp nào tỏ ra cứng đầu đều bị Tín Mã Nàm sai đàn em sửa trị tởn tới già. Do vậy, ai nấy răm rắp nhận hàng giá cao của Tín Mã Nàm.
Thời kỳ bạch phiến lan tràn khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, Tín Mã Nàm nhanh chóng nắm bắt cơ hội hái ra nhiều tiền. Y sớm trở thành đầu mối lớn cung ứng bạch phiến cho những điểm bán lẻ khắp Chợ Lớn.
Một lần, Tín Mã Nàm vào chơi phòng trà ca nhạc Triều Châu Lệ Uyển trên đường Tổng đốc Phương quận 5 (Châu Văn Liêm ngày nay) bị tiếng sét ái tình từ cô ca sĩ xinh đẹp Thục Vy đang hát trên sân khấu. Sau đó, Tín Mã Nàm cử đàn em tìm hiểu nhân thân, lai lịch, gia đình của Thục Vy. Biết cô ca sĩ xinh đẹp đã có chồng và một con thơ, Tín Mã Nàm rắp tâm chiếm đoạt Thục Vy cho bằng được. Thế là y sai đàn em đâm mù đôi mắt của chồng Thục Vy rồi giở nhiều thủ đoạn ép Thục Vy làm vợ mình. Kết cục, gia đình cô ca sĩ xinh đẹp tan nát, người chồng hiền lành bị mù đôi mắt lê la dắt đứa con gái nhỏ đi ăn xin. Nhiều người kể rằng tuy Thục Vy sống trong nhung lụa bên cạnh Tín Mã Nàm nhưng luôn thương nhớ chồng con. Tuy nhiên, do phận liễu yếu đào tơ, cô đành phải cắn răng chung sống với Tín Mã Nàm.
Tín Mã Nàm kiếm được nhiều tiền nhờ hoạt động kinh tế đen. Y làm chủ một tiệm uốn tóc trang điểm làm đẹp ở Chợ Lớn. Giang hồ đồn thổi rằng Tín Mã Nàm đã từng gởi mấy chục triệu đồng (thời ấy giá vàng chưa tới 10.000 đồng mỗi lượng) trong ngân hàng.
Toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Hoa kiều Chợ Lớn đều có cổ phần của giới hắc đạo (ảnh minh họa)
Làm tay sai cũng không thoát lưới trời
Nhiều người dân Sài Gòn còn nhớ câu chuyện, một lần có đàn em của Tín Mã Nàm phạm tội giết người, bị câu lưu trong bót cảnh sát quận 5. Tín Mã Nàm liều lĩnh ra mặt, mời Trưởng ty cảnh sát quận 5 đi nhậu tại nhà hàng Ái Huê rồi gởi quà là nhẫn hột xoàn bự cho vợ Trưởng ty cảnh sát. Tín Mã Nam không quên dúi phong bì đựng tiền dày cộm biếu con Trưởng ty cảnh sát quận 5.
Dù vậy, sau tiệc nhật, Trưởng ty cảnh sát quận 5 vẫn không thả đàn em Tín Mã Nàm ra. Trùm hắc đạo Chợ Lớn Tín Mã Nàm nhiều lần khủng bố tinh thần Trưởng ty cảnh sát quận 5 buộc ông này đành thả đàn em Tín Mã Nàm ra khỏi bót vì muốn bảo toàn mạng sống vợ con.
Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, trung tá không quân Lê Ngọc Trụ, (đàn em của thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan vây cánh Nguyễn Cao Kỳ) về giữ chức vụ Trưởng ty cảnh sát quận 5. "Cò" Trụ triệt để bài trừ du đãng ra lệnh toàn thể nhân viên công lực dưới quyền lùng bắt sạch du đãng. Nhiều tên du đãng Ba Tàu bị hốt về bót quận 5 nằm khám, mấy chú cảnh sát thay nhau tra tấn, hành hạ du đãng cho bỏ ghét. Quần áo, dây nịt của đu đãng bị tịch thu cắt xé tan nát. Đồ trang sức đúng điệu du đãng bị vứt bỏ. Cái tên "cò" Trụ nổi tiếng bài trừ du đãng trở thành nỗi ám ảnh trong giới giang hồ Chợ Lớn. Kể cả dân chơi Chợ Lớn cũng phải khiếp sợ oai danh "cò" Trụ.
Sợ oai "cò" Trụ, Tín Mã Nàm phải lui vào bóng tối không dám xuất đầu lộ diện trong một khoảng thời gian dài. Cũng từ đó, lương dân Chợ Lớn được sống trong yên bình.
Cũng có giai thoại cho rằng, dưới thời Diệm - Nhu, toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Hoa kiều Chợ Lớn đều có cổ phần của giới hắc đạo. Toàn bộ nhà hàng, sòng bạc, tiệm hút..., đều do giới này quản lý hoặc hùn hạp.
Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính tháng 11/1963, do tham lam, chính Tín Mã Nàm đã khiến giới hắc đạo suy yếu. Bắt tay với khá nhiều tướng lĩnh, chính khách thuộc phe đảo chính, "con ngựa điên" đã bán đứng một số cơ sở kinh tài của các bang hội cho chính quyền mới, tố họ là cơ sở kinh tài của Diệm - Nhu. Mặt khác, Tín Mã Nàm cũng tố cáo và giao nộp cho cảnh sát một loạt tay giang hồ Hoa kiều không ăn cánh với y như Hỏi Phoòng Kin, Sú Hồng, Cọp Chảy, Quầy Thầu Hao, Hắc Quẩy Chảy... nhằm củng cố địa vị "vua hắc đạo" của mình. Vì vậy, Tín Mã Nàm được trung tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng ty cảnh sát quận 5 trọng dụng và ưu đãi, trong khi nhiều đàn em oán giận và tìm cách trả đũa.
Sau giải phóng, công an thành phố Hồ Chí Minh tung quân lùng bắt Tín Mã Nàm vì hắn đã gây nhiều tội ác trong chế độ cũ. Y phải cải dạng, trốn chui trốn nhủi. Tuy nhiên, cơ quan công an đã bắt được hai tên Hải Phòng Kim, Tài Xè là đàn em của Tín Mã Nàm. Sau đó, cơ quan công an còn tiếp tục bắt được nhiều đàn em của Tín Mã Nàm. Duy chỉ có đàn anh Tín Mã Nàm là vẫn "bặt vô âm tín".
Năm 1979, Tín Mã Nàm định vượt biên ra nước ngoài thì được nhân viên tình báo Trung Quốc ở Chợ Lớn móc nối. Hắn được những người đồng chủng Trung Quốc giao nhiệm vụ nổ bom ở Chợ Lớn gây rối an ninh trật tự nhằm khủng bố tinh thần dân chúng, khiến họ không tin tưởng chính quyền Cách mạng nữa. Công an thành phố đã khổ công lần ra dấu vết Tín Mã Nàm và bắt được y. Kết cục, Tín Mã Nàm phải trả một giá rất đắt, tương xứng những tội lỗi do y gây ra.
Để loại trừ ung nhọt tàn tích của chế độ cũ đầy nhiễu nhương nhằm xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn, chính quyền Cách mạng đã trừng phạt thích đáng tên tội phạm khét tiếng Chợ Lớn. Nhân tâm Chợ Lớn thán phục công an Cách mạng chí công vô tư, tài giỏi truy bắt tên tội phạm đầu sỏ nguy hiểm, nhằm bảo vệ cuộc sống nhân dân yên bình. Họ bảo công an Cách mạng cao cả hơn hẳn cảnh sát chế độ cũ chuyên ăn hối lộ, ích kỷ tới mức chỉ lo bảo toàn mạng sống của mình và vợ con nên dung túng cho đám du đãng ba Tàu lộng hành tác oai tác quái lương dân Chợ Lớn.
Hổ phụ sinh hổ tử Sau ngày giải phóng Sài Gòn, cơ quan công an liên tục phá các đường dây phân phối ma túy tổng hợp tại TP.HCM. Trong đó, có nhiều đường dây hoạt động mạnh và địa bàn khá rộng. Điển hình như vụ Lư Gia Vị, tức Cá Hù (sinh năm 1972, ngụ hẻm 100 Tân Khai, phường 4, quận 11). Đáng nói, Cá Hù chính là con trai người vợ út của Tín Mã Nàm. Cùng với Cá Hù thì Cá Sèn là anh trai, tên thật là Lư Gia Tường (sinh năm 1966) cũng nhúng tay vào ma túy. Cá Sèn là một tay chuyên cung cấp thuốc lắc tại các quán bar, vũ trường… |
Nhận xét
Đăng nhận xét