ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 4
(http://danong.com
10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới
Đỗ Quyên
04/08/2011
Nơi từng giam giữ nhiều tù chính trị Việt Nam thời Pháp thuộc, với các loại hình tra tấn dã man cũng nằm trong danh sách này.
Nhà tù Alcatraz (Mỹ)
Alcatraz là nhà tù khét tiếng nhất ở Mỹ, với những tù nhân “lừng danh” như Al Capone và "súng máy" Kelly. Nhà tù này nằm ở một hòn đảo toàn đá lớn và bao xung quanh là nước lạnh, nên việc vượt ngục là điều khó có thể thực hiện được. Trong số 36 tù nhân từng vượt ngục, có 23 người bị bắt lại, 6 người bị bắn hoặc chết, 2 người bị chìm. 5 người còn lại không còn thấy xuất hiện, người ta cho rằng họ đã bị chìm và không tìm thấy xác.
Tháp London (Anh)
Tháp London từng là nhà tù trong khoảng thời gian từ năm 1100 tới giữa thế kỷ 20. Các tù nhân nổi tiếng đã từng “nếm mật nằm gai” trong nhà tù này là Thomas More, Vua Henry VI, Anne Boleyn và Catherine Howard (các bà vợ của vua Henry VIII), Rudolph Hess. Đây là nhà tù có nhiều giai thoại về ma huyền bí ở Anh.
Đảo Devil's Island (Pháp)
Năm 1852, nhà tù trên đảo này bắt đầu đi vào hoạt động. Khét tiếng là nơi giam giữ đủ loại tội phạm từ tù chính trị đến cướp của, giết người, nhà tù này có đủ loại hình tra tấn dã man. Những tù nhân có gan vượt ngục sẽ phải vượt qua nhiều con sông lớn và rừng rộng.
Chateau d'If (Pháp)
Chateau d’If từ năm 1634 tới cuối thế kỷ 19 là nhà ngục giam giữ các tù nhân chính trị và tôn giáo. Thời đó, những tù nhân giàu có và có địa vị trong tù sẽ được đối xử tốt hơn. Hiện nhà tù này vẫn là một trong những nơi giam giữ nổi tiếng nhất thế giới.
Nhà tù Maison des Esclaves (Senegal)
Nhà tù Maison des Esclaves nằm trên đảo Goree thuộc Senegal từng là nơi giam giữ nô lệ châu Phi. Ngày nay, Maison des Esclaves trở thành bảo tàng giúp nhiều người châu Phi và châu Mỹ tìm nguồn gốc của mình.
Đảo Robben (Nam Phi)
Đảo Robben thuộc địa phận Cape Town, Nam Phi. Đảo này có rất nhiều chức năng, trong đó có thời gian đóng vai trò như một nhà tù thuộc địa. Ngày nay, hòn đảo xanh tươi này trở thành điểm du lịch hút khách của Nam Phi.
Nhà tù Elmina (Ghana)
Được xây dựng năm 1492, Elmina ở Ghana là nơi giam giữ nô lệ. Sử sách ghi lại rằng nơi đây trong một phòng giam có tới 200 người bị nhốt chung, họ không có đủ chỗ để nằm.
Port Arthur (Australia)
Port Arthur là nhà tù ở Tasmania (Australia). Ngày 28/4/1996, một tay súng đã xả đạn vào những người tới thăm nhà tù, khiến 35 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương. Vụ việc đã trở thành một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thời gian gần đây.
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia)
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây từng là trường phổ thông trung học, trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người, phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Khmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Hàng nghìn người đã bị tra tấn ở đây, chỉ có một số ít tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là “nỗi ác mộng” đối với người Campuchia. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình.
Hỏa Lò (Việt Nam)
Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố. Nơi đây giam giữ những tù nhân chính trị, những người ái quốc, cộng sản chống lại chính quyền thực dân Pháp.
Ngày nay, Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ làm nơi tham quan cho du khách, khu vực còn lại là cao ốc thương mại với tên Tháp Hà Nội. Khu trại giam hiện chuyển xuống khu vực Xuân Phương, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
Theo Zing
Bài, ảnh: Tiến Trình
(Từ Phnom Penh, Vương quốc Campuchia)
Nhà tù Alcatraz (Mỹ)
Alcatraz là nhà tù khét tiếng nhất ở Mỹ, với những tù nhân “lừng danh” như Al Capone và "súng máy" Kelly. Nhà tù này nằm ở một hòn đảo toàn đá lớn và bao xung quanh là nước lạnh, nên việc vượt ngục là điều khó có thể thực hiện được. Trong số 36 tù nhân từng vượt ngục, có 23 người bị bắt lại, 6 người bị bắn hoặc chết, 2 người bị chìm. 5 người còn lại không còn thấy xuất hiện, người ta cho rằng họ đã bị chìm và không tìm thấy xác.
Tháp London (Anh)
Tháp London từng là nhà tù trong khoảng thời gian từ năm 1100 tới giữa thế kỷ 20. Các tù nhân nổi tiếng đã từng “nếm mật nằm gai” trong nhà tù này là Thomas More, Vua Henry VI, Anne Boleyn và Catherine Howard (các bà vợ của vua Henry VIII), Rudolph Hess. Đây là nhà tù có nhiều giai thoại về ma huyền bí ở Anh.
Đảo Devil's Island (Pháp)
Năm 1852, nhà tù trên đảo này bắt đầu đi vào hoạt động. Khét tiếng là nơi giam giữ đủ loại tội phạm từ tù chính trị đến cướp của, giết người, nhà tù này có đủ loại hình tra tấn dã man. Những tù nhân có gan vượt ngục sẽ phải vượt qua nhiều con sông lớn và rừng rộng.
Chateau d'If (Pháp)
Chateau d’If từ năm 1634 tới cuối thế kỷ 19 là nhà ngục giam giữ các tù nhân chính trị và tôn giáo. Thời đó, những tù nhân giàu có và có địa vị trong tù sẽ được đối xử tốt hơn. Hiện nhà tù này vẫn là một trong những nơi giam giữ nổi tiếng nhất thế giới.
Nhà tù Maison des Esclaves (Senegal)
Nhà tù Maison des Esclaves nằm trên đảo Goree thuộc Senegal từng là nơi giam giữ nô lệ châu Phi. Ngày nay, Maison des Esclaves trở thành bảo tàng giúp nhiều người châu Phi và châu Mỹ tìm nguồn gốc của mình.
Đảo Robben (Nam Phi)
Đảo Robben thuộc địa phận Cape Town, Nam Phi. Đảo này có rất nhiều chức năng, trong đó có thời gian đóng vai trò như một nhà tù thuộc địa. Ngày nay, hòn đảo xanh tươi này trở thành điểm du lịch hút khách của Nam Phi.
Nhà tù Elmina (Ghana)
Được xây dựng năm 1492, Elmina ở Ghana là nơi giam giữ nô lệ. Sử sách ghi lại rằng nơi đây trong một phòng giam có tới 200 người bị nhốt chung, họ không có đủ chỗ để nằm.
Port Arthur (Australia)
Port Arthur là nhà tù ở Tasmania (Australia). Ngày 28/4/1996, một tay súng đã xả đạn vào những người tới thăm nhà tù, khiến 35 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương. Vụ việc đã trở thành một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thời gian gần đây.
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (Campuchia)
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây từng là trường phổ thông trung học, trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người, phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Khmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Hàng nghìn người đã bị tra tấn ở đây, chỉ có một số ít tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là “nỗi ác mộng” đối với người Campuchia. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình.
Hỏa Lò (Việt Nam)
Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu vực lúc đó là ngoại vi thành phố. Nơi đây giam giữ những tù nhân chính trị, những người ái quốc, cộng sản chống lại chính quyền thực dân Pháp.
Ngày nay, Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ làm nơi tham quan cho du khách, khu vực còn lại là cao ốc thương mại với tên Tháp Hà Nội. Khu trại giam hiện chuyển xuống khu vực Xuân Phương, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
Theo Zing
Sự thật ở nhà tù Tuol Sleng
(TNO) Phát biểu gây sóng gió của quyền chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) ông Kem Sokha khi cho rằng Khmer Đỏ “không giết người”, hơn nữa ông này còn vu cáo Việt Nam “dàn dựng” các hiện vật tại nhà tù Tuol Sleng, đã gây nên cơn phẫn nộ từ các nạn nhân, thân nhân của những người xấu số chết thảm thời Khmer Đỏ.
Trong khi những nạn nhân của Khmer Đỏ tại Phnom Penh và các tỉnh lân cận kéo về Quảng trường Tự Do ở thủ đô để biểu tình đòi ông Kem Sokha phải lên tiếng xin lỗi sáng nay 9.6 thì cũng có một làn sóng khác từ khắp nơi đổ về nhà tù Tuol Sleng để tận mắt chứng kiến, chia sẻ những nỗi đau với gia đình các nạn nhân và bày tỏ căm phẫn trước tội ác của Khmer Đỏ tại nhà tù nổi tiếng này.
Không chỉ người dân Campuchia, nhiều lượt khách quốc tế cũng tìm đến nhà tù Tuol Sleng để tận mắt chứng kiến nơi một thời được gọi là “địa ngục trần gian” này Nhiều trường học tại Campuchia đã tổ chức cho học sinh đến tham quan tại nhà tù Tuol Sleng để giáo dục thế hệ trẻ không quên những nỗi đau mà Khmer Đỏ đã gây ra cho đất nước Campuchia Bên trong khuôn viên nhà tù là 14 ngôi mộ của những nạn nhân cuối cùng bị Khmer Đỏ sát hại tại đây Nhà tù Tuol Sleng vốn là trường học, bị Khmer Đỏ sửa lại thành nơi giam giữ, thẩm vấn và sát hại những người vô tội Học sinh Campuchia được thuyết trình về những đau khổ mà các tù nhân phải chịu đựng tại các phòng giam “không phải để cho người” này Các bạn trẻ Campuchia trước phần thân thể còn lại của một nạn nhân bị Khmer Đỏ giết hại Di ảnh của các nạn nhân tại nhà tù Tuol Sleng do Khmer Đỏ chụp lại để làm hồ sơ theo dõi Ảnh và tiểu sử tội ác của một trong những người cầm đầu nhóm diệt chủng thời chính quyền Khmer Đỏ Nhiều khách tham quan thấy rợn người, không dám bước vào khu vực dùng để biệt giam các nạn nhân Vật dụng mà Khmer Đỏ dùng để tra tấn tù nhân tại nhà tù Tuol Sleng Những hình ảnh tàn độc này được một người tù sống sót vẽ lại, như là những bằng chứng mà ông chứng kiến lúc bị giam tại đây Bản đồ Campuchia làm bằng sọ của các nạn nhân tại nhà tù Tuol Sleng, một thời là biểu tượng đau đớn trong “thời kỳ đen tối” của đất nước chùa tháp này Chiếc gối của các nạn nhân tại nhà tù. Không ai biết được có bao nhiêu người nằm trên chiếc gối bị sát hại Các bạn trẻ Campuchia thắp nhang tưởng nhớ những nạn nhân bị Khmer Đỏ sát hại tại nhà tù Tuol Sleng |
(Từ Phnom Penh, Vương quốc Campuchia)
Nhận xét
Đăng nhận xét