Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 696

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                Tin tức  Đông Tây 24 giờ ngày 7/6/2017

                                                  Thời sự Let's cà phê sáng 8/6/2017

                                                         Tin biển đông sáng 8/6/2017

                                                                   tin quân sự

                           Việt kiều Mỹ cướp ngân hàng phá còng tay của cảnh sát Mỹ bỏ chạy


Tìm thấy 15 người còn sống trên máy bay Myanmar mất tích

07/06/2017 18:59 GMT+7
    TTO - Một máy bay quân sự Myanmar chở 116 người vừa mất tích trên biển. Chiều 7-6, các mảnh vỡ của máy bay đã được tìm thấy tại khu vực biển Andaman. 
    Tìm thấy 15 người còn sống trên máy bay Myanmar mất tích
    Khu vực máy bay quân sự chở 116 người bị mất tích - Ảnh: Metro.co.uk
    Theo một quan chức ngành du lịch tại thành phố Myeik, các mảnh vỡ của máy bay gặp nạn xuất hiện tại vùng biển nằm cách thành phố Dawei khoảng 218 km. Hiện lực lượng hải quân Myanmar vẫn đang tiếp tục công tác tìm kiếm ở khu vực này. Một nguồn tin giấu tên từ không quân Myanmar xác nhận lực lượng cứu hộ, cứu nạn hải quân đã phát hiện một số mảnh vỡ của chiếc máy bay.
    Báo The Mirror của Anh dẫn nguồn tin từ quân đội Myanmar cho biết đã tìm thấy ít nhất 15 người còn sống. Quân đội Myanmar vẫn chưa lên tiếng xác nhận thông tin này.
    Một nguồn tin kể với hãng tin AFP rằng chuyến bay chở gia đình binh sĩ như thế này được tổ chức 2 lần mỗi tháng. Hiện vẫn chưa rõ số người thiệt mạng và còn sống là bao nhiêu.
    Tai nạn máy bay làm thiệt mạng nhiều người như vụ này (nếu được xác nhận) từng xảy ra tại Myanmar ngày 28-8-1998. Khi đó một máy bay của hãng Myanmar Airways chở theo 39 người được tìm thấy sau bốn ngày bị mất tích. Ban đầu thông tin cho biết máy bay được tìm thấy còn nguyên vẹn ở Lào nhưng hóa ra đó chỉ là thông tin giả vì cuối cùng người tìm thấy các mảnh vỡ máy bay ở miền đông Myanmar.
    Tìm thấy 15 người còn sống trên máy bay Myanmar mất tích
    Máy bay vận tải Y-8 của Myanmar trong một lần vận chuyển hàng hóa - Ảnh: AFP
    Theo nguồn tin quân sự, thời tiết xấu có thể là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác sẽ được công bố sau khi tìm thấy hộp đen của máy bay.
    Ba máy bay quân sự và 6 tàu hải quân của Myanmar đã được triển khai tới khu vực máy bay mất liên lạc. Các hoạt động tìm kiếm máy bay mất tích được tiến hành bất kể đêm tối.
    Theo thông báo của quân đội Myanmar, chiếc máy bay mất liên lạc thuộc loại mới. Không quân Myanmar tiếp nhận từ Trung Quốc hồi tháng 3-2016 và chỉ mới bay được tổng cộng 809 giờ bay kể từ đó đến nay.
    Máy bay mất liên lạc sau khi cất cánh được 29 phút, ở độ cao gần 5.500m trên biển Andaman, cách thành phố Dawei khoảng 70km về phía tây.
    Trước đó, máy bay quân sự chở 105 người và 11 thành viên phi hành đoàn, cất cánh từ một thị trấn ven biển phía nam Myeik vào đầu giờ chiều, hướng tới Yangon. Tuy nhiên, máy bay bị mất liên lạc ở 20 dặm về phía tây của thị trấn Dawei.
    Hành khách trên chuyến bay được cho rằng đa phần là gia đình của các quân nhân đồn trú ở vùng duyên hải.
    Trao đổi với Reuters, Kyaw Kyaw Htey - một quan chức hàng không dân sự khẳng định: "Con số chính xác số người trên máy bay là 105. Chúng tôi nhận được thông tin này trước khi máy bay cất cánh".
    "Chúng tôi không biết chắc chuyện gì đã xảy ra sau khi máy bay mất liên lạc", vị này nói tiếp.
    Chiếc máy bay bị mất tích được xác định là loại máy bay vận tải quân sự Y-8 do Trung Quốc sản xuất.
    Tìm thấy 15 người còn sống trên máy bay Myanmar mất tích
    Máy bay vận tải Y-8 trong biên chế không quân Myanmar - Ảnh: Airlines.net
    P.VÂN - BẢO DUY

    Tổng thống Trump chọn chủ nhân mới cho “ghế nóng” FBI

    Dân trí Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 7/6 cho biết ông sẽ đề cử luật sư Christopher A. Wray, người ừng phục vụ dưới chính quyền George W. Bush, làm giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), thay thế ông James Comey bị sa thải hồi tháng 5.
     >> Cựu Giám đốc FBI đồng ý điều trần công khai trước quốc hội
     >> Vì sao giám đốc FBI không thề trung thành với Tổng thống Trump?
     >> Bí mật chưa tiết lộ về bữa tối “định mệnh” của Giám đốc FBI


    
Luật sư Christopher A. Wray (Ảnh: Reuters)
    Luật sư Christopher A. Wray (Ảnh: Reuters)
    “Tôi sẽ đề cử Christopher A. Wray, một người có năng lực, làm giám đốc mới của FBI. Chi tiết sẽ có sau”, Tổng thống Trump cho biết trong một tuyên bố trên Twitter.
    Ghế giám đốc FBI đã bị bỏ trống sau khi ông Trump sa thải ông James Comey khỏi vị trí thực thi pháp luật then chốt hôm 9/5.
    Ông Wray từng phục vụ trong chính quyền George W Bush với vai trò trợ lý Bộ trưởng Tư pháp từ năm 2003-2005. Ông cũng từng là luật sư đại diện cho Thống đốc New Jersey Chris Christie - một đồng minh của ông Trump trong vụ bê bối "Bridgegate".
    Việc đề cử ông Wray cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
    
Tổng thống Trump thông báo về kế hoạch bổ nhiệm ông Wray (Ảnh: Twitter)
    Tổng thống Trump thông báo về kế hoạch bổ nhiệm ông Wray (Ảnh: Twitter)
    Ông Wray từng tốt nghiệp Trường Luật Yale - một trong những trường luật nổi tiếng nhất nước Mỹ - và hiện là đối tác tại công ty luật King & Spalding tại các văn phòng ở Washington DC và Atlanta.
    Thời còn làm việc tại Bộ Tư pháp, ông Wray từng đứng đầu đơn vị phòng chống tội phạm, chuyên giám sát các vụ bê bối gian lận nghiệp đoàn lớn, trong đó có cuộc khủng hoảng tại tập đoàn năng lượng Enron.
    “Ông Wray cũng là một nhân vật quan trọng trong các biện pháp phản ứng của Bộ Tư pháp đối với các vụ tấn công 11/9 và cũng đóng vai trò then chốt trong việc giám sát các hành động luật pháp trong cuộc chiến chống khủng bố”, trang web của King & Spalding cho hay.
    New York Times miêu tả ông Wray là một “lựa chọn an toàn và đúng hướng”, sau khi Tổng thống Trump cho biết ông có thể lựa chọn bổ nhiệm một chính trị gia vào ghế giám đốc FBI. Vị trí này vốn được xem là không mang tính chính trị.
    Động thái trên diễn ra một ngày trước cựu giám đốc FBI James Comey dự kiến ra điều trần trước Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ. Ông này được dự đoán sẽ bị chất vấn về các cuộc thảo luận riêng tư với Tổng thống Trump liên quan tới cuộc điều tra nhằm vào các cáo buộc liên hệ giữa chính quyền của ông Trump và Nga.
    Ông Comney sẽ có cuộc điều trần công khai, được phát sóng trên truyền hình và trên mạng, và ông cũng phải trả lời các câu hỏi nhạy cảm từ các nghị sĩ trong một cuộc điều trần riêng.
    Tổng thống Trump đã sa thải ông James Comey khỏi chức vụ giám đốc FBI vào ngày 9/5 với lý do không đủ năng lực điều hành FBI và xử lý vụ bê bối email của bà Hillary Clinton không hợp lý. Việc sa thải ông Comey đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.
    An Bình
    Theo Reuters, BBC

    Ít nhất 12 người chết trong vụ tấn công kép tại Iran

    • 7 tháng 6 2017

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét