Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 42

(ĐC sưu tầm trên NET)

                       Ngôi mộ kỳ lạ và lời kể rợn người của người từng vớt hơn 500 xác trên SH

                  Chuyện Tâm Linh Có Thật 100% - Rùng rợn oan hồn thiếu nữ trong căn biệt thự

 

Chuyện rợn người về xác chết không đầu bí ẩn

Thứ năm, 12/12/2013 | 11:35 GMT+7
Câu chuyện về xác chết không đầu, không tay trôi dạt vào bờ biển xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đầy bí ẩn đến rợn người.
Bờ biển xã Thạch Hải (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) lâu nay là nơi thường xuyên có nhiều xác chết trôi về. Thấy xác người chết trôi là chuyện rất bình thường đối với người dân nơi đây. Tuy nhiên, nỗi hoang mang lo sợ đã ập đến khi một xác chết không đầu, không tay được phát hiện, gây kinh hoàng cho những người dân biển hiền lành.
Thi thể phân hủy đến khó xác định là nam hay nữ
Người phát hiện xác chết bí ẩn là ông Nguyễn Văn Ninh (50 tuổi, ngụ xóm Thượng Hải). Khoảng 16h30’ ngày 14/11, ông đang đi ra biển thì phát hiện một xác chết dạt vào bờ. Ông Ninh thấy cái xác mắc vào bờ nhưng không dám lại gần, phải vội vàng chạy về báo với trưởng xóm về sự việc. Khoảng 30 phút sau thi thể đã được tiến hành trục vớt lên bờ. Tuy nhiên khi vừa đưa xác lên, nhiều người đã phải thét lên hoảng sợ bởi xác chết không có đầu, không có tay và đang trong quá trình phân hủy mạnh.
Chuyện rợn người về xác chết không đầu bí ẩn - Ảnh 1
Xác chết không đầu, không tay được phát hiện ở bờ biển xã Thạch Hải (ảnh minh họa)
Quan sát bên ngoài, người dân miêu tả đó là thi thể của một người khoảng 25 – 30 tuổi, cao 1m60, mặc quần bò màu xanh, áo lưới thưa, đi giày thể thao. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, xác chết này có thể đã trôi nổi trên biển gần một tháng nay.
Cơ quan công an đã có mặt để khám nghiệm tử thi. Do nạn nhân không có đầu và giấy tờ tùy thân nên việc xác định danh tính rất khó khăn. Công an đã lập biên bản sự việc, đồng thời thông báo truy tìm tung tích nạn nhân.
Người phát hiện xác kể lại: “Hôm đó tôi ra biển xem thời tiết thế nào để mai đi đánh cá. Định khoảng 17h mới đi, nhưng không hiểu sao tôi cứ thấy rất sốt ruột, giống như có người thúc giục nên liền ra biển sớm hơn dự định.
Không ngờ ra đến nơi thì phát hiện thấy cái xác này. Giờ nghĩ lại tôi vẫn không hiểu sao lúc ở nhà cứ đi một mạch ra đúng địa điểm cái xác đang nằm. Có thể người này bị chết oan nên linh hồn hiển linh để mọi người tìm được xác đem đi chôn cất”.
Do cái xác đã phân hủy mạnh, mùi xú uế bốc lên nồng nặc nên mọi người không ai dám lại gần. Chỉ có mình ông Nguyễn Trường Trung (64 tuổi), người làm nghề cấp táng lâu năm ở xã đứng thay đồ và khâm liệm cho nạn nhân.
Ông Trung cho biết, lúc ông khâm liệm có kiểm tra xem đó là xác nữ giới hay nam giới để gọi hồn. Dựa vào quần áo, ông thấy người này mặc một chiếc áo lưới khá thưa, không mặc áo ngực, còn chiếc thắt lưng là của nữ giới, tuy nhiên ông cũng chưa dám chắc đó là xác người nam hay xác nữ.
Cả chiếc thắt lưng và cúc quần đều bị rỉ sét, ông Trung phải rất vất vả để tháo thắt lưng và quần bò ra để mặc đồ mới cho nạn nhân, sau đó mới phát hiện đó là xác nữ giới.
Những ngư dân địa phương cho biết, thi thể này chắc chắn không phải của ngư dân đi biển gặp bão. Do tính chất công việc, người đi biển thường ít mang dép, càng không bao giờ đi giày bởi rất khó bơi lội khi bị rơi xuống biển. Đặc biệt, nếu ngư dân bị rơi xuống biển họ sẽ cởi hết quần áo dài để dễ bơi vào bờ. Trong khi đó xác chết có mặc quần áo và mang giày.
Không ai biết được sự việc gì đã xảy ra đối với nạn nhân. Nhưng mọi người đều cho rằng, đằng sau xác chết này là một vụ án mạng ghê rợn. Các dấu vết trên cổ và tay cho thấy đã bị một vật sắc chém đứt, chứ cá không thể rứt cái xác đứt rời được như vậy.
Theo kinh nghiệm làm nghề cấp táng lâu năm, ông Trung cho rằng có khả năng đầu và tay nạn nhân đã bị một vật sắc nhọn chém rời, hai cánh tay bị đứt tới cùi.
Ông tâm sự: “Tôi làm nghề này đã gần 10 năm nay. Trong xã cứ phát hiện xác chết vô chủ nào chính quyền lại nhờ tôi khâm liệm cho nạn nhân. Tôi đã khâm liệm cho rất nhiều thi thể nhưng chưa bao giờ thấy một xác chết nào lại đáng sợ như vậy. Không biết vì lý do gì song hung thủ giết hại nạn nhân thật độc ác, không chỉ cướp mạng họ mà còn hủy thi thể của nạn nhân khiến họ chết cũng không được toàn thây”.
Câu chuyện khó tin của ông lão mai táng cho người xấu số
Trong xã, ngoài ông Trung, không ai dám nhận việc mai táng cho những người xấu số trên. Ông Trung nhận làm bởi ông thấy rất thương cảm cho những số phận đó, muốn mai táng cho họ tử tế để linh hồn các nạn nhân được siêu thoát.
Ông kể có một việc kì lạ trong lúc khâm liệm xác chết không đầu này. Sau khi thay đồ cho nạn nhân và chuẩn bị đặt xác vào hòm, ông gắng mãi cũng không nhấc được cái xác khoảng 40kg, trong khi bình thường có thể vác được vật nặng hơn rất nhiều. Lúc này ông Trung liền thắp một nén hương và khấn vái nạn nhân có sống khôn chết thiêng cho phép ông đưa vào hòm chôn cất tử tể, chứ cứ để như vậy ngoài trời thì không tốt.
Vừa khấn xong, ông thử nhấc thi thể thấy rất nhẹ và đặt vào hòm một cách dễ dàng. Theo quan niệm của ông lão: “Hầu như những người chết oan và ẩn chứa nhiều uẩn khúc thường như vậy. Nạn nhân lần này chắc phải chết một cách oan khuất lắm”.
Công an xã Thạch Hải cho biết: Sau khi nhận được tin báo của người dân, công an xã liền có mặt bảo vệ hiện trường và báo sự việc lên công an huyện Thạch Hà giải quyết. Do nạn nhân không có đầu và giấy tờ tùy thân nên việc xác định danh tính và nguyên nhân cái chết gặp rất nhiều khó khăn.
Được biết, bờ biển xóm Thượng Hải (xã Thạch Hải) là nơi có rất nhiều xác chết trôi dạt. Hơn chục năm nay, hầu như năm nào cũng có xác người dạt vào đây và đều được chính quyền, người dân chôn cất chu đáo.

Chuyện rợn người về xác chết không đầu bí ẩn - Ảnh 2
                     Ông Nguyễn Trường Trung người mai táng cho nạn nhân kể lại sự việc
Ông Trung chia sẻ, sở dĩ bờ biển này có nhiều xác chết dạt vào là do có một lạch cửa sót. Người dân tin rằng do nhiều xác chết trôi vào nên khu đất này rất linh thiêng. Mỗi khi vớt được xác chết trôi người dân đều cẩn thận chôn cất cạnh ngay bãi biển.
Ngư dân trong làng mỗi lần đi biển thường ra những khu mộ này thắp hương để cầu mong gặp may mắn, tai qua nạn khỏi. Lạ ở chỗ, ngư dân nghiệm thấy mỗi lần thắp hương để đi biển đều bắt được rất nhiều cá. Được một thời gian, gia đình của các nạn nhân ở nơi khác đã tìm về và cất bốc mộ người nhà về quê hương. Do đó ở bãi biển không còn ngôi mộ nào cho đến khi phát hiện xác chết không đầu trên.
Tuy nhiên, người dân cho biết, những xác chết trôi ở đây chủ yếu là người bị chết đuối, hoặc ngư dân đi biển gặp bão. Đây là lần đầu tiên có một xác chết không đầu trôi vào, người dân đều rất hoang mang, nhất là khi liên tiếp có những giả thiết, lời đồn về nguyên nhân cái chết thảm khốc.
Từ hôm phát hiện đến nay, cứ chập tối dân làng không ai dám lai vãng qua bãi biển này vì quá sợ hãi. Hiện mọi người đều mong mỏi cơ quan công an sớm tìm ra tung tích nạn nhân, làm rõ vụ việc để giải tỏa tâm lý lo sợ.
Theo báo Pháp Luật Xã Hội

Chết đuối hộc máu tươi khi người nhà đến gần, tại sao?

() - Tại sao bị chết đuối người nhà đến gần thì lại hộc máu tươi?

Trước những câu hỏi được đặt ra xung quanh việc người chết không nhắm mắt và những bí ẩn xung quanh người chết ít nhiều có yếu tố oan khuất, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia về vấn đề này.
Chet duoi hoc mau tuoi khi nguoi nha den gan, tai sao?
Tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia
Cơ chế bệnh lý của người chết
– Thưa tiến sỹ, hiện tượng người chết không nhắm mắt liệu có phải do yếu tố oan khuất như dân gian vẫn thường đồn đại hay còn một vấn đề nào khác ở đây?
Đây là hiện tượng thường được thêu dệt cho thêm phần kỳ bí, rùng rợn. Nhưng ở góc độ khoa học, nó lại rất dễ giải thích.
Thứ nhất, hiện tượng này có thể diễn ra ở những người chết vì bị ngộ độc thuốc co cơ như ăn phải mã tiền chẳng hạn.
Thứ hai, ở những người chết rất bất ngờ, trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết đã ở một trạng thái ngạc nhiên, sốc tạo nên một phản xạ mở mắt phản ứng trước khi ngưng thở.
Thứ ba là những người chết trong các cơn co giật như bị phong đòn gánh, bị chó dại cắn. Tất cả những trường hợp đó sẽ tạo nên hiện tượng người chết không nhắm mắt hoặc chỉ nhắm một phần. Xét trên cơ sở khoa học, đó là hiện tượng co cơ chứ hoàn toàn không phải yếu tố tâm linh gì.
– Vậy còn những hiện tượng mà người đời vẫn thường đồn thổi về người chết oan, chỉ “trở lại” sau khi được rửa oan, ông nghĩ sao về điều này?
Với công việc của mình, chúng tôi gặp không ít những trường hợp như thế. Thực tế, hiện tượng hộc máu sau khi chết là một biểu hiện về bệnh lý. Người ta thường bảo, người chết đuối oan chẳng hạn, khi người thân như vợ, chồng, con cái, cha mẹ đến thì hộc máu ra.
Thực ra, với người chết đuối, thời điểm bị ngạt nước, họ hít vào quá mạnh làm vỡ các phế nang khiến cho nước có thể tràn vào trong máu. Khi nạn nhân uống nước quá nhiều dẫn đến co cứng thì nước có thể chảy ra mang theo máu. Đây là hiện tượng thường gặp với tất cả người chết đuối chứ không hẳn chỉ là người chết oan, có điều thời điểm tràn máu ra sớm hay muộn, nhiều hay ít mà thôi.
Chet duoi hoc mau tuoi khi nguoi nha den gan, tai sao?
Ảnh minh họa
Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên
– Liệu có tồn tại một sợi dây tâm linh nào đó giữa người chết với môi trường sống quen thuộc của mình và người thân hay không? Ví dụ vụ xác chết trôi về đúng gần nhà mình?
Đây chỉ là một trường hợp đơn lẻ, tôi cho rằng, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Xác thanh niên này được đựng trong bao tải, khi đã nổi lên và trôi đi thì có thể xem như một chiếc phao trôi theo dòng nước.
Ở đây, phải tính đến hướng dòng nước cuốn, dòng nước xoáy, hay dòng nước hai chiều… tác động trực tiếp lên bao tải này. Vì vậy mới có hiện tượng lấy sào đẩy bao tải đi rồi, bao tải vẫn trôi về chỗ cũ. Thực tế, trên sông nước, có những cái hõm nước như vậy, các thứ trôi nổi thường dạt về. Xác chết trôi cũng vậy thôi
.– Ông có thể giải thích một cách khoa học và cụ thể hơn?
Con người khi mới chết đi, có những cái thuộc về cơ thể vẫn sẽ còn thay đổi trong một thời gian nhất định. Vì vậy, phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng tới cái chết như nguyên nhân chết là gì? Do bị co giật, giãn cơ, co cơ hay rút cơ? Nguyên lý chết do bệnh gì? Nhiệt độ ở thời điểm chết, môi trường diễn ra cái chết ra sao? Với người có kiến thức sẽ thấy rằng, những cái chết và hiện tượng xung quanh cái chết là có quy luật, nhưng là quy luật của tự nhiên, của bệnh lý chứ không phải tâm linh.
Người Việt Nam có truyền thống tôn trọng người đã khuất, tuy cái xác người chết còn nguyên vẹn hay đã bị mất mát, họ vẫn đem về nhà, đặt ở nơi trang trọng nhất. Cũng vì sự trang trọng đó mà nhiều khi, người ta hay thổi phồng sự việc lên. Người nghe, người chứng kiến vì vậy cũng phải “tỉnh” để nhìn nhận vấn đề.
Giống như việc cho rằng, ông bà, cha mẹ, người thân mất đi mà một người nào đó trong nhà chưa kịp về thì vẫn mở mắt để đợi. Nhưng thực ra, quá trình đó, nếu có ai đó vuốt mắt, mắt xác chết vẫn nhắm lại bình thường. Bởi tác động của cơn co cơ chỉ ở trong một thời gian nhất định, ở thời điểm người ta ngưng thở. Nếu không có ai vuốt mắt xuống thì mắt vẫn mở chứ không thể tự động khép được.
Không thể dựa trên những trường hợp đơn lẻ mà đã kết luận cho cả một hiện tượng rộng lớn. Cũng như trước kia, nhiều lần truyền thông tung hô về các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sỹ, nhưng cũng chính thời gian gần đây, sự thực xung quanh một số ngoại cảm rởm cũng được khui ra. Vì vậy, tất cả mọi việc đều phải suy xét trên cơ sở khoa học.
NTD

Một cụ bà chết đi sống lại kể chuyện chết lâm sàng và gặp thượng đế?

12 Nguyễn Hoàng 
ANTĐ Mới đây trên một số trang mạng đã đăng tải clip phỏng vấn cụ bà Trần Thị Sương, sống tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh về sự kiện bà đã chết lâm sàng một lần cách đây 40 năm và sau khi sống lại đã trở thành một người khác. Được biết bà đã tự xuất bản một cuốn hồi ký trên mạng kể về những cảm nhận khi chết lâm sàng 11 tiếng đồng hồ. Câu chuyện của bà đã làm nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người mê tín vì bà đã kể những chuyện lạ lùng thần kỳ bà đã gặp khi chết lâm sàng.
ảnh 1

Bay lên theo luồng sáng và gặp thượng đế

Cụ bà Trần Thị Sương, sinh năm 1924 tại Hội An, Sa Đéc, sống tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh. Ngày 2-7-1972, bà đi làm đồng về thấy người hơi mệt nên lên phòng nằm nghỉ. Đến khoảng 7h tối, bà thấy trong người khó chịu và cố gắng gọi người nhà nhưng không ai nghe thấy. Đến giờ ăn cơm, con bà vào phòng thì thấy bà nằm bất động, toàn thân lạnh toát. Mọi người cho rằng bà Sương đã chết vội chuẩn bị làm tang lễ. Đến 6h sáng hôm sau, gia đình tiến hành làm lễ nhập quan cho bà. Khi mọi người định đưa cụ vào quan tài thì thấy mắt bà hé mở và có tiếng thở nhẹ nhàng. Mọi người vui mừng đặt bà xuống. Tự nhiên bà Sương ngồi bật dậy và sống lại. Sau khi sống lại, tâm tính của bà Sương thay đổi hoàn toàn. Bà có nhiều biểu hiện khác lạ đến mức bản thân bà còn không nhận ra chính mình nữa. Căn bệnh viêm xoang phế quản đeo đẳng bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Ngày trước bà viết chữ rất xấu nhưng sau đó chữ bà lại trở nên rất đẹp. Sau khi sống lại, những việc nhà, bà không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng bà cũng phó mặc cho con cháu.

Theo bà Sương kể lại, hôm đó, vào khoảng 8h tối, bà tự nhiên thấy mệt, chắc là do bị cảm, bà vào buồng nằm. Rồi bà thấy chân tay lạnh dần, máu đặc lại, đầu nặng, lưỡi cứng lại, đau đớn vô cùng. Một lúc sau, bà tự nhiên thấy một luồng sáng từ trên trời đường kính khoảng 2m từ trên cao hạ dần xuỗng chỗ bà nằm. Từ luồng sáng ấy có một dây sáng tiến thẳng đến người bà. Khi dây sáng chạm đến người bà, tự nhiên bà thấy mình bay theo dây sáng, quay lại bà vẫn thấy mình nằm trên giường. Lúc đó bà biết linh hồn bà đã thoát khỏi xác. Rất lạ là bà ngửi thấy một mùi hôi thối kinh khủng, bốc lên xung quanh nhà bà. Bà theo nguồn sáng, bay xuyên tường, xuyên qua mái nhà, bay càng ngày càng cao. Lúc bà nhìn xung quanh thấy đằng sau có hai người lạ kỳ bay áp sát bên mình, một người áo trắng quấn khăn, một người áo xanh đội mũ cánh chuồn, hai người cầm hai lá phan. Theo mô tả của bà chắc hai người này là phán quan.

Mặc dù lúc đó là buổi tối, nhưng bà lại thấy sáng rực rỡ xung quanh. Khi bà bay lên cao, bà đã nhìn thấy thiên giới qua nhiều tầng, tầng thì chứa những linh hồn mới bay lên, tầng thì chứa những linh hồn tội lỗi đang chờ đầu thai chịu tội, tầng thì chứa những linh hồn tu chưa trọn, tầng thì toàn thiên thần, tiên nữ. Đó là những lâu đài, thành quách trong mây, đẹp tuyệt vời. Xung quanh là những vườn đầy hoa trái, những cô tiên nữ mặc áo váy lộng lẫy bay lượn. Và cuối cùng bà đã gặp thượng đế. Thượng đế đã dùng ánh sáng khai thông trí óc cho bà và đưa bà về trần gian để lập công với đạo, hướng dẫn mọi người tu hành. Và sau đó bà đã về trần, sống lại…

Trạng thái cận tử

Đó là cảm nhận khi rơi vào tình huống cận tử, gần với cái chết. Rất nhiều người đã rơi vào tình huống giống như bà Sương và đều kể những câu chuyện tương tự. Phải chăng con người có linh hồn và khi chết, linh hồn rời khỏi thể xác bay lên?

Trạng thái con người lúc sắp chết sinh học gọi là cận tử. Không ai có thể mô tả chi tiết về thời điểm này, trừ những người đã chết lâm sàng sau đó sống lại, nghĩa là chưa chết sinh học. Vậy cảm nhận của họ ra sao?
Kinh nghiệm cận tử đã là đề tài của một số khảo cứu khoa học và tư duy triết học. Theo một cuộc trưng cầu ý kiến của viện Gallup năm 1982, có đến 8 triệu người Mỹ, hay một phần hai mươi dân số lúc đó, đã có ít nhất một lần suýt chết. Mặc dù kinh nghiệm cận tử không ai giống ai, cũng như không có hai người cùng có một kinh nghiệm giống nhau về cõi chết, thế nhưng có một mẫu chung về các giai đoạn khác nhau trong kinh nghiệm cận tử, một “kinh nghiệm cốt lõi” xuất hiện:

 Họ đều cảm thấy một tâm trạng đổi khác, an lạc và thoải mái, không đau đớn, hoặc cảm thấy sợ hãi. Họ có thể để ý đến một âm thanh ào ào hay vù vù, và cảm thấy mình rời khỏi xác. Họ có thể nhìn thấy cơ thể mình từ một điểm ở trên cao; thị giác và thính giác của họ bén nhạy hơn, tâm thức họ sáng suốt và rất nhạy cảm, và họ còn có cảm giác có thể đi xuyên qua vách tường. Họ ý thức đến một thực tại khác, đi vào một bóng tối, trôi nổi trong một không gian có chiều hướng, rồi di chuyển rất nhanh qua một đường hầm. Họ trông thấy một ánh sáng, lúc đầu chỉ là một điểm ở đằng xa, rồi họ bị cuốn hút tới đó và được bao phủ trong ánh sáng và tình yêu thương. Nó được mô tả như ánh sáng chói chang rất đẹp, nhưng không hại mắt nhìn. Vài người kể lại, họ đã gặp “một thực thể thuần là ánh sáng”, một hiện diện bằng quang sắc có vẻ toàn năng mà một số người gọi là Thượng đế hay Chúa Ki-tô, có lòng từ mẫn. Đôi khi trước hiện diện này, họ có thể chứng kiến toàn cảnh cuộc đời họ diễn lại; thấy mọi việc họ đã làm lúc sống, cả tốt lẫn xấu. Họ nói chuyện bằng thần cảm với hiện diện ánh sáng ấy, và tự thấy mình ở trong một trạng thái phúc lạc, trong đó mọi khái niệm về thời gian và không gian đều vô nghĩa. Một vài người thấy một thế giới nội tâm tràn đầy vẻ đẹp, dinh thự, phong cảnh thiên đường, với thiên nhạc, và họ có một cảm giác về nhất thể. Một vài người, dường như rất ít người thấy những hình ảnh ghê rợn của hỏa ngục. Có người lại gặp bà con bè bạn đã chết và nói chuyện với họ…

Những lý giải khoa học

Những trải nghiệm này trước đây khó được giải thích bởi khoa học chưa phát triển. Nhưng cho đến nay, trạng thái cận tử không có gì khó hiểu nữa. Nghiên cứu của các nhà khoa học Slovenia đối với 52 trường hợp bệnh nhân từng được điều trị bệnh tim trong bệnh viện đã giúp các nhà khoa học phần nào hiểu rõ hơn tình trạng hiện tượng cận tử đã diễn ra. Trong quá trình điều trị bệnh tim, 11 trong số 52 trường hợp bệnh nhân này đã trải qua hiện tượng cận tử. Kiểm tra lại nồng độ các thành phần hóa học trong máu, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng so với trước khi hiện tượng này xảy ra, nồng độ CO2 tập trung trong hơi thở của họ cao hơn nhiều so với khi bình thường.

Nghiên cứu này cũng giúp chỉ rõ: tình trạng cận tử không hề phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo, sự sợ hãi trước cái chết hay các loại thuốc mà bệnh nhân đã được điều trị.

TS. Klemenc-Ketis, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: Nồng độ CO2 cao chính là nguyên nhân gây mất cân bằng các thành phần hóa chất trong não, tình trạng này đã kích thích những hình ảnh, cảm giác bất thường ở người bệnh, chẳng hạn như tạo nên cảm giác bồng bềnh như đang thoát khỏi thể xác, cảm giác bị lạc vào một đường hầm tối... Song đó chỉ là những ảo giác do tình trạng não bị ảnh hưởng do nồng độ CO2 cao.

Khi cái chết thông thường diễn ra, ở người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu ngừng thở, một vài phút sau, nhịp tim đập chậm lại và ngừng hẳn. Tuy nhiên, nếu quá trình này diễn ra theo trình tự nhịp tim ngừng đập trước do mạch ngừng hoạt động, hơi thở ngừng trong một vài giây, thì thời điểm diễn ra tình trạng chết lâm sàng bắt đầu xuất hiện. Trong tình trạng này, nhận thức thông thường của người bệnh có thể bị mất trong vài giây khi diễn ra cái chết lâm sàng, song não bộ không hề bị tổn thương trong suốt thời gian diễn ra tình trạng này.  

Những chuyện chưa kể về bãi tha ma ít người biết dưới cầu Long Biên

Hoàng Lâm - Trọng Trinh
 
(GDVN) - Ít người biết được rằng, ngay dưới chân cầu Long Biên từng là một bãi tha ma qui tập xác của những người chết trôi trên sông Hồng.
“Mái nhà” của những người chết trôi

Còn nhớ cách đây vài năm, từng có người dân phát hiện một bộ hài cốt đã khô nằm vùi sâu dưới lớp đất lở ven sông Hồng, khu vực xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Sau đó, các cơ quan chức năng đã xác định được rằng đó là xác chết của một người chết trôi bị trôi dạt vào bờ…

Từ câu chuyện này, chúng tôi chợt nhớ đến câu chuyện của người đàn ông vớt xác “đặc dị” nhất bãi giữa sông Hồng là ông Được “đen”. Nhiều khả năng có thể bộ hài cốt khô nằm vùi dưới lớp đất lở ở khu vực Gia Lâm, Hà Nội chính là một trong những bộ hài cốt sau những đợt lụt đã bị kéo trôi từ bãi giữa sông Hồng.

Theo lời kể của ông Được, chúng tôi giật mình khi hay biết rằng, ngay đoạn cầu sắt đi xuống bãi giữa sông Hồng cách đây không lâu chính là “mái nhà” của rất nhiều xác chết trôi không người thân thích.

Trong ánh chiều đã xế tà, gió sông Hồng lành lạnh, ông Được ngồi dưới chiếc thuyền nhỏ của mình chỉ cho chúng tôi biết nơi chôn cất những người chết trôi ông từng vớt.

Địa điểm ông Được "đen" cho biết là nơi chôn cất hài cốt những người chết trôi khi xưa.

“Tí nữa các chú quay về sẽ phải đi qua “chỗ đó” (bãi tha ma - PV). Hiện giờ ở đó chỉ còn lại cỏ dại và những đống rác thải mà người dân ném xuống thôi. Chẳng còn nấm mồ nào ở đó nữa đâu”, ông Được kể. 

Vậy những xác người chết trôi ông từng vớt rồi qui tập ở đó nay đâu??? Câu hỏi của chúng tôi đã được “kình ngư” vớt xác trên sông Hồng giải thích khi bãi giữa sông Hồng đã bắt đầu tối thui. 

Trong cái màn đen mịt mùng ấy, câu chuyện của ông Được “đen” về bãi tha ma của những người chết trôi ngay dưới chân cầu Long Biên khiến chúng tôi “lành lạnh”.

Thì ra, từ khi cái “nghề” vớt xác “bám” lấy cuộc đời của ông thì cũng là lúc bãi tha ma dành cho những người chết trôi không người thân thích ra đời.

Mỗi lần ông vớt được xác đều đem đến chỗ chân cầu Long Biên để chôn cất. Thông thường, ông Được “đen” chỉ dùng chiếu cũ hoặc nilon để bọc xác nạn nhân lại rồi chôn cất.

“Vớt xác người lên đến nơi, tôi thường mệt lử. Đa phần tôi chỉ dùng chiếu hoặc nilon để bọc xác người chết trôi rồi mai táng. Làm gì có tiền mà mua quan tài hả chú. Có những người đã khuất may mắn được người thân đến nhận lại thì còn đỡ. Nếu không thì tôi lại làm nhiệm vụ còn lại. Biết là mệt mỏi nhưng tôi vẫn thấy mình làm việc nghĩa thì chẳng việc gì phải so đo. Thi thoảng tôi vẫn ra thắp nén hương cho linh hồn người đã khuất bớt tủi…”, ông Được xót xa kể lại 'lịch sử' của “bãi tha ma” dưới chân cầu Long Biên.

Trong bóng tối mịt mùng, chúng tôi ngồi cách ông Được chỉ vài bước chân nhưng nhìn không rõ lắm vì xung quanh toàn một bóng tối đen kịt. Trong tâm trạng buồn rầu hòa cùng với màu đen của màn đêm, câu chuyện của ông Được càng làm chúng tôi cảm thấy xót xa cho những số phận hẩm hiu tội nghiệp mãi mãi nằm lại nơi đất khách quê người.

Do sự bồi, lở của sông Hồng, những nấm mồ vô chủ đã bị cuốn trôi hết.

Nửa đời người mưu sinh tại bãi giữa, "Robinson" Được “đen” đã vớt biết bao nhiêu cái xác chết trôi rồi mai táng nhưng cuối cùng thiên nhiên cũng lại đẩy những con người không ai biết tên ấy ra đi lần nữa dưới lòng sông Hồng khắc nghiệt.

“Ở bãi tha ma bất đắc dĩ dưới chân cầu Long Biên, tôi từng chôn khoảng 50 hay 60 người gì đó. Nghĩ cũng tội lắm các chú ạ. Cũng có những gia đình vì ở quá xa mà xác chết đó không còn nguyên vẹn không thể mang đi mang lại nên đành chôn ở đây. Từ đó, tôi bỗng kiêm luôn cả công việc của một người quản trang bất đắc dĩ. Không thân thích cũng chẳng họ hàng với những người chết trôi sông Hồng, tôi chỉ tâm niệm rằng, tôi trông nom phần mộ của họ là làm phúc, cho linh hồn họ bớt tủi”, ông Được “đen” ngậm ngùi kể lại.

Bãi giữa nằm giữa dòng chảy khổng lồ của con sông Hồng, những ngày bình thường êm ả bao nhiêu thì đến mùa mưa lũ lại dữ dội bấy nhiêu. Cả bãi giữa sông Hồng với hơn hai chục nóc nhà cũng phải lao đao trôi nổi thì huống chi mấy nấm mồ sơ sài. Cứ mỗi  lần nước lên mạnh thì một vài nấm mồ những người chết trôi do ông Được “đen” và những người dân ở bãi giữa đắp lên lại… trôi đi. Có khi đất cát sụt lún còn trơ… cả xương ra ngoài.

“Những lần mộ của những người chết trôi bị sụt lún do nước lên, tôi phải chạy ngược chạy xuôi, ăn không ngon ngủ không yên, đau đầu suy nghĩ xem có cách nào để nước không cuốn phăng những ngôi mộ được đắp chủ yếu bằng đất. Khổ nỗi ở cái bãi này, làm gì có nấm mồ nào được xây kiên cố đâu. Lúc mai táng cũng chỉ cuốn chiếu hoặc nilon nên dù tôi cũng đã làm đủ mọi cách có thể như đào đất đắp bồi vào, hay đi mua cót ép về đóng cọc nhưng không ăn thua. Mỗi năm lại có vài nấm mồ bị cuốn đi mất. Tôi đau lòng lắm nhưng không biết phải làm sao. Chính mình đã vớt họ lên bờ rồi lại đứng nhìn họ bị dòng nước cuốn đi mất. Như thế thà đừng vớt họ lên còn hơn…”, ông Được chua xót kể.

Hiện nay, chỉ có ông Được và rất ít người dân trong bãi mới biết được rằng ở dưới chân cầu Long Biên từng tồn tại một bãi tha ma thu nhỏ. Sau nhiều lần lũ lụt, những ngôi mộ cuối cùng của bãi tha ma ngay dưới chân cầu Long Biên đã bị cuốn phăng hết. Tuy nhiên, vẫn có không chỉ một mà đến hai nấm mồ người chết trôi được chính tay ông Được vớt lên bờ hiện vẫn chưa bị cuốn… 

Miếu hoang thờ “hai cô đồng trinh” 

Trong hơi gió lành lạnh của buổi chập tối ở bãi giữa sông Hồng, chúng tôi bỗng thấy lạnh dọc sống lưng khi ông Được kể về hai nấm mồ người chết trôi rất thiêng đặt tên là Miếu hai cô.

“Hai người con gái ấy xinh lắm, nhưng không chết cùng nhau đâu… Khi tôi vớt xác cô gái thứ hai đưa lên bờ thì người đã thấm mệt, bế trên tay mà sao nặng trĩu cảm tưởng như không tài nào đi nổi nữa. Cố gắng lên đến mộ cô gái thứ nhất đang nằm, thì kiệt sức đặt cô gái xuống đất. Trong đầu tính nghỉ một lát rồi đưa về khu nghĩa trang chôn cất nhưng không hiểu sao lúc đó tôi như người mất hồn, không làm được theo ý mình rồi cứ thế đào tạm một cái hố và chôn xác cô gái thứ hai luôn ở đó. Hiện nay, chỗ hai cô gái ấy nằm, những người thường xuyên đi bơi ở sông Hồng đã xây khá khang trang”, ông Được cất giọng kể chậm rãi trong bóng tối mịt mùng.

Ông Được cho biết, hiện nay Miếu hai cô được khang trang như vậy không phải do ông xây dựng mà do một người đã từng cầu xin ở Miếu hai cô “làm công đức”.

Miếu hai cô ở bãi giữa sông Hồng.

Trước đó, chính ông Được là người đã quyết định dùng thuyền đi vào bờ mua gạch để xây mộ tạm cho hai cô gái chết trôi  khi trên người có đúng 200 ngàn đồng. Bà chủ quán vật liệu cũng tốt bụng, sau khi nghe xong câu chuyện ông kể, bà quyết định tặng ông một kiêu và chỉ lấy tiền một kiêu gạch. Ông hì hục xây mất hai ngày trời mới xong được ngôi mộ. Gọi là mộ thôi chứ thực ra chỉ là mấy viên gạch xếp lên nhau chạy vòng quanh cái hố để đỡ bị nước xói lở.

Tuy nhiên, không hiểu từ bao giờ những câu chuyện về Miếu hai cô – thực chất là mộ của hai cô gái chết trẻ, được truyền miệng. Thậm chí vào những ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, người ta còn đến đây làm lễ rất đông. 

Nhắc đến Miếu hai cô, ông Được “đen” không quên nhắc đến những câu chuyện đầy chất bí ẩn được người dân ở bãi giữa và những người đi bơi kể lại. Là người trực tiếp chôn cất hai cô gái và xây mộ, ông Được "đen" hơn ai hết là người hiểu rõ nhất những câu chuyện này. Mời độc giả đón đọc kỳ tới.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!


Hoàng Lâm - Trọng Trinh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét