Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 704

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                               Tin tức  Đông Tây 24 giờ ngày 15/6/2017

                                                  Thời sự Let's cà phê sáng 16/6/2017

                                                     Tin biển đông sáng 16/6/2017

                                                                     tin quân sự

                              Không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc là ngụy biện

Phó thủ tướng: Ai tư duy nhiệm kỳ thì không xứng đáng làm cán bộ

Đăng đàn cuối cùng trong 3 ngày chất vấn ở Quốc hội, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình đã giải đáp nhiều câu hỏi "nóng".

pho-thu-tuong-ai-tu-duy-nhiem-ky-thi-khong-xung-dang-lam-can-bo-page-2
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình.
"Cán bộ phải có tư duy phục vụ"
Đề cập tư duy nhiệm kỳ, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Trưởng ban Dân tộc Tôn giáo Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cho rằng câu chuyện này đang tồn tại ở nhiều ngành, nhiều cấp dẫn tới cắt khúc trong quản lý, phân tán nguồn lực đầu tư. “Làm sao để hạn chế, tiến tới bỏ tư duy nhiệm kỳ trong các ngành, cấp”, nữ đại biểu tỉnh Đồng Tháp chất vấn.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình thẳng thắn nói, những cán bộ có tư duy nhiệm kỳ không xứng đáng ở trong bộ máy; để xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân thì cán bộ phải có tư duy phục vụ. Người được bổ nhiệm vào bất cứ vị trí công tác nào phải chuẩn mực, thực thi công vụ đúng tinh thần Chính phủ kiến tạo.
Phó thủ tướng nói về tư duy nhiệm kỳ
Theo ông, những trường hợp bổ nhiệm không đúng mà đại biểu nêu ra là do khâu quy hoạch, đánh giá cán bộ chưa chính xác. Ông cho rằng cần tăng cường kiểm tra để phát hiện những cán bộ không thực hiện đúng nghị quyết, tinh thần trách nhiệm và nhiệm vụ được phân công.
“Tư duy nhiệm kỳ rất tinh vi, có thể vì lợi ích nhóm, vì muốn thể hiện mình cho nhiệm kỳ tới, hoặc thấy mình đã hết nhiệm kỳ thì thôi không quyết tâm, nỗ lực nữa. Tất cả những biểu hiện này đòi hỏi chúng ta phải tăng cường xây dựng thể chế, kiểm tra phát hiện để có giải pháp kịp thời”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Thu hồi các quyết định bổ nhiệm người nhà sai quy định
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền - Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên, bày tỏ lo lắng trước hiện trạng dự án đầu tư đắp chiếu, rồi công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, lợi ích nhóm ngày càng có xu hướng tương đồng về đặc tính, đúng quy trình pháp luật nhưng yếu tố người nhà “giọt máu đào hơn ao nước lã” lại quyết định.
“Đề nghị có những giải pháp mạnh hơn, sát hơn để làm chìa khóa mở những từ khóa như “đúng quy trình, bổ nhiệm thần tốc, giải cứu” đang dần khép lại niềm tin của dân”, bà Hiền nói.
Bà cũng đề nghị thành viên Chính phủ cam kết về những giải pháp đã đề ra, để Quốc hội thực hiện tốt chức năng giám sát tối cao. Những cam kết này theo bà sẽ là lời hứa “ba mặt một lời” trước cử tri.
Trả lời chất vấn trên, Phó thủ tướng nói hiện tượng bổ nhiệm người nhà, người thân không đúng quy định đã gây phản ứng xấu trong dư luận. Chính phủ giao Bộ Nội vụ kiểm tra 11 địa phương, đã phát hiện một số sai phạm.
"Thủ tướng yêu cầu thu hồi các quyết định bổ nhiệm trái pháp luật; xem xét miễn nhiệm chức vụ hoặc chấm dứt hợp đồng với những trường hợp sai phạm; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng trên", Phó thủ tướng nói.
Theo ông, tinh thần của Chính phủ là yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác cán bộ, trước mắt tập trung vào thực hiện các quy định về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý; thanh tra và kiểm tra tối thiểu 30% các đơn vị trực thuộc về công tác cán bộ.
Không chỉ có 12 dự án nghìn tỷ "đắp chiếu"
Đại biểu Trần Văn Tiến nêu chất vấn, tại kỳ họp thứ 2 (cuối năm 2016), Chính phủ báo cáo 5 dự án do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, được dư luận xã hội quan tâm.
Vừa qua, Ban chỉ đạo của Chính phủ về xử lý một số dự án kém hiệu quả xác định 12 dự án gây lãng phí nhiều nghìn tỷ đồng, hiệu quả đầu tư kém.
"Xin Chính phủ cho biết, ngoài 12 dự án đã được xác định, có bao nhiêu dự án thuộc các Bộ, ngành trung ương quản lý rơi vào tình trạng tương tự trên? Chính phủ có giải pháp gì?", ông Tiến nói.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho hay, Chính phủ đã công khai thông tin về 12 dự án trên. Các dự án đó sẽ được cơ cấu, sắp xếp lại theo hướng không để thất thoát và không dùng ngân sách để trả nợ; giải quyết các vấn đề theo cơ chế thị trường; xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ngoài 12 dự án trên, ông Bình xin phép Quốc hội trả lời "một cách ước lệ" là còn những dự án khác thua lỗ, kém hiệu quả, nhưng phải rà soát để xác định cụ thể. "Nếu phát hiện thêm dự án nào có vấn đề tương tự, Chính phủ cũng sẽ giải quyết như 12 dự án đắp chăn, đắp chiếu đó”, ông nói.
Chuyển biên chế giáo viên sang hợp đồng “mới là đề xuất”
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé - Phó trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Kiên Giang, bày tỏ băn khoăn về việc chuyển biên chế giáo viên thành hợp đồng.
Ông Trương Hoà Bình cho biết đây mới là đề xuất nghiên cứu, nhằm thực hiện cơ chế tự chủ, tuy nhiên chủ trương trên liên quan đến nhiều quy định khác nhau, như luật công chức, viên chức; liên quan đến đội ngũ giáo viên ở vùng sâu, vùng khó khăn.
 "Chúng ta muốn làm thế nào để công chức thành những người làm việc trong bộ máy công quyền, viên chức thì vẫn làm hợp đồng", ông nói.
Phó thủ tướng khẳng định đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ, và mới chỉ ở bước đề xuất của Bộ Giáo dục. Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả, trong đó có xây dựng lại bộ máy công chức, viên chức.
Trong phần giải trình một số vấn đề cử tri quan tâm, Phó thủ tướng khẳng định Chính phủ nhất quán quan điểm không tăng trưởng bằng mọi giá. Riêng khu vực nông nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng 3,05%, xuất khẩu nông sản trên 33 tỷ USD…
Chính phủ cũng phấn đấu giảm lãi suất tín dụng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm trên 18%; khai thác dầu thô hợp lý, bảo đảm hiệu quả; có phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ các loại khoáng sản đang tồn đọng.
Đây là lần đầu tiên ông Trương Hoà Bình đăng đàn trên cương vị Phó thủ tướng thường trực Chính phủ. Ông từng trả lời chất vấn của Quốc hội nhiệm kỳ trước với tư cách là Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay, trong 3 ngày, đã có hơn 196 lượt đại biểu đặt câu hỏi và 58 lượt tham gia tranh luận.
“Những nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn để chất vấn là xác đáng, phù hợp với thực tế, được cử tri đánh giá cao”, bà nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu đã chất vấn ngắn gọn, rõ ràng, bám sát vấn đề, đặc biệt là tích cực tranh luận. Các thành viên Chính phủ nắm chắc nhiệm vụ, thực trạng của ngành; giải trình khá rõ những vấn đề đại biểu nêu, thẳng thắn nhận trách nhiệm và có giải pháp để quyết tâm làm chuyển biến tình hình.
Anh Minh - Hoàng Thuỳ - Võ Hải

Tổng thống Putin: Nga sẽ cho ông Comey tị nạn

15/06/2017 23:01 GMT+7
    TTO - Tại Chương trình đối thoại Đường dây trực tiếp với Vladimir Putin ngày 15-6, tổng thống Nga khi trả lời về cuộc điều tra tại Mỹ đã nói đùa sẽ cho cựu giám đốc FBI James Comey tị nạn chính trị nếu bị Washington truy tố.
    Tổng thống Putin: Nga sẽ cho ông Comey tị nạn
    Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
    Nói về cuộc điều trần của ông Comey trước quốc hội Mỹ tuần trước về cáo buộc Nga có liên hệ với chiến dịch tranh cử của tổng thống Donald Trump, ông Putin khẳng định cựu giám đốc FBI không đưa ra bằng chứng gì. Tại cuộc điều trần, ông Comey đã thừa nhận rò rỉ nội dung cuộc trao đổi với tổng thống Mỹ.
    “Thật lạ khi lãnh đạo cơ quan an ninh lại viết ra cuộc đối thoại với tổng tư lệnh và sau đó rò rỉ nó cho truyền thông thông qua một người bạn. Vậy thì ông ấy có khác gì Snowden?” – ông Putin nói, nhắc đến người thổi còi Edward Snowden đã được Nga cho phép tị nạn.
    “Dù sao thì nếu ông ấy bị truy tố, chúng tôi sẵn sàng cho phép ông ấy tị nạn chính trị ở Nga” – tờ Tass dẫn lời tổng thống Nga nói như đùa.
    Cũng tại cuộc đối thoại, ông Putin còn nói về nhiều vấn đề nóng bỏng quốc tế cũng như trong nước được người dân đặt câu hỏi.
    Về tình hình Syria, tổng thống Nga tiết lộ nước này có kế hoạch củng cố quân đội của Syria về trung hạn. “Chúng tôi muốn thiết lập một tiến trình dàn xếp chính trị giữa các bên có liên quan ở Syria” – ông nói, cho biết không lực Nga sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Damascus. Nói về khu vực Bắc cực, ông khẳng định Nga sẽ đảm bảo chủ quyền của nước này ở khu vực mang ý nghĩa quan trọng về quốc phòng này.
    Dù vậy, các vấn đề quốc tế không phải là mối quan tâm hàng đầu của người Nga mà là các vấn đề xã hội.
    Ông Putin cho biết kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng và đã tăng trưởng trong ba quý liên tục vừa qua. Theo ông, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chỉ làm Nga thêm mạnh mẽ và thực ra những nước trừng phạt lại chịu nhiều thiệt hại hơn. Ông cũng cam kết sẽ hành động để cải thiện mức lương tối thiểu cho người dân.
    Ông cũng cho biết “mức lạm phát hiện tại của Nga chỉ 4,1%, điều chúng ta chưa từng thấy. Nó cho thấy chúng ta có thể đạt mục tiêu 4% trong năm nay”. Ngoài ra, ông cũng trình bày các kế hoạch của chính phủ trong vấn đề cải cách lương hưu, chống tham nhũng...
    Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi riêng tư nhẹ nhàng hơn. Ông Putin ngày 15-6 cũng chia sẻ vừa lên chức ông. “Các con tôi sống ở Nga, ngay Matxcơva, bất chấp các tin đồn. Họ sống bình thường và các con tôi tham gia khoa học, giáo dục. Cháu trai tôi vừa sinh ra gần đây” – ông nói, cho biết muốn giữ người thân của mình sống một cuộc đời bình thường.
    Theo một cuộc thăm dò ý kiến do Quỹ Công luận Nga thực hiện, 73% số người được hỏi ủng hộ tiến hành Đường dây trực tiếp với Tổng thống Putin, 57% số ý kiến đánh giá cuộc giao lưu rất hiệu quả trong giải quyết các vấn đề cụ thể.  Sở dĩ thu hút chương được sự quan tâm như vậy vì sau mỗi cuộc giao lưu, Tổng thống Putin luôn đưa ra rất nhiều chỉ thị cho các thành viên chính phủ, các bộ ngành liên quan theo những phản ánh và nguyện vọng của người dân
    Theo người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov, ông Putin rất quan tâm và chuẩn bị kỹ lưỡng thông tin cho cuộc đối thoại trong 48 giờ liên tục. “Ông ấy làm việc với một lượng lớn dữ liệu, số liệu thống kê, nói chuyện với các bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan” – ông Peskov nói.
    TRẦN PHƯƠNG

    Hành trình đổi mạng lấy "cụ" sâm Ngọc Linh hơn 100 năm tuổi

    Thứ Sáu, ngày 16/06/2017 00:30 AM (GMT+7)

    Để tìm kiếm được những gốc sâm quý, người dân phải đi bộ nhiều ngày liền trong rừng. Họ chống chọi với biết bao khó khăn, đêm ngủ lo ngay ngáy thú rừng “hỏi thăm”. Trong những lần tìm sâm, không ít người đã phải bỏ mạng, thế nhưng cũng không phải không có người may mắn gặp “cụ” sâm.

    Hành trình đổi mạng lấy "cụ" sâm Ngọc Linh hơn 100 năm tuổi - 1
    Anh Chiêu và cha may mắn từng tìm được cụ sâm
    “Mót” sâm rừng
    Nhiều đồng bào trên núi Ngọc Linh cho biết, khi “sốt” sâm, người người, nhà nhà đều vào rừng. Không chỉ đàn ông mà cả phụ nữ lẫn trẻ em đều vào rừng tìm sâm. Từng con suối, hòn đá bị bới tìm. Lẽ tự nhiên, khi bị tận diệt, sâm dần hết.
    Ông Hồ Văn Vinh - ngụ xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây, sâm rừng nhiều nhưng bây giờ rất hiếm. Chừng 3 năm trở lại đây, ông không còn nhìn thấy sâm núi chừng 500g trở lên nữa. Thi thoảng, người dân vào rừng, trúng mánh cũng chỉ tìm được những củ sâm bằng ngón chân cái.
    Nhiều đoàn vào rừng cả tháng, vượt từ ngọn núi này đến ngọn núi khác, chịu không biết bao nhiêu khổ cực nhưng ra về tay không. Người dân chán nản nên bỏ dần thói quen vào rừng tìm sâm. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn một số người nuôi hy vọng tìm được sâm để đổi đời.
    A Tiên cho biết: “Thói quen rồi, không vào rừng tìm sâm thì chẳng biết phải làm gì khác để kiếm tiền. Ở đây, đồng bào khó khăn, mỗi ngày kiếm được vài chục đến trăm nghìn là giá trị lắm rồi”. Trước thông tin, sâm trong rừng đã hết, A Tiên khẳng định: “Vẫn còn, chưa hết đâu. Nhưng giờ ít lắm, phải vào rừng sâu mới tìm thấy”.
    A Tiên chia sẻ: “Thật ra, bây giờ, mọi người đi mót sâm là nhiều. Gọi là mót vì đi tìm lại những nơi trước đây đã đào hết sâm, còn coi cây nào sót lại hay không”.
    Theo A Tiên, đồng bào Xê Đăng, Ca Dong tụ tập thành từng toán chừng 10 người, xách gạo, muối, thức ăn... Họ lên đường từ lúc tờ mờ sáng, đi chừng 2 đến 3 ngày mới đến chỗ đóng trại. Sau đó, họ tỏa ra nhiều nơi để tìm. Nếu tìm được, họ sẽ chia nhau thành quả. Nhiều lúc, vì muốn tìm được sâm, có nhóm phải lặn lội vào rừng sâu, tìm đến những cung đường hiếm người đặt chân vào. Thậm chí, có những nhóm lặn lội sang hẳn bên kia núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum để tìm. Thế nhưng, không ít lần, họ trở về tay trắng.
    A Tiên cười cho biết, trước đây, có thời gian, đồng bào thấy chán nản vì số lượng sâm tìm được ngày càng ít. Tuy nhiên, cách đây chưa lâu, thông tin cha con ông Hồ Văn Hạnh ở làng Tu Cring, xã Trà Linh trúng củ sâm gần 1kg, tuổi đời hơn 100 năm bán được số tiền lớn lại thổi bùng ước mơ tìm được sâm của người dân. Do đó, nhiều đoàn người lại tiếp tục vào rừng lùng sục nhưng vẫn không nhận được nhiều thành quả.
    Bỏ mạng giữa rừng sâu
    Anh Hồ Văn Đài (ngụ làng Tắk Ngo, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, ước mơ giàu có từ gốc sâm rừng đã khiến không ít người đổi cả mạng sống. Vào tháng Ba 5 năm trước, khi cơn sốt lên cao nhưng sâm đã cạn, lúc này, mỗi kg sâm có giá 30 đến 50 triệu đồng. Đó là số tiền mơ ước của người dân nơi đây. Do đó, mọi người kéo nhau vào rừng lùng sục.
    Anh Hồ Văn Dinh cũng nối bước. Anh Dinh theo chân đồng bào, lội 5 ngọn núi, mất 3 ngày mới đến được chỗ cắm trại. Nơi này vẫn còn khá hoang sơ, cây cối um tùm, có nhiều gốc gỗ lớn tầm hai, ba người ôm. Cả đoàn tin rằng, lần này sẽ tìm được nhiều sâm.
    Sau một đêm nghỉ ngơi, khi mặt trời vừa qua kẽ lá cũng là lúc mọi người tỏa ra tìm sâm. Anh Dinh trên tay chiếc rựa, vai đeo ba lô lầm lũi bước vào rừng sâu. Theo lời hẹn, 3 ngày sau, mọi người lại tụ tập tại lán trại để xem thành quả. Mọi người chờ hoài nhưng vẫn không thấy anh Dinh trở về. Nghi ngờ có điều chẳng lành, cả đoàn lại tỏa ra tìm suốt gần một tuần nhưng vẫn bặt vô âm tín. Khi lương thực đã cạn, mọi người đành trở về. Đến nay, phu sâm này vẫn mất tích. Riêng ngọn núi ấy, người dân Xê Đăng, không ai tìm đến nữa.
    Trong các cuộc trò chuyện, người dân vẫn còn nhắc về sự “ra đi” của anh em Hồ Văn Thinh và Hồ Văn Vui. Gần 10 năm trước, anh em Thinh vì không muốn chia sâm với người khác nên họ xách gạo, muối vào rừng.
    Trước khi đi, anh Thinh vẫn còn nói đùa với mọi người: “Sẽ tìm được củ sâm lớn nhất từ trước đến nay mới trở về”. Vài tháng trôi qua, hai người vẫn bặt vô âm tín. Lúc đầu, mọi người vẫn còn bàn tán về sự ra đi của hai anh em này. Theo thời gian, nỗi nhớ về họ cũng vơi dần. Ba năm sau, tưởng chừng người dân tại xã Trà Linh đã quên mất anh em Thinh thì một nhóm phu sâm phát hiện hai bộ xương bên một gốc cây.
    Nhờ vào chiếc rựa đã gỉ khắc tên, mọi người mới nhận diện, hai bộ xương ấy chính là anh em Thinh và Vui... Người dân ở đây quyết định không đưa hai bộ xương ấy trở về vì: “Họ đã thuộc về núi rừng thì cứ để họ an nghỉ ở đó”. Đến bây giờ, khi nhắc câu chuyện này, đôi mắt của đồng bào nơi đây vẫn còn hiu hắt.
    Cơ duyên của Giàng
    Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến gia đình ông Hồ Văn Hạnh (làng Tu Cring, xã Trà Linh). Ông Hạnh đón tiếp nhóm khách lạ với nụ cười tươi. Trước đó, không ít người đồn đoán về việc ông Hạnh tìm được củ sâm nặng gần 1 kg, tuổi đời hơn 100 năm và bán được 200 triệu đồng. Trước thông tin này, ông phân trần: “Đúng là cha con tôi tìm được một củ sâm như thế. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ bán được 90 triệu đồng”.
    Ông kể, người dân ở đây mỗi khi rảnh rỗi lại vào rừng tìm sâm. Giữa tháng 6/2016, ông cùng con trai là Hồ Văn Chiêu dắt díu nhau vào rừng. Cha con ông đi suốt 7 tiếng, đến một ngọn đồi lưng chừng dãy núi Ngọc Linh. Lùng sục suốt một ngày liền, cha con ông phát hiện một cây sâm có củ nặng khoảng 50g. Lần ấy, ông đưa củ sâm bán cho người phụ nữ bán tạp hóa Nguyễn Thị Hồng Th. với giá 1 triệu đồng. Trong lúc trao đổi, chị Th. nghi, khu vực tìm được củ sâm này vẫn còn nhiều cây sâm có giá trị khác và động viên cha con ông Hạnh nên trở lại tìm.
    Hành trình đổi mạng lấy "cụ" sâm Ngọc Linh hơn 100 năm tuổi - 2
    Hình ảnh "cụ" sâm vẫn được anh Chiêu lưu giữ
    Tối ấy, ông Hạnh bàn với con trai quay trở lại khu rừng. Cuối tháng, hai cha con lại lội bộ 7 giờ đồng hồ đường rừng. Nhờ những dấu hiệu đã đánh dấu trước đó, cha con ông Hạnh tìm về đúng chỗ cũ. Sau một ngày tìm, hai người vẫn không phát hiện cây sâm nào. Trong lúc mệt, họ ngồi nghỉ dưới một gốc cây cổ thụ. Chàng trai tuổi 17 bất ngờ phát hiện cây sâm cạnh chỗ mình ngồi vui mừng nói với cha. Ông Hạnh quay sang, nhìn kỹ thì thấy có 5 nhánh sâm nên ngỡ là 5 gốc sâm. Ngay lập tức, họ lấy dụng cụ, vạch lá ra đào. Ông bất ngờ phát hiện, củ sâm có đến 5 nhánh. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ đào, cha con ông sở hữu gốc sâm cổ dài gần 1m với rất nhiều đoạn. Trong đó, có một phần củ đã bị chuột rừng ăn.
    Sau đó, cha con ông Hạnh mang về, bán cho chị Th. với giá 90 triệu đồng. Riêng chị Th., thông qua facebook, “mai mối” bán cho một người ở TP.HCM giá 250 triệu đồng với giao kèo “phải mang vào tận nơi”. Lúc di chuyển, một nhánh sâm bị gãy nên người này từ chối giao nhận. Sau đó, chị Th. tiếp tục giao kèo với một đại gia khác và bán gốc sâm này với giá 200 triệu đồng.
    Anh Chiêu cho biết, không hối tiếc khi mình là người vất vả, lặn lội vào rừng nhưng chỉ thu được 90 triệu đồng, trong khi đó, chị Th. chỉ đứng giữa làm “cò” nhưng lại thu lợi 110 triệu đồng. “Chính chị Th. là người động viên cha con tôi quay trở lại khu rừng ấy để tìm sâm. Tìm được “cụ” sâm là cái duyên cũng là phần thưởng thần núi và Giàng ban tặng. Chúng tôi được hưởng chừng ấy là được rồi”, anh Chiêu chia sẻ.
    Già làng Hồ Văn Suốt (làng Đắk Ngo, xã Trà Linh) tâm sự: “Ngày sâm còn nhiều, người dân ở đây chẳng ai biết chính xác giá trị. Khi sâm được mua bán nhiều, người dân chỉ nghĩ đến việc làm sao vào rừng hái thật nhiều để bán được nhiều tiền. Nhưng, cũng không ít người mãi nằm lại ở rừng trong những chuyến tìm sâm. Đến bây giờ, những người dân vào rừng tìm sâm vẫn còn rất lo lắng vì thú dữ”
    Tận thấy cây sâm cổ cực quý trong vườn sâm 70 tỷ đồng
    Trong một lần đi rừng đào được cây sâm bảy nhánh cực quý, ông Lĩnh đã đem về nhân giống trong vườn nhà.
    Theo Huy Cường - Nhâm Thân (Đời sống & Pháp luật)

    '7 người chết' vì nổ gần cổng nhà trẻ ở Trung Quốc

    • 8 giờ trước


    Bản quyền hình ảnh Reuters/CCTV
    Image caption Đám đông bên ngoài nhà trẻ

    Bảy người thiệt mạng, ít nhất 66 người bị thương trong vụ nổ tại một nhà trẻ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
    Tân Hoa Xã nói vụ nổ xảy ra ngay bên ngoài nhà trẻ ở thành phố Từ Châu ở tỉnh Giang Tô.
    Chưa rõ bao nhiêu trẻ em bị thương vong.
    Tin ban đầu nói có thể nguyên nhân là do nổ bình ga của một xe hàng rong trước cổng nhà trẻ.
    Vụ nổ xảy ra lúc 17:00 giờ địa phương, khi bố mẹ đang đón con ở trường.
    Hình ảnh chưa được xác tín trên mạng xã hội cho thấy cả người lớn và trẻ em nằm trên mặt đất.
    Hai người thiệt mạng ngay lập tức và năm người chết vì các vết thương, theo Tân Hoa Xã.
    Cảnh sát nói đã mở điều tra.Bản đồ

    Trong những tuần gần đây, đã xảy ra một vụ nổ khác ở nhà trẻ tại Trung Quốc.
    Tháng trước, 11 trẻ em chết khi xe buýt chở trẻ em bốc cháy trong đường hầm ở tỉnh Sơn Đông.
    Sau đó người ta biết ra người lái xe, cũng thiệt mạng, đã cố tình phóng hỏa.


    18h00 ngày 16/6, Sài Gòn – B.Bình Dương: Tìm lại quá khứ!
    Khán giả Sài Thành ít đến sân cũng là do họ chưa tìm được tình yêu đích thực từ các đội bóng thành phố hiện nay. Ảnh: Liêm Hồ
      Tứ kết Cúp Quốc gia Sứ Thiên Thanh 2017

      18h00 ngày 16/6, Sài Gòn – B.Bình Dương: Tìm lại quá khứ!

      Thứ Sáu, 16/06/2017 05:42 GMT+7

      (Thethaovanhoa.vn) - Không đua tranh chức vô địch, không đến nỗi trốn tránh tấm vé xuống hạng, sự phấn đấu của 2 đội bóng cùng vùng miền bây giờ chỉ gói gọn trong những giấc mơ nho nhỏ như Cúp Quốc gia chiều nay.
      Đúng 5 mùa giải trước đây, khi bầu Thụy đổ bộ vào Nam đưa XMXT Sài Gòn trở thành thế lực lớn của bóng đá nước nhà đã làm “Chelsea Việt Nam” nóng mặt, cuộc đối đầu khi đó khiến sân Thống Nhất chật như nêm vì sức nóng hầm hập. Nhưng đó đã là chuyện quá khứ. Bóng đá miền Đông Nam Bộ vài ba mùa giải qua bị đối đãi như thể người ta sẵn sàng… hất luôn một bát nước đầy. XMXT Sài Gòn đã giải thể, những đội bóng Sài thành hiện tại chỉ tồn tại kiểu đến đâu hay đến đó và B.Bình Dương cũng không khá hơn, mục tiêu năm nay chỉ là trụ hạng khiêm tốn.
      Điều gì khiến cái nôi một thời của bóng đá Việt Nam xuống cấp một cách toàn diện?. Đó là chuyện tư duy làm bóng đá hay chỉ đơn thuần là thế thời, câu hỏi vẫn còn nóng đối với những người trong cuộc. Cùng với miền Tây sông nước, mảnh đất Đông Nam Bộ lừng danh trên địa hạt bóng đá một thời giờ chỉ còn danh hão. Đồng Nai đã chán nản chơi bóng đá chuyên nghiệp, trong khi những TP.HCM, Sài Gòn hay B.Bình Dương bây giờ có “chiến” với nhau thì dường như chỉ là chuyện nội bộ của các đội bóng này bởi trên khán đài, không nhiều “thượng đế” chấp nhận bỏ thời gian đến sân.
      B.Bình Dương chỉ cần 30 phút để hạ Viettel

      B.Bình Dương chỉ cần 30 phút để hạ Viettel

      Chỉ mất hơn nửa hiệp 1, B.Bình Dương đã giải quyết trận đấu với 3 bàn thắng liên tiếp. Các cầu thủ trẻ Viettel chứng tỏ họ vẫn còn phải học nhiều nếu thực sự quyết tâm lên hạng trong mùa giải này.
      Có thể trận đấu giữa Sài Gòn và B.Bình Dương hôm nay cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng dù CĐV không đến sân đông để theo dõi thì đây cũng là trận so tài hứa hẹn hấp dẫn bậc nhất tứ kết Cúp Quốc gia năm nay. Bởi lẽ sau khi xác định không có mục tiêu cụ thể ở V-League, Cúp Quốc gia là nơi dễ tìm kiếm danh hiệu hơn với 2 đội bóng này. Bản thân CLB Sài Gòn máu mê một chiếc Cúp để trang hoàng trong phòng truyền thống từ ngày “chuyển khẩu” vào Nam và lãnh đạo CLB nhận định thời điểm này là hợp lý nhất để họ đả bại một B.Bình Dương cũng không có gì nhỉnh hơn mình. Với những cầu thủ đang trong độ chín của sự nghiệp như Văn Thuận, Đức An, Văn Đại, Đình Trọng, Tiến Duy… cùng cặp tiền đạo khá lợi hại Patrick - Marcelo, CLB Sài Gòn thực tế được đánh giá cao hơn đội khách trận này.
      Nhưng dù đang suy yếu, B.Bình Dương cũng không thể tự đánh mất hình ảnh của họ. HLV Trần Bình Sự vẫn có trong tay những cựu binh kinh nghiệm như Tấn Trường, Xuân Thành, Tấn Tài và đặc biệt hàng công do Anh Đức lĩnh xướng. Cựu vương V-League không muốn mất đi cái uy của CLB giàu truyền thống nhất bóng đá Việt Nam và cả miền Đông Nam Bộ. Trong những lần gặp nhau trước đây, 2 đội bóng thường cầm chân nhau với tỷ số hòa. Nhưng lịch sử đó sẽ không lặp lại chiều nay.
      Dự đoán: 2-1
      Việt Hà
      Thể thao & Văn hóa

      Street style giới trẻ: Sài Gòn "lấn lướt" Hà Nội với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói

      Alaia; Ảnh: Kim Điền, Bùi Linh, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 16/06/2017

      Street style giữa tuần của giới trẻ 2 miền có sự phân hóa rõ rệt: miền Nam "chịu chơi" trong khi miền Bắc vẫn chuộng phong cách basic an toàn.

      Sài Gòn

      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 1.
      Áo khoác nhung màu chói và quần jeans thêu hoa, 2 item những tưởng xung khắc nhưng hóa ra lại vô cùng ăn ý nhờ tài mix&match khéo léo của cô nàng Vân Phạm.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 2.
      Cô nàng còn khéo chọn màu son cực ton-sur-ton với màu áo tạo nên tổng thể siêu nổi bật, thời thượng.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 3.
      Thái Chung lại tận dụng chiêu sơvin trễ nải để tạo sự thú vị, phóng khoáng cho set đồ áo sơmi - quần shorts đơn giản của mình.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 4.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 5.
      Chiếc sơmi màu xanh quân đội đã khiến set đồ nữ tính của Trang Ly trở nên "chất" hơn hẳn.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 6.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 7.
      Áo phông oversized màu đen, quần tây kẻ sọc, tất cao cổ và giày oxford - 4 item đơn giản là đủ làm nên một set đồ thật ăn hình cho cô bạn Dân Lê.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 8.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 9.
      Muốn ăn vận đơn giản mà vẫn hút mắt, bạn hãy sắm ngay một chiếc chân váy họa tiết như cô bạn Nguyễn Quỳnh. Với item này, bạn chỉ cần diện thêm áo đơn giản là đã chuẩn không cần chỉnh rồi.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 10.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 11.
      Những set đồ đen tuyền vẫn chưa bao giờ thuyên giảm sức hút, và Mai Bảo Vinh đã "nâng cấp" cho phiên bản đồ đen toàn tập của mình với một đôi sneaker trắng tinh tươm.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 12.

      Hà Nội

      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 13.
      Không chỉ yểu điệu, xinh xắn, set đồ của Phương Linh còn gây ấn tượng với cách phối màu ton-sur-ton rất công phu. Từ kính, áo, quần cho đến túi, giày đều điểm gam màu nâu thời thượng.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 15.
      Vào những ngày oi bức, công thức tank top + shorts cạp cao + sandal cao gót mà cô bạn Thu Phương đang diện chính là "giấc mơ có thật", vừa mát mẻ lại vừa tôn dáng triệt để.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 16.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 17.
      NQA tạo điểm nhấn cho set đồ casual của mình với kính mát oversized và mũ lưỡi trai nghịch ngợm.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 18.
      Street style 2 miền: miền Nam lấn lướt miền Bắc với toàn chiêu mix đồ táo bạo và cách chơi màu cực chói - Ảnh 19.
      Diện tất lửng với dép lê, cậu bạn Bắc Robbie đã tạo nên điểm nhấn cực "chất" cho set đồ thể thao đơn giản của mình.

      ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2

      15/06/2017 23:15 GMT+7
        TTO – Với 32,94% bình chọn từ khán giả, Helen Thủy - thí sinh của đội Đàm Vĩnh Hưng đã trở thành quán quân mùa thứ hai của cuộc thi Thần tượng bolero. 
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Helen Thủy và Đàm Vĩnh Hưng trong thời khắc đăng quang.
        Cô gái trẻ đến từ Bình Thuận đã vượt qua đối thủ khác trong đêm chung kết 15-6 là Triều Quân (đội huấn luyện viên Lệ Quyên), Hồ Phương Liên (đội huấn luyện viên Ngọc Sơn) và Hoàng Ngọc Sơn (đội huấn luyện viên Quang Lê) để đăng quang ngôi vị quán quân.
        Trong đêm chung kết, bốn thí sinh đã trải qua hai phần thi: đơn ca và song ca cùng huấn luyện viên. Ở cả hai phần thi, các thí sinh đều chọn cho mình những bản bolero, nhạc trữ tình thuộc hàng kinh điển.
        Dẫu vậy, sự thể hiện của cả bốn thí sinh lẫn giám khảo được số đông công chúng cho là chưa “phê” lắm.
        Các thí sinh dù đã rất nỗ lực nhưng do tuổi đời còn trẻ, cộng với việc phải thể hiện dòng nhạc không thuộc thế hệ của mình, chưa hoàn toàn phù hợp với tâm tư tình cảm của mình (dù có yêu thích) nên vẫn không có độ “mùi” cần thiết của một bản bolero.
        Ở phần thi đơn ca, Triều Quân thi đầu tiên với ca khúc Giã từ. Tiết mục này của anh được đánh giá là tốt hơn ở đêm thi bán kết gây tranh cãi với tiết mục Về dưới mái nhà “quẫy tới bến”.
        Helen Thủy có một tiết mục khá đầu tư khi mash up ba ca khúc Chuyện tình không dĩ vãng - Người tình không đến - Ai khổ vì ai.
        Trong khi đó, Hồ Phương Liên lại chọn liên khúc Lòng mẹVề thăm mẹ - hai sáng tác của huấn luyện viên Ngọc Sơn khiến anh vô cùng xúc động, không ngại thể hiện lòng cảm ơn đến học trò sau khi tiết mục kết thúc.
        Và Hoàng Ngọc Sơn đã kết lại phần thi đơn ca với ca khúc Xin gọi nhau là cố nhân.
        Ở phần thi song ca cùng huấn luyện viên, Triều Quân và Lệ Quyên chọn ca khúc Lâu đài tình ái để thi tài cùng ba đội bạn.
        Tuy nhiên, tiết mục này được cho là không thành công bởi Triều Quân có vẻ thiếu tự tin trong trình diễn, hát phô không ít lần.
        Hồ Phương Liên và huấn luyện viên Ngọc Sơn khá hơn với ca khúc Sến.
        Riêng Hoàng Ngọc Sơn lẫn huấn luyện viên Quang Lê đều thể hiện chưa hết tinh thần của ca khúc Ngày trở về.
        Duy nhất Helen Thủy có vẻ là “vững tâm” nhất khi song ca cùng huấn luyện viên của mình là Đàm Vĩnh Hưng với ca khúc Ngẫu hứng bolero.
        Nhìn chung top 4 của Thần tượng bolero 2017 có giọng hát không quá ấn tượng nên các tiết mục dự thi của họ cũng khó lay động được lòng người.
        Với số đông người hâm mộ bolero, những giọng ca trẻ này đáng được trân trọng nhưng cần rèn giũa và phải nỗ lực bội phần mới hòng có được chỗ đứng trong lòng khán giả mộ điệu.
        Xem một số hình ảnh đêm chung kết:
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Triều Quân (đội Lệ Quyên) thể hiện ca khúc Giã từ
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Hồ Phương Liên (đội Ngọc Sơn) trình diễn liên khúc Lòng mẹ và Về thăm mẹ
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Hoàng Ngọc Sơn (đội Quang Lê) trình diễn ca khúc Xin gọi nhau là cố nhân
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Helen Thuỷ (đội Đàm Vĩnh Hưng) trình diễn mash up 3 ca khúc Chuyện tình không dĩ vãng - Người tình không đến - Ai khổ vì ai
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Hoàng Ngọc Sơn và HLV Quang Lê trình diễn ca khúc Ngày trở về
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Triều Quân và HLV Lệ Quyên trình diễn ca khúc Lâu đài tình ái
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Phương Liên Và HLV Ngọc Sơn trình diễn ca khúc Sến
        ​Helen Thủy đăng quang Thần tượng bolero mùa 2
        Helen Thuỷ và HLV Đàm Vĩnh Hưng trình diễn ca khúc Ngẫu hứng bolero
        QUỲNH NGUYỄN. - Ảnh: QUANG ĐỊNH
         

        Chém chủ tiệm, cướp 10 cây vàng

        15/06/2017 20:07 GMT+7
          TTO - Chiều 15-6, ông Trần Kim Lân, bí thư Thành ủy Tân An, Long An, cho biết trên địa bàn TP vừa xảy ra một vụ cướp tiệm vàng lúc 14h30 cùng ngày.
          Chém chủ tiệm, cướp 10 cây vàng
          Tiệm vàng bị cướp
          Theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan điều tra, vào thời điểm trên, bà Lê Thị Vân (60 tuổi) đang trông tiệm vàng Kim Ngọc (Quốc lộ 1, phường Tân Khánh, TP.Tân An) do bà làm chủ thì có hai người bịt mặt chạy xe đến trước tiệm.
          Xe vừa dừng, người ngồi sau liền xông vào tiệm, dùng dao dài chém bà Vân.
          Bà Vân vung tay đỡ và chạy ra phía sau nhà, đồng thời tri hô.
          Trong lúc đó, người xông vào dùng dao chém vỡ tủ kính, lấy vàng đang trưng bày. Sau cả hai tẩu thoát bằng xe máy.
          Theo trình báo của bà Vân, bà bị cướp khoảng 10 cây vàng.
          Hiện Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang truy xuất hình ảnh từ các camera tại các tuyến giao thông trên địa bàn để truy bắt hai người bịt mặt trên.
          SƠN LÂM

          Tuần tra Biển Đông nằm trong chiến lược lâu dài của Mỹ

          15/06/2017 17:19 GMT+7
            TTO - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định các chiến dịch tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không dừng lại, bởi nó là chiến lược của Mỹ tại khu vực.
            Tuần tra Biển Đông nằm trong chiến lược lâu dài của Mỹ
            Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Ảnh: Reuters
            "Khi tôi mới tới Lầu Năm Góc, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ gửi cho tôi một bản đề nghị tiến hành một đợt tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOPS) ở Biển Đông.
            Tôi là một trong những người đã từ chối ngay lập tức. Tôi nói tôi muốn thấy trong kế hoạch là chúng ta cần làm gì, như thế nào chứ không phải cứ tiến hành riêng rẽ từng đợt như vậy. Tôi muốn nó trở thành một chiến lược",
            Bộ trưởng Mattis kể lại trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Phân bổ nguồn lực quốc phòng của Thượng viện Mỹ ngày 14-6.
            Cuối tháng rồi, Hải quân Mỹ đã đưa tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Dewey tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh thực thể nhân tạo Trung Quốc xây trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sự việc này được đánh giá là thách thức chưa từng có của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại khu vực.
            Trước đây có thông tin nói Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Washington đã từ chối tiến hành các chiến dịch FONOPS. Khi đó thông tin này không được chính thức xác nhận cũng như không có lý do nào giải thích cho sự từ chối đó.
            Tuy nhiên, theo tạp chí Foreign Policy của Mỹ, nguyên nhân có thể nằm ở việc Washington muốn "đổi chác" Biển Đông với Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên.
            "Chúng ta có thể thay đổi chiến lược nếu hậu quả thay đổi không? Tất nhiên là có thể, nhưng vào lúc này, tôi và Ngoại trưởng Rex Tillerson đang nhìn ở khía cạnh quân sự. Chúng tôi đang phối hợp với nhau và tôi nghĩ sẽ không có gì thay đổi sắp tới. Tự do hàng hải là chính sách của nước Mỹ và chúng ta sẽ tiếp tục điều đó", người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định trong cuộc điều trần diễn ra vào hôm qua.
            Đáp lại, thượng nghị sĩ Brian Schatz cho biết lấy làm vui mừng khi các chiến dịch FONOPS đã được nối trở lại, nhưng cần cân nhắc về "quy mô và thông điệp cần truyền tải khi Trung Quốc tiếp tục vi phạm và thách thức luật pháp quốc tế".
            Trong lần tàu USS Dewey áp sát đá Vành Khăn, tàu chiến của Mỹ đã diễn tập cứu người ngay trong phạm vi 12 hải lý của thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.
            Tuần tra Biển Đông nằm trong chiến lược lâu dài của Mỹ
            Tàu khu trục USS Dewey có tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ vừa thách thức tuyên bố đòi chủ quyền vô cớ của Bắc Kinh ở Biển Đông - Ảnh: US Navy
            Các chuyên gia luật quốc tế nhận định rằng bằng cách này Mỹ đã không viện dẫn cái gọi là "qua lại không gây hại", mà trực tiếp bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với thực thể này và vùng nước xung quanh.
            Cũng trong buổi điều trần ngày 14-6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục nhắc lại vấn đề Triều Tiên và khẳng định "Mỹ đang trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung Quốc trước mối đe dọa ngày càng tăng này".
            Giới quan sát nhận định, những phát biểu của ông Mattis trong buổi điều trần đã làm rõ hơn nữa cách tiếp cận của Mỹ đối Triều Tiên và Biển Đông - hai vấn đề gắn chặt với lợi ích của Trung Quốc.
            Cách đây 2 tuần, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ông Mattis đã chỉ thẳng mức độ cải tạo và quân sự hóa đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, bày tỏ sự phản đối và không chấp nhận của Mỹ.
            Tuy nhiên, ông Mattis sau đó cũng nhắc lại Washington cần Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên và cho rằng Trung Quốc phải hợp tác vì "đó là lợi ích của cả Bắc Kinh".
            Nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ khi đó cũng đã mập mờ nói về mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao tại châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng "vai trò của quân đội là tạo điều kiện cho ngoại giao thành công".
            DUY LINH
             

            Căn nhà duy nhất án ngữ quốc lộ 51B suốt 10 năm

            15/06/2017 14:37 GMT+7
              TTO - Đó là căn nhà số 401/2/6 Bình Giã, phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Căn nhà này đã án ngữ ngay phần đường dành cho xe máy trên quốc lộ 51B suốt 10 năm qua.
              Căn nhà duy nhất án ngữ quốc lộ 51B suốt 10 năm
              Căn nhà 401/2/6 Bình Giã, phường Nguyễn An Ninh (nhà có bồn nước ở trên) của gia đình bà Bùi Thị Na đang án ngữ Quốc lộ 51B ở phần đường dành cho xe máy - Ảnh: Đông Hà
              Quốc lộ 51B (nay là đường 2-9) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ nhiều năm qua nhưng khi đến đoạn gần ngã tư đường này và đường Nguyễn An Ninh, theo hướng về trung tâm TP Vũng Tàu, xe gắn máy, xe thô sơ phải đi sang phần đường dành cho ô tô. Nguyên do là căn nhà số 401/2/6 đường Bình Giã của gia đình bà Bùi Thị Na án ngữ.
              Cả con đường chờ một căn nhà!
              Trong khi hơn 250 hộ dân khác đã bàn giao mặt bằng để thi công đường từ năm 2007 thì đến nay, gia đình bà Bùi Thị Na vẫn chưa chịu bàn giao, di dời.
              Đáng chú ý, lý do khiếu nại của gia đình bà Na lại không phải bắt nguồn từ chính sách đền bù, giải tỏa mà gia đình bà cho rằng chính quyền đã có những sai sót trong thủ tục hành chính.
              Mới đây, chiều 7-6, ông Nguyễn Tấn Lực - chủ tịch UBND phường Nguyễn An Ninh cùng các ban, ngành chức năng của TP Vũng Tàu đã đến nhà bà Na để vận động bàn giao mặt bằng.
              Khi hỏi bà Na ý kiến gì về chính sách đền bù, hỗ trợ, bà Na đã trả lời: “Chuyện đó chưa bàn đến. Một bài toán với lời giải, cách giải sai thì làm sao có kết quả đúng”. Buổi vận động bà Na giao mặt bằng đã không thành công.
              Trước đó, từ khi triển khai dự án đến nay, các thế hệ lãnh đạo của phường Nguyễn An Ninh và TP Vũng Tàu đã nhiều lần vận động nhưng bà Na vẫn không chịu bàn giao.
              Ông Nguyễn Tấn Lực, chủ tịch UBND phường Nguyễn An Ninh cho biết, từ nay đến cuối tháng 6-2017, nếu gia đình bà Na không bàn giao mặt bằng, chính quyền sẽ cưỡng chế.
              Theo tìm hiểu, từ năm 2007 khi triển khai dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 51B, chính quyền phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu đã có sai sót nhỏ trong thủ tục hành chính đối với gia đình bà Na.
              Đó là khi trao quyết định thu hồi đất và phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho bà Na, chính quyền đã không lập biên bản. Do đó, bà này cho rằng mình không nhận được quyết định thu hồi nên không chịu bàn giao mặt bằng. Và chính quyền cũng không thể cưỡng chế. Quá trình giải quyết kéo dài, sau này bà Na yêu cầu phải giải quyết chính sách đền bù cho bà theo Luật Đất đai 2013.
              Vì có sai sót về thủ tục như trên, tháng 6-2016, UBND TP Vũng Tàu đã có quyết định thu hồi, hủy bỏ các quyết định có liên quan đến việc thu hồi, phê duyệt kinh phí bồi thường, cưỡng chế, giải tỏa đối với gia đình bà Na trước đó. Sau đó, UBND TP Vũng Tàu đã ban hành các quyết định mới.
              Nhiều người dân rất bức xúc vì cả con đường rộng rãi, thông thoáng đã lưu thông từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn phải chờ một căn nhà để “thông tuyến”.
              Căn nhà duy nhất án ngữ quốc lộ 51B suốt 10 năm
              Bà Bùi Thị Na (đứng) trình bày ý kiến của mình rằng không đồng ý di dời, ban giao mặt bằng với đại diện chính quyền, tổ dân phố, các ban, ngành của TP Vũng Tàu vào chiều 7-6 - Ảnh: Đông Hà 
              Những khiếu nại vô lý!
              Thế nhưng, sau khi chính quyền TP Vũng Tàu tiến hành lại các thủ tục cho đúng trình tự theo yêu cầu của gia đình bà Na, bà cũng không đồng ý. Ông Nguyễn Tấn Lực cho biết bà Na nại ra và yêu cầu chính quyền thực hiện một số thủ tục hành chính.
              Ví dụ như bà cho rằng các quyết định, văn bản của chính quyền dùng chữ ký photo, đóng dấu đỏ là không có hiệu lực; khi trao các quyết định bà Na phải yêu cầu có thành lập đoàn và người ký phải là người trao.
              Chưa hết, bà Na cho rằng các quyết định liên quan đến thu hồi đất, đền bù hay giao đất ở mới do ông Hoàng Vũ Thảnh - phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu - ký là không đúng thẩm quyền mà phải yêu cầu chủ tịch UBND TP là ông Nguyễn Lập ký...
              Tại buổi vận động ngày ngày 7-6, đại diện các ngành đã giải thích chữ ký photo đóng dấu đỏ có hiệu lực như chữ ký sống đóng dấu đỏ nhưng bà Na không chấp nhận và nói rằng: “Đấy là anh giải thích cho người nông dân, tôi không đồng ý với phần giải thích của anh. Tôi là giáo viên”, bà Na nói lại. (Bà Na là giáo viên Tiểu học - PV).
              Cũng tại buổi này, bà Na yêu cầu phải giải quyết hai lá đơn “kiến nghị” mà bà gửi đến chủ tịch UBND phường Nguyễn An Ninh theo “đúng quy trình và trình tự của luật khiếu nại” cũng như đề nghị TP thu hồi đất đúng trình tự, thủ tục luật đất đai 2013 từ điều 66 đến 93.
              Bà yêu cầu hồ sơ thu hồi đất phải đúng theo điều 9,10,11 của thông tư 30 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường và yêu cầu UBND TP Vũng Tàu, Ban cưỡng chế dừng ngay, không thể thực hiện quyết định cưỡng chế.
              Ngày 11-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Na khẳng định lại rằng không đồng ý giao mặt bằng với những lý do như trên cũng như sẽ không tham gia đối thoại.
              Còn ông Hoàng Vũ Thảnh- phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu khẳng định, thành phố, phường và các ngành chức năng đã làm đúng, đủ các trình tự về thu hồi đất, đền bù cho gia đình bà Na.
              “Những đòi hỏi, yêu cầu của bà Na là không đúng và hiểu sai thủ tục. Chính quyền đã tổ chức đối thoại với bà Na lần cuối vào ngày 12-6 nhưng bà Na không đến. Chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế vào cuối tháng 6”, ông Lực nói.
              Theo ông Thảnh, về chính sách đền bù, thành phố đã vận dụng những điểm có lợi nhất cho bà Na. Đó là diện tích đất bị thu hồi là 88 m2 đất nông nghiệp được đền bù theo giá thị trường với hơn 800 triệu đồng.
              Căn nhà bà Na xây trái phép từ 1998 trên đất nông nghiệp được hỗ trợ 100%, hỗ trợ 6 tháng tiền thuê nhà.
              Bà Na được giao một lô đất mới (có thu tiền sử dụng đất) với diện tích 98m2 tại vị trí mặt đường lớn hơn vị trí căn nhà hiện tại.
              Trong tháng 4 và 5-2017, Trung tâm phát triển quỹ đất TP Vũng Tàu đã ba lần gửi thư mời gia đình bà Na lên nhận tiền bồi thường hỗ trợ nhưng cả ông Vũ Mạnh Hường (chồng bà Na) và bà Na đều không lên và bà Na ghi ý kiến “không nhận giấy mời do chưa đúng quy trình”.
              Cũng trong thời gian trên, trung tâm này đã hai lần mời gia đình bà Na lên bốc thăm nhận đất ở mới nhưng gia đình bà không nhận thư và cũng không đến nhận đất.
              ĐÔNG H

              Người dân Sài Gòn có thể đi buýt sông vào tháng 7


              Tuyến buýt sông số 1 (từ công viên cảng Bạch Đằng, quận 1, đến Linh Đông, quận Thủ Đức) sẽ được nhà đầu tư đưa vào khai trương vào đầu tháng 7.
              Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 6 UBND TP.HCM sáng 15/6, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết đầu tháng 7 đơn vị sẽ phối hợp với công ty Nhật Thường khai trương tuyến xe buýt đường sông số 1 chạy tuyến công viên cảng Bạch Đằng - Thủ Đức.

              Tạm hoãn tuyến buýt sông Bạch Đằng - Lò Gốm

              Theo đó, tuyến số 1 dài khoảng 10,8 km, có lộ trình từ bến Bạch Đằng theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài Gòn đến khu vực phường Linh Đông, quận Thủ Đức, tại vị trí bến khách ngang sông Bình Quới và ngược lại. Tuyến này gồm 7 bến đón trả khách, đi qua địa bàn các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức.
              Giá vé dự kiến là 15.000 đồng/người/lượt. Khi đưa vào khai thác, tuyến buýt đường sông sẽ được kết nối với buýt đường bộ, để khi hành khách đến bến Bạch Đằng có xe buýt đi đến các địa điểm trong thành phố.
              Hiện tuyến buýt số 2 (Bạch Đằng - Lò Gốm) tạm hoãn lại do ảnh hưởng của đập ngăn triều Bến Nghé đang xây dựng. Dự kiến tuyến buýt này sẽ khai trương vào đầu năm 2018.
              Nguoi dan Sai Gon co the di buyt song vao thang 7 hinh anh 1
              Sơ đồ tuyến buýt sông số 1 Bạch Đằng - Linh Đông. Đồ họa: Minh Trí.

              Khách xe buýt tăng trở lại 

              Trước đó, tại buổi họp sơ kết tình hình kinh tế xã hội, an ninh trật tự 6 tháng đầu năm 2017, ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết sau 3 năm số lượng hành khách đi xe buýt giảm thì 6 tháng đầu năm đã tăng lại.
              Theo ông Khoa, tình hình vận chuyển hành khách công cộng trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng 14,4%. Số lượng hành khách đi xe buýt trợ giá, xe buýt không trợ giá đều tăng, đó là một tín hiệu rất tốt vì suốt ba năm qua hành khách xe buýt liên tục giảm.
              Giải thích sự tăng trưởng về hành khách đi xe buýt, Phó chủ tịch UBND TP cho rằng đầu năm 2017, UBND có chỉ đạo bằng mọi giải pháp nâng chất lượng xe buýt lên và thành phố đã làm được. Đây là tín hiệu rất tốt, trung tâm quản lý hành khách công cộng phải tiếp tục duy trì.
              Tại buổi họp, ông Khoa cũng thẳng thắn phê bình hiện nhiều nhân viên xe buýt có thái độ chưa tốt. Dẫn chứng nhất là vụ việc cách đây ít ngày, một chiếc xe buýt đã chạy lên cả vỉa hè.
              "Dù tín hiệu lượng hành khách xe buýt tăng nhưng chúng ta phải nâng cao thái độ nhân viên phục vụ người dân. Mới đây có xe buýt chạy lên vỉa hè, tôi đã điện ngay cho Sở Giao thông Vận tải cần xử lý ngay, xử lý nghiêm. Xe buýt mà leo lên vỉa hè, không thể tưởng tượng được", ông Khoa nhấn mạnh.

              TP.HCM mở thêm tuyến buýt sông từ quận 1 đi Phú Mỹ Hưng

              Ngoài hai tuyến buýt sông số 1 và 2 chuẩn bị hoạt động giữa năm 2017, Chủ tịch UBND TP.HCM vừa đồng ý để nhà đầu tư triển khai thêm 2 tuyến buýt sông từ quận 1 qua quận 7.
              Phước Tuần - Lê Trai

              Tổng thống Philippines rút khỏi công việc do mệt mỏi

              Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã rút khỏi các công việc công trong tuần này do cảm thấy mệt mỏi và cần nạp năng lượng.

              tong-thong-philippines-rut-khoi-cong-viec-do-met-moi
              Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AFP.
              "Ông ấy cần nghỉ ngơi một thời gian để nạp lại năng lượng", AFP hôm nay dẫn lời người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Ernesto Abella cho biết.
              Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh quân đội Philippines đang chiến đấu với nhóm phiến quân thân IS tại thành phố Marawi, miền nam đất nước trong cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền.
              Ông Abella cho biết Tổng thống Philippines chưa xác định thời điểm quay trở lại công việc nhưng khẳng định ông Duterte vẫn khỏe mạnh chứ không đau ốm.
              Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Tổng thống Philippines từng bác bỏ thông tin ông bị bệnh ung thư. Tuy nhiên, ông Duterte buộc phải sử dụng thuốc fentanyl, một loại chất có tính gây nghiện cao, để giảm đau từ chấn thương cột sống trong một tai nạn xe máy.
              Theo ông Abella, Tổng thống Duterte quyết định nghỉ ngơi vì lịch trình công việc dày đặc kể từ khi giao tranh giữa quân đội và nhóm phiến quân bùng phát, bao gồm các chuyến thăm đến các doanh trại và bệnh viện để hỗ trợ binh sĩ.
              Ông Duterte xuất hiện lần cuối trước công chúng Philippines vào ngày 11/6 tại thành phố Cagayan de Oro, miền nam đất nước, khi ông đến thăm các binh sĩ bị thương trong chiến dịch tiêu diệt nhóm phiến quân Maute thân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang cố thủ tại thành phố Marawi.
              Nguyễn Hoàng

              Những thông điệp cuối cùng trên mạng xã hội của nạn nhân cháy chung cư ở Anh

              Dân trí Nhiều nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ cháy chung cư 24 tầng tại London (Anh) đã sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin để gửi đi những thông điệp cuối cùng cho người thân của mình khi họ biết rằng mình không thể thoát ra khỏi vụ cháy.

              “Bọn tớ không thể làm được. Tớ yêu cậu”, một cô bé ở tuổi thiếu niên sống trong tòa tháp Grenfell Tower (London, Anh) đã gửi tin nhắn có nội dung như vậy cho người bạn thân của mình không lâu sau khi vụ cháy bùng lên tại tòa chung cư 24 tầng này. Cô bé này, cùng với 2 em gái, cha, mẹ và bà ngoại hiện vẫn chưa rõ tung tích và lo ngại rằng đã tử vong trong đám cháy.

              
Ngọn lửa bùng phát và bao trùm cả căn chung cư cao 24 tầng
              Ngọn lửa bùng phát và bao trùm cả căn chung cư cao 24 tầng

              Trong khi đó, Rania Ibrham, 30 tuổi, sống trong tầng trên cùng của tòa chung cư cũng đã dùng ứng dụng Snapchat để gửi tin nhắn cho người bạn thân nhất của mình 2 giờ sau khi ngọn lửa bùng phát.
              “Bạn của tôi, Rania Ibrham sống ở tầng trên cùng với 2 con, mới chỉ 3 và 5 tuổi, còn chồng cô ấy đang đi nghỉ dưỡng nên không ở nhà”, Maseen, người bạn đã nhận được tin nhắn từ Rinia nói trong nước mắt. “Tôi nhận được một đoạn video được gửi qua Snapchat từ Rania vào 3 giờ sáng, không lâu sau khi ngọn lửa bắt đầu và tôi đã không nghe tin tức gì từ cô ấy cho đến nay”.
              Maseen cho biết trong đoạn video được gửi đi, Rania đã nói rằng cô bị mắc kẹt trong tòa nhà và đang cầu nguyện, đồng thời gửi đi tin nhắn chứa thông điệp cuối cùng: “Mọi người hãy tha thứ cho tôi. Tạm biệt”.
              Rania cũng đã thực hiện một đoạn video trực tiếp trên Facebook để gửi đi thông điệp cuối cùng, trong đó cho thấy cô cùng những người khác sống trong chung cư đang tuyệt vọng tìm cách chạy trốn khỏi đám cháy. Đoạn video với những tiếng la hét, hoảng sợ của những người dân trong chung cư khiến không ít người xem cảm thấy ám ảnh.
              Nhiều người bạn của Rania đã lập tức chạy đến hiện trường khi xem được đoạn video trực tiếp của cô trên Facebook, trong khi đó chồng của cô cũng lập tức hủy bỏ kỳ nghỉ để quay trở về nhà.

              Một thông điệp viết tay được tìm thấy tại hiện trường vụ cháy
              Một thông điệp viết tay được tìm thấy tại hiện trường vụ cháy

              Không chỉ sử dụng các thiết bị công nghệ để ghi lại thông điệp cuối cùng, một tờ giấy viết tay cũng được tìm thấy tại hiện trường vụ cháy. Tờ giấy đã bị cháy xém nhiều chỗ với nội dung: “Tôi không thể diễn tả cảm xúc của mình. Tôi rất, rất, rất hạnh phúc. Tôi có rất, rất nhiều ý tưởng và kế hoạch. Tôi có rất nhiều giấc mơ muốn được chinh phục”.
              Những người thoát được khỏi đám cháy cho biết họ không hề nghe thấy tiếng chuông cảnh báo cháy và nhiều người chỉ được cảnh báo bởi hàng xóm xung quanh khi họ chạy khỏi căn hộ.

              Một nạn nhân bị mất tích trong vụ hỏa hoạn đang được người thân tìm kiếm qua mạng xã hội
              Một nạn nhân bị mất tích trong vụ hỏa hoạn đang được người thân tìm kiếm qua mạng xã hội

              Thậm chí, nhiều nạn nhân cho biết lực lượng cứu hộ đã khuyên họ nên ở lại bên trong ngôi nhà để chờ lực lượng cứu hộ giải cứu, thay vì tìm cách thoát ra ngoài. Tuy nhiên khi ngọn lửa đã vượt quá mức kiểm soát, nhiều người thậm chí còn nhảy ra khỏi cửa sổ ở những căn hộ cao tầng với hy vọng những người bên dưới sẽ đỡ được mình.
              Ít nhất 12 người chết và hàng chục người bị thương sau khi ngọn lửa bao trùm cả tòa tháp cao 24 tầng, tuy nhiên con số thương vong ước tính còn tăng lên khi nhiều nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch. Được biết tòa chung cư này là nơi cư trú của 600 người. Hiện nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn vẫn đang được điều tra làm rõ.
              Video bên trong căn chung cư khi ngọn lửa bắt đầu bùng phát được một người dân ghi lại

              Phạm Thế Quang Huy
              Tổng hợp

              Thách thức giảm bạo lực súng đạn tại Mỹ

              Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 16/06/2017 06:08 GMT+7

              VTV.vn - Giảm bảo lực súng đạn tại Mỹ không phải là một điều dễ dàng, một phần bởi sở hữu súng là nét đặc trưng văn hóa của người Mỹ.

              Nước Mỹ lại chấn động sau 2 vụ xả súng liên tiếp diễn ra vào ngày hôm qua (14/6). Sau 6 năm, đây là lần đầu tiên có một vụ xả súng vào một nghị sĩ Mỹ. Vụ tấn công nghiêm trọng này được ví là phép thử đầu tiên đối với cuộc tranh cãi về kiểm soát súng đạn dưới thời tân Tổng thống Donald Trump. Câu hỏi được nhiều người đặt ra hiện nay là liệu các vụ xả súng này có làm thay đổi quan điểm phản đối kiểm soát súng của Quốc hội Mỹ hiện do Đảng Cộng hòa kiểm soát hay không?
              Theo TS Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao, sở hữu và kiểm soát súng từ lâu đã là hai vấn đề phức tạp: "Thực tế, sở hữu súng đạn đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Mỹ. Theo một khảo sát vào năm 2012, có 34% dân số Mỹ, tương đương 100 triệu người sở hữu súng đạn. Tuy nhiên, số liệu mới nhất cho thấy xấp xỉ 90% người dân Mỹ đều có súng đạn".
              Một điều đáng báo động là dân số nước Mỹ chỉ chiếm 5% dân số thế giới song tổng sản lượng súng đạn của người dân nước này sở hữu lại lên tới gần 50% tổng sản lượng súng đạn của toàn thế giới. Điều này cho thấy tình trạng sở hữu súng đạn tràn lan và phổ biến tại Mỹ.
              Tại Mỹ, quốc gia nơi hầu hết người dân đều có súng, việc sở hữu súng được bảo vệ bằng các nhà vận động hành lang ngành công nghiệp vũ khí và các nghị sĩ cộng hòa. Theo số liệu thống kê của các nhà chức trách Mỹ, trong 100 người Mỹ, có tới 89 người sở hữu súng. Điều này lý giải vì sao gần 1/3 vụ xả súng trên thế giới diễn ra tại Mỹ. Mỗi ngày tại quốc gia này, có tới 93 người thiệt mạng vì bạo lực súng đạn.

              Chiến lược đánh IS của Philippines: Dội bom phá hoại để cứu lấy Marawi

              Thi Anh |
              Chiến lược đánh IS của Philippines: Dội bom phá hoại để cứu lấy Marawi

              Ném bom Marawi 2 lần/ngày nhưng quân đội Philippines vẫn chưa thể tiếp cận "sào huyệt" của IS.


              Ném bom phá hoại
              Khói đen bốc lên sau những lùm cọ. Xe tăng lao ầm ầm qua những nhà thờ Hồi giáo. Đạn bắn như mưa trên những đường phố vắng. Bên ngoài những cửa tiệm đóng vội treo những tấm biển đề: "Ăn trộm sẽ bị bắn chết". Chó hoang thì sục sạo khắp các đường phố vắng tìm thức ăn. Trời đổ cơn mưa nhẹ khiến không khí thêm phần ảm đạm, tang thương.
              Cuộc giao tranh tại thành phố Marawi đã bước sang tuần thứ tư, hơn 200 người đã bỏ mạng và phần lớn nơi này đã bị phá tan hoang.
              Hành động cố thủ dai dẳng của các nhóm phiến quân chung thành với IS khi chúng tìm cách chiếm cứ các vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á đã biến thành một cuộc giao tranh đường phố tại Marawi, nơi mà giờ đây đã gần như một thị trấn ma.
              Chiến lược đánh IS của Philippines: Dội bom phá hoại để cứu lấy Marawi - Ảnh 1.
              Thành phố Marawi vắng bóng người. Ảnh: ABS-CBN News
              Có vẻ như quân đội Philippines đã áp dụng chiến lược phá hoại thành phố để cứu lấy nó khi tiến hành các đợt không kích, ít nhất hai lần mỗi ngày.
              Những tay súng bắn tỉa được bố trí trong các tòa nhà cao, buộc quân đội Philippines phải duy trì khoảng cách của mình.
              "Đây là chiến tranh đô thị", Trung tá Christopher Tampus, chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh cho hay, "Chúng vẫn đang cố thủ. Giao tranh là giành giật từng ngôi nhà, từng công trình xây dựng".
              Quân đội Philippines kiểm soát không phận và đang sử dụng trực thăng cùng máy bay cánh cố định để không kích Marawi, gây thiệt hại nặng nề nhưng vẫn chưa đánh đuổi được phiến quân Hồi giáo. Tại Marawi, vẫn còn hàng trăm dân thường mắc kẹt, khiến cuộc tấn công của chính phủ trở nên khó khăn hơn.
              Lún sâu vào giao tranh
              Hai bên đều tuyên bố mình đang dồn bên kia tới chân tường. Nhưng theo Reuters, thực ra, cả hai đều đang lún sâu vào một cuộc giao tranh kéo dài.
              Mới đây, IS đăng tải các đoạn video, tuyên bố là ghi hình từ Marawi và rêu rao rằng mình đang giành chiến thắng và quân đội Philippines đã "hoàn toàn thất bại" trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát thành phố.
              Theo thông tin từ đoạn video, hơn 200 binh lính Philippines đã bị giết hại và các phiến quân còn thu được vũ khí khi các binh lính chính phủ rút chạy.
              Chiến lược đánh IS của Philippines: Dội bom phá hoại để cứu lấy Marawi - Ảnh 2.
              Một phiến quân Hồi giáo. Ảnh: Reuters
              Trong khi đó, quân đội Philippines đưa ra con số 58 binh lính bỏ mạng và nhấn mạnh lực lượng này đang phong tỏa nhóm phiến quân. Quân đội khẳng định, phiến quân chỉ kiểm soát 20% thành phố.
              Marawi là nơi có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất đất nước. Một số tòa nhà đáng chú ý nhất của thành phố này là nhà thờ Hồi giáo. Quân đội Philippines cho biết các phiến quân đang sử dụng nhà thờ và trường học tôn giáo làm căn cứ, bố trí các tay súng bắn tỉa, trong khi quân đội không thể tấn công những địa điểm ấy bởi đó là các công trình văn hóa.
              Marawi, thành phố với 200.000 dân, nằm bên bờ hồ Lanao trên đảo miền Nam Mindanao. Sông Agus chia đôi thành phố.
              Các phiến quân vẫn đang kiểm soát khu vực phía Đông Nam con sông, nơi từng là trung tâm kinh tế, thương mại. Những cuộc giao tranh ác liệt nhất tập trung ở đó, tại khu vực có diện tích khoảng 500m2, một chỉ huy quân đội cho hay.
              Mới đây, quân đội Philippines cho biết, binh lính Mỹ đã hiện diện gần Marawi nhưng không tham gia vào cuộc giao tranh. Không rõ lực lượng Mỹ ở gần khu vực xung đột tới mức nào.

              Tiết lộ bệnh tình của sinh viên Mỹ vừa được Triều Tiên phóng thích

              Dân trí Bác sĩ kết luận Otto Warmbier, sinh viên Mỹ vừa được Triều Tiên thả sau 17 tháng giam giữ, bị “chấn thương thần kinh nghiêm trọng” và “không nói được”, Reuters cho biết ngày 15/6.
               >> Lộ ảnh sinh viên Mỹ hôn mê sau khi được Triều Tiên phóng thích
               >> Sinh viên Mỹ được Triều Tiên phóng thích "đang trong tình trạng hôn mê"
               >> Triều Tiên thả sinh viên Mỹ bị kết tội chống phá nhà nước


              
Otto Warmbier, sinh viên Mỹ vừa được Triều Tiên thả. (Ảnh: Reuters)
              Otto Warmbier, sinh viên Mỹ vừa được Triều Tiên thả. (Ảnh: Reuters)
              Reutesr dẫn lời bác sĩ Daniel Kanter, giám đốc đơn vị điều trị thần kinh thuộc Trung tâm y tế Đại học Cincinnati, cho biết tình trạng của Otto Warmbier ổn định nhưng “không có dấu hiệu nhận thức ngôn ngữ hay sự việc xung quanh”.
              Bác sĩ Kanter nói thêm: “Anh ta không nói được. Không có các cử động, hành vi có chủ đích”.
              Trước đó gia đình của Otto cho biết, anh bị hôn mê từ tháng 3/2016, không lâu sau khi bị kết án 15 năm lao động khổ sai ở Triều Tiên. Cha của Otto nói, họ không tin giải thích của Triều Tiên rằng Otto hôn mê do ngộ độc thịt và phải dùng thuốc ngủ.
              Các bác sĩ hôm qua cũng nói rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy Otto bị hội chứng ngộ độc thịt. Tuy các bác sĩ chưa thể khẳng định nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện tại của Otto, song họ cho rằng chứng ngừng tim có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chết não của anh. Trong khi đó, chứng ngừng tim ở người trẻ tuổi là rất hiếm.
              Hôm qua 15/6, Triều Tiên tuyên bố họ thả Otto vì “lý do nhân đạo”. Việc phóng thích diễn ra sau khi quan chức đặc phái viên Mỹ Joseph Yun tới Triều Tiên để thương thuyết theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hôm qua, đặc phái viên này cũng đã gặp gỡ với 3 công dân Mỹ.
              Theo truyền thông Triều Tiên, chàng sinh viên 22 tuổi Otto bị Bình Nhưỡng bắt giữ với cáo buộc cố ăn trộm một biểu ngữ có khẩu hiệu tuyên truyền của Triều Tiên. Otto đến Triều Tiên cùng với một nhóm du lịch.
              Minh Phương

              Hà Nội: Hình ảnh ấn tượng về tái lấn chiếm vỉa hè

              Dân trí Chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tập trung nhiệm vụ chống tái lấn chiếm vỉa hè là hoàn toàn đúng đắn và bức thiết, để tránh tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.


              
Tái lấn chiếm vỉa hè tại quán BiaTô Phú Quý ở số 61 Đại Cồ Việt đến mức người đi bộ không còn chỗ len chân, bắt buộc phải đi xuống lòng đường (Ảnh Nguyễn Đoàn)
              Tái lấn chiếm vỉa hè tại quán BiaTô Phú Quý ở số 61 Đại Cồ Việt đến mức người đi bộ không còn chỗ len chân, bắt buộc phải đi xuống lòng đường (Ảnh Nguyễn Đoàn)
              Ngày 29/5, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 197 thành phố đánh giá dù trật tự đô thị trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên kết quả chưa bền vững, tình trạng chiếm dụng hè phố, lòng đường vào giờ cao điểm vẫn còn tồn tại. Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành của thành phố cần tập trung nhiệm vụ chống tái lấn chiếm vỉa hè.
              Dưới đây là một hình ảnh tái lấn chiếm vỉa hè rất ấn tượng mà báo Dân trí ghi lại được vào 1giờ 20 phút chiều hôm nay 15/6-2017 tại quán Bia Tô Phú Quý ở số 61 Đại Cồ Việt đến mức người đi bộ không còn chỗ len chân, bắt buộc phải đi xuống lòng đường trong khi dòng xe bus, ô tô các loại và xe máy đang lưu thông khá nguy hiểm, đã cho thấy chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tập trung nhiệm vụ chống tái lấn chiếm vỉa hè là hoàn toàn đúng đắn và bức thiết, để tránh tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
              Nguyễn Đoàn

              Cửa hàng 7-Eleven đầu tiên chính thức khai trương, bán bánh mì, gỏi cuốn, hột vịt lộn

              Thứ Năm | 15/06/2017 15:50


              Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới 7-Eleven sáng nay (15/6) đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam ở tòa nhà Saigon Trade Center (TPHCM).
              Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven được thành lập vào năm 1927 và hiện có hơn 62.000 cửa hàng trên thế giới. Với việc mở cửa hàng đầu tiên hôm nay, Việt Nam là thị trường thứ 19 của chuỗi cửa hàng tiện lợi 90 tuổi này. Theo đó, 7-Eleven đặt mục tiêu mở 20 cửa hàng trong năm nay và 200 cửa hàng trong vòng 3 năm tới tại Việt Nam.
              Công ty Cổ phần Seven System Việt Nam (SSV) là đơn vị được nhượng quyền độc quyền 7-Eleven tại Việt Nam (master franchisee). Trước đó, trang tin Nikkei của Nhật từng đưa tin rằng công ty con của Seven & i Holdings (trụ sở Nhật) là 7-Eleven Inc. (Mỹ) đã ký kết hợp tác với công ty IFB Holdings của Việt Nam.
              Trả lời phỏng vấn Nhịp Cầu Đầu Tư, ông Vũ Thanh Tú, Tổng Giám đốc SSV cho biết công ty do người Việt sở hữu 100%. "SSV đã phải đáp ứng được quy trình toàn cầu của 7-Eleven Inc. và Seven-Eleven Japan trước khi nhận được sự chấp thuận phát triển hệ thống 7-Eleven", ông Tú nói.
              "Tại thời điểm này, tất cả các cửa hàng sẽ đều được sở hữu bởi công ty chúng tôi và đó là điều rất quan trọng", ông nói.
              "Chúng tôi phải xây dựng mọi thứ từ đầu. Để có thể nghĩ tới việc nhượng quyền, 7-Eleven phải đảm bảo hệ thống vận hành tốt, đảm bảo có lãi và trong tương lai các đối tác nhượng quyền cũng phải có lãi. Cho nên trước khi nhượng quyền thì phải mất một thời gian và tôi chưa thể nói được là khi nào", vị CEO SSV cho biết.
              Cua hang 7-Eleven dau tien chinh thuc khai truong, ban banh mi, goi cuon, hot vit lon
              Cửa hàng 7-Eleven đầu tiên thu hút rất nhiều người xếp hàng trong ngày khai trương. Ảnh: Tuấn Minh
              Hiện nhượng quyền là mô hình mà 7-Eleven đang thực hiện ở các thị trường như Nhật, Mỹ - nơi có số cửa hàng 7-Eleven nhượng quyền chiếm khoảng 80%. Số cửa hàng nhượng quyền của 7-Eleven tại Thái Lan cũng chiếm tới gần 50%.
              Tuy vậy, một trong những khó khăn lớn nhất của SSV khi mở cửa hàng ở Việt Nam là tìm được địa điểm tốt.
              "Là công ty mới vào, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tìm địa điểm có đủ không gian để thực hiện chiến lược của mình. Thứ nhất là tiện lợi. Thứ hai là phải có đủ chỗ cho mọi người ngồi ăn và làm sao để biết được khách hàng muốn gì", ông Tú nói.
              Vị này cho biết, 7-Eleven bắt đầu giả thuyết khách hàng sẽ muốn cái này cái kia. "Cuối cùng thì chúng tôi vẫn phải tìm cách hiểu, nói chuyện và kết nối với khách hàng, để tìm cách thay đổi. Đó là lý do vì sao chúng tôi tập trung vào ứng dụng 7Rewards. Đó là một trong những thách thức để làm sao lắng nghe khách hàng và tìm cách thay đổi."
              Một thách thức khác là 7-Eleven phải nghiên cứu xem khách hàng sẽ cần mua những thứ gì trong cả ngày, ông cho biết.
              Trả lời câu hỏi về việc SSV có xây dựng công ty thực phẩm riêng để tự cung cấp như 7-Eleven đã làm ở Thái Lan, ông Tú cho biết trong giai đoạn đầu sẽ chỉ làm việc với các đối tác. "7-Eleven đã tìm ra những đối tác để làm việc trong hệ thống này, để cung cấp, làm ra thực phẩm sạch cho cửa hàng. Chúng tôi muốn tập trung vào việc bán thức ăn ngon chứ không phải sản xuất hay cung cấp thực phẩm. Đó là cách làm của 7-Eleven toàn cầu".
              "7-Eleven là một trong những thương hiệu lớn cuối cùng vào Việt Nam. Chúng tôi phải tìm cách tạo ra sự khác biệt, và chúng tôi chọn thực phẩm tươi là một phần quan trọng trong chiến lược ở Việt Nam", vị CEO này nói. 7-Eleven xây dựng thực đơn có nhiều món ăn mà người Việt đã quen để có thể thu hút các khách hàng bản địa, như xôi, chè, gỏi cuốn, thịt kho trứng, bánh mì, và có cả hột vịt lộn.
              Cua hang 7-Eleven dau tien chinh thuc khai truong, ban banh mi, goi cuon, hot vit lon
              Ông Ryuichi Isaka, Chủ tịch Seven & i Holdings, ăn bánh mì vừa mua trong cửa hàng 7-Eleven. Ảnh: Tuấn Minh
              "Những công ty khác đang bán những thứ mà họ nghĩ là sẽ bán được nhưng chúng tôi thì lại muốn hiểu khách hàng Việt Nam muốn gì", ông Tú nói, và cho biết SSV đã thành lập từ hai năm trước để tìm hiểu thị trường này.
              "Việc tìm hiểu xem mọi người muốn gì rất tốn thời gian nhưng việc tìm ra đối tác sản xuất thực phẩm tươi đó còn mất thời gian hơn nữa. Đồ ăn của chúng tôi được nấu hằng ngày và được giao tới cửa hàng vào mỗi buổi sáng".
              Theo ông Tú: "Tiềm năng của thị trường Việt Nam rất lớn. Dân số Việt Nam rất trẻ và sẵn sàng thử cái mới. Tôi nghĩ đó là một lợi thế lớn cho 7-Eleven và chúng tôi cũng rất sẵn lòng tung ra những sản phẩm mới và sáng tạo".
              Cua hang 7-Eleven dau tien chinh thuc khai truong, ban banh mi, goi cuon, hot vit lon
              Hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại châu Á. Ảnh: Nikkei
              Trong sự kiện ra mắt lần này, 7-Eleven cũng ra mắt ứng dụng di động 7Rewards. Trả lời phỏng vấn của Nhịp Cầu Đầu Tư, ông Bùi Hải An, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc vận hành của Silicon Straits Saigon - nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho 7-Eleven Việt Nam, cho biết rằng 7Rewards là bước đi đầu tiên trong việc xây dựng cửa hàng tiện lợi hiện đại và mọi thứ sẽ xoay quanh smartphone.
              Theo ông An, trước khi 7-Eleven Việt Nam chính thức khai trương, ứng dụng này đã đạt vài ngàn lượt tải về, và kỳ vọng sẽ đạt con số 20-30.000 lượt tải trong vài tuần đầu khai trương. Ngoài việc tích điểm, ứng dụng này cũng có chức năng làm khảo sát, phản hồi và tương tác giúp 7-Eleven.
              Ngoài 7Rewards, 7-Eleven cũng đang có nhiều phần mềm ứng dụng đằng sau để hỗ trợ hoạt động của các cửa hàng. Bên cạnh đó, 7-Eleven sẽ tiến tới tích hợp khả năng thanh toán vào ứng dụng này, ông An cho biết.
              "7-Eleven được sinh ra ở Mỹ nhưng người Nhật mới là người làm cho nó hoàn hảo. Họ đã xây dựng một hệ thống được vận hành và điều phối tốt. Chính người Nhật đã nghĩ ra hệ thống làm việc chung với các đối tác", ông Vũ Thanh Tú nói, và cho rằng điều lớn nhất mà công ty ông học được từ 7-Eleven Nhật Bản là cách xây dựng một hệ thống để kết nối mọi thứ cùng nhau.
              Trường Văn

              'Đội tuyển Việt Nam không cần cả Merlo lẫn Samson'


              Ở góc nhìn cá nhân, HLV Vương Tiến Dũng không ủng hộ giải pháp dùng cầu thủ nhập tịch để gia tăng chất lượng cho tuyển Việt Nam, bởi sự đánh đổi này chưa xứng đáng.
              Là một nhà cầm quân có quá nhiều kinh nghiệm “va vấp” với cầu thủ ngoại, ông Dũng cho rằng nếu tuyển Việt Nam xuất hiện những ngoại binh nhập tịch thì lợi bất cập hại, chưa biết hiệu quả đến đâu mà dư luận thì sẽ có sự tranh cãi, bản thân các cầu thủ nội trong đội tuyển cũng sẽ có sự phân tâm.
              “Nói chuyện ngoại binh nhập tịch lên tuyển thì còn nhiều thứ phức tạp, liên quan đến pháp luật, rồi quan điểm của các nhà quản lý thể thao. Nhưng cá nhân tôi thì không ủng hộ, cầu thủ nội mình có được thế nào thì sử dụng đến đó, vì nó là màu cờ sắc áo của quốc gia mình”, ông Dũng bày tỏ.
              Theo ông Dũng, tất cả cầu thủ ngoại đến Việt Nam đá bóng trước hết vì tiền. Nhờ tham vọng của lãnh đạo đội bóng, nhờ lấy vợ bản địa, nhờ đủ một số điều kiện hành nghề… mà họ có được quốc tịch Việt Nam. Nhưng có quốc tịch là một chuyện, trở thành người Việt Nam, khoác chiếc áo Tuyển, đứng dưới lá quốc kỳ để thi đấu vì hàng triệu CĐV lại là chuyện khác.
              'Doi tuyen Viet Nam khong can ca Merlo lan Samson' hinh anh 1
              Hoàng Vũ Samson có nhiều ưu thế so với cầu thủ nội, nhưng tính khí thiếu kiềm chế của anh là một rào cản trong mắt HLV Vương Tiến Dũng. Ảnh: Quốc Bảo.
              “Tôi đã làm việc với hàng trăm cầu thủ ngoại, nhưng những người thực sự sống chuyên nghiệp và hoà đồng được như Philani của Bình Dương rất ít. Đa số vẫn có khoảng cách khá lớn với các cầu thủ nội vì họ được trả lương kiểu khác, sinh hoạt kiểu khác, và nói chung là văn hóa của họ không giống chúng ta”.
              Vị HLV từng bôn ba khắp Bình Dương, Hải Phòng, Thể Công… kể lại rằng quản lý cầu thủ ngoại có rất nhiều thứ khó. Vì họ có đặc quyền đặc lợi, họ biết cả đội bóng trông đợi vào họ mỗi cuối tuần nên ngoài chuyện đòi hỏi về vật chất, họ còn tự cho mình quyền buông thả, hưởng thụ.
              “Trong việc này, đôi khi tiếng nói của HLV không phải là tất cả, nếu ngoại binh nắm được thóp ông chủ CLB. Lúc đó thì cách sống của họ hoặc là khiến cầu thủ nội bất mãn, so đo, hoặc lại lôi kéo cầu thủ nội vào cuộc chơi chung. Mà chúng ta đều biết, với thể chất khác nhau, cầu thủ nội mà chơi như cầu thủ ngoại thì sự nghiệp coi như vứt”.
              Ông Dũng thừa nhận về chuyên môn, có thể cầu thủ ngoại nhập tịch nhỉnh hơn cầu thủ nội, nhưng sự chênh lệch không quá lớn. “Tôi đồng ý rằng cầu thủ nhập tịch có ưu thế về thể hình, thể lực, họ chơi bóng tầm cao hay tầm thấp đều rất lợi, nhưng là người HLV thì mới hiểu, một hay một vài cá nhân như thế đưa vào trong đội bóng nhiều khi cũng chưa giải quyết được trận đấu. Bóng đá là cuộc chơi của cả đội cơ mà”.
              Nhà cầm quân họ Vương hiểu rằng trong thời gian gần đây, sức ép phải kiếm tìm một tiền đạo đẳng cấp cho đội tuyển khiến Hoàng Vũ Samson hay Đỗ Merlo được truyền thông nhắc đến nhiều hơn. Bản thân ông cũng thấy khó khăn của HLV Hữu Thắng trong khâu tấn công, ngay cả thời điểm Công Vinh còn chưa giải nghệ.
              Nhưng vị tướng Vương Tiến Dũng vẫn bảo lưu quan điểm của mình: “Tôi nghĩ là Merlo chấn thương kéo dài thế thì khó mà đóng góp được bao lâu nữa. Còn Samson, anh ta có lẽ vẫn hay nhưng tính khí bạo lực quá, nếu ra quốc tế mà chơi như vậy thì rất ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia. Chúng ta còn những cầu thủ tiềm năng như Văn Toàn, Công Phượng, Đức Chinh, Quang Hải, Tuấn Tài…, nếu họ trưởng thành thì cũng có nhiều hy vọng”.

              Theo bạn, đội tuyển Việt Nam có nên sử dụng cầu thủ nhập tịch?

              Xem kết quả

              Bàn thắng của Samson vào lưới Hoàng Anh Gia Lai Sau nỗ lực đi bóng, Cyrus chuyền rất đẹp vào trong để Hoàng Vũ Samson đánh đầu tung lưới thủ môn Minh Nhựt.
              Quốc Bảo
               

              Không có nhận xét nào:

              Đăng nhận xét