Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 706

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                      

                                              Tin tức  Đông Tây 24 giờ ngày 17/6/2017


                                                   truyền hình Let's Việt 18/6/2017

                                                       thời sự biển đông 17/6/2017

                                                                      tin quân sự

        Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo chính thức lên tiếng về công phu truyền điện, đáp trả Cao thủ Vịnh Xuân

Kì lạ ngay giữa Thủ đô, cả làng không ai gọi bố là “Bố”

Thứ Bảy, ngày 17/06/2017 19:07 PM (GMT+7)

Ngôi làng nhỏ ngay giữa Hà Nội, từ hàng ngàn năm nay, người dân không bao giờ gọi bố là “Bố” dù đó có là bố đẻ hay bố nuôi.

Kì lạ ngay giữa Thủ đô, cả làng không ai gọi bố là “Bố” - 1
Kiệu rước Bố Cái đại vương Phùng Hưng trong lễ hội của làng Triều Khúc được tổ chức từ 10-12 tháng Giêng Âm lịch hằng năm
Gọi bố là ba, cha hoặc thầy
Nằm ngay gần trung tâm của Thủ đô, làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những ngôi làng trong phố còn giữ được những nét mộc mạc xưa kia.
Vẫn còn đó những con đường đất mòn, ngõ nhỏ lát gạch; cổng nhà rêu phong cổ kính hay những ngôi nhà ngói mũi, bên trong vẫn trang hoàng hệt thời xa xưa…Trong làng, người dân sống với nhau gần gũi, theo lối “tình làng nghĩa xóm”.
Ở Triều Khúc, dân làng vẫn giữ được những tập tục từ xa xưa giống như bao làng quê Việt Nam khác. Tuy nhiên, có một tục đặc biệt mà có lẽ chỉ có ở Triều Khúc đó là tục không gọi bố là “Bố”.
Ông Triệu Đình Vạn (84 tuổi) – một vị cao niên trong làng Triều Khúc cho biết, tập tục không gọi bố là “Bố” đã có từ hơn 1.000 năm nay. Nó đã thành một thứ lệ làng, tuy không bắt buộc nhưng ai cũng nhất nhất làm theo.
“Mọi người có thể gọi bố là ba, cha hoặc là thầy chứ không ai gọi là bố. Ngày xưa, con cái hay gọi bố mẹ là thầy u nhưng bây giờ giới trẻ gọi là ba mẹ nhiều hơn”, ông Vạn nói.
Những đứa trẻ từ khi bi bô tập nói đã được huấn luyện gọi bố là ba. Tiếng ba trở nên gần gũi và thân thuộc với những đứa trẻ Triều Khúc trong cả tiếng nói lẫn từ viết.
Vì thế mới có chuyện, con gái của chị Triệu Thị Vân Ánh – cán bộ văn hóa xã Tân Triều đi học ở trường khác, trong bài văn của mình, cháu sử dụng ba mẹ thay vì sử dụng bố mẹ như các bạn khác.
“Cô giáo bảo con tôi là có tham khảo sách văn mẫu Nam Bộ, cần sửa hết ba thành bố khiến con không hiểu gì. Nhiều lúc con còn trêu nhà mình không có bố nên tôi phải giải thích cho con về tập tục của làng”, chị Vân Ánh chia sẻ.
Không chỉ người làng Triều Khúc mà ngay cả những người dân đến thuê nhà hoặc mua đất xây nhà ở đây, sau một thời gian khi biết đến thông lệ của làng cũng thay đổi cách gọi từ bố sang ba hoặc cha.
Anh Hoàng Minh (SN 1984, quê Thái Bình) cho biết: “Tôi đến Triều Khúc mua nhà sinh sống từ năm 2009. Biết được tục của làng không gọi bố là bố nên tôi đã dạy con gái tôi gọi tôi là ba. Tôi thấy gọi bố hay ba vẫn ý nghĩa như nhau. “Đất lề quê thói” nên mình cứ hòa đồng với mọi người”.
Kì lạ ngay giữa Thủ đô, cả làng không ai gọi bố là “Bố” - 2
Ông Triệu Đình Vạn cho biết, tục không gọi bố là “Bố” đã có ở Triều Khúc từ hơn 1.000 năm nay
Gọi “Bố” là phải tội với Thành hoàng làng
Thấy chúng tôi thắc mắc về tục lạ này, ông Triệu Đình Vạn giải thích: Làng Triều Khúc xưa kia là nơi Phùng Hưng đặt đại bản doanh để đánh thành Tống Bình.
Phùng Hưng đem quân tiến về Tống Bình, suốt dọc đường hành quân, dân chúng nô nức kéo nhau đón mừng nghĩa quân như đi hội. Nhiều người nhập đoàn quân, nên khi các đạo quân tiến sát chân thành Tống Bình thì Đô hộ phủ như một cù lao, giữa biển người mang binh khí trùng điệp.
Cao Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết. Đô quan Phùng Hưng kéo quân vào thành Tống Bình dựng nền tự chủ, trị nước.
Ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (728) Phùng Hưng lên ngôi vua và mất năm Mậu Thìn 788. Ngài mất khiến nhân dân cảm thấy như mất cha, mất mẹ. Thời xưa gọi Cha là Bố, Mẹ là Cái nên người dân tôn hiệu Phùng Hưng là: Bố Cái đại vương. Tiếp nối cha, con của Phùng Hưng là Phùng An lên ngôi trị vì đất nước.
Để tỏ lòng thành kính và biết ơn, dân làng Triều Khúc kiêng 4 chữ Hưng – tên Ngài, An – tên con trai Ngài, Bố - là Cha và Cái – là Mẹ.
 “Trong Ngọc phả của làng vẫn ghi rõ phải kiêng 4 chữ đó. Dân làng Triều Khúc tuyệt đối không đặt tên con hay gọi tên những chữ này vì như thế là phạm húy, phải tội với Thành hoàng làng. Người khác đến Triều Khúc chắc chắn sẽ biết đến tục này, còn thay đổi cách gọi hay không thì tùy họ, vì điều đó không ảnh hưởng gì”, ông Vạn nói.
Ông Vạn cho biết thêm, gia đình ông có cháu rể tên là Hưng, mỗi khi về nhà chơi gia đình phải gọi chệch đi là Hưởng để không phạm húy.
Hằng năm, từ ngày ngày 10-12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng Triều Khúc tại tưng bừng mở hội và rước kiệu Ngài quanh làng. Trong lễ hội, điệu múa “con đĩ đánh bồng” – nam giả nữ để múa trống được nhiều người quan tâm. Đó là điệu múa do Bố Cái đại vương sáng tạo ra để mua vui cho binh lính đi đánh giặc xưa kia.
Theo ông Vạn, hiện có 72 nơi thờ cúng Bố Cái đại vương Phùng Hưng. Có một số địa phương cũng kiêng gọi bố là “Bố” nhưng để kiêng tuyệt đối thì chỉ có người dân làng Triều Khúc. Đó không chỉ là một tục lệ của làng mà đó còn là một nét văn hóa rất đặc sắc mà không đâu trên thế giới có.
Chuyện lạ ở làng: Làng nuôi đẻ
Nhiều phụ nữ ở làng Nông Sơn "đắt sô" đến nỗi lịch đặt nuôi đẻ đã kín ngay từ đầu năm.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)

Cảnh sát Anh xác định không có dấu hiệu cố tình gây cháy chung cư

PV, Theo TTXVN 19:15 17/06/2017

Ngày 16/6, chỉ huy cảnh sát London cho biết, cảnh sát đã điều tra hình sự về vụ cháy tòa chung cư cao tầng Grenfell Tower và không có dấu hiệu nào cho thấy vụ cháy xuất phát từ hành vi cố ý.

Cảnh sát Anh xác định không có dấu hiệu cố tình gây cháy chung cư - Ảnh 1.
Hiện trường vụ hỏa hoạn. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chỉ huy cảnh sát London Stuart Cundy ngày 16/6 cho biết cảnh sát đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ cháy tòa chung cư cao tầng Grenfell Tower ở phía Tây thủ đô London (Anh), nhưng "không có dấu hiệu nào cho thấy vụ cháy xuất phát từ hành vi cố ý."
Tòa nhà gồm 120 căn hộ này được xây dựng từ năm 1974.
Theo các nhân chứng, đám cháy bùng phát vào khoảng 1 giờ sáng 14/6 (giờ địa phương) và lửa lan rất nhanh ở bức tường mặt ngoài của tòa nhà mới được sơn sửa lại. Điều này làm dấy lên nhiều nghi vấn đối với công ty xây dựng Rydon - đơn vị đã chịu trách nhiệm "tân trang" tòa nhà này hồi năm ngoái.
Nhiều người cho rằng nguyên nhân khiến đám cháy lan rộng chính là do lớp sơn phủ. Loại sơn này có lõi chất dẻo và tương tự như loại sơn được sử dụng cho các tòa nhà cao tầng ở Pháp, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Australia - cũng là những nơi từng xảy ra những vụ hỏa hoạn tương tự.
Theo báo Times, công ty sản xuất loại sơn này sau đó đã cải tiến sản phẩm bằng cách bổ sung thành phần chống bắt lửa và thế hệ sơn mới này có giá thành tăng không đáng kể so với mẫu sơn cũ.
Nhiều câu hỏi khác được đặt ra liên quan tới việc thiết kế tòa chung cư Grenfell Tower như trong tòa nhà này không có hệ thống phun nước tự động khi có hỏa hoạn xảy ra, hoặc hệ thống báo khói trung tâm để có thể báo động người dân về nguy cơ hỏa hoạn.
Việc sử dụng chất cách nhiệt và kết cấu sắt thép trong xây dựng tòa nhà này cũng được xem là một nghi vấn. Tuy nhiên, công ty xây dựng Rydon khẳng định việc thi công cải tạo tòa nhà này hồi năm ngoái "đạt mọi tiêu chuẩn về giám sát xây dựng, quy định phòng cháy, cũng như sức khỏe và sự an toàn cho cư dân."
Hai ngày sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn, lực lượng chức năng mới dập tắt hoàn toàn đám cháy. Chỉ huy cảnh sát Stuart Cundy cho biết ít nhất 30 người đã thiệt mạng trong vụ cháy và con số này được dự báo có thể sẽ còn tăng tới hơn 100 người.
Giới chức Anh xác nhận 78 người bị thương trong vụ cháy trong khi truyền thông đưa tin có tới hơn 70 người vẫn mất tích.
Người đứng đầu lực lượng cứu hỏa thành phố London, Dany Cotton cho biết lính cứu hỏa chưa thể tiếp cận toàn bộ tòa nhà để tìm các nạn nhân trong đám cháy do lo ngại kết cấu không bền vững của tòa nhà sau vụ cháy có thể nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Hiện mới chỉ có hai nạn nhân được nhận dạng, đó là Mohammed Alhajali - một sinh viên 23 tuổi người Syria và nữ nhiếp ảnh gia Khadija Saye, người vừa có vinh dự được giới thiệu tác phẩm tại triển lãm Venice Biennale (Italy).
Cảnh sát Anh cho biết việc nhận dạng các nạn nhân có thể mất một thời gian dài, và nhiều khả năng họ sẽ không thể nhận dạng toàn bộ các nạn nhân.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II cùng cháu trai là Hoàng tử William đã tới thăm các nạn nhân sống sót sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng.
Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã tới thị sát địa điểm xảy ra vụ cháy, tuy nhiên bà vẫn bị dư luận chỉ trích nặng nề do đã không trực tiếp gặp mặt các cư dân ở khu vực này.
Thủ tướng May thông báo Chính phủ Anh sẽ chi 5 triệu bảng (6,4 triệu USD) để hỗ trợ các công tác cứu trợ khẩn cấp cho người dân sống tại tòa nhà.
Hơn 1 triệu bảng (khoảng 1,27 triệu USD) khác cũng đã được người dân quyên góp để giúp các nạn nhân của vụ cháy, trong khi các tình nguyện viên và tổ chức từ thiện đã tìm nơi ở tạm và cung cấp lương thực cho những người bị mất nhà trong vụ cháy này.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng sẽ xem xét kế hoạch tái định cư cho người dân sống tại chung cư Grenfell Tower.

Chiến dịch tìm kiếm thủy thủ USS Fitzgerald sau vụ va chạm

  • 17 tháng 6 2017



Tàu chiến USS Fitzgerald hư hại và 7 thủy thủ mất tích

Chiến dịch tìm kiếm bảy thủy thủ Mỹ đang diễn ra ngoài khơi Nhật Bản sau khi tàu chiến USS Fitzgerald va chạm với một tàu chở hàng.
Máy bay, tàu và trực thăng của Nhật Bản và Hoa Kỳ được huy động nhưng cho tới nay vẫn chưa có tung tích của những thủy thủ này.
Ba người bị thương đã được chở đi cấp cứu bằng trực thăng, trong đó có sĩ quan chỉ huy tàu.
Mạn tàu chiến bị hư hỏng nặng sau va chạm, nhưng vẫn có thể trở về căn cứ ở Yokosuka với sự hỗ trợ của một tàu kéo khác.
Tàu chiến USS Fitzgerald va chạm với chiếc tàu chở container ACX Crystal khoảng 103 km về phía tây nam Yokosuka khoảng lúc 2 giờ 30 sáng theo giờ địa phương hôm thứ Bảy.
Tàu ACX Crystal mang cờ Philippines và nặng dưới 30 ngàn tấn, nặng hơn tàu USS Fitzgerald khoảng 3 lần.USS Fitzgerald is seriously damaged

Bản quyền hình ảnh STR/Getty Images
Image caption Chiến hạm USS Fitzgerald bị hư hỏng nặng một bên mạn tàu nhưng vẫn có thể di chuyển về căn cứ
Tàu ACX Crystal bị hư hại ít hơn tàu khu trục Hải quân Mỹ USS Fitzgerald.
Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Tàu ACX Crystal bị hư hại ít hơn tàu khu trục Hải quân Mỹ USS Fitzgerald.
Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC từ Tokyo nói vụ đụng tàu xảy ra tại khu vực rất nhiều tàu bè qua lại vì tàu ra vào vịnh Tokyo.
Tuy nhiên USS Fitzgerald là một trong những tàu chiến tân tiến nhất thế giới với các hệ thống radar rất tinh vi.
Thông tin hàng hải cho thấy dường như tàu chở hàng của Philippines đã đột ngột quay đầu khoảng 25 phút trước khi xảy ra vụ đụng độ. Không rõ vì sau tàu này muốn đổi hướng.
Tốc độ di chuyển của tàu ACX Crystal lúc xảy ra va chạm là 27km/h.Tàu ACX Crystal đã quay đầu trước khi xảy ra vụ đâm.

Bản quyền hình ảnh MARINETRAFFIC
Image caption Tàu ACX Crystal đã quay đầu trước khi xảy ra vụ đâm.
Vụ đụng tàu xảy ra tại khu vực rất nhiều tàu bè qua lại vì tàu ra vào vịnh Tokyo.
Image caption Vụ đụng tàu xảy ra tại khu vực rất nhiều tàu bè qua lại vì tàu ra vào vịnh Tokyo.

5 tỷ USD cho tuyến đường sắt từ TP.HCM về Cần Thơ

Thứ Bảy, 17/06/2017 11:05  | Thiện Thảo
|
(CAO) Tin vui đến với người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tuyến đường sắt cao tốc từ TP.HCM về TP.Cần Thơ được triển khai, thực hiện. Nhiều lãnh đạo vùng sông nước miền Tây vui mừng, dự án hoàn thành đánh thức tiềm năng vùng đất chín rồng.
TỪ TP.HCM VỀ CẦN THƠ CHỈ 45 PHÚT
Ngày 15-6, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp đề xuất tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ. Đến dự có lãnh đạo 6 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt đi qua và đại diện Tập đoàn Tài chính Canada MorFund… Kết thúcc cuộc họp, lãnh đạo địa phương thống nhất đề xuất tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ. Theo Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam, TP.HCM là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc miền Đông Nam bộ; TP.Cần Thơ là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng song Cửu Long, cửa ngõ của vùng Tây Nam bộ.

Tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM-Cần Thơ
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng đường sắt nối hai trung tâm kinh tế lớn phục vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng hết sức cần thiết. Dự báo của Đoàn Nghiên cứu JICA, đến năm 2030, khối lượng vận tải hành khách trên hành lang TP.HCM-Cần Thơ sẽ tang gấp 4,8 lần so với năm 2008, khối lượng vận tải hang hoá cũng sẽ tang 3 lần so với năm 2008.
Trước tính cấp bách trên, ngày 7-1-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 06/2002/QĐ-TTg quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từ đó, nhiều cơ quan chuyên ngành lập báo cáo dự án tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM-Cần Thơ. Đến ngày 6-11-2013, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản đồng ý cho Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam tiến hành nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên theo hình thức hợp đồng BOT (100% vốn đầu tư của nhà đầu tư không cần bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam). Theo đề xuất của Viện, điểm đầu vận tải hàng hoá: ga lập tàu hàng An Bình (thuộc xã An Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương), thuộc tuyến đường sắt Trảng Bom, Hoà Hưng. Điểm đầu vận tải hành khách tại ga Tân Kiên (thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Điểm cuối tại ga Cái Răng (thuộc phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ). Theo đó, chiều dài toàn tuyến dài 135,5 km. Đường sắt hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, khổ đường 1.435 mm, tốc độ tàu khách 200 km/h; tốc độ tàu hàng 150 km/h. Như vậy, từ TP.HCM-Cần Thơ chỉ mất 45 phút. Toàn tuyến có 11 ga đi qua 6 tỉnh, thành phố nối với điểm dừng chân của đường cao tốc. 11 ga được xây dựng thành 11 thành phố vệ tinh công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
ĐẦU TƯ 27 TRIỆU USD CHO MỖI KM
Trước tầm quan trọng của dự án, nhiều năm liền, UBND TP.HCM kêu gọi đầu tư. Dự án có tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD, tương đương 112.000 tỷ đồng, mỗi km có suất đầu tư 27 triệu USD, giá trị đầu tư xây dựng 2 cây cầu khoảng 700 triệu USD. Dự kiến cuối năm 2024, dự án vận hành thử hệ thống và đưa vào sử dụng. Theo tính toán của nhà đầu tư, với lượng hành khách và hàng hoá của vùng, trong 10 năm sẽ thu hồi vốn. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ phú hợp với quy hoạch và chiến lược giao thong vận tải nói chung và giao thông vận tải đường sắt nói riêng nhằm xây dựng phương thức vận tải khối lượng lớn, tốc độ cao nhằm chia sẻ nhu cầu bức bách.

Dự kiến thời gian từ TP.HCM đến Cần Thơ khoảng 45 phút
Ông Lư Thành Đồng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.Cần Thơ cho rằng, tại khu vực ga cuối trên địa bàn quận Cái Răng, TP.Cần Thơ có cảng Cái Cui. Nơi đây là cảng tổng hợp quốc gia đầu mối loại 1 mà TP.Cần Thơ đang triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Logistics cách cuối ga khoảng 1km về phía hạ lưu sông Hậu thì hết sức cần thiết, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá . Lãnh đạo các địa phương Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long… rục rịch các dự án du lịch tại các ga để xây dựng thành phố vệ tinh theo đề xuất. Tính hiệu mới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

TP.HCM: Hộ cá thể dọa “nghỉ làm” nếu ép chuyển thành doanh nghiệp

Thứ Bảy, ngày 17/06/2017 13:30 PM (GMT+7)
Sự kiện:

Kinh Doanh

Nhiều vướng mắc đang đặt ra những thách thức lớn cho TP.HCM trong quá trình thực hiện mục tiêu có 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020.

Chủ tịch TP lo lắng vì nhiều doanh nghiệp BĐS
Thời gian qua TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước hoàn thành con số trên, tuy nhiên những thống kê trong 6 tháng đầu năm 2017 cho thấy để đạt được con số này thì TP phải vượt qua rất nhiều trở ngại.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp về KTXH ngày 15/6, tính đến ngày 10/6 TP có 18.030 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 227.514 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 10,5% về số lượng doanh nghiệp và tăng 57,5% về vốn đăng ký).
Nhận định về con số này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tiếp tục tỏ ra lo lắng khi trong cơ cấu các doanh nghiệp mới có tới 40% là bất động sản, thương mại dịch vụ chỉ có 19%, còn xây dựng là 15%.
TP.HCM: Hộ cá thể dọa “nghỉ làm” nếu ép chuyển thành doanh nghiệp - 1
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong lo sẽ không đạt mục tiêu thành lập được 50.000 doanh nghiệp vào cuối năm.
Ông Phong cho rằng mình quan tâm nhất đến những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, bởi đây mới là ngành tạo ra giá trị để nâng quy mô của nền kinh tế.
“Điều này đặt ra vấn đề là chúng ta đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi để các nguồn lực trong dân tập trung vào lĩnh vực sản xuất, vào những ngành công nghệ, công nghiệp chủ yếu mà chúng ta đã xác định hay chưa? Hay là những chính sách, giải pháp của chúng ta lại tạo ra những doanh nghiệp không đúng với mục tiêu” – ông Phong nói.
Ngoài ra ông cũng tỏ ra băn khoăn rằng liệu trong 6 tháng cuối năm TP có thể thành lập thêm được 32.000 doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017 hay không.
Khi được mời phát biểu về vấn đề này, Chủ tịch UBND quận 1 Trần Thế Thuận thừa nhận đơn vị này đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.
Theo ông, trong 6 tháng đầu năm quận mới thành lập được hơn 1.000 doanh nghiệp so với mục tiêu khoảng 2.300 của cả năm. Dù quận đã thành lập 2 đoàn đi vận động nhưng có tới 40% số hộ kinh doanh tỏ ra băn khoăn, trong khi số còn lại không mặn mà đến việc chuyển đổi.
“Thậm chí có một gia đình kinh doanh bánh ngọt nổi tiếng của TP, nhưng khi nói chuyển sang doanh nghiệp thì họ từ chối. Họ nói nếu cho làm thì làm mà không cho làm thì thôi, không làm nữa, vì họ làm theo góc độ gia đình từ hệ thống sổ sách, rồi theo dõi, cập nhật…” – ông Thuận nói.
TP.HCM: Hộ cá thể dọa “nghỉ làm” nếu ép chuyển thành doanh nghiệp - 2
Một hộ kinh doanh cá thể tại quận 1
TP không đứng chờ để đạt con số
Trong buổi hợp báo ngay sau đó, các phóng viên tiếp tục đặt ra câu hỏi về vấn đề này với bà Trần Thị Bình Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư.
Trả lời câu hỏi, bà Minh giải thích rằng trong 6 tháng đầu năm đã có tới 2 tháng sát dịp Tết, và đó là thời gian người dân gần như không thành lập doanh nghiệp.
Bà cũng nhận định con số này sẽ tăng vào những tháng cuối năm nên mục tiêu 50.000 doanh nghiệp vào năm 2017 là khả thi.
“TP không đứng chờ để đạt được con số, mà đã có ban hành nhiều kế hoạch trong đó có nội dung đề nghị các sở ngành tiếp tục rà soát các chính sách để kiến nghị UBND bổ sung các điểm hỗ trợ, đồng thời cũng giao chỉ tiêu cho từng quận huyện để những nơi này có kế hoạch cụ thể” – bà Minh cho hay.
Trong khi đó Chánh văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan thì đánh giá rằng những giải pháp hiện nay là không đủ. Theo ông TP cần phải đưa ra những hỗ trợ cụ thể hơn để người dân thay đổi nhận thức, thấy được thành lập doanh nghiệp sẽ có lợi hơn so với đang làm hiện nay.
Theo thống kê, hoạt động doanh nghiệp thành lập mới phân theo ngành nghề kinh doanh chính như sau: Trong số 18.030 doanh nghiệp thì Kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 40%, với vốn đăng ký 90.971,1 tỷ đồng. Tiếp theo là Buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là chiếm 19,7% với vốn đăng ký 44.761,5 tỷ đồng. Xây dựng với vốn đăng ký 35.386,1 tỷ đồng chiếm 15,5%.
Tuy nhiên trong 5 tháng đầu năm cũng có 8.992 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, khóa mã số thuế tại Cục Thuế thành phố.
Theo Nguyễn Cường (Infonet)

Hơn 8.400 nhà dân ở Sài Gòn bị ảnh hưởng vì nâng đường

Tổng số tiền được đề nghị hỗ trợ cho hơn 8.400 trường hợp có nhà bị ảnh hưởng do nâng đường là 305 tỷ đồng.

Theo Sở Xây dựng TP HCM, hiện có hơn 8.400 hộ gia đình trên địa bàn có nhà bị ảnh hưởng bởi các dự án môi trường, nâng đường, nâng hẻm khiến nhà thấp hơn mặt đường thuộc các quận 6, 8, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức.
Trong tờ trình vừa gửi UBND thành phố, Sở Xây dựng đề xuất mức hỗ trợ cho các trường hợp có nhà bị ảnh hưởng do nâng đường uớc tính tổng nguồn ngân sách bỏ ra khoảng 305 tỷ đồng.
hon-8400-nha-dan-o-sai-gon-bi-anh-huong-vi-nang-duong
Nhiều nhà dân bị biến thành hầm sau khi mặt đường được nâng lên. Ảnh: Thành Nguyễn
Việc hỗ trợ các trường hợp này được thực hiện theo hai phương thức: hỗ trợ trực tiếp bằng tiền không hoàn lại, lấy từ nguồn kinh phí thực hiện dự án; hỗ trợ bằng cho vay vốn ưu đãi.
Cũng theo Sở Xây dựng, việc xây dựng quy định về mức hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng bới các dự án đầu tư nâng cấp đường giao thông là rất cần thiết. Hiện quy định hỗ trợ nói trên được xây dựng hoàn chỉnh để trình HĐND TP HCM quyết định trong thời gian tới.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng "nhà thấp hơn đường", Sở Xây dựng cho biết hiện vùng trung tâm thành phố gồm 13 quận nội thành có cao độ địa hình nhỏ hơn hoặc bằng 1,6 m, nhiều nơi thấp hơn 1,3 m. như các quận Bình Thạnh, 6, 8 và đây là những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng ngập do triều cường.
Trong khi đó, quy hoạch về cao độ xây dựng của TP HCM hiện nay tối thiểu phải từ 2 m trở lên nên các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đường, hẻm cũng theo cao độ này. Kết quả là sau khi nâng đường, nâng hẻm thì nhiều nhà dân nằm lọt thỏm dưới mặt đường, mưa lớn là nước chảy tràn vào nhà gây đảo lộn sinh hoạt.
Hữu Nguyên

Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 

17/06/2017 19:42 GMT+7
    TTO - Tháng 2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Ngày 5-6-1862, đại diện triều đình vua Tự Đức là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đã ký hòa ước với Pháp ngay ở Trường thi Gia Định.
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Một kỳ thi hương ở trường thi Gia Định - Tranh tư liệu
    Sau khi chiếm trọn Nam Kỳ, từ năm 1867, Pháp bắt đầu tiến hành xây dựng các công trình dân sinh trên đất Sài Gòn, nơi đặt đại bản doanh của quân đội Pháp, cũng là nơi đón những người từ Pháp và nhiều nước khác đến bỏ vốn đầu tư xây dựng thành phố Sài Gòn.
    Giếng và hồ chứa nước trên đất Trường thi Gia Định
    Bắt đầu từ năm 1880, Pháp đã xây dựng ngay trên vùng đất cao ráo của thành phố Sài Gòn hệ thống tháp nước, hồ nước và giếng nước để cung cấp nước cho cư dân thành phố.
    Khu tháp nước trung tâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, ngày nay vẫn còn nhìn thấy tại Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (tức Sawaco), tọa lạc tại số 1 Công Trường Quốc Tế, thuộc phường 6, quận 3.
    Đến năm 1896, dân số Sài Gòn tăng lên. Để đảm bảo cung cấp đủ nước tiêu dùng cho toàn thể dân cư của Sài Gòn lúc bấy giờ, Pháp đã đào khoảng 10 giếng, về sau tăng lên 20 giếng nằm thành hình tròn bao quanh tháp nước trung tâm.
    Trong các giếng đó, có một giếng nằm ngay trên vùng đất của trường thi Gia Định xưa, tức Nhà văn hóa Thanh niên nay. Giếng này có đường kính khoảng trên dưới 2m, sâu khoảng gần 20m. Thành giếng có đoạn xây gạch, có đoạn là ống bêtông cốt thép.
    Khi sinh hoạt ở Nhà văn hóa Thanh niên những năm đầu thập kỷ 1980, chúng tôi vẫn còn qua lại mỗi ngày trên những tấm ván đóng che miệng giếng này trong khuôn viên của Nhà văn hóa Thanh niên (hiện giếng vẫn còn bên dưới, phía trên là một quán ăn).
    Tài liệu lưu trữ của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết gần đáy giếng có trụ lọc bằng hợp chất cát và sỏi, cho nước thấm qua trụ lọc rồi chạy vào các ống ngang về giếng chính. Nước được khử trùng sơ bộ rồi bơm vào các hồ chứa, rồi bơm lên tháp nước để phân phối đến người dùng.
    Cũng theo tài liệu trên, bên cạnh giếng nước, khu vực trường thi Gia Định xưa còn có hai hồ chứa nước từ giếng bơm lên, mà nhiều người đoán định đó chính là hai sân rộng vẫn còn cho đến ngày nay trong khuôn viên Nhà văn hóa Thanh niên: sân 4A có cửa nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch và sân tennis có cửa nằm trên đường Hai Bà Trưng. Dung tích chứa nước của mỗi hồ này thời xưa là 4.000m3.
    Từ năm 1900, Pháp thành lập Công ty điện nước Đông Dương (Compagnie des Eaux et d’É lectricité De L’Indochine), viết tắt là CEE, quản lý và bảo trì hệ thống cấp nước và cấp điện toàn Đông Dương, bao gồm luôn cả thành phố Sài Gòn, trụ sở đóng tại vị trí nay là Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn tọa lạc số 1 Công Trường Quốc Tế, thuộc phường 6, quận 3.
    Cuối năm 1956, thời Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, khu vực xung quanh tháp nước trung tâm có đến 71 giếng khoan, nhưng chỉ có 36 giếng còn hoạt động tốt.
    Trước tình hình nước sạch ở Sài Gòn bắt đầu lâm vào cảnh khó khăn, Công ty Hydrotechnic Corporation của Mỹ đã thực hiện công trình sử dụng nước sông Đồng Nai, đưa vào sử dụng từ ngày 1-7-1966. Công dụng cấp nước của các giếng nước khu vực trường thi Gia Định xưa chấm dứt vai trò từ đây.
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Một đoạn cầu thang sắt xưa cả trăm năm đặt dưới hồ nước trong khuôn viên Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM hiện nay được đưa lên làm cầu tháng từ tầng trệt lên tầng 1 - Ảnh: M.C
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Nắp đậy hồ nước xưa trong khuôn viên Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM hiện vẫn còn, cạnh bãi giữ xe - Ảnh: M.C
    Trường thi Gia Định thành nơi sinh hoạt thể thao và thanh niên
    Ngay từ những ngày dưới thời Pháp thuộc, khu vực xung quanh giếng nước, các nơi trống trải còn lại của trường thi Gia Định xưa đã được người Pháp xây dựng một dãy nhà ở của công nhân ngành thủy cục và sử dụng làm câu lạc bộ thể dục thể thao, ban đầu dành riêng cho binh lính Pháp sinh hoạt, về sau mở rộng ra cho giới thanh niên.
    Từ năm 1956, dưới thời Ngô Đình Diệm, tổ chức Thanh niên Cộng hòa đã được thành lập làm lực lượng đối trọng với Đoàn thanh niên ở miền Bắc. Toàn bộ kiến trúc và các sân bãi liên quan của hoạt động thể dục thể thao thời Pháp đã được giao lại cho Thanh niên Cộng hòa tổ chức hoạt động.
    Con đường chạy ngay qua trước trụ sở Thanh niên Cộng hòa được đổi thành đường Duy Tân và tòa nhà chính của Thanh niên Cộng hòa được đánh số 4.
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Một nữ sinh viên Sài Gòn năm 1971 ở ngã tư Nguyễn Văn Chiêm - Phạm Ngọc Thạch hiện nay - Ảnh tư liệu
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Bảng kỷ niệm ghi nhận một thời sôi động của sinh viên - học sinh Sài Gòn trước 1975 - Ảnh: Hồ Tường
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Hội trường 1 Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM vốn là Ủy ban Thanh niên trước 1975 - Ảnh: Hồ Tường
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Nhà truyền thống Đoàn của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM hiện nay vốn là Ủy Ban Olympic trước 1975; lầu 1 nay là phòng học,  xưa vốn là văn phòng và hội trường của Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam - Ảnh Hồ Tường
    Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tòa nhà số 4 đường Duy Tân được bàn giao cho Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, với Chủ tịch đầu tiên là Nguyễn Hữu Thái, sinh viên Trường đại học Kiến trúc. Suốt thập niên 1960, phong trào sinh viên Sài Gòn rất mạnh mẽ đều xuất phát từ đây, gọi tắt là “số 4 Duy Tân”.
    Trong ba ngày 20, 21 và 22-8-1964, sinh viên, học sinh họp tại trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn ra tuyên cáo phản đối “Hiến chương Vũng Tàu” của tướng Nguyễn Khánh, lãnh đạo chính quyền Sài Gòn.
    Sự kiện này đã làm một nhóm người quá khích, thân chính quyền đã xô xát với sinh viên và đập phá trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, vốn là tòa nhà cổ kính được xây dựng dưới thời Pháp. Sau đó, chính quyền Sài Gòn buộc phải xây dựng lại một kiến trúc thay thế, do kiến trúc sư Trần Phi Hùng thiết kế, đền bù cho Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.
    Kiến trúc này hiện vẫn là tòa nhà chính của Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TP.HCM).
    Bên cạnh đó, những khu vực và kiến trúc còn lại xung quanh tòa nhà “số 4 Duy Tân” được giao lại cho Tổng nha Thanh niên, vốn là một cơ quan trong bộ máy chính quyền Sài Gòn phụ trách các hoạt động của giới thanh niên và các hoạt động thể dục thể thao.
    Cụ thể như tòa nhà mà nay gọi là Hội trường 1 của Nhà văn hóa Thanh niên, từ sau đảo chính năm 1963 cho đến ngày 30-4-1975 là trụ sở Ủy ban thanh niên.
    Nơi đây thường tổ chức các hoạt động liên quan đến thể dục thể thao và thanh niên. Chẳng hạn như năm 1969, tổng hội võ sư nghiên cứu và phổ biến võ học Việt Nam (gọi tắt là Tổng hội Võ học Việt Nam) đã tổ chức lễ kỷ niệm một năm thành lập tại tòa nhà và khu vực sân trước tòa nhà (nay gọi là sân 37 của Nhà văn hóa Thanh niên).
    (Bản thân tôi cũng từng tham gia biểu diễn võ thuật trong lễ kỷ niệm này, trên sân khấu của hội trường 1 ngày nay, với tiết mục biểu diễn là bài “Triệu tử quyền”. Lúc đó tôi mới 15 tuổi).
    Tòa nhà nay làm Nhà truyền thống Đoàn, nằm kế hội trường 1 của Nhà văn hóa Thanh niên, trước 30-4-1975 là trụ sở của Ủy ban quốc gia thế vận Olympic, thuộc Tổng nha Thanh niên.
    Trên lầu của ủy ban này là văn phòng và phòng họp của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam, một tổ chức tương đương với Liên đoàn Võ thuật Việt Nam trực thuộc Tổng cục Thể thao ngày nay.
    Còn Trung tâm hỗ trợ sinh viên cùng với quán giải khát nằm ở góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Hai Bà Trưng nay, vốn là trụ sở của Sở Thể dục thể thao đô thành Sài Gòn. Sân giữ xe, sân 4A và sân tennis ngày nay của Nhà văn hóa Thanh niên, trước năm 1975 đều là các sân chuyên dùng cho các hoạt động thể dục thể thao, như: tennis, bóng rổ, bóng chuyền…
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Một buổi thi lên đai của môn phái Karaté-do Shorin Ryu VN ở sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên, khu vực thuộc Trường thi Gia định xưa - Ảnh: M.C
    Ngày 30-4-1975, năm cánh quân của Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định đều tập trung về trụ sở số 4 đường Duy Tân. Từ đó, nơi đây được chọn làm Câu lạc bộ Thanh niên, sau nâng lên thành Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM cho đến nay.
    Từ Trường thi Gia Định đến Nhà văn hóa Thanh niên 
    Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM vốn nằm trong khu vực Trường thi Gia Định xưa - Ảnh: Hồ Tường
    TS. HỒ TƯỜNG

    Vụ hai vợ chồng chết ở Bình Phước: Chồng giết vợ rồi tự sát

    17/06/2017 19:11 GMT+7
      TTO - Chiều 17-6, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Phước cho hay, bước đầu xác định nguyên nhân tử vong của ông Huỳnh Văn Em và bà Nguyễn Thị Tú là do người chồng dùng dao đâm chết vợ rồi sau đó tự sát.
      Vụ hai vợ chồng chết ở Bình Phước: Chồng giết vợ rồi tự sát
      Hai vợ chồng ông Em bà Tú lúc còn sống - Ảnh: Internet
      Trên cơ sở khám nghiệm hiện trường, các vết thương trên cơ thể hai nạn nhân và qua thẩm vấn người thân và các đối tượng có liên quan, cơ quan điều tra xác định đây là vụ án mạng do mâu thuẫn tình cảm chứ không phải giết người cướp tài sản.
      Vụ án xuất phát từ việc ông Em và bà Tú cãi nhau dẫn đến ông Em sát hại vợ rồi tự sát.
      Một lãnh đạo Phòng tham mưu công an tỉnh Bình Phước
      Cũng theo cơ quan điều tra, sau khi án mạng xảy ra mọi tàì sản của gia đình vẫn còn nguyên, không bị dịch chuyển. Cơ quan điều tra cũng phát hiện tại hiện trường có dao, vật sắc nhọn, dây điện… trong căn nhà hai vợ chồng chết.
      Trước khi xảy ra vụ việc, tối 15-6, ông Huỳnh Văn Em có mời một số anh em thợ xây nhà nuôi yến cho mình nhậu. Sau khi tàn cuộc nhậu giữa ông Em và vợ lớn tiếng cãi nhau rất căng thẳng.
      Bà Tú lấy điện thoại gọi cho cha mình và một số người thân nhờ đến nhà giải quyết chuyện gia đình mình nhưng không ai đến.
      Sáng sớm 16-6, khi người thân bà Tú đến thì mới phát hiện vụ việc.
      Như đã thông tin, sáng 17-6, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Phước đã hoàn tất khám nghiệm, bàn giao thi thể cho gia đình lo hậu sự.
      BÙI LIÊM

      Công an xã bắn bị thương 3 thanh niên không đội mũ bảo hiểm?

      17/06/2017 17:57 GMT+7
        TTO - Có hay không việc hai công an viên của xã Ea Kao - TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk - trong lúc thi hành công vụ đã nổ súng bắn bị thương làm ba thanh niên bị thương vào khuya 16-6?
        Công an xã bắn bị thương 3 thanh niên không đội mũ bảo hiểm?
        Vết thương trên vùng lưng của anh Bùi Văn Lượng do bị đạn cao su găm trúng - Ảnh: Người dân cung cấp.
        Trao đổi với PV Tuổi Trẻ sáng 17-6, ông Trương Văn Huyến - trưởng Công an xã Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết đã yêu cầu ông Y Quý - phó Công an xã và ông Nguyễn Văn Đàn - công an viên của xã làm bản tường trình, nhận trách nhiệm về việc trong lúc thi hành công vụ đã nổ súng bắn bị thương làm ba thanh niên bị thương vào khuya 16-6.
        Chiều cùng ngày, người nhà của các thanh niên bị bắn cho hay công an TP Buôn Ma Thuột đã đến lấy lời khai những người liên quan để phục vụ điều tra.
        Hai công an xã liên quan trong vụ việc là ông Y Quý và ông Đàn được xác định là dùng súng có đạn cao su bắn vào nhóm thanh niên có hành vi thách thức, chửi bới trong lúc bị công an xã yêu cầu dừng xe do không đội mũ bảo hiểm lúc 22h tối 16-6.
        Xác nhận với PV Tuổi Trẻ, ông Quý và ông Đàn nói đúng là có việc đã bắn người. Người trực tiếp cầm súng bắn là ông Y Quý. Theo ông Quý và ông Đàn, tối 16-6 thực hiện nhiệm vụ phân công cả hai ông đi xe máy tuần tra trên các trục đường của xã.
        Lúc 20h thì xuất hiện một nhóm thanh niên gồm 12 người đi trên nhiều xe máy lạng lách, liên tục đánh võng và chạy qua trước trụ sở công an xã Ea Kao rồi nẹt pô gây ồn ào giống như thách thức. Lúc này trực ban có báo cho ông Quý và ông Đàn - đang trên đường tuần tra.
        Lúc tôi nhận thông tin thì dùng xe máy chạy theo nhóm thanh niên này và yêu cầu họ dừng lại nhưng họ không dừng mà tiếp tục nẹt pô xe ầm ĩ, rồi một số người còn quay lại chửi hai anh em tôi.
        Khi tới buôn Tơng Jú (xã Ea Kao) thì nhóm thanh niên này dàn hàng ngang, tôi bực quá rồi cầm súng bắn năm phát liên tiếp chứ không biết trúng ai cả.
        Ông Y Quý
        Chiều 17-6, những thanh niên bị trúng đạn cao su vẫn đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk trong tình trạng xây xát vùng da ngoài do bị đạn cao su bắn trúng.
        Anh Bùi Văn Lượng (thôn Cao Thắng, xã Ea Kao) - một trong những người bị bắn cho hay lúc 20h anh được một người khác chở xe máy từ trung tâm xã về nhà. Đi cùng anh còn có một số bạn bè khác, lúc này người chở anh không đội mũ bảo hiểm.
        Khi về gần đến nhà thì gặp một xe máy chạy ngược chiều, hai xe này ngay lập tức quay hướng truy đuổi anh và người đi cùng. Cả nhóm bỏ chạy nhưng được một đoạn thì nghe tiếng súng nổ, anh bị đạn cao su bắn vào người.
        Có tổng cộng ba người bị trúng đạn, sau đó được đưa lên bệnh viện. Khi bị bắn thì cả nhóm mới biết đó là hai công an xã.
        Trả lời PV Tuổi Trẻ về việc ông Quý và ông Đàn đi tuần tra có được lệnh của công an xã hay không, ông Trương Văn Huyến cho biết ông Đàn và ông Quý đi theo lịch trực của cơ quan và có nhận súng bắn đạn cao su làm công cụ hỗ trợ.
        “Sai tới đâu thì công an TP Buôn Ma Thuột sẽ làm rõ nhưng trước hết tôi khẳng định rằng việc nổ súng khiến người dân, mà cụ thể là mấy thanh niên này bị thương là đa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc này là sai rất rõ và chắc chắn sẽ bị xử lí nghiêm.
        Tuy nhiên theo như hai cán bộ trình bày và qua nắm tình hình thì tôi được biết nhóm thanh niên đi cùng nhau tối 16-6 rồi bị công an bắn là nhóm thường xuyên “quậy”, nhiều người chạy xe độ chế rồi lạng lách đánh võng làm náo loạn địa bàn.
        Anh em chúng tôi nhận được phàn nàn của người dân rất nhiều và thấy cũng bức xúc, nhưng để xử lý thì rất khó. Lúc anh Quý và anh Đàn nổ súng thì cũng vì ức chế quá, do bị chửi và cố tình thách thức.
        Nhưng dù sao thì mình là công an mà dùng biện pháp như vậy thì cũng sai. Chúng tôi đang cho tường trình và xử lý nghiêm” ông Huyến nói.
        THÁI BÁ DŨNG

        Người lao động lớn tuổi trước nguy cơ bị 'khuyến khích ra đi'

        17/06/2017 11:24 GMT+7
          TTO - Liên đoàn Lao động Đồng Nai đang có cảnh báo về việc tinh giản lao động lớn tuổi tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đông công nhân. 
          Người lao động lớn tuổi trước nguy cơ bị 'khuyến khích ra đi'
          Công nhân Lê Thị Liên sau giờ làm thường lượm vỏ chai bán kiếm thêm chút tiền mua rau. Nhà bà có bốn người đều làm công nhân ở TP.HCM. Việc một số doanh nghiệp khuyến khích công nhân lớn tuổi nghỉ việc rất có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống về sau của những người như bà - Ảnh: DUYÊN PHAN
          Việc này được cho là có thể gây ra những hệ lụy xấu chưa lường hết tới công nhân. Liên đoàn Lao động Đồng Nai cho biết một số công ty đã lên danh sách và khuyến khích công nhân làm việc trên 15 năm nghỉ việc trước tuổi.
          Để làm điều này, các công ty đưa ra một khoản hỗ trợ bằng tiền để “hấp dẫn” người lao động, gọi là “ổn định cuộc sống sau khi nghỉ việc”.
          Cụ thể, đối với những lao động làm việc đủ 15 năm sẽ được nhận 12 tháng lương thực lãnh (bao gồm cả lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác). Tiếp đó, cứ sau một năm làm việc lại được hưởng thêm 1 tháng lương.
          Với chính sách này, đã có hơn 1.200 công nhân của Công ty TNHH Changshin VN (huyện Vĩnh Cửu) và Công ty TNHH Pouchen VN (xã Hóa An, TP Biên Hòa) xin nghỉ việc để hưởng hỗ trợ.
          Bà Nguyễn Thị Sen (52 tuổi, ngụ xã Hóa An, TP Biên Hòa) - công nhân Công ty TNHH Pouchen VN - cho biết đầu năm 2017, công ty có khuyến khích công nhân làm từ 15 năm trở lên nghỉ việc với những đãi ngộ như trên.
          Công ty đã có thông báo đến gần 4.000 công nhân làm việc trên 15 năm ở công ty. Sau đó, có hơn 400 công nhân nghỉ việc.
          Theo bà Sen, do bà cũng có kế hoạch chuẩn bị nghỉ việc để lo cho gia đình nên khi công ty thông báo, bà đã nghỉ việc. Với 17 năm làm tại công ty, bà nhận được 14 tháng tiền lương.
          Tuy nhiên, dù công ty không ép buộc mà chỉ khuyến khích cùng những hỗ trợ nhất định, nhưng một số công nhân cho biết những công nhân trong diện “khuyến khích ra đi” nếu ở lại có thể bị chuyển công việc, bị làm khó.
          Trong khi đó, bà Hằng - công nhân Công ty TNHH Changshin VN - cho biết dù công ty có khuyến khích công nhân làm lâu năm (trên 15 năm) có thể nghỉ việc sớm, công ty sẽ hỗ trợ một số tiền nhưng do không muốn đổi công việc nên bà không nghỉ.
          Theo một lãnh đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm Đông Nam Bộ, về luật, việc các công ty lớn tinh giản lao động - mà cụ thể là việc khuyến khích những lao động có thâm niên trên 15 năm nghỉ việc có kèm hỗ trợ - là không sai.
          Mục đích chính của các công ty này là để giảm chi phí về lương bổng, phí bảo hiểm xã hội, tăng năng suất lao động.
          Tuy nhiên, theo vị này, công nhân cần thận trọng hơn trong quyết định nghỉ việc. Bởi những lao động lớn tuổi ngoài việc lương bổng thấp còn đối mặt với việc không thể xin được việc làm mới, có nhiều bất lợi khi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

          Người hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến
          Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm Đông Nam Bộ, từ đầu năm 2017 đến nay số người đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến.
          Cụ thể, trong năm tháng đầu năm 2017 đã có 17.877 người đến trung tâm nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 24,98% so với cùng kỳ năm 2016 (14.304 người); riêng trong tháng 5 có 5.150 người đến đăng ký làm bảo hiểm thất nghiệp.
          Trong đó, 13.985 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng với tổng số tiền trên 226 tỉ đồng (tăng 63,18% so với cùng kỳ 2016).
          A LỘC

          'Sung công' tảng đá bán quý khổng lồ ở Lâm Đồng

          Chủ Nhật, ngày 18/06/2017 00:30 AM (GMT+7)

          Tỉnh Lâm Đồng đã quyết định giao tảng đá bán quý nặng 20 tấn (mà ban ngành chức năng đã tịch thu trong năm 2016) cho khu dự trữ sinh quyển thế gi

          .

          'Sung công' tảng đá bán quý khổng lồ ở Lâm Đồng - 1
          Tảng đá quý nặng 20 tấn
          Ngày 17/6, lãnh đạo UBND xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) cho biết các cơ quan chức năng đang hoàn tất thủ tục để bàn giao tảng đá bán quý canxedon cho khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
          Như vậy tảng đá này không được bán đấu giá như cơ quan chức năng đã loan tin trước đó.
          'Sung công' tảng đá bán quý khổng lồ ở Lâm Đồng - 2
          Đường vân bên trong tảng đá canxedon
          Như Báo Tiền Phong đã đưa tin, vào cuối tháng 9/2016 khi đang làm rẫy, anh K’Cường (trú tại thôn 3, xã Lộc Tân) phát hiện tảng đá lớn có chiều dài 4 m, rộng 2,5 m, cao 1,3m, nặng khoảng 20 tấn, có màu sắc sặc sỡ.
          Một người ở cùng xã là ông Phạm Văn Chính đã tìm đến thỏa thuận mua với giá 100 triệu đồng; thuê xe cơ giới đào, cẩu tảng đá lên khỏi lòng đất rồi cho xe chở về nhà. Tuy nhiên chính quyền địa phương đã lập biên bản thu giữ tảng đá trên đường vận chuyển.
          Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đã lấy mẫu gửi đi TPHCM kiểm nghiệm, xác định đây là là đá canxedon, một loại đá bán quý.
          Ngành chức năng đã đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng đưa tảng đá về khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang chứ không tổ chức bán đấu giá như những thông tin trước đó.
          Theo Kim Anh (Tiền phong)

          Ông Tây hò hét, chặn xe máy leo vỉa hè Sài Gòn


          Một ông Tây đứng suốt 4 giờ, ngăn không cho người dân chạy xe máy lên vỉa hè ở trung tâm Sài Gòn.


          Ông Tây chặn xe máy leo vỉa hè quận 1 Ông Tây đứng cả buổi sáng ngăn không cho người dân chạy xe máy lên vỉa hè quận 1.
          Sáng 17/6, một đoạn clip ghi lại cảnh một ông Tây hò hét, ngăn dòng xe máy chạy lên vỉa hè gần ngã 6 Phù Đổng Thiên Vương (phường Bến Thành, quận 1). Clip nhanh chóng được hơn 8.000 lượt chia sẻ và hơn 2.000 bình luận.
          Chiều 17/6, Zing.vn quay lại địa điểm trên nhưng không thấy ông Tây này đứng chặn xe. Một số người dân nơi đây cho biết người này đã đi từ trưa.
          Ong Tay ho het, chan xe may leo via he Sai Gon hinh anh 1
          Ông Tây đứng chặn xe trên vỉa hè. Ảnh: Cắt từ clip.
          Theo ông Phạm Quốc Tuấn (41 tuổi, làm bảo vệ), sáng cùng ngày, ông Tây vào cửa hàng tiện lợi mua vài hộp sữa chua. Thấy nhiều người chạy xe máy lên vỉa hè nên người đàn ông này quyết định đứng chặn, không cho xe máy chạy qua.
          Một số người làm theo ý ông Tây, chạy xe máy xuống lòng đường, một số khác vẫn vượt qua, tông thẳng vào ông Tây.
          “Ông Tây đứng chắn trên vỉa hè, không cho ai chạy qua. Nhiều người tông thẳng vào ông Tây khiến sự việc trở lên căng thẳng. Do 2 bên nhiều lần muốn đánh nhau khiến người dân nơi đây phải vào can ngăn", ông Tuấn nói và cho biết ông Tây đứng chắn từ lúc 8h đến 11h30 thì rời đi.
          Một bảo vệ gần đó kể, người dân thường xuyên chạy xe lên vỉa hè ở khu vực này. Đôi khi họ còn tông phải người đi bộ.
          Ong Tay ho het, chan xe may leo via he Sai Gon hinh anh 2
          Người dân chạy vô tư chạy xe máy lên vỉa hè. Ảnh: Lê Trai.
          Theo ghi nhận của Zing.vn, chỉ trong vòng 30 phút, có hơn 20 người chạy xe máy lên vỉa hè. Nhiều người vô tư chen lấn cả khách du lịch và người đi bộ để vượt qua.
          Trước đó, ngày 16/2, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, xuống đường chỉ đạo xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn quận 1. Suốt 2 tháng sau đó, ông Đoàn Ngọc Hải đã cương quyết xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè trái phép, đậu xe trên vỉa hè, lái xe máy lên lề.
          Cuối tháng 3, ông Hải tạm dừng xuống đường, giao nhiệm vụ xử lý vỉa hè cho chủ tịch các phường. Từ đó tình trạng lấn chiếm tái xuất hiện ở nhiều tuyến đường quận 1.
          Cách đây 3 ngày, ông Trần Thế Thuận, Chủ tịch UBND quận 1, cho biết sẽ thành lập 2 tổ kiểm tra công vụ công tác thực hiện dẹp vỉa hè của 10 phường trên địa bàn.
          Ong Tay ho het, chan xe may leo via he Sai Gon hinh anh 3
          Vị trí gần nơi ông Tây chặn xe lên vỉa hè. Ảnh: Google Maps.

          Ông Đoàn Ngọc Hải sẽ trở lại dọn dẹp vỉa hè

          UBND quận 1 sẽ thành lập 2 tổ kiểm tra công vụ công tác thực hiện dẹp vỉa hè của 10 phường trên địa bàn.
          Lê Trai

          Pháp sư Peru 'làm phép' cầu Mỹ - Triều Tiên hoà thuận

          Các pháp sư Peru thực hiện nghi lễ mong muốn mang lại sự hoà giải cho Mỹ và Triều Tiên trong bối cảnh hai nước đang căng thẳng.

          Một nhóm 4 pháp sư Peru đầu tuần này tập trung tại thủ đô Lima để thực hiện một nghi lễ đặc biệt nhằm giúp Mỹ và Triều Tiên xua tan căng thẳng trong mối quan hệ hiện nay, theo RT.
          Trong nghi lễ này, các pháp sư rải lá trên những bức chân dung của Tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và thổi khói vào các bức ảnh để mang lại năng lượng tích cực cho hai lãnh đạo.
          Ngoài ra, 4 pháp sư cũng niệm thần chú, sử dụng nhạc cụ để cầu cho Washington và Bình Nhưỡng chấm dứt đấu khẩu, khởi động các cuộc đàm phán về hòa bình.
          "Chúng tôi đến để thực hiện nghi lễ đặc biệt cho hòa bình giữa Mỹ và Triều Tiên vì họ đang sử dụng các vũ khí hiện đại nhất, nhưng trên hết là kêu gọi thế giới hòa bình để không còn xung đột, chiến tranh, tàn phá và tàn sát", pháp sư Juan Osco tuyên bố.
          Triều Tiên đã thực hiện nhiều vụ phóng thử tên lửa trong năm nay với mục tiêu phát triển các vũ khí có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ "không để điều này xảy ra" và không loại trừ lựa chọn nào khi đối phó Triều Tiên, bao gồm cả biện pháp quân sự.
          Nguyễn Hoàng

          Lính Afghanistan xả súng vào quân đội nước ngoài

          • 9 giờ trước


          Bản quyền hình ảnh WAKIL KOHSAR/Getty Images
          Image caption Quân đoàn 209 đặt căn cứ ở Bắc Afghanistan
          Một lính người Afghanistan tấn công quân đội nước ngoài hôm thứ Bảy 17/06 khiến nhiều lính Mỹ bị thương.
          Vụ tấn công xảy ra tại căn cứ quân sự ở phía Bắc Afghanistan, một quan chức xác nhận với BBC.
          Phát ngôn viên của chỉ huy quân đội Hoa Kỳ, đóng tại thủ đô Kabul đã bác bỏ thông tin trước đó cho rằng một lính Mỹ đã thiệt mạng, nhưng xác nhận một số lượng chưa xác định đã bị thương khi người lính Afghanistan xả súng vào trại Shaheen.
          Chiến dịch Resolute Support do Nato dẫn dắt cũng cho biết một lính người Afghanistan đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong vụ việc xảy ra vào khoảng 1400 giờ địa phương.
          A map showing where Mazar-e Sharif is in Afghanistan
          Khu trại đặt tại thành phố Mazar-i-Shariff, là căn cứ của Quân đoàn 209.
          Kabul: nổ bom ở đám tang, 4 người chết
          Đánh bom tại Kabul: Ít nhất 80 người thiệt mạng
          Philippines: Tay súng ngoại quốc về 'đất mới' của IS
          Một lính người Afghanistan tấn công quân đội nước ngoài tại một căn cứ quân sự khiến nhiều lính Mỹ bị thương.
          Vụ tấn công xảy ra tại căn cứ quân sự ở phía Bắc Afghanistan hôm thứ Bảy 17/06, một quan chức xác nhận với BBC.
          Một phát ngôn viên của chỉ huy quân đội Hoa Kỳ, đóng tại thủ đô Kabul đã bác bỏ thông tin trước đó cho rằng một lính Mỹ đã thiệt mạng, nhưng xác nhận số lượng chưa xác định đã bị thương khi người lính Afghanistan xả súng vào trại Shaheen.
          Chiến dịch Resolute Support do Nato dẫn dắt cũng cho biết một lính người Afghanistan đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong vụ việc xảy ra vào khoảng 1400 giờ địa phương.

          Khu trại đặt tại thành phố Mazar-i-Shariff, là căn cứ của Quân đoàn 209.
          Vụ tấn công xảy ra một tuần sau khi một lính biệt kích người Afghanistan bắn chết ba lính đặc nhiệm Mỹ ở phía Đông nước này. Taliban tuyên bố đứng sau vụ tấn công.
          Taliban cũng nhận trách nhiệm vụ tấn công ở Mazar-e-Sharif hồi tháng Tư, khi hơn 100 quân Afghan bị giết hại và bị thương tại căn cứ.
          Quân đội cho biết phiến quân nhắm vào những người đã rời khỏi buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại đền thờ Hồi giáo của căn cứ và những người khác bị tấn công tại nhà ăn.

          Hà Nội sẽ rà soát thu hồi xe cũ nát tiến đến cấm xe máy hoạt động


          Sở GTVT Hà Nội cho rằng giải pháp hạn chế xe máy là thu hồi xe máy quá niên hạn /// Ảnh TN

          Sở GTVT Hà Nội cho rằng giải pháp hạn chế xe máy là thu hồi xe máy quá niên hạnẢnh TN
          Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết từ nay đến năm 2020 Hà Nội sẽ rà soát thu hồi lại các xe máy cũ nát quá niên hạn.
          Dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về tăng cường quản lý phương tiện nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030 đang được đưa ra lấy ý kiến tại Mặt trận tổ quốc TP. Dự kiến sẽ được đưa ra xem xét tại kỳ họp HĐND thành phố vào tháng 7 tới.
          Góp ý cho dự thảo, Chủ tịch Hội luật gia Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến đề nghị làm rõ căn cứ pháp lý để Hà Nội cấm lưu hành xe máy cũ nát và đưa ra lộ trình đến năm 2030 cấm xe máy hoạt động, tại khu vực các quận nội thành.

          Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, từ năm 2015 đến nay đơn vị này được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án. Hiện thành phố đang đưa nghị định ra lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân.
          Căn cứ pháp lý để thu hồi xe máy cũ là quyết định 49/2011 của Thủ tướng đã nêu rõ lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy. Đây là căn cứ để thu hồi xe máy cũ, không đảm bảo điều kiện hoạt động. Từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ tiến hành rà soát xe máy cũ, sau đó đề xuất với Bộ GTVT về nội dung này.
          Dự thảo nghị quyết về hạn chế phương tiện của Hà Nội đưa ra 6 giải pháp (gồm cả biện pháp hành chính và kinh tế) để quản lý chất lượng và số lượng phương tiện giao thông theo lộ trình từ nay đến 2030. Trong đó, Hà Nội sẽ đưa quy định tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy, cấm các loại xe cũ nát hoạt động, đặc biệt là lên lộ trình sẽ cấm xe máy trong nội đô vào năm 2030, lập đề án thu phí với ô tô vào một số tuyến phố nội đô.
          Dự thảo đang gặp phải nhiều ý kiến phản ứng của các chuyên gia và chính người dân. Nhiều ý kiến cho rằng cấm xe máy là chưa phù hợp khi giao thông công cộng chưa phát triển đáp ứng đủ nhu cầu đi lại. 
          Mai Hà

          Rủ nhau tắm biển, 3 nữ sinh Đắk Lắk đội ơn người dân Phú Yên cứu khỏi đuối nước

          Luna |
          Rủ nhau tắm biển, 3 nữ sinh Đắk Lắk đội ơn người dân Phú Yên cứu khỏi đuối nước

          Nhận thấy tình huống nguy hiểm, người dân Phú Yên đã cùng nhau cứu giúp 3 nữ sinh thoát cảnh đuối nước.

          Kỳ nghỉ Hè tới, đồng nghĩa với việc nhu cầu được đi bơi, tắm biển, du lịch của người dân tăng cao. Nhưng kéo theo đó cũng có những hệ luỵ đi kèm và đuối nước vẫn là vấn đề muôn thuở được nhắc tới rất nhiều trong thời gian qua.
          Mới đây nhất, hình ảnh về 3 nữ sinh đi tắm biển được người dân tại Phú Yên cứu giúp đã nhận được rất nhiều sự quan tâm.
          Qua chia sẻ của người đăng tải thông tin cho biết, nhận thấy 3 cô gái bị trôi dạt ra phía vùng nước sâu rất nguy hiểm. Người dân sống tại khu vực gần đó đã ngay lập tức lao xuống biển cứu giúp 3 cô gái trẻ này. Họ lên bờ trong trạng thái bất tỉnh và tinh thần có những dấu hiệu bất ổn.
          Nhưng dù sao, cả 3 cô gái này đều không phải đón nhận hậu quả đáng buồn nhất. Cũng theo nguồn tin từ người đăng tải, cả 3 nữ sinh này đều là người Đắk Lắk và tới Phú Yên để tắm biển.
          3 nữ sinh Đắk Lắk được người dân Phú Yên cứu thoát khỏi cảnh đuối nước
          Trước đó, vụ việc cháu bé bị đuối nước trong bể bơi - nơi có rất nhiều cũng đang có mặt, đã thu hút được sự quan tâm lớn của mạng xã hội, cảnh báo mọi người về sự cẩn trọng mỗi khi đi bơi.
          Cậu bé bị đuối nước giữa hàng trăm người mà không ai hay biết.

          125 câu hỏi lý thuyết luyện thi THPT quốc gia 2017 môn Vật lý

          Thầy giáo Ngô Minh Sơn - Giáo viên đến từ CLB luyện thi Long Biên (Hà Nội) đã đưa ra bộ 125 câu hỏi ôn tập lý thuyết môn Vật lý thi THPT quốc gia năm 2017 để các em thí sinh tham khảo.
          125 cau hoi ly thuyet luyen thi thpt quoc gia 2017 mon vat ly Thí sinh lớp 12 Hải Dương, Thanh Hóa thử sức với đề thi thử THPT môn Vật lý
          125 cau hoi ly thuyet luyen thi thpt quoc gia 2017 mon vat ly Thi tốt nghiệp THPT: Đáp án chi tiết đề Vật lý 12 trường Trần Hưng Đạo
          125 cau hoi ly thuyet luyen thi thpt quoc gia 2017 mon vat ly Thi tốt nghiệp THPT: Đáp án chi tiết đề Vật lý 12 trường Ngô Gia Tự
          125 cau hoi ly thuyet luyen thi thpt quoc gia 2017 mon vat ly Đáp án chi tiết đề thi môn Vật lý Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
          Chỉ còn đúng một tuần nữa, các em thí sinh lớp 12 sẽ chính thức bước vào kì thi THPT quốc gia năm 2017. Nằm trong tổ hợp bài thi Khoa học tự nhiên cùng với Hóa học và Sinh học, phân môn Vật lý được rất nhiều thí sinh quan tâm.
          125 cau hoi ly thuyet luyen thi thpt quoc gia 2017 mon vat ly
          Thầy giáo Ngô Minh Sơn - Giáo viên đến từ CLB luyện thi Long Biên (Hà Nội). Ảnh: NVCC.
          Thầy giáo Ngô Minh Sơn - Giáo viên đến từ CLB luyện thi Long Biên (Hà Nội) đã đưa ra bộ 125 câu hỏi ôn tập lý thuyết môn Vật lý thi THPT quốc gia năm 2017.
          Các em thí sinh và quý độc giả có thể click vào link dưới đây để tham khảo bộ 125 câu hỏi luyện thi lý thuyết môn Vật lý:
          Bộ 125 câu hỏi luyên thi lý thuyết môn Vật lý thi THPT quốc gia 2017
          Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 22 - 24/6.
          Trước đó, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, năm nay là năm đầu tiên Bộ công bố các đề thi minh họa, thử nghiệm. Các bộ đề thi này nhằm giúp cho cả giáo viên và học sinh hình dung được dạng thức cũng như mức độ của đề chính thức trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
          Đề thi có nội dung trong chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12, tiếp tục theo hướng đánh giá năng lực người học như tăng cường vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
          Đề thi đảm bảo phân hoá kết quả để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Trong mỗi đề thi của các môn thành phần và bài thi độc lập, câu hỏi sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh làm bài.
          Các thí sinh có thể chủ động tìm hiểu rõ về lịch thi THPT quốc gia năm 2017 theo bảng dưới đây:
          125 cau hoi ly thuyet luyen thi thpt quoc gia 2017 mon vat ly
          Lịch thi THPT quốc gia năm 2017.
          125 cau hoi ly thuyet luyen thi thpt quoc gia 2017 mon vat ly Thi THPT: Để không bị 'mất điểm oan' môn GDCD, thí sinh cần nhớ những điều này Cùng nghe cô giáo Phan Vũ Diễm Hằng - Giáo viên môn GDCD Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ bí quyết để các ...
          Đình Tuệ
          Theo Đời sống & Pháp lý

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét